You are on page 1of 56

1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I


MÔN: NGỮ VĂN 9
A. VĂN HỌC
I. Văn bản nhật dụng
1. Các tác phẩm: Phong cách Hồ Chí Minh; Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
2. Lập bảng thống kê các văn bản nhật dụng đã học theo các mục sau:
- Vài nét về tiểu sử tác giả, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, kiểu văn bản, phương thức biểu đạt, vấn
đề nhật dụng, chủ đề, giải nghĩa từ.
- Nội dung chính và nét nghệ thuật đặc sắc.
3. Yêu cầu chung:
- Phân tích các chi tiết, hình ảnh liên quan đến văn bản.
- Từ các văn bản nhật dụng đã học, có thể khái quát một số vấn đề chung: chủ đề, so sánh
các tác phẩm cùng đề tài, vấn đề NLXH có liên quan tới tác phẩm…
II. Văn bản truyện trung đại
1. Các tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ, Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi
thứ mười bốn) - Ngô gia văn phái, Chị em Thúy Kiều và Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích “Truyện
Kiều”) - Nguyễn Du.
2. Lập bảng thống kê các văn bản truyện trung đại theo các mục sau:
- Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ/ vị trí đoạn trích, chủ đề, thể loại, nhan đề, ngôi kể và tác
dụng của ngôi kể.
- Nội dung chính và nét nghệ thuật đặc sắc.
3. Yêu cầu chung:
- Học thuộc lòng các đoạn trích: Chị em Thúy Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Lục Vân Tiên cứu
Kiều Nguyệt Nga.
- Phân tích các chi tiết, hình ảnh liên quan đến văn bản.
- Phân tích các nhân vật: Vũ Nương, Trương Sinh, vua Quang Trung, quân tướng nhà Thanh và
vua tôi Lê Chiêu Thống, nhân vật Thúy Vân, nhân vật Thúy Kiều, (Phân tích nhân vật qua đoạn
văn/đoạn trích cho sẵn hoặc phân tích nhân vật trong tác phẩm).
- Từ các văn bản truyện trung đại đã học, có thể khái quát một số vấn đề chung: đề tài, so sánh các
tác phẩm cùng đề tài, vấn đề NLXH có liên quan tới tác phẩm…
III. Văn bản thơ hiện đại
1. Các tác phẩm: Đồng chí (Chính Hữu); Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật);
Ánh trăng (Nguyễn Duy); Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận); Bếp lửa (Bằng Việt).
2. Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại đã học theo các mục sau:
- Tên tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, thể loại, chủ đề, nhan đề, mạch cảm xúc
- Đặc sắc về nội dung - nghệ thuật.
3. Yêu cầu chung:
- Học thuộc lòng các bài thơ hiện đại đã học.
- Nắm được nội dung cơ bản của các khổ thơ. Từ đó, có thể xác định các đoạn thơ và ý chính của
từng đoạn.
+ Phân tích, trình bày cảm nhận về tác phẩm thơ hiện đại đã học.
+ Từ các tác phẩm thơ hiện đại đã học, có thể khái quát một số vấn đề chung: đề tài, so sánh các
tác phẩm cùng đề tài, vấn đề NLXH có liên quan tới tác phẩm…
IV. Văn bản truyện hiện đại Việt Nam
1. Các tác phẩm: Làng (Kim Lân); Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng).
2. Lập bảng thống kê các tác phẩm truyện hiện đại đã học theo các mục sau:
- Tên tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, thể loại, chủ đề, nhan đề, ngôi kể và tác dụng
của ngôi kể, tình huống truyện và tác dụng của tình huống truyện.
2

- Đặc sắc về nội dung - nghệ thuật.


3. Yêu cầu chung:
- Đọc mỗi văn bản truyện 5 lần.
- Nắm được nội dung cơ bản của các văn bản truyện hiện đại Việt Nam.
+ Phân tích, trình bày cảm nhận về nhân vật trong truyện hoặc nhân vật trong đoạn trích.
+ Từ các tác phẩm truyện hiện đại đã học, có thể khái quát một số vấn đề chung: đề tài, so
sánh các tác phẩm cùng đề tài, vấn đề NLXH có liên quan tới tác phẩm…
* Lưu ý: Có cả ngữ liệu ngoài chương trình.
B. TIẾNG VIỆT
* Yêu cầu: Nắm được kiến thức cơ bản của các đơn vị kiến thức tiếng Việt đã học và các kiến
thức TV sau:
1. Các phương châm hội thoại.
2. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.
3. Sự phát triển của từ vựng.
4. Thuật ngữ.
3. Tổng kết về từ vựng (không ôn tập nội dung đã được giảm tải).
C. TẬP LÀM VĂN
* Yêu cầu: Nắm được kiến thức cơ bản đã học:
- Viết đoạn văn nghị luận văn học
- Viết đoạn văn nghị luận xã hội
D. MỘT SỐ BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1: Trong một sáng tác của mình, nhà thơ Huy Cận có viết:
“Câu hát căng buồm với gió khơi”
1. Hãy chép những câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ. Cho biết khổ thơ vừa chép nằm
trong bài thơ nào, nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai
theo trình tự nào?
2. Chỉ ra và nói rõ tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ:
“Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”.
3. Trong bài thơ này, tác giả đã dùng từ ngữ giàu sức tạo hình để miêu tả đôi tay của người dân
chài vùng mỏ Quảng Ninh. Ghi lại câu thơ có sử dụng từ ngữ đó. Cho biết câu thơ giúp em hiểu
thêm vẻ đẹp nào của người lao động?
4. Em hãy viết một đoạn văn có độ dài khoảng 12 câu theo cách quy nạp phân tích khổ thơ vừa
chép để thấy được cảnh đoàn cá trở về trong buổi bình minh. Trong đoạn văn có sử dụng một câu
nghi bị động và một lời dẫn gián tiếp (Gạch chân và chú thích rõ).
Bài 2: Trong văn bản “Bếp lửa” của Bằng Việt, có đoạn:
“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
“ Bố ở chiến khu bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
(SGK Ngữ văn 9, tập 1. NXB Giáo dục Việt Nam 2018)
1. Bài thơ “Bếp lửa” ra đời trong hoàn cảnh nào? Kể tên một bài thơ có hoàn cảnh sáng tác tương tự. Nói rõ
tên tác giả và tên bài thơ đó.
2. Nêu công dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong khổ thơ trên.
3

3. Trong lời bà dặn cháu có một phương châm hội thoại bị vi phạm. Cho biết đó là phương châm
hội thoại nào? Việc vi phạm phương châm hội thoại đó đã cho người đọc cảm nhận được phẩm
chất đáng quý nào ở bà?
4. Từ kí ức về tuổi thơ bên bà, tác giả bài thơ “Bếp lửa” đã có những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời bà.
Bằng một đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch (khoảng 12 câu), làm rõ cảm nhận của em về những suy
ngẫm đó trong bài thơ. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một thán từ (Gạch chân và chú thích
rõ).
Bài 3: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một thi phẩm đặc sắc viết về người lính của thơ ca
thời kì kháng chiến chống Mĩ.
1. Bài thơ là sáng tác của ai? Ghi lại năm sáng tác của tác phẩm.
2. Chỉ ra một từ tượng thanh và nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ tượng thanh đó trong
hai câu thơ sau:
“Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.”
3. Bài thơ khép lại bằng những câu thơ:
“ Không có kính rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
Bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp để làm rõ hình ảnh những
chiếc xe không kính và vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn được thể hiện trong khổ thơ trên. Trong
đoạn văn có sử dụng một câu bị động. (Gạch chân và chú thích rõ).
Bài 4: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“ Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng Chánh Bệu thì đích là người làng
không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm
gì? Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? Ai người ta
chứa. Ai người ta buôn bán mấy?”
(Trích Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
1. Đoạn trích thuộc tác phẩm nào? Của ai?
2. Chỉ ra và giải thích ý nghĩa của một thành ngữ có trong đoạn trích ?
3. Theo em, hình thức diễn đạt trong đoạn trích là đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Vì
sao?
4. Bằng một đoạn văn 12 câu theo phép lập luận diễn dịch, hãy phân tích tâm trạng của nhân vật ông Hai thể
hiện trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp và một câu phủ định. (Gạch chân
và chú thích rõ).
5. Kể tên một văn bản trong chương trình Ngữ văn lớp 9 được ra đời cùng năm với tác phẩm chứa đoạn
trích trên. Ghi rõ tên tác giả.
Bài 5: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm
chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình,
tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc
động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ.”
(Trích “Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, NXB Giáo dục Việt Nam)
1. Nhân vật “anh” và “con bé” trong đoạn trích trên là những ai? Tại sao trong đoạn trích trên,
nhân vật con bé còn “ngơ ngác, lạ lùng” mà đến phần sau của truyện lại “hôn tóc, hôn cổ, hôn vai
và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”?
4

2. Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống này là gì?
Theo em, chi tiết “vết thẹo dài bên má phải” của nhân vật “anh” trong truyện ngắn này có ý nghĩa
như thế nào trong việc xây dựng cốt truyện và bộc lộ chủ đề của tác phẩm?
3. Dựa vào đoạn trích trên và toàn bộ tác phẩm, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép
lập luận diễn dịch nêu cảm nhận của em về nhân vật “con bé”. Trong đoạn văn có sử dụng một
câu ghép và một thán từ (Gạch chân và chú thích rõ).
Bài 6: Đọc phần trích sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Hãy tiếp tục làm những điều mà trái tim bạn tin rằng nó đúng với bản thân. Hãy để giấc
mơ của bạn lớn mạnh hơn nỗi sợ hãi và hãy để hành động của bạn nói thay những lời sáo rỗng.
Đừng để bản thân sống bằng sự may rủi, hãy sống bằng những lựa chọn của chính bạn. Thay vì
luôn đổ lỗi bản thân thì tại sao bạn không thay đổi?Đừng để những quyết định của bạn nằm trên
miệng lưỡi của người khác.
Bạn nói bạn không học giỏi toán nhưng thực sự bạn không chịu học.Bạn nói bạn không
biết làm thơ thật ra thì bạn chưa hề làm thơ. Năng khiếu có thể là tự nhiên nhưng các kỹ năng chỉ
có thể được phát triển bởi từng giờ, từng ngày tập luyện.
Đây là cuộc đời của bạn, và chỉ duy nhất của bạn. Người khác có thể cùng đi với bạn,
nhưng không ai có thể đi thay nó cho bạn.”
(Theo Tùng Khuê - CareerLink.vn từ “Mười lời khuyên hữu ích cho bản thân”)
1. Ghi lại ít nhất 02 câu cầu khiến và cho biết người viết sử dụng liên tiếp các câu cầu khiến trong
đoạn văn nhằm mục đích gì?
2. Cũng theo người viết việc “bạn không học giỏi toán” hay “bạn không biết làm thơ” có phải là do
không có năng khiếu hay do điều gì?
3.Từ nội dung đoạn trích cùng những hiểu biết của bản thân, em hãy viết một đoạn văn nghị luận
(khoảng 2/3 trang giấy thi) để làm sáng tỏ nhận định: Chuyện ta cần làm trong đời không phải
vượt lên trên người khác mà là vượt lên trên chính bản thân mình.
Bài 7: Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
“Nếu có một bài văn ra đề rằng: Đất nước em hình gì? Em sẽ trả lời như thế nào? Có phải
là:
Có phải hiện hình trong em là đất nước hình bông lúa? Để em xót xa nhiều dáng mẹ dáng
cha một nắng hai sương nuôi em ăn học? Để em mang trong mình hồn xứ sở khi em lớn khôn đi
khắp mọi miền? Để em ơn nghĩa với bà con, với đồng bào đã góp sức lực, góp dáng hình trong
mỗi bước em đi?
Có phải đất nước em hình tia chớp? Để em không quên một thời đạn bom, một thời anh dũng.
Để em không quên một xứ sở quanh năm trông trời, trông đất, trông mây, trong mỗi giấc ngủ của
ông cha cũng ám ảnh mưa nguồn chớp bể
(…)
Có phải đất nước em hình mái tranh nghèo che nắng che mưa, che cả dải đất nép mình bên bờ
biển Đông (đỉnh của mái nhà cũng từ Lũng Cú, Hà Giang). Để em cảm động hơn về tình người “
Nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Để em tự tin hơn về thành tựu xóa đói giảm nghèo suốt mấy năm
qua.
Và cứ thế trong mỗi trái tim Việt có một dáng hình nước Việt.
Để rồi tự nghĩ, ngày mai mình sẽ là ai trong đất nước này?
Mình sẽ làm gì cho xứ sở mình yêu thương?”
(Theo Tôi muốn hỏi em: về sau thế nào, Đoàn Công Lê Huy - NXB Kim Đồng)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
2. Vì sao tác giả lại khẳng định: “ Và cứ thế trong mỗi trái tim Việt có một dáng hình nước Việt”?
3. Day dứt trong lòng tác giả là câu hỏi: “ Để rồi tự nghĩ, ngày mai mình sẽ là ai trong đất nước
này? Mình sẽ làm gì cho xứ sở mình yêu thương?”. Với những hiểu biết xã hội, đặc biệt trong thời
5

điểm đất nước ta đang kiên cường chống dịch Covid -19, em hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang
giấy thi nêu suy nghĩ của em về trách nhiệm của mỗi cá nhân với đất nước - “xứ sở mà mình yêu
thương”.
Bài 8:Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Một gia đình nọ mới dọn đến ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, vào lúc ăn điểm
tâm, đứa con thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi. “Tấm vải bẩn thật!" - Cậu bé thốt
lên “- Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một thứ xà bông mới thì giặt sẽ sạch hơn”. Người mẹ
nhìn cảnh ấy nhưng vẫn im lặng. Cậu bé vẫn cứ tiếp tục lời bình phẩm ấy mỗi lần bà hàng xóm
phơi tấm vải.
Ít lâu sau, vào một buổi sáng, cậu bé ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên
cậu nói với mẹ “Mẹ nhìn kìa! Bây giờ bà ấy đã biết giặt tấm vải sạch sẽ, trắng tinh rồi". Người
mẹ đáp: “Không sáng nay mẹ đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy”.
(Phỏng theo Nhìn qua khung cửa sổ, www.goctamhon.com)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2 Qua những lời bình phẩm của cậu bé, em nhận thấy những tính cách nổi bật nào của nhân
vật.
Câu 3. Lời đáp của người mẹ: "Không, sáng nay mẹ đã lau kính cửa sổ nhà mình có ý nghĩa gì?
Câu 4: Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu cùng với những trải nghiệm của bản thân, em hãy và
một đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thay đổi cách nhìn cuộc sống
theo hướng tích cực.
---Hết---

MÔN: LỊCH SỬ 9
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Hoàn cảnh nước Mĩ sau khi bước ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. nền kinh tế Mĩ bị tàn phá và thiệt hại nặng nề.
B. nền kinh tế Mĩ phụ thuộc chặt chẽ vào các nước châu Âu khác.
C. Mĩ thu được nhiều lợi nhuận và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.
D. Nước Mĩ nhanh chóng khôi phục nền kinh tế và đạt được bước phát triển “thần kì”.
Câu 2. Hai mươi năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào trở thành trung tâm,
kinh tế, tài chính lớn nhất thế giới?
A. Mĩ B. Anh. C. Liên Xô. D. Nhật Bản
Câu 3. Nước nào là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai?
A. Anh. B. Pháp. C. Mĩ. D. Nhật
Câu 4. Nội dung nào không phải là mục tiêu “ Chiến lược toàn cầu” của Mĩ sau Chiến tranh thế
giới thứ hai ?
A. Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa. B. Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.
C. Viện trợ kinh tế cho các nước nghèo. D. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới
Câu 5. Nguồn lợi nhuận mà Mĩ thu được trong Chiến tranh thế giới thứ hai chủ yếu là từ
A. buôn bán vũ khí và hàng hóa cho các nước tham chiến.
B. cho các nước kém phát triển vay với lãi suất cao.
C. chiến lợi phẩm thu được sau các trận đánh với lực lượng phát xít.
D. cho thuê các căn cứ quân sự ở các châu lục.
Câu 6. Trong việc thực hiện "Chiến lược toàn cầu", Mĩ vấp phải nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu
là thất bại của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược
A. Việt Nam. B. Triều Tiên. C. Cu - ba. D. I - rắc.
Câu 7. Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến
tranh thế giới thứ hai ?
6

A. Áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học- kỹ thuật
B. Mỹ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.
C. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, trữ lượng lớn.
D. Tập trung sản xuất, xuất khẩu tư bản ra nước ngoài cao.
Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Do Mĩ biết tận dụng vốn đầu tư bên ngoài.
B. Do Mĩ áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật.
C. Do Mĩ buôn bán vũ khí và không bị chiến tranh tàn phá.
D. Do sức cạnh tranh lớn của các tập đoàn tư bản lũng đoạn.
Câu 9. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, giới cầm quyền Mĩ thực hiện "chiến lược toàn cầu" vì
A. Mĩ tham vọng làm bá chủ thế giới. B. Mĩ có sức mạnh về quân sự.
C. Mĩ có thế lực về kinh tế. D. Mĩ muốn duy trì hòa bình thế giới.
Câu 10. Nội dung nào không phải là chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc. B. Viện trợ, lôi kéo, khống chế các nước.
C. Lập các khối quân sự và căn cứ quân sự. D. Tiến hành chiến tranh xâm lược.
Câu 11. Nguyên nhân khách quan đưa Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất sau Chiến tranh
thế giới thứ hai là gì?
A. Mĩ ở xa chiến trường nên không bị chiến tranh tàn phá.
B. Mĩ thu được 114 tỉ USD lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí.
C. Mĩ có sự quản lí và điều tiết của nhà nước hiệu quả.
D. Mĩ áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.
Câu 12. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đề ra chiến lược nào nhằm thiết lập sự thống trị trên
toàn thế giới?
A. Chiến lược toàn cầu. B. Chiến lược răn đe thực tế.
C. Chiến lược lôi kéo đồng minh. D. Chiến lược phản ứng linh hoạt.
Câu 13. Những cải cách dân chủ được thực hiện ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai có ý
nghĩa như thế nào?
A. Giúp Nhật Bản khắc phục hậu quả động đất, sóng thần.
B. Giúp kinh tế Nhật Bản được khôi phục và đặt nền móng phát triển mạnh mẽ sau này.
C. Giúp Nhật Bản thực hiện mục tiêu bá chủ thế giới.
D. Giúp Nhật Bản chuyển sang xã hội dân chủ.
Câu 14. Nhận định nào sau đây đánh giá đúng về sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1960 đến
năm 1973?
A. Phát triển to lớn. B. Phát triển vượt bậc.
C. Phát triển nhảy vọt. D. Phát triển thần kì
Câu 15. Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế
giới thứ hai?
A. Yếu tố con người là vốn quý nhất . B. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài.
C. Các công ty có sực cạnh tranh cao . D. Chi phí cho quốc phòng thấp
Câu 16. Đặc điểm nổi bật về tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. đất nước bị tàn phá nghiêm trọng, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, kinh tế suy sụp.
B. thu được lợi nhuận từ buôn bán vũ khí, kinh tế phát triển nhanh chóng.
C. bị tàn phá nặng nề, khủng hoảng kéo dài do hậu quả của động đất, sóng thần.
D. đất nước gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng do thiếu tài nguyên thiên nhiên.
Câu 17. Nhân tố nào được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế
giới thứ hai?
A. Mĩ tiến hành cuộc Chiến tranh Triều Tiên (6-1950).
7

B. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật.


