You are on page 1of 22

Câu Hỏi Chung

Câu 1. Điện toán đám mây là gì?

Bài Làm

Điện toán đấm mây (cloud computing): là việc cung cấp các tài nguyên
khác nhau thông qua Internet. Các tài nguyên này bao gồm các công cụ và ứng dụng
như lưu trữ dữ liệu, máy chủ, cơ sở dữ liệu, mạng và phần mềm.

Câu 2. Kể tên các nhà cung cấp dịch vụ Cloud Computing hàng đầu thế giới hiện
nay?

Bài Làm

- Các nhà cung cấp hàng đầu:


 Microsoft Azure: Nền tảng dịch vụ đám mây tốt nhất
 Amazon Web Service: Là dịch vụ điện toán đám mây phổ biến nhất.
 Google Cloud Platform: Google là nhà cung cấp điện toán đám mây mạnh
mẽ
 IBN cloud
 Oracle Cloud Infrastructure: Một dịch vụ đám mây khổng lồ khác cho giới
IT.

Câu 3. Lợi ích của điện toán đám mây?

Bài Làm

- Lợi ích của điện toán đám mây


 Tính linh hoạt
 Khả năng khôi phục dữ liệu sau thảm họa
 Cập nhật phần mềm tự động
 Giảm chi phí đầu tư
 Tăng cường hợp tác
 Làm việc ở bất cứ đâu
 Kiểm soát dữ liệu
 Tính an toàn bảo mật
 Năng lực cạnh tranh
 Thân thiện với môi trường

Câu 4 Công nghệ ảo hoá là gì?

Bài Làm

- Công nghệ ảo hóa: là công nghệ được tạo ra nhằm khai thác hết khả năng
làm việc của một máy chủ vật lý. Công nghệ này hỗ trợ vận hành nhiều máy
chủ ảo trên cùng một máy chủ vật lý, cùng sử dụng chung các tài nguyên như
CPU, RAM, ổ cứng,… và các tài nguyên khác.

Câu 5 Những loại công nghệ ảo hóa chính của VMWare

Bài Làm

- Công nghệ ảo hoá chính của VMWare: có 3 công nghệ chính

 Vmware work station và vmware server dùng cho desktop, nó là 1 chương


trình ứng dụng chạy trên hệ điều hành window hoặc linux giúp cho chúng ta
tạo ra máy ảo 1 cách dễ dàng nhằm mục đích thử nghiệm PC hay tần dụng tối
đa hiệu năng của PC để làm được nhiều việc khác.

 Vmware vsphere nó là 1 nền tảng giúp chúng ta có thể tạo ra hạ tầng điện
toán đám mây, nó gồm có các bộ ảo hóa hay được sử dụng cho các doanh
nghiệp, khác với vmware work station, vmware server thì vmware vsphere
không được sử dụng trong các máy tính cá nhân mà nó được sự dụng để cài
đặt trực tiếp trên các máy server (máy chủ).
Câu 6. Những loại công nghệ ảo hóa chính của Microsoft

Bài Làm

- Công nghệ ảo hoá của Microsoft

Câu 7. Những loại công nghệ ảo hóa chính của Oracle VM VirtualBox

Câu 8. Có những công nghệ ảo hóa trong điện toán đám mây?

