You are on page 1of 15

TOÁN NÂNG CAO LỚP 3 - CHUYỀN ĐỀ GIẢ THIẾT TẠM

o Ví dụ 1: 4 con gà và thỏ có tất cả 10 chân. Hỏi có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con
thỏ?
Hướng dẫn:
 Vẽ 4 hình dưới đây đại diện cho 4 con gà và thỏ.

 Giả sử tất cả 4 con đều là gà.

 Khi đó có: 2 x 4 = 8 (chân) và thiếu 10 – 8 = 2 (chân) so với đề bài.

Vậy có 1 con thỏ và 3 con gà.


Cách khác:
Giả sử 4 con đều là gà thì có tất cả: 2 x 4 = 8 (chân)
Số chân bị hụt đi là: 10 – 8 = 2 (chân)
Khi thay 1 gà bằng 1 con thỏ thì số chân tăng:
4 – 2 = 2 (chân)
Để có 10 chân, ta cần thay: 2 : 2 = 1 (lần)
Mà mỗi lần thay thì được 1 con thỏ nên có tất cả 1 con thỏ.
Suy ra số con gà là: 4 – 1 = 3 (con)
Vậy có 1 con thỏ và 3 con gà.
Bài 1. Bác An nuôi 11 con gà và thỏ. Bác đếm được tất cả là 30 chân. Hỏi bác An nuôi bao
nhiêu con thỏ, bao nhiêu con gà?
Bài 2. Một nông dân có 12 con gà và thỏ. Có 34 chân tất cả. Hỏi người nông dân đó có bao
nhiêu con gà và bao nhiêu con thỏ?
Bài 3. Một con nhện có 8 chân. Một con chuồn chuồn có 6 chân. 6 con nhện và con chuồn
chuồn có tất cả 40 chân. Hỏi có bao nhiêu con nhện, bao nhiêu con chuồn chuồn?
Bài 4. 30 con gà và thỏ có tất cả 100 chân. Hỏi có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con thỏ?
Bài 5. Một con nhện có 8 chân. Một con chuồn chuồn có 6 chân. 20 con nhện và con chuồn
chuồn có tất cả 144 chân. Hỏi có bao nhiêu con nhện, bao nhiêu con chuồn chuồn?
o Ví dụ 2: Một cây bút chì giá 2 đô-la, một cây bút mực giá 4 đô-la. David trả 20 đô-la
cho 6 cây bút gồm bút chì và bút mực. Hỏi David đã mua bao nhiêu cây bút chì, bao
nhiêu cây bút mực?
Hướng dẫn:
Giả sử tất cả đều là bút mực thì David phải trả:
4 x 6 = 24 (đô-la)
Khi đó thừa ra: 24 – 20 = 4 (đô-la)
Khi thay 1 bút mực bằng 1 bút chì thì số tiền giảm:
4 – 2 = 2 (đô-la)
Suy ra số bút chì là: 4 : 2 = 2 (cây bút)
Số bút mực là: 6 – 2 = 4 (cây bút)
Bài 1. Một vé xem phim người lớn giá 8 đô-la. Một vé phim trẻ em giá 5 đô-la. Ông Fox trả
31 đô-la cho 5 vé xem phim. Hỏi ông đã mua bao nhiêu vé người lớn, bao nhiêu vé trẻ em?
Bài 2. Một cuốn sách khoa học viễn tưởng giá 5 đô-la. Một cuốn sách những cuộc phiêu lưu
giá 3 đô-la. Louisa trả 26 đô-la cho tất cả 6 cuốn sách. Hỏi Louisa đã mua bao nhiêu cuốn
mỗi loại?
Bài 3. Ann trả 45 đô-la cho tất cả 12 cái tem loại 5 đô-la và 2 đô-la. Hỏi Ann đã mua bao
nhiêu cái tem loại 2 đô-la, bao nhiêu cái tem loại 5 đô-la?
Bài 4. Số tiền Sam bỏ ra mua 30 tập giấy nhớ loại 5 đôla và loại 2 đôla là 120 đôla. Hỏi Sam
mua bao nhiêu tập giấy nhớ loại 5 đôla và bao nhiêu tập giấy nhớ loại 2 đôla?
Bài 5. An trả 120 nghìn cho tất cả 30 cái tem loại 5 nghìn và 2 nghìn. Hỏi An đã mua bao
nhiêu cái tem loại 2 nghìn, bao nhiêu cái tem loại 5 nghìn?
Bài 6. Một cây bút giá 4 đô-la, một quyển sách giá 7 đô-la. Sam trả 64 đô-la cho 10 cây bút
và quyển sách. Hỏi Sam đã mua bao nhiêu cây bút, bao nhiêu quyển sách?
Bài 7. Randy trả 16 đô-la cho tất cả 11 cái tem loại 2 đô-la và 1 đô-la. Hỏi Ann đã mua bao
nhiêu cái tem loại 2 đô-la, bao nhiêu cái tem loại 1 đô-la?
o Ví dụ 3: Có 8 xe ô tô và xe máy tại bãi đỗ xe. Có tổng cộng 26 bánh xe. Có bao nhiêu
xe ô tô trong bãi đỗ xe? Có bao nhiêu xe máy trong bãi đỗ xe?
Hướng dẫn:
Giả sử 8 xe đều là ô tô thì có tất cả: 4 x 8 = 32 (bánh xe)
Số bánh xe thừa ra là: 32 – 26 = 6 (bánh xe)