C. Được nhận viện trợ kinh tế của Mĩ.
D. Mĩ tiến hành chiến tranh chống Cu-ba.
Câu 18. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về biểu hiện sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật
Bản trong giai đoạn 1960 – 1973?
A. Vươn lên thành siêu cường tài chính số một thế giới, là chủ nợ lớn nhất thế giới.
B. Năm 1968, kinh tế Nhật Bản vượt qua Anh, Pháp, Tây Đức, Italia và Canađa.
C. Năm 1968, Nhật Bản trở thành nền kinh tế đứng thứ hai thế giới tư bản (sau Mĩ).
D. Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới.
Câu 19. Sự phát triển "thần kì" của nền kinh tế Nhật Bản đã đem lại kết quả cao nhất là gì?
A. Trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính thế giới.
B. Cung cấp hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước.
C. Thu nhập bình quân đầu người vượt Mĩ.
D. Một số ngành công nghiệp dẫn đầu thế giới như công nghiệp chế tạo ô tô, khai thác khoáng sản.
Câu 20. Để khắc phục những khó khăn sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã
A. thực hiện một loạt các cải cách dân chủ. B. đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
C. thực hiện các kế hoạch 5 năm. D. tích cực phát triển thương mại.
Câu 21. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cải cách quan trọng về chính trị mà Nhật Bản đã thực
hiện là
A. ban hành Hiến pháp mới. B. cải cách văn hóa
C. cải cách giáo dục D. cải cách ruộng đất
Câu 22. Bước sang những năm 60 của thế kỉ XX , sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản được
coi là hiện tượng "thần kì" vì
A. Tốc độ kinh tế của Nhật Bản vượt xa Mĩ và Tây Âu
B. Nhật Bản là trung tâm kinh tế tài chính duy nhất của thế giới
C. Đứng đầu thế giới về sản xuất những sản phẩm dân dụng
D. Từ nước bại trận, thiệt hại nặng nề đã vươn lên thành siêu cường về kinh tế, đứng thứ hai thế
giới.
Câu 23. Khi nhận được viện trợ của Mĩ từ “Kế hoạch phục hưng châu Âu”, mối quan hệ giữa các
nước Tây Âu và Mĩ có sự chuyển biến như thế nào?
A. Các nước Tây Âu ngày càng lệ thuộc Mĩ. B. Các nước Tây Âu bình đẳng với Mĩ.
C. Mĩ phụ thuộc vào các nước Tây Âu. D. Mĩ và Tây Âu đối đầu với nhau.
Câu 24. Xu hướng nổi bật của các nước Tây Âu từ năm 1950 là
A. sự liên kết chính trị giữa các nước trong khu vực
B. sự liên kết về an ninh, quốc phòng giữa các nước khu vực.
C. sự liên kết về kinh tế, văn hóa giữa các nước trong khu vực
D. sự liên kết về kinh tế giữa các nước trong khu vực.
Câu 25. Từ những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Tây Âu có xu hướng đẩy mạnh liên kết khu
vực vì
A. kinh tế đã phục hồi, muốn thoát khỏi sự khống chế, ảnh hưởng của Mĩ và cạnh tranh với các
nước ngoài khu vực.
B. muốn xây dựng mô hình nhà nước tư bản mang bản sắc của châu Âu.
C. bị cạnh tranh quyết liệt bởi kinh tế Mĩ, Nhật Bản. và Liên Xô.
D. muốn khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế của Tây Âu.
Câu 26. Từ năm 1945 đến năm 1950, với sự viện trợ của Mĩ qua kế hoạch Mac-san, nền kinh tế
các nước Tây Âu đã
A. phát triển nhanh chóng. B. cơ bản có sự tăng trưởng.
C. phát triển chậm chạp. D. cơ bản được phục hồi.
8

Câu 27. Hiện nay, liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh là
A. Liên hợp quốc. B. Liên minh châu Âu (EU).
C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. D. Diễn đàn hợp tác Á- Âu.
Câu 28. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân
sự?
A. Trở lại xâm lược các nước thuộc địa cũ. B. Chống Liên Xô.
C. Tham gia khối quân sự NATO. D. Thành lập nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức.
Câu 29. Các nước Tây Âu đã tham gia khối quân sự nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. B. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.
C. Tổ chức Phòng thủ chung Đông Nam Á. D. Tổ chức Hiệp ước Trung Đông.
Câu 30. Điểm tương đồng trong quá trình ra đời cả hai tổ chức liên minh châu Âu (EU) và Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là gì?
A. Các nước thành viên đều là đồng minh chiến lược của Liên Xô (cũ).
B. Xuất phát từ nhu cầu liên hết, hợp tác để cùng nhau phát triển.
C. Nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của Mĩ và Trung Quốc vào khu vực.
D. Đều được thành lập dựa trên quyết định của Hội nghị I-an-ta.
Câu 31. Trong những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Mĩ, Nhật Bản và
Tây Âu đạt được sự tăng trưởng nhanh chủ yếu là do
A. lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên.
B. áp dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
C. chi phí quốc phòng thấp (khoảng 1% GDP).
D. nhận được sự giúp đỡ, viện trợ của nước ngoài.
Câu 32. Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau
Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
A. Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
B. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.
C. Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm.
D. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.
Câu 33. Tổ chức nào sau đây không phải là tiền thân của Liên minh châu Âu?
A. Cộng đồng thương mại – tài chính châu Âu B. Cộng đồng than, thép châu Âu
C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu D. Cộng đồng kinh tế châu Âu
Câu 34.Các thành viên sáng lập ra Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) tháng 3 năm 1957 là
A. Pháp, Tây Đức, I - ta -li - a, Bỉ, Hà Lan, Luc-xăm -bua.
B. Anh, Pháp, Cộng hòa Dân chủ Đức, Bỉ, I - ta -li - a, Hà Lan.
C. Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha.
D. Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, I - ta -li - a, Bồ Đào Nha.
Câu 35.Nguyên nhân khách quan giúp các nước Tây Âu phục hồi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Mác-san.
B. sự giúp đỡ của Liên Xô
C. được đền bù chiến phí từ các nước bại trận
D. tinh thần tự lực của nhân dân các nước Tây Âu
Câu 36. Sự liên kết khu vực Tây Âu khởi đầu là sự ra đời của tổ chức
A. Cộng đồng than, thép châu Âu. B. Cộng đồng kinh tế châu Âu.
C. Cộng đồng các quốc gia độc lập. D. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.
Câu 37. Nội dung nào không phải là chính sách về chính trị của các nước Tây Âu sau Chiến tranh
thế giới thứ hai?
A. Tiến hành Tổng tuyển cử tự do.
B. Củng cố chính quyền giai cấp tư sản, liên minh chặt chẽ với Mĩ.
9

C. Tăng cường bóc lột bằng các hình thức thuế.


D. Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
Câu 38. Hội nghị Ianta diễn ra trong bối cảnh cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai:
A. đã hoàn toàn kết thúc. B. bước vào giai đoạn kết thúc.
C. diễn ra vô cùng ác liệt D. bùng nổ và ngày càng lan rộng.
Câu 39. Tham dự Hội nghị Ianta (2-1945) gồm nguyên thủ đại diện cho các quốc gia nào?
A. Anh, Pháp, Mĩ. B. Anh, Pháp, Liên Xô.
C. Liên Xô, Mĩ, Anh. D. Liên Xô, Mĩ, Pháp.
Câu 40. Theo quy định của Hội nghị Ianta, vùng Tây nước Đức và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh
hưởng của
A. Mĩ và Anh. B. Mĩ. C. Pháp và Anh. D. Liên Xô.
Câu 41. Một trong những nhiệm vụ chính của tổ chức Liên hợp quốc là
A. trừng trị các hoạt động gây chiến tranh.
B. thúc đẩy quan hệ thương mại tự do.
C. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
D. ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường.
Câu 42. Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập không nhằm mục đích:
A. duy trì trật tự thế giới mới hình thành có lợi cho Mĩ.
B. tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước.
C. phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
D. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Câu 43. Mục đích cao nhất của Liên hợp quốc là
A. phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của các
dân tộc.
B. duy trì hòa bình, an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hợp tác mọi mặt giữa các nước trên
thế giới.
C. thực hiện sự hợp tác về quân sự, chính trị.
D. thực hiện sự hợp tác về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo.
Câu 44. Khối quân sự NATO là tên viết tắt của:
A. khối quân sự ở Nam Thái Bình Dương. B. hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á
C. khối quân sự ở Trung Cận Đông. D. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương.
Câu 45. Biểu hiện của "Chiến tranh lạnh" là
A. Mĩ ra sức chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
B. duy trì hòa bình, an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hợp tác mọi mặt giữa các nước trên
thế giới.
C. thực hiện sự hợp tác về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo.
D. trừng trị mọi hành động xâm lược và phá hoại hòa bình.
Câu 46. Tại sao sau thời gian tiến hành Chiến tranh lạnh, cả Liên Xô và Mĩ đều bị suy giảm về vị
thế?
A. Phải tập trung đầu tư cho công tác nghiên cứu và chế tạo vũ khí.
B. Sự vươn lên và cạnh tranh gay gắt của Nhật và Tây Âu.
C. Chi phí cho chạy đua vũ trang quá lớn, sự cạnh tranh gay gắt của Nhật và Tây Âu.
D. Phải viện trợ cho các nước Đồng minh của mình.
Câu 47. Một trong những xu hướng của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt là:
A. điều chỉnh chiến lược phát triển lấy chính trị làm trọng điểm.
B. phải tiến hành chiến tranh để xác lập vị thế của mình.
C. điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
D. điều chỉnh chiến lược phát triển lấy ngoại giao làm trọng điểm.
10

Câu 48. Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của Liên hợp quốc?
A. Khuyến khích các vùng lãnh thổ, các tổ chức khu vực tự do hành động.
B. Giải quyết các tranh chấp và xung đột quốc tế.
C. Thúc đấy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế.
D. Giúp đỡ các nước về văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo...
Câu 49. Những quyết định của Hội nghị I-an-ta cùng với những thỏa thuận đã dẫn đến hệ quả gì?
A. Một trật tự thế giới mới được hình thành- Trật tự hai cực I-an-ta.
B. Tổ chức Liên hợp quốc thành lập.
C. Chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt tận gốc.
D. Trên lãnh thổ nước Đức, hình thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau.
Câu 50. Mục đích lớn nhất của "Chiến tranh lạnh" do Mĩ phát động là:
A. thực hiện "Chiến lược toàn cầu" nhằm làm bá chủ thế giới của Mĩ.
B. bắt các nước Đồng minh lệ thuộc vào Mĩ.
C. Ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa
D. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và phong tào cách mạng thế giới.
Câu 51. Từ năm 1945 đến nay, tổ chức nào đã trở thành diễn đàn quốc tế vừa hợp tác quốc tế về kinh tế,
văn hóa, xã hội, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới?
A. Liên hợp quốc (UN). B. Liên minh châu Âu (EU).
C. Liên minh châu Phi ( AU). D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Câu 52. Cuộc cách mạng KH – KT lần thứ hai bắt đầu vào:
A. Những năm đầu TK XX B. Những năm 1930
C. Những năm 1940 D. Những năm đầu TK XXI
Câu 53. Phát minh có ý nghĩa quan trọng bật nhất về công cụ sản xuất mới:
A. Máy tính điện tử. B. Hệ thống máy tự động.
C. Máy tự động. D. A, B, C đúng.
Câu 54. Trong những nguồn năng lượng mới, năng lượng nào được sử dụng phổ biến:
A. Năng lượng mặt trời B. Năng lượng gió
C. Năng lượng nguyên tử D. Năng lượng nhiệt hạch
ng o - l n i đ đ đượ n ững àn
A.Khoa học cơ bản, công cụ san xuất mới.
B.Nguồn năng lượng mới, vật liệu mới, cách mạng xanh.
C.Giao thông vận tải, thông tin và chinh phục vũ trụ.
D.Tất cả câu trên đều đúng.
Câu 5 : Cuộc cách mạng hoa học - ĩ thuật ần hai đ gây những hậu quả tiêu cực đến đ i
sống con ngư i
A. Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nặng.
B. Đưa con người trở về nền văn minh nông nghiệp.
C. Cơ cấu dân cư thay đổi, lao đông công nông giảm đi, lao đông dịch vụ và trí tăng lên.
D. Tất cả câu trên đều đúng.
đ ng ng o đ i ới đ i ng loài ngư i là
A. Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt về sản xuất, năng suất lao động, nâng cao
chất lượng cuộc sống.
B. Sử dụng năng lượng nhiên liệu than đá nhiều hơn dầu mỏ.
C. Làm thay đổi cơ cấu dân cư với xu hướng dân số lao đông tăng.
D. Trong công nghiệp các quốc gia ít chú trọng đến sự nghiệp giáo dục đào tạo
ng n , n ng ng o - l n i
A. Tạo ra khối lượng hàng hóa đồ sộ.
B. Đưa con người sang nền văn minh trí tuệ.
11

C. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.


D. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.
Câu 5 : Thành tựu của cuộc cách mạng hoa học ĩ thuật ần thứ hai à
A. Sáng chế vật liệu mới đó là chất Pôime
B. Tìm ra năng lượng nguyên tử, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng mặt trời, than đá, năng lượng gió
C. Phát minh ra những công cụ sản xuất mới: máy tính điện tử, máy tự động radio
D. a, b, c đúng
Câu : Thành tựu quan trọng nào của cách mạng hoa học ĩ thuật đ tham gia t ch cực
vào việc giải quyết vấn đề ương thực cho oài ngư i
A. "Cách mạng xanh " B. Phát minh sinh học
C. Phát minh hóa học D. Tạo ra công cụ lao động mới
PHẦN II. TỰ LUẬN:
Câu 1: Tại sao nói: Sau chiến tranh thế giới thứ II, nước Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh
nhất? Nguyên nhân của sự phát triển đó?
Câu 2: Hãy nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản
trong những năm 70 của thế kỉ XX? Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì đó?
Câu 3: Sự hình thành và tan rã của trật tự thế giới 2 cực sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 4: Trình bày hiểu biết của em về tổ chức Liên Hợp Quốc ? Mối quan hệ giữa Việt Nam với
Liên Hợp Quốc?
Câu 5: Trình bày xu thế phát triển của thế giới ngày nay? Xu thế đó đặt ra cho Việt Nam những
thời cơ và thách thức gì?
Câu 6: Nội dung và thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 2. Trình bày ý nghĩa và tác
động của cuộc cách mạng Khoa học- kĩ thuật đối với cuộc sống con người?
---Hết---

MÔN: ĐỊA LÝ 9
I. Kiến thức trọng tâm
1. Vùng kinh tế: 1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
- Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên
- Vùng Đồng bằng sông Hồng
- Vùng Bắc Trung Bộ
thiên nhiên
- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 3. Đặc điểm dân cư xã hội
2. Thực hành vẽ biểu đồ: 4. Tình hình phát triển kinh tế
- Vẽ biểu đồ miền 5. Các trung tâm kinh tế lớn
- Vẽ biểu đồ đường biểu diễn
II. Câu hỏi minh họa
1.Vùng kinh tế:
BÀI 17 - 19. TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
1. Nhận biết
Câu 1. Trung tâm kinh tế lớn của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ là:
A. Việt Trì, Yên Bái, Hạ Long. B. Việt Trì, Thái Nguyên, Hạ Long.
C. Sơn La, Thái Nguyên, Hòa Bình. D. Sơn La, Yên Bái, Hạ Long.
Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng về vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Diện tích đất tự nhiên lớn nhất. B. Mật độ dân số cao nhất cả nước.
C. Tài nguyên khoáng sản nhiều nhất. D. Tiềm năng thủy điện lớn nhất.
Câu 3. Cây công nghiệp chủ lực của Trung du và miền núi Bắc bộ là:
A. Đậu tương. B. Cà phê. C. Chè. D. Thuốc lá.
Câu 4. Các nhà máy thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
12

A. Hòa Bình, Thác Bà, Sơn La. B. Hòa Bình, Thác Bà, Trị An
C. Hòa Bình, Trị An, Sơn La. D. Đa Nhim, Thác Bà, Sơn La.
Câu 5. Trung du và mi n núi Bắc B không tiếp giáp với khu v c và qu gi nào dưới đ y
A. Trung Quốc. B. Đông Bắc Cam-pu-chia.
C. Đồng bằng sông Hồng. D. Vùng Bắc Trung Bộ.
2. Thông hiểu
Câu 6. Biện pháp nào sau đây khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên ở vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Sử dụng tốt nguồn lao động tại chỗ.
B. Phân bố các cơ sở công nghiệp chế biến gần nguồn nguyên liệu.
C. Đào tạo cán bộ khoa học kĩ thật.
D. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, năng lượng.
Câu 7. Tại sao cây chè được trồng nhiều ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp. B. Khí hậu, nguồn nước dồi dào.
C. Sinh vật, địa hình đa dạng. D. Địa hình, khoáng sản phong phú.
Câu 8. Cho các nhận định sau về vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
(1) Vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta.
(2) Lực lượng lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm.
(3) Chỉ có Sa Pa mới có thể trồng được rau ôn đới.
(4) Phú Thọ, Thái Nguyên là những vùng nổi tiếng trồng chè.
Trong các nhận định trên, số nhận định sai về vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư x hội của vùng Trung du và miền núi
Bắc Bộ?
A. Địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều dân tộc ít người.
B. Người kinh cư trú ở hầu hết các địa phương.
C. Dân cư có kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước.
D. Trình độ dân trí chênh lệch giữa Đông và Tây Bắc.
3. Vận dụng
Câu 10. Vấn đề quan trọng hàng đầu cần àm để thúc đẩy kinh tế Vùng Trung du miền núi
Bắc Bộ phát triển là:
A. Phát triển giao thông vận tải. B. Phát triển nông nghiệp.
C. Phát triển công nghiệp. D. Phát triển thị trường.
Câu 11. Công nghiệp điện lực phát triển mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ dựa trên thế
mạnh là:
A. Mạng dưới công nghiệp dày đặc, rộng khắp.
B. Nguồn thủy năng và nguồn than phong phú.
C. Cơ sở hạ tầng của vùng đồng bộ và hoàn thiện.
D. Nguồn lao động dồi dào và chất lượng cao.
4. Vận dụng cao
Câu 12. Sự khác nhau về nguồn lực tự nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc là:
A. Đông Bắc núi cao hiểm trở còn Tây Bắc là núi thấp.
B. Tây Bắc giàu tài nguyên khoáng sản hơn Đông Bắc.
C. Tiềm năng thủy điện ở Tây Bắc lớn hơn Đông Bắc.
D. Tài nguyên rừng ở Tây Bắc còn nhiều hơn Đông Bắc.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng về ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung
du và miền núi Bắc Bộ?
A. Tạo động lực cho vùng phát triển công nghiệp khai thác.
13

