Sinh 10 - Dap An Olympic XXV Le Hong Phong

You might also like

You are on page 1of 5

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4

TP. HỒ CHÍ MINH LẦN THỨ XXV – NĂM 2019


TRƯỜNG THPT CHUYÊN
LÊ HỒNG PHONG Môn thi : Sinh học - Khối : 10
Ngày thi : 06/04/2019
HƯỚNG DẪN CHẤM Thời gian làm bài : 180 phút

Câu I: (4 điểm)
1. Vì sao trong hệ thống 5 giới người ta không xếp động vật nguyên sinh vào giới động vật?
2.
a. Đột biến cấu trúc NST có những dạng nào? Dạng đột biến cấu trúc NST nào dễ xảy ra trong phân bào
giảm phân?
b. Đột biến mất đoạn NST không chứa tâm động xảy ra đối với một NST, hãy cho biết những thay đổi có
thể xảy ra trong cấu trúc của hệ gen.
3. Hãy nêu và giải thích ba nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt về số lượng biến dị tổ hợp giữa các loài.

Câu
Đáp án Điểm
I
Nội dung phân Động vật nguyên sinh Động vật bậc cao
biệt 0,25 x
1 - Cấu tạo - Đơn bào - Đa bào phức tạp 4 cặp
(1,0) - Vận động - Bằng lông hoặc roi - Bằng hệ xương và hệ cơ ý.
- Hệ thần kinh - Chưa có - Phát triển, thích ứng cao với những
biến đổi của môi trường
- Kiểu dinh dưỡng -Tự dưỡng hoặc dị dưỡng - Dị dưỡng dạng nuốt
a. Các dạng đột biến cấu trúc NST: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn. 0,25
Dạng đột biến cấu trúc NST dễ xảy ra trong phân bào giảm phân: lặp đoạn và mất đoạn. 0,5
2 b.
(1,75) - Nếu đoạn đứt ra không gắn vào NST và bị tiêu biến  mất đoạn 0,25
- Nếu đoạn đứt ra được gắn vào một nhiễm sắc tử chị em  lặp đoạn. 0,25
- Nếu đoạn đứt ra gắn trở lại với NST ban đầu của nó theo chiều ngược lại  đảo đoạn. 0,25
- Nếu đoạn đứt ra gắn với NST không tương đồng  chuyển đoạn không tương hỗ. 0,25
- Biến dị tổ hợp được hình thành bằng 3 cơ chế:
+ Trao đổi chéo ở kì đầu I của GP.
0,5
+ Sự phân li độc lập của các NST trong quá trình giảm phân.
+ Sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử mang các tổ hợp gen khác nhau trong thụ tinh.
3 - Sự khác nhau về số lượng NST ở các loài vì loài có số lượng NST lớn sẽ tạo ra nhiều biến dị
0,25
(1,25) tổ hợp do sự phân li độc lập của các NST trong giảm phân.
- Sự khác biệt về trao đổi chéo xảy ra ở hai giới của cùng một loài. (VD: Ở ruồi giấm chỉ xảy
0,25
ra trao đổi chéo ở ruồi cái).
- Sự khác biệt về hình thức sinh sản giữa các loài. (VD: Biến dị tổ hợp chỉ có ở loài sinh sản
0,25
hữu tính).

Câu II: (4 điểm)


1.
a. Nêu vai trò của các loại protêin trên màng tế bào nhân thực.
b. Mức độ linh động của màng tế bào phụ thuộc vào những yếu tố nào? Giải thích.
2. Các tế bào mô sẹo được nuôi cấy vài giờ trong môi trường dinh dưỡng chứa các chất cần thiết, trong đó có
một chất được đánh dấu phóng xạ. Sau đó các tế bào được cố định để soi dưới kính hiển vi. Bằng phương pháp
phóng xạ tự ghi, người ta thấy chất phóng xạ tập trung trong nhân tế bào, ti thể và lục lạp. Hợp chất được đánh
dấu phóng xạ có thể là gì? Giải thích.
3. Những tính chất nào của một phân tử prôtêin quyết định khả năng nó gắn vào màng phôtpholipit?