Khi thay 1 xe ô tô bằng 1 xe máy thì số bánh xe giảm:
4 – 2 = 2 (bánh xe)
Để có 26 bánh xe, ta cần thay: 6 : 2 = 3 (lần)
Mà mỗi lần thay thì được 1 xe máy nên có tất cả 3 xe máy.
Suy ra số xe ô tô là: 8 – 3 = 5 (xe).
Vậy có 5 xe ô tô và 3 xe máy.
Bài 1. Một chiếc xe ba bánh có 3 bánh xe. Một chiếc xe đạp có 2 bánh xe. 8 xe ba bánh và
xe đạp có tất cả 22 bánh xe. Hỏi có bao nhiêu xe ba bánh, bao nhiêu xe đạp?
Bài 2. Một chiếc xe tải có 6 bánh xe. Một chiếc xe ô tô có 4 bánh xe. 14 xe tải và xe ô tô
trong một bãi đỗ xe có tổng cộng 72 bánh xe. Hỏi có bao nhiêu xe tải, bao nhiêu xe ô tô?
Bài 3. Có 24 xe ô tô và xe máy trong một bãi đậu xe. Có tổng cộng là 76 bánh xe. Có bao
nhiêu xe máy? Có bao nhiêu xe ô tô?
Bài 4. Có 30 xe ô tô và xe máy trong một bãi đậu xe. Có tổng cộng là 100 bánh xe. Có bao
nhiêu xe máy? Có bao nhiêu xe ô tô?
Bài 5. Một hộp lớn chứa được 12 viên bi. Một hộp nhỏ chứa được 6 viên bi. 84 bi được đặt
vào 10 hộp. Hỏi có bao nhiêu hộp lớn, bao nhiêu hộp nhỏ?
o Ví dụ 4: Trong một cuộc thi toán học có 6 câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng thì được 5
điểm. Mỗi câu trả lời sai bị trừ đi 2 điểm. Valerie đạt được 23 điểm trong cuộc thi
này. Hỏi bạn ấy trả lời được bao nhiêu câu đúng?
Hướng dẫn:
Giả sử 6 câu trả lời đúng thì số điểm đạt được là: 5 x 6 = 30 (điểm)
So với đề bài thì số điểm tăng thêm: 30 – 23 = 7 (điểm)
Khi thay 1 câu trả lời đúng bằng 1 câu trả lời sai thì số điểm giảm:
5 + 2 = 7 (điểm)
Để có 23 điểm, ta cần thay: 7 : 7 = 1 (lần)
Mà mỗi lần thay thì được 1 câu trả lời sai nên có 1 câu trả lời sai.
Suy ra số câu trả lời đúng là: 6 – 1 = 5 (câu).
Vậy bạn ấy trả lời được 5 câu đúng.
Bài 1. Trong một bài thi toán có 25 câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng thì được 4 điểm. Mỗi câu
trả lời sai bị trừ đi 1 điểm. John đạt được 85 điểm trong bài thi này. Hỏi bạn ấy trả lời được
bao nhiêu câu đúng?
Bài 2. Trong một cuộc thi toán học có 30 câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng thì được 5 điểm. Mỗi
câu trả lời sai bị trừ đi 2 điểm. Amy đạt được 122 điểm trong cuộc thi này. Hỏi bạn ấy trả lời
bao nhiêu câu sai?
Bài 3. Trong một cuộc thi toán học có 30 câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng thì được 5 điểm. Mỗi
câu trả lời sai bị trừ đi 2 điểm. Amy đạt được 122 điểm trong cuộc thi này. Hỏi bạn ấy trả lời
bao nhiêu câu sai?
Bài 4. Trong một cuộc thi toán học có 10 câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng thì được 5 điểm. Mỗi
câu trả lời sai bị trừ đi 2 điểm. Bình đạt được 29 điểm trong cuộc thi này. Hỏi bạn ấy trả lời
được bao nhiêu câu đúng?
Bài 5. Trong một bài thi toán có 15 câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng thì được 4 điểm. Mỗi câu
trả lời sai bị trừ đi 1 điểm. Mai đạt được 45 điểm trong bài thi này. Hỏi bạn ấy trả lời được
bao nhiêu câu đúng?
Bài 6. Trong một cuộc thi Khoa học có 25 câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng thì được 5 điểm.
Mỗi câu trả lời sai bị trừ đi 2 điểm. Amy đạt được 83 điểm trong cuộc thi này. Hỏi bạn ấy trả
lời bao nhiêu câu sai?
Bài 7. Trong một cuộc thi Khoa học có 100 câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng thì được 4 điểm.
Mỗi câu trả lời sai bị trừ đi 2 điểm. Sam đạt được 322 điểm trong cuộc thi này. Hỏi Sam trả
lời bao nhiêu câu sai?

