You are on page 1of 26

BÀI 6

PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN


VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN

Giảng viên: ThS. Phạm Văn Tuệ Nhã


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

v1.0015106223 1
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
• Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) được thành lập từ 1989. Sau
hơn 20 năm phát triển, đến thời điểm 2011 Habubank đã có gần 100 chi nhánh và
phòng giao dịch trên toàn quốc, quy mô vốn điều lệ hơn 4.000 tỷ đồng, cùng với một đội
ngũ nhân viên chất lượng cao, là một trong những ngân hàng tên tuổi của Việt Nam.
• Giai đoạn 2009 – 2011, Habubank vẫn báo cáo lợi nhuận sau thuế dương trong mỗi
năm: Năm 2009 là hơn 407 tỷ, 2010 là 476 tỷ, 2011 là 234 tỷ. Tuy thế ngân hàng này
vẫn bị suy giảm khả năng thanh toán nghiêm trọng, gặp khó khăn trong việc trang trải
các chi phí và thanh toán nợ.
• Tháng 8/2012, sau một thời gian vật lộn với những vấn đề về thanh khoản, Habubank
đã buộc phải sáp nhập vào ngân hàng SHB để tìm chỗ nương tựa. Thương hiệu
Habubank sau hơn 20 năm tồn tại đã chính thức bị xóa sổ khỏi thị trường.

Tại sao ngân hàng Habubank bị suy giảm khả năng thanh toán mặc dù vẫn có
lợi nhuận? Yếu tố gì quyết định khả năng thanh toán của một doanh nghiệp?

v1.0015106223 2
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau:
• Trình bày được các phương pháp xác định dòng tiền: Phương pháp trực tiếp và
gián tiếp. Áp dụng được các phương pháp này để ước lượng dòng tiền trong
những trường hợp cụ thể.
• Trình bày được phương pháp phân tích dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh
doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Áp dụng được kỹ năng phân
tích này trong xử lý ngân quỹ và quản lý dòng tiền của doanh nghiệp.
• Trình bày được cách tính toán và diễn giải ý nghĩa của các tỷ số tĩnh và tỷ số
động phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

v1.0015106223 3
NỘI DUNG

Phương pháp xác định dòng tiền

Phân tích dòng tiền

Phân tích khả năng thanh toán

v1.0015106223 4
1. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN
• Lưu chuyển tiền tệ (LCTT) của doanh nghiệp được chia thành 3 nhóm:
 LCTT từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Phát sinh từ các hoạt động tạo ra doanh
thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải là hoạt động đầu
tư hay hoạt dộng tài chính.
 LCTT từ hoạt động đầu tư: Phát sinh từ các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý,
nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản
tương đương tiền.
 LCTT từ hoạt động tài chính: Phát sinh từ các hoạt động tạo ra thay đổi về quy mô
và kết cấu vốn của doanh nghiệp.
• Lưu chuyển tiền thuần của hoạt động sản xuất kinh doanh có thể được xác định bằng
một trong 2 phương pháp:
 Phương pháp trực tiếp.
 Phương pháp gián tiếp.

v1.0015106223 5
1. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN
Xác định lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh theo phương pháp trực tiếp
• Nguyên tắc: Phân tích và tổng hợp trực tiếp các dòng tiền nhập quỹ (vào) và xuất quỹ
(ra) của hoạt động kinh doanh theo từng nội dung, nghiệp vụ từ các sổ sách kế toán của
doanh nghiệp.
• Các dòng tiền nhập quỹ của hoạt động kinh doanh:
 Tiền thu từ bán hàng;
 Tiền thu từ cung cấp dịch vụ;
 Tiền bán chứng khoán vì mục đích thương mại;
 Tiền bản quyền, phí, hoa hồng,…
• Các dòng tiền xuất quỹ của hoạt động kinh doanh:
 Tiền trả cho nhà cung ứng vật tư, hàng hóa, dịch vụ;
 Tiền trả lương, thanh toán thù lao cho người lao động;
 Tiền trả lãi vay;
 Tiền nộp thuế,…
• Lưu chuyển tiền thuần (Dòng tiền ròng hay chênh lệch thu–chi) từ HĐKD = Tổng dòng
tiền nhập quỹ HĐKD – Tổng dòng tiền xuất quỹ HĐKD

