You are on page 1of 10

Đề bài :

Anh/chị hãy trình bầy hiểu biết của mình về các hình thức sở hữu theo pháp luật
Việt Nam hiện hành?

Bài làm :
1. Khái niệm hình thức sở hữu
Hình thức sở hữu là cách thức chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản trong một
chế độ sở hữu.
Trong chế độ sở hữu có thể có nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Tương ứng
với mỗi hình thức sở hữu có những chủ sở hữu nhất định. Mỗi hình thức sở hữu
có những đặc trưng riêng, nên pháp luật cũng có những quy định riêng thích hợp
với mỗi loại hình thức sở hữu cụ thể.
Pháp luật dân sự Việt Nam quy định mỗi hình thức sở hữu, chủ sở hữu có những
cách thức thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản trong
những giới hạn và phạm vi khác nhau.

2. Phân loại hình thức sở hữu


Trong chế độ sở hữu có thể có nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Theo quy định
của Điều 179 Bộ luật dân sự Việt Nam những năm trước kia, trên cơ sở chế độ
sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, Nhà nước công nhận và bảo vệ
6 hình thức sở hữu gồm: sở hữu toàn dân; sở hữu tập thể; sở hữu tư nhân; sở hữu
của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; sở hữu của tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp; sở hữu hỗn hợp; sở hữu chung.
Tuy nhiên, với sự ra đời của Bộ luật dân sự sau này, trên cơ sở kế thừa các quy
định của Bộ luật dân sự cũ về các hình thức sở hữu, tiếp tục khẳng định các chế
độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, theo đó, khẳng định các hình
thức sở hữu bao gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu
chung, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, sở hữu của tổ
chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
Với quy định này, Bộ luật dân sự 2015, ngoài việc tiếp tục quy định các hình
thức sở hữu khác đã được Bộ luật dân sự cũ quy định, thì đã có những điểm mới
khi quy định về các hình thức sở hữu, đó là không tiếp tục quy định hình thức sở
hữu hỗn hợp là một hình thức sở hữu độc lập, quy định hình thức sở hữu nhà
nước với Nhà nước là chủ sở hữu thay thế hình thức sở hữu toàn dân với Nhà
nước là đại diện chủ sở hữu. Tương ứng với mỗi hình thức sở hữu có những chủ
sở hữu nhất định. Mỗi hình thức sở hữu có những đặc trưng riêng, nên pháp luật
cũng có những quy định riêng thích hợp với mỗi loại hình thức sở hữu cụ thể.
Ngoài ra, pháp luật dân sự Việt Nam quy định mỗi hình thức sở hữu, chủ sở hữu
có những cách thức thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài
sản trong những giới hạn và phạm ví khác nhau.

