You are on page 1of 8

HỘI THI

OLYMPIC CÁC MÔN KHOA HỌC MÁC –


LÊNIN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Tp. HCM, ngày 25 tháng 03 năm 2016
BAN TỔ CHỨC

ĐỀ THI KINH TẾ CHÍNH TRỊ


Câu 1: Xét cho đến cùng, nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thắng lợi của một trật tự
xã hội mới là:
a. Luật pháp c. Năng suất lao động
b. Hệ thống chính trị d. Sự giàu có

Câu 2: Yếu tố giữ vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất là:
a. Công cụ lao động c. Khoa học - công nghệ
b. Người lao động d. Tư liệu lao động

Câu 3: Giá trị của hàng hóa được quyết định bởi:
a. Công dụng của hàng hóa c. Quan hệ cung-cầu về hàng hóa

b. Lao động xã hội của người sản d. Sự khan hiếm của hàng hóa
xuất hàng hóa

Câu 4: Khi hàng hóa được bán với giá cả bằng giá trị thì:
a. p > m b. p = 0 c. p < m d. p = m

Câu 5: Chọn ý đúng:


a. Giá trị của tư liệu sản xuất đã tiêu dùng tham gia vào tạo ra giá trị của sản phẩm
mới và không tham gia tạo thành giá trị mới của sản phẩm
b. Lao động trừu tượng chỉ có ở người có trình độ cao
c. Lao động của người không qua đào tạo chỉ là lao động cụ thể
d. Giá trị của tư liệu sản xuất đã tiêu dùng tham gia vào tạo ra giá trị của sản phẩm
mới và tham gia tạo thành giá trị mới của sản phẩm

Câu 6: Khi tăng cường độ lao động thì:


a. Số lượng hàng hóa làm ra trong 1 đơn vị thời gian tăng, giá trị 1 đơn vị hàng
hóa giảm
b. Tổng giá trị của hàng hóa không đổi
c. Giá trị 1 đơn vị hàng hóa giảm xuống, tổng giá trị của hàng hóa không đổi
d. Số lượng hàng hóa làm ra trong 1 đơn vị thời gian tăng, giá trị 1 đơn vị hàng
hóa không đổi
Câu 7: Địa tô tuyệt đối có ở loại ruộng đất nào?
a. Ruộng đất tốt c. Ruộng đất xấu
b. Ruộng đất trung bình d. Cả a, b và c.

Câu 8: Khi năng suất lao động tăng lên thì phần giá trị mới trong một hàng hóa thay đổi
thế nào?
a. Giảm xuống c. Không thay đổi
b. Tăng lên d. Có thể tăng, có thể giảm, có thể không đổi..

Câu 9: Chọn ý đúng:


a. Độc quyền là con đẻ của cạnh tranh, đối lập với cạnh tranh và thủ tiêu cạnh
tranh
b. Cạnh tranh sinh ra độc quyền, chúng không đối lập nhau
c. Độc quyền là con đẻ của cạnh tranh, đối lập với cạnh tranh nhưng không thủ
tiêu cạnh tranh
d. Độc quyền là con đẻ của cạnh tranh, không đối lập với cạnh tranh nhưng thủ
tiêu cạnh tranh

Câu 10: Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng:
c. c + v + m b. v + m c. c + v d. k + p

Câu 11: Chi phí sản xuất thực tế:


a. Nhỏ hơn chi phí sản xuất TBCN c. Bằng với tổng tư bản ứng trước
b. Lớn hơn chi phí sản xuất TBCN d. Bằng chi phí sản xuất TBCN

Câu 12: Các yếu tố nào dưới đây thuộc tư bản lưu động?
a. Đất đai làm mặt bằng sản xuất c. Tiền lương
b. Máy móc d. Nhà xưởng