v1.0015106223 6
1. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN (tiếp theo)
Xác định lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh theo phương pháp gián tiếp
• Nguyên tắc: Điều chỉnh lợi nhuận sau thuế thành lưu chuyển tiền thuần của hoạt động
kinh doanh bằng cách loại bỏ tác động của những khoản mục không phải bằng tiền,
lãi/lỗ từ hoạt động đầu tư và tài chính, sự thay đổi của các khoản mục tài sản ngắn hạn
không phải tiền và tương đương tiền và nợ ngắn hạn trong kỳ kinh doanh.
• Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD = Lợi nhuận sau thuế +/– Khoản mục điều chỉnh
Khoản mục điều chỉnh Cách
Nhóm Khoản mục cụ thể điều chỉnh
Khấu hao TSCĐ Cộng vào LNST
Chi phí không bằng tiền
Trích lập dự phòng rủi ro Cộng vào LNST
Thu nhập từ hoạt động đầu Lãi từ hoạt động đầu tư và tài chính Trừ vào LNST
tư và tài chính Lỗ từ hoạt động đầu tư và tài chính Cộng vào LNST
Tăng TSNH không phải tiền và tương đương tiền Trừ vào LNST

Thay đổi tài sản ngắn hạn Giảm TSNH không phải tiền và tương đương tiền Cộng vào LNST
và nợ ngắn hạn Tăng nợ ngắn hạn Cộng vào LNST
Giảm nợ ngắn hạn Trừ vào LNST
v1.0015106223 7
1. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN (tiếp theo)
Xác định lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư:
• LCTT từ hoạt động đầu tư được hạch toán theo phương pháp trực tiếp.
• Các dòng tiền nhập quỹ:
 Tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác.
 Tiền thu hồi cho vay, bán lại chứng khoán nợ của những tổ chức khác.
 Tiền thu hồi đầu tư vốn chủ sở hữu vào doanh nghiệp khác.
 Tiền thu từ lãi vay, cổ tức và lợi nhuận được chia.
• Các dòng tiền xuất quỹ:
 Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác.
 Tiền chi cho vay và mua các chứng khoán nợ của những tổ chức khác.
 Tiền chi đầu tư vốn chủ sở hữu vào doanh nghiệp khác
• Lưu chuyển tiền thuần (Dòng tiền ròng hay chênh lệch thu – chi) từ hoạt động đầu tư =
Tổng dòng tiền nhập quỹ hoạt động đầu tư – Tổng dòng tiền xuất quỹ hoạt động đầu tư.

v1.0015106223 8
1. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN (tiếp theo)
Xác định lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
• LCTT từ hoạt động tài chính được hạch toán theo phương pháp trực tiếp.
• Các dòng tiền nhập quỹ:
 Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu.
 Tiền vay nhận được (từ vay nợ ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc phát hành chứng
khoán nợ – trái phiếu).
• Các dòng tiền xuất quỹ:
 Tiền chi trả vốn góp cho chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu.
 Tiền chi trả nợ vay (gốc vay).
 Tiền chi trả nợ thuê tài chính.
 Trả cổ tức, chia lợi nhuận.
• Lưu chuyển tiền thuần (Dòng tiền ròng hay chênh lệch thu – chi) từ hoạt động tài chính
= Tổng dòng tiền nhập quỹ hoạt động tài chính – Tổng dòng tiền xuất quỹ hoạt động
tài chính.

v1.0015106223 9
2. PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN

2.1. Phân tích dòng tiền từ hoạt động sản xuất – kinh doanh

2.2. Phân tích dòng tiền từ hoạt động đầu tư

2.3. Phân tích dòng tiền từ hoạt động tài chính

2.4. Bài tập tình huống

v1.0015106223 10
2.1. PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH
• Phân tích các nhân tố quyết định dòng tiền từ hoạt động sản
xuất – kinh doanh.
 Xác định các nguồn phát sinh các dòng tiền từ HĐKD.
 Phân tích sự thay đổi của các khoản mục tài sản ngắn
hạn không phải tiền và nợ ngắn hạn để thấy được các
yếu tố quyết định dòng tiền từ HĐKD.
• So sánh lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD với LNST:
 Xác định tương quan của lưu chuyền tiền thuần và LNST
(Lưu chuyền tiền thuần cao hơn hay thấp hơn LNST).
 Nguyên nhân gây ra chênh lệch giữa lưu chuyển tiền
thuần và LNST (Điều gì gây ra sự chênh lệch này, sự
chênh lệch này là dấu hiệu tích cực hay tiêu cực cho
doanh nghiệp).
 Đánh giá chất lượng của lợi nhuận (Lợi nhuận chủ yếu ở
dạng tiền hay phải thu).