Bài Làm

Công nghệ ảo hoá trong điện toán đám mây


- Ảo hoá mạng: Mạng ảo hóa bao gồm nhiều phần cứng, phần mềm và các thành
phần mạng kết hợp. Nó cho phép quản lý tất cả lưu trữ dưới dạng một tài
nguyên. Mạng ảo hóa có lợi đặc biệt trong trường hợp lưu lượng mạng biến đổi
lớn và nhanh chóng, không thể đoán trước trong việc sử dụng (ví dụ như khi số
lượng người truy cập tăng đột biến trên website).
- Ảo hóa lưu trữ: làm cho cơ sở hạ tầng vật lý tách khỏi máy khách và máy chủ.
Nó cho phép gộp bộ lưu trữ vật lý từ một số thiết bị lưu trữ được kết nối với
nhau thành một bộ phận lưu trữ duy nhất. Đây là công nghệ quan trọng trong cả
môi trường ảo và môi trường đám mây.
- Ảo hoá máy chủ: Máy chủ ảo VPS là một khái niệm được sử dụng trong việc xây
dựng cơ sở hạ tầng CNTT nhằm giảm thiểu chi phí bằng cách chia sẻ các tài
nguyên phần cứng hiện có trong máy chủ vật lý. Công nghệ ảo hóa máy chủ có
bản chất là sao chép, ảo hóa các bộ phận máy chủ vật lý, từ hệ điều hành cho
đến bộ xử lý của chúng. Máy chủ ảo vps là giải pháp tốt nhất cho các ứng dụng
quy mô vừa và nhỏ với ngân sách hạn chế.
- Ảo hoá dữ liệu: mục đích chính của ảo hóa dữ liệu là cung cấp một điểm truy
cập duy nhất vào thông tin được thu thập từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. Ảo
hóa dữ liệu là việc thu thập dữ liệu từ các nguồn thông tin khác nhau để tạo ra
một cái chung duy nhất để ảo hóa về thông tin.
- Ảo hoá máy tính để bàn: Ảo hóa máy tính để bàn giúp người dùng mô phỏng
máy trạm, tương tự như mô hình SAAS của điện toán đám mây cho phép truy
cập môi trường máy tính để bàn từ xa.
- Ảo hóa ứng dụng: còn được gọi là ảo hóa dịch vụ ứng dụng. Trong điện toán
đám mây, ảo hóa ứng dụng có nghĩa là trừu tượng hóa lớp ứng dụng để tách nó
ra khỏi hệ điều hành. Nó cho phép các tài nguyên được phân phối linh hoạt
trong thời gian thực.

Câu 9. Trình bày mô hình dịch vụ trong điện toán đám mây
Bài Làm

Cloud Computing có 4 mô hình dịch vụ (mô hình sản phẩm)

 Public Cloud: Đám mây công cộng (là các dịch vụ trên nền tảng Cloud
Computing để cho các cá nhân và tổ chức thuê, họ dùng chung tài nguyên).
 Private Cloud: Đám mây riêng (dùng trong một doanh nghiệp và không chia
sẻ với người dùng ngoài doanh nghiệp đó)
 Hybrid Cloud: Là mô hình kết hợp (lai) giữa các mô hình Public Cloud và
Private Cloud.
 Community Cloud: Đám mây cộng đồng (là các dịch vụ trên nền tảng
Cloud computing do các công ty cùng hợp tác xây dựng và cung cấp các dịch
vụ cho cộng đồng).

Câu 10. Infrastructure as a service (IaaS). Lấy ví dụ, phân tích

Bài Làm

- Infrastructure as a Service (IaaS): IaaS sẽ cung cấp (cho bạn thuê) cơ sở hạ


tầng như thuê máy chủ bao gồm server, ổ cứng, mạng. Bạn muốn cài gì cũng
được, bỏ code gì lên cũng được. Khách hàng thay vì phải bỏ một số tiền lớn ra
để mua, họ có thể thuê một trang Iaas và đóng tiền sử dụng hàng tháng, như vậy
sẽ tiết kiệm hơn nhiều.
- Ví dụ: khi đăng kí sử dụng trang http/www.macinclould.com/ người dùng sẽ
được thuê máy Mac, người dùng có thể thuê để đăng ký tài khoản sau đó học
cách phát triển ứng dụng, phát triển phần mềm, xây dựng ứng dụng đa nền tảng
và sử dụng ứng dụng đa nền tảng kiểm tra ứng dụng từ mọi nơi có truy cập
internet, một vài ứng dụng nổi tiếng như android stuodi, Visual Stuidio, Xcode,

Câu 11. Platform as a service (PaaS). Lấy ví dụ, phân tích
Bài Làm

- Platform as a Service (PaaS): PaaS khác với SaaS, nó cung cấp nền tảng để
phát triển ứng dụng. Bình thường bạn phải cài IDE, hoặc chạy máy ảo, vv để
phát triển ứng dụng thì PaaS sẽ cung cấp nền tảng cho các bạn phát triển luôn.
Đỡ tốn thời gian để cài đặt, tốn phí mua IDE.
- Ví dụ: điển hình nhất là các trang cho phép tạo ứng dụng di động online. Như
trang phát triển web online: c9.io (AWS Cloud9) đây là môi trường phát triển
tích hợp (IDE) dựa trên đám mây cho phép bạn viết, chạy và gỡ lỗi mã chỉ bằng
một trình duyệt.
Câu 12. Software as a service (SaaS) . Lấy ví dụ, phân tích