Câu II Đáp án Điểm


a.
- Prôtêin xuyên màng làm kênh vận chuyển.
- Các prôtêin là enzim có chức năng trao đổi chất.
- Dấu chuẩn (glicôprôtêin) giúp các tế bào nhận biết nhau. 0,75
- Các thụ thể nhận tín hiệu.
- Tạo các mối nối giữa các tế bào (prôtêin liên kết).
Lưu ý: Nếu HS nêu được: 4/5 ý = 0,75 đ 3/5 ý = 0,5 đ
1
(2,0) b.
- Mức độ linh động của màng tế bào phụ thuộc vào:
0,5
+ Thành phần cấu tạo màng tế bào
+ Nhiệt độ môi trường.
- Nếu các phân tử phôtpholipit chứa nhiều axit béo không no  tính linh động của màng
0,25
tăng lên.
- Tỉ lệ phôtpholipit/colestêrôn cao  tính linh động của màng tăng lên. 0,25
- Nhiệt độ cao khiến các phân tử di chuyển mạnh hơn nên tăng tính linh động và ngược lại. 0,25
- Hợp chất đó là Timin. 0,25
Giải thích:
2 0,25
- Các bào quan trên đều chứa ADN và chỉ có ADN mới chứa Timin.
(1,0)
- Các loại ARN có trong tế bào nhưng không chứa Timin. 0,25
- Chỉ có ADN mới có khả năng tự nhân đôi trong các tế bào mô sẹo. 0,25
- Prôtêin được cấu tạo từ các axit amin kị nước và ưa nước. 0,25
3 - Sự sắp xếp các axit amin này sẽ tạo nên vùng kị nước và ưa nước của prôtêin. 0,25
(1,0)
+ Nếu prôtêin có hai vùng ưa nước xen giữa một vùng kị nước  prôtêin xuyên màng. 0,25
+ Nếu prôtêin có một vùng kị nước, một vùng ưa nước  prôtêin bám màng. 0,25

Câu III: (4 điểm)

1. Kể tên các phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Phân biệt các phương thức này.
2. Một nhà khoa học đã tạo ra một loại thuốc nhằm ức chế một enzim “X”. Tuy nhiên, khi thử nghiệm trên chuột
nhà khoa học lại thấy thuốc có nhiều tác dụng phụ không mong muốn vì nó ức chế hoạt động của một số loại
enzim khác.
a. Giải thích cơ chế gây nên tác động không mong muốn của thuốc trên.
b. Hãy đề xuất cải tiến một loại thuốc vẫn ức chế được enzim “X” nhưng không gây tác dụng phụ không
mong muốn. Giải thích cơ sở khoa học của cải tiến đó.
3. Người ta đo hàm lượng hai chất hình thành trong pha tối ở lục lạp của thực vật C 3 và thu được kết quả sau:
- Khi chiếu sáng, nồng độ hai chất ít thay đổi.
- Khi tắt ánh sáng, nồng độ một chất tăng, một chất giảm.
- Khi nồng độ CO2 giảm thấp hơn 0,03% thì nồng độ một chất tăng, một chất giảm.
Xác định tên hai chất trên. Giải thích.
4. Giả sử tách riêng dung dịch có chứa lục lạp rồi cho vào dung dịch đó các thành phần thích hợp để có thể tổng
hợp ATP. Điều gì sẽ xảy ra nếu cho thêm vào dung dịch một hợp chất khiến cho màng thấm tự do với iôn hiđrô?
Giải thích.

Câu III Đáp án Điểm


- Hai phương thức vận chuyển qua màng sinh chất: Vận chuyển thụ động và vận chuyển
chủ động. 0,25

Chỉ tiêu Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động
phân biệt
Sử dụng Không. Có.
ATP
Hình thức - Khuếch tán trực tiếp qua lớp - Vận chuyển qua kênh prôtêin
0,25 x
1 kép phôtpholipit. xuyên màng chuyên biệt (đặc hiệu).
4 cặp
(1,25) - Khuếch tán qua kênh prôtêin - Biến dạng màng sinh chất (xuất
(Aquaporin) nhập bào). ý.
Chiều vận Cùng chiều gradient nồng độ. Ngược chiều gradient nồng độ.
chuyển
Các chất Các chất không phân cực, có Các chất phân cực, ưa nước, có kích
được vận kích thước nhỏ. thước lớn.
chuyển
a. Cơ chế tác động
0,25
Thuốc có thể là chất ức chế cạnh tranh đối với nhiều loại enzim khác nhau.
 Không chỉ ức chế enzim “X”, thuốc còn ức chế một số enzim quan trọng khác gây nên
0,25
2 các tác động phụ không mong muốn.
(1,0) b. Cải tiến thuốc
0,25
Sử dụng chất ức chế không cạnh tranh đặc hiệu cho enzim “X”.
 Thuốc sẽ liên kết dị lập thể (với vị trí khác không phải là trung tâm hoạt động của
0,25
enzim) nên không ảnh hưởng đến hoạt tính của các enzim khác.
- Đó là APG và RiDP.
0,25
- Giải thích:
+ Khi được chiếu sáng  tạo ATP và NADPH cung cấp cho pha tối  chu trình
3 0,25
Canvin diễn ra  hàm lượng hai chất ổn định.
(1,0)
+ Khi tắt ánh sáng  pha sáng không xảy ra  thiếu ATP và NADPH  chu trình
0,25
Canvin ngừng hoạt động  APG tăng, RiDP giảm.
+ Khi nồng độ CO2 thấp hơn 0,03%  quang hợp yếu  APG giảm, quá trình tái tạo
0,25
RiDP vẫn tiếp tục nên RiDP tăng
- Sự tạo ATP trong lục lạp là do hình thành thế năng H+ giữa xoang trong và bên ngoài
0,25
4 màng tilacôit  Bơm ATP-syntêtaza tổng hợp ATP.
(0,75) - Trong thí nghiệm này tốc độ tổng hợp ATP sẽ giảm rồi dừng lại. 0,25
- Khi cho thêm hợp chất làm cho màng thấm tự do với iôn hiđrô  không hình thành một
0,25
građient prôton qua màng  Bơm ATP-syntêtaza không thể tổng hợp ATP.

