You are on page 1of 5

DỤ 5:

KHÁT KIẾN THỦY DỤ


(KHÁT THẤY NƯỚC)
Phiên âm:
Quá khứ hữu nhân, si vô trí tuệ, cực khát tu thủy, kiến nhiệt thời diễm, vị vi thị
thủy, tức tiện trục tẩu, chí Tân Đầu Hà, kí chí hà sở, đối thị bất ẩm. Bàng nhân ngữ
ngôn: “Nhữ hoạn khát trục thủy, kim chí thủy sở, hà cố bất ẩm?”. Ngu nhân đáp ngôn:
“Quân khả ẩm tận, ngã đương ẩm chi, thử thủy cực đa, câu bất khả tận, thị cố bất ẩm”.
Nhĩ thời chúng nhân, văn kì thử ngữ, giai đại xi tiếu.
Thí như ngoại đạo, tích thủ kì lí, dĩ kỉ bất năng, cụ trì Phật giới, toại tiện bất thụ,
trí sử tương lai, vô đắc đạo phận, lưu chuyển sinh tử. Nhược bỉ ngu nhân, kiến thủy bất
ẩm, vị thời sở tiếu, diệc phục như thị.
Dịch nghĩa:
Trước đây có người, ngu không trí tuệ, rất khát cần nước, thấy lúc ánh nắng, cho
đó là nước, liền vội đuổi theo, đến sông Tân Đầu. Đến nơi sông rồi, nhìn mà chẳng
uống, người bên nói rằng: “Ngươi khổ khát tìm nước, nay đến nơi sông, vì sao không
uống?” Người ngu đáp rằng: “Nếu khá uống hết, ta sẽ uống nước, nước này rất nhiều,
thảy chẳng thể hết, cho nên chẳng uống”. Bấy giờ mọi người, nghe hắn nói vậy, đều rất
buồn cười.
Giống như ngoại đạo, thiên chấp về lý, cho mình chẳng thể, giữ đủ Phật giới, bèn
liền chẳng thụ, dần đến sau này, không phần đắc đạo, vòng quanh sống chết. Như người
ngu kia, thấy nước chẳng uống, bị người chê cười, cũng lại như thế.
Viết Luận:
Mở Bài:
“Trường Hàng, Trùng Tụng tịnh Cô Khởi
Thí Dụ, Nhân Duyên dữ Tự Thuyết
Bản Sự, Bản Sinh, Vị Tằng Hữu
Phương Quảng, Luận Nghị cập Thụ Ký”.
Mười hai thể loại Kinh điển Phật giáo thông qua bài kệ trên, Bách Dụ Kinh chính
là một bản Kinh thuộc về thể loại “Thí Dụ”, với tên gọi thông thường là Bách Dụ Kinh,
gọi tắt là Dụ Kinh.
Tên gọi gốc của Kinh được biết đến với cái tên là “Si Hoa Man”. Trong đó “Hoa
Man” nghĩa là tuyển tập, còn “Si” nghĩa là những người ngốc nghếch. Cũng bởi các đối
tượng phản ảnh trong các thí dụ của Kinh là những người có hành vi ngốc nghếch, điên
đảo cho nên lấy “Si” đặt tên. Do vậy tên gọi của Kinh là tuyển tập những ví dụ về con
người ngốc nghếch. Ngoài ra Kinh còn có các tên gọi khác là: Phật thuyết Bách Dụ
Kinh, Bách Dụ Tập, Bách Dụ Tập Kinh… Tên gọi Si Hoa Man hay Bách Dụ Kinh ra
đời ở thời kì Phật giáo đại thừa hưng khởi. Do pháp sư người Ấn Độ tên là Tăng Già Tư
Na biên tập vào khoảng cuối TK V. Vào thời Nam Triều khi đại sư Cầu Na Tỳ Địa -
một đệ tử của ngài Tăng Già Tư Na sang Trung Quốc truyền đạo và ngài đã dịch nó
sang chữ Hán.
Bố cục của từng Dụ trong Kinh là giống nhau bao gồm hai phần là Dụ và Pháp.