2.1 Sở hữu toàn dân (từ Điều 197 đến Điều 204 Bộ Luật DS 2015)
Sở hữu toàn dân là hình thức cao nhất của sở hữu xã hội chủ nghĩa, trong đó các
tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, các phương tiện và tài sản khác thuộc về nhà
nước – người đại diện chính thức của nhân dân.
Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng
trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là
tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống
nhất quản lý đảm bảo đúng mục đích sử dụng
Sở hữu toàn dân chúng ta hiểu đơn giản đó là tài sản chung của toàn bộ người
dân Việt Nam như khoáng sản, lãnh thổ, đất đai…
Và nhà nước là đại diện pháp lý có trách nhiệm bảo vệ, quản lý các tài sản này
Về quyền sở hữu toàn dân khi được giao cho doanh nghiệp, đơn vị vũ trang, cơ
quan nhà nước hoặc đơn vị cá nhân đều phải tuân thủ thực hiện nghĩa vụ đầy đủ
với nhà nước đồng thời nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, giám sát quản lý sử
dụng tài sản đó (điều 200 đến 204 Bộ Luật DS 2015)
Điều 2, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy
định:
"Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nồng dân và đội ngũ trí thức".
Theo quy định của Hiến pháp, Nhà nước là người đại diện cho toàn dân, được
nhân dân trao cho những quyền lực chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng,
ngoại giao... để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả là: xây dựng và bảo
vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước đại diện cho nhân dân nắm toàn bộ các tư liệu sản xuất chủ yếu trong
tay để thực hiện sứ mệnh lịch sử cao cả của mình. Hiến pháp năm 2013 đã tiếp
tục khẳng định tại Điều 53:
"Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng
trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lí là tài
sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thong nhất
quản lí”.
Tuyên bố ngày 12/5/1977 của Chính phủ Việt Nam về vùng biển cũng có ghi:
"Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về thăm
dò, khai thác, bảo vệ và quản lí tất cả các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa
Việt Nam bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài
nguyên sinh vật thuộc loại định cư ở thểm lục địa Việt Nam. Thềm lục địa Việt
Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển...".
Như vậy, toàn bộ những tư liệu sản xuất chủ yếu như đất đai, tài nguyên trên
mặt biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc thềm lục địa Việt Nam... cùng với
những tài sản khác theo quy định của pháp luật đều thuộc quyền quản lí, khai
thác và sử dụng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người đại diện cho nhân dân
quản lí, nắm giữ những tư liệu sản xuất, là chủ sở hữu đối với tài sản được quy
định tại Điều 197 BLDS và Nhà nước là đại diện thực hiện quyền chiếm hữu, sử
dụng và định đoạt đối với các tài sản đó. Điều 198 bộ luật dân sự năm 2015 quy
định:
"1. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đại diện thực hiện quyền
của chủ sở hữu đổi với tài sản thuộc sở hữu toàn dân ".
2. Chính phủ thống nhất quản lí và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và
tiết kiệm tài sản thuộc sở hữu toàn dân".
Trước đây, sở hữu toàn dân quy định tại Điều 17 Hiến pháp năm 1992 được hiểu
như là một phạm trù kinh tế thì ngày nay sở hữu toàn dân còn được hiểu là một
phạm trù pháp lí, do vậy, tài sản của toàn dân phải có chủ sở hữu đích thực để
thực hiện quyền sở hữu trong việc phát triển sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội,
bảo vệ an ninh, quốc phòng của đất nước.