B. Góp phần giảm thiểu lũ lụt cho đồng bằng sông Hồng.
C. Làm thay đổi đời sống của đồng bào dân tộc ít người.
D. Tạo việc làm tại chỗ cho người lao động ở địa phương.
BÀI 20 - 22. ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
1. Nhận biết
Câu 14. Vùng Đồng bằng sông Hồng không tiếp giáp với:
A. Trung du miền núi Bắc Bộ . B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Biển Đông.
Câu 15. Đồng bằng sông Hồng do phù sa của hệ thống sông nào bồi đắp
A. Sông Hồng và Sông Đà. B. Sông Hồng và Sông Mã.
C. Sông Hồng và Sông Thái Bình. D.Sông Hồng và Sông Cả.
Câu 16. Khó hăn ớn nhất của của Đồng bằng Sông Hồng hiện nay là:
A. Sức ép dân số quá cao. B. Nhiều thiên tai xảy ra.
C. Thiếu nguyên liệu cho công nghiệp. D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.
Câu 17. Các ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng là:
A. Chế biến lượng thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.
B. Chế biến hải sản, công nghiệp năng lượng.
C. Khai thác khoáng sản và công nghiệp năng lượng.
D. Chế biến lâm sản, khai thác nhiên liệu.
Câu 18. Hai trung tâm du lịch lớn nhất của Đồng bằng sông Hồng là:
A. Hà Nội, Hải Phòng. B. Hà Nội, Vĩnh Phúc.
C. Hà Nội, Phú Thọ. D. Hà Nội, Hải Dương.
2. Thông hiểu
Câu 19. Vì sao ở vùng ĐBSH, việc àm đang à vấn đề xã hội hết sức nan giải?
A. Vùng có dân số đông, mật độ dân số cao nhất nước ta.
B. Nguồn lao động dồi dào, trình độ lao động chưa cao.
C. Nguồn lao động dồi dào, nền kinh tế còn chậm phát triển.
D. Cơ cấu dân số theo ngành và lãnh thổ còn chậm chuyển dịch.
Câu 20. Việ đư ụ đông ở thành vụ sản xuất chính ở ùng Đồng bằng sông Hồng góp ph n
A. Cung cấp lương thực thực phẩm cho dân số đông.
B. Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của vùng.
C. Giải quyết việc làm cho người dân.
D. Nâng cao thu nhập cho người dân.
Câu 21. Đ i sống nhân dân ĐBSH còn nhiều hó hăn do nguyên nhân ch nh nào
A. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. B. Thiếu lao động kĩ thuật.
C. Thiếu tài nguyên thiên nhiên. D. Tỉ suất sinh cao.
Câu 22. Hạn chế lớn nhất với phát triển công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là gì?
A. Chất lượng nguồn lao động hạn chế. B. Người dân thiếu kinh nghiệm sản xuất.
C. Cơ sở vật chất kĩ thuật thiếu đồng bộ. D. Thiếu nguyên liệu tại chỗ cho sản xuất.
3. Vận dụng
Câu 23. Vấn đề kinh tế - xã hội được quan tâm hàng đầu ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay
là:
A. Dân số đông, diện tích đất canh tác hạn chế.
B. Trình độ thâm canh lúa nước cao nhất cả nước.
C. Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng khá đồng bộ.
D. Vùng trọng điểm để sản xuất lương thực.
Câu 24. Việc mở r ng th đô Hà N i ào nă 200 ( n p Hà Tây cùng m t s xã c a Hòa
Bìn , V n P ú ào Hà N i) là m t trong những biểu hiện c ìn nào đ y
14

A. Đô thị hóa tự giác. B. Đô thị hóa tự phát.


C. Mở cửa hội nhập. D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
4. Vận dụng cao
Câu 25. Cho bảng số liệu sau:
QUY MÔ VÀ CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG NĂM 2014
(Đơn vị: Nghìn ha)
Đất sản Đất
Tổng Đất lâm Các loại
Loại đất xuất nông chuyên Đất ở
diện tích nghiệp đất khác
nghiệp dùng
Đồng bằng sông
2106 769,3 519,8 318,4 141 357,5
Hồng
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Để thể hiện quy mô và cơ cấu sử dụng đất ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu
Long, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Miền. B. Cột. C. Đường. D. Tròn
Câu 26. Nội dung nào sau đây nói về vai trò của việc phát triển nghề thủ công truyền thống
ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay?
A. Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa. B. Giải quyết sức ép về vấn đề việc làm.
C. Thay đổi phân bố dân cư trong vùng. D. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

BÀI 23 - 24. BẮC TRUNG BỘ


1. Nhận biết
Câu 27. Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ là:
A. Dãy núi Hoành Sơn. B. Dãy núi Bạch Mã.
C. Sông Bến Hải. D. Sông Ranh.
Câu 28. Bắc Trung Bộ không tiếp giáp với?
A. Lào. B. Biển Đông. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Tây Nguyên.
Câu 29. Phát biểu nào không phải à đặc điểm tự nhiên của Bắc Trung Bộ?
A. Lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang.
B. Từ Tây sang Đông các tỉnh trong vùng đều có: núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo.
C. Đồng bằng tập trung ở phía Tây, đồi núi tập trung ở phía Đông.
D. Thiên tai thường xuyên xảy ra gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống.
Câu 30. Qu n đảo Hoàng Sa thu c các tỉnh/thành ph nào c a vùng Duyên hải Nam Trung B ?
A. Khánh Hòa. B. Đà Nẵng. C. Bình Định. D. Phú Yên.
Câu 31. H n chế lớn nhất v t nhiên trong phát triển nông nghiệp c a vùng Bắc Trung B là:
A. Bão, lũ lụt, hạn hán. B. Gió lào khô nóng, bão cát.
C. Xâm nhập mặn, ngập úng. D. Sóng lừng, sạt lở bờ biển.
2. Thông hiểu
Câu 32. Đặc điểm địa hình vùng Bắc Trung Bộ có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu?
A. Tăng thêm tính chất nhiệt đới ẩm.
B. Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn.
C. Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm.
D. Khác biệt giữa phía Tây và phía Đông dãy Trường Sơn.
Câu 33. Nguồn lợi thủy sản ở nhiều nơi trong vùng Bắc Trung Bộ có nguy cơ giảm rõ rệt là
do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây
A. Vùng biển thường xuyên xảy ra thiên tai. B. Môi trường biển bị ô nhiễm, suy thoái.
C. Không có các bãi cá, bãi tôm quy mô lớn. D. Công suất tàu nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính.
15

Câu 34. Vai trò quan trọng nhất của đư ng Hồ Chí Minh chạy qua Bắc Trung Bộ là:
A. Đảm bảo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
B. Tạo thế mở cho nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư.
C. Tạo ra sự phân công lao động theo lãnh thổ.
D. Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội phía Tây của vùng.
Câu 35. Căn cứ vào At at Địa lí Việt Nam trang 27, các cảng nước sâu Nghi Sơn, Vũng Áng,
Chân Mây lần ượt thuộc các tỉnh là :
A. Hà Tĩnh, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế. B. Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Hà Tĩnh.
C. Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế. D. Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế.
3. Vận dụng
Câu 36. Giao thông vận tải có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Bắc Trung Bộ do:
A. Nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế.
B. Nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua.
C. Là địa bàn trung chuyển hàng hóa Bắc - Nam và Tây - Đông.
D. Có nhiều tuyến đường nối các cảng biển của Việt Nam với Lào.
Câu 37. Vấn đ c n đặc biệt chú ý trong việc phát triển ngư ng iệp c a vùng Bắc Trung B là:
A. Giảm việc khai thác để duy trì trữ lượng thủy sản.
B. Khai thác hợp lí đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
C. Hạn chế việc nuôi trồng để bảo vệ môi trường ven biển.
D. Ngừng hẳn việc khai thác ven bờ, đầu tư cho đánh bắt xa bờ.
4. Vận dụng cao
Câu 38. Để hạn chế tác hại của gió Tây khô nóng, vùng Bắc Trung Bộ cần thực hiện giải
pháp chủ yếu nào sau đây
A. Xây dựng hồ chứa nước, trồng cây công nghiệp.
B. Bảo vệ rừng và trồng rừng phòng hộ đầu nguồn.
C. Dự báo thời gian hoạt động của gió Tây khô nóng.
D. Phát triển thủy lợi, khai thác nước nước ngầm.
Câu 39. Gió phơn Tây Nam hiến khí hậu vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ nước ta?
A. Mưa nhiều vào thu đông. B. Lượng bức xạ Mặt Trời lớn.
C. Thời tiết đầu hạ khô nóng. D. Hai mùa khác nhau rõ rệt.

BÀI 25 - 27. DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ


1. Nhận biết
Câu 40. Ngành công nghiệp nào không phải là thế mạnh của Duyên Hải Nam Trung Bộ?
A. Sản xuất điện năng. B. Khai thác khoáng sản.
C. Luyện kim đen và màu. D. Chế biến thực phẩm và lâm sản.
Câu 41. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trư ng Sa lần ượt thuộc các tỉnh, thành phố nào
sau đây của nước ta?
A. Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi. B. Tỉnh Quảng Ngãi và thành phố Đã Nẵng.
C. Tỉnh Khánh Hòa và thành phố Đà Nẵng. D. Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.
Câu 42. Các trung tâm công nghiệp chủ yếu của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. Đà Nẵng, Quy Nhơn , Nha Trang. B. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Phan Thiết.
C. Nha Trang, Phan Thiết, Đà Nẵng. D. Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết.
Câu 43. Công nghiệp vùng Duyên hải Nam Trung B sẽ ó bước phát triển rõ nét nh vào:
A. Sự hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp.
B. Nguồn điện dồi dào và tài nguyên khoáng sản phong phú.
C. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các khu kinh tế cửa khẩu.
D. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và các khu kinh tế ven biển.
16

2. Thông hiểu
Câu 44. Điểm nào sau đây không đúng với Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Vùng có biển rộng lớn phía Đông. B. Ở phía Tây của vùng có đồi núi thấp.
C. Tất cả các tỉnh trong vùng đều giáp biển. D. Vùng có các đồng bằng rộng lớn ven biển.
Câu 45. Thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. Trồng cây lương thực. B. Trồng cây công nghiệp.
C. Chăn nuôi trâu, bò, lợn. D. Chăn nuôi bò, thủy sản.
Câu 46. Đặc điểm nào sau đây không đúng về vị tr địa lí của Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Giáp Biển Đông rộng lớn. B. Cầu nối giữa Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ.
C. Cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên. D. Tiếp giáp với vùng trọng điểm sản xuất lương thực.
Câu 47. V đi u kiện t n iên, đặ điể nào đ y không đúng ới Duyên hải Nam Trung B ?
A. Lãnh thổ hẹp ngang, đồng bằng nhỏ hẹp. B. Có tài nguyên khoáng sản phong phú.
C. Có nhiều bán đảo, vũng vịnh, bãi biển đẹp.D. Nhiều tiềm năng để phát triển thủy sản.
3. Vận dụng
Câu 48. Nguyên nhân nào là chủ yếu để Duyên Hải Nam Trung Bộ thuận lợi xây dựng các
cảng nước sâu?
A. Có nhiều vũng vịnh rộng.
B. Có đường bờ biển dài, ít đảo ven bờ.
C. Có nền kinh tế phát triển nhanh nên nhu cầu vận tải lớn.
D. Bờ biển có nhiều vũng vịnh, thềm lục địa sâu, ít bị sa bồi.
Câu 49. Điểm giống nhau về tự nhiên của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ với vùng Duyên Hải
Nam Trung Bộ là:
A. Vùng trung du trải dài. B. Tất cả các tỉnh đều có biển.
C. Vùng biển rộng và thềm lục địa sâu. D. Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn.
4. Vận dụng cao
Câu 50. Hiện ượng hoang m ó đ ng diễn ra m nh mẽ tỉnh nào c a Duyên hải Nam Trung B ?
A. Bình Định và Phú Yên. B. Phú Yên và Quảng Nam.
C. Quảng Bình và Khánh Hòa. D. Ninh Thuận và Bình Thuận.
Câu 51. Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC VÀ NUÔI TRỒNG CỦA BẮC TRUNG BỘ
VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ NĂM 2017
(Đơn vị: Nghìn tấn)
Vùng Duyên hải Nam Trung
Bắc Trung Bộ
Ngành Bộ
Khai thác 328,0 137,9
Nuôi trồng 845,8 88,4
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2018, NXB Thống kê, 2019)
Để so sánh sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam
Trung Bộ năm 2017 theo bảng số liệu trên, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Tròn. B. Miền. C. Cột ghép. D. Đường.
Câu 52. Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CỦA VÙNG DUYÊN HẢI
NAM TRUNG BỘ VÀ CẢ NƯỚC, THỜI KÌ 2002 - 2016
(Đơn vị: Nghìn tỉ đồng)
Năm
2002 2009 2016
Vùng
Duyên hải Nam Trung 14,7 42,7 74,2
17

Bộ
Cả nước 261,1 457,0 653,2
Nhận xét nào sau đây đúng với tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên hải
Nam Trung Bộ so với cả nước giai đoạn 2002 - 2016?
A. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp cao hơn cả nước.
B. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp thấp hơn cả nước.
C. Giá trị sản xuất công nghiệp cao hơn cả nước.
D. Giá trị sản xuất công nghiệp thấp hơn cả nước.
2. Thực hành vẽ biểu đồ:
- Vẽ biểu đồ miền (dạng bài giống SGK trang 60)
- Vẽ biểu đồ đường biểu diễn (dạng bài giống SGK trang 80)
---Hết---

MÔN: GDCD 9
PHẦN I. Lý thuyết
1. Thế nào là chí công vô tư? Chí công vô tư đem lại lợi ích gì? Để rèn luyện phẩm chất chí công
vô tư học sinh cần phải làm gì?
2. Tự chủ là gì? Tự chủ đem lại lợi ích gì cho mọi người? Để rèn luyện tính tự chủ chúng ta cần
phải làm gì?
3. Em hiểu thế nào là dân chủ, kỉ luật? Để dân chủ và kỉ luật được thực hiện tốt thì chúng ta cần
phải làm gì?
4. Hòa bình là gì? Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ hòa bình?
5. Em hiểu gì về tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? Quan hệ hữu nghị có tác dụng gì
đối với sự phát triển của mỗi dân tộc?
6. Em hiểu thế nào là hợp tác ? Hợp tác phải dựa trên cơ sở nào? Hợp tác có vai trò quan trọng
như thế nào trong bối cảnh hiện nay?
7.Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? Việt Nam có những truyền thống tốt đẹp nào? Việc phát
huy những truyền thống đó đã đem lại lợi ích gì? Trách nhiệm của công dân trong việc giữ gìn và
phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
8. Em hiểu thế nào là năng động, sáng tạo? Biểu hiện của người năng động, sáng tạo? Năng động,
sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? Để trở thành người năng động, sáng tạo học
sinh cần phải làm gì?
9. Hãy nêu khái niệm, ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
Phần II.Bài tập:
1.Bài tập trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Hành vi nào sau đây thể hiện lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hàng ngày?
A. Biết lắng nghe ý kiến của người khác.
B. Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn cá nhân.
C. Bắt mọi người phải phục tùng ý kiến của mình.
D. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc, các màu da.
Câu 2: Trong giờ kiểm tra môn Toán, em sẽ làm việc gì sau đây để thể hiện học tập có năng
suất, chất lượng, hiệu quả?
A.Viết bài làm dài, không cần biết đúng, sai.
B. Đọc kĩ đề bài, làm đủ các bài trong đề, đảm bảo chất lượng.
C. Làm thiếu bài.
D. Không tập trung trong thời gian làm bài.
Câu 3: Hành vi thể hiện tính dân chủ là:
18

A. Áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác. B. Tiếp thu ý kiến của người dân.
C. Bắt người khác phục tùng mình. D. Cấp trên ra lệnh cho cấp dưới quyền.
Câu 4: Khi em gặp mâu thuẫn với bạn, em sẽ ứng xử thế nào?
A. Nhờ bố mẹ giúp đỡ còn mình không quan tâm. B. Tranh cãi giành phần thắng.
C. Chủ động gặp bạn trao đổi để giải quyết mâu thuẫn. D. Nói xấu bạn.
Câu 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là:
A. Quan hệ bình đẳng giữa nước này với nước khác.
B. Quan hệ giữa các nước láng giềng.
C. Quan hệ thường xuyên ổn định giữa nước này với nước khác.
D. Quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
Câu 6: Hợp tác cùng phát triển là:
A. Cùng chung sức làm việc vì mục đích của một bên.
B. Cùng chung sức làm việc nhưng không nên giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau.
C. Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ nhau trong khó khăn.
D. Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ nhau làm việc vì mục đích chung.
Câu 7: Cho biết biểu hiện nào dưới đây thể hiện sự hợp tác cùng phát triển ?
A. Hợp tác với nhau để cùng chống lại một số người.
B. Hợp tác với người khác chỉ nhằm để đạt được mục đích của mình.
C. Các bác sĩ của Việt Nam và Lào cùng nhau nghiên cứu tìm ra thuốc đặc trị để chữa bệnh hiểm nghèo.
D. Liên kết với nhau để khai thác gỗ trái phép và chống lại kiểm lâm.
Câu 8: Việt Nam không phải là thành viên của tổ chức quốc tế nào sau đây?
A. UNICEF B. FAO C. EU D. ASEAN
Câu 9: Câu nói ''Vì nước quên thân, vì dân phục vụ'' nói đến truyền thống gì của dân tộc?
A. Yêu nước. B. Lao động. C. Đạo đức. D. Đoàn kết.
Câu 10: Việc làm nào sau đây không phải là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
A. Tham gia các lễ hội truyền thống. B. Xem bói để biết trước các sự việc xảy ra, tránh điều
xấu.
C. Thờ cúng tổ tiên. D. Đi thăm các đền chùa, di tích.
Câu 11: Vì sao phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
A. Vì để khỏi lạc hậu, quê mùa.
B. Vì truyền thống tốt đẹp của dân tộc là tài sản vô giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển
của cá nhân và dân tộc.
C. Vì truyền thống tốt đẹp của dân tộc là tài sản quý giá.
D. Vì truyền thống tốt đẹp của dân tộc là kinh nghiệm quý.
Câu 12: Chúng ta bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc để:
A. Đẩy mạnh hoạt động phát triển kinh tế. B. Tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại
C. Góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc Việt Nam. D. Đẩy mạnh hoạt động giao lưu quốc tế.
Câu 13: Cho biết hành vi nào dưới đây thể hiện sự năng động, sáng tạo trong công việc?
A. Làm theo những gì đã được hướng dẫn để đỡ mất công.
B. Suy nghĩ để tìm ra các cách làm mới, nhanh hơn, tốt hơn.
C. Tự làm theo ý thích riêng của mình, không cần tính toán kĩ.
D. Tìm cách hoàn thành công việc cho nhanh, không quan tâm đến chất lượng và hiệu quả công
việc.
Câu 14: Sáng tạo là:
A. Say mê nghiên cứu, tìm tòi.
B. Tạo ra giá trị mới về vật chất, tinh thần.
C. Tìm ra cái mới, cách giải quyết mới.
19