Phần “Dụ” là phần đầu, bao gồm những câu truyện ngụ ngôn ngắn gọn. Phần sau là
phần “Pháp”, đây chính là những lời giáo giới của Đức Phật về các dụ ấy.
Thân bài:
“渴見水喻 – Khát Kiến Thủy Dụ” là dụ thứ năm trong Kinh Bách Dụ, được dịch
nghĩa là “Khát thấy nước”. Với phần dụ là câu chuyện kể về người ngu vô cùng khát
nước nhưng khi thấy nước lại không chịu uống vì cho rằng nước quá nhiều không thể
uống hết. Phần sau là những lời giáo giới của đức Phật thông qua hình ảnh những kẻ
ngoại đạo thiên chấp về lý, cho rằng không thể giữ hết được giới của Phật cho nên
không thụ trì.
Về phần Dụ: Nước chiếm ¾ tổng diện tích của địa cầu, là một thứ không thể thiếu
đối với tất cả những sinh vật trên trái đất và con người cũng không nằm ngoài điều đó.
Nước là nguồn sống, nước là dẫn lưu của mọi sự trao đổi chất trong cơ thể người, bởi
vậy con người muốn tồn tại thì phải cần có nước. Điều này đã được đức Phật nêu ra
trong phần Dụ thông qua hình ảnh người ngu khát nước. “Đói ăn, khát uống” là bản
năng của con người, nhưng trong phần Dụ người ngu thấy nước lại không uống bởi cho
rằng không thể uống hết được nước nơi con sông Tân Đầu.
Người ngu trong phần dụ cũng chính là hình ảnh người tu hành mà đức Phật muốn
ẩn dụ. Người tu khát khao mong cầu giáo pháp, mong cầu giải thoát, vất vả trên con
đường tu hành cũng giống như người khát tìm nước. Nhưng khi thấy nước rồi cũng như
tìm được giáo pháp nơi Phật pháp rồi thì lại không chịu tiếp nhận vì cho rằng giáo pháp
của Phật quá thâm sâu, giới của Phật nhiều không thể giữ hết.
Về phần Pháp: Như trong Giới Kinh đức Phật có dạy rằng: “Giới như hải vô nhai,
như bảo cầu vô yếm”, phải biết rằng Giới pháp của Phật là “Nan tao tri tưởng” nhưng
không phải vì thế mà chúng ta không tìm cầu và giữ gìn. Trong Tam Vô Lậu Học:
“Nhân giới mà sinh Định, nhân Định mà phát Tuệ”, nếu không có trí tuệ thì không có
giải thoát, không có giác ngộ và chứng đắc. Bởi vậy mà tông chỉ của Đạo Phật là “Duy
tuệ thị nghiệp”, cho nên phải biết rằng Giới là nền tảng của trí tuệ.
Nói về Phật pháp, Phật pháp như biển không bờ nhưng người đời ít ai hiểu được,
vị của một giọt cũng là vị của biển cả, lợi ích của một giọt có khi còn quý hơn cả biển
cả. Chữ vị ở đây là vị giải thoát, trong Phật pháp có ý nghĩa rằng: “Phật pháp quan trọng
ở chỗ ứng dụng”. Như trong kinh Pháp Cú Thí Dụ có ghi một câu chuyện rất ý nghĩa
trong đó có đoạn đối đáp giữa vị thương nhân Ba Lợi và Thần biển: “Hải thần múc một
gáo nước, hỏi ông Ba Lợi nước trong gáo nhiều hay nước trong biển nhiều?” Ba Lợi trả
lời: “Nước trong gáo nhiều hơn nước biển”. Thần biển hỏi vì sao? Ba Lợi trả lời: “Nước
biển tuy nhiều nhưng vô ích đối với việc đáp ứng kịp thời, chẳng thể cứu được người
khát nước ở xa, thế nhưng nước trong gáo này tuy ít có thể cứu ngay được người chết
khát”. Do đó: Giống như 12 bộ Kinh trong Tam tạng, cụ thể là 8 vạn 4 nghìn pháp môn,
nếu dùng thân nhỏ bé này và thời gian thọ mệnh này cũng không thể thâm nhập được
một phần Phật pháp. Tuy nhiên chỉ cần đi sâu vào 1 môn, 1 bài kệ, 1 câu mới nhanh
giác ngộ. Nhờ vào sự gợi mở của Bát Nhã, mà chúng ta có thể thâm nhập vào kho tàng
Phật pháp và thụ dụng vô cùng.
