You are on page 1of 26

EAM3002

Nhập môn Thống kê ứng dụng trong giáo dục

TS. TRAN Xuan Quang

Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN

Ngày 23 tháng 2 năm 2021

X. Q. TRAN (QMF, UEd) Introduction of Applied Statistics in Education


Ngày 23 tháng 2 năm 2021 1 / 26
CHỦ ĐỀ 1

GIỚI THIỆU CHUNG

X. Q. TRAN (QMF, UEd) Introduction of Applied Statistics in Education


Ngày 23 tháng 2 năm 2021 2 / 26
Mục lục

1 Mục tiêu

2 Thống kê và thống kê ứng dụng trong giáo dục

3 Một số khái niệm dùng trong khống kê

4 Thang đo, các loại thang đo thường sử dụng trong KHGD

5 Học phần "Nhập môn thống kê ứng dụng trong giáo dục"

6 Bài tập thực hành

7 Subscription Information

X. Q. TRAN (QMF, UEd) Introduction of Applied Statistics in Education


Ngày 23 tháng 2 năm 2021 3 / 26
Mục tiêu chương học

Mục tiêu chương học


Hoàn thành chương 1, học viên đat được:
1 Hiểu rõ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của Thống kê ứng dụng trong
KHGD nói riêng, khoa học xã hội nói chung.
2 Nắm chắc một số khái niệm cơ bản trong thống kê như: Tổng thể, mẫu,
dữ liệu thống kê, thông tin, thang đo, các loại thang đo thường sử dụng
trong KHGD.
3 Áp dụng được các khái niệm: Tổng thể, mẫu, dữ liệu trong KHGD.
4 Sử dụng được các loại thang đo trong KHGD.
5 Đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng các loại thang đo trong nghiên
cứu KHGD.

X. Q. TRAN (QMF, UEd) Introduction of Applied Statistics in Education


Ngày 23 tháng 2 năm 2021 4 / 26
Nguồn gốc và lịch sử phát triển

Bắt nguồn từ tiếng Latinh "Statisticum collegium" (Hội đồng chính


quyền); Tiếng Ý "Statista" (Người làm cho chính quyền/Người làm chính
trị).
Thống kê ra đời và phát triển theo yêu cầu của xã hội.
Thời kỳ XH chiếm hữu nô lệ: Xuất hiện nhu cầu tính toán, thống kê số tài
sản, đất đai sở hữu.
Thời kỳ XH phong kiến (476-1640): Xuất hiện nhu cầu kê khai ruộng đất,
nhân khẩu, tài sản,...
Thuật ngữ tiếng Đức "Statistik" lần đầu được Gottfried Achenwall giới
thiệu vào năm 1749 xuất phát từ việc phân tích dữ liệu về chính quyền.
Vật lý, thiên văn học cần đo chính xác trọng lượng, khoảng cách và các đại
lượng vât lý khác. Tuy nhiên, kết quả đo mỗi lần khác nhau, đặt ra nhu
cầu phải kết hợp các kết quả đo thế nào? —> Khoa học thống kê được
hình thành và phát triển.
Ngày nay, việc sử dụng thống kê được sử dụng ở hầu khắp các lĩnh vực.

X. Q. TRAN (QMF, UEd) Introduction of Applied Statistics in Education


Ngày 23 tháng 2 năm 2021 5 / 26
Thống kê là gì
"Statistics: Either the plural of statistic or the name of a discipline that many have tried to
define; some examples are:
Statistics may be regarded as (i) the study of populations, (ii) as the study of
variation, (iii) as the study of methods for the reduction of data.
Statistics is concerned with the inferential process, in particular with the planning and
analysis of experiments or surveys, with the nature of observational errors and sources
of variability that obscure underlying patterns, and with the efficient summarizing of
sets of data.
The technology of the scientific method.
Statistics is a general intellectual method that applies wherever data, variation, and
chance appear. It is a fundamental method because data, variation and chance are
omnipresent in modern life. It is an independent discipline with its own core ideas,
rather than, for example, a branch of mathematics. . . Statistics offers general,
fundamental and independent ways of thinking."1

Thống kê
Thống kê là một nhánh của toán học liên quan đến việc thu thập, tổ chức, phân tích, giải
thích và trình bày dữ liệu.a
a Dodge, Y. (2006), "The Oxford Dictionary of Statistical Terms", Oxford

University Press.

