You are on page 1of 9

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM HÓA PHÂN TÍCH

Bài 5: PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ PEMANGANATE


XÁC ĐỊNH ĐỘ CHUẨN CỦA DUNG DỊCH KMnO4 BẰNG
H2C2O4. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG Fe2+ BẰNG KMnO4
HỌ TÊN:

1. Lê Trọng Phúc

2. Nguyễn Thiên An

3. Nguyễn Vũ

Nhóm: 3 Lớp: 221281C

Thời gian: 1/3/2024 Thứ: 6

I) NGUYÊN TẮC:

Nguyên tắc chung của quá trình chuẩn độ permanganate là sự oxy hóa và khử,
trong đó ion permanganate (MnO₄⁻) là chất oxy hóa, và chất cần xác định là chất
bị khử. Dựa trên sự biết về lượng ion permanganate được tiêu thụ, bạn có thể tính
được nồng độ của chất bị khử trong dung dịch. Thông thường, dung dịch thường
được chuẩn bị bằng cách sử dụng một chất chuẩn có nồng độ đã biết để làm chuẩn
độ với chất cần xác định.

II) PHA CHẾ DUNG DỊCH:

1) Pha chế dung dịch KMnO4 ~ 0.1N:

Số gam KMnO4 cần lấy để pha thành 100 mL dung dịch KMnO4 0.1N:
3.16g.

- Số gam KMnO4 rắn từ lượng cân thực tế: 0.31g

- Nồng độ KMnO4 tính toán từ lượng cân: 0.098N


- Mô tả cách pha chế : Sau khi cân 3.1g KMnO4 khan vào becher 50ml, ta
dùng ống đong để cho vào đó một ít nước cất để tráng sau đó chuyển dung dịch
vào becher lớn hơn và dùng nước trong ống đo đã chuẩn bị để tráng hết KMnO4
còn dính trên thành becher , dùng đũa thủy tinh khuấy đều ta có được dung dịch
KMnO4 ~ 0.1N.

2 Pha chế dung dịch chuẩn gốc H2C2O4 0,1000 N :

- Số gam H2C2O4 rắn cần thiết để pha thành 100 mL dung dịch H2C2O4
0,1000 N: 0.6303 g

- Số gam H2C2O4 rắn từ lượng cân thực tế: 0.6304 g

- Nồng độ H2C2O4 tính toán từ lượng cân: 0.1000 N

Tính độ không đảm bảo đo :

ucân = 0.0001/2 (phân phối chuẩn p=0.95) = 0.00005

ufiol = 0.1/√6 (phân phối tam giác) = 0.040824

ucân 2 ufiol 2 0.00005 2 0.040824 2


u/CN = √( ) +( ) = √( ) +( ) = 0.0004158
mcân Vfiol 0.6304 100

u0.95 = k* CN * 0.0004158 = 0.0004158*2*0.10001=0.000083

- Mô tả cách pha chế : cân lượng acid oxalic cần thiết để pha được 100ml dung
dịch với nồng độ là 0.1000 N bằng becher 50ml. Sau đó dùng nước cất để
chuyển toàn bộ lượng chất rắn trên vào fiol 100ml (nhớ tráng kỹ 3 lần bằng
nước cất), thêm nước đến vạch định mức sau đó đậy nắp lại và lắc để dung
dịch được đồng nhất. Cuối cùng, chuyển dung dịch đã pha chế được vào bình
chứa có nhãn dán.

3 Pha chế dung dịch muối Morh:

- Thể tích dung dịch muối Morh cần lấy : 10ml


- Mô tả cách pha chế : dùng pipet hút chính xác 10ml muối Morh nồng độ
0.5N sau đó cho vào fiol 50ml cho nước đến vạch 50ml, nhớ lắc để dung dịch
đồng nhất. Sau đó chuyển dung dich vào bình chứa có dán nhãn.

III) KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM:

TN1. Xác định lại nồng độ dung dịch KMnO4 từ dung dịch chuẩn gốc
H2C2O4 0,1000 N

KMnO4 H2C2O4
Dụng cụ Buret pipet
σ dụng cụ ± 0.03ml ± 0.05ml
Lần 1 9.50ml 10.00ml
Lần 2 9.40ml 10.00ml
Lần 3 9.50ml 10.00ml
Trung bình 9.47ml 10.00ml

Biểu diễn CN của KMnO4 kèm theo độ KĐBĐ u0.95(Ghi chú : trình bày
công thức, thế số và kết quả lấy đúng 2 CSCN) :
CN2 ∗V2 0.1000∗10.00
CN1 = = = 0.1056 N
V1 9.47

- SD = 0.057735

+ uBburet = 0.03/ √6 (phân phối tam giác) = 0.012247

+ uAburet = SD / √3 = 0.03333

- uburet = √uA 2 + uB 2 = √ 0.033332 + 0.0122472 = 0.03551

- upipet = 0.05/√6 = 0.02041

- ucân = 0.0001/2 (phân phối chuẩn p=0.95) = 0.00005

- ufiol = 0.1/√6 (phân phối tam giác) = 0.040824


2
ucân 2 ufiol 2 uburet 2 upipet
u/CN = √( ) +( ) + ( ) + ( ) =
mcân Vfiol Vburet Vpipet

2 2 2 2
√(0.00005) + (0.040824) + (0.03551) + (0.02041) = 0.004289
0.6304 100.00 9.47 10.00

u0.95 = k*CN*0.004289= 2*0.1056*0.004289= 0.00090

μ = 0.10560 ± 0.00090

TN2. Định lượng Fe2+ trong muối Morh:

Fe2+ KMnO4
Dụng cụ Buret pipet
σ dụng cụ ± 0.03ml ± 0.05ml
Lần 1 9.90ml 10.00ml
Lần 2 10.10ml 10.00ml
Lần 3 10.00ml 10.00ml
Trung bình 10.00ml 10.00ml

Biểu diễn CN của Fe2+ kèm theo độ KĐBĐ u0.95(Ghi chú : trình bày công
thức, thế số và kết quả lấy đúng 2 CSCN)
VFiol CKMnO4 ∗VBuret 50.00 0.1056∗10.00
CFe2+ = * = * = 0.528 N
Vpipet Vpipet∗ 10.00 10.00

Biểu diễn theo độ không đảm bảo đo :

- SD = 0.1

+ uBburet = 0.03/ √6 (phân phối tam giác) = 0.012247

+ uAburet = SD / √3 = 0.057735

- uburet = √uA 2 + uB 2 = √ 0.0577352 + 0.0122472 = 0.05902

- upipet = 0.05/√6 = 0.02041


- ufiol = 0.06/√6 = 0.024495

2 2
uKMnO4 uburet 2 upipet ufiol 2
u/CM = √( ) + ( ) + 2∗( ) + ( ) =
𝐶KMnO4 Vburet Vpipet Vfiol

2 2 2 2
√(0.00090) + (0.05902) + 2 (0.02041) + (0.024495) = 0.01077
0.10560 10.00 10.00 50.00

u0.95 = 0. 01077* k*CM = 0.01077*2*0.528 = 0.0021

μ = 0.528 ± 0.011

IV) NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH :

1 Thí nghiệm 1 :

- Hiện tượng: Với thí nghiệm này, ta xác định lại nồng độ của KMnO4 bằng
chất chuẩn H2C2O4, với phản ứng chuẩn độ này ta có chất chỉ thị là KMnO4, khi
gần tới ĐTĐ dung dịch chuyển sang màu hồng hơi tím và khi thêm một giọt thì
dung dịch bị dư KMnO4 và chuyển sang màu hồng bền không mất màu trong 30s.

- Giải thích: KMnO4 là một chất oxi hóa mạnh khi phản ứng với H2C2O4 thì sẽ
oxi hóa H2C2O4 thành CO2. Trong thí nghiệm này chúng ta có thêm H2SO4 1:5
dùng để tạo môi trường acid và có đun nhẹ dung dịch trước khi chuẩn độ nhằm
đẩy nhanh tốc độ của phản ứng. Và khi chuẩn độ thì phải cho từ tử dung dịch trên
buret vào erlen vì phản ứng trên xảy ra khá chậm nếu cho quá nhiều phản ứng
chuẩn độ sẽ xảy ra không kịp.