Bài Làm

- Software as a Service (SaaS): Phần mềm được cung cấp dưới dạng dịch vụ,
người sử dụng sẽ trả tiền thuê hàng tháng như Gmail, Dropbox, Salesforce …
- SaaS dùng web để lưu trữ ứng dụng cho 1 hoặc nhiều khách khách hàng sử
dụng.
- Ví dụ: thông thường khi quản lý phần mền trên các thiết bị cá nhân việc quản
lý và bảo toàn, sao lưu dữ liệu là rất khó. Vì thế SaaS sẽ đưa toàn bộ phần mềm
lên mạng. Khách hàng nào muốn xài phần mềm thì cứ đăng ký tài khoản online
rồi sử dụng, không cần lo về cài đặt, sao lưu dữ liệu nữa. Ở Việt Nam có một
trang đang nổi là KiotViet, đây là phần mềm quản lý bán hàng, bạn chỉ cần việc
đăng kí tài khoản (thuê), và sử dụng để quán lý mua bán các sản phẩm của cửa
hàng

Câu 13. Mobile "backend" as a service (MBaaS) . Lấy ví dụ, phân tích

Bài Làm

- Mobile "backend" as a service (MBaaS): là 1 nền tảng giúp tự động hóa việc
phát triển phần mềm phía Server Side, bao gồm cả việc cung cấp cơ sở hạ tầng
điện toán đám mây. Do đó, khi sử dụng MBaaS chúng ta chỉ cần tập trung vào
phát triển phần front-end (client-side) mà thôi.
- BaaS đã bao gồm các tính năng như quản lý lưu trữ database, tạo các API để
load, update, insert database,...
- Ví dụ: có nhiều nhà cung cấp nổi tiếng như: Back4App, Parse, Firebase,
Cloudkit, Kinvey,…
Câu 14. Serverless computing là gì?

Bài Làm

- Điện toán không máy chủ (Serverless computing): là một phương pháp lưu
trữ dữ liệu, các app, website lên trên đám mây. Bằng cách loại bỏ máy chủ,
Người tạo ra trang web không còn phải lo lắng về việc thiết lập máy chủ nữa.
Chỉ cần tạo trang web và để đám mây xử lý phần còn lại là xong.

Câu 15. Function as a service (FaaS) . Lấy ví dụ, phân tích

Bài Làm

- (FaaS) là một mô hình này dựa trên các công nghệ và kiến trúc điện toán
không có máy chủ cho phép các nhà phát triển phần mềm dễ dàng triển khai
các ứng dụng trên đám mây mà không cần phải quản lý máy chủ. FaaS sử
dụng kiến trúc serverless để thực thi các đoạn mã mô-đun nhỏ được gọi là
các hàm.
- Ví dụ: Sumo logic: giám sát liên tục các chức năng trên đám mây, Các tính
năng như phát hiện lỗi, phát hiện mối đe dọa và chỉ số hiệu suất

Câu 16. Trình bày mô hình triển khai điện toán đám mây (Giống câu 9)

Câu 17. Private cloud

Bài Làm

a. Định nghĩa
- Là các dịch vụ điện toán đám mây được cung cấp trong các doanh nghiệp.
- Những “đám mây” này tồn tại bên trong tường lửa của công ty và được các
doanh nghiệp trực tiếp quản lý.
- Đây là xu hướng tất yếu cho các doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa hạ tầng công
nghệ thông tin.
b. Đối tượng sử dụng
- Nội bộ doanh nghiệp sử dụng và quản lý
c. Ưu điểm
- Phát triển riêng và linh hoạt và khả năng mở rộng cao, cho phép các công ty
tùy chỉnh cơ sở hạ tầng phù hợp với yêu cầu của họ
- Bảo mật, quyền riêng tư và độ tin cậy cao, vì chỉ những người được ủy
quyền mới có thể truy cập tài nguyên.
d. Nhược điểm
- Khó khăn về công nghệ khi triển khai và chi phí xây dựng, duy trì hệ thống.
- Hạn chế sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp, người dùng ở ngoài không thể
sử dụng.