[TOÁN LỚP 4, 5] GIẢI TOÁN BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIẢ THIẾT TẠM
Trong chương trình toán nâng cao lớp 4, 5 ở bậc tiểu học, phương pháp giả thiết tạm là
phương pháp giải toán rất thú vị và cũng là dạng toán khó với các em học sinh.
Chúng ta đều có thể đã từng nghe bài toán cổ sau đây:
"Vừa gà vừa chó
Bó lại cho tròn
Ba mươi sáu con
Một trăm chân chẵn"
Hôm nay, chúng ta hãy cùng mathx.vn đi tìm hiểu kỹ hơn về dạng toán này nhé!
Ví dụ 1:
“Vừa gà vừa chó
Bó lại cho tròn
Ba mươi sáu con
Một trăm chân chẵn”
Hỏi có bao nhiêu con gà bao nhiêu con chó?
Giải: Ở bài toán này ta thấy xuất hiện hai đại lượng cần tìm, đó là gà và chó. Với mỗi đại
lượng đó ta lại có ràng buộc về số chân. Mỗi gà thì có 2 chân, chó có 4 chân, vì thế số chân
gà gấp 2 lần số gà, số chân chó gấp 4 lần số chó. Tổng số gà và chó đã biết, tổng số chân
gà và chân chó cũng biết…
Giả sử tất cả 36 con này đều là gà, khi đó số chân chỉ là: 36 x 2 = 72 chân.
Mà đề bài cho có tới 100 chân? Tại sao? Vì ở đây ta giả sử toàn là gà, mà mỗi gà so với chó
sẽ làm giảm đi 2 chân, vì thế số chân ta có đã hụt đi.
Cách 1: Giả sử tất cả đều là gà, khi đó ta có tổng số chân là: 36 x 2 = 72 chân
Khi ta thay mỗi con gà bằng 1 con chó thì số chân tăng lên là 2; như vậy để có 100 chân tất
cả ta cần thay số gà bởi số chó là: (100 – 72) : (4-2) = 14
Vậy số chó là: 14, số gà là: 36 – 14 = 22 con.
Cách 2 : Giả sử tất cả là chó, khi đó số chân là : 36 x4 = 144 chân
Số chân thừa ra do với đề bài, khi ta thay 1 chú chó bằng 1 chú gà, khi đó số chân giảm đi 2.
Ta phải thay số chú chó bởi gà là : (144 – 100) : (4-2) = 22 con
Số chó là : 36 – 22 = 14 con.
Cách 3 : Giả sử có 18 gà, 18 chó.
Khi đó số chân là : 18x2 + 18x4 = 108 chân
Số chân lớn hơn giả thiết, tức là ta phải làm giảm số chân đi. Thay 1 chú chó bằng 1 chú gà
sẽ làm giảm 2 chân
=> số chú chó cần thay bằng gà là (108 – 100) : (4-2) = 4 chú
Số gà là : 18 + 4 = 22 con
Số chó là : 18 – 4 = 14 con
Như vậy qua 3 cách giải trên ta thấy, điều quan trọng là chúng ta nhìn ra sự sai khác
so với đề bài cho, sự sai khác này là do đâu và phân tích được sự thay đổi ảnh hưởng
như thế nào. (thay đổi bao nhiêu chân, thay 1 chú chó bởi 1 chú gà thì sao…)
Ví dụ 2: Có 18 oto gồm 3 loại : loại bốn bánh chở được 5 tấn, loại 6 bánh chở được 6 tấn và
loại 8 bánh chở được 6 tấn. 18 xe đó có tất cả 106 bánh và chở được tất cả 101 tấn hàng.
Hỏi mỗi loại có bao nhiêu xe ?
Giải : Phân tích thấy ở bài này chúng ta có 3 đại lượng cần tìm : số xe bốn bánh, số xe 6
bánh và số xe 8 bánh. Có một điều chú ý ở bài này là số xe 6 bánh và số xe 8 bánh đều chở
được 1 số tấn hàng như nhau.
Giả sử tất cả 18 xe đó đều chở được 6 tấn thì số tấn chở được là :
6 x 18 = 108 tấn
Số tấn thừa ra là :
108 – 101 = 7 tấn
Số tấn thừa ra là vì ta đã thay xe bốn bánh chở được 5 tấn thành xe chở được 6 tấn. Mỗi lần
thay 1 xe chở 5 tấn bằng 1 xe chở 6 tấn thì số tấn thừa ra là :
6 – 5 = 1 tấn
Số xe chở được 5 tấn là : 7 : 1 = 7 xe
Số hàng chở được bởi xe 4 bánh là : 7 x 5 = 35 tấn
Số hàng do các xe chở được 6 tấn chở là : 101 – 35 = 66 tấn
Số bánh xe loại 6 bánh và 8 bánh là : 106 – 7x4 = 78 bánh
Số xe loại 6 bánh và 8 bánh là : 18 – 7 = 11 xe
Giả sử trong 11 xe này, tất cả đều là 6 bánh, khi đó số bánh xe là : 11 x6 = 66 bánh
Số bánh xe hụt đi là : 78 – 66 = 12 bánh
Số bánh hụt đi là vì ta đã thay xe 8 bánh bởi xe 6 bánh. Mội lần thay xe 8 bánh bởi xe 8
bánh thì số bánh hụt đi : 8 – 6 = 2 bánh.
Số xe 8 bánh là : 12 : 2 = 6 xe
Số xe 6 bánh là : 11 – 6 = 5 xe
Vậy : có 7 xe 4 bánh chở 5 tấn
có 5 xe 6 bánh chở 6 tấn
có 6 xe 8 bánh chở 6 tấn
Nhận xét : Ở bài này, điều rất quan trọng đó là chi tiết : Loại 6 bánh chở được 6 tấn và
loại 8 bánh chở được 6 tấn => chính vì chi tiết này mà khi ta thay xe chở 5 tấn bởi xe
chở 6 tấn, ta không cần quan tâm đến xe 6 bánh hay xe 8 bánh, vì cả hai đều chở
giống nhau.

