You are on page 1of 42

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM


KHOA SINH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG


TIỂU LUẬN BỘ MÔN: THỰC HÀNH SINH HOÁ

BÁO CÁO THỰC HÀNH SINH HOÁ

Nhóm: 5 Giảng viên hướng dẫn: GV. Đào Thị Mỹ Linh

Thành viên:

1. Trịnh Trí Tuyền: 2008224586


2. Hồ Trần Quốc Vinh: 2008225884
3. Ngô Bảo Uyên: 2008225761

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023


Tên thành viên
1. Hồ Trần Quốc Vinh
2. Ngô Bảo Uyên
3. Trịnh Trí Tuyền
Bài 1: Protein
Thí nghiệm 1: Định tính alpha-amino acid bằng phản ứng ninhydrin
-Tiến trình
+Chuẩn bị sẵn dung dịch protein trứng trước khi làm thí nghiệm
+Tiếp tục pha thêm dung dịch glycine 0,02% và dung dịch thuốc thử ninhydrin 0,1% .
+Cho 1mL dung dịch glycine 0,02% vào ống nghiệm 5.1.1 và 1mL dung dịch protein
trứng vào ống nghiệm 5.1.2.
+Thêm mỗi ống nghiệm 5 giọt dung dịch thuốc thử ninhydrin 0,1%
+Đun nóng 2 ống nghiệm trong 1 phút bằng đèn cồn
-Kết quả
+Ống 1: Xuất hiện màu xanh tím nhạt
+Ống 2: Xuất hiện màu xanh tím đậm

-Giải thích: Sự xuất hiện của màu xanh tím là do phản ứng của ninhydrin và amino acid
Thí nghiệm 2: Định tính protein bằng phản ứng biuret
-Tiến trình
+Chuẩn bị dung dịch sodium hidroxide 10% và dung dịch copper sulfate 1% trước khi
vào thí nghiệm
+Cho 0,1g tinh thể urea vào ống nghiệm số 5.2.1, 1mL dung dịch protein trứng vào ống
nghiệm 5.2.2
+Đun nóng ống 5.2.1 trên đèn cồn cho đến urea nóng chảy rồi bắt đầu đông cứng lại, sau
đó để nguội
+Thêm vào 2 ống mỗi ống 1mL dung dịch NaOH 10% và 1 giọt CuSO4 1% sau đó lắc
đều.
-Kết quả
+Ống 1:Xuất hiện màu tím hồng
+Ống 2:Xuất hiện màu tím
-Giải thích:Do trong môi trường kiềm, các liên kết peptide phản ứng với sulfate đồng tạo
phức chất màu tím. Màu của phản ứng phụ thuộc vào lượng đồng và số lượng các liên kết
peptide trong phân tử chất tham gia phản ứng.
+Ống 1: Biuret được tạo thành từ urea trong điều kiện nhiệt độ cao. Khi môi trường kiềm
chứa Cu2+ thì sẽ hình thành màu tím hồng trong đ biuret.

+Ống 2: Dung dịch protein trứng chuyển thành dd có màu xanh tím trong môi trường
kiềm có chứa Cu2+.
Thí nghiệm 3: Tìm điểm đẳng điện của protein bằng phương pháp tạp pH khác nhau
Tiến trình
- Dung dịch Na2HPO4 0,2M : Cân 71,6314g Na2HPO4.12H2O, định mức bằng nước cất
cho đủ 1000mL dung dịch.
- Dung dịch C6H8O7 0,1M : Cân 21,0137g C6H8O7.H2O, định mức bằng nước cất cho đủ
1000mL dung dịch, bảo quản trong lọ màu nâu.
Lấy 3 ống nghiệm : đánh số theo thứ tự : 5.3.1; 5.3.2; 5.3.3
Ống 5.3.1: 0,34mL dd Na2HPO4 0,2M + 0,66mL dd C6H8O7 0,1M (pH =3,7)
Ống 5.3.2: 0,48mL dd Na2HPO4 0,2M + 0,52mL dd C6H8O7 0,1M (pH =4,7)
Ống 5.3.3: 0,66mL dd Na2HPO4 0,2M + 0,34 mL dd C6H8O7 0,1M (pH =5,7)
Lắc đều ba ống nghiệm và thêm vào mỗi ống nghiệm 1mL dung dịch protein trứng, lắc
nhẹ và thêm mỗi ống 1mL cồn 96 , lắc đều, để yên 5 phút.
Kết quả
Cả ba ống nghiệm đều xuất hiện kết tủa tuy nhiên mức độ kết tủa khác nhau :
Độ kết tủa từ thấp đến cao là : 5.3.3< 5.4.1 < 5.3.2
pHi của albumine trứng là : 4.6
Giải thích
Ống 5.3.1 (pH = 3,7) do có lượng lớn Na2HPO4 và ít C6H8O7, nơi có pH thấp, dẫn đến
sự xuất hiện kết tủa. Tuy nhiên ở ống 5.3.2 (pH = 4,7) lượng Na2HPO4 tăng lên so với
ống 5.3.1, dẫn đến tăng độ pH. Sự tăng độ pH gần với điểm đẳng điện của albumine là
4.6 do đó ống 5.3.2 là ống có mức độ kết tủa cao nhất . Tiếp theo ống 5.3.3 (pH = 5,7):
Nơi đây có nhiều C6H8O7 hơn so với Na2HPO4, dẫn đến tăng độ pH so với ống 5.3.2.
và 5.3.1. Độ pH cao làm giảm độ kết tủa, vì vậy ống này có mức độ kết tủa thấp nhất
trong ba ống.
Thí nghiệm 4. Kết tủa protein bằng muối trung tính (NH4)2SO4 và bằng cách đun sôi
trong các môi trường khác nhau
a. Kết tủa thuận nghịch protein
Lấy 2 ống nghiệm, đánh số 5.4.1a và 5.4.2a, cho vào mỗi ống 1 mL dung dịch lòng trắng
trứng nguyên chất
Ông 5.4.1a: cho vào 1mL dung dịch (NH4)2SO4 bão hòa, lắc nhẹ, xuất hiện các thể vẩn
trắng globuline.
Ông 5.4.2a : thêm từ từ tinh thể (NH4)2SO4, lắc cho đến khi dung dịch trở thành bão hòa
(NH4)2SO4
Kết quả