Câu 18. Public cloud

Bài Làm

a. Định nghĩa
- Là các dịch vụ được bên thứ 3 (người bán) cung cấp
- Chúng tồn tại ngoài tường lửa của công ty và được nhà cung cấp đám mây
quản lý
- Nó được xây dựng nhằm phục vụ cho mục đích sử dụng công cộng, người
dùng sẽ đăng ký với nhà cung cấp và trả phí sử dụng dựa theo chính sách giá
của nhà cung cấp
- Public cloud là mô hình triển khai được sử dụng phổ biến nhất hiện nay của
cloud computing.
b. Đối tượng sử dụng

- Bao gồm người dùng bên ngoài internet.

- Đối tượng quản lý là nhà cung cấp dịch vụ.

c. Ưu điểm
- Phục vụ được nhiều người dùng hơn, không bị giới hạn bởi không gian và
thời gian.
- Tiết kiệm hệ thống máy chủ, điện năng và nhân công cho doanh nghiệp.
d. Nhược điểm
- Các doanh nghiệp phụ thuộc vào nhà cung cấp không có toàn quyền quản lý.
- Gặp khó khăn trong việc lưu trữ các văn bản, thông tin nội bộ.

Câu 19. Hybrid cloud

Bài Làm

a. Định nghĩa
- Là sự kết hợp của private cloud và public cloud. Cho phép ta khai thác điểm
mạnh của từng mô hình cũng như đưa ra phương thức sử dụng tối ưu cho
người sử dụng.
- Những “đám mây” này thường do doanh nghiệp tạo ra và việc quản lý sẽ
được phân chia giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp điện toán đám mây công
cộng.
b. Đối tượng sử dụng
- Doanh nghiệp và nhà cung cấp quản lý theo sự thỏa thuận.
- Người sử dụng có thể sử dụng các dịch vụ của nhà cung cấp và dịch vụ riêng
của doanh nghiệp.
c. Ưu điểm:
- Cải thiện bảo mật và quyền riêng tư.
- Nâng cao khả năng mở rộng và tính linh hoạt
- Giá cả hợp lý
d. Nhược điểm
- Khó khăn trong việc triển khai và quản lý. Tốn nhiều chi phí.

Câu 20. Hyper- V là gì?

Bài Làm

- Hyper-V là công nghệ ảo hóa thế hệ mới của Microsoft, dựa trên nền
tảng hypervisor. Mang đến cho người dùng (chủ yếu là doanh nghiệp) một nền
tảng ảo hóa mạnh và linh hoạt, có khả năng mở rộng, tính tin cậy và sẵn sàng
cao.
- Đặc biệt, ảo hóa Hyper-V giúp đáp ứng nhu cầu ảo hóa mọi cấp độ cho môi
trường doanh nghiệp. Ngoài ra, người dùng không cần phải mua thêm bất cứ
phần mềm nào khi muốn nâng cấp hoặc khai thác các tính năng ảo hóa
của server.
- Hyper-V có 3 phiên bản Windows Server 2008 64-bit là:

 Standard (một máy ảo)


 Enterprise (4 máy ảo)
 Datacenter (không giới hạn số lượng máy ảo)

Tuy nhiên, Hyper-V vẫn hỗ trợ hệ điều hành của khách hàng cả 32-bit và 64-bit

Câu 21. Ưu điểm, hạn chế Hyper-V

Bài Làm

Ưu điểm
- Với chi phí thấp và có thể tận dụng tối đa nguồn tài nguyên máy chủ, người
dùng được miễn phí sử dụng ở hệ điều hành Server 2008 trở lên.
- Triển khai nhanh chóng, dễ dàng, tự động quản lý các tài nguyên trên máy
chủ và các máy chủ ảo tối ưu hơn.
- Tương thích với hầu hết tất cả hệ điều hành Windows.
- Hỗ trợ phần cứng tốt, khi gặp lỗi sẽ tự động khởi động lại
- Khả năng bị tấn công rất thấp.
- Nhờ hệ điều hành Windows nên nó khá thân thiện, quen thuộc và người dùng
dễ dàng sử dụng.