v1.0015106223 11
2.1. PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH (tiếp theo)

• Phân tích biến động của lưu chuyển tiền tệ (LCTT) từ HĐKD:
 Xác định mức độ biến động của LCTT (LCTT có xu hướng tăng hay giảm, ổn định
hay không).
 Đánh giá tác động của những biến động LCTT tới rủi ro doanh nghiệp (ví dụ sự sụt
giảm của LCTT có nghiêm trọng đến mức khiến cho doanh nghiệp mất khả năng
thanh toán hay không).
 Xây dựng cơ sở để dự báo LCTT trong tương lai của doanh nghiệp.

v1.0015106223 12
2.2. PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
• Xác định các nguồn phát sinh của dòng tiền hoạt động đầu tư.
• Đánh giá mức độ đầu tư vào TSCĐ → Chiến lược mở rộng, tiềm năng phát triển trong
tương lai của doanh nghiệp.
• Đánh giá mức độ đầu tư vào các tài sản tài chính, góp vốn kinh doanh → Tiềm năng thu
nhập từ đầu tư tài chính, góp vốn kinh doanh.
• Đánh giá tương quan giữa mức độ đầu tư vào TSCĐ và đầu tư tài chính → Chính sách
phân bổ vốn đầu tư của doanh nghiệp, xu hướng chuyển dịch vốn đầu tư từ lĩnh vực
sản xuất – kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp sang lĩnh vực đầu tư tài chính và
ngược lại.
• Nếu phát hiện khoản đầu tư vốn lớn → Tìm hiểu nguồn gốc của khoản tiền đầu tư (huy
động từ đâu, lành mạnh hay không) bằng cách liên hệ với phân tích dòng tiền từ hoạt
động kinh doanh và hoạt động tài chính.

v1.0015106223 13
2.3. PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
• Xác định các nguồn phát sinh của dòng tiền hoạt động tài chính.
• Đánh giá tương quan dòng tiền nhập quỹ và xuất quỹ của
từng khoản mục → doanh nghiệp đang có xu hướng thu hút
vốn hay hoàn trả vốn; cơ cấu vốn của doanh nghiệp thay
đổi như thế nào.
• Tìm hiểu nguyên nhân, động cơ huy động vốn/hoàn trả vốn
bằng cách liên hệ với phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh
doanh và hoạt động đầu tư (Ví dụ: Doanh nghiệp huy động
vốn bằng cách vay nợ để đầu tư vào tài sản gì? Với quy mô
như thế nào? Phục vụ cho mục đích hay chiến lược kinh
doanh gì?...).

v1.0015106223 14
2.4. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Xử lý ngân quỹ và quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp
• Doanh nghiệp X có các thông tin tài chính năm N như sau (Đơn vị: VND):
 Tiền bán hàng: 200 tỷ, trong đó có 90% được doanh nghiệp thu ngay, phần còn lại
dự kiến sẽ được doanh nghiệp thu hồi vào năm sau.
 Tiền mua vật tư bằng 50% tiền bán hàng, trong đó có 60% được doanh nghiệp thanh
toán ngay cho nhà cung cấp, phần còn lại dự kiến sẽ được doanh nghiệp thanh toán
vào năm sau.
 Tiền thuê dịch vụ cả năm: 4 tỷ, thanh toán ngay trong năm.
 Trả lương cho nhân viên bán hàng và quản lý là 8 tỷ; Lương cho nhân công trực tiếp:
10 tỷ, đều được thanh toán ngay trong năm.
 Tiền thuế 25 tỷ được thanh toán vào tháng 12
 Chi mua sắm Tài sản cố định là 120 tỷ: Dây chuyền máy móc mới sẽ được mua và
trả vào tháng 11.
 Lãi vay cả năm 2 tỷ, thanh toán 1 lần vào tháng 12.
 Phát hành cổ phiếu thường với quy mô 100 tỷ vào tháng 6.
 Chia cổ tức bằng tiền mặt là 6 tỷ vào tháng 10
 Trả gốc vay 20 tỷ vào tháng 12.
• Yêu cầu: Xác định các dòng tiền nhập quỹ, xuất quỹ và lưu chuyển tiền thuần năm N của
doanh nghiệp X.
v1.0015106223 15
2.4. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG (tiếp theo)
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh
Nhập quỹ
Thu tiền bán hàng 180 = 200 × 90%)
Xuất quỹ
Trả tiền mua vật tư 60 = 200 × 50% × 60%
Trả tiền thuê dịch vụ 4
Trả lương nhân viên 18 = 8 + 10
Trả lãi vay 2
Nộp thuế 25
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 71 = 180 – (60 + 4 + 18 + 2 + 25)
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư
Nhập quỹ 0
Xuất quỹ
Mua sắm TSCĐ 120
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư –120 = 0 – 120
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính
Nhập quỹ
Phát hành cổ phiếu thường 100
Xuất quỹ
Trả gốc vay 20
Chia cổ tức 6
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 74 = 100 – (20 + 6)
Tổng lưu chuyển tiền thuần 25 = 71 + (–120) + 74