Để sử dụng tài sản của nhân dân có hiệu quả, cần phải trao quyền đại diện cho
Nhà nước, cho người có thẩm quyền định đoạt tài sản của nhân dân theo quy
định của pháp luật, do vậy, trong BLDS năm 2015, Điều 201 quy định Nhà nước
là đại diện thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn
dân.
Quyền sở hữu toàn dân, hiểu theo nghĩa khách quan (hay theo nghĩa rộng) là
tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm:
- Xác nhận việc chiếm hữu toàn dân (gồm cả chiếm hữu pháp lí và chiếm hữu
thực tế) đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu, quan trọng nhất;
- Quy định về nội dung và trình tự thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng
và định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân;
- Xác định phạm vi, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp do
Nhà nước thành lập để quản lí những tài sản được giao theo quy định của pháp
luật để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh, quản lí nhà nước hoặc hoạt
động công ích...
Các doanh nghiệp được giao vốn, tư liệu sản xuất để thực hiện các mục tiêu,
nhiệm vụ kinh doanh hoặc hoạt động công ích do Nhà nước giao. Các doanh
nghiệp có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản, được quyền
quản lí, trừ những thiết bị, nhà xưởng quan trọng theo quy định của Chính phủ
phải được cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền cho phép trên nguyên tắc
bảo toàn và phát triển vốn (Điều 200 BLDS).
Như vậy, Nhà nước giao tài sản cho các doanh nghiệp, đồng thời cho phép
doanh nghiệp được thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản đó
trong một phạm vi theo quy định của pháp luật. Quyền chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt của các cơ quan, doanh nghiệp của Nhà nước được gọi là “quyền sở hữu
hạn chế”. Nhà nước thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu theo quy định tại
Điều 201 BLDS).
Theo nghĩa chủ quan (hay nghĩa hẹp), quyền sở hữu toàn dân được hiểu là toàn
bộ những hành vi mà với tư cách đại diện cho chủ sở hữu, Nhà nước cũng như
các chủ sở hữu khác thực hiện các quyền năng cụ thể về chiếm hữu, sử dụng và
định đoạt đối với các tài sản của mình. Nhà nước "là chủ" đối với các tư liệu sản
xuất chủ yếu nhưng không ai quy định cho Nhà nước phạm vi từng quyền hạn
đối với những tư liệu sản xuất đó. Nhà nước tự quy định cho mình các quyền
năng và trình tự để thực hiện các quyền năng nhưng điều đó không có nghĩa là
quyền hạn của Nhà nước là vô tận đối với các tài sản mà Nhà nước là chủ sở
hữu. Cũng như các chủ thể khác, Nhà nước chỉ được thực hiện quyền của chủ sở
hữu trong phạm vi pháp luật cho phép. Nói cách khác, các quyền năng đó cũng
được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2.2 Sở hữu riêng (Điều 205 và Điều 206 Bộ Luật DS 2015)
Điều 205 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “1. Sở hữu riêng là sở hữu của
một cá nhân hoặc một pháp nhân. 2. Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không
bị hạn chế về số lượng, giá trị.”
Sở hữu riêng là hình thức sở hữu của một chủ thể là cá nhân hoặc một pháp
nhân đối với tài sản của mình. Với tư cách là một chủ sở hữu, cá nhân, pháp
nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu riêng.
Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với tài sản còn được hiểu là một quan
hệ pháp luật dân sự về sở hữu riêng có đầy đủ 3 yếu tố: chủ thể, khách thể và nội
dung quyền sở hữu riêng. Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân được pháp luật
công nhận và bảo vê. Đây là quyền bất khả xâm phạm, không ai có thể bị hạn
chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình.