Nhược điểm

- Không có cầu hình sẵn


- Mỗi VPS được tạo ra, người dùng phải cài OS.

Câu 22. Các bước tiến hành triển khai Hyper-V

Bài Làm

Các bước tiến hành

- Bước 1: Cài đặt Hyper-V


- Bước 2: Khảo sát Hyper-V
1. Tạo Switch ảo (Virtual Switch)
2. Tạo đĩa cứng ảo (Virtual Hard Disk)
3. Xem thông tin đĩa cứng ảo (Inspect Disk)
4. Chỉnh sửa đĩa cứng ảo
5. Tạo máy ảo (Virtual Machine)
6. Tạo Diffrerencing Disk
7. Tạo Snapshot (Backup trạng thái máy ảo)
8. Khôi phục Snapshot (Restore máy ảo)
Câu 23. Vì sao VMWare đi tiên phong phát triển dịch vụ đám mây?

Bài Làm

- VMware là nhà cung cấp dịch vụ ảo hóa hàng đầu thế giới. VMware được
tin tưởng bởi công nghệ toàn diện được xây dựng dựa trên tính sẵn sàng cao
(HA - High Availability) cho tất cả các ứng dụng. Ngoài ra, nhà cung cấp
này nổi bật với dịch vụ ổn định và bảo mật chưa có đối thủ nào sánh kịp.

Với nhiều lợi ích

 Tiết kiệm chi phí nhiều nhất.


 Công suất sử dụng server cao nhất.
 Xây dựng trên nền tảng HA (tính sẵn sàng cao).
 Không có thời gian downtime ( không có thời gian các hoạt động của Doanh
nghiệp bị gián đoạn) khi gặp sự cố.
 Hiệu suất sử dụng cao nhất.
 Sự ổn định chưa có đối thủ sánh kịp.
 Bảo mật cao nhất.
 TCO thấp nhất.
 Quản lý dễ dàng và nhanh chóng nhất.

Câu 24. Bảo mật trong lưu trữ của công nghệ đám mây với VMWare ?

Bài Làm

- Giải pháp private cloud của VMware được xem là giải pháp ưu việt nhất, giúp
trung tâm dữ liệu hoạt động hiệu quả, an toàn và bảo mật.

Các ưu điểm nổi bật của VMware private cloud:


 Đây là một cách tiếp cận hiệu quả và bảo mật bằng cách sử dụng hạ tầng dùng
chung cho các yêu cầu thường xuyên.
 Một cách tiếp cận đạt chuẩn, linh động và có khả năng mở rộng để triển khai,
cung cấp hạ tầng CNTT mà không phải cấu hình thủ công trên nhiều đám mây.
 Truy cập nhanh chóng và linh hoạt để chia sẻ hạ tầng CNTT. Có thể tận dụng
khả năng cấp phát tài nguyên theo nhu cầu và tự động hóa.

Câu 25. Chia sẻ file trong dropbox.

Bài Làm

- Có 3 cách chia sẻ:


 Chia sẻ file trên trên dropbox từ trình duyệt web
 Chia sẻ file trên dropbox từ thư mục dropbox trên máy tính
 Chia sẻ file trn dropbox bằng ứng dụng di động

Câu 26. Đồng bộ hóa trong dropbox.

Bài Làm

Đồng bộ dữ liệu máy tính với Dropbox. Có hai dạng đồng bộ để người dùng lựa
chọn là:
- Make files local: Sử dụng tập tin cục bộ - Tải xuống dữ liệu từ Dropbox và truy
cập nó trên bộ nhớ máy tính của bạn.
- Make files online-only: Sử dụng tập tin online - Sử dụng Dropbox Plus để truy
cập file trực tuyến, tiết kiệm bộ nhớ trên máy tính của bạn.

Câu 27. So sánh ưu diểm dropbox với 1 số hãng điện toán đám mây khác.

Bài Làm

- Dễ dàng lưu trữ, chỉnh sửa và chia sẻ tài liệu mà không cần tốn nhiều thời gian
công sức.
- Những tập tin được lưu trên Dropbox sẽ được lưu trữ online hạn chế được khả
năng mất tài liệu do những sự cố xảy ra
- Có thể sử dụng như một phần mềm giúp tổng hợp những tài liệu làm việc nhóm,
tài liệu ôn thi cho các bạn học sinh, hay là tổng hợp hình ảnh được chụp bằng
điện thoại
- Không giống như một số phần mềm lưu trữ và chia sẻ dữ liệu khác, bạn có thể sử
dụng Dropbox hoàn toàn miễn phí bằng cách mời bạn bè cùng sử dụng phần
mềm này.