Câu 13: Giá trị mới của sản phẩm bằng:


a. c + v b. v + m c. c + v + m d. m

Câu 14: Tiền công thực tế:


a. Tỷ lệ nghịch với tiền công danh nghĩa.
b. Tỷ lệ thuận với giá cả hàng hóa tư liệu tiêu dùng và dịch vụ.
c. Tỷ lệ thuận với tiền công danh nghĩa và tỷ lệ nghịch với giá cả hàng hóa tư liệu
tiêu dùng và dịch vụ.
d. Biến đổi cùng chiều với lạm phát.
Câu 15: Hình thức nào không phải là biểu hiện của giá trị thặng dư?
a. Lợi nhuận b. Tiền lương c. Địa tô d. Lợi tức

Câu 16: Chọn ý đúng:


a. Giá trị hàng hóa = giá trị TLSX + giá trị thặng dư
b. Giá trị hàng hoá = giá trị cũ + giá trị sức lao động
c. Giá trị hàng hóa = giá trị TLSX + giá trị mới
d. Giá trị hàng hóa = giá trị sức lao động + giá trị thặng dư

Câu 17: Lợi nhuận bình quân là biểu hiện hoạt động của qui luật nào trong thời kỳ tự do
cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản?
a. Qui luật giá trị c. Qui luật giá trị thặng dư
b. Qui luật cạnh tranh d. Qui luật cung-cầu

Câu 18: Cách diễn tả nào dưới đây là sai:


a. Giá trị mới của sản phẩm = v + m c. Giá trị của tư liệu sản xuất = c
b. Giá trị của sản phẩm mới = v + m d. Giá trị của sức lao động = v

Câu 19: “Lao động là cha, còn đất là mẹ của mọi của cải”. Khái niệm lao động trong câu
này là lao động gì?
a. Lao động cụ thể c. Lao động phức tạp
b. Lao động giản đơn d. Lao động trừu tượng

Câu 20: Mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa giản đơn là:
a. Mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng với giá trị
b. Mâu thuẫn giữa lao động giản đơn với lao động phức tạp
c. Mâu thuẫn giữa lao động cụ thể với lao động trừu tượng
d. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân với lao động xã hội

Câu 21: Lượng giá trị của đơn vị hàng hóa thay đổi:
a. Tỷ lệ nghịch với thời gian lao động xã hội cần thiết và năng suất lao động
b. Tỷ lệ thuận với thời gian lao động xã hội cần thiết và năng suất lao động
c. Tỷ lệ thuận với năng suất lao động và tỷ lệ nghịch với thời gian lao động xã hội
cần thiết
d. Tỷ lệ thuận với thời gian lao động xã hội cần thiết và tỷ lệ nghịch với năng suất
lao động

Câu 22: Giá trị cá biệt của hàng hoá do:


a. Hao phí lao động giản đơn trung bình quyết định
b. Hao phí lao động của ngành quyết định
c. Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất quyết định
d. Hao phí lao động xã hội cần thiết quyết định

Câu 23: Khi đồng thời tăng năng suất lao động và cường độ lao động lên 2 lần thì:
a. Tổng số hàng hóa tăng lên 4 lần, tổng số giá trị hàng hoá tăng lên 4 lần
b. Tổng số giá trị hàng hóa tăng 2 lần, tổng số hàng hóa tăng 2 lần
c. Giá trị 1 hàng hóa giảm 2 lần, tổng số giá trị hàng hóa tăng 2 lần
d. Tổng số hàng hóa tăng lên 2 lần, giá trị 1 hàng hóa giảm 2 lần

Câu 24: Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Chất của … là … của người sản xuất
hàng hóa kết tinh trong hàng hóa”
a. Giá trị hàng hóa /lao động trừu tượng
b. Giá trị hàng hóa /lao động phức tạp
c. Giá trị hàng hóa /lao động cụ thể
d. Giá trị sử dụng /lao động trừu tượng