1 B. S. Everitt and A. Skrondal (2010), "The Cambridge Dictionary of Statistics", 4th ,

Cambridge University Press


X. Q. TRAN (QMF, UEd) Introduction of Applied Statistics in Education
Ngày 23 tháng 2 năm 2021 6 / 26
Phân loại thống kê

Hình 1: Phân loại thống kê.

Câu hỏi thảo luận 1: Thống kê mô tả và Thống kê suy luận


Phân biệt giữa Thống kê mô tả và Thống kê suy luận?

X. Q. TRAN (QMF, UEd) Introduction of Applied Statistics in Education


Ngày 23 tháng 2 năm 2021 7 / 26
Phân loại thống kê
Thống kê mô tả: Được sử dụng để tóm tắt các mô tả định lượng hoặc các
thuộc tính đặc trưng từ một tập hợp các thông tin2 . Các công cụ mô tả thường
sử dụng: Trung bình cộng, Đô lệch chuẩn, Mode, Median; biểu đồ; đồ thị.

Hình 2: Descriptive statistics (Nguồn dữ liệu: Albert K. Kurtz, Samuel T. Mayo,


(1979), "Statistical Methods in Education and Psychology", Springer-verlag)

2 Mann, Prem S. (1995). "Introductory Statistics" (2nd ed.). Wiley


X. Q. TRAN (QMF, UEd) Introduction of Applied Statistics in Education
Ngày 23 tháng 2 năm 2021 8 / 26
Phân loại thống kê
Thống kê suy diễn:
- Được dùng để mô hình hóa các kiểu biến thiên trong dữ liệu, giải thích và
rút ra kết luận về tổng thể nghiên cứu.
- Là quá trình suy luận ra các đặc điểm của một phân phối, các tính chất của
một tổng thể từ việc phân tích mẫu.
- Kết luận của một thống kê suy diễn là một vấn đề cần giải quyết bằng thống
kê. Một số hình thức phổ biến của thống kê:
Ước lượng điểm (A Point estimate): Ước lượng không chệch, ước lượng
hợp lý cực đại, ước lượng hiệu quả,...
Ước lượng khoảng (An Interval estimate): Khoảng tin cậy; Độ tin cậy.
Bác bỏ giả thiết (Rejection of Hypothesis): Kiểm định 1 giả thiết; So sánh
hai trung bình; Kiểm định sự phù hợp của mô hình..
Khai phá dữ liệu (Data mining): Phân nhóm hoặc phân tầng dữ liệu
thành các nhóm.
Hồi quy và dự báo: Đánh giá mối quan hệ giữa các biến, ảnh hưởng của
biến độc lập (biến dự báo, biến nguyên nhân) đến biến phụ thuộc (biến
kết quả, biến đích)

"How this translation from subject-matter problem to statistical model is done


is X.
often the most critical part
Q. TRAN (QMF, UEd)
of an analysis"a
Introduction of Applied Statistics in Education
Ngày 23 tháng 2 năm 2021 9 / 26
Chức năng của thống kê và quy trình phân tích dữ liệu

Chức năng của thống kê?

1 Đo lường trong khoa học giáo dục nói riêng, khoa học xã hội nói chung.
2 Phân tích và tìm ra những điểm tương đồng trong những quan niệm, phê
phán khác biệt.
3 Đưa ra những kết luận, quyết định cho tổng thể dựa trên những dữ liệu
khoa học giáo dục thu thập được.

Quy trình phân tích dữ liệu?