HỆ THỐNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC CỦA MATHX

 Khóa học toán lớp 4 (0912.698.216): - Xem ngay


 Lớp học toán trực tuyến có giáo viên (0866.162.019): - Xem ngay
 Lớp học toán offline tại Hà Nội (0984.886.277): - Xem ngay

BÀI TẬP ÁP DỤNG


Dạng 1: Giả thiết tạm với bài toán có 2 đại lượng cần tìm
Bài 1: Mỗi chiếc xe ô tô tải có 6 bánh, mỗi chiếc xe ô tô con có 4 bánh. Biết tổng số bánh xe
là 88 bánh và số ô tô con và số ô tô tải là 17. Tính số ô tô mỗi loại?
Bài 2: Khối học sinh lớp 6 có 480 em đi tham quan bằng 2 loại xe ô tô: loại chở được 50
người và loại chở được 40 người. Các em ngồi trên 10 xe otô thì đủ. Hỏi có bao nhiêu xe ô
tô mỗi loại?
Bài 3: Một số tiền gồm 20 tờ loại 5.000 và loại 10.000. Số tiền loại 10.000 nhiều hơn số tiền
loại 5000 là 35.000. Tính số tờ mỗi loại?
Bài 4: May 45 cái áo gồm hai loại, loại 1 may hết 1,3m vải, loại 2 may hết 1,8 m vải. Tổng số
vải may cả hai loại áo là 68,5m. Hỏi mỗi loại áo có bao nhiêu cái?
Bài 5: Hai cái vòi bắt vào 1 cái bể. Vòi thứ nhất có thể chảy đầy bể trong 5 giờ, vòi thứ 2
chảy đầy bể trong 7 giờ. Đầu tiên mở vòi thứ nhất 1 thời gian rồi khóa lại, mở tiếp vòi thứ 2.
Tổng thời gian hai vòi chảy là 5 giờ 48 phút. Hỏi mỗi vòi chảy mất bao nhiêu thời gian?
Bài 6: An tham gia đấu cờ vua và đã đấu 20 ván. Mỗi ván thắng được 10 điểm, thua bị trừ
15 điểm. Sau đợt thi An được 50 điểm. Hỏi An đã thắng bao nhiêu ván cờ?
Bài 7: Hai người nhận làm chung nhau một công việc, nếu cả hai người làm thì xong trong
vòng 4h48ph. Đầu tiên người thứ nhất làm 1 số giờ thì nghỉ, sau đó người thứ 2 làm tiếp.
Tổng thời gian hai người làm là 9 giờ mới xong. Cả hai được lĩnh 144000 đồng tiền công.
Hỏi mỗi người được lĩnh bao nhiêu tiền công, biết riêng người thứ nhất làm thì hết 8 giờ.
Bài 8: Có 8 sọt đựng tất cả 1120 quả vừa cam vừa quýt. Mỗi sọt cam đựng được 75 quả,
mỗi sọt quýt đựng được 179 quả. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu quả?
Bài 9: Có 340 học sinh đi tham quan bằng cả hai loại xe, loại xe 40 chỗ ngồi và loại xe 30
chỗ ngồi. Hỏi có bao nhiêu xe mỗi loại, biết tất cả có 10 xe?
Bài 10: Lớp 5 A có 5 tổ đi trồng cây, số người mỗi tổ đều bằng nhau. Mỗi bạn trồng được 4
hoặc 6 cây. Cả lớp trồng được tất cả 220 cây. Hỏi có bao nhiêu học sinh trồng được 4 cây?
Bao nhiêu học sinh trồng được 6 cây. Biết số học sinh ít hơn 50, nhiều hơn 40?
Bài 11: Một bếp ăn mua 200 con vừa ếch vừa cua. 200 con có tất cả 1400 chân. (càng cua