2 Thí nghiệm 2 :

- Hiện tượng: ở thí nghiệm này chúng ta dùng KMnO4 đã được xác định nồng
độ để chuẩn độ Fe2+ có trong dung dịch muối Morh. Chất chỉ thị và màu ở điểm
tương đương cũng giống với thí nghiệm ở trên, điều khác biệt ở đây là ta dùng
H3PO4 làm chất tạo môi trường. Ta chuẩn độ đến khi thấy màu hồng nhạt thì dừng
lại.
- Giải thích hiện tượng: như đã nói ở trên, KMnO4 có tính oxi hóa mạnh, trong
phản ứng này KMnO4 oxi hóa Fe2+ lên thành Fe3+, với việc sử dụng H3PO4 làm
môi trường thì do có sự tạo thành Fe3+ màu của dung dịch sẽ thay đổi làm cho
người chuẩn độ khó nhận biết được điểm tương đương, khi thêm H3PO4 vào thì
Fe3+ sẽ tạo thành phức không màu.

V) CÂU HỎI VÀ ÔN TẬP:

1 Tại sao không thể pha KMnO4 có nồng độ định trước theo lượng cân chính
xác ?

Do KMnO4 không phải là chất gốc và dễ bị phân hủy nên khi để ngoài không
khí thì dễ bị phân hủy thành các chất khác. Do đó ta không thể pha KMnO4 với
nồng độ định trước bằng lượng cân chính xác.

2 Giải thích các điều kiện thí nghiệm: thêm H2SO4, đun nóng dung dịch, tốc
độ thêm thuốc thử vào dung dịch ban đầu phải rất chậm.

- Mục đích của việc thêm H2SO4 là để tạo môi trường acid để tạo ra sản phẩm
là Mn2+ nếu không có môi trường acid thì sẽ có những sản phẩm phụ được tạo
thành như MnO2, Mn6+…

- Còn việc đun nóng dung dịch nhằm cấp nhiệt để phản ứng có thể xảy ra
nhanh chóng hơn.

- Tốc độ thêm thuốc thử vào dung dịch ban đầu phải rất chậm là do phản ứng
giữa KMnO4 với H2C2O4 không xảy ra ngay lập tức mà phải đợi, do đó nếu chúng
ta thêm KMnO4 quá nhiều làm cho phản ứng xảy ra không kịp, tăng khả năng
KMnO4 bị phân hủy từ đó gây ra sai số cho phản ứng chuẩn độ.

3 Tại sao khi định phân để lâu màu của KMnO4 lại biến mất

Màu của KMnO4 để lâu lại biến mất là do xảy ra phản ứng giữa KMnO4 với
H2C2O4.
4 Tại sao khi chuẩn độ KMnO4 bằng H2C2O4 lúc đầu phải đun nóng ? Xét
đương lượng của H2C2O4 trong phương pháp pemanganate.

Khi chuẩn độ KMnO4 bằng H2C2O4, phản ứng giữa hai chất này xảy ra khá
chậm nên việc đun nóng giúp cho tốc độ của phản ứng tăng lên. Đương lương của
H2C2O4 trong phương pháp pemanganate là bằng 2.

5 Chất chỉ thị trong phương pháp pemanganate là gì. Cơ chế như thế nào?

Chất chỉ thị trong phương pháp pemanganate chính là KMnO4, đây là chất tự
chỉ thị. Khi phản ứng chưa đạt tới điểm tương đương, KMnO4 phản ứng với chất
cần xác định làm cho màu tím biến mất, khi phản ứng qua điểm tương đương
KMnO4 dư làm cho dung dịch có màu hơi tím.