Câu Hỏi Đề Tài

Câu 1. Nêu các bước cần thiết để đăng ký tài khoản sử dụng các dịch vụ của IBM

Cloud?

Bài Làm

Các bước đăng kí tài khoản

Bước 1: Truy cập website http//www.ibm.com/cloud


Bước 2: Tại giao diện trang chủ click vào “Create IBM Cloud account”

Bước 3: “Account information” Tại giao diện đăng ký nhập gmail và mật khẩu
cần đăng ký sau đó ấn next

Bước 4: “Verify email” Nhập code được gửi về gmail


Bước 5: ‘Personal information’ Nhập họ tên và vùng

Bước 6: ‘Account notice’ Bật thông báo tài khoản sau đó ấn Continue
Bước 7: Tích vào điều khoản của Ibm cloud sau đó ấn continue để tạo tài khoản
Câu 2. Trình bày tổng quan về sản phẩm dịch vụ và quy mô Data Center Regions

của IBM Cloud?

Bài Làm

Sản Phẩm Dịch Vụ nổi bật

- Phần mềm:
 Phân tích kinh doanh (Cognos, SPSS)
 Quản lý thông tin doanh nghiệp
 Lotus (Hợp tác)
 Hệ thống, máy chủ & phần mềm lưu trữ
- Hệ thống và máy chủ
 Power systems
 System p (pSeries)
 z Systems (Mainframes)
 LinuxONE (US)
 System x (xSeries)
 BladeCenter
- Lưu trữ
 Disk systems
 Tape systems
 Thiết bị lưu trữ SAN
 Thiết bị lưu trữ NAS
- Sản phẩm bổ sung
 Máy chủ và hệ thống lưu trữ được chứng thực sử dụng
 Máy tính cá nhân được chứng thực sử dụng
 Nối mạng
 Điểm bán hàng
 An ninh

Quy Mô
- Triển khai khối lượng công việc tại hơn 46 trung tâm dữ liệu trên 9 khu vực
và 27 vùng khả dụng trên toàn cầu. Được xây dựng để truy cập cục bộ, độ trễ
thấp và bảo mật được chứng nhận, IBM Cloud® cung cấp nhiều lựa chọn về
vị trí và cách dữ liệu cũng như khối lượng công việc của bạn chạy. Thiết kế
vùng khả dụng có thể làm cho các ứng dụng và cơ sở dữ liệu có tính sẵn sàng
cao, chịu lỗi và có thể mở rộng.

Câu 3 Trình bày dịch vụ Compute (Cloud VPS) của IBM Cloud?

Bài Làm

- Dịch vụ lưu trữ IBM Cloud® VPS giúp các nhóm CNTT dễ dàng quản lý
khối lượng công việc di chuyển nhanh. Tận dụng nhiều tùy chọn quản lý,
tích hợp phần mềm, hỗ trợ di chuyển và cấu hình CPU để có tính linh hoạt và
khả năng mở rộng tối đa.
- Lợi ích
 Giảm chi phí nhân sự
 Luốn sẵn sàng
 Có tính mở rộng
 Độ bảo mật cao
 Mọi lúc mọi nơi
- Các giải pháp
 Máy chủ ảo IBM Cloudcho VPC
 IBM Cloud cho VMWWare
 Máy chủ ảo IBM Cloud Hyper Protect

Câu 4 Trình bày các dịch vụ Databases của IBM Cloud?


Bài Làm

- Cloudant: IBM Cloudant là một cơ sở dữ liệu tài liệu JSON được quản lý hoàn toàn,
cung cấp khả năng lưu trữ và khả năng lưu trữ không cần máy chủ độc lập.

