You are on page 1of 4

TRƯỜNG THCS ĐỒNG HẢI

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I


KHTN – PHÂN MÔN VẬT LÝ
- Vận dụng được công thức tính khối lượng riêng của một chất khi biết khối lượng và thể tích
của vật. Hoặc bài toán cho biết hai đại lượng trong công thức và tính đại lượng còn lại.
- Phát biểu được khái niệm về áp lực.
- Kể tên được một số đơn vị đo áp suất: N/m2; Pascan (Pa)
- Nắm được sự tồn tại lực đẩy Archimedes.
- Nêu được điều kiện vật nổi (hoặc vật chìm)
- Giải thích được một số ứng dụng của việc tăng áp suất hay giảm áp suất để giải thích được 1
số ví dụ thực tế trong cuộc sống, lao động sản xuất và sinh hoạt của con người.

Bài tập ví dụ:


Câu 1. Trục quay của cái kéo khi dùng để cắt là
A. mũi kéo
B. lưỡi kéo
C. tay cầm
D. đinh ốc gắn hai lưỡi kéo
Câu 2. Điền vào chỗ trống: “Đòn bẩy loại 1: là loại đòn bảy có điểm tựa O nằm…..giữa điểm
đặt O1, O1 của các lực F1 và F2”
A. xa
B. chính giữa
C. trong khoảng
D. bất kì
Câu 3. Muốn bẩy một vật nặng 2000N bằng một lực 500N thì phải dùng đòn bẩy có
A. O2O = O1O
B. O2O > 4O1O
C. O1O > 4O2O
D. 4O1O > O2O > 2 O1O
Câu 4. Moment của ngẫu lực phụ thuộc vào
A. Khoảng cách giữa giá của hai lực
B. Điểm đặt của mỗi lực tác dụng
C. Vị trí trục quay của vật
D. Trục quay
Câu 5: Áp suất tác dụng lên một chất lỏng chứa trong bình kín
A. tăng khi dịch chuyển trong chất lỏng.
B. giảm khi dịch chuyển trong chất lỏng.
C. được truyền nguyên vẹn trong chất lỏng theo mọi hướng.
D. tùy thuộc vào tiết diện của bình chứa.
Câu 6: Điều kiện để một vật đặc, không thấm nước, chỉ chìm một phần trong nước là
A. trọng lượng riêng của vật bằng trọng lượng riêng của nước.
B. trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.
C. lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lượng của vật.
D. lực đẩy Archimedes lớn hơn trọng lượng của vật.
Câu 7: Lực tác dụng vào vật như thế nào thì làm cho vật quay?
A. Lực tác dụng vào vật phải lớn hơn trọng lượng vật.
B. Lực tác dụng vào vật phải có giá cắt trục quay.
C. Lực tác dụng vào vật phải có giá song song với trục quay.
D. Lực tác dụng vào vật phải có giá không cắt trục quay và không song song với trục quay.
Câu 8: Dụng cụ nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?
A. Cái búa nhổ đinh.
B. Cái kéo cắt giấy.
C. Cái bấm móng tay.
D. Cái cung tên.
Câu 9: Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên
vật A lớn gấp đôi diện tích lực tác dụng lên vật B.
A. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật B
B. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật A
C. Áp suất tác dụng lên hai vật như nhau
D. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật B
Câu 10: Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực
lên vật A lớn gấp bốn lần diện tích lực tác dụng lên vật B.
A. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật B
B. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật A
C. Áp suất tác dụng lên hai vật như nhau
D. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật A
Câu 11: Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì:
A. để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất
B. để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất
C. để tăng áp suất lên mặt đất
D. để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất
Câu 12: Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực
nào?
A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu. B. Trọng lực của tàu.
C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray. D. Cả 3 lực trên.
Câu 13: Khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh vào tường mà không đóng mũ
(tai) đinh vào? Tại sao vậy?
A. Đóng mũi đinh vào tường để tăng áp lực tác dụng nên đinh dễ vào hơn.
B. Mũi đinh có diện tích nhỏ nên với cùng áp lực thì có thể gây ra áp suất lớn nên đinh dễ
vào hơn.
C. Mũ đinh có diện tích lớn nên áp lực nhỏ vì vậy đinh khó vào hơn.
D. Đóng mũi đinh vào tường là do thói quen còn đóng đầu nào cũng được.
Câu 14: Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ. Tại sao vậy?
A. Vì đệm mút mềm hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.
B. Vì đệm mút dầy hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.
C. Vì đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên
thân người.
D. Vì lực tác dụng của phản gỗ vào thân người lớn hơn.
Câu 15: Một thỏi sắt và một thỏi đồng có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong
nước. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Hai thỏi sắt và đồng đều chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes như nhau vì chúng cùng
được nhúng trong nước như nhau.
B. Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Archimedes tác dụng lên thỏi đó lớn hơn.
C. Hai thỏi sắt và đồng đều chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes như nhau vì chúng
chiếm thể tích trong nước như nhau.
D. Đồng có trọng lượng riêng lớn hơn sắt nên thỏi đồng chịu tác dụng của lực đẩy
Archimedes lớn hơn.
Câu 16: Lực đẩy Archimedes phụ thuộc vào các yếu tố:
A. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.
C. Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 17: Trong công thức lực đẩy Archimedes F A = d. V. Các đại lượng d, V là gì? Hãy chọn
câu đúng
A. d là trọng lượng riêng của vật, V là thể tích của vật.
B. d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích của vật.
C. d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
D. Một câu trả lời khác.
Câu 18: Một người vác một túi nặng trên vai theo hai cách như hình. Theo em trường hợp
nào người này dùng ít sức hơn? Giải thích vì sao?
Câu 19: Tại sao khi lặn xuống nước chúng ta lại có cảm giác tức ngực? Người thợ lặn chuyên
nghiệp phải khắc phục bằng cách nào?
Câu 20: Một học sinh tạo ra một đồ chơi thăng bằng như hình 19.4.
Biết độ dài của thanh AB là 30 cm. Bỏ qua khối lượng của các thanh, coi các điểm treo có thể
quay dễ dàng. Tính trọng lượng vật G.

GVBM
Nguyễn Hoài Thương

You might also like