Câu IV: (5 điểm)


1. Quan sát hình bên, hãy cho biết tế bào này đang ở kì nào? Quá trình phân bào
nào? Giải thích.

2. Êtanol (nồng độ 70%) và chất kháng sinh (thuộc nhóm pênixilin) thường dùng để diệt khuẩn trong y tế.
a. Hãy nêu các đặc điểm khác biệt về cấu tạo, cơ chế và đặc điểm tác động của hai loại chất trên.
b. Vì sao vi khuẩn rất khó biến đổi chống được êtanol nhưng lại có thể biến đổi chống được pênixilin?
3. Ở đáy các ao, hồ có các nhóm vi sinh vật phổ biến sau:
- Nhóm I: biến đổi SO42– thành H2S
- Nhóm II: biến đổi NO3 – thành N2
- Nhóm III: biến đổi cacbohidrat thành axit hữu cơ và biến đổi prôtêin thành axit amin, NH 3.
Dựa vào nguồn cacbon, hãy cho biết chất cho electron, chất nhận electron và kiểu dinh dưỡng tương ứng của
mỗi nhóm vi sinh vật nêu trên.

Câu IV Đáp án Điểm


- Đây là kỳ giữa của giảm phân I.
1 0,5
- Giải thích:
(1,5) + 4 NST kép thuộc hai cặp NST tương đồng xếp thành hai hàng. 0,5
+ Xảy ra trao đổi chéo giữa các crômatit khác nguồn trong cặp NST tương đồng. 0,5
a.
Êtanol Pênixilin
Cấu tạo Là chất hóa học đơn giản Là chất hóa học phức tạp (nhóm
(CH3CH2OH). kháng sinh có vòng  -lactam).
0,25
Cơ chế tác Thay đổi khả năng cho các chất đi Ức chế tổng hợp mạch peptit ngắn x4
động qua lớp lipit màng sinh chất. nối ngang các peptitdoglican của
cặp
murêin.
ý.
Đặc điểm Tác dụng không chọn lọc đối với tất Tác dụng chọn lọc chủ yếu lên vi
2
cả các vi khuẩn. khuẩn Gram dương.
(2,0)
Nồng độ cao mới có tác dụng. Có tác dụng ngay ở nồng độ thấp.
b.
- Êtanol (nồng độ 70%) có tác dụng gây biến tính prôtêin, thay đổi khả năng cho đi qua lớp
0,5
lipit ở màng sinh chất  Vi khuẩn rất khó biến đổi lớp lipit màng sinh chất nên không
chống được êtanol.
- Pênixilin ức chế tổng hợp PEG (peptidoglican) thành tế bào vi khuẩn, nhiều vi khuẩn mang
gen kháng kháng sinh (thường trên plasmit) mã hoá enzim pênixilinaza cắt vòng  -lactam 0,5
của pênixilin và bất hoạt chất kháng sinh này.
Nhóm I Nhóm II Nhóm III
3 Chất cho electron H2 H2 (hoặc H2S, So) Chất hữu cơ 0,5 x
(1,5) Chất nhận electron SO42– NO3- Chất hữu cơ 3
Kiểu dinh dưỡng Hóa tự dưỡng Hóa tự dưỡng Hóa dị dưỡng