D. Say mê nghiên cứu , tìm tòi, tạo ra giá trị mới về vật chất, tinh thần, tìm ra cái mới, cách giải
quyết mới.
Câu 15: Luôn tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm là:
A. Năng động. B. Chăm chỉ. C. Nhanh nhẹn. D. Linh hoạt.
Câu 16: Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của đối tượng nào sau đây?
A. Học sinh. B.Các doanh nhân. C. Tất cả mọi người. D. Người lao động.
Câu 17: Tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về cả nội dung và hình thức trong một thời
gian nhất định là biểu hiện của:
A. Tự chủ trong công việc. C. Năng động, sáng tạo trong công việc
B. Hợp tác cùng phát triển. D. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Câu 18: Sự năng động, sáng tạo sẽ mang lại lợi ích:
A. Giúp chúng ta không phải làm việc mà vẫn có kết quả tốt.
B. Nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, lao động.
C. Giúp chúng ta trở nên nổi tiếng.
D. Năng lực của bản thân bị hạn chế.
Câu 19: Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về năng động, sáng tạo?
A. Người càng năng động, sáng tạo thì càng vất vả.
B. Chỉ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mới cần đến sự năng động.
C. Học sinh còn nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được.
D. Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của con người trong nền kinh tế thị trường.
Câu 20: Hành vi nào thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
A. Tranh thủ thời gian, Minh làm bài Toán trong tiết học môn Lịch Sử.
B. Nhận đề bài kiểm tra, Nam không đọc kĩ đã vội vã làm bài vì sợ thiếu thời gian.
C. Anh Phong cho rằng cần sản xuất hàng giả để tăng nhanh số lượng sản phẩm trong một thời
gian ngắn, kiếm được thu nhập cao.
D. Lan sắp xếp thời gian và kế hoạch học tập hợp lý nên đạt được kết quả cao.
Câu 21: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là yêu cầu đối với:
A.Tất cả những người lao động. C. Những người đang trong độ tuổi lao động.
B. Những người lao động chưa nghỉ hưu. D. Một bộ phận người lao động.
Câu 22: Em sẽ không làm việc nào sau đây để thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt
đẹp của dân tộc?
A. Thờ cúng tổ tiên. C. Tham gia các lễ hội truyền thống.
B. Đi thăm các khu di tích lịch sử. D. Hay đi xem bói.
Câu 23: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây về tính tự chủ?
A. Quyết định nhanh trong mọi vấn đề, không cần suy nghĩ là thể hiện sự tự chủ.
B. Luôn im lặng trong mọi tình huống là thể hiện thái độ bình tĩnh, tự chủ.
C. Không nên bày tỏ ý kiến trước đông người để tránh sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra.
D. Cần phải cân nhắc khi đánh giá về người khác.
Câu 24: Khi có buổi sinh hoạt chi Đoàn, em sẽ làm gì để thực hiện tốt kỉ luật ?
A. Xin nghỉ dù không bận gì. B. Đến dự sinh hoạt chi Đoàn theo kế hoạch.
C. Đến dự sinh hoạt chi Đoàn muộn. D. Không thực hiện nội quy buổi sinh hoạt chi Đoàn.
Câu 25: Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” là giá trị truyền thống về:
A. làng nghề. B. đạo đức. C. tín ngưỡng. D. nghệ thuật.
Câu 26: Tư tưởng nào dưới đây cần xoá bỏ?
A. Trọng nam khinh nữ. C. Lá lành đùm lá rách.
B. Kính già, yêu trẻ. D. Uống nước nhớ nguồn.
Câu 27: Để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, học sinh không được làm việc
nào dưới đây?
20

A. Đoàn kết với các bạn. C. Lễ phép với thầy, cô giáo.


B. Chăm chỉ học tập. D. Gây gổ đánh nhau.
Câu 28: Năng động, sáng tạo chỉ có thể có ở những người:
A. Ham chơi, lười biếng C. Không có ý chí vươn lên.
B. Ỷ lại vào người khác. D. Say mê tìm tòi, thích khám phá.
Câu 29: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính sáng tạo trong công việc?
A. Vứt đồ đạc bừa bãi.
B. Biết sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi, hoạt động thể dục thể thao hợp lý.
C. Đang làm việc này lại bỏ dở để làm việc khác.
D. Chỉ làm theo những điều được hướng đẫn, chỉ bảo.
Câu 30. Chí công vô tư là:
A. Giải quyết công việc theo lẽ phải. C. Giải quyết công việc theo số đông.
B. Giải quyết công việc theo cảm tính. D. Giải quyết công việc theo tình cảm.
2. Bài tập tự luận:
Bài 1: Năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? Để trở thành người năng
động, sáng tạo học sinh cần phải làm gì?
Bài 2: Đọc các tình huống sau và trả l i:
*Tình huống 1:
Hôm đó, ở trường THCS thành phố H xảy ra một sự việc đáng buồn. Mấy bạn nữ lớp 9B đánh
hội đồng bạn T chỉ vì lí do “trông thấy ghét”. Đáng buồn hơn nữa là một số bạn chứng kiến cảnh
đó chỉ đứng xem, không ai can ngăn hay có ý kiến gì.
a. Em có tán thành những hành vi trên không? Vì sao?
b. Nếu chứng kiến sự việc đó, em sẽ có thái độ như thế nào và sẽ làm gì?
*Tình huống 2: Hoa, Nam và Lan là những người bạn rất thân. Mỗi lần gặp nhau, Hoa và Nam
lại kể cho nhau nghe về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Nhìn thấy Hoa và Nam thi nhau kể
một cách say sưa, Lan khó chịu nói: “Cứ nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam là mình có
mặc cảm thế nào ấy. So với các nước trên thế giới, nước mình còn quá lạc hậu. Ngoài truyền
thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu mà các cậu thi nhau kể.”
a. Em có đồng ý với ý kiến của Lan không? Vì sao?
b. Nếu là bạn của Lan, em sẽ nói gì với Lan?
Bài 4: Cho tình huống sau: “Minh thường mang bài tập môn khác ra làm trong lúc cô giáo đang
giảng bài môn mà bạn cho là không quan trọng. Có bạn khen đó là làm việc có năng suất, chất
lượng, hiệu quả”.
1. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
2. Nếu là bạn cùng lớp em sẽ ứng xử như thế nào?
---Hết---

MÔN: VẬT LÝ
I. TRẮC NGHIỆM:
BÀI 1: SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ.
Câu 1. Đồ thị nào dưới đây biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện chạy qua một dây
dẫn vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó?

A B C D
Câu 2. Cường độ dòng điện qua bóng đèn dây tóc tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu bóng
đèn. Điều đó có nghĩa là nếu hiệu điện thế tăng 1,5 lần thì cường độ dòng điện
21

A. tăng 1,5 lần. B. giảm 1,5A. C. giảm 1,5 lần. D. tăng 1,5A.
Câu 3. Đặt một hiệu điện thế U = 12V vào hai đầu một điện trở. Cường độ dòng điện là 2A. Nếu
tăng hiệu điện thế lên 1,5 lần thì cường độ dòng điện là:
A. 3A. B. 1A. C. 0,5A. D. 0,25A.
Câu 4. Cho đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của hiệu điện thế và cường độ dòng điện như sau.
Khi hiệu điện thế là 125V thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này là
A. 2,5A
B. 25A
C. 0,1A
D. 1A

BÀI 2: ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN. ĐỊNH LUẬT ÔM.


Câu 5. Điện trở có đơn vị là
A. Ôm () . B. Oát (W). C. Ampe (A). D. Vôn (V).
Câu 6. Để xác định điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế, ta mắc các dụng cụ điện
theo sơ đồ nào dưới đây?

A. B. C.

D.
Câu 7. Hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn là 6V và cường độ
dòng điện qua dây dẫn đó là 2A. Điện trở của dây dẫn là
A. 3Ω B. 12 . C.1/3Ω . D. 8Ω

Câu 8. Đồ thị dưới đây biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế của ba
dây dẫn khác nhau. Chọn biểu thức đúng.
A. R1  R2  R3 . B. R1  R2  R3 C. R1  R2  R3 D. Không xác định được.
BÀI 4: ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP.
Câu 9. Hai bóng đèn mắc nối tiếp với nhau vào một nguồn điện, khi một bóng đèn bị cháy thì
bóng đèn còn lại sẽ
A. không sáng. B. sáng hơn. C. vẫn sáng như cũ. D. tối hơn.
Câu 10. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp hai bóng đèn có điện trở lần lượt là R1 và R2 , nhận xét
nào sau đây là đúng?
A. Điện trở tương đương của đoạn mạch lớn hơn điện trở thành phần.
B. Các bóng đèn hoạt động độc lập nhau.
C. Giữa hai bóng đèn có hai điểm nối chung.
22

R1R2
D. Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch là Rtd  .
R1  R2
Câu 11. Cho hai điện trở R1  10 và R2  15 được mắc nối tiếp nhau. Điện trở tương đương
của mạch là
A. Rtd  25 B. Rtd  10 C. Rtd  5 D. Rtd  6
Câu 12. Có hai loại điện trở 2Ω và 5Ω. Có bao nhiêu cách mắc nối tiếp các điện trở này vào
mạch điện để có điện trở tương đương là 30Ω.
A. có 4 cách mắc. B. có 5 cách mắc. C. có 3 cách mắc. D. có 2 cách mắc.
BÀI 5: ĐOẠN MẠCH SONG SONG.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây là chính xác ?
A. Cường độ dòng điện qua các mạch song song luôn bằng nhau.
B. Để tăng điện trở của mạch , ta phải mắc một điện trở mới song song với mạch cũ
C. Khi các bóng đèn được mắc song song , nếu bóng đèn này tắt thì các bóng đèn kia vẫn
hoạt động
D. Khi mắc song song, mạch có điện trở lớn thì cường độ dòng diện đi qua lớn
Câu 14. Chọn câu sai
A. Trong đoạn mạch mắc song song cường độ dòng điện qua các điện trở là bằng nhau.
r
B. Điện trở tương đương R của n điện trở r mắc song song: R 
n
C. Điện trở tương đương của mạch mắc song song nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần.
D. Điện trở tương đương R của n điện trở r mắc nối tiếp: R  n.r
Câu 15. Khi mắc R1 và R2 song song với nhau vào một hiệu điện thế U . Cường độ dòng điện
chạy qua các mạch rẽ : I1 = 0,5 A , I2 = 0,5A . Thì cường độ dòng điện chạy qua mạch
chính là :
A . 1,5 A B. 1A C. 0,8A D. 0,5A
Câu 16. Sơ đồ tương đương của mạch điện sẽ ra sao nếu 2 khóa K1, K2 trong đoạn mạch sau đây
cùng đóng?
A. 3 điện trở mắc song song.
B. 3 điện trở mắc nối tiếp.
C. R1 song song với R2, cả hai mắc nối tiếp với R3.
D. R1 nối tiếp với R2, cả hai mắc song song với R3.
BÀI 7: SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO CHIỀU DÀI
CỦA DÂY DẪN.
Câu 17. Điện trở của một dây dẫn không phụ thuộc
A. hình dạng dây. B. chiều dài dây. C. tiết diện dây. D. vật liệu làm dây.
Câu 18. Để dự đoán sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài, ta có thể dùng cách nào?
A. Dùng tính chất của đoạn mạch mắc nối tiếp.
B. Dùng tính chất của đoạn mạch mắc song song.
C. Dùng định luật Ohm.
D. Dùng đồng thời định luật Ohm và các tính chất của mạch mắc nối tiếp, song song.
Câu 19. Từ một cuộn dây đồng, người ta cắt ra một đoạn 2m thì thấy đoạn dây đó có điện trở 5Ω.
Nếu cắt đoạn 3m từ cuộn dây đó thì đoạn dây này có điện trở:
A. 7,5Ω. B. 10Ω. C. 15Ω. D. 6Ω.
Câu 20. Một bàn là điện có dây đốt nóng là một dây điện trở với trị số 49Ω, sử dụng ở hiệu điện
thế tối đa là 220V. Khi dây đốt nóng bị cắt ngắn còn 2/3 chiều dài ban đầu, bàn là có thể
sử dụng được ở hiệu điện thế tối đa là bao nhiêu?
A. 146,7V. B. 220V. C. 32,7V D. 330V.
23

BÀI 8: SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO TIẾT DIỆN CỦA DÂY DẪN.
Câu 21. Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện dây dẫn cần phải xác định
và so sánh điện trở của các dây dẫn có những đặc điểm nào?
A. Các dây dẫn này phải có cùng tiết diện, được làm từ cùng một vật liệu nhưng có
chiều dài khác nhau.
B. các dây dẫn này phải có cùng chiều dài được làm từ cùng một vật liệu nhưng có tiết
diện khác nhau.
C. các dây dẫn này phải có cùng chiều dài cũng tiết diện nhưng được làm bằng các vật
liệu khác nhau.
D. các dây dẫn này phải được làm từ cùng một vật liệu, nhưng có chiều dài và tiết diện
khác nhau.
Câu 22. Hai đoạn dây bằng đồng, cùng chiều dài, có tiết diện và điện trở tương đương là ,
và , . Hệ thức nào dưới đây là đúng?
S S
A. = B. 1  2
R1 R2
C. = D. cả ba hệ thức trên đều sai
Câu 23. Hai dây đồng có cùng chiều dài và có điện trở lần lượt là R1 =6Ω; R2 =3Ω. Biết tiết diện
dây thứ nhất là 0,2mm2, tiết diện dây thứ là?
A. 0,4mm2 B. 0,6mm2 C. 0,1mm2 D. 0,15mm2
Câu 24. Một sợi dây làm bằng kim loại dài l1 =150 m, có tiết diện S1 = 0,4 mm2 và có điện trở R1
bằng 60 . Hỏi một dây khác làm bằng kim lọai đó dài l2 = 30m có điện trở R2 = 30
thì có tiết diện S2 là
A. S2 = 0,8mm2 B. S2 = 0,16mm2 C. S2 = 1,6mm2 D. S2 = 0,08 mm2
BÀI 9: SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÁO CHẤT LIỆU CỦA DÂY DẪN. CÔNG
THỨC TÍNH ĐIỆN TRỞ
Câu 25. Trong số các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt nhất?
A. Đồng. B. Nhôm. C. Sắt. D. Vonfram.
Câu 26. Điện trở suất là điện trở của một dây dẫn hình trụ có:
A. Chiều dài 1m tiết diện đều 1m2 . B. Chiều dài 1m tiết diện đều 1cm2 .
C. Chiều dài 1m tiết diện đều 1mm2 . D. Chiều dài 1mm tiết diện đều 1mm2
Câu 27. Một cuộn dây dẫn bằng đồng với khối lượng của dây dẫn là 0,5kg và dây dẫn có tiết
diện 1mm2, Tính điện trở của cuộn dây này, biết điện trở suất của đồng là 1,7.10-8Ω.m,
biết khối lượng riêng của đồng là 8900kg/m3.
A. 955  B. 0,955  C. 0,0955  D. 9,55 
Câu 28. Người ta cuốn một dây dẫn bằng đồng có điện trở 136m vào một lõi sắt có đường kính
2cm. Sau khi cuốn xong thấy đã cuốn được 100 vòng. Tính chiều dài của phần lõi sắt đã
cuốn được, biết rằng điện trở suất của đồng là 1,7.108 .m .
A. 10cm. B. 100cm. C. 5cm. D. 50cm.
BÀI 10: BIẾN TRỞ -ĐIỆN TRỞ DÙNG TRONG KĨ THUẬT
Câu 29. Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sau đây sẽ thay
đổi:
A. Tiết diện dây dẫn của biến trở .
B. Điện trở suất của chất làm biến trở của dây dẫn .
C. Chiều dài dây dẫn của biến trở .
D. Nhiệt độ của biến trở .
Câu 30. Trên một biến trở có ghi 30 Ω - 2,5A. Các số ghi này có ý nghĩa nào dưới đây?
A. Biến trở có điện trở nhỏ nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ nhỏ nhất là 2,5A
24

B. Biến trở có điện trở nhỏ nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2,5A
C. Biến trở có điện trở lớn nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2,5A
D. Biến trở có điện trở lớn nhất là 30 Ω và chịu được dòng điện có cường độ nhỏ nhất là 2,5A
Câu 31. Một biến trở con chạy làm bằng dây constantan có điện trở suất 0,5.106 m , tiết diện
0,3mm2 , dài 50m . Điện trở lớn nhất của biến trở là bao nhiêu?
A. 83,3 . B. 30 . C. 8, 3 . D. 300 .
Câu 32. Hiệu điện thế U trong mạch điện có sơ đồ như hình 10.3 được giữ không đổi. Khi dịch
chuyển con chạy của biến trở tiến dần về phía đầu N thì chỉ số
ampe kế sẽ thay đổi như thế nào?
A. Giảm dần đi. B. Tăng dần lên.
C. Không thay đổi. D. Lúc đầu giảm dần đi, sau đó tăng dần.
BÀI 12: CÔNG SUẤT ĐIỆN
Câu 33. Trên nhiều dụng cụ trong gia đình thường có ghi 220V và số oát
(W). Số oát này có ý nghĩa gì?
A. Công suất tiêu thụ của dụng cụ khi nó được sử dụng với những hiệu điện thế nhỏ hơn
220V
B. Công suất tiêu thụ của dụng cụ khi nó được sử dụng với những hiệu điện thế đúng với
220V
C. Công mà dòng điện thực hiệu trong một phút khi dụng cụ này được sử dụng với đúng
hiệu điện thế 220V.
D. Điện năng mà dụng cụ tiêu thụ trong một giờ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện
thế 220V.
Câu 34. Một bóng đèn có ghi 220V – 75W. Công suất điện của bóng đèn bằng 75W nếu bóng
đèn được mắc vào hiệu điện thế
A. đúng bằng 220V. B. đúng bằng 110V.
C. nhỏ hơn hoặc bằng 220V. D. lớn hơn hoặc bằng 220V.
Câu 35. Một học sinh mắc bóng đèn dây tóc ghi 110V – 25W vào mạng điện 220V. Hiện tượng
gì sẽ xảy ra?
A. Đèn ban đầu sáng mạnh, sau đó bị hỏng. C. Đèn không sáng.
B. Đèn ban đầu sáng yếu, sau đó sáng bình thường. D. Đèn sáng bình thường.
Câu 36. Trong công thức P = I2.R, nếu tăng gấp đôi điện trở R và giảm cường độ dòng điện 4 lần
thì công suất:
A. Tăng gấp 2 lần B. Giảm đi 2 lần C. Tăng gấp 8 lần D. Giảm đi 8 lần
BÀI 13: ĐIỆN NĂNG – CÔNG CỦA DÒNG ĐIỆN.
Câu 37. Số đếm của công tơ điện tại các hộ gia đình cho biết
A. điện năng mà gia đình đó đã sử dụng.
B. thời gian mà gia đình đó đã dùng các thiết bị điện.
C. công suất điện mà gia đình đó đã sử dụng.
D. số thiết bị điện mà gia đình đó đã sử dụng.
Câu 38. Đèn LED sử dụng tại các hộ gia đình tiết kiệm điện hơn đèn sợi đốt bởi vì
A. dùng bóng đèn sợi đốt thì điện năng hao phí do tỏa nhiệt quá nhiều.
B. bóng đèn LED có giá thành ban đầu rẻ hơn so với đèn sợi đốt.
C. bóng đèn LED có kích thước nhỏ hơn nên ít tốn điện hơn.
D. bóng đèn sợi đốt có công suất nhỏ hơn so với bóng đèn LED.
Câu 39. Một đèn loại 220V – 75W và một đèn loại 220V – 25W được sử dụng đúng hiệu điện
thế định mức. Trong cùng thời gian, so sánh điện năng tiêu thụ của hai đèn:
A. A1 = A2 B. A1 = 3 A2 C. A1 = A2 /3 D. A1 < A2
25

Câu 40. Trung bình mỗi ngày công tơ điện của một gia đình đếm 9,5 số. Mỗi ngày gia đình đó đã
tiêu thụ một lượng điện năng trung bình là
A. 34200kJ . B. 34200J . C. 9,5J . D. 9,5kJ .
BÀI 16: ĐỊNH LUẬT JUN-LEN-XƠ.
Câu 41. Phát biểu nào sau đây là đúng với nội dung của định luật Jun- Lenxơ?
A. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với I, tỉ lệ thuận với R và thời gian
dòng điện chạy qua.
B. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với bình
phương I, tỉ lệ nghịch với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua.
C. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với cường độ dòng
điện, tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở và thời gian
dòng điện chạy qua.
D. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với bình
phương cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua.
Câu 42. Tại sao khi dòng điện chạy qua mạch điện thì dây tóc bóng đèn nóng sáng còn dây dẫn
điện thì hầu như không nóng lên mấy?
A. Nhiệt tỏa ra trên dây tóc lớn, nhiệt tỏa ra trên dây dẫn bé hơn.
B. Điện trở của dây tóc bé còn điện trở của dây dẫn lớn.
C. Dây dẫn bằng đồng nên tỏa nhiệt nhanh.
D. Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc lớn, còn qua dây dẫn bé.
Câu 43. Nếu nhiệt lượng Q tính bằng Calo thì phải dùng biểu thức nào trong các biểu thức sau?
A. Q = 0,24.I².R.t B. Q = 0,24.I.R².t C. Q = I.U.t D. Q = I².R.t
Câu 44. Mắc biến trở vào một hiệu điện thế không đổi. Nhiệt lượng tỏa ra trên biến trở trong
cùng một thời gian sẽ tăng bốn lần khi điện trở của biến trở
A. Giảm đi bốn lần. B. Tăng lên bốn lần. C. Giảm đi hai lần. D. Tăng lên hai lần.
BÀI 23: TỪ PHỔ, ĐƯỜNG SỨC TỪ.
Câu 45. Trong từ trường của thanh nam châm, mạt sắt được sắp xếp như thế nào?
A. Mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam
châm.
B. Mạt sắt được sắp xếp một cách hỗn độn xung quanh nam châm.
C. Mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong xung quanh nam châm.
D. Mạt sắt được sắp xếp thành những đường gấp khúc nối từ cực này sang cực kia của
nam châm.
Câu 46. Hình vẽ nào sau đây là đúng về từ trường của thanh nam châm?