coi như chân cua). Tính số con mỗi loại?
Bài 12: Lớp 5 A có 43 học sinh. Trong bài thi học kỳ I cả lớp đều được 9 điểm hoặc 10 điểm.
Tổng số điểm của cả lớp là 406 điểm. Hỏi có bao nhiêu bạn được điểm 9 và bao nhiêu bạn
được điểm 10?
Dạng 2: Giả thiết tạm với bài toán có 3 đại lượng cần tìm
Bài 1: Có 15 otô gồm 3 loại: loại 4 bánh chở được 5 tấn, loại 6 bánh chở được 10 tấn và loại
6 bánh chở được 8 tấn. 15 xe đó chở được tất cả 121 tấn hàng, và có tất cả 84 bánh xe. Hỏi
mỗi loại có bao nhiêu xe?
Bài 2: Có 15 otô gồm 3 loại, loại 4 bánh chở 5 tấn, loại 4 bánh chở 6 tấn, loại 6 bánh chở 6
tấn. 15 xe đó có tất cả 70 bánh và chở được tất cả 93 tấn hàng. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu
xe?
Bài 3: Một quầy bán hàng có 48 gói kẹo gồm loại 0,5kg, loại 0,2kg và loại 0,1kg. Khối lượng
cả 48 gói là 9kg. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu gói biết số gói 0,1kg gấp 3 lần số gói 0,2kg.
Bài 4: Sau buổi bán hàng 1 cửa hàng thu được 315000 đồng gốm 3 loại tiền: loại 5000
đồng, loại 2000 đồng và loại 1000 đồng. Số tờ cả 3 loại là 145 tờ. Tính xem số tiền mỗi loại
là bao nhiêu biết số tờ loại 2000 đồng gấp đôi số tờ loại 1000 đồng.
Bài 5: Trong đợt quyên góp ủng hộ học sinh nghèo đến trường, ba phân đội thiếu niên
gồm 50 bạn đã góp được 86 quyển sách và 228 quyển vở.Mỗi bạn trong phân đội 1 góp 1
quyển sách và 5 quyển vở, mỗi bạn trong phân đội 2 góp 2 quyển sách và 5 quyển vở, mỗi
bạn trong phân đội 3 góp 2 quyển sách và 4 quyển vở.
Tính số thiếu niên có ở mỗi phân đội?
Bài 6: Một cửa hàng bán 60m vải gồm 3 loại: Xanh, Đỏ, Vàng được tất cả 1.250.000 đồng.
Giá 1m vải xanh là 25.000 đồng/m. Giá 1m vải đỏ là 20.000 đồng/m. Giá 1m vải vàng là
15.000 đồng/m. Số mét vải đỏ bằng trung bình cộng số mét vải xanh và vải vàng. Hỏi mỗi
loại vải đã bán bao nhiêu m?
Bài 7: Lớp em mua 45 vé xem xiếc gồm 3 loại: vé 5000 đồng, vé 3000 đồng và vé 2000
đồng hết tất cả 145000 đồng. Biết số vé 2000 đồng gấp đôi số vé 3000 đồng. Hỏi có bao
nhiêu loại vé mỗi loại?
Bài 8: Có 120 con vừa gà, vừa ếch, vừa cua bó lại cho tròn đếm đủ 1000 chân. Tìm số con
biết số ếch gấp 7 lần số gà và ếch 4 chân còn cua 10 chân.

GIẢ THIẾT TẠM


Trong phần này chúng ta tìm hiểu phương pháp giải các bài toán bằng phương pháp giả
thiết tạm.
Các bài toán thuộc dạng này có thể được giải bằng cách lập bảng, xét các trường hợp, tuy
nhiên chúng ta có thể sử dụng phương pháp giả thiết tạm để giải nhanh chóng các bài toán
này.