Sau đó thêm nước cất vào từng ống nghiệm, khuấy nhẹ từ từ cho đến khi tủa tan hoàn
toàn, tạo thành dung dịch protein trong suốt.
Kết quả

Giải thích
Ở ống 5.4.1a thể vẩn trắng globuline xuất hiện do tương tác giữa protein globuline trong
lòng trắng trứng và ion sulfate (SO₄²⁻) từ (NH₄)₂SO₄. Sự kết tủa xảy ra khi protein kết hợp
với ion sulfate, tạo thành liên kết hydrogen, dẫn đến sự kết tủa. Tuy nhiên ở ống 5.2.2a có
thể xảy ra sự tương tác giữa protein và tinh thể (NH₄)₂SO₄ mà không dẫn đến kết tủa đáng
kể. do dung dịch ở ống đã đủ bão hòa (NH₄)₂SO₄, và sự kết tủa không xảy ra do nồng độ
ion sulfate trong dung dịch đã đạt mức bão hòa.
Sau khi nước cất vào từng ống nghiệm, khuấy nhẹ từ từ cho đến khi tủa tan hoàn toàn, tạo
thành dung dịch protein trong suốt do sự tan của tủa .
b. Kết tủa không thuận nghịch
Lấy 5 ống nghiệm đánh số và thêm mỗi ống 1mL dung dịch protein trứng, sau đó tiến
trình như sau
- Ống 5.4.1b : đun nóng
- Ống 5.4.2b: thêm 2 giọt CH3COOH 1% đun nóng
- Ống 5.4.3b: Thêm 2 giọt CH3COOH 10% đun nóng ( có thể đến sôi )
- Ống 5.4.4b: Thêm 2 giọt CH3COOH 10% và 2 giọt NaCl bão hòa, đun nóng.
- Ống 5.4.5b: Thêm 1 giọt NaOH 10% đun nóng ở khoảng 50- 55 độ C ( có thể đến sôi)
Giải thích hiện tượng
Ống 5.4.1b (đun nóng): Khi đun nóng dung dịch protein trứng sẽ làm thay đổi cấu trúc
protein, các liên kết như liên kết hydrogen, liên kết kỵ nước bị đứt, các phân tử protein bị
đông tụ, tạo nên kết tủa.
Ống 5.4.2b (thêm CH3COOH 1% và đun nóng): Việc thêm CH3COOH (acetic acid) 1%
vào dung dịch protein trứng và đun nóng làm giảm độ pH của dung dịch. Protein có khả
năng phản ứng với axit và tạo thành các kết tủa. Trong trường hợp này, quá trình đông
đặc protein diễn ra như trong ống 5.4.1b, nhưng có thể xảy ra nhanh hơn do tác động của
axit.
Ống 5.4.3b (thêm CH3COOH 10% và đun nóng): Việc thêm CH3COOH 10% vào dung
dịch protein trứng và đun nóng cũng làm giảm độ pH. Sự tăng độ axit hơn so với ống
5.4.2b có thể gây ra tác động mạnh hơn đến cấu trúc protein, làm tăng tốc độ đông đặc
protein. Nếu đun nóng đến sôi, sẽ hình thành một kết tủa rắn.
Ống 5.4.4b (thêm CH3COOH 10% và NaCl bão hòa, đun nóng): Việc thêm CH3COOH
10% và NaCl bão hòa vào dung dịch protein trứng và đun nóng làm phản ứng kết tủa
diễn ra nhanh chóng trong điều kiện môi trường gần với điểm đẳng điện của protein và
với sự có mặt của chất điện ly là NaCl
Ống 5.4.5b (thêm NaOH 10% và đun nóng): Việc thêm NaOH 10% vào dung dịch
protein trứng và đun nóng làm tăng độ kiềm của dung dịch làm cho cấu trúc protein bị
phá vỡ và protein tan trong dung dịch kiềm. Tuy nhiên, nếu đun nóng đến sôi, protein có
thể trải qua quá trình đông tụ do tác động nhiệt.
Kết luận
- Đun nóng dung dịch protein trứng có thể gây ra quá trình đông tụ và hình thành kết tủa.
- Sự tác động của axit (CH3COOH)có thể làm tăng tốc độ và mạnh hóa quá trình đông tụ
- Sự có mặt của chất điện ly NaCl có thể làm tăng tốc độ và mạnh hóa quá trình đông tụ .
- Sự tác động của kiềm (NaOH) có thể làm phá vỡ cấu trúc protein và làm tan protein
trong dung dịch kiềm.

Thí nghiệm 5: Định lượng protein niệu (Kỹ thuật Mestrezat)


• Tiến trình
- Lấy 11 ống nghiệm đánh số từ 5.5.1-5.5.11(M)
- Cho thuốc thử vào mỗi ống:
Ống 5.5.1 5.5.2 5.5.3 5.5.4 5.5.5 5.5.6 5.5.7 5.5.8 5.5.9 5.5.10 5.5.11(M)
nghiệm
Protein 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5 3,0 3,5 4,0 4,5 5,0 0
mẫu(mL)
Nước 4,5 4,0 3,5 3,0 2,5 2,0 1,5 1,0 0,5 0 0
cất(mL)
Nước tiểu 0 5,0
trong(mL)
TCA 2
5%(mL)
- Lắc đều, để yên 15p
- So sánh ống 5.5.11(M) với các ống còn lại, lấy 2 ống có độ trong gần giống với
ống 5.5.11(M)
- Để 3 ống lên hàng chữ xoay ra phía có ánh sáng để so sánh độ mờ chữ qua ống

*Kết quả

Kết quả so sánh: Ống 5.5.11(M) với ống 5.5.1 và 5.5.2


 Độ mờ giảm dần: 5.5.11(M), 5.5.1, 5.5.2
 Ống mẫu không có protein
Tên thành viên:
1.Ngô Bảo Uyên
2. Trịnh Trí Tuyền
3. Hồ Trần Quốc Vinh

Bài 2: Protein (tiếp theo)


Thí nghiệm 1 : Định lượng Protein bằng MicroKejldahl
Tiến trình
Giai đoạn 1: Vô cơ hóa
Chuẩn bị bình phá mẫu : Cho vào bình 1mL nước mắm, 1mL H2SO4 , thêm K2SO4
/CuSO4 với tỉ lệ 0,18/0,02g.
Đặt bình phá mẫu vào máy phá mẫu
Máy phá mẫu