X. Q. TRAN (QMF, UEd) Introduction of Applied Statistics in Education


Ngày 23 tháng 2 năm 2021 10 / 26
Vai trò của thống kê ứng dụng trong KHGD

Thống kê ứng dụng trong khoa học giáo dục là ngành khoa học sử dụng các
công cụ thống kê để nghiên cứu các vấn đề trong lĩnh vực khoa học giáo dục:
Đo lường tâm lý và khả năng học tập của người học.
Đánh giá sự hài lòng của người học đối với chất lượng giảng dạy, học tập,
dịch vụ đào tạo, thái độ phục vụ của các phòng ban.
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của người học, chất
lượng giảng dạy của người dạy, hiệu quả của phương pháp giảng dạy mới,
chính sách mới trong giáo dục,...
Dự báo xu hướng phát triển giáo dục và đào tạo.
Hỗ trợ ra quyết định trong phát triển giáo dục và đào tạo.
Tư vấn chính sách giáo dục dựa trên dữ liệu.

X. Q. TRAN (QMF, UEd) Introduction of Applied Statistics in Education


Ngày 23 tháng 2 năm 2021 11 / 26
Dữ liệu và Thông tin

Dữ liệu (Data) bao gồm các biểu hiện dùng để phản ảnh thực tế của đối
tượng nghiên cứu, là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình
ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự. Đó là những thông tin thô mà từ đó
số liệu thống kê được tạo ra.
Thống kê là kết quả của phân tích dữ liệu - giải thích và trình bày dữ liệu.
Thống kê và công cụ để khám phá và hiểu biết dữ liệu, làm chủ dữ liệu.
Thông tin(Information): Kết quả của việc xử lý, sắp xếp và tổ chức dữ
liệu sao cho người đọc có thêm hiểu biết và tri thức.

Thống kê và khoa học dữ liệu


Hãy cho biết quan điểm của bạn của bạn về sự khác nhau giữa Thống kê
(Statistics) và Khoa học dữ liệu (Data sciences)?

X. Q. TRAN (QMF, UEd) Introduction of Applied Statistics in Education


Ngày 23 tháng 2 năm 2021 12 / 26
Các loại dữ liệu

1 Dữ liệu đơn: Loại dữ liệu thường được mã hóa bằng các số thực, ví dụ:
Nhị phân (0, 1; Yes/No), Phân loại (Xanh; Đỏ; Tím;...), Thứ tự (1, 2,
3,...), Nhị thức (0, 1, · · · , n), Số thực (-3, -2, ...,2, 3), Số thực dương (0, 1,
...).
2 Dữ liệu phức Là loại dữ liệu không thể mô tả bằng một số thực cụ thể và
thường được mô tả thông qua các vector ngẫu nhiên có giá trị thực, ví dụ:
Vector ngẫu nhiên, Ma trận ngẫu nhiên, Chuỗi ngẫu nhiên, Quá trình
ngẫu nhiên, Mạng Bayes, Trường ngẫu nhiên,...

Tham số và Thống kê
Sự khác biệt giữa Tham số (Parameter) và Thống kê (Statitstics)?

X. Q. TRAN (QMF, UEd) Introduction of Applied Statistics in Education


Ngày 23 tháng 2 năm 2021 13 / 26
Tổng thể, Đơn vị tổng thể và Mẫu

Tổng thể (Population): Tập hợp các phần tử thuộc hiện tượng nghiên
cứu, cần được quan sát, thu thập và phân tích theo một hoặc một số đặc
trưng nào đó.
Đơn vị tổng thể (item): Các phần tử tạo nên tổng thể gọi là đơn vị tổng
thể.
Mẫu (Sample): Là một số đơn vị được chọn ra từ tổng thể theo một
phương pháp lấy mẫu nào đó.

X. Q. TRAN (QMF, UEd) Introduction of Applied Statistics in Education


Ngày 23 tháng 2 năm 2021 14 / 26
Biến, đặc điểm và phân loại

Biến (variable)
Là một đặc điểm của tổng thể, nó nhận các giá trị khác nhau đối với các cá
thể khác nhau.