v1.0015106223 16
2.4. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG (tiếp theo)

• Giả sử ở đầu năm N, doanh nghiệp X có dự trữ tiền mặt là 135 tỷ VND. Doanh nghiệp
yêu cầu mức dự trữ tiền mặt tối thiểu ở cuối năm N là 100 tỷ VND.
• Yêu cầu: Xác định thặng dư (hoặc thâm hụt) ngân quỹ của doanh nghiệp X ở cuối năm N.
• Hướng dẫn:

Dư đầu kỳ 135
Lưu chuyển tiền thuần 25
Dư cuối kỳ 160
Dự trữ tiền tối thiểu 100
Thặng dư 60

v1.0015106223 17
3. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN

3.1. Các tỷ số tĩnh phản ánh khả năng thanh toán

3.2. Các tỷ số động phản ánh khả năng thanh toán

v1.0015106223 18
3.1. CÁC TỶ SỐ TĨNH PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Tài sản ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn =
Nợ ngắn hạn

Tiền + Phải thu ngắn hạn + Đầu tư tài chính ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Tiền
Hệ số khả năng thanh toán tức thời =
Nợ ngắn hạn

Nợ phải trả
Hệ số nợ trên tổng tài sản =
Tổng tài sản

Nợ phải trả
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Nợ dài hạn
Hệ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu

v1.0015106223 19
3.2. CÁC TỶ SỐ ĐỘNG PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG THANH TOÁN

Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay


Hệ số khả năng thanh toán lãi vay (TIE) =
Chi phí lãi vay

Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD


Hệ số khả năng trả nợ =
Tổng nợ phải trả bình quân

Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD


Hệ số khả năng trả nợ ngắn hạn =
Nợ ngắn hạn bình quân

Nợ dài hạn bình quân


Thời gian trả hết nợ dài hạn =
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD

LCTT từ HĐKD + Tiền đã nộp + Lãi vay đã trả


Hệ số khả năng trả lãi vay =
Lãi vay đã trả

v1.0015106223 20
3.2. CÁC TỶ SỐ ĐỘNG PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG THANH TOÁN

Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD


Hệ số khả năng trả gốc vay =
Gốc vay

Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD


Hệ số khả năng chi trả cổ tức =
Cổ tức trả cho chủ sở hữu

Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD


Hệ số khả năng tái đầu tư =
Chi mua sắm tài sản dài hạn

v1.0015106223 21
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Vấn đề đặt ra: Tại sao ngân hàng Habubank bị suy giảm khả năng thanh toán mặc dù vẫn
có lợi nhuận? Yếu tố gì quyết định khả năng thanh toán của một doanh nghiệp?
Giải quyết vấn đề:
• Lợi nhuận mà HBB có được thực chất chỉ là lợi nhuận kế toán, tồn tại trên sổ sách.
Trên thực tế, một phần đáng kể lợi nhuận của HBB nằm dưới dạng các khoản phải thu
nên lưu chuyển tiền thuần nói chung thấp hơn lợi nhuận kế toán. Lưu chuyển tiền thuần
của HBB thậm chí còn bị sụt giảm đáng kể trong giai đoạn 2009 – 2011 do nhiều khoản
vay không thể thu hồi được (trở thành nợ xấu), trong đó có những khoản vay với quy
mô khổng lồ đã cấp cho những doanh nghiệp thua lỗ nghiêm trọng và không còn khả
năng hoàn trả như Vinashin. Tình trạng thiếu hụt tiền mặt đã khiến cho HBB bị suy
giảm khả năng thanh toán và dẫn tới kết cục như đã thấy.
• Từ đó có thể thấy yếu tố quyết định trực tiếp khả năng thanh toán của một doanh
nghiệp không phải là lợi nhuận kế toán mà là dòng tiền. Một doanh nghiệp có tiền mặt
dồi dào thì khả năng thanh toán sẽ được đảm bảo. Ngược lại, một doanh nghiệp bị
thiếu hụt tiền mặt thì sẽ có nguy cơ bị mất khả năng thanh toán.