Bình phá mẫu chứa dung dịch được đặt vào máy phá mẫu
Cài đặt máy gồm 5 giai đoạn
Giai đoạn 1: Từ 0C - 150C trong 15 phút

Thời gian gia nhiệt là phút 6


Giai đoạn 2: Từ 150C – 250C trong 15 phút

Thời gian gia nhiệt là 6 phút

Giai đoạn 3: Từ 250C – 350C trong 15 phút


Thời gian gia nhiệt là 7 phút
Giai đoạn 4 : Từ 350C - 415 C trong 15 phút

Thời gian gia nhiệt là 8 phút


Giai đoạn 5: Làm nguội 30- 45 phút
Kết quả : Sau khi hoàn thành dung dịch trong ống phá mẫu chuyển từ màu nâu sẫm sang
màu cánh dán.
Phương trình phản ứng
H2SO4 đ, t
Protein (NH4)2SO4 + H2SO4(đ) dư + CO2 + SO2
CuSO4 / K2SO4
Giai đoạn 2: Giai đoạn cất đạm
Chuẩn bị bình tam giác 250mL ( Bình hứng ) : Cho vào 10mL H2SO4 0,1 N (V1) và 3 giọt
thuốc thử tashiro, dung dịch có màu đỏ ( còn nữa mà hông biết viết tại bữa đó về sớm)
Dung dịch chuyển sang cánh dán sau khi hoàn thành phá mẫu
Giai đoạn 3 : Chuẩn độ
Lượng H2SO4 0,1 N còn dư trong bình V2 được chuẩn đôh bằng NaOH 0,1 N
Quá trình kết thúc khi dung dịch chuyển từ màu tím đỏ sang màu xanh lá mạ . Lượng
NaOH 0,1N dùng để chuẩn độ tương đương với lượng H2SO4 0,1N còn dư trong bình
hứng V2.

Tính kết quả:


V3 ×0,0014 ×f×V 20,5 x0,0014 x1x10000
P= × 1000=𝑃 = = 28,7𝑔/𝐿
Vc×Vm 1

Trong đó : Hàm lượng Protein có trong mẫu đem phân tích (g/L)
V3 : Số mL H2SO4 0,1N trung hòa lượng NH3 bị đẩy ra sau khi cất đạm (mL)
0,0014 : Số gam nitrogen tương đương với 1mL H2SO4 0,1N ( g/ml)
N2
f: Hệ số điều chỉnh nồng độ kiềm f =
N1

N2 : Nồng độ đương lượng của kiềm.


N1: Nồng độ đương lượng của Fixanal H2SO4 ( 0,1N )
V: Số mL dung dịch mẫu pha loãng (100mL), (mL)
Vc: Số mL dung dịch mẫu cất đạm (10mL ), (mL).
Vm: Số mL dung dịch mẫu nguyên liệu đem vô cơ hóa (10mL).

Thí nghiệm 2: Xác định hàm lượng protein bằng phương pháp Lowry
Tiến trình:
- Dung dịch Albumine 0,1%: Pha bằng nước muối sinh lí 0,8% ( nếu không tan
bổ sung thêm 1g NAOH/ 1lit), bảo quản ở nhiệt độ thấp.
- Dung dịch 1: 4g NAOH ( 0,1M) và 20g Na2CO3 (2%) pha trong 1000ml nước.
- Dung dịch 2: CUSO4 1%
- Dung dịch 3: muôid seignette 2%
- Dung dịch 4: Hỗn hợp của dung dịch 1:2:3 = 49:0.5:0.5 ( pha trước khi dùng
30 phút).
- Dung dịch thuốc thử Folin 1N
- Chuẩn bị số OD để lập đường chuẩn:
+ Bước 1: chuẩn bị 14 ống nghiệm, đi rửa ống nghiệm bằng nước cất và cồn
sau đó 6 ống đầu thì đánh số 0,1, 2, 3, 4, 5, mẫu và 6 ống còn lại thì đánh số 0’,
1’, 2’, 3’, 4’, 5’, mẫu’.
+ Bước 2 : hút dung dịch albumine 0,1%, (ml) bằng Micropipet
ống nghiệm 0 1 2 3 4 5 Mẫu
Dung dịch 0 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5 0
albumine
0,1%, (ml)

+ Bước 3 : thêm nước cất


ống nghiệm 0 1 2 3 4 5 Mẫu
Nước cất, 10 9,5 9,0 8,5 8,0 7,5 0
(mL)
+ Bước 4: thêm nồng độ protein

ống nghiệm 0 1 2 3 4 5 Mẫu


Nồng độ protein ( 0 50 100 150 200 250 0
μg/mL)

+ Bước 5: cho 10mL protein mẫu cần xác định vào ống mấu, khuấy lên.
Bước 6: hút từ 6 ống nghiệm đầu xuống 6 ống nghiệm còn lại tương ứng 0,4ml,
hút bằng Micropipet.
+ Bước 7: thêm 2ml dung dịch vào 6 ống còn lại, sau đó lắc đều các ống nghiệm
bằng máy Vortex và để yên 10 phút.
+ Bước 8: cho 0,2ml Folin 0,5N vào 6 ống nghiệm vừa lắc bằng máy Voxter ở
bước 7, sau đó lắc đều và để 30 phút.
+ Bước 9: sau 30 phút, ta đem đo OD với bước sóng 750 nm.
Kết quả:
ống nghiệm 0’ 1’ 2’ 3’ 4’ 5’ Mẫu’
Kết quả đo 0,106 0,152 0,224 0,311 0,339 0,548
OD