Theo khoản 1 Điều 205 Bộ luật Dân sự năm 2015, chủ thể của hình thức sở hữu
riêng chỉ có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Nếu một tổ chức không có tư cách
pháp nhân sở hữu tài sản thì không thể là coi đó là tài sản thuộc sở hữu riêng của
tổ chức đó. Chúng ta có thể xem việc sở hữu của các tổ chức không có tư cách
pháp nhân là sở hữu chung của các thành viên tổ chức đó (ví dụ: sở hữu của Hộ
gia đình, Hợp tác xã,…)
Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị. Tài
sản thuộc sở hữu riêng có thể là thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư
liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác
của cá nhân hoặc pháp nhân là tài sản thuộc hình thức sở hữu riêng.
Công dân thực hiện quyền làm chủ, chi phối tài sản qua các quyền chiếm hữu,
sử dụng và định đoạt tài sản. Cá nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
tài sản thuộc sở hữu của mình nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hoặc
sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng không được gây
thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng,
quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (khoản 2 điều 206 BLDS 2015).
Việc chiếm hữu, sử dụng tài sản thuộc sở hữu riêng gây thiệt hại đến lợi ích
chung, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Tại Điều 205 và 206 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định như sau:
“Điều 205. Sở hữu riêng và tài sản thuộc sở hữu riêng
1. Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân.
2. Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị.
Điều 206. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng
1. Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu
riêng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và các
mục đích khác không trái pháp luật.
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng không được
gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công
cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”
Đây là những điều cơ bản nhất về sở hữu riêng, chế độ sở hữu này đã tạo ra một
nền kinh tế nhiều thành phần và vận động theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý
của nhà nước.