Câu V: (3 điểm)
1. Xét một nhóm tế bào sinh dục sơ khai ở ruồi giấm đực (2n = 8) trải qua một số lần nguyên phân tạo các tế
bào sinh tinh. Các tế bào này đều tiến hành giảm phân tạo tinh trùng, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 1,25%.
Tất cả các hợp tử tạo thành đều trải qua lần nguyên phân đầu tiên, tại kì đầu người ta đếm được tổng số mạch
pôlinuclêôtit trong tất cả các hợp tử đang tiến hành nguyên phân là 1024 mạch. Biết rằng trong các tế bào sinh
tinh được tạo ra, tổng NST chứa nguyên liệu hoàn toàn mới là 5040. Giả sử quá trình phân bào trên không phát
sinh đột biến. Các kết luận sau đây đúng hay sai? Nếu sai, hãy sửa lại cho đúng.
a. Số đợt nguyên phân của nhóm tế bào sinh dục sơ khai ở ruồi giấm đực là 6 lần.
b. Số tế bào sinh dục sơ khai ở ruồi giấm đực là 7 tế bào.
c. Tổng NST có trong các hợp tử là 480 NST.
d. Giả sử hiệu suất thụ tinh của trứng là 5% thì số tế bào sinh trứng tham gia giảm phân tạo trứng là 320 tế
bào.
2. Cà độc dược có 2n= 24. Một thể đột biến có một chiếc của cặp NST số I bị mất một đoạn, một chiếc của NST
số V bị đảo một đoạn, một chiếc của NST số III bị lặp một đoạn. Trong quá trình giảm phân nếu tất cả các cặp
NST đều phân li bình thường và có 40% tế bào xảy ra trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gen ở đoạn không bị đột
biến của cặp NST số I thì tỉ lệ giao tử bình thường không chứa gen hoán vị là bao nhiêu?
3. Một loài thực vật có bộ NST 2n = 6. Trên cặp NST số 1, xét một gen có 3 alen A 1, A2, A3; cặp NST số 2 và
số 3 đều xét một gen có 2 alen lần lượt là B, b và D, d. Nếu các cá thể mang đột biến thể ba (xảy ra ở các cặp
NST khác nhau ở loài trên) tiến hành giảm phân tạo giao tử, các giao tử đều có sức sống như nhau. Theo lí
thuyết, hãy xác định số loại giao tử mang các kiểu gen khác nhau tối đa được tạo ra.

Câu V Đáp án Điểm


a. Sai. Số đợt nguyên phân của nhóm tế bào sinh dục sơ khai ở ruồi giấm đực là 7 lần. 0,25
b. Sai. Số tế bào sinh dục sơ khai ở ruồi giấm đực là 5 tế bào. 0,25
1
c. Sai. Tổng NST có trong các hợp tử là 256 NST. 0,25
(1,0)
d. Sai. Giả sử hiệu suất thụ tinh của trứng là 5% thì số tế bào sinh trứng tham gia giảm phân
0,25
tạo trứng là 640 tế bào.
- Ở nhóm tế bào không xảy ra hoán vị gen, tỉ lệ giao tử bình thường là
3 0,25
60% x = 7,5%
2
- Ở nhóm tế bào có hoán vị gen, tỉ lệ giao tử bình thường không chứa gen hoán vị là
(0,75) 2 0,25
40% x x = 2,5%
- Tỉ lệ giao tử bình thường không chứa gen hoán vị là: 7,5% + 2,5% = 10% 0,25
- Xét cặp NST số 1:
+ Các kiểu gen lưỡng bội có thể tạo ra các loại giao tử gồm: A 1, A2, A3.
0,25
+ Các kiểu gen lệch bội thể ba có thể tạo ra các loại giao tử gồm: A 1, A2, A3, A1A1, A2A2,
A3A3, A1A2, A1A3, A2A3.
- Xét cặp NST số 2:
3 + Các kiểu gen lưỡng bội có thể tạo ra các loại giao tử gồm: B, b. 0,25
(1,25) + Các kiểu gen lệch bội thể ba có thể tạo ra các loại giao tử gồm: B, b, BB, bb, Bb.
- Xét cặp NST số 3:
+ Các kiểu gen lưỡng bội có thể tạo ra các loại giao tử gồm: D, d. 0,25
+ Các kiểu gen lệch bội thể ba có thể tạo ra các loại giao tử gồm: D, d, DD, dd, Dd.
 Số loại giao tử mang các kiểu gen khác nhau tối đa có thể được tạo ra từ các cá thể đột
0,5
biến thể ba của loài trên là: 6 x 2 x 2 + 3 x 3 x 2 x 2 + 3 x 2 x 2 = 72 (loại)

----------------------------Hết---------------------------

You might also like