A. B. C. D.
Câu 47. Dưới đây là một hình ảnh trực quan về từ trường: Khẳng định nào sau đây là đúng nhất?
A. Đây là hình ảnh từ phổ của hai thanh nam châm với hai cực cùng tên đặt cạnh nhau.
B. Đây là hình ảnh từ phổ của hai thanh nam châm với hai cực khác tên đặt cạnh nhau.
C. Đây là hình ảnh từ phổ của hai nam châm châm hình trụ.
D. Đây là hình ảnh từ phổ của hai thanh nam châm bất kì đặt gần nhau.
Câu 48. Hình vẽ sau cho biết từ phổ của nam châm, hãy cho biết các cực từ 1 và 2 là các từ cực
nào?
A. 1 là cực Bắc, 2 là cực Nam. B. 1 là cực Nam, 2 là cực Bắc.
C. 1 là cực Nam, 2 là cực Nam. D. 1 là cực Bắc, 2 là cực Bắc.
BÀI 24: TỪ TRƯỜNG CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA.
Câu 49. Một cuộn dây dẫn sẽ hút một đầu kim nam châm thử khi
26

A. có dòng điện một chiều chạy qua cuộn dây.


B. nối hai đầu cuộn dây với hai cực của thanh nam châm.
C. có dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây.
D. không có dòng điện nào chạy qua cuộn dây dẫn kín.
Câu 50. Cho hình vẽ. Kết luận nào sau đây là sai.
A. Đầu A của ống dây giống cực Bắc, đầu B của ống dây giống cực Nam của nam châm
thẳng.
B. Đầu A của ống dây giống cực Nam, đầu B của ống dây giống cực Bắc của nam châm
thẳng.
C. Dòng điện chạy trên các vòng dây của ống dây có chiều từ A đến B.
D. Đường sức của ống dây có chiều đi vào từ đầu B và đi ra từ đầu A.
Câu 51. Trong từ trường của thanh nam châm, kim nam châm nào trong hình vẽ định hướng sai?
A. Kim nam châm 5. B. Kim nam châm 4.
C. Kim nam châm 2. D. Kim nam châm 1.
Câu 52. Đặt một nam châm thử ở đầu B của ống dây AB có dòng điện chạy qua, khi đứng yên
nam châm thử nằm định hướng như hình vẽ. Phần nam châm màu đen chỉ cực Bắc của
nam châm. Có thể khẳng định
A. đầu dây bên A nối với cực dương nguồn điện.
B. đầu dây bên A nối với cực âm nguồn điện.
C. cả hai đầu dây nối với cực âm nguồn điện.
D. cả hai đầu dây nối với cực dương nguồn điện.
BÀI 25: SỰ NHIỄM TỪ CỦA SẮT, THÉP. NAM CHÂM ĐIỆN
Câu 53. Điều nào sau đây là sai khi nói về sự nhiễm từ của sắt và thép?
A. Lõi sắt, lõi thép khi đặt trong từ trường thì chúng đều bị nhiễm từ.
B. Trong cùng điều kiện như nhau , sắt nhiễm từ mạnh hơn
thép.
C. Trong cùng điều kiện như nhau, sắt nhiễm từ yếu hơn
thép.
D. Sắt bị khử từ nhanh hơn thép.
Câu 54. Người ta sử dụng lõi kim loại nào để chế tạo ra nam châm điện?
A. lõi sắt non. B. lõi đồng. C. lõi thép. D. lõi nhôm.
Câu 55. Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của
bệnh nhân một cách an toàn bằng cách nào sau đây?
A. Dùng nam châm. B. Dùng kéo.
C. Dùng kìm. D. Dùng panh y tế.
Câu 56. Nam châm điện nào mạnh nhất trong số các nam châm điện
dưới đây?

A. H2. B. H3. C. H4. D. H1.


BÀI 27: LỰC ĐIỆN TỪ
Câu 57. Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào:
A. Chiều của dòng điện qua dây dẫn.
B. Chiều đường sức từ qua dây dẫn.
C. Chiều chuyển động của dây dẫn.
27

D. Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.
Câu 58. Một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường giữa
hai nhánh của một nam châm hình chữ U. Khung dây sẽ quay đến vị trí nào thì dừng lại
A. Mặt khung dây song songvới các đường sức
B. Mặt khung dây vuông góc với các đường sức
C. Mặt khung dây tạo thành một góc 600 với đường sức từ.
D.Mặt khung dây tạo thành một góc 450 với đường sức từ.
Câu 59. Cho một dây dẫn AB có dòng điện chạy qua đặt vào vùng từ trường đều giữa hai nhánh
của một nam châm hình chữ U thì xuất hiện lực điện từ F tác dụng vào dây AB như hình
vẽ. Khi đó dòng điện chạy qua dây AB có chiều
A. từ B đến A.
B. không có dòng điện qua dây AB.
C. từ A đến B.
D. dòng điện đổi chiều liên tục.
Câu 60. Cho khung dây ABCD đặt trong vùng từ trường đều như hình
vẽ. Biết khung dây có thể quay quanh trục OO’. Hỏi khung dây sẽ
chuyển động như thế nào khi dòng điện chạy qua khung dây?
A. khung dây quay ngược chiều kim đồng hồ do tác dụng của lực
điện từ.
B. khung dây quay theo chiều kim đồng hồ do tác dụng của lực điện
từ.
C. khung dây đứng im do tác dụng của lực điện từ.
D. khung dây dao động quanh trục OO’ do tác dụng của lực điện từ.
II. TỰ LUẬN:
Phần 1: điện học
Cho 3 bóng đèn: 220V- -45W; 220V- 75W;220V-100W; bếp điện 220V-1000W; bàn là: 220V-
800W
1. Tính điện trở của mỗi đèn, bàn là, bếp điện
2. Mắc đèn 1 nối tiếp với đèn 2 vào mạng điện có hiệu điện thế 220V. Tính:
a. Rnt? Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính?
b. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở ?
c. Công suất của đoạn mạch nối tiếp?
d. Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch trong thời gian 10phut?
3. Mắc đèn 2 song song với đèn 3 vào mạng điện có hiệu điện thế 220V. Tính:
a. R//? Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính?
b. Cường độ dòng điện chạy qua mỗi đèn?
c. Công suất của đoạn mạch song song?
d. Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch trong thời gian 10phut?
4. Người ta dùng bếp điện trên ở hiệu điện thế 220V
a. Tính nhiệt lượng tỏa ra trong 1 giây?
b. Dùng bếp điện trên để đun sôi 2kg nước ở nhiệt độ ban đầu 300C thì thời gian đun sôi
nước là 15 phút. Tính hiệu suất của bếp biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kgK
c. Một ngày sử dụng bếp trên trong 4 giờ. Tính tiền điện phải trả cho việc đun nước trên
trong 30 ngày. Nếu 1kWh giá 1000đồng.
5. Người ta dùng bàn là ở hiệu điện thế 200V.
a. Tính nhiệt lượng bàn là tỏa ra trong thời gian 10 phút?
28

b. Một ngày sử dụng bàn là trong 4 giờ. Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bàn là trong
30 ngày. Biết 1kWh giá 1000đồng.
6. Bếp điện, bàn là trên được làm bằng dây nicrom có
a. chiều dài 25m, tính tiết diện của dây? Đường kính của dây?
b. tiết diện của dây là 2mm2, tính chiều dài của dây?
Phần 2: Từ học
1. Xác định từ cực của ống dây, của kim nam châm trong các hình vẽ sau?

2. Xác định chiều của lực điện từ?


N S

S  N S N
S
N

3. Xác định từ cực của nam châm?


4. Xác định chiều dòng điện?

N N
S N
S N
S S

5. Đặt một nam châm điện vuông góc với một dây dẫn thẳng có dòng điện không đổi chạy qua
như hình vẽ.
a. Xác định từ cực của ống dây?
b. Xác định lực điện từ lên đoạn dây AB có dòng điện chạy qua?
A -
A
+

B
+
B -
-

---Hết---
29

MÔN: HÓA HỌC


A. LÝ THUYẾT
1) Tính chất hoá học của oxit bazơ 2)Tính chất hoá học của oxit axit
a/ Tác dụng với nước → dd bazơ( iềm) a/ Tác dụng với nước  dd axit
BaO + H2O → Ba(OH)2 P2O5 + 3H2O  2H3PO4
b/ Tác dụng với axit  Muối + nước. b/ Tác dụng với dd bazơ  muối + nước
CuO + 2HCl  CuCl2 + H2O CO2 + Ca(OH)2CaCO3 + H2O
c/ Tác dụng với oxit axit Muối c/ Tác dụng với oxit bazơ Muối
BaO + CO2  BaCO3 CO2 + CaO  CaCO3

3) TCHH của axit 4) TCHH của bazơ


a/ Dd axit àm đổi màu quỳ t m thành đỏ a/ DD bazơ làm Quì t m đổi sang màu
b/ Axit+ kim loại (trước H) Muối + H2↑ xanh, làm dd Phenolphtalein không màu
3H2SO4 + 2Al  Al2(SO4)3+ 3H2↑ đổi thành màu đỏ
2HCl + Fe  FeCl2 + H2 ↑ b/ DD bazơ + oxit axit  muối + H2O
c/ Axit + Bazơ  Muối + H2O (phản ứng 2NaOH + SO2  Na2SO3 + H2O
trung hoà) c/ Bazơ + axit  muối + H2O
H2SO4+ Cu(OH)2 CuSO4 + 2H2O Cu(OH)2 +2HNO3  Cu(NO3)2 + 2H2O
d/ Axit + Oxit bazơ  Muối + H2O d/ Bazơ hông tan bị nhiệt phân huỷ →
Fe2O3 + 6HCl  2FeCl3 + 3H2O oxit bazơ tương ứng + H2O
e/ Axit + Muối  Muối mới + Axit mới Cu(OH)2  to
CuO + H2O
H2SO4 + BaCl2 BaSO4+ 2HCl e/ Kiềm + Muối  Muối mới + Bazơ mới
2NaOH+CuSO4Na2SO4+ Cu(OH)2↓

5)TCHH của muối 6) Tính chất hóa học của kim loại
a/ Muối+kim loại  muối mới +kim loại a/ Tác dụng với oxi  oxit bazơ
mới:Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2+ 2Ag 3Fe+ 2O2  to
Fe3O4
b/ Muối + axit  muối mới + Axit mới b/ Tác dụng với phi kim khác→ muối
BaCl2 + H2SO4BaSO4+ 2HCl 2Na+Cl2  to
2NaCl
c/ Muối +Muối Hai muối mới Cu + S t o
CuS
AgNO3 + NaCl AgCl + NaNO3 c/ Kim loại trước (H) + axit  muối + H2
d/ Muối + Kiềm  Muối mới+Bazơ mới Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2
2NaOH + CuSO4Na2SO4+ Cu(OH)2↓ d/ Tác dụng với dd muối → muối mới +
e/ Phản ứng phân huỷ muối KL mới
2KClO3  to
2KCl + 3O2 Cu+2AgNO3Cu(NO3)2+2Ag

7) Dãy hoạt động hóa học của kim loại


K, Na/ Mg, Al, Zn, Fe, Pb/ (H), Cu, Ag, Au.
* Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học:
1. Mức độ hoạt động hoá học của các KL giảm dần từ trái sang phải.
2. KL đứng trước Mg phản ứng với nước → dd bazơ + h Hidro.
3. KL đứng trước hiđro (trừ K, Na) phản ứng với axit loãng  muối + h hiđro.
4. Từ Mg, KL đứng trước đẩy KL đứng sau ra khỏi dd muối.
30
31

8. Tính chất hoá học của SẮT: 9. Tính chất hoá học của NHÔM
a/ Tác dụng với phi kim a) Tính chất của kim loại
+ Tác dụng với oxi Oxit sắt từ + Tác dụng với oxi  Nhôm oxit
3Fe + 2O2  to
Fe3O4 4Al + 3O2 
to
2Al2O3
+ Tác dụng với clo Muối sắt(III) clorua + Tác dụng với phi kim khác muối
2Fe + 3Cl2  to
2FeCl3 2Al + 3Cl2  2AlCl3
b/ Tác dụng với axit  muối sắt(II) + khí + Tác dụng với dd axit  Muối + H2↑
hiđro 2Al+6HCl2AlCl3+3H2↑
Fe + 2HCl FeCl2 + H2↑ Chú ý: Al không tác dụng với HNO3 đặc,
Chú ý: Sắt không tác dụng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
nguội và H2SO4 đặc, nguội + Tác dụng với dd muối của KL yếu hơn 
c/ Tác dụng với dd muối (của KL yếu hơn muối nhôm + kim loại mới
sắt) → muối sắt (II) + KL mới 2Al+3CuCl2  2AlCl3+3Cu↓
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu b) Nhôm phản ứng với dd kiềm giải phóng khí
hiđro
10. Hóa trị của các nguyên tố
- Hóa trị I: Na, K, Ag, Cl, nhóm nitrat (NO3), nhóm hiđroxit (OH)
- Hóa trị III: Al, Fe, nhóm photphat (PO4)
- Hóa trị II: các nguyên tố còn lại và Fe, nhóm sunfat (SO4), nhóm cacbonat
(CO3), nhóm sunfit (SO3)
B. BÀI TẬP
I. Trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng nhất:
1. Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần?
A. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe B. Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn
C. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K D. Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe
2. Sau khi làm thí nghiệm có những khí thải độc hại sau: HCl, H2S, CO2, SO2. Có thể dùng
chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất?
A. Nước vôi trong B. Dung dịch HCl
C. Dung dịch NaCl D. Nước
3. Để phân biệt được hai dung dịch Na2SO4 và Na2CO3, người ta dùng chất nào trong các chất
sau đây?
A. BaCl2 B. HCl C. Pb(NO3)2 D. NaOH
4. Có dung dịch AlCl3 lẫn tạp chất là CuCl2. Để làm sạch dung dịch muối nhôm có thể dùng
A. Cu B. Fe C. Al D. Mg
5. Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch kiềm là:
A. Na, Fe, K B. Na, Cu, K C. Na, Ba, K D. Na, Pb, K
6. Oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là:
A. CO2 B. P2O5 C. Na2O D. MgO
7. Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước)
kim loại nào sau đây?
A. Ag B. Cu C. Pb D. Zn
8. Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không
đổi, chất rắn thu được là:
A. Fe(OH)2 B. Fe2O3 C. FeO D. Fe3O4
9. Cặp chất nào không xảy ra phản ứng:
A. Cu + AgNO3 B. Cu + HCl C. Mg + H2SO4 D. Al + Cl2
32

10. Kim loại Al không phản ứng với dung dịch:


A. NaOH loãng B. H2SO4 đặc, nguội
C. HNO3 đặc, nóng D. H2SO4 loãng
11. Cho lá sắt có khối lượng 5,6 g vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, nhấc lá sắt ra, rửa
nhẹ, làm khô và cân thấy khối lượng lá sắt là 6.4 g. Khối lượng muối sắt được tạo thành là:
A. 30,4g B. 15,2 g C. 12,5g D. 14,6 g
12. Hòa tan hoàn toàn 18 g một kim loại R cần dùng 800ml dung dịch HCl 2,5 M. R là kim
loại nào sau đây?
A. Ca B. Mg C. Al D. Fe
13. Phần trăm cacbon có trong gang là:
A. từ 6 – 10% B. dưới 2% C. từ 2 – 5% D. trên 10%
14. Kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch bazơ (kiềm)?
A. Fe B. Ag C. Al D. Cu
15. Trung hòa 200 ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 20%. Khối lượng dung dịch
NaOH cần dùng là:
A. 100 gam B. 80 gam C. 90 gam D. 150 gam
16. Oxit khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit sunfuric là:
A. CO2 B. SO3 C. SO2 D. K2O
17. Trong các chất sau đây chất nào chứa hàm lượng sắt nhiều nhất?
A. FeS2 B. FeO C. Fe2O3 D. Fe3O4
18. Trong các kim loại: Ag, Cu, Al, Fe, kim loại nào dẫn điện tốt nhất là
A. Cu B. Al C. Ag D. Fe
19. Dãy oxit vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch axit là:
A. CuO, Fe2O3, SO2, CO2. B. CaO, CuO, CO, N2O5.
C. CaO, Na2O, K2O, BaO. D. SO2, MgO, CuO, Ag2O.
20. Để làm sạch CO có lẫn CO2 ,có thể dùng cách nào sau đây?
A. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch Ca(OH)2 dư. C. Dẫn hỗn hợp qua NH3.
B. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch PbCl2 dư D. Dẫn hỗn hợp qua dd Cu(NO3)2.
II. Tự luận
1. Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
a) Fe + ....   FeCl3 e) Fe(OH)3   ... + ...
o o
t t

b) FeCl3 + ...  Fe(OH)3 + ... f) Fe2O3 + ...  to


 Fe + ...
c) Fe(OH)3 + ...  Fe2(SO4)3 + ... g) Fe + ...  FeCl2 + ...
d) Fe2(SO4)3 + ...  FeCl3 + ... h) FeCl2 + ...  Fe(OH)2 + ...
2. Có 3 kim loại: nhôm, bạc, sắt. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng kim loại.
Các dụng cụ hóa chất coi như có đủ. Viết các phương trình hóa học để nhận biết.
3. Cho 10,5 gam hỗn hợp hai kim loại Cu và Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu
được 2,24 lít khí (ở đktc).
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính phần trăm về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
---Hết---
33

MÔN: SINH HỌC


PHẦN I. TỰ LUẬN
Câu 1.
a. Một đoạn mạch của gen có cấu trúc như sau:
Mạch 1: -A–T–G–X–T–X–G–G–A–
Mạch 2: -T–A–X–G–A–G–X–X–T–
Xác định trình tự các nuclêôtit của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2.
b. Một gen có chiều dài là 5100 A0 và số nuclêôtit loại A chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen.
Hãy xác định số nuclêôtit mỗi loại của gen này.
Câu 2. NTBS được biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ dưới đây như thế nào?
Gen (một đoạn ADN)  mARN  Protein
Câu 3. Đột biến cấu trúc NST là gì? Kể tên một số dạng đột biến cấu trúc NST.
Câu 4.
a. Đột biến gen là gì? Cho ví dụ. Có những dạng đột biến gen nào?
b. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật?
Câu 5.
a. Mức phản ứng là gì? Cho ví dụ về mức phản ứng ở cây trồng.
b. Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số
lượng, về mức phản ứng để nâng cao năng suất cây trồng như thế nào?
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM
CHƯƠNG I. CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
Câu 1. Để tiến hành lai một cặp tính trạng, Menđen đ sử dụng đối tượng thí nghiệm nào
sau đây à chủ yếu?
A. Chuột B. Ruồi giấm C. Ong D. Đậu Hà Lan
Câu 2. Kết quả lai 1 cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menđen cho tỉ lệ kiểu hình ở F2

A. 1 trội : 1 lặn. B. 2 trội : 1 lặn. C. 3 trội : 1 lặn. D. 4 trội : 1 lặn.
Câu 3. Theo Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể do
A. một nhân tố di truyền quy định.
B. một cặp nhân tố di truyền quy định.
C. hai nhân tố di truyền khác loại quy định.
D. hai cặp nhân tố di truyền quy định.
Câu 4. Menđen đ giải thích các kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân y độc lập và
tổ hợp của cặp nhân tố di truyền quy định cặp tính trạng tương phản thông qua
A. phát triển giao tử và sinh sản.
B. quá trinh phát sinh giao tử và thụ tinh.
C. tổ hợp và phân ly giao tử.
D. quá trình sinh trưởng của các tế bào sinh dưỡng.
Câu 5. Tính trạng là gì?
A. Là những biểu hiện của kiểu gen thành kiểu hình.
B. Là các đặc điểm bên trong cơ thể sinh vật.
C. Là kiểu hình bên ngoài cơ thể sinh vật.
D. Là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của một cơ thể.
Câu . Phép ai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu gen 1:2:1?
A. AA x Aa B. AA x aa C. Aa x Aa D. Aa x aa
Câu 7. Ở cà chua, tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng. Khi cho
cây cà chua quả đỏ thuần chủng ai phân t ch thì thu được
A. Toàn quả vàng. B. Toàn quả đỏ.
C. Tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng. D. Tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng.
34

Câu 8. Quy luật phân i có ý nghĩa thực tiễn gì?