2.3 Sở hữu chung (từ Điều 207 đến Điều 220 Bộ Luật DS 2015)
Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với khối tài sản. Sở hữu chung
bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Tài sản thuộc Sở
hữu chung là tài sản chung. Những người có quyển sở hữu chung được gọi là
các đồng sở hữu chủ.
Họ có quyền ngang nhau (sở hữu chung hợp nhất) hoặc có phần quyền sở hữu
xác định (sở hữu chung theo phần) trên toàn bộ tài sản hoặc khối tài sản.
Quyền sở hữu chung được xác lập theo thoả thuận của các chủ sở hữu, theo quy
định của pháp luật hoặc theo tập quán
Quyền sở hữu là quyền chi phối tài sản của một chủ thể nhất định. Quyền của
chủ sở hữu đối với tài sản gồm quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản
của mình theo quy định cùa pháp luật. Trong thực tế, có những trường hợp một
tài sản nhưng lại thuộc quyền sở hữu của hai hay nhiều người, nói cách khác đó
là trường hợp hai hay nhiều người có chung tài sản. Pháp luật dân sự gọi đó là
sở hữu chung. Điều 207 bộ luật dân sự năm 2015 quy định: "Sở hữu chung là sở
hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản ".
Như vậy, khi hai hoặc nhiều người cùng có chung tài sản thì những người đó
được gọi là đồng sở hữu. Các công dân với nhau, các hợp tác xã với nhau, hoặc
công dân với hợp tác xã... đều có thể ttở thành đồng chủ sở hữu đối với tài sản
chung. Các đồng chủ sở hữu trong sở hữu chung có quyền chung nhau cùng
chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung.
Sở hữu chung trong pháp luật dân sự có đặc điểm là:
* Khách thể của sở hữu chung là thống nhất, đó là một tài sản hoặc một tập hợp
tài sản mà nếu đem chia tách về mặt vật lí, tức là chia ra các phần khác nhau...
thì sẽ không còn giá trị sử dụng như ban đầu; các chủ sở hữu sẽ không khai thác
được công dụng vốn có của nó. Ví dụ: Một xe ô tô thuộc sở hữu chung của các
đồng sở hữu. Nếu đem chia tách ra thành các phần nhỏ thì trở thành phụ tùng mà
không còn công dụng để chở hàng hoá hoặc chuyên chở hành khách. Ngoài ra,
trong thực tế còn có trường hợp do tập quán hoặc do kết cấu xây dựng, tính chất,
công dụng mà khách thể chỉ có thể là tài sản chung. Điều này còn tuỳ thuộc vào
sự thoả thuận hoặc thói quen của tập quán.
* Về chủ thể: Mỗi đồng chủ sở hữu chung khi thực hiện các quyền năng chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản chung sẽ liên quan đến quyền lợi của tất
cả các đồng chủ sở hữu khác. Tuy nhiên, mỗi đồng chủ sở hữu trong sở hữu
chung có vị trí độc lập và tham gia quan hệ pháp luật dân sự với tư cách là một
chủ sở hữu độc lập.
* Việc thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản
chung của các đồng chủ sở hữu cũng có những đặc diêm riêng. Tuy rằng, địa vị
của mỗi đồng chủ sở hữu có tính chất độc lập nhưng các quyền năng của mỗi
chủ sở hữu lại thống nhất đối với toàn bộ khối tài sản chung mà không phải chỉ
riêng với phần giá trị tài sản mà họ có. Nếu quyền năng của mỗi đồng chủ sở
hữu mà tách ra theo phạm vi phần giá trị tài sản mà họ có thì các đồng chủ sở
hữu không thể sử dụng được tài sản và do vậy, sở hữu chung ấy sẽ không có ý
nghĩa. Từ đặc điểm này nên việc sử dụng, định đoạt tài sản phải được các đồng
chủ sở hữu thoả thuận dựa ưên tính chất, công dụng của tài sản và dựa vào hoàn
cảnh cụ thể của các đồng chủ sở hữu chung.
Đối với việc sử dụng tài sản (Điều 217 BLDS). Các đồng chủ sở hữu có thể thoả
thuận và lựa chọn một ttong những hình thức: Cùng sử dụng để khai thác công
dụng của tài sản; thay phiên nhaú sử dụng (nếu tài sản chung không thể phân
chia thành nhiều phần để sử dụng. Ví dụ: trâu, bò mua chung để khai thác sức
kéo thường được thay phiên nhau sử dụng theo thoả thuận); hoặc nếu tài sản
gồm nhiều vật khác nhau, các chủ sở hữu có thể thay phiên nhau sử dụng từng
vật, tức là mỗi người sử dụng một phần tài sản mà vẫn bảo đảm dược nhu cầu sử
dụng. Trường hợp các chủ sở hữu mua chung tài sản để cho thuê thì căn cứ vào
phần quyền tài sản của mỗi chủ sở hữu để xác định quyền lợi và trách nhiệm của
mỗi người.
Đối với việc định đoạt tài sản (Điều 218 BLDS). về nguyên tắc, mỗi đồng chủ
sở hữu chung là một chủ thể độc lập nên có những quyền nhất định. Chủ sở hữu
chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thoả
thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất
được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định
của pháp luật. Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu
của mình thì các chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Sau thời hạn
03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là
động sản mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền
bán phần quyền sở hữu chung của mình cho người khác (khoản 3 Điều 218
BLDS). Nếu một chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình hoặc chủ sở hữu chết
mà không có người thừa kế thì phần quyền tài sản đó sẽ thuộc quyền sở hữu của
Nhà nước. Trường hợp này không áp dụng Điều 228 BLDS - Xác lập quyền sở
hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu. Trường hợp trên,
vật đang có chủ sở hữu nhưng chủ sở hữu không muốn sở hữu nữa vì vậy sẽ có
nhiều chủ thể muốn được sở hữu, cho nên sẽ xảy ra tranh chấp giữa người biết
được chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu và những người đồng sở hữu. Theo Điều
228 BLDS thì người phát hiện tài sản đó là trong tình trạng không có ai chiếm
giữ, do vậy, nếu vật là động sàn thì thuộc quyền sở hữu của người phát hiện
được, nếu là bất động sản thì thuộc quyền sở hữu của nhà nước.