7 bài giảng! LUYỆN TẬP CHUYÊN ĐỀ

Bài giảng

Bài 1: Phương pháp giả thiết tạm đơn


Nâng cao 12763 lượt học Video Luyện tập
0%

Trong bài học này, thầy sẽ giới thiệu đến các em học sinh bài mở đầu về phương pháp giả
thiết tạm thông qua một bài toán cổ như sau:

Vừa gà vừa chó


Bó lại cho tròn
Ba mươi sáu con
Một trăm chân chẵn
BÀI 2: Phương pháp giả thiết tạm đơn (tiếp)
Nâng cao 7931 lượt học Video Luyện tập
0%

Trong bài học này, chúng ta tiếp tục ôn tập 1 số bài toán về phương pháp giả thiết tạm.

Bài tập ví dụ: Có 340 học sinh đi tham quan bằng hai loại xe: loại xe có 30 chỗ và loại xe có
40 chỗ. Hỏi có bao nhiêu xe mỗi loại, biết tất cả cần dùng 10 xe và các xe đều chở đủ chỗ
ngồi?

Bài 3: Bài toán giả thiết tạm đơn (tiếp theo)


Nâng cao 7807 lượt học Video Luyện tập
0%

Trong bài học này, thầy sẽ giới thiệu với các em một bài toán rất thú vị liên quan đến dạng
toán giả thiết tạm.

Bài tập ví dụ: Bạn Minh làm bài kiểm tra gồm 40 câu trắc nghiệm. Mỗi câu trả lời đúng được
cộng 5 điểm, mỗi câu trả lời sai bị trừ 2 điểm. Sau khi làm bài, bạn Minh được tất cả 102
điểm.
Hỏi bạn Minh đã làm đúng bao nhiêu câu? Làm sai bao nhiêu câu?

Bài 4: Bài toán giả thiết tạm đơn (tiếp theo)


Nâng cao 5122 lượt học Video Luyện tập
0%

Trong bài học này chúng ta sẽ cùng nhau luyện tập về 1 số bài toán Giả thiết tạm.
Bài tập ví dụ: Trong một cuộc thi mỗi thí sinh phải trả lời 20 câu, mỗi câu đúng được 5 điểm,
mỗi câu sai bị trừ 1 điểm. Một thí sinh đạt 52 điểm. Hỏi thí sinh ấy đã trả lời đúng bao nhiêu
câu, sai bao nhiêu câu?

Bài 5: Bài toán giả thiết tạm đơn (tiếp theo)


Nâng cao 6158 lượt học Video Luyện tập
0%

Trong bài học này, thầy giới thiệu với các em học sinh bài toán giả thiết tạm với việc so sánh
hơn kém của các đại lượng khác nhau.

Bài tập ví dụ: Có 26 con vừa gà vừa chó, biết số chân gà nhiều hơn chân chó là 16 chân. Hỏi
có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con chó?

Bài 6: Bài toán giả thiết tạm kép


Nâng cao 7170 lượt học Video Luyện tập
0%

Trong bài học này, thầy sẽ giới thiệu bài toán giả thiết tạm kép.

Bài tập ví dụ: Một đoàn xe có tất cả 26 chiếc xe gồm ô tô xe khách 30 chỗ loại 4 bánh; ô tô 4
chỗ loại 4 bánh và xe máy 2 bánh. Người ta nhận thấy 26 chiếc xe đó có tất cả 86 bánh và
chở được 138 người. Tính xem mỗi loại có bao nhiêu chiếc và xe máy chở 2 người.

Bài 7: Bài toán giả thiết tạm kép (tiếp)


Nâng cao 5707 lượt học Video Luyện tập
0%

Trong bài học này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu dạng bài toán về giả thiết tạm kép.
Bài tập ví dụ: Có 120 con vừa gà, vừa ếch, vừa cua và có tất cả 1000 chân. Tìm số con biết số
ếch gấp 7 lần số gà và gà có 2 chân, ếch có 4 chân và cua có 10 chân.

Toán 5 – Phương pháp giả thiết tạm

Trong các bài toán ở Tiể u họ c, có mộ t dạ ng toán trong đó đề cậ p đến hai đối tượng (là ngườ i, vậ t hay sự
việ c) có nhữ ng đặ c điể m đượ c biể u thị bằ ng hai số lượng chênh lệch nhau, chẳ ng hạ n hai chuyể n độ ng có
vậ n tố c khác nhau, hai công cụ lao độ ng có nă ng suấ t khác nhau, hai loạ i vé có giá tiề n khác nhau ...

Ta thử đặ t ra mộ t trườ ng hợ p cụ thể nào đó không xả y ra, không phù hợ p vớ i điề u kiệ n bài toán, mộ t khả
nă ng không có thậ t , thậ m chí mộ t tình huố ng vô lí. Tấ t nhiên giả thiế t này chỉ là tạ m thờ i để chúng ta lậ p
luậ n nhằ m đưa bài toán về mộ t tình huố ng quen thuộ c đã biế t cách giả i hoặ c lậ p luậ n để suy ra đượ c cái phả i
tìm. Chính vì thế mà phương pháp giả i toán này phả i đòi hỏ i có dứ c tưở ng tượ ng phong phú, óc suy luậ n linh
hoạ t...