Nói về Giới, Giới của Phật cũng như biển không bờ, nhưng nghĩa chân thực của
Giới là Biệt giải thoát và Xứ giải thoát. Thế nên trong Kinh Phật vẫn thường dạy: “Do
thụ trì một giới mà đắc đạo”. Giới luật của Phật có thể thụ trì nhiều ít khác nhau, không
nên vì không thể giữ gìn toàn bộ giới luật của Phật mà không thụ trì. Như thế chúng
sinh sẽ trôi lăn mãi mãi trong biển sinh tử, không có cơ hội trở lại làm người.
Liên hệ vào thực tiễn cuộc sống tu học cũng như làm Phật sự. Đối với thực tiễn
cuộc sống nhiều khi phải đối diện với sự việc lớn, hoặc những khó khăn lớn. Chúng ta
phải học cách nhìn nhận tổng thể, khách quan, đừng như những trường hợp tự ti, đứng
trước biển cả thấy mình nhỏ nhoi, chưa thấy khó khăn đã chùn bước. Chúng ta phải
phân giải, tổng thể, chỉnh thể khách quan, dần dần áp dụng chủ quan tháo rỡ khó khăn,
nhiều khi chúng ta đứng trước rừng, ta chỉ nhìn thấy rừng mà không thể nhìn thấy rõ
từng cây, mà cây cũng có tác dụng của nó, bằng cách hằng ngày tích lũy. Nếu còn tư
tưởng ngại khó, ngại phiền thì sẽ không làm được gì cả và phải luôn thực hiện theo
khẩu hiệu:“Kiến hiền tư tề - Kiến ác tự giới”. Như Trung Quốc có chuyện “Ngu Công
rời núi”. Đằng trước là ngọn núi, đời tôi không rời được thì đời con cháu.
Kết bài:
Đức Phật một đời thuyết pháp trong bốn mưới chín năm, tùy theo căn cơ của
chúng sinh mà Ngài giảng dạy. Đức Phật nói ra vô lượng pháp môn, khi Ngài nói thấp,
khi nói cao, từ dễ dần đến khó, đem gần tỷ dụ xa… chung quy chỉ hướng về một mục
đích duy nhất là làm cho chúng sinh tự giác ngộ bản tính sáng suốt của mình. Sự có khả
năng bày lý, lý phải dẫn chứng từ sự, cho nên sự lý phải dung hòa. Có người chấp lý bỏ
sự, có người chấp sự bỏ lý đều có thiên lệch. Nói về lý luận phải là bậc thượng căn, có
trí tuệ mới có thể tiếp nhận được, còn người bình thường phải dẫn chứng tường tận họ
mới có thể thấu hiểu và còn khiến cho họ hứng thú nghe pháp. Bởi vậy Kinh Bách Dụ là
sự tài tình khéo léo của đức Phật thông qua những câu chuyện rất đơn giản, gần gũi để
dẫn dụ chúng sinh, rồi sau đó ngài mới giáo giới cho chúng sinh giác ngộ.
Như bài kệ cuối Kinh, Tôn giả Tăng Già Tư Na ngài đã giảng dạy:
“如似苦毒藥
和合於石蜜
藥為破壞病
此論亦如是”
“如阿伽陀藥
樹葉而裹之
取藥塗毒竟
樹葉還棄之”
Truyện vui có thể coi như là những lớp đường phèn rất ngon ngọt bọc ngoài
những vị thuốc đắng. Thuốc có đắng mới dã tật, đây là những tật xấu của chúng sinh.
Truyện vui cũng được coi như những lớp lá cây dùng để gói thuốc giải độc ở bên trong.
Một khi đã được giải độc, đã thấm nhuần được những lời giáo huấn đầy chân lý thời
chúng ta nên loại ra những lời châm biếm khôi hài giễu cợt như vứt bỏ đi những lá cây
bọc ngoài sau khi đã dùng thuốc và đã được lành bệnh. Người trí hãy như vậy mà tu
hành!

You might also like