Câu 25: Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “Cường độ lao động…, lượng giá trị
của một đơn vị hàng hóa…”
a. Tăng/không đổi c. Tăng/giảm

b. Giảm/tăng d. Tăng/tăng

Câu 26: Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “giá trị thặng dư là một bộ phận của
… dôi ra ngoài … do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt”
a. Giá trị cũ/giá trị sức lao động c. Giá trị mới/giá trị sử dụng
b. Giá trị mới/giá trị sức lao động d. Giá trị sử dụng/giá trị sức lao
động

Câu 27: Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: “giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị
thặng dư có được do…, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn…”
a. Tăng năng suất lao động cá biệt/giá trị xã hội
b. Tăng năng suất lao động cá biệt/giá trị cá biệt
c. Tăng năng suất lao động xã hội/giá trị cá biệt
d. Tăng năng suất lao động xã hội/giá trị xã hội

Câu 28: Hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa là:
a. Giá trị sử dụng và công dụng. b. Giá trị sử dụng và giá trị.
c. Giá trị và giá trị trao đổi. d. Giá trị và giá cả.

Câu 29: Giá trị sử dụng của hàng hóa là:


a. Giá trị của hàng hóa có thể thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu của con người.
b. Công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu của sản xuất.
c. Công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn một hoặc một số giá trị của con người.
d. Công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu của con
người.

Câu 30: Giá trị hàng hóa là:


a. Hao phí lao động xã hội của người tiêu dùng hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
b. Hao phí xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
c. Hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
d. Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

Câu 31: Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là:
a. Lao động cụ thể và lao động phức tạp.
b. Lao động cụ thể và lao động giản đơn.
c. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
d. Lao động phức tạp và lao động trừu tượng.

Câu 32: Quy luật giá trị đòi hỏi sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở:
a. Hao phí lao động cá biệt cần thiết.
b. Hao phí lao động giản đơn cần thiết.
c. Hao phí lao động xã hội cần thiết.
d. Hao phí lao động phức tạp cần thiết.

Câu 33: Ngày lao động của công nhân gồm những phần nào?
a. Thời gian lao động giản đơn và thời gian lao động thặng dư.
b. Thời gian lao động phức tạp và thời gian lao động thặng dư.
c. Thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư.
d. Cả a và b.

Câu 34: Tư bản khả biến (v) là:


a.Bộ phận trực tiếp tạo ra giá trị sử dụng.
b. Bộ phận trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư.
c. Bộ phận trực tiếp tạo ra sản phẩm thặng dư.
d. Bộ phận gián tiếp tạo ra giá trị thặng dư.

Câu 35: Giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư có được do:
a. Giá cả cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội.
b. Giá trị cá biệt của hàng hóa bằng giá trị xã hội.
c. Giá trị xã hội của hàng hóa thấp hơn giá trị cá biệt.
d. Giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội.

Câu 36: Giá trị thặng dư siêu ngạch còn được gọi là:
a. Hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư tương đối.
b. Hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.
c. Hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tuyệt đối.
d. Hình thức biến tướng của sản phẩm thặng dư tương đối.

Câu 37: Động cơ chủ yếu của tích lũy tư bản là:
a. Quy luật kinh tế cơ bản của CNTB – quy luật giá trị thặng dư.
b. Quy luật kinh tế cơ bản của CNTB - quy luật giá trị .
c. Quy luật kinh tế cơ bản của CNTB - quy luật sản phẩm thặng dư.
d. Quy luật kinh tế cơ bản của CNTB - quy luật lao động thặng dư.

Câu 38: Nguồn gốc của tích tụ tư bản là:


a. Sản phẩm thặng dư.
b. Vốn tự có của nhà tư bản.
c. Giá trị thặng dư.
d. Cả a và c.

Câu 39: Nguồn gốc của tập trung tư bản là:


a. Các tư bản trong xã hội.
b. Các tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội.
c. Các tư bản cá biệt của các nước.
d. Cả a và b.

Câu 40: Chi phí sản xuất TBCN (k) là:


a. Bao gồm m và v (k = m+v).
b. Bao gồm c và m (k = c+m).
c. Bao gồm c và v (k = c+v).
d. Bao gồm c, v và m (k = c + v + m).