Nhữ ng bài toán giả i đượ c bằ ng phương pháp giả thiế t tạ m có thể giả i bằ ng phương pháp khác. Tuy nhiên,
trong nhiề u trườ ng hợ p, cách giả i bằ ng giả thiế t tạ m thườ ng gọ n gàng và mang tính "độ c đáo".

Trong chương trình toán nâng cao lớ p 5 ở bậ c tiể u họ c, phương pháp giả thiế t tạ m là phương pháp giả i toán
rấ t thú vị và cũ ng là dạ ng toán khó vớ i các em họ c sinh.

I. Phương pháp

Bước 1. Thay một giả thiết bằng một giả thiết tạm vượt ra ngoài dữ kiện
nào đó của bài toán nhưng vẫn tôn trọng các dữ kiện của bài.

Bước 2. Từ dữ kiện hay giả thiết thay đổi đó dẫn đến các dữ kiện liên
quan đến nó cũng thay đổi theo điều kiện bài.

Bước 3. Phân tích sự thay đổi đó, rồi đối chiếu các điều kiện của bài toán
phát hiện ra nguyên nhân thay đổi và tìm ra phương pháp điều chỉnh
thích hợp để đáp ứng toàn bộ yêu cầu của bài.

II. Ví dụ

1. Bài toán thường gặp

Chúng ta đều có thể đã từ ng nghe bài toán cổ sau đây:

"Vừ a gà vừ a chó
Bó lạ i cho tròn

Ba mươi sáu con

Mộ t tră m chân chẵ n"

Ví dụ.

“Vừ a gà vừ a chó

Bó lạ i cho tròn

Ba mươi sáu con

Mộ t tră m chân chẵ n”

Hỏ i có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con chó?

Phân tích:

- Chó có 4 chân

- Gà có 2 chân

- Đưa ra tình huố ng giả định chân củ a 2 con vậ t này bằ ng nhau để thấ y đượ c số chân chênh lệ ch vớ i thự c tế .

- Đặ t ra câu hỏ i chênh lệ ch là do đâu, số lượ ng cụ thể , từ đó xác định đượ c yêu cầ u củ a bài toán.

Tình huống 1

- Giả sử mỗ i con gà mọ c thêm 2 chân, khi đó mỗ i con gà đều có 4 chân giố ng chó.

- Như vậ y có 50 con đều có 4 chân.

- Số chân lúc này là: 50 x 4 = 200 (chân)

- Số chân chênh lệ ch so vớ i thự c tế là: 200 – 140 = 60 (chân). Số chân nhiề u hơn so vớ i số chân thự c tế vì
mỗ i con gà mọ c thêm chân.

Giải:

Giả sử mỗ i con gà mọ c thêm 2 chân. Khi đó 50 con gà và chó đều có 4 chân.

Tổ ng số chân gà và chó là: 50 x 4 = 200 (chân).

Số chân mọ c thêm là: 200 – 140 = 60 (chân).


Số gà là: 60 : 2 = 30 (con).

Số chó là: 50 – 30 = 20 (con).

Tình huống 2

- Giả sử mỗ i con chó mấ t đi 2 chân, khi đó mỗ i con chó đều có 2 chân giố ng gà.

- Như vậ y có 50 con đều có 2 chân.

- Số chân lúc này là: 50 x 2 = 100 (chân).

- Số chân chênh lệ ch so vớ i thự c tế là: 140 – 100 = 40 (chân). Số chân ít hơn so vớ i thự c tế vì mỗ i con chó
mấ t đi 2 chân.

Giải:

Giả sử mỗ i con chó mấ t đi 2 chân. Khi đó 50 con gà và chó đều có 2 chân.

Tổ ng số chân gà và chó là: 50 x 2 = 100 (chân).

Số chân mấ t đi là: 140 – 100 = 40 (chân).

Số chó là: 40 : 2 = 20 (con).

Số gà là: 50 – 20 = 30 (con).

Tình huống 3: Giả sử số gà và chó bằ ng nhau:

Ta có: 36 : 2 = 18

Giả sử số gà và chó bằ ng nhau, mỗ i loạ i có 18 con.

Giải:

Giả sử có 18 gà, 18 chó.

Khi đó số chân là: 18 x 2 + 18 x 4 = 108 (chân)

Số chân lớ n hơn giả thiế t, tứ c là ta phả i làm giả m số chân đi.