Xây dụng đường quy hồi : y= ax +b


Chart Title
0.4
y = 0.0014x + 0.0185
0.35 R² = 0.9815
0.3

0.25

0.2

0.15

0.1

0.05

0
0 50 100 150 200 250 300

Tên thành viên


1.Trịnh Trí Tuyền
2.Ngô Bảo Uyên
3. Hồ Trần Quốc Vinh
Bài 3: Enzyme
Thí nghiệm 1: Tính đặc hiệu của enzyme
Tiến hành
- Dung dịch Urea 5%: Cân 5g NH2CONH2, định mức bằng nước cất cho đủ 100mL
dung dịch.
- Dung dịch acetamide 5%: Cân 5g CH3CONH2, định mức bằng nước cất cho đủ
100mL dung dịch, chú ý: Độc
- Bột đậu nành: xay nhuyễn vừa đủ dùng bằng máy xay khô
Kết quả
Giải thích
+ Ống 1: quỳ tím hóa xanh do có tính chất kiềm.
+ Ống 2: Không sinh khí nên quỳ tím không đổi màu.
Thí nghiệm 2: Xác định tính hoạt lwujc enzyme amylase bằng phương pháp Wohlgemuth
Tiến trình
-Chuẩn bị 10 ống nghiệm sạch, đánh số từ 1 đến 10, cho vào mỗi ống 1mL dung dịch
Nacl 0,9%
-Thêm vào ống(1) 1 mL dịch chiết enzyme, lắc đều
-Lấy 1mL của ống(1) chuyển sang ống (2), tiếp tục chuyển đến ống(10) lấy 1 mL bỏ đi.
-Cho vào mỗi ống 2mL tinh bột 0,1%. Lắc đều, giữ trong tủ âm 30 phút
-Làm lạnh và thêm vào mỗi ống 1 giọt dung dịch Iode 0,02N
Kết quả

Giải thích hiện tượng:


-Ống(1) là ống có nồng độ enzyme đậm đặc nhất do không bị pha loãng bởi những ống
khác, và ống(10) sẽ là ống có nồng độ enzyme nhạt nhất do bị pha loãng bởi nhiều ống
nhất.
-Khi để hồ tinh bột vào 10 ống và đem đi thủy phân, ống có nồng độ enzyme càng đậm
đặc thì lượng tinh bột còn sót lại càng ít và ngược lại.
-Suy ra khi ta nhỏ giọt Iode vào từng ống thì ống(10) sẽ là ống có màu sắc đậm nhất do
có nhiều tinh bột còn sót lại sau khi thủy phân và ngược lại ống(1) sẽ là nhạt màu nhất.
Sau khi quan sát thì ống 4 là ống có độ pha loãng lớn nhất và phân giải hoàn toàn tinh
bột.
Hoạt độ của amylase trong 1mL dịch chiết enzyme là 2^4x2=32
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của pH môi trường đến hoạt lực enzyme, xác định pH tối thích
(pH opt) của enzyme amylase malt đại mạch.
Tiến trình:
Ống Dd Dd pH dung dd tinh Dịch chiết Màu với
nghiệm số Na2HPO4 C6H8O7 dịch bột 0,2% enzyme lugol
0,2M 0,1M tương ứng
1 9,34 10,66 4,6 5 1
2 10,30 9,70 5,0 5 1
3 11,14 8,86 5,4 5 1
4 12.08 7,92 5,8 5 1
5 13,22 6,78 6,2 5 1
6 14,54 5,46 6,6 5 1
7 16,46 3,54 7,0 5 1
-Lấy 7 ống nghiệm lớn đánh số từ 1 đến 7, cho vào mỗi ống 1 lượng dung dịch như trên
bảng, lắc đều
-Sau đó cho vào mỗi ống 5mL dd tinh bột 0,2% trong NaCl 0,1%, lắc đều rồi cho thêm
vào mỗi ống 1mL dịch chiết enzyme amylase của đại mạch nảy mầm, lắc đều.
-Sau 12 phút cho mỗi ống 3 giọt lugol, lắc đều
Kết quả:
Giải thích hiện tượng
-pH tối thích là khi enzyme amylase hoạt động mạnh nhất.
-Enzyme amylase hoạt động càng mạnh thì khi thủy phân cùng tinh bột sẽ cho ra lượng
tình bột càng ít.
-Do đó khi cho thuốc thử lugol thì ống có lượng tinh bột ít đồng nghĩa với enzyme hoạt
động mạnh suy ra ống đó có màu nhất. Và như trên hình thì ống số 7 có màu sắc nhạt
nhất trong tất cả các ống.
-Suy ra pH tối thích của enzyme amylase malt đại mạch sẽ là 7.0
Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của chất hoạt hóa và chất kìm hãm lên hoạt độ của enzyme
1. Tiến hành
Chuẩn bị 3 ống nghiệm sạch, đánh số theo thứ tự :
+ Ống 5.4.1: 1mL nước cất
+ Ống 5.4.2: 0,8 mL nước cất và 0,2mL NaCl 1%
+ Ống 5.4.3: 0,8mL nước cất và 0,2mL CuSO4
- Lắc đều, cho vào mỗi ống 1mL dịch chiết enzyme amylase của đại mạch nẩy mầm và
1mL dung dịch tinh bột 0,5% lắc đều
- Sau 5 phút, cho vào tất cả các ống, mỗi ống một giọt thuốc thử Lugol, lắc đều.

Kết quả thí nghiệm


2. Giải thích hiện tượng
Ở ống 5.4.3 do có chứa CuSO4 là chất hoạt hóa enzyme do đó làm tăng khả năng hoạt
động của enzyme amylase đối với tinh bột. Vì vậy ống này có màu đậm nhất
Ở ống 5.4.2 chứa NaCl 1% đóng vai trò là chất ức chế enzyme do đó làm giảm khả năng
hoạt động của enzyme amylase đối với tinh bột. Vì vậy ống này có màu nhạt nhất.
Ở ống 5.4.2 do chỉ chứa nước cất nên không làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của
enzyme amylase. Vì vậy ống này sẽ có màu đậm hơn ống 5.4.2 và nhạt hơn so với ống
5.4.3
Thí nghiệm 5: Khảo sát enyme catalase
1. Tiến hành
- Nghiền 20g gan heo tươi. Cho 1g gan đã nghiền vào ống nghiệm, thêm thật nhanh H2O2
10% vào đầy ống, lộn ngược ống vào 1 chậu nước, khí sẽ bốc mạnh và cho vào đánh ống
nghiệm đóm tàn lửa, đó sẽ cháy bùng lên chứng tỏ có oxy.

