You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG KỲ THI THỬ CHỌN HỌC SINH GIỎI

CỤM CÁC TRƯỜNG THPT LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023 – 2024
Môn thi: HOÁ HỌC
ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 25/01/2024
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể phát đề
Đề thi gồm 05 câu, 02 trang

Câu 1 (2 điểm):
1. Trong phân tử MX2 có tổng số hạt p, n, e bằng 164 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn
số hạt không mang điện là 52 hạt. Số khối của nguyên tử M lớn hơn số khối của nguyên tử X là 5. Tổng
số hạt p,n,e trong nguyên tử M lớn hơn trong nguyên tử X là 8 hạt.
a. Xác định vị trí của các nguyên tố trên trong bảng hệ thống tuần hoàn.
b. So sánh (có giải thích) bán kính của các nguyên tử và ion X, X2+ và Y-.
2. Phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hiđro (trong đó R có số oxi hóa
thấp nhất) là a%, còn trong oxit cao nhất là b%.
a. Xác định R biết a : b = 11 : 4.
b. Viết công thức phân tử, công thức electron, công thức cấu tạo của hai hợp chất trên.
c. Xác định loại liên kết hóa học của R với hiđro và của R với oxi trong hai hợp chất trên.
Câu 2 (2,0 điểm):
1.
a. Sự hình thành liên kết σ và liên kết π khác nhau như thế nào?
b. Vẽ sơ đồ biểu diễn sự xen phủ giữa orbital 1s của nguyên tử hydrogen và orbital 3p của
nguyên tử chlorine trong sự hình thành liên kết σ trong phân tử hydrogen chloride (HCl).
c. Mô tả sự tạo thành liên kết trong phân tử chlorine bằng sự xen phủ của các orbital.
d. Xác định số liên kết σ và số liên kết π trong phân tử acetylene (C2H2)
2. Cho các phân tử H2O, NCl3, CH4, CS2, SO3.
a. Viết công thức Lewis của các phân tử trên và cho biết nguyên tử trung tâm trong mỗi phân tử
ở trạng thái lai hóa nào?
b. Phân tử nào phân cực, phân tử nào không phân cực? Vì sao?
Câu 3 (2 điểm):
1. Cân bằng các phản ứng oxi hoá khử sau theo phương pháp thăng bằng electron:
a. FeSO4 + KMnO4 + H2O  Fe2(SO4)3 + Fe(OH)3 + K2SO4 + MnO2
b. Al + HNO3  Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O. Biết tỉ lệ số mol của NO và N2O tương ứng là
x:y
c. Fe(NO3)2 + HCl  FeCl3 + Fe(NO3)3 + NO + H2O
d. FexOy + KHSO4 + KNO3 Fe2(SO4)3 + K2SO4 + NO + H2O
2. Trong quá trình tổng hợp nitric acid, giai đoạn đốt cháy NH3 bằng O2 có xúc tác xảy ra phản
ứng trong pha khí như sau: 4NH3(g) + 5O2(g)  4NO(g) + 6H2O(g). Trong một thí nghiệm, cho vào
bình phản ứng (bình kín) 619,75 mL khí NH3 và 743,7 mL khí O2 (có xúc tác, các thể tích khí đo ở đkc).
Sau khi thực hiện phản ứng 2,5 giờ, thấy có 0,432 gam nước được tạo thành.
a. Viết biểu thức tính tốc độ trung bình của phản ứng theo chất tham gia và chất tạo thành trong
phản ứng.
b. Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo đơn vị mol/h.
c. Tính số mol NH3 và O2 sau 2,5 giờ.
Câu 4 (2 điểm):
1. Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm sinh ra khí C:

Hãy xác định chất rắn A, dung dịch B, khí C (có thể có) trong thí nghiệm trên. Viết phương trình
phản ứng minh họa. [các điều kiện khác (to) coi như có đủ]

2. Một bình gas (khí hóa lỏng) chứa hỗn hợp propane (C3H8) và butane (C4H10) với tỉ lệ mol
1:2. Xác định nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 12 kg khí gas trên ở điều kiện chuẩn.
Cho biết các phản ứng:
C3H8 (g) + 5O2 (g)   3CO2 (g) + 4H2O (l)  r H 298
o
  2220 kJ
13
C4H10 (g) + O2 (g)   4CO2 (g) + 5H2O (l)  r H 298
o
  2874 kJ
2
Trung bình mỗi ngày, một hộ gia đình cần đốt gas để cung cấp 10000 kJ nhiệt (hiệu suất hấp
thụ nhiệt là 80%).
a. Sau bao nhiêu ngày hộ gia đình trên sẽ sử dụng hết bình gas 12 kg?
b. Giá gas là 440.000 đồng/bình 12 kg thì mỗi tháng hộ gia đình trên dùng hết bao nhiêu tiền
gas (giả sử 1 tháng có 30 ngày)
c. Giả thiết rằng toàn bộ lượng nhiệt của quá trình đốt gas tỏa ra đều dùng để làm nóng nước
với hiệu suất hấp thụ nhiệt khoảng 70%, hãy tính thể tích khí gas (ở điều kiện chuẩn) cần phải đốt để
làm nóng 2 lít nước từ 25o C tới 100o C. Biết để làm nóng 1 mol nước thêm 1o C cần một nhiệt lượng
là 75,4 J; khối lượng riêng của nước là 1 gam/ml; ở điều kiện chuẩn 1mol khí có thể tích 24,79 lít.
Câu 5 (2 điểm)
1. Cho m gam X gồm Fe, Fe3O4, Mg và MgO. Hòa tan hết m gam X vào dung dịch H2SO4 đặc,
nóng (dư 20% so với lượng phản ứng), thu được dung dịch Y và 0,06 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất
của H2SO4). Cho Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí
đến khối lượng không đổi, thu được 78,704 gam chất rắn. Mặt khác, hòa tan hết m gam X bằng 89,4
gam dung dịch HCl 15,52%, thu được 0,02 mol H2 và dung dịch E chỉ chứa các muối. Tính nồng độ
phần trăm của FeCl2 trong E.
2. Cho X, Y, Z là bao nguyên tố hóa học. Tổng số hạt mang điện trong ba phân tử X2Y, ZY2, X2Z
là 200. Số hạt mang điện của phân tử X2Y bằng 15/16 lần số hạt mang điện của phân tử ZY2. Ở trạng
thái cơ bản, nguyên tử Z có số electron trên phân lớp p bằng 1,667 lần số electron trên phân lớp s. Phân
tử T gồm 6 nguyên tử tạo bởi 3 nguyên tố X, Y, Z. Xác định công thức phân tử của T.
Cho nguyên tử khối (amu) của H= 1; Li=7; Be=9; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24;
Al=27; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Fe=56; Ba=137.
Cho biết số hiệu nguyên tử:
H=1; C=6; N=7; O=8; F=9; Ne=10; Na=11; Mg=12; Al=13; Si=14; P=15; S=16; Cl=17; Ar=18;
Br=35, Fe= 26
-------------HẾT-------------

You might also like