v1.0015106223 22
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Khi hạch toán lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh theo phương pháp trực
tiếp, khấu hao tài sản cố định được hạch toán như thế nào?
A. Hạch toán vào phần nhập quỹ.
B. Hạch toán vào phần xuất quỹ.
C. Hạch toán vào lưu chuyển tiền thuần.
D. Không hạch toán khấu hao.

Trả lời:
• Đáp án đúng là: D. Không hạch toán khấu hao.
• Giải thích: Khấu hao tài sản cố định là chi phí không bằng tiền mặt. Nói cách khác, nó
là chi phí nhưng không phải thực chi (xuất quỹ) và không ảnh hưởng đến lưu chuyển
tiền trong thực tế của doanh nghiệp. Do đó khi hạch toán lưu chuyển tiền tệ từ HĐKD
theo phương pháp trực tiếp, không được hạch toán khấu hao vào đó.

v1.0015106223 23
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Yếu tố nào sau đây quyết định khả năng thanh toán của doanh nghiệp?
A. Lợi nhuận kế toán.
B. Doanh thu.
C. Lưu chuyển tiền thuần.
D. Tổng tài sản.

Trả lời:
• Đáp án đúng là: C. Lưu chuyển tiền thuần.
• Giải thích: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phụ thuộc vào lưu chuyển tiền tệ.
Lưu chuyển tiền thuần dương giúp ngân quỹ được bổ sung, cải thiện khả năng thanh
toán. Ngược lại, lưu chuyển tiền thuần âm khiến ngân quỹ bị suy giảm, làm giảm khả
năng thanh toán của doanh nghiệp.

v1.0015106223 24
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

• Lưu chuyển tiền tệ (LCTT) của doanh nghiệp được chia thành 3 nhóm: LCTT từ hoạt
động sản xuất – kinh doanh, LCTT từ hoạt động đầu tư và LCTT từ hoạt động tài chính.
Trong đó, LCTT của hoạt động sản xuất – kinh doanh có thể được xác định bằng
phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp.
• Phân tích dòng tiền từ HĐKD bao gồm phân tích các nhân tố quyết định dòng tiền từ
hoạt động sản xuất – kinh doanh, so sánh lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD với LNST và
phân tích biến động của LCTT từ HĐKD. Phân tích dòng tiền từ hoạt động đầu tư bao
gồm xác định các nguồn phát sinh của dòng tiền hoạt động đầu tư, đánh giá mức độ
đầu tư vào TSCĐ, các tài sản tài chính và tương quan giữa chúng. Phân tích dòng tiền
từ hoạt động tài chính bao gồm xác định các nguồn phát sinh của dòng tiền hoạt động
tài chính, đánh giá doanh nghiệp đang có xu hướng thu hút vốn hay hoàn trả vốn, sự
thay đổi cơ cấu vốn của doanh nghiệp, tìm hiểu nguyên nhân huy động vốn/hoàn trả
vốn bằng cách liên hệ với phân tích dòng tiền từ HĐKD và hoạt động đầu tư.

v1.0015106223 25
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI (tiếp theo)

• Khả năng thanh toán của doanh nghiệp còn được phản ảnh qua các tỷ số tài chính.
Các tỷ số tĩnh bao gồm: Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, Hệ số khả năng thanh
toán nhanh, Hệ số khả năng thanh toán tức thời, Hệ số nợ trên tổng tài sản, Hệ số nợ
trên vốn chủ sở hữu, Hệ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu. Các tỷ số động bao gồm:
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay (TIE), Hệ số khả năng trả nợ, Hệ số khả năng trả nợ
ngắn hạn, Thời gian trả hết nợ dài hạn, Hệ số khả năng trả lãi vay, Hệ số khả năng trả
gốc vay, Hệ số khả năng chi trả cổ tức, Hệ số khả năng tái đầu tư.

v1.0015106223 26

You might also like