Sự góp mặt của enzyme Catalase trong gan heo phân hủy H2O2 10% thành nước và O2
Catalase
H2 O2 H2O + O2
Do đó khi đưa đóm tàn lửa vào ống nghiệm. Sự giải phóng oxy trong quá trình này tạo ra
điều kiện cho đóm cháy bùng lên

Tên thành viên:


1.Trịnh Trí Tuyền
2.Hồ Trần Quốc Vinh
3. Ngô Bảo Uyên
Bài 4: Glucide
Thí nghiệm 1: Định tính monosaccharide bằng phản ứng tráng gương
Tiến trình:
- Chuẩn bị 1 ống nghiệm, đánh dấu số thứ tự nhóm.
- Cho vào 1mL AgNO3 5% và từng giọt NH4OH đặc đến khi có kết tủa
-Thêm tiếp NH4OH đến khi kết tủa tan (NH4OH vừa đủ)
-Thêm tiếp 3mL glucose 5%, đun sôi 1 phút.
Kết quả:
Giải thích hiện tượng: Dưới tác dụng của NH4OH thì AgNO3 sẽ tạo thành phức
[Ag(NH3)2]OH, phức này tác dụng với glucose tạo thành muối và giải phóng kim loại.
Thí nghiệm 2: Xác định tính chất khử của glucide bằng phản ứng Fehling
Tiến trình:
- Chuẩn bị 3 ống nghiệm đánh số thứ tự nhóm
- Cho vào ống 1: 1mL glucose 1%
- Cho vào ống 2: 1mL maltose 1%
- Cho vào ống 3: 1mL saccharose 1%
- Thêm vào mỗi ống 1mL thuốc thử Fehling, đun sôi trong 2 phút trên ngọn lửa đèn cồn.
Kết quả:
-Trước khi đun:

-Sau khi đun:


Giải thích hiện tượng: Do ống 1 có Glucose và ống 2 có Maltose là hai monosaccharide
có nhóm -CHO, -C=O mang tính khử nên khi đun với dd Fehling sẽ cho tủa màu đỏ gạch
của CU2O
Thí nghiệm 3: Xác định đường cetose bằng phản ứng Seliwanoff
Tiến trình: Lấy 2 ống nghiệm, đánh số 1 và 2, cho vào:
-Ống 1: 1mL Glucose 1%
-Ống 2: 1mL Fructose 1%
-Sau đó thêm vào mỗi ống 5 giọt thuốc thử Seliwanoff, đun sôi trên ngọn lửa đèn cồn
Kết quả:
-Trước khi đun:

-Sau khi đun:


Giải thích hiện tượng:
-Ống 2: Xuất hiện màu đỏ do dưới tác động của acid HCl đậm đặc và nhiệt độ, các
cetohexose và cetopentose tạo thành oxymethylfurfurol. Các chất này ngưng tụ với
Resorcine tạo thành phức chất có màu đỏ.

-Ống 1: Không xảy ra hiện tiện do các aldose cũng có thể tạo thành oxymethylfurfurol
khi đun nóng với acid nhưng phản lại xảy ra rất chậm.

Thí nghiệm 4. Thủy phân tinh bột bằng acid HCl


1. Tiến hành
- Lấy 5 ống nghiệm đánh số thứ tự :
+ Ống 5.4.1 đến ống 5.4.4 : Cho vào mỗi ống 1mL nước cất + 2 giọt thuốc thử Lugol, lắc
đều
+ Ống 5.4.5 : Cho vào 3mL tinh bột 1% và 3 giọt HCl đặc, lắc đều, đem đun sôi nồi cách
thủy . Đây là dung dịch thủy phân tinh bột (1)
Kể từ khi nước trong nồi cách thủy bắt đầu đạt 80C:
- Sau 1 phút lấy ra 1 giọt dung dịch (1) cho vào ống số 5.4.1, lắc đều.
- Sau 3 phút lấy 1 giọt dung dịch (1) cho vào ống số 5.4.2, lắc đều.
- Sau 5 phút lấy một giọt dung dịch (1) cho vào ống 5.4.3, lắc đều.
- Sau 10 phút lấy 1 giọt dung dịch (1) cho vào ống số 4, lắc đều.

5.4.1 5.4.2
5.4.5 5.4.4
5.4.3

Quan sát màu trong ống số 4, nếu dung dịch có màu vàng nhạt chứng tỏ quá trình thủy
phân tinh bột đã kết thúc.
- Lấy 5 ống nghiệm ra khỏi nồi cách thủy, để nguội. Rồi cho vào đó vài giọt NaOH 10%
để trung hòa dịch thủy phân. Thử sự trung hòa của dung dịch bằng giấy pH. Sau đó cho
vào một lượng thuốc thử Fehling tương đương với dung dịch (1) có trong ống nghiệm,
đun sôi trong 3 phút trên đèn cồn , quan sát sự tạo thành kết tủa .
Giải thích kết quả:
So sánh kết quả 4 ống ta thấy màu sắc từ đậm đến nhạt là
5.4.1 >5.4.2> 5.4.3 > 5.4.4
Thuốc thử Lugol ở cả 4 ống nghiệm này có tác dụng xác định sự có mặt của tinh bột.
Ống 5.4.1 Có màu nâu đậm nhất do HCl chưa hoàn toàn thủy phân tinh bột do thời gian
thủy phân ngắn nhất so với các ống nghiệm còn lại ( 1 phút ). Tinh bột thủy phân thành
các dextrine, acrodextrine ( sản phẩm trung gian của dextrine) tạo ra màu vàng nâu với
iode có trong thuốc thử lugol
Ở ống 5.4.2 . Có màu nâu nhạt hơn 5.4.1 do tinh bột đã bị thủy phân nhiều hơn so với
ống 5.4.1 bởi thời gian thủy phân nhiều hơn dưới tác dụng của HCl ở nhiệt độ 80 độ C (3
phút).
Làm cho tinh bột bị thủy phân thành dextrine và dần thành các dạng đường ngắn hơn là
maltose và glucose
Ở ống 5.4.3. Màu nâu nhạt hơn do tinh bột đã bị thủy phân nhiều hơn so với ống 5.4.2
bởi thời gian thủy phân nhiều hơn dưới tác dụng của HCl ở nhiệt độ 80 độ C (5 phút) .
Làm cho tinh bột bị thủy phân thành dextrine và dần thành các dạng đường ngắn hơn là
maltose và glucose. Dextrin sẽ tiếp tục trải qua các bước thủy phân để giảm kích thước,
từ dextrin lớn đến dextrin nhỏ và cuối cùng thành các oligosaccharides và đường đơn.
Ống 5.4.4 Ống này có màu nhạt nhất do tinh bột đã bị thủy phân hoàn toàn thành các
glucose và không còn dextrine
+ Ống số 5.4.5 Trung hòa bằng NaOH 10% nhằm mục đích dừng sự thủy phân, và loại
bỏ HCl có thể dư. Sau đó cho thêm thuốc thử Fehling nhằm mục đích xác định sự có mặt
của glucose ( do tinh bột bị thủy phân hoàn toàn tạo thành các đường đơn glucose ) dễ
dàng khử đồng (II) oxide thành đồng ( I )oxide ( Cu2+ →Cu+) Kết tủa đồng (I) oxide
(Cu2O ) có màu đỏ gạch