Đặc điểm thống kê


Các tính chất quan trọng liên quan trực tiếp đến nội dung nghiên cứu và khảo
sát, cần thống kê trên các đơn vị tổng thể. Đặc điểm thống kê có thể phân
chia thành hai loại: Đặc điểm định tính (Dữ liệu đính tính; Biến định tính);
Đặc điểm định lượng (Dữ liệu định lượng ; Biến định lượng).

Phân tích định tính với phân tích định lượng


Phân biệt phân tích định tính (Qualitative analysis) với phân tích định lượng
(Quantitative analysis)

X. Q. TRAN (QMF, UEd) Introduction of Applied Statistics in Education


Ngày 23 tháng 2 năm 2021 15 / 26
Biến và Khái niệm thang đo

Phân loại biến


Biến định tính(Qualitative variable): Là Biến không thể biểu hiện trực
tiếp bằng các con số.
Biến định lượng (Quantitative variable): Là biến có số đo, được biểu hiện
trực tiếp bằng các con số.

Khái niệm thang đo


Có nhiều khái niệm về thang đo, trên phương diện thống kê, có thể nói:
1 Số đo (Độ đo/Measurement): là việc gán cho những hiện tượng quan sát
bởi những dữ kiện lượng hóa hoặc ký hiệu nào đó.
2 Thang đo (Level of measurement/Scale of measure): là cách thức để mô
tả, phân loại bản chất của thông tin với các giá trị được gán cho các biến.

X. Q. TRAN (QMF, UEd) Introduction of Applied Statistics in Education


Ngày 23 tháng 2 năm 2021 16 / 26
Các loại thang đo thường sử dụng trong KHGD

Phân loại thang đo


Có nhiều kỹ thuật đo lường khác nhau, như: Thang đo so sánh theo cặp
(Pairwise comparison scale); Thang đo theo mô hình Rasch; Thang đo
hạng-thứ bậc; Thang đo khoảng cách xã hội Bogardus social distrance
scale); Thang đo thứ tự Q (Q-sort scale); Thang đo Guttman (Guttman
scale);...
Nhà tâm lý học Stanley Smith Stevens đã phát triển và khởi xướng 4 loại
thang đo: Định danh; Thứ bậc; Khoảng cách; Tỷ lệ. Bốn loại thang đo
này thường được sử dụng trong nghiên cứu tâm lý học, xã hội học và đặc
biệt là trong Khoa học giáo dục nhưng cũng gây nên nhiều tranh cãi ở các
ngành khoa học khác nhau.

X. Q. TRAN (QMF, UEd) Introduction of Applied Statistics in Education


Ngày 23 tháng 2 năm 2021 17 / 26
Thang đo định danh (Norminal scale)

Định nghĩa 1. Thang đo định danh (Nominal scale)


- Là loại thang đo dùng cho các biến định tính.
- Với thang đo này, người ta sử dụng các mã số để phân loại các đối
tượng/biểu hiện.
- Giữa các mã số ở đây không có quan hệ hơn kém mà chỉ sử dụng để đếm tần
số xuất hiện của các biểu hiện.
- Thước đo độ tập trung duy nhất là Mode.
- Độ phân tán thống kê có thể đo bằng các tỷ lệ, không tính được độ lệch
chuẩn.