Câu 41: Chi phí sản xuất TBCN:


a. Bằng giá trị hàng hóa.
b. Lớn hơn giá trị hàng hóa.
c. Nhỏ hơn giá trị hàng hóa.
d. Cả a và c.

Câu 42: Bản chất lợi nhuận và giá trị thặng dư đều là:
a. Lao động cụ thể của công nhân.
b. Lao động không công của công nhân.
c. Lao động trừu tượng của công nhân.
d. Lao động phức tạp của công nhân.

Câu 43: Lượng lợi nhuận có thể là:


a. Bằng, hoặc thấp hơn lượng giá trị thặng dư.
b. Cao hơn hoặc thấp hơn lượng giá trị thặng dư.
c. Bằng, cao hơn hoặc thấp hơn lượng giá trị thặng dư.
d. Bằng, hoặc cao hơn lượng giá trị thặng dư.

Câu 44: Lượng tỷ suất lợi nhuận là:


a. Luôn luôn nhỏ hơn giá trị thặng dư.
b. Luôn luôn lớn hơn tỷ suất giá trị thặng dư.
c. Luôn luôn bằng tỷ suất giá trị thặng dư.
d. Luôn luôn nhỏ hơn tỷ suất giá trị thặng dư.

Câu 45: Tư bản cho vay là:


a. Tư bản hàng hóa mà người chủ của nó nhường cho người khác sử dụng trong
một thời gian nhất định để thu lợi tức.
b. Tư bản tiền tệ mà người chủ của nó nhường cho người khác sử dụng trong một
thời gian nhất định để thu lợi tức.
c. Tư bản tiền tệ mà người chủ của nó nhường cho người khác sử dụng trong một
thời gian nhất định để thu lợi nhuận.
d. Tư bản sản xuất mà người chủ của nó nhường cho người khác sử dụng trong một
thời gian nhất định để thu lợi tức.

Câu 46: Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tỷ suất lợi tức là:
a. Tỷ suất lợi nhuận bình quân; quan hệ cung cầu về tư bản cho vay.
b. Quan hệ cung cầu về tư bản cho vay; tỷ lệ phân chia lợi nhuận thành lợi tức và
lợi nhuận của chủ doanh nghiệp.
c. Tỷ suất lợi nhuận ; quan hệ cung cầu về tư bản cho vay.
d. Tỷ suất lợi nhuận bình quân; quan hệ cung cầu về tư bản cho vay; tỷ lệ phân chia
lợi nhuận thành lợi tức và lợi nhuận của chủ doanh nghiệp.

Câu 47 : Địa tô tư bản là:


a. Phần lợi nhuận ngoài lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp
phải nộp cho chủ đất.
b. Phần tỷ suất giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản kinh
doanh nông nghiệp phải nộp cho chủ đất.
c. Phần giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản kinh doanh nông
nghiệp phải nộp cho chủ đất.
d. Phần giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiêp
phải nộp cho
chủ đất.
Câu 48 : Các hình thức cơ bản của địa tô tư bản chủ nghĩa là:
a. Địa tô chênh lệch I; Địa tô chênh lệch II.
b. Địa tô tuyệt đối; địa tô độc quyền.
c. Địa tô chênh lệch; địa tô tuyệt đối; địa tô độc quyền.
d. Địa tô chênh lệch; địa tô độc quyền.

Câu 49: Biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn CNTB độc quyền là:
a. Quy luật lợi nhuận bình quân.
b. Quy luật lợi nhuận độc quyền.
c. Quy luật lợi nhuận .
d. Quy luật giá cả sản xuất.

Câu 50: Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa:
a. Phân công lao động xã hội; phân công lao động quốc tế.
b. Phân công lao động xã hội; sự phụ thuộc về kinh tế giữa những người sản xuất.
c. Phân công lao động quốc tế; sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người
sản xuất.
d. Phân công lao động xã hội; sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người
sản xuất.

You might also like