Thí nghiệm 5.Thủy phân đường saccharose


Tiến hành :
Lấy 2 ống nghiệm : đánh số 5.5.1 và 5.5.2
Cho vào mỗi ống 2mL saccharose 5% và 3 giọt HCl đặc
Đặt cả hai ống vào nồi cách thủy, đun sôi trong 15 phút, lấy ra để nguội
- Sau đó cho vào mỗi ống vài giọt NaOH để trung hòa các dung dịch bằng giấy pH
Sau đó cho vào
Ống 5.5.1: 1 mL dung dịch Fehling, đun sôi trong 3 phút.
Ống 5.5.2 : 5 giọt thuốc thử Seliwanoff, đun sôi kỹ trên
ngọn lửa đèn cồn.
Giải thích kết quả:
Ở ống 5.5.1 : Do sự thủy phân của HCl đối với Saccharose tạo thành các monosaccharide
là glucose và frutose. Tuy nhiên glucose có tính khử do đó khử đồng (II) oxide trong
thuốc thử Fehling thành đồng (I) oxide ( Cu2+ →Cu+) , kết tủa đồng I oxyde (Cu2O ) có
màu đỏ gạch
Ở ống 5.5.2 : Ống này có màu đỏ do sự tạo màu giữa fructose và thuốc thử seliwannoff
trong khi đó sự tạo màu giữa glucose và seliwannoff là không đáng kể.
Kết luận : Disaccharide được cấu tạo bởi 2 gốc monosaccharide kết hợp với nhau qua
liên kết O- glucoside, đồng thời loại đi một phân tử nước
Công thức của saccharose: Đường saccharose là một disacarit được tạo thành từ hai đơn
vị thành phần là glucose và fructose. Công thức hóa học của đường saccharose là
C12H22O11.

Thí nghiệm 7. Định lượng đường khử bằng phương pháp Bertrand
Tiến hành thí nghiệm
1. Lấy 10 ml dung dịch thí nghiệm có chứa khoảng 0,8 – 40 mg đường cho vào bình nón
dung tích 250 mL.
2. Thêm 10 mL fehling (5 mL dung dịch Fehling A và 5 mL dung dịch Fehling B)
3. Đun sôi hỗn hợp 3 phút (tính từ khi xuất hiện bọt nước đầu tiên). Sau khi đun sôi, dung
dịch vẫn phải có màu xanh biếc đặc trưng.
4. Để lắng tủa, lọc vào bình lọc chân không Buchner qua phễu lọc xốp G4 chuyên dùng
để định lượng đường.
5. Rửa bình và phễu lọc bằng nước cất nóng 3 – 4 lần. Cần chú ý giữ sao cho phần lớn
kết tủa đồng oxyde trên phễu lọc cũng như ở bình nón luôn được phủ bởi một lớp nước
nóng, tránh cho Cu₂O khỏi bị oxy hóa bởi oxy không khí.
6. Hòa tan kết tủa đồng 1 oxyde vào bình Buchner bằng cách cho từng lượng nhỏ (5ml)
dung dịch sắt III sulfat trong môi trường H2SO4 và dùng đũa thuỷ tỉnh khuấy thật cần
thận để hòa tan kết tủa đồng oxyde trên phễu.
7. Tráng cẩn thận bình và phểu lọc 3-4 lần bằng nước cất nóng, cho vào bình nón.
8. Chuẩn độ dung dịch thu được bằng KMnO4 1/30N cho đến khi xuất hiện màu hồng
nhạt bền trong khoảng 20-30 giây.
9. Tính lượng KMnO4 dùng để chuẩn độ
a ×V1 ×100 0,85 x10 x100
X= => 𝑋 = =>𝑋 = 4,25 × 10−4
V×W×1000 100 x20 x1000

X : Hàm lượng đường khử theo %


a : số miligam glucose được tra bảng ứng với số mL KMnO4 1/30N dùng để chuẩn độ
mẫu thí nghiệm trừ đi số mL KMnO4 1/30N chuẩn độ ở mẫu đối chứng
V : Dung tích bình định mức (mL)
w: Lượng mẫu thí nghiệm (g)
100: Hệ số chuyển thành %
1000: Hệ số đổi gam thành miligam

Tên thành viên:


1.Ngô Bảo Uyên
2.Hồ Trần Quốc Vinh
3.Trịnh Trí Tuyền
Bài 5: Lipit
Thí nghiệm 1: Chỉ số acid (X(acid))
1. Tiến hành
Lấy 3 bình tam giác 100ml, đánh số theo thứ tự 5.1.1, 5.1.2 và 5.1.3 . Sau đó cho vào mỗi
bình: 1g dầu thực vật và 10mL dung môi hỗn hợp 1 đã trung hòa, lắc cho dầu tan hoàn
toàn. Cho vào mỗi bình tam giác 3 giọt thuốc thử Phenolphathaein 1% trong cồn 96 độ.
Sau đó chuẩn độ bằng dung dịch KOH 0,1N/ Cồn 96 độ đến khi dung dịch xuất hiện màu
hồng bền trong 30 giây.
2. Kết quả thí nghiệm

Sau khi chuẩn độ

Tính kết quả.


0,3+0,5+0,4
V×f×5,611 ( )×1×5,611
3
X(acid) = = = 2.244
m 1
Thí nghiệm 3.2. Chỉ số xà phòng (X(savon) )
1. Tiến hành :
Lấy 2 bình tam giác 250mL đánh số 5.2.1 và 5.2.2 chia làm 2 nhóm 1 và 2:
Bình 5.2.1: 1mL nước cất, bình này là mẫu trắng.
Bình 5.2.2: 1g đầu, bình này dùng làm mẫu thí nghiệm.
Thêm vào mỗi bình 15mL KOH 0,5N/cồn 96 độ
Đậy kín 2 bình bằng nút cao su có gắn ống ngưng. Đun sôi trên nồi cách thủy trong 50
phút, vừa đun vừa phải lắc mẫu. Sự xà phòng hóa kết thúc khi dung dịch trở nên trong
suốt.
Lấy ra tháo ống ngưng và làm nguội. Thêm vào mỗi bình 15mL nước cất và 3 giọt thuốc
thử Phenolphthalein 1% trong cồn, lắc đều, dung dịch có màu hồng.
Kết quả thí nghiệm