Ví dụ 1.
1 Giới tính: Là biến định tính. Sử dụng thang đo định danh, với mã số:
Nam ký hiệu số 1; Nữ ký hiệu số 2.
2 Trình độ học vấn: Là biến định tính. Sử dụng thang đo định danh, với mã
số, chẳng hạn: Từ cao đẳng trở xuống ký hiệu số 1; Cử nhân ký hiệu số 2;
Thạc sĩ trở lên ký hiệu số 3,...
X. Q. TRAN (QMF, UEd) Introduction of Applied Statistics in Education
Ngày 23 tháng 2 năm 2021 18 / 26
Thang đo thứ bậc (Ordinal scale)

Định nghĩa 2. Thang đo thứ bậc (Ordinal scale)


- Là loại thang đo dùng cho các biến định tính, đôi khi cũng được sử dụng với
biến định lượng.
- Với thang đo này, giữa các biểu hiện của biến có quan hệ thứ bậc, hơn kém.
Sự chênh lệch giữa các biểu hiện không nhất thiết phải bằng nhau, —>
Thường gặp trong các câu hỏi dạng so sánh.
- Người ta sử dụng các mã số để phân loại thứ bậc các đối tượng/biểu hiện.
- Thước đo độ tập trung là Mode hoặc Median. Tuy nhiên, Median thường
được sử dụng hơn vì nó cung cấp nhiều thông tin hơn Mode.

Ví dụ 2.
1 Hãy xếp hạng các môn học em quan tâm theo thứ tự (1 = Quan tâm nhất;
2 = Quan tâm thứ nhì; 3 = Quan tâm thứ ba) trong các môn học sau:
Toán học: .......... Ngữ văn: ........... Ngoại ngữ: ...........
2 Thu nhập hàng tháng của anh/chị:
1. < 5 triệu, 2. Từ 5 - 10 triệu,
3. Từ 10 - 15 triệu, 4. Từ 15 - 20 triệu, 5. > 20 triệu.
X. Q. TRAN (QMF, UEd) Introduction of Applied Statistics in Education
Ngày 23 tháng 2 năm 2021 19 / 26
Thang đo khoảng cách (Interval scale)

Định nghĩa 3. Thang đo khoảng (Interval scale)


- Là loại thang đo dùng cho các biến định lượng, đôi khi cũng được sử dụng
với biến định tính. Là thang đo thứ bậc có khoảng cách đều nhau.
- Các phép tính cộng, trừ đều có ý nghĩa nhưng không có giá trị "không" xác
định một cách chính xác và không thấy tỷ lệ giữa các số đo. Tuy nhiên, có thể
lấy tỷ lệ giữa các khoảng chênh lệch giữa hai giá trị bất kỳ,—> Thường gặp
trong các câu hỏi phỏng vấn dạng đánh giá.
- Thước đo độ tập trung có thể là Mode hoặc Median hoặc Mean. Tuy nhiên,
Mean thường được sử dụng hơn vì nó cung cấp nhiều thông tin nhất.

Ví dụ 3.
1 Nhiệt độ, Chỉ số IQ
2 Anh/chị hãy đánh giá về hiệu quả hoạt động của CLB ngoại ngữ ABC
trong thời gian qua:
1. Hoàn toàn không hiệu quả, 2. Không hiệu quả,
3. Trung lập, 4. Hiệu quả, 5. Rất hiệu quả.
X. Q. TRAN (QMF, UEd) Introduction of Applied Statistics in Education
Ngày 23 tháng 2 năm 2021 20 / 26
Thang đo tỷ lệ (Ratio scale)

Định nghĩa 4. Thang đo tỷ lệ (Ratio scale)


- Là loại thang đo dùng cho các biến định lượng, là loại thang đo có bậc cao
nhất trong các loại thang đo.
- Có thể áp dụng các phép tính cộng, trừ, giá trị "không" được xác định chính
xác, cho phép so sánh tỷ lệ giữa các số đo.
- Thước đo độ tập trung có thể là Mode hoặc Median hoặc Mean. Tuy nhiên,
Mean thường được sử dụng hơn vì nó cung cấp nhiều thông tin nhất.

Ví dụ 4.
1 Thu nhập hàng tháng của anh/chị là:....... triệu đồng.
2 Tuổi của anh/chị:..... tuổi.
3 Đơn vị đo chiều dài (mét, cm, km,...); Đơn vị đo tiền tệ (VNĐ, Dollars,
Yen,...); Đơn vị đo khối lượng (kg, tấn, tạ, yến,...).