A. Xác định được các dòng thuần.
B. Cho thấy sự phân li của tính trạng ở các thế hệ lai.
C. Xác định được tính trạng trội, lặn để ứng dụng vào chọn giống.
D. Xác định được phương thức di truyền của tính trạng.
Câu 9. Chọn cụm từ điền vào chỗ trống trong câu sau:
M nđ n dùng ...(1)... để kí hiệu nhân t di truy n tr i à ....(2)... để kí hiệu nhân t di truy n
lặn.
A. (1): chữ cái in thường, (2): chữ cái in hoa
B. (1): chữ số, (2): chữ cái
C. (1): chữ cái; (2): chữ số
D. (1): chữ cái in hoa, (2): chữ cái in thường
Câu 10. Thí nghiệm của Menden đem ai hai thứ đậu Hà lan thuần chủng khác nhau về 2
cặp tính trạng tương phản, F2 thu được số kiểu hình
A. 2 B. 3 C. 5 D. 4
CHƯƠNG II. NHIỄM SẮC THỂ
Câu 1. Ở úa nước (2n=24) số nhóm gen liên kết của loài là
A. 12 B. 36 C. 24 D. 48
Câu 2. NST thư ng tồn tại thành từng cặp tương đồng trong
A. hợp tử, tế bào sinh dưỡng, giao tử.
B. tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai, giao tử.
C. tế bào sinh dục sơ khai, tế bào sinh dưỡng, hợp tử.
D. giao tử, tế bào sinh dục sơ khai.
Câu 3. Bộ NST ưỡng bội của oài ngư i là
A. 2n = 8 NST B. 2n = 22 NST
B. 2n = 44 NST D. 2n = 46 NST
Câu 4. Trong quá trình thụ tinh, hợp tử được tạo thành do sự kết hợp giữa
A. 1 tinh bào và 1 trứng. B. 1 tinh trùng và 1 noãn bào.
C. 1 tinh trùng và 1 trứng. D. 1 tinh trùng và 1 thể cực.
Câu 5. Ở ngư i sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính nào với trứng để tạo hợp
tử phát triển thành con trai?
A. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A+Y với trứng 22A+X để tạo hợp tử 44A+XY.
B. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A+X với trứng 22A+X để tạo hợp tử 44A+XX.
C. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A+Y với trứng 22A+Y để tạo hợp tử 44A+YY.
D. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A+X với trứng 22A+Y để tạo hợp tử 44A+XY.
Câu 6. Nội dung nào sau đây à sai khi nói về quá trình thụ tinh?
A. Mỗi tinh trùng kết hợp với một trứng tạo ra một hợp tử.
B. Thụ tinh là quá trình kết hợp bộ NST đơn bội của giao tử đực với giao tử cái để phục
hồi bộ NST lưỡng bội cho hợp tử.
C. Thụ tinh là quá trình phối hợp yếu tố di truyền của bố và mẹ cho con.
D. Các tinh trùng sinh ra qua giảm phân đều thụ tinh với trứng tạo hợp tử.
Câu 7. Trong giảm phân, ở ì sau I và ì sau II có điểm giống nhau là
A. Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái đơn.
B. Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép.
C. Sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể.
D. Sự phân li các nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào.
Câu 8. Số ượng NST trong bộ NST ưỡng bội của loài phản ánh
A. mức độ tiến hóa của loài.
B. mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
35

C. tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài.


D. số lượng gen của mỗi loài.
Câu . Đặc điểm nào sau đây không phải à đặc điểm của ruồi giấm?
A. Bộ nhiễm sắc thể có ít nhiễm sắc thể.
B. Dễ nuôi và dễ tiến hành thí nghiệm.
C. Ít biến dị và các biến dị khó quan sát.
D. Thời gian sinh trưởng ngắn, đẻ nhiều.
Câu 10. Tại sao phép lai giữa ruồi đực F1 thân xám, cánh dài với ruồi cái thân đen cánh
cụt trong thí nghiệm của Moocgan được gọi là lai phân tích?
A. Vì đây là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình trội với cá thể mang kiểu hình lặn tương
ứng.
B. Vì đây là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình trội với cá thể mang kiểu hình trội khác
trong kiểu gen.
C. Vì đây là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình lặn cần xác định kiểu gen với cá thể mang
kiểu hình trội.
D. Vì đây là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình lặn với cá thể mang kiểu hình lặn khác
trong kiểu gen.
CHƯƠNG III. ADN VÀ GEN
Câu 1. Trong các loại Nucleotit tham gia cấu tạo nên ADN không có loại
A. Timin (T) B. Adenin (A) C.Guanin (G) D.Uraxin (U)
Câu 2. Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định t nh đặc thù của prôtêin?
A. Cấu trúc bậc1 B. Cấu trúc bậc 2 C. Cấu trúc bậc 3 D. Cấu trúc bậc 4.
Câu 3. Cho các ví dụ sau:
(1) Côlagen cấu tạo nên mô liên kết ở da.
(2) Enzim lipaza thủy phân lipit.
(3) Insulin điều chỉnh hàm lượng đường trong máu.
(4) Glicogen dự trữ ở trong gan.
(5) Hêmoglobin vận chuyển O2 và CO2.
Có mấy ví dụ minh họa cho các chức năng của protein?
A. 3 B. 6 C. 5 D. 4
Câu 4. Đặc điểm chung về cấu tạo giữa ADN, ARN, Protein là
A. đại phân tử có cấu taọ theo nguyên tắc đa phân.
B. có kích thước và khối lượng như nhau.
C. đều được cấu tạo từ các nucleotit.
D. đều được cấu tạo từ các axit amin.
Câu 5. Bốn loại đơn phân cấu tạo ADN có kí hiệu là
A. A, U, G, X B. A, T, G, X C. A, D, R, T D. U, R, D, X
Câu 6. Các nguyên tố hoá học tham gia trong thành phần của phân tử ADN là
A. C, H, O, Na, S B. C, H, O, N, P C. C, H, O, P, K D. C, H, N, P, Mg
Câu 7. Hai mạch đơn pô inuc êotit của phân tử ADN liên kết với nhau bằng liên kết
A. Cộng hóa trị giữa axit phosphoric của nuclêôtit mạch đơn này với nuclêotit của mạch đơn
kia.
B. Hiđro giữa axit phosphoric của nuclêôtit mạch đơn này với đường của nuclêotit mạch đơn
kia.
C. Hiđro giữa các bazơ nitric của mạch đơn này với bazơ nitric mạch đơn kia theo nguyên tắc
bổ sung (A-G, T-X).
D. Hiđro giữa các bazơ nitric của mạch đơn này với bazơ nitric mạch đơn kia theo ngyên tắc
bổ sung (A-T, G-X).
Câu 8. Kí hiệu của phân tử ARN thông tin là
36

A. mARN B. rARN C. tARN D. ARN


Câu . Đặc điểm khác biệt của ARN so với phân tử ADN là
A. Đại phân tử. B. Có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
C. Chỉ có cấu trúc một mạch. D. Được tạo từ 4 loại đơn phân.
Câu 10. ADN vừa có t nh đa dạng, vừa có t nh đặc thù vì
A. Cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N, P.
B. Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, mà đơn phân là các axit amin.
C. Cấu trúc theo nguyên tắc bán bảo toàn, có kích thước lớn và khối lượng lớn.
D. Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với 4 loại đơn phân: A, T, G, X.
Câu 11. Tương quan về số ượng axit amin và nucleotit của mARN khi ở trong riboxom

A. 3 nucleotit ứng với 1 axit amin. B. 1 nucleotit ứng với 3 axit amin.
C. 2 nucleotit ứng với 1 axit amin. D. 1 nucleotit ứng với 2 axit amin.
Câu 12. M p n ử ADN l n n n đôi liên iếp, o b o n iê p n ử ADN on
A. 4. B. 8. C. 16. D. 32.
CHƯƠNG IV. BIẾN DỊ
Câu 1. Dạng đột biến nào sau đây không phải à đột biến cấu trúc NST?
A. Mất đoạn NST B. Mất một cặp nucleotit
C. Lặp đoạn NST D. Đảo đoạn NST
Câu 2. Cà độc dược có bộ NST 2n=24. Thể một nhiễm của cà độc dược có số ượng NST
trong tế bào là
A. 2n-1=23 B. 2n-2=22 C. 2n=24 D. 2n+2=26
Câu 3. Bệnh Đao có ở ngư i xảy ra là do trong tế bào sinh dưỡng có
A. 3 NST ở cặp số 12 B. 3 NST ở cặp số 21
C. 3 NST ở cặp số 17 D. 3 NST ở cặp giới tính
Câu 4. Ở ngư i, mất một đoạn nhỏ ở đầu NST 21 gây ra hậu quả
A. bệnh bạch tạng B. bệnh Đao
C. bệnh máu khó đông D. bệnh ung thư máu
Câu 5. Dạng đột biến nào sau đây hông àm thay đổi ch thước nhiễm sắc thể (NST)
nhưng àm thay đổi trình tự các gen trên đó, t ảnh hưởng đến sức sống?
A. Mất đoạn NST. B. Đảo đoạn NST. C. Lặp đoạn NST. D. Chuyển đoạn NST.
Câu 6. Điều nào dưới dây không đúng khi nói về đột biến gen?
A. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.
B. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
C. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
D. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
Câu 7. Cơ chế phát sinh thể dị bội là do sự phân i hông bình thư ng của một số cặp
NST trong giảm phân, tạo nên
A. Giao tử có 3 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng.
B. Giao tử có 2 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng.
C. Hai giao tử đều có 1 NST của cặp tương đồng.
D. Hai giao tử đều không có NST nào của cặp tương đồng.
Câu 8. Đặc điểm nào sau đây có ở thư ng biến nhưng không có ở đột biến?
A. Xảy ra đồng loạt và xác định. B. Biểu hiện trên cơ thể khi phát sinh.
C. Kiểu hình của cơ thể thay đổi. D. Do tác động của môi trường sống.
Câu 9. Kí hiệu bộ NST nào sau đây dùng để chỉ thể ba nhiễm?
A. 2n + 1 B. 2n – 1 C. 2n + 2 D. 2n – 2
Câu 10. Một loài sinh vật có 2n = 20. Bộ NST của thể tam bội chứa số NST là
A. 10 B. 20 C. 30 D. 21
37

---Hết---

REVISION FOR THE FIRST SEMESTER – GRADE 9


PHONETICS AND PHONOLOGY
I. Find the word which has different sound in the underlined part.
1. A. Endangered B. generation C. accept D. memorable
2. A. employed B. exhausted C. considered D. behaved
3. A. environment B. repeat C. embroider D. transfer
4. A. pottery B. opinion C. communicate D. behavior
5. A. handicraft B. publish C. remind D. historical
6. A. cleaner B. threat C. ahead D. instead
7. A. breathe B. ethane C. thank D. healthy
8. A. camel B. candy C. travel D. stable
9. A. basic B. desert C. president D. season
10 A. stretches B. slopes C. ranges D. faces
II. Choose a word in each line that has different stress pattern
1. A. eating B. follow C. notice D. advise
2. A. delighted B. manage C. convince D. depress
3. A. confident B. abandon C. depressed D. important
4. A. order B. receive C. perform D. rehearse
5. A. pressure B. decision C. friendship D. guidance
6. A. damage B. event C. behave D. surprise
7. A. develop B. understand C. imagine D. consider
8. A. illiterate B. communicate C. entertainment D. traditional
9. A. programme B. custom C. postman D. personality
10. A. grandparents B. violence C. buffalo D. importance
VOCABULARY AND GRAMMAR
III. Choose the best one (A, B, C or D) to complete the sentence
1. My sister is a poet. She often takes ………. from the natural beauty.
A. inspiration B. inspire C. inspiring D. inspirational
2. For most of us, however, positive thinking and ……………….. can be learned.
A. self-awareness B. self-abuse C. self-access D. self-analysis
3. He asked her to marry him but she……………….. .
A. carry him out B. turned him down C. took him out D. let him in
4. The cost ……….. living in Singapore is higher than any countries in South East Asia.
A. for B. on C. of D. in
5. It rained very hard this morning; ………,. all students in my class went to class on time.
A. therefore B. although C. so D. however
6. Jane said that she ………….. come and look after the children the following day.
A. can B. will C. could D. should
7. The weather was ……………….. in England than in Spain last week.
A. most warmer B. by far warmer C. more warmer D. much warmer
8. ………….. all our efforts to save the school, the authorities decided to close it.
A. Since B. Despite C. Although D. Because
9. He still doesn’t know ………….. his budget when living alone in the city.
A. when to manage B. how to manage C. where to manage D. what to manage
10. My brother is a famous artisan in the village, ………. he is still very young.
A. because B. although C. when D. however
11. Son Doong Cave will be ……………….. ruins if the cable car system is constructed.
38

A. in B. at C. on D. out
12. In the 17th century, the Viet people…… the temple tower, calling it ThienY Thanh Mau
Tower.
A. got into B. took over C. looked after D. put up
13. The Imperial Citadel of Thang Long is a… that consists of royal palaces and
monuments.
A. complex B. structure C. setting D. measure
14. My younger sister doesn’t enjoy ………. TV. She prefers to listen ………. music.
A. watch/ for B. watching/ on C. to watch/ in D. watching/ to
15. I wish that he ……….. to me about his living conditions.
A. will never lie B. would lie never C. would never lie D. could never lie
16. I was surprised ……………….. what happened at the end of the film.
A. finding out B. in finding out C. to find out D. that I found out
17. Nothing is more specious than ………. .
A. freedom B. free C. freeing D. frees
18. The doctor suggested I……………….. more exercise to keep my blood pressure down.
A. do B. to do C. doing D. could do
19. Giving lucky money to children and the elderly is one of the most common …………
during the Lunar New Year.
A. behaviors B. habits C. events D. practices
20. Peter: ………. you ever ………. Vietnam? Tom: - Yes. I ………. there a year ago.
A. Had-visited/ went B. Have-visited/ went C. will- visit /go D. Do-
visit/ go
21. After the tourists ………. two hours in the gallery, they ………. to a craft village.
A. had spent/ travelled B. spent/ travelled C. had spent/ travelling D. spent/ had travelled
22. ………. university has been built in our area.
A. An B. A C. The D. X
23. Air pollution has a bad influence ………. the environment.
A. at B. in C. on D. to
24. Look! The children are playing ………. in the school yard.
A. happy B. happiness C. happier D. happily
25. Ba failed the exam again ………. his laziness.
A. because of B. because C. so D. since
26. We ………. each other since we ………. school three years ago.
A. haven’t seen/ left B. didn’t see/ have left C. hadn’t seen/ left D. didn’t see/ left
27. I enjoy ………. books in ………. to enrich my vocabulary.
A. read /order B. to read/ order C. reading/ order D. reading/
that
28. Nam is ………. person in our class.
A. the three tallest B. the third taller C. the third tall D. the third tallest
29. Nothing is more specious than ………. .
B. freedom B. free C. freeing D. frees
30. Minh said that he ………. to Hai Phong the next day.
A. would go B. will go C. is going D. goes
31. He won the game because he ………. it a lot with his brother.
A. was playing B. played C. had played D. plays
32. The farmer ………. in the field when it started to rain heavily.
A. were working B. worked C. had worked D. are
working
39

IV Choose the underlined word or phrase (A, B, C or D) that needs correcting.


1. Lynn wishes she had a bigger apartment and can buy a car.
A B C D
2. As soon as the alarm clock rang, she woke up and was getting out of bed.
A B C D
3. I haven’t heard from the Maria since a long time.
A B C D
4. What do you use to do when you felt afraid?
A B C D
5. Mary was drying the dishes when she was dropping the plates.
A B C D
6. In the past, children got used to play outdoor games.
A B C
7. He let the letter falling onto the floor.
A B C D
8. It has been raining much these days. We wish it stop raining now so that we could
A B C D
have a nice picnic tomorrow.

9. It is considered that life in a city is wonderful and unenjoyable.


A B C

10. Children should learn how behaving well towards the elders.
A B C D

11. By use solar energy, we can save nature resources.


A B C D
12. It is such a hot weather that everyone feels very tired.
A B C D
13. If we will plant more trees, the air will be fresher.
A B C D
14. My sister is as taller as my mother.
A B C D
15. Mai learnt hard in order to that she might get the scholarship.
A B C D
16. Nam didn’t know where to find more informations about the course.
A B C D
17. My mother often has her clothes make by that girl.
A B C D
18. Would you like any coffee, please? Some
A B C D
19. Hoa is the more intelligent girl in our class.
A B C D
20. Give me the book where you borrowed from the library.
A B C D
V. Mark the letter A, B, C or D to indicate the word or phrase that is CLOSEST in
meaning to the underlined part in each of the following questions.
1. She left school and immediately started to make her own way without help from her
family.
40

A. find her living B. try her living C. hold her living D. earn her living
2. In the United States, elementary education is compulsory nationwide, with state
governments having no say in the issue.
A. perfunctory B. desirable C. rational D. mandatory
4. He resembles his father in appearance very much.
A. looks after B. names after C. takes after D. calls after
5. Elephants will become extinct if man continues killing them.
A. die out B. die down C. die of D. die away
6. Salt has been used for centuries as a method of preserving foods. .
A. displaying B. cooking C. conserving D. seasoning
7. She was brought up in a well-off family. She can’t understand the problems we are facing.
A. wealthy B. kind C. broken D. poor
8. I am accustomed to doing morning exercises.
A. used to do B. being used to do C. using to do D. used to doing
9. The hotel is beautifully located in a quiet spot near the river.
A. lasted B. situated (nằm) C. complicated D. acted
10. Students in our class always have a good relationship with one another.
A. get on with hòa thuận B. know C. look after D.
think about
11. At the weekends, the city is always crowded with people.
A. full B. busy C. quiet D. packed
12. The lost hikers stay alive by eating wild berries and drinking spring water.
A. surviced B. rescused C. survive D. saved
VI. Mark the letter A, B, C, or D to indicate the word(s) OPPOSITE in meaning to the
underlined word(s)in each of the following questions.
1. Travel insurance is sometimes mistaken for temporary health insurance, but the two are
actually different.
A. transitory B. passing C. mutable D. permanent (
vĩnh viễn)
2. She is a very generous old woman. She has given most of her wealth to a charity
organization.
A. mean ích kỷ B. amicable C. kind D.
hospitable
3. The plane landed safely. Hạ cánh
A. touched down B. took off C. took over D. took up
4. She had a cozy little apartment in Boston. Thoải mái
A. uncomfortable B. warm C. lazy D. dirty
5. She is carrying out a health project for the disadvantaged in inner cities and rural areas.
A. coastal B. suburban C. urban (thành phố) D. mountainous
6. He passed the exam as he worked very hard.
A. lazy B. busy C. lazily D. early
7. They always look down on people who are poor
A. look for B. look after C. look up to D. dislike
8. When you come inside a temple, you should take off your shoes and hat.
A. go on B. put on C. get on D. turn on
9. 50 years ago only the rich in the city had the television.
A. richest B. poorest C. the poor D. poor
10. My parents used to live in the countryside when they were young.
A. rural areas B. coastal areas C. cultural areas D. urban areas
41

11. In developing countries, a lot of people are still living in poverty.


A. difficulty B. illiteracy C. health D. wealth
12. Around one corner, a hundred goats suddenly appeared, in no apparent hurry to let us by.
A. paraded B. left C. vanished D. showed up
EVERYDAY ENGLISH
VII. Choose the best response (A, B, C or D) to complete each conversation
1. My boss: “- Tom: What an attractive hair style you have got, Mary!” - Mary: _________.
A. Thank you very much. I am afraid B. You are telling a lie
C. Thank you for your compliment D. I don't like your sayings
2.- Thu: You look great in this new dress. - Mai: _________.
A. With pleasure B. Not at all C. I am glad you like it D. Do not say anything about
it
3.- Trung: How well you are playing! - Minh: _________________.
A. Say it again. I like to hear your words B. I think so. I am proud of
myself
C. Thank you too much D. Many thanks. That is a nice compliment
4. - Linh: Thanks for the nice gift you brought to us! - Trang: ________________.
A. Actually speaking, I myself don’t like it. B. Welcome! It’s very nice of you.
C. All right. Do you know how much it cost? D. Not at all. Don’t mention it.