Thay 1 con chó bằ ng 1 con gà sẽ làm giả m 2 chân

Số chó cầ n thay bằ ng gà là: (108 – 100) : (4 - 2) = 4 (con)

Số gà là : 18 + 4 = 22 con

Số chó là : 18 – 4 = 14 con
2. Nội dung phương pháp:

Ta thử đặ t ra mộ t trườ ng hợ p không xả y ra, không phù hợ p vớ i điề u kiệ n bài toán, mộ t khả nă ng không có
thậ t thậ m chí mộ t tình huố ng vô lí (chính vì vậ y mà phương pháp này đòi hỏ i ngườ i giả i toán sứ c tưở ng
tượ ng phong phú, óc suy luậ n linh hoạ t …). Tấ t nhiên giả thiế t ấ y chỉ tạ m thờ i, nhưng phả i tìm được giả
thiết ấy, nhằ m đưa bài toán về mộ t tình huố ng quen thuộ c, đã biế t cách giả i hoặ c dự a trên cơ sở đó để tiế n
hành lậ p luậ n mà suy ra đượ c cái phả i tìm.

Nhữ ng bài toán giả i đượ c bằ ng phương pháp giả thiế t tạ m đều có thể giả i bằ ng phương pháp khác. Tuy
nhiên trong nhiề u trườ ng hợ p, cách giả i bằ ng giả thiế t tạ m thườ ng gọ n gàng, dễ hiể u, mang tính chấ t “độ c
đáo”.

3. Các ví dụ

Câu 1. Lớ p 4A có 35 họ c sinh. Trong kì thi cả lớ p đều đượ c điể m 9 hoặ c điể m 10. Tổ ng số điể m củ a cả lớ p
là 330 điể m. Hỏ i có bao nhiêu bạ n đượ c điể m 9, bao nhiêu bạ n đượ c điể m 10?

HD

Giả sử 35 họ c sinh đều đượ c 10 điể m.

Tổ ng số điể m củ a cả lớ p: 35 x 10 = 350 (điể m)

Nhiề u hơn thự c tế : 350 – 330 = 20 (điể m)

Số họ c sinh đượ c điể m 9: 20 : (10 – 9) = 20 (bạ n)

Số họ c sinh đượ c 10: 15 bạ n

Câu 2. Bạ n Lan làm mộ t bài kiể m tra, mỗ i câu trắ c nghiệ m đúng đượ c 2 điể m, mỗ i câu tự luậ n đúng đượ c 5
điể m. Câu trả lờ i sai không tính điể m. Biế t rằ ng Lan làm đúng 30 câu gồ m cả trắ c nghiệ m và tự luậ n, tổ ng số
điể m bạ n ấ y đạ t đượ c là 90 điể m. Hỏ i Lan trả lờ i đúng mỗ i loạ i bao nhiêu câu?

HD

Giả sử Lan đúng 30 trắ c nghiệ m.

Khi đó tổ ng số điể m đạ t đượ c: 2 x 30 = 60 (điể m)

Số điể m ít hơn thự c tế : 30 điể m

Thay 1 câu tự luậ n bằ ng 1 câu trắ c nghiệ m thì số điể m giả m đi: 5 – 2 = 3 (điể m)

Số câu tự luậ n: 30 : 3 = 10 câu

Số câu trắ c nghiệ m: 20 câu

Câu 3. Nhân dịp 8/3, bạ n Lan mua 30 bông hoa gồ m hoa hồ ng và hoa cẩ m chướ ng về tặ ng mẹ , số tiề n bạ n
Lan phả i trả là 96000 đồ ng. Biế t giá tiề n mộ t bông hoa hồ ng là 5000 đồ ng, giá tiề n mộ t bông hoa cẩ m
chướ ng là 2000 đồ ng. Hỏ i Lan đã mua bao nhiêu bông hoa mỗ i loạ i?
HD

Giả sử 30 bông hoa đều là hoa hồ ng. Khi đó, số tiề n Lan phả i trả là:

5000 x 30 = 150000 (đồ ng)

Số tiề n nhiề u hơn so vớ i thự c tế là: 150000 – 96000 = 54000 (đồ ng)

Số tiề n nhiề u hơn do ta đã thay 1 bông cẩ m chướ ng bằ ng 1 bông hồ ng. Cứ thay 1 bông cẩ m chướ ng bằ ng 1
bông hồ ng thì số tiề n tă ng lên là: 5000 – 2000 = 3000 (đồ ng)

Số bông cẩ m chướ ng: 54000 : 3000 = 18 (bông)

Số hoa hồ ng: 12 bông

Trên đây là một vài ví dụ về phương pháp giả thiết tạm mà hệ thống giáo dục trực tuyến Vinastudy
mang đến cho quý phụ huynh và các bạn học sinh.

Để đăng kí học trực tuyến qua video, qua zoom, anh chị phụ huynh vui lòng liên hệ qua SĐT thầy
Long 0832646464 để được tư vấn!

Hệ thống Vinastudy chúc các con học tốt!..

You might also like