6 Nguyên tắc định lượng muối Morh ? So sánh điều kiện phản ứng của
KMnO4 và muối Morh với H2C2O4.

Định lượng muối Morh dựa trên phản ứng xảy ra giữa Fe2+ có trong muối
Morh với KMnO4. Đây là phản ứng oxi hóa khử và phản ứng này xảy ra khá
nhanh nên chúng ta có thể thực hiện ở nhiệt độ thường mà không cần đun nóng
như phản ứng với H2C2O4.

7 Có thể tiến hành định lượng bằng KMnO4 trong môi trường acid HCl và
HNO3 được không ? Vì sao ?

Không thể định lượng bằng KMnO4 trong môi trường acid HCl và HNO3
được, vì HCl có tính khử mà KMnO4 lại là một chất oxi hóa mạnh nên có thể xảy
ra phản ứng giữa KMnO4 với HCl từ đó gây ra sai số cho việc chuẩn độ, còn
HNO3 là một chất oxi hóa mạnh có thể oxi hóa các ion kim loại chưa lên hóa trị
cao nhất, làm cho việc chuẩn độ bị sai.

8 Tại sao không nên định lượng các chất khử bằng KMnO4 trong môi trường
trung tính và kiềm ?
Vì, khi định lượng các chất khử bằng KMnO4 trong môi trường trung tính và
kiềm sẽ tạo ra các hợp chất Mn6+ và MnO2, các chất này có màu hoặc là chất kết
tủa, từ đó gây ra cho người chuẩn độ sự khó khăn trong việc xác định điểm tương
đương.

9 Lấy 0.2000g mẫu quặng chứa MnO2, chế hóa bằng H2C2O4 dư và H2SO4.
Thể tích dung dịch H2C2O4 đã lấy là 25.00ml và để chuẩn độ lượng H2C2O4 dư
cần 20.00ml dung dịch KMnO4 0.020N. Biết rằng 25.00ml dung dịch H2C2O4 tác
dụng vừa hết 45.00ml dung dịch KMnO4 trên. Tính % Mn trong quặng.

V1 là lượng thể tích KMnO4 cần để phản ứng với H2C2O4 dư: V1 = 20.00ml

V2 là lượng thể tích KMnO4 cần để phản ứng với 25.00ml H2C2O4 : V2 =
45.00ml

Vậy số milimol của H2C2O4 đã phản ứng với MnO2 là:

(V2 – V1)*C = (45.00-20.00)*0.020/5 = 0.1 mmol

MnO2 + H2C2O4 + H2SO4 → MnSO4 + 2CO2 + 2H2O

Nhìn trên phương trình phản ứng ta có thể nhận thấy là đương lượng của MnO2
với H2C2O4 là như nhau nên số mok cũng bằng nhau.

Vậy khối lượng Mn có trong quặng: m = 55*0.1 = 5.5mg


5.5
% Mn có trong quặng: ∗ 100 = 2.75%
200

10 Để xác định hàm lượng Ca2+ trong một mẫu phân tích người ta tiến hành
như sau: lấy chính xác 25.00ml dung dịch mẫu, thêm vào đó 40.00ml dung dịch
(NH4)2C2O4 0.1000N, tách bỏ kết tủa, phần dung dịch còn lại được chuẩn độ với
KMnO4 0.02N thì hết 15.00ml. Tính khối lượng và nồng độ (g/L) Ca2+ có 250ml
dung dịch mẫu.

Vậy phần thể tích C2O42- đã phản ứng với KMnO4 là:

V1*C1 = V2*C2
với:

V1: thể tích của C2O42- đã phản ứng với KMnO4.

V2: thể tích KMnO4.

C1: nồng độ của C2O42- .

C2: nồng độ của KMnO4 .


V2 C2 15.00∗0.02
V1 = = = 3 ml
C1 0.1000

Vậy phần thể tích mà C2O42- đã tạo kết tủa với Ca2+ là : 37.00ml.

Vậy số milimol của Ca2+ có trong mẫu là: 0.05000*37.00 = 1.85 mmol.

Khối lượng của Ca2+ là : m = 1.85*40 = 74 mg

Trong 25ml dung dịch mẫu có chứa 74mg Ca2+ vậy trong 1L dung dịch sẽ có:

74*40 = 2960 mg/L = 2.96g/L

You might also like