5. - Tom:What an attractive hair style you have got, Mary! - Mary: ………. .
A. Thank you very much. I am afraid B. You are telling a lie
C. Thank you for your compliment D. I don't like your sayings
6. - The waiter: Would you like a drink? -Minh: “___________”.
A. I don’t like coffee B. I prefer tea C. Coffee, please D. I’m very thirsty
7. - Hoa: How much was your new shirt? - Mai: __________________.
A. It’s a red shirtB. It’s very cheap C. It was in a shop D. I love it much
8. Long: I’m very sorry. Hoa: “___________”.
A. I’m afraid so B. I think so C. That’s all right D. I don’t want
9. Nam: - Can you speak English? - Lan: “___________”.
A. No, I’m not B. A little C. Yes, too much D. What a pity!
10. Tom: What time shall we leave? - Peter: “___________”.
A. Soonest and best B. The soonest the best
C. Sooner better D. The sooner the better
READING
VIII. Read the following and choose the best answer.
With a (1) of about 2.6 million people, Vancouver is the largest City in
Western Canada. Vancouver is in the Southwest of Canada, and it is only a few hours of
driving away from the American (2) .
Vancouver is popular because it (3) so many things. It is a huge, modern City. On
the other hand, it is also one of North America’s most beautiful areas. The natural beauty (4)
Vancouver is famous all around the world.
Vancouver is right next to the Rocky Mountains, so it is a wonderful place for skiing and
snowboarding. Those aren’t the only winter sports you can do there. If you can (5) a
winter sport, then you probably do that sport in Vancouver. After all, the 2010 Winter
Olympics were there. Vancouver is also great for hiking, jogging, and skateboarding. It even
has beaches. The beaches aren’t the (6) in the world, but they are clean and pretty.
(7) place that you have to visit in Vancouver is Stanley Park. This is a public park
that is a stone’s throw from (8) . However, the park is completely surrounded by the
42

Pacific Ocean. The nature in Stanley Park is beautiful. It is close to downtown, but it feels like
it is 100 kilometres away. The park also has playgrounds, gardens, beaches, tennis courts, and
even an (9) .
Vancouver is something for everybody. It is no (10) that people think it is one
of the world’s best cities.
1. A. number B. exist C. control D. population
2. A. area B. border C. region D. place
3. A. includes B. insists C. combines D. consists
4. A. around B. over C. on D. upon
5. A. repeat B. tell C. name D. separate
6. A. good B. best C. better D. well
7. A. another B. others C. other D. anothers
8. A. mountain B. hill C. village D. downtown
9. A. quarter B. effort C. aquarium D. notice
10. A. wonder B. cause C. true D. fact
IX. Read the passage, and choose the correct answer A, B, C or D for each question.
In the Mekong Delta, Long Dinh village of Tien Giang province is famous for its
traditional craft of weaving flowered mats. The mat’s high quality makes them popular
domestically, and they are also exported to markets worldwide including Korea, Japan and
America.
In spite of its well-established reputation for this traditional craft, mat weaving only started
here some 50 years ago. It was first introduced by immigrants from Kim Son, a famous mat
weaving village in the northern province of Ninh Binh. However, the technique of weaving
sedge mats in Long Dinh, as compared with other places in the South, is somewhat different.
Long Dinh branded mats are thicker and have more attractive colours and patterns.
Weaving sedge mats is similar to growing rice. Long Dinh mat production mainly occurs
during the dry season, from January to April. Weavers have to work their hardest in May and
June, otherwise, when the rainy season starts in July, they will have to put off finishing their
products till the next dry season. No matter how much work it requires, Long Dinh mat
producers stick with this occupation, as it brings a higher income than growing rice.
This trade provides employment for thousands of local labourers. At present, nearly 1,000
households in Long Dinh village live on weaving mats. To better meet market demands, Long
Dinh mat weavers have created more products in addition to the traditional sedge mats.
Particularly, they are producing a new type of mat made from the dried stalks of water
hyacinth, a common material in the Mekong Delta.
Thanks to the planning and further investment, the mat weaving occupation has indeed
brought in more income for local residents. Their living standards have improved considerably,
resulting in better conditions for the whole village.
1. In order to meet market demands, artisans in Long Dinh .
A. try to produce various types of products
B. stop producing the traditional sedge mats
C. produce new Products from rare material
D. for thousands of local labourers
2. We can infer from the sentence “Weaving sedge mats is similar to growing rice” that
.
A. both bring similar income
B. both occur at the same time
C. both depend on weather conditions
D. both occur on the same land
43

3. Despite difficulties, people in Long Dinh try to follow the craft because .
A. they can make the techniques of weaving different
B. they can earn more money than growing rice
C. they can have jobs in the rainy months
D. they can go to Korea, Japan and America
4. We can infer from the passage that .
A. the craft contributes much to the village economy
B. most of the households in Long Dinh village live on weaving mats
C. the new technique makes labourers work in the dry season
D. Long Dinh mat production is only well-known in foreign markets
5. All of the following are true about the craft in Long Dinh EXCEPT that .
A. the techniques are a little bit different from those in other regions
B. the mats have more attractive colours and designs
C. it has the origin from Kim Son, Ninh Binh
D. it has had the reputation for more than 50 years
X. WRITING
Question 1. "John left here an hour ago," said Jane.
A. Jane told me that John had left there an hour before.
B. Jane said John left here an hour before.
C. Jane told John to have left there an hour before.
D. Jane told me that John to leave there an hour before.
Question 2. They have just sent an ambulance to the school.
A. An ambulance has just been send to the school.
B. An ambulance has just been sent to the school.
C. An ambulance has just sent to the school.
D. An ambulance has just being sent to the school.
Question 3. It’s a pity. She doesn’t go to China with us.
A. We wish she goes to China with us.
B. We wish she did went to China with us.
C. We wish she went to China with us.
D. We wish she can go to China with us.
Question 4. We cut down many forests. The Earth becomes hot.
A. The more forests we cut down, the hotter the Earth becomes.
B. The more we cut down forests, the hotter the Earth becomes.
C. The more forests we cut down, the Earth becomes hotter.
D. The more we cut down forests, the Earth becomes hotter.
Question 5. It is going to rain. You should bring a raincoat with you.
A. It is going to rain, however, you should bring a raincoat with you.
B. It is going to rain, so you should bring a raincoat with you.
C. Because it is going to rain, so you should bring a raincoat with you.
D. You should bring a raincoat with you although it is going to rain.
Question 6. It started to rain at 2 o'clock and it is still raining.
A. It has been raining at 2 o'clock.
B. It has been raining since 2 o'clock.
C. It has been raining for 2 o'clock.
D. It has been raining in 2 o'clock.
Question 7. This is the first time I have lived in a city with a high crime rate.
A. I am not used to living in a city with a high crime rate.
B. I am very afraid of living in a city with a high crime rate.
44

C Living in a city with a high crime rate is dangerous.


D. I don’t like to live in such a high crime rate.
Question 8. She doesn’t go to China with us. It is a pity.
A. We wish she goes to China with us.
B. We wish she did went to China with us.
C. We wish she went to China with us.
D. We wish she can go to China with us.
Question 9. The weather was very hot. The boys continued playing football in the
schoolyard.
A. Because of the weather was hot, the boys continued playing football in the schoolyard.
B. Because the hot weather, the boys continued playing football in the schoolyard.
C. In spite of the hot weather, the boys continued playing football in the schoolyard.
D. Despite the weather was hot, the boys continued playing football in the schoolyard.
Question 12. I had never seen her before. However, I recognized her from a photograph.
A. Although I had never seen her before, I recognized her from a photograph.
B. I recognized her from a photograph before I had never seen her.
C. Although I had never seen her before but I recognized her from a photograph.
D. After I had seen her, I recognized her from a photograph.
Question 13. "Leave my house now or I'll call the police!", shouted the lady to the man.
A. The lady threatened to call the police if the man didn't leave her house.
B. The lady said that she would call the police if the man didn't leave her house.
C. The lady told the man that she’ll call the police if he didn't leave her house.
D. The lady informed the man that she would call the police if he didn't leave her house.
Question 14. They are going to open a new school in the city.
A new school is being opened in the city.
B. A new school is going to open in the city.
C. A new school is going to be opened in the city.
D. They are going to have a new school opened.
Question 15. Murder is the most serious of all crimes.
Murder is very serious.
B. Everyone is afraid of murder.
C. No crime is more serious than murder.
D. Murder is the dangerous crime.
Question 1 . Eric hasn’t been to London since his sister’s birthday.
A. Eric came to London on his sister’s birthday.
B. The last time Eric went to London was on his sister’s birthday.
C. Eric hasn’t visited to London for many years.
D. Eric missed his sister’s birthday because he couldn’t go to London.
Question 17. Jack took a taxi. However, he still arrived late for class.
A. Although Jack took a taxi, but he still arrived late for class.
B. Taking a taxi, Jack arrived late for class.
C. Because Jack took a taxi, he arrived late for class.
D. In spite of taking a taxi, Jack still arrived late for class.
Question 18. I’m rea y sorry. I didn’t invite her to the party.
A. I wish I did invite her to the party.
B. B. I wish I invited her to the party.
C. I wish I had invited her to the party.
D. D. I wish I would invite her to the party.
19. "Do you believe in what the boy says, Mary?" said Tom.
45

A. Tom asked Mary to believe in what the boy said.


B. Tom asked Mary if she believed in what the boy said.
C. Tom said that Mary believed in what the boy said.
D. Tom asked Mary whether she believes in what the boy says.
20. Jane can swim farther than I can.
A. I cannot swim as farther as Jane.
B. I can't swim farther than Jane.
C. I can't swim as far as Jane.
D. I can swim farrer than Jane.
21. She last wrote to her parents two months ago.
A. She hasn’t written to her parents two months ago.
B. She hasn’t written to her parents since two months.
C. She hasn’t written to her parents two months.
D. She hasn’t written to her parents for two months.
Question 22: The artisan moulded the copper to make a bronze drum.
A.The artisan moulded the copper because they want make a bronze drum.
B. The artisan moulded the copper so that they could make a bronze drum.
C. The artisan moulded the copper so that they can make a bronze drum.
D. The artisan moulded the copper because of they wanted make a bronze drum.
Question 23: When she was a student, she did not have a good relationship with her
classmates.
A. When she was a student, she got on well her classmates.
B. When she was a student, she got on with her classmates.
C. When she was a student, she didn’t get on well her classmates.
D.When she was a student, she didn’t get on well with her classmates.
Question 24: I was very tired after a long trip to Hue. I still went to visit Tay Ho conical
hat making village right away.
A. I was very tired after a long trip to Hue despite I went to visit Tay Ho conical hat making
village right away.
X B. Despite I was very tired after a long trip to Hue, I went to visit Tay Ho conical hat
making village right away.
C. I was very tired after a long trip to Hue although I went to visit Tay Ho conical hat making
village right away.
D. Although I was very tired after a long trip to Hue, I went to visit Tay Ho conical hat making
village right away.
Question 25: Abandoned children should be brought up in orphanages in order to be
safe.
A. Abandoned children should be brought up in orphanages in order they can be safe.
B. Abandoned children should be brought up in orphanages so as to they can be safe.
C. Abandoned children should be brought up in orphanages in order that they can be safe.
D. Abandoned children should be brought up in orphanages so as they can be safe.
Question 2 : “When shou d I eave for France ”, he wondered.
A. He wondered when to leave for France.
B. He wondered if to leave for France.
C. He wondered when I should leave for France.
D. He wondered when he leave for France.
Question 27: The authorities are trying to solve the overpopulation of the city.
A. The authorities are trying to face up with the overpopulation of the city.
B. The authorities are trying to deal with the overpopulation of the city.
46

C. The authorities are trying to face with the overpopulation of the city.
D. The authorities are trying to deal up with the overpopulation of the city.
Question 28: She doesn’t now where she should go now.
A. She has no idea the place she should go now.
B. She doesn’t know where to go now.
C. She has no idea of where she might go now.
D. She doesn’t know where to goes now.
Question 29: The traffic in big cities is horrible. I can"t bear it.
A. I can"t put down on the horrible traffic in big cities.
B. I can"t put out the horrible traffic in big cities.
C. I can"t put up with the horrible traffic in big cities.
D. I can"t put off the horrible traffic in big cities.
Question 3 : “You’ve passed your driving test, Binh! Well done!” said Mai.
A. Mai congratulated on Binh having passed his driving test.
B. Mai congratulated Binh on passed his driving test.
C. Mai congratulated Binh to have passed his driving test.
D Mai congratulated Binh on having passed his driving test.
Question 31: "Should I tell her the truth about her misery?" she asked herself.
A. She wondered whether she tells her the truth about her misery.
B She wondered whether to tell her the truth about her misery.
C. She wondered if tell her the truth about her misery.
D. She wondered if she told her the truth about her misery.
Question 32: It took me 4 hours to read the first chapter of the book.
A I spent 4 hours reading the first chapter of the book.
B. I spent 4 hours read the first chapter of the book.
C. I spent 4 hours to reading the first chapter of the book.
D. I spent 4 hours to read the first chapter of the book.
Question 33: He said he wouldn’t have enough time to finish the job the following day.
A. He said: "I won’t have enough time to finish the job the following day”.
B. He said: "I won’t has enough time to finish the job tomorrow”.
C He said: "I won’t have enough time to finish the job tomorrow".
D. He said: "I won’t have enough time to finish the job the following day".
Question 34: "You should take more exercise, Mr. Hung" the doctor said.
A. The doctor asked Mr. Hung to take more exercise.
B. The doctor suggested Mr. Hung to take more exercise.
C The doctor advised Mr. Hung to take more exercise.
D. The doctor ordered Mr. Hung to take more exercise.
Question 35: Dave was pressed because his parents highly expected his study results.
A. Dave was pressed in spite of his parents’ high expectation of his study results.
B . Dave was pressed because of his parents’ high expectation of his study results.
C. Dave was pressed because of his parents have high expectation of his study results.
D. Dave was pressed despite of his parents’ high expectation of his study results.
Question 36: They believe that the best time to visit the complex of Hue Monuments is in
April.
A. It was believed that the best time to visit the complex of Hue Monuments is in April.
B. It is believed that the best time to visit the complex of Hue Monuments is in April.
C. The best time to visit the complex of Hue Monuments was believed to be in April.
D. It is believe that the best time to visit the complex of Hue Monuments is in April.
Question 37: Mary wanted all of us to visit Po Nagar Cham Towers after lunch.
47

A. Mary suggested that we visited Po Nagar Cham Towers after lunch.


B. Mary suggested visit Po Nagar Cham Towers after lunch.
C. Mary suggests visiting Po Nagar Cham Towers after lunch.
D. Mary suggested visiting Po Nagar Cham Towers after lunch.
Question 38: “Why don’t you ask your parents for advice, Tom?” said Phong.
A. Phong suggested asking Tom’s parents for advice .
B. Phong suggested that Tom should ask his parents for advice.
C. Phong suggested that Tom asked his parents for advice.
D. Phong suggested Tom asking his parents for advice.
Question 39: The doctor said, “You really ought to rest for a few days, Veronica.”
A. The doctor suggests that Veronica should rest for a few days.
B. The doctor suggested that Veronica should rest for a few days.
C. The doctor suggested resting for a few days.
D. The doctor suggested that Veronica rested for a few days.
Question 40: It/ be claimed/ The Cham towers/ Binh Dinh province/ biggest/ Southeast
Asia.
A. It is claimed that The Cham towers in Binh Dinh province is the biggest in Southeast Asia.
B. It is claims that The Cham towers in Binh Dinh province is the biggest in Southeast Asia.
C. It is claimed that The Cham towers in BinhDinh province be the biggest in Southeast Asia.
D. It is claimed that The Cham towers in BinhDinh province to be the biggest in Southeast
Asia.
Question 41: Her mother/ suggest/ Mary/ go/ see the dentist.
A. Her mother suggested Mary going to see the dentist.
B. Her mother suggests that Mary goes to see the dentist.
C. Her mother suggested that Mary should go to see the dentist.
D. Her mother suggested that Mary went to see the dentist.
Question 42: People say that Ha Long Bay is one of the most interesting tourist attractions
in Vietnam.
A. It said that Ha Long Bay is one of the most interesting tourist attractions in Vietnam.
B. It is said that Ha Long Bay is one of the most interesting tourist attractions in Vietnam.
C. It is say that Ha Long Bay is one of the most interesting tourist attractions in Vietnam.
D. It is said that Ha Long Bay to be one of the most interesting tourist attractions in Vietnam.
---The end---

MÔN: CÔNG NGHỆ 9


Trắc nghiệm
Câu 1: Điều kiện nào sau đây không phải điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng:
A. Thường phải đi lưu động
B. Làm việc ngoài trời
C. Tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại
D. Làm việc tại khu vực có điện
Câu 2: Những công việc nào không được tiến hàng trong nhà?
A. Lắp đặt C. Sửa chữa đồ dùng điện
B. Bảo dưỡng D. Gần khu vực có điện
Câu 3: Chọn phát biểu sai: Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng là:
A. Nguồn điện một chiều C. Nguồn điện xoay chiều điện áp cao
trên 380V
B. Nguồn điện xoay chiều điện áp thấp dưới 380V D. Các loại đồ dùng điện
Câu 4: Đâu không phải là vật liệu cách điện?
48