Tính kết quả


(Vk+VT)×f1×28,055 ×f2 (17−11,3 )×1×28,055 ×1
X(savon)= = = 159,91
1 1

Thí nghiệm 3: Chỉ số ester ( X(ester) )


1. Tiến hành
Lấy 2 bình tam giác 10mL có nút mài, đánh số thứ tự 5.3.1 và 5.3.2 chia làm 2 nhóm:
Bình 5.3.1: 1mL nước cất , bình này được gọi là mẫu trắng
Bình 5.3.2: 1g dầu, bình này gọi là mẫu thí nghiệm.
Thêm vào mỗi bình tam giác 10mL cồn 96 độ ( dùng ống đong để lấy), lắc đều cho dầu
tan hoàn toàn. Thêm vào mỗi bình 100mL I2 0,1N trong cồn, lắc nhẹ . Nhanh chóng đậy
bình tam giác bằng nút nhám có tẩm qua dung dịch Potassium iodide 10% (KI 10%) để
tránh tình trạng thăng hoa iodide. Để yên trong tối 1 giờ. Sau đó chuẩn độ bằng Na2S2O3
0,1N đến khi dung dịch có màu vàng nhạt. Thêm vào mỗi bình tam giác 10 giọt tinh bột
1% tiếp tục chuẩn độ đến khi dung dịch mất màu xanh.
Tính kết quả
( Vk−VT ) ×0,01269 ×f (17,2−16,7)×0,01269 ×1
X(ester) = × 100 = × 100 = 0,6345
m 1

Thí nghiệm 4: Chỉ số iode


Tiến trình
- Lấy 2 bình nón, cho vào bình 1: 1mL nước cất; bình 2: 1g dầu ăn. Thêm vào mỗi bình
10mL Ethanol 96% và 10mL I2 0,02N lắc đều
- Đậy nút bình để yên trong tối 1 giờ
-Chuẩn độ bằng Na2S2O3 0,02N đến khi dung dịch có màu vàng nhạt
-Thêm vào mỗi bình 10 giọt tinh bột 1%, tiếp tục chuẩn độ đến khi mất màu xanh.
Kết quả
-Mẫu trắng: 17,2

-Mẫu thí nghiệm: 16,7


Giải thích hiện tượng: Khi cho iot tác dụng với chất béo không no, sẽ xảy ra phản ứng
cộng iot, tạo thành hợp chất iodid của axit béo. Phản ứng này được sử dụng để xác định
chỉ số iot của chất béo.
-Công thức tổng quát của phản ứng cộng iot với chất béo không no như sau

-Phản ứng cộng iot với chất béo không no là một phản ứng thuận nghịch. Để phản ứng đi
đến cùng, cần có xúc tác là Ethenol và môi trường kín ánh sáng.
-Kết Quả: X(iode) = (Vk – Vt) x 0,01269 x f x 100 / m = 0,6345
Vk = 17,2
Vt = 16,7
m=1
m=1
Thí nghiệm 5: Chỉ số peroxide
Tiến trình
- Lấy 2 bình nón, bình 1 cho vào 2mL nước cất; bình 2 cho vào 2g dầu.
- Thêm vào mỗi bình tam giác 20mL dung môi hỗn hợp 2 (acid Acetic và Chloroform)
- Kế đó thêm vào mỗi bình tam giác 1mL KI bão hòa, lắc kỹ.
- Đậy nút, để yên trong tối 50 phút
- Sau đó cho vào mỗi bình 50mL nước cất và chuẩn độ bằng Na2S2O3 0,002N đến khi
dung dịch có màu vàng nhạt
-Thêm vào mỗi bình tam giác 10 giọt tinh bột 0,5%, tiếp tục chuẩn độ, tiếp tục chuẩn độ
đến khi dd mất màu xanh
Kết quả
-Mẫu trắng: 4,4

-Mẫu thí nghiệm: 17,5

Kết quả: X(peroxide) = (Vt – Vk) x f x 0,0002538 x 100 / 2 = 0,0001434


-Vk = 4,4
-Vt = 17,5
-f = 1
-g = 2

Tên thành viên:


1.Hồ Trần Quốc Vinh
2.Trịnh Trí Tuyền
3. Ngô Bảo Uyên
Bài 6: Lipit và Vitamin

Thí nghiệm 3.2. Xác định hàm lượng chất béo bằng phương pháp Soxhlet
1. Tiến hành
1.1. Chuẩn bị mẫu để chiết rút Lipit
- Cân khoảng 1g đậu phộng cho vào cối sứ, nghiền nhỏ
- Chuyển sang bao giấy, gấp miệng bao lại. Sau đó sấy bao ở nhiệt độ 105 độ trong 30
phút. Lấy ra để nguội trong bình hút ẩm. Cân lại xác định khối lượng bao mẫu ( Gm).
1.2. Chuẩn bị mẫu máy Soxhlet

- Đặt bình đun ( 1) lên nội cách thủy (4) .