- Db2: Một kho lưu trữ dữ liệu quan hệ có hiệu suất cao, được quản lý đầy đủ
chạy công cụ cơ sở dữ liệu Db2 cấp doanh nghiệp.
- Data Engine: Data Engine là dịch vụ trung tâm của IBM Cloud dành cho các
kho dữ liệu. Nó cung cấp khả năng nhập luồng, chuẩn bị dữ liệu, ETL và
truy vấn dữ liệu từ Bộ lưu trữ đối tượng và Kafka.
- DataStage: IBM® DataStage® cung cấp khả năng tích hợp dữ liệu hàng loạt
và thời gian thực hàng đầu trong ngành để xây dựng các đường dẫn dữ liệu
đáng tin cậy trên các môi trường tại chỗ và đám mây lai cho phép mọi kiểu
tích hợp (ETL, ELT) chuẩn bị dữ liệu cho AI.

Câu 5 Trình bày các dịch vụ AI/Machine Learning của IBM Cloud? Lấy các ví dụ
phân tích?

Bài Làm

- Watson Assistant: Trợ lý Watson cho phép bạn xây dựng các giao diện đàm
thoại vào bất kỳ ứng dụng, thiết bị hoặc kênh nào.
- Thêm giao diện ngôn ngữ tự nhiên vào ứng dụng của bạn để tự động hóa
tương tác với người dùng cuối của bạn. Các ứng dụng phổ biến bao gồm các
tác nhân ảo và bot trò chuyện có thể tích hợp và giao tiếp trên bất kỳ kênh
hoặc thiết bị nào. Đào tạo dịch vụ Hội thoại Watson thông qua một ứng dụng
web dễ sử dụng, được thiết kế để bạn có thể nhanh chóng xây dựng các
luồng hội thoại tự nhiên giữa ứng dụng và người dùng của mình, đồng thời
triển khai các giải pháp có thể mở rộng, tiết kiệm chi phí.

Câu 6. Trình bày các dịch vụ Storage của IBM Cloud? Lấy các ví dụ phân tích?
Bài Làm

lưu trữ đối tượng: ( IBM Cloud Object Storage,) cung cấp giải pháp lưu trữ siêu
quy mô được xác định bằng phần mềm chạy tại cơ sở. Giải pháp lưu trữ hàng đầu
trong ngành này tích hợp với dữ liệu ở biên, trong trung tâm dữ liệu của ng dùng
hoặc trên đám mây riêng.

lưu trữ khối đám mây(IBM Cloud Block Storage) bền bỉ và hiệu xuất cao, hỗ trợ
chụp nhanh và sao chép hoặc phân bổ IOPS cho các nhu cầu hiệu suất khắt khe

lưu trữ tệp trên đám mây: có khả năng mở rộng và đc hỗ trợ bởi flash , cũng cấp
hiệu suất tùy chỉnh và độ bền có sẵn

Câu 7 Trình bày các dịch vụ Analytics của IBM Cloud? Lấy các ví dụ phân tích?

Bài Làm

Analytics services on the IBM Cloud :có thể được triển khai trên đám mây, tại cơ
sở hoặc trong môi trường kết hợp. Các giải pháp Đám mây của IBM, nổi bật với
các khả năng trí tuệ được nhúng thông qua học máy (ML), cho phép bạn dễ dàng
phân tích dữ liệu và xây dựng các mô hình ML có thể được triển khai trong các
ứng dụng nhận thức. Kết hợp các dịch vụ này để tiết lộ thông tin chi tiết.

Câu 8 Trình bày các dịch vụ Blockchain của IBM Cloud?

Bài Làm

IBM Blockchain Platform cho phép bạn tạo một mạng chuỗi khối với một vài cú
nhấp chuột và cung cấp giao diện dễ sử dụng để quản lý mạng, kênh và thông
minh hợp đồng. Khi bạn đã sẵn sàng phát triển mạng của mình IBM Blockchain
Platform giúp dễ dàng mời thành viên mới, tạo kênh, tùy chỉnh chính sách quản
trị, quản lý thông tin xác thực danh tính của những người tham gia mạng, v.v.
IBM Blockchain Platform cho phép một loại mạng kinh doanh phân tán mới
được thành lập trên các nguyên tắc về tính hữu hạn, tin cậy và quyền riêng tư

Câu 9 Trình bày các dịch vụ Developer tools của IBM Cloud?

Bài Làm

Với Developer tools của IBM Cloud các nhà phát