A. Puli sứ C. Dây đồng


B. Vỏ cầu chì D. Vỏ đui đèn
Câu 5: Theo em, mạng điện trong nhà thường sử dụng loại dây dẫn nào?
A. Dây trần C. Dây cáp điện
B. Dây dẫn bọc cách điện D. Dây trần và dây dẫn bọc cách điện
Câu 6: Dựa vào lớp vỏ cách điện, dây dẫn điện chia làm mấy loại?
A. 2 C. 4
B. 3 D. 5
Câu 7: Phần cách điện của các thiết bị điện, đồ dùng điện thường được làm bằng vật liệu nào?
A. Đồng C. Nhựa hoặc cao su
B. Nhôm D. Mi ca
Câu 8: Đâu không phải là tên dụng cụ cơ khí?
A. Đồng hồ vạn năng C. Tua vít
B. Panme D. Búa
Câu 9: Cho vôn kế có thang đo 300V, cấp chính xác 1,5 thì sai số tuyệt đối lớn nhất là:
A. 3V C. 4,5V
B. 3,5V D. 4V
Câu 10: Để đo điện áp ta sử dụng:
A. Ampe kế hoặc đồng hồ vạn năng C. Vôn kế
B. Vôn kế hoặc đồng hồ vạn năng D. Oát kế hoặc đồng hồ vạn năng
Câu 11: Khi đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng phải bắt đầu từ thang đo:
A. Lớn nhất C. Bất kì
B. Nhỏ nhất D. Đáp án khác
Câu 12: Chọn phát biểu sai:
A. Để đo công suất điện ta sử dụng đồng hồ vạn năng hoặc oát kế
B. Để đo điện áp ta sử dụng đồng hồ vạn năng hoặc vôn kế
C. Để đo điện trở ta sử dụng ôm kế hoặc đồng hồ vạn năng
D. Để đo cường độ dòng điện ta sử dụng ampe kế hoặc đồng hồ vạn năng
Câu 13: Có mấy loại mối nối dây dẫn điện?
A. 2 C. 4
B. 3 D. 5
Câu 14: Khi thực hiện nối dây dẫn điện, cần thực hiện mấy yêu cầu về mối nối?
A. 3 C. 5
B. 4 D. 6
Câu 15: Khi thực hiện nối dây dẫn điện, yêu cầu mối nối là:
A. An toàn điện
B. Độ bền cơ học cao
C. Dẫn điện tốt, an toàn điện, bền và đảm bảo về mặt mĩ thuật
D. Đáp án khác

Câu 16: Quy trình nối dây gồm bao nhiêu bước?
A. 4 C. 5
B. 7 D. 6
Câu 17: Chọn phát biểu sai: Tại sao phải hàn mối nối trước khi bọc cách điện?
A. Tăng sức bền cơ học cho mối nối C. Chổng gỉ
B. Giúp dẫn điện tốt D. Giúp cách điện tốt
Câu 18: Xét các bước nối dây dẫn điện:
Nối dây (1) Hàn mối nối (2) Kiểm tra mối nối (3)
Làm sạch lõi (4) Bóc vỏ cách điện (5) Cách điện mối nối (6)
49

Quy trình đúng là:


A. 5, 1, 4, 3, 2, 6 C. 5, 1, 3, 4, 2, 6

B. 5, 4, 1, 2, 3, 6 D. 5, 4, 1, 3, 2, 6
Câu 19: Trên bảng điện không lắp những thiết bị nào?
A. Thiết bị chiếu sáng C. Thiết bị lấy điện của mạng điện
B. Thiết bị bảo vệ D. Thiết bị đóng cắt
Câu 20: Trên bảng điện có những phần tử nào?
A. Cầu chì, ổ cắm, bóng đèn C. Công tắc, bóng đèn,ổ cắm
B. Ổ cắm, cầu chì, công tắc D. Cầu chì, công tắc, bóng đèn

Câu 21: Kí hiệu là của thiết bị điện nào?


A. Bóng đèn tròn B. Công tắc hai cực
C. Ổ cắm điện D. Cầu chì
Câu 22: Lắp đặt mạch bảng điện tiến hành theo mấy bước?
A. 5 C. 3
B. 6 D. 4
Câu 23: Vẽ sơ đồ lắp đặt của mạch điện gồm bao nhiêu bước?
A. 3 C. 5
B. 4 D. 6
Câu 24: Hãy cho biết “Xác định vị trí bảng điện, bóng đèn” thuộc bước thứ mấy trong các
bước vẽ sơ đồ lắp đặt?
A. 2 C. 4
B. 3 D. 1
Câu 25: Đâu không phải là phần tử trong bộ đèn ống huỳnh quang?
A. Tắc te C. Chấn lưu
B. Hai đầu điện cực D. Bóng đèn sợi đốt
Câu 26: Chức năng của chấn lưu là:
A. Tăng điện áp ban đầu để đèn làm việc
B. Giới hạn dòng điện qua đèn khi đèn phát sáng
C. Tăng điện áp ban đầu để đèn làm việc và giới hạn dòng điện qua đèn khi đèn phát sáng
D. Đáp án khác
Câu 27: Xét các bước lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang:
Nối dây bộ đèn (1) Vạch dấu (2) Kiểm tra (3)
Nối dây mạch điện (4) Khoan lỗ (5) Lắp TBĐ của BĐ (6)
Quy trình đúng là:
A. 2, 5, 6, 1, 4, 3 C. 5, 2, 6, 4, 1, 3

B. 2, 5, 6, 4, 1, 3 D. 5, 6, 2, 1, 4, 3
Câu 28: “Nối dây bộ đèn ống huỳnh quang” thuộc bước thứ mấy?
A. 2 C. 4
B. 3 D. 5
Câu 29: Trên bảng điện thường lắp những thiết bị nào?
A. Thiết bị đóng cắt, bảo vệ
B. Thiết bị bảo vệ, lấy điện của mạng điện
C. Thiết bị lấy điện của mạng điện
D. Thiết bị đóng cắt, bảo vệ, lấy điện của mạng điện.
Câu 30: Mạng điện trong nhà thường có mấy loại bảng điện?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
50

Câu 31: Mạng điện trong nhà có bảng điện:


A. Bảng điện chính B. Bảng điện nhánh
C. Bảng điện chính và bảng điện nhánh D. Phương án khác
Câu 32: Trên bảng điện có những phần tử nào?
A. Cầu chì B. Ổ cắm C. Công tắc D. Tất cả các phương án trên
Câu 33: Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện tiến hành theo mấy bước?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 34: Hãy cho biết “Xác định vị trí bảng điện, bóng đèn” thuộc bước thứ mấy?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 35: Theo em, phương pháp lắp đặt dây dẫn là:
A. Lắp đặt nổi B. Lắp đặt chìm
C. Lắp đặt nổi hoặc lắp đặt chìm D. Phương pháp khác
Câu 36: Lắp đặt mạch bảng điện tiến hành theo mấy bước?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 37: Bước “Vạch dấu” thuộc bước thứ mấy trong quy trình lắp đặt mạch bảng điện?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 38: Kiểm tra bảng điện theo yêu cầu nào?
A. Lắp đặt thiết bị và đi dây theo đúng sơ đồ mạch điện
B. Các mối nối chắc chắn
C. Bố trí thiết bị gọn, đẹp
D. Tất cả các phương án trên.
B. TỰ LUẬN
Câu 1: Vẽ sơ đồ nguyên lý của mạch điện đèn ống huỳnh quang.
Câu 2: Vẽ sơ đồ nguyên lý và lắp đặt của mạch điện gồm các thiết bị điện sau:
- 1 cầu chì
- 1 công tắc 2 cực
- 1 ổ cắm
- 2 bóng đèn sợi đốt
 Yêu cầu:
- Khi ngắt công tắc hai cực: 2 bóng đèn sợi đốt tắt.
- Khi đóng công tắc hai cực: 2 bóng đèn sợi đốt sáng bình thường.
Câu 3: Vẽ sơ đồ nguyên lý và lắp đặt của mạch điện gồm các thiết bị điện sau:
- 1 cầu chì
- 1 công tắc 1cực
- 1 ổ cắm
- 1 bóng đèn sợi đốt
---Hết---

MÔN TOÁN 9
A. LÝ THUYẾT.
I. Đại số.
1. Định nghĩa căn bậc hai số học. Điều kiện xác định căn thức bậc hai.
2. Các công thức biến đổi căn thức.
3. Hàm số bậc nhất: Định nghĩa, tính chất, đồ thị của hàm số bậc nhất( nêu cách vẽ).
4. Điều kiện để đường thẳng y = ax + b (a khác 0) và đường thẳng y = a’x + b’(a’ khác 0) song
song, trùng nhau, cắt nhau, cắt nhau tại một điểm nằm trên trục tung.
5. Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a khác 0)
II. Hình học.
6. Hệ thức cạnh và đường cao trong tam giác vuông.
51

7. Tỉ số lượng giác của góc nhọn: định nghĩa, tính chất.


8. Hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông.
9. Mối liên hệ giữa đường kính và dây cung.
10. Mối liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây.
11. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, của hai đường tròn.
12. Tiếp tuyến của đường tròn: định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết.
13. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau.
B. BÀI TẬP.
I. ĐẠI SỐ
DẠNG 1. Thực hiện phép tính, rút gọn biểu thức đại số
Bài 1. Rút gọn các biểu thức sau
a. A = 2 32  3 50  18 c. C = 5 3  4 12  3 27
1 33 1
b. B = 72  4 4  32  2 162 d. D = 3 48  2 75  2 5 1
2 11 3
Bài 2. Thực hiện phép tính:
1 1 1 1
a. ( 18  0,5  3 )  (  75) c. 
3 8 74 3 74 3

3 1 3 1 5 2 1 1
b. (1  ):(  2) d.  
2 2 5 2 5 2 5 5
DẠNG 2. Tìm x

Bài 3. Tìm x, biết:


a. 1  6x  9x2  3 d. 9x2 18  2 x2  2  25x2  50  3  0
b. x  3  2 x2  9  0 e. 9x2  6x  1  11  6 2
c.
1
4x  20  x  5  9x  45  4 1 3 x 1
3 f. x 1  9 x  9  24  17
2 2 64
DẠNG 3. út gọn biểu thức và các câu hỏi liên quan.
Bài 4.
x 4
1) Cho biểu thức A = với x ≥ 0. Tính giá trị của A khi x = 36
x 2
x 4 x  16
2) Rút gọn biểu thức B = (  ): Với x ≥ 0; x ≠ 16
x 4 x 4 x 2
3) Với các của biểu thức A và B nói trên, hãy tìm các giá trị của x nguyên để giá trị của biểu
thức B(A – 1) là số nguyên
2 x x 1 2 x  1
Bài 5. Với x > 0, cho hai biểu thức A = và B = 
x x x x
1) Tính giá trị của biểu thức A khi x = 64
2) Rút gọn biểu thức B
A 3
3) Tìm x để >
B 2
x 10 x 5
Bài 6. Cho A =   với x ≥ 0; x ≠ 25.
x  5 25  x x 5
1) Rút gọn biểu thức A
2) Tính giá trị của A khi x = 9
1
3) Tìm x để A <
3
52

Bài 7. (TUYỂN SINH LỚP 10 TP HÀ NỘI – 2014)


x 1
1) Tính giá trị của biểu thức A = (với x ≥ 0 và x ≠1) khi x = 9
x 1
x2 1 x 1
2) Cho biểu thức P = (  ). với x > 0 và x ≠1
x2 x x  2 x 1
x 1
a. Chứng minh rằng P = b. Tìm các giá trị của x để 2P = 2 x  5
x
Bài 8. (TUYỂN SINH LỚP 10 TP HÀ NỘI – 2016)
7 x 2 x  24
Cho biểu thức A = và B =  với x ≥ 0; x ≠ 9
x 8 x 3 x 9
1) Tính giá trị của biểu thức A khi x = 25
x 8
2) Chứng minh B =
x 3
3) Tìm x để biểu thức P = A.B có giá trị là số nguyên
Bài 9. (TUYỂN SINH LỚP 10 TP HÀ NỘI – 2017)
x 2 3 20  2 x
Cho hai biểu thức: A = ;B=  với x ≥ 0; x ≠ 25
x 5 x 5 x  25
1) Tính giá trị của biểu thức A khi x = 9
1
2) Chứng minh: B =
x 5
3) Tìm tất cả các giá trị của x để A = B.|x – 4|
DẠNG 4. Hàm số và đồ thị
Bài 10. Viết phương trình đường thẳng:
a. Đi qua hai điểm A(1; -2) và B(2; 1)
b. Có hệ số góc là – 2 và đi qua điểm A(1; 5)
c. Đi qua điểm B(-1; 8) và song song với đường thẳng y = 4x + 3
d. Song song với đường thẳng y = - x + 5 và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 2.
1
Bài 11. Cho hai đường thẳng d1: y = x + 4 và d2: y= - x + 4
2
a. Vẽ d1, d2.
b. Tính góc giữa d1, d2 với tia Ox.
c. Tính góc tạo bởi d1; d2
d. Gọi giao điểm của d1; d2 với trục hoành theo thứ tự là A, B và giao điểm của hai đường thẳng
đó là C. Tính chu vi và diện tích tam giác ABC.
Bài 12. Cho hai hàm số: y = 2x + 3m và y = (2m + 1)x + 2m – 3. Tìm điều kiện của m để:
a. Hai đường thẳng cắt nhau
b. Hai đường thẳng song song với nhau
c. Hai đường thẳng trùng nhau
Bài 13. Cho hàm số y = (m + 5)x + 2m – 1
a. Với giá trị nào của m thì y là hàm số bậc nhất
b. Với giá trị nào của m thì hàm số đồng biến
c. Tìm m để đồ thị hàm số đi qua điểm A(2; 3)
d. Tìm m để đồ thị cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 9
e. Tìm m để đồ thị đi qua điểm 10 trên trục hoành
f. Tìm m để đồ thị hàm số song song với đồ thị hàm số y = 2x – 1
g. Chứng minh đồ thị hàm số luôn đi qua 1 điểm cố định với mọi m.
Bài 14. Cho hàm số y = (2m – 3)x + m – 5
53

a. Vẽ đồ thị với m = 1
b. Chứng minh họ đường thẳng luôn đi qua điểm cố định khi m thay đổi
c. Tìm m để đồ thị hàm số tạo với 2 trục tọa độ một tam giác vuông cân
d. Tìm m để đồ thị hàm số tạo với trục hoành một góc 45 độ
e. Tìm m để đồ thị hàm số cắt đường thẳng y = 3x – 4 tại 1 điểm trên Oy
f. Tìm m để đồ thị hàm số cắt đường thẳng y = - x – 3 tại một điểm trên Ox
Dạng 5. Bài tập nâng cao.
x2  y 2
Bài 15. Với x, y > 0 thỏa mãn điều kiện x ≥ 2y. Tìm GTNN của biểu thức M =
xy
Bài 16.Với a, b, c là các số dương thỏa mãn điều kiện: a + b + c + ab + bc + ca = 6abc
1 1 1
2
 2  2 3
Chứng minh: a b c
Bài 17. Với a, b, c là các số dương thỏa mãn điều kiện a + b + c = 2. Tìm giá trị lớn nhất của biểu
thức Q = 2a  bc  2b  ca  2c  ab
Bài 18. Cho các số thực a, b, c thay đổi luôn thỏa mãn a ≥ 1; b ≥ 1; c ≥ 1 và
ab + bc + ca = 9. Tìm GTNN và GTLN của biểu thức P = a 2 +b2 +c2
3 3 1 1
Bài 19. Tìm các số thực không âm a và b thỏa mãn: (a2  b  )(b2  a  )  (2a  )(2b  )
4 4 2 2
Bài 20. Với các số thực x, y thỏa mãn x  x  6  y  6  y
Tìm GTLN và GTNN của biểu thức P = x + y
Bài 21. Giải phương trình: x2  4x  7  ( x  4) x2  7
1 1 1
Bài 22. Giải phương trình: x2   x2  x   (2x3  x2  2x  1)
4 4 2

II. HÌNH HỌC


Dạng 1: Bài toán thực tế.
Bài 23. Một người quan sát đứng cách một tòa nhà một khoảng bằng 25m. Góc "nâng" từ chỗ
người đó đứng đến nóc tòa nhà là . Tính chiều cao của tòa nhà.
Bài 24. Một con thuyền qua khúc sông với vận tốc 3 km/h mất hết 5 phút. Do dòng nước chảy
mạnh nên đã đẩy con thuyền đi qua sông trên đường đi tạo với bờ một góc . Hãy tính chiều
rộng của khúc sông.
Bài 25. Các tia nắng mặt trời tạo với mặt đất một góc xấp xỉ bằng 360 và bóng của một tháp trên
mặt đất dài 66m. Tính chiều cao của tháp (làm tròn đến mét).
Bài 26. Nhà bạn Minh có một chiếc thang dài 4 mét. Cần đặt chân thang cách chân tường một
khoảng cách bằng bao nhiêu để nó tạo được với mặt đất một góc “an toàn” là 650 (tức là đảm bảo
thang không bị đổ khi sử dụng).
Bài 27. Một cột điện AB cao 6m có bóng in trên mặt đất là AC dài 3,5m. Hãy tính góc BCA(làm
tròn đến phút) mà tia sáng mặt trời tạo với mặt đất.
Dạng 2: Bài tập tổng hợp.
Bài 28. Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB, hai tiếp tuyến Ax, By, M ∈ (O). Tiếp tuyến
của nửa đường tròn tại M cắt Ax, By ở C và D. Gọi giao điểm của AD với BC là N; MN cắt AB ở
I. C/m:
a. CD = AC + BD b. MN//AC c. N là trung điểm của MI
Bài 29. Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB, các tiếp tuyến Ax, By ở trên cùng nửa mặt
phẳng bờ AB. Lấy C ∈ Ax. Qua O kẻ đường thẳng vuông góc với OC cắt By ở D.
a. Tứ giác ABDC là hình gì?
b. C/m đường tròn ngoại tiếp ∆COD tiếp xúc với AB tại O.
c. C/m CA.DB = R2
54

Bài 30. Cho điểm M nằm ngoài đường tròn O R; . Từ M kẻ các tiếp tuyến MA, MB tới đường
tròn tâm O ( A, B là các tiếp điểm). Gọi H là giao điểm của MO với AB.
a) Chứng minh rằng: 4 điểm M, A, O, B cùng thuộc một đường tròn.
b) Chứng minh rằng: MO  AB tại H.
c) Nếu OM = 2R. Hãy tính độ dài MA theo R và tính số đo các góc AMB, AOB.
d) Kẻ đường kính AD của đường tròn O, MD cắt đường tròn O tại điểm thứ hai là C Chứng
minh rằng: MHC = ADC.
Bài 31. Cho điểm C thuộc đường tròn tâm O đường kính AB, AC < BC. Gọi H là trung điểm của
BC. Tiếp tuyến tại B của đường tròn (O) cắt tia OH tại D.
a) Chứng minh rằng: DH.DO = DB2
b) Chứng minh DC là tiếp tuyến của đường tròn (O)
c) Đường thẳng AD cắt đường tròn (O) tại E. Gọi M là trung điểm của AE. Chứng minh bốn
điểm D, B, M, C cùng thuộc một đường tròn.
d) Gọi I là trung điểm của DH, BI cắt (O) tại F. Chứng minh ba điểm A, H, F thẳng hàng.
Bài 32. Lấy điểm A trên O; R. Vẽ tiếp tuyến Ax. Trên tia Ax lấy điểm B, trên O lấy điểm C
sao cho BC = AB. a) Chứng minh rằng: CB là tiếp tuyến của O.
b) Vẽ đường kính AD của O, kẻ đường CK vuông góc với AD. Cmr: CD // OB.
c) CMR: BO.KC = CD.CB
Bài 33. Cho (O) và (O’) tiếp xúc ngoài tại A. Đường nối tâm cắt (O) ở B, cắt (O’) ở C. DE là tiếp
tuyến chung ngoài của hai đường tròn (D ∈ (O); E ∈ (O’)). Gọi M là giao điểm của BD và CE.
CMR:
a. Góc DME vuông
b. MA là tiếp tuyến chung của (O) và (O’)
c. MD.MB = ME.MC

---Hết---
55
56

You might also like