- Lắp bình chiết (2) khớp với miệng bình đun
- Đặt bao mẫu vào đáy bình chiết, lắp ống sinh hàn (3) khớp với miệng bình chiết (2)
- Lắp ống sinh hàn (3) khớp với miệng của bình chiết (2).
- Đặt phẫu thủy tỉnh lên miệng ống sinh hàn, lắp các ống cao su theo nguyên tắc bình
thông nhau.
- Mở nước để nước máy chảy vào hệ thống sinh hàn. Đổ dung môi hữu cơ (hecxan) qua
phễu thủy tinh, sao cho lượng dung môi đủ ngập mẫu và chiếm khoảng 2/3 dung tích của
bình đun (1).
Kiểm tra toàn bộ hệ thống máy Soxhlet, nếu máy đã lấp kín, dung môi không thoát ra
ngoài, nghĩa là đã hoàn thành giai đoạn b.
1.3. Chiết rút lipide trên máy Soxhlet
- Bật bếp cách thủy ở nhiệt độ 45+50°C để đun sôi dung môi hữu cơ ở bình đun (1).
-Khi dung môi trong bình đun (1) bắt đầu sôi, mở kẹp ống cao su để nước lạnh được dẫn
vào hệ thống sinh hàn.
- Dung môi hữu cơ (hecxan) sôi trong điều kiện nhiệt độ 45°C+50°C, chuyển thành dạng
hơi, theo syphon (2a) được dẫn lên phía trên của bình chiết (2) vào ống sinh hàn gặp lạnh,
ngưng thành giọt chảy xuống bình chiết (2), hòa tan lipide trong nguyên liệu. Khi mức
hecxan có chứa chất béo trong bình chiết ngập syphon (2b), hecxan chảy xuống bình đun
(1).
- Ở bình đun (1) trong điều kiện nhiệt độ 45°C+50°C, hecxan lại được đun sôi, tiếp tục
theo syphon (2a) lên phía trên của bình chiết, vào ống sinh hàn, lặp lại quá trình trên.
- Thời gian chiết rút lipide trong khoảng từ 1h30 đến 2h.
- Sau đó thảo bình chiết ra, hứng vài giọt ether trên lam kính, hơ nhẹ trên ngọn lửa đèn
cần để hơi hecxan bay hết; soi kính.
- Tắt bếp cách thủy, khóa máy nước, tháo ống sinh hàn, dùng đũa thủy tinh gắp gói mẫu
khỏi bình chiết, đặt trên đĩa petri, để trong tủ hút hay nơi thoáng gió để dung môi hữu cơ
bay hết.
- Sấy khô gói mẫu ở nhiệt độ 105°C cho đến khi khối lượng không đổi, để nguội trong
bình hút ẩm; xác định khối lượng gói mẫu đã chiết rút lipide ở độ khô tuyệt đối (Gc).
2. Kết quả thí nghiệm
mLi 0,13
%Li = × 100 = × 100 = 13%
m bột 1

Thí nghiệm 3.3. Các phản ứng định tính lipit.


1. Tiến hành
a. Khảo sát tính hòa tan của lipide
Lấy 4 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 1 mL các dung môi sau
- Ống 5.3.1a: Nước cất
- Ống 5.3.2a: Cồn 96 độ
- Ống 5.3.3a: Ccetone
- Ống 5.3.4a: Ether
Sau đó, cho vào mỗi ống 3 giọt dầu thực vật, lắc đều.
Kết quả thí nghiệm
Ống 5.3.3a là ống màu đục nhất
Vì acetone là một dung môi mạnh, có khả năng hòa tan nhiều loại dầu thực vật. có tính
chất phân cực, có khả năng tương tác với các phân tử có tính chất phân cực khác. Dầu
thực vật thường chứa một số chất có tính chất phân cực, giúp acetone hòa tan chúng một
cách hiệu quả. Tiếp theo Ống 5.3.2a cũng có màu đục do có khả năng hòa tan cả chất
phân cực và không phân cực nhưng độ hòa tan kém hơn acetone
Tiếp theo là ống 5.3.4a có màu đục nhưng nhạt hơn hai ống trên do ether có thể hoàn tan
với dầu nhưng độ hòa tan kém hơn so với hai chất trên.
Ống 5.3.1a có màu trong do Dầu ăn không tan trong nước vì chúng có tính chất phân cực
khác nhau. Nước là một dung môi phân cực, trong khi dầu ăn là không phân cực. Do đó,
chúng không hòa tan lẫn nhau.
b. Nhũ tương hóa lipide
Lấy 4 ống nghiệm , mỗi ống 1ml nước cất và 3 giọt dầu thực vật
thêm vào
Ống 5.3.2b: 10 giọt Na2CO3 1%
Ống 5.3.3b: 10 giọt Mật cá 1%
Ống 5.3.4b: 10 giọt Lecithin / cồn 96 độ 1%
Lắc đều các các ống nghiệm. Để yên trong 5 phút.
Kết quả thí nghiệm :
Ống 5.3.1b (Chứa nước cất và dầu thực vật):
Hiện tượng: Không có hiện tượng vì chỉ chứa nước cất và dầu thực vật không tương tác
với nhau.

Ông 5.3.2b : Na2CO3 (natri cacbonat) có khả năng tạo phản ứng trung hòa axit trong dầu
thực vật, tạo ra muối và nước.
Ống 5.3.3b : có hiện tượng nhũ tương . Dước tác dụng của acid mật trong mật cá, lipide
bị phân chia thành các hạt nhỏ lơ lửng trong dung dịch.
Ống 5.3.4b : Lecithin có tính chất emulsifying, giúp hòa tan dầu trong nước. Có thể thấy
một sự pha trộn đồng đều giữa dầu và dung dịch lecithin/cồn, tạo thành một dung dịch
đồng nhất có màu đục.

Thí nghiệm 4: Định tính vitamin A


Tiến trình:
- Cho vào ống nghiệm khô 1mL dung dịch vitamin A và 2 giọt H2SO4 đặc ,lắc đều
Kết quả:

Giải thích hiện tượng: Khi tác dụng với acid sulfuric đậm đặc, vitamin A bị mất nước tạo
thành sản phẩm ngưng tụ có màu không bền, sau đó biến đổi nhanh thành màu đặc trưng
của lypochrom.
Thí nghiệm 5: Định lượng vitamin C bằng phương pháp chuẩn độ
Tiến trình:
- Cho vào cối sứ 2g nguyên liệu và 10mL HCL 2%, nghiền kỹ, chắt nước chiết trong sang
becher 50mL
- Cho thêm 10mL HCL 2% vào cối sứ, tiếp tục nghiền, chắt nước chiết trong sang cốc
50mL, lặp lại thêm lần nữa, kết thúc quá trình chiết.
- Dùng 10 mL HCL 2% tráng lại cối chày sứ, chuyển toàn bộ dịch chiết nguyên liệu và
dịch tráng cối chày sứ sang bình định mức (V=50mL), dùng nước cất dẫn đến vạch của
bình định mức.
- Để bình định mức trong bóng tối khoảng 10 phút cho lượng acid Ascorbic có trong
nguyên liệu được hòa tan hoàn toàn, lọc lấy dịch trong
- Lấy 10mL dịch lọc cho vào erlenmeyer 100mL. Thêm vào đó 10 giọt tinh bột 0,5%, lắc
nhẹ. Dùng microburette với I2 0,01N chuẩn độ đến khi dung dịch bắt đầu xuất hiện màu
xanh lam nhạt.
Kết quả:
Vc ×V×0,88 0,5×50×0,88
Tính kết quả: X = × 100= × 100 = 22 mg% /g
Vf ×g 10×2

You might also like