-) Sở hữu chung theo phần:


Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của
mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung và mỗi chủ sở hữu có
quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền
sở hữu của mình.
Khoản 1 Điều 209 BLDS quy định: "Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung
mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đổi với tài
sản chung”.
Trong sở hữu chung theo phần, mỗi đồng chủ sở hữu biết trước được tỉ lệ phần
quyền của mình đối với khối tài sản chung. Phần quyền đó có thể bằng nhau
hoặc không bằng nhau.
Phần quyền được xác định trước này là đối với toàn bộ tài sản thuộc sở hữu
chung của tất cả các đồng chủ sở hữu. Do vậy, phần tài sản của các đồng chủ sở
hữu trong sở hữu chung theo phần bao giờ cũng phải được biểu hiện bằng những
đơn vị số học cụ thể. Thông qua đơn vị số học đó mà thấy được phần quyền của
mỗi đồng chủ sở hữu là bao nhiêu trong khối tài sản chung. Ví dụ: 1/2; 1/3; 1/4
tổng số tài sản. Cùng với việc xác định tỉ lệ phần quyền thì việc xác định nghĩa
vụ của mỗi một đồng chủ sở hữu đối với tài sản chung cũng theo nguyên tẳc:
Nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền của chủ
sở hữu chung đó (nếu các đồng chủ sở hữu chung không có thoả thuận khác).
Trong sở hữu chung theo phần, quyền lợi của các đồng chủ sở hữu có liên quan
mật thiết với nhau khi họ thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu. Vì vậy, khi
thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản thuộc sở hữu chung theo phần phải
được tiến hành trên cơ sở thoả thuận và nhất trí giữa các đồng chủ sở hữu. Điều
216 BLDS đã quy định: "Các chủ sở hữu chung cùng quản lí tài sản chung theo
nguyên tắc nhất trí, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy
định khác".
Điều này thể hiện ở việc các đồng chủ sở hữu phải cùng nhau bàn bạc để thống
nhất về cách bảo quản, sử dụng tài sản trên cơ sở của nguyên tắc tự do, tự
nguyện cam kết, thoả thuận. Mọi thoả thuận hợp pháp của các đồng chủ sở hữu
đều có hiệu lực bắt buộc và cũng là cơ sở pháp lí để giải quyết khi có tranh chấp.
Mặc dù phần quyền của mỗi người có thể không bằng nhau nhưng tài sản trong
sở hữu chung theo phần là một thể thống nhất, có môi liên hệ, hên kết chặt chẽ
với nhau. Quyền của mỗi người bao trùm đối với toàn bộ tài sản nên họ phải
được quyển ngang nhau ưong việc chiếm hữu và sử dụng tài sản chung. Ví dụ:
Gia súc để cày, kéo được mua chung thì mỗi người khi sử dụng phải sử dụng cả
gia súc đó mới khai thác được công dụng.
Khi tài sản thuộc sở hữu chung được sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh
mà sinh lợi thì số lợi đó sẽ được chia cho các đồng chủ sở hữu theo tỉ lệ phần
quyền tương ứng của mỗi người. Khoản 1 Điều 217 BLĐS quy định: "Mỗi chủ
sở hữu chung theo phần có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ
tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình...". Tương tự như vậy,
khi phải chi phí để duy trì, củng cố tài sản chung thì mỗi đồng chủ sở hữu cũng
phải chịu một phần chi phí theo tỉ lệ phần quyền của người đó.
Việc định đoạt tài sản chung của mỗi một đồng chủ sở hữu là việc định đoạt
phần quyền của họ trong khối tài sản chung.
Mỗi đồng chủ sở hữu có toàn quyền trong việc định đoạt phần quyền của mình
đối với tài sản thuộc sở hữu chung mà không ai có quyền ngăn cản. Việc chuyển
phần quyền của một đồng chủ sở hữu thông qua việc mua, bán, cho, đổi, thừa
kế... cho người khác hoàn toàn không phải là việc trao cho người khác đủ một
phần cụ thể của tài sản. Nói cách khác, việc định đoạt đó làm chấm dứt phần
quyền của người đó nhưng lại làm xuất hiện quyền sở hữu của người khác đối
với toàn bộ tài sản là một khách thể thông nhất trong sở hữu chung theo phần
(khi một đồng chủ sờ hữu chung khác được quyền ưu tiên mua theo quy định tại
Điều 218 BLDS).
Sở hữu chung theo phần là hình thức cộng hợp phần tài sản của các đồng chủ sở
hữu để cùng sản xuất, sử dụng, góp phần khai thác, tận dụng được mức tối đa
giá trị sử dụng của tài sản. Sở hữu chung theo phần là cơ sở pháp lí để các chủ
sở hữu liên doanh, liên kết, chung vốn mua sắm các tài sản hoặc xây dựng các
công trình mà nếu một chủ thể riêng biệt thì không đủ khả năng để thực hiện.
Do có tính chất đặc thù nên sở hữu chung theo phần xuất hiện khi có một ttong
những điều kiện:
* Do nhiều người cùng chung cồng sức để tạo ra tài sản;
* Do góp tiền để mua sắm tài sản hoặc để xây dựng chung một công trình;
* Do cùng được tặng cho hoặc cùng được thừa kế chung tài sản.
Sở hữu chung là một quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu nên nó cũng chấm dứt
khi có những sự kiện pháp lí quy định tại Điều 220 BLDS. Việc chia tài sản
thuộc sở hữu chung được thực hiện theo quy định tại Điều 219 BLDS.

-) Sở hữu chung hợp nhất:


Sở hữu chung hợp nhất là hình thức sở hữu của hai hay nhiều chủ thể đối với
khối tài sản chung. Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có
thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia. Tính chất đặc thù của
sở hữu chung hợp nhất được quy định tại khoản 1 Điều 210 BLDS: "Sở hữu
chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở
hữu không được xác định đổi với tài sản chung".
Thông thường quyền sờ hữu chung hợp nhất chỉ phát sinh trong quan hệ hôn
nhân và gia đình. Điều 213 BLDS xác định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ
chồng là sở hữu chung hợp nhất. Đó là khối tài sản do vợ chồng làm ra ttong
thời kì hôn nhân bằng công sức của mỗi người hoặc do được tặng cho chung,
thừa kế chung.
Tài sản chung của vợ chồng được dùng vào việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu
dùng hoặc sản xuất kinh doanh của cà gia đình. Vợ chồng đều có quyền ngang
nhau đổi với khối tài sản chung. Vợ chồng cùng bàn bạc, thoả thuận hoặc uỷ
quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Khi một trong hai
người thực hiện giao dịch mà tài sản có giá trị lớn phải được sự đồng ý của bên
kia. Ví dụ: Khi bán nhà là tài sản chung hợp nhất của vợ, chồng phải được sự
đồng ý bằng văn bản (uỷ quyền, hoặc thể hiện bằng chữ kí) của người kia. Pháp
luật dân sự (kể cả Luật hôn nhân và gia đình) quy định như vậy nhằm bảo đảm
cho vợ chồng được bình đẳng ttong quan hệ gia đình, xoá bỏ chế độ gia trưởng
trong gia đình. Cùng với việc quy định tài sản chung, Luật hôn nhân và gia dinh
cũng quy định về tài sản riêng của vợ và chồng. Đó là tài sản có trước thời kì
hôn nhân hoặc được tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân. Vợ, chồng có thể tự
nguyện nhập khối tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của gia đình.
Như vậy, khi hôn nhân còn tồn tại, không thể xác định được phần tài sản cụ thể
của vợ, chồng trong khối tài sản chung. Họ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau
đổi với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất. Ngoài tài sản chung của vợ chồng,
nếu gia đình đã có con trưởng thành, có thu nhập theo nghề nghiệp, được tặng
cho hoặc được thừa kế và có đóng góp công sức, tiền vào việc duy trì, phát triển
khối tài sản chung của gia đình thì họ cũng có quyển sở hữu đổi với khối tài sản
chung cùa gia đình.
Phần tài sản cụ thể của mỗi người chỉ được xác định rõ ràng khi một ttong số họ
chết mà những người thừa kế yêu cầu chia tài sản của người chết, nếu tài sản
này thuộc sở hữu chung của bố mẹ và các con; phần cụ thể của mỗi người còn
được xác định nếu có lí do chính đáng và họ thoả thuận chia, hoặc tài sản được
phân chia theo quyết định cùa toà án khi li hôn. Neu vợ chồng li hôn, về nguyên
tắc tài sản sẽ được chia đôi nhưng có xem xét đến công sức đóng góp của mồi
người vào việc duy trì và phát triển khối tài sản chung; có ưu tiên cho những
người phải nuôi và chăm sóc con còn nhỏ.
Tóm lại, trong sở hữu chung hợp nhất, các chủ sở hữu chung có quyền khai thác
công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung ngang nhau, nếu không có
thoả thuận khác. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thoả thuận
theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ
chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.

-) Sở hữu chung cộng đồng:


Sở hữu chung cộng đồng là loại sở hữu chung hợp nhất không phân chia của
dòng họ theo huyết thống, theo cộng đồng tôn giáo hoặc cộng đồng dân cư
(thôn, ấp, làng, bản) đổi với tài sản được hình thành theo tập quán hoặc do các
thành viên của cộng đồng quyên góp tạo dựng nên. Ví dụ: Nhà thờ, từ đường,
thánh thất tôn giáo là sở hữu cộng đồng của dòng họ, hoặc kết cấu hạ tầng phục
vụ chung cho cả cộng đồng dân cư như đường đi, giếng nước công cộng...
Sở hữu chung cộng đồng do đặc điểm lịch sử được tạo dựng qua nhiều thế hệ
nhằm mục đích thoả mãn lợi ích chung của tất cả các thành viên trong cộng
đồng. Do đó, các thành viên của cộng đồng cùng có quyền quản lí, sử dụng, định
đoạt tài sản chung theo thoả thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cả
cộng đồng. Tuy nhiên, phải tuân thủ nguyên tắc chung là không trái pháp luật và
đạo đức xã hội.
Trong quá trình quản lí, sử dụng tài sản, các thành viên phải cùng bàn bạc, thoả
thuận. Tuỳ từng loại tài sản chung cộng đồng mà phương thức quản lí, sử dụng
có thể khác nhau. Ví dụ: Các kết cấu hạ tầng của cả cộng đồng dân cư thì mọi
người cùng có quyền sử dụng chung và quản lí theo phương thức đã thoả thuận
nhưng đổi với nhà từ đường (nơi thờ cúng) của một dòng họ, theo tập quán lại
do người con, cháu trai cả, ngành trưởng quản lí, trông coi để thờ cúng.
Do mục đích của sở hữu chung cộng đồng là thoả mãn chung lợi ích hợp pháp
của cả cộng đồng nên tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất
không phân chia.
Việc sở hữu chung trong nhà chung cư về nguyên tắc cũng là sở hữu chung hợp
nhất không phân chia như sở hữu chung của cộng đồng. Đối với phần diện tích
và ttang thiết bị dùng chung như lối đi, cầu thang, bể nước... thì các chủ sở hữu
các căn hộ ưong nhà chung cư có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản
lí, sử dụng và có ttách nhiệm bảo vệ, bảo đảm an toàn cho những người xung
quanh. Việc sử dụng khoảng không, mặt đất theo quy định của pháp luật.
-) Sở hữu chung hỗn hợp:
Sở hữu chung hỗn hợp là phạm trù kinh tế để chỉ hình thức sở hữu đối với tài
sản của các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản
xuất, kinh doanh nhưng không hình thành pháp nhân mới, do vậy tài sản chung
hỗn hợp được sử dụng theo quy định tại Điều 209 BLDS.
Đặc điểm của chế độ kinh tế ở nước ta hiện nay là nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với chính sách
mở rộng giao lưu và hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á và tất cả
các nước ưên thế giới không phân biệt chế độ chính trị, xã hội khác nhau... thì sở
hữu hỗn hợp là cơ sở pháp lí tạo điều kiện cho việc liên doanh, liên kết giữa các
thành phần kinh tế khác nhau trong và ngoài nước.
Trong sở hữu chung hỗn hợp, các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác
nhau thoả thuận theo nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện về tài sản và số lượng
vốn góp để tiến hành sản xuất, kinh doanh nhằm thu lợi nhuận.
Trên thực tế, sở hữu hỗn hợp là sự phát triển ở một trình độ cao của sở hữu
chung trước yêu cầu mới về vốn, về quy mô phát triển, có sự đa dạng trong sản
xuất, kinh doanh trên cơ sở đan xen, Hên kết của các thành phần kinh tế khác
nhau trong nền kinh tế thị trường. Tiêu biểu cho cách thức thực hiện hình thức
sở hữu này là việc góp vốn, góp tài sản, mua bán cổ phiếu ở các công ti cổ phần
và tới đây là việc mua bán tại thị trường chứng khoán. Đây là một thực tế đã trở
nên khá sống động của sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển hiện nay. Cùng
với sự hình thành thị trường vốn đã tạo nên loại hình sở hữu chung hỗn hợp có
những nét đặc thù khác biệt so với loại sở hữu chung theo phần và chung hợp
nhất. Do mục đích hình thành loại sở hữu chung hỗn hợp là sản xuất, kinh
doanh, cho nên việc góp vốn, tài sản ttong sở hữu chung hỗn hợp làm cho việc
quản lí tài sản, tổ chức điềù hành sản xuất, kinh doanh, việc ra nhập hoặc tách
khỏi hên doanh, liên kết khác với sở hữu chung theo phần hoặc sở hữu chung
hợp nhất.
Quyền sở hữu chung hỗn hợp nếu hiểu là một phạm trù pháp lí gồm tổng hợp
các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ về chiếm hữu, sử dụng và định
đoạt tài sản, vốn của các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế đã tự nguyện
tham gia thành lập một nhóm chủ thể, vì vậy các chủ sở hữu tài sản thuộc các
thành phần kinh tế có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 209
BLDS.
Nhà nước quy định và bảo hộ quyền sở hữu chung hỗn hợp đổi với các tài sản là
tư liệu sản xuất, công cụ lao động và các loại vốn đã đóng góp để tạo hành lang
pháp lí cho cá nhân và các loại doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác
nhau an tâm đầu tư cùng sản xuất kinh doanh.

You might also like