X. Q. TRAN (QMF, UEd) Introduction of Applied Statistics in Education


Ngày 23 tháng 2 năm 2021 21 / 26
Học phần "Nhập môn thống kê ứng dụng trong giáo
dục"

1 Thông tin chung về học phần


Mã học phần: EAM3002.
Đối tượng: Cử nhân chính quy, năm thứ nhất.
Học phần bắt buộc/tự chọn: Bắt buộc.
Số tín chỉ: 3.
Học phần tiên quyết: Không.
Hình thức đào tạo: Blended Learning.
2 Chi tiết xem TẠI ĐÂY.
3 Scan QR code sau để nhận kế hoạch giảng dạy học phần:

X. Q. TRAN (QMF, UEd) Introduction of Applied Statistics in Education


Ngày 23 tháng 2 năm 2021 22 / 26
Tóm tắt
Thống kê: Là một nhánh của toán học liên quan đến việc thu thập, tổ chức, phân
tích, giải thích và trình bày dữ liệu.
Thống kê ứng dụng: Là một nhánh của Thống kê, bao gồm Thống kê mô tả và các
ứng dụng của Thống kê suy diễn, có liên quan chặt chẽ với Thống kê toán học.
Tổng thể: Là tập hợp các phần tử thuộc hiện tượng nghiên cứu, cần được quan sát,
thu thập và phân tích theo một hoặc một số đặc trưng nào đó.
Mẫu: Được chọn ra từ tổng thể theo một phương pháp lấy mẫu nào đó.
Biến: Là một đặc điểm của tổng thể, nó nhận các giá trị khác nhau đối với các cá thể
khác nhau, gồm có: Biến định tính và Biến định lượng.
Các loại thang đo: 4 cấp bậc đo lường theo mức độ thông tin tăng dần, đó là:

Hình 3: Các loại thang đo và cấp bậc


X. Q. TRAN (QMF, UEd) Introduction of Applied Statistics in Education
Ngày 23 tháng 2 năm 2021 23 / 26
Bài tập thực hành số 1

1 So sánh hiệu quả của phương pháp dạy học Blended Learning với phương
pháp dạy học truyền thống khi áp dung cho học sinh bậc THPT. 3000
học sinh được chọn và chia thành hai nhóm: Nhóm thử nhiệm giảng dạy
theo Blended Learning; Nhóm đối chứng giảng dạy theo phương pháp
truyền thống.
Xác định tổng thể và mẫu trong nghiên cứu này.
2 Theo Quy chế đào tạo đại học, để đánh giá kết quả học tập học phần,
giảng viên sử dụng các thang đánh giá sau:
Thang điểm 10.
Thang điểm chữ: A (8,5 - 10); B (7,0 - 8,4); C (5,5 - 6,9); D (4,0 - 5,4); F
(dưới 4,0).
Thang điểm tích lũy (thang điểm 4): A tương ứng với 4; B tương ứng với
3; C tương ứng với 2; D tương ứng với 1; F tương ứng với 0.
Ứng với mỗi thang đánh giá, giảng viên đã sử dụng loại thang đo nào?
3 Trong một buổi nói chuyện với sinh viên, giảng viên hỏi sinh viên về
chương trình TV yêu thích của từng sinh viên.
Các chương trình TV đó tạo nên thang đo gì?

X. Q. TRAN (QMF, UEd) Introduction of Applied Statistics in Education


Ngày 23 tháng 2 năm 2021 24 / 26
Bài tập cá nhân số 1 trên Moodle

Nộp sản phẩm theo cá nhân trên Moodle: Click LINK để thực hiện.

X. Q. TRAN (QMF, UEd) Introduction of Applied Statistics in Education


Ngày 23 tháng 2 năm 2021 25 / 26
MANY THANKS FOR YOUR ATTENTION

X. Q. TRAN (QMF, UEd) Introduction of Applied Statistics in Education


Ngày 23 tháng 2 năm 2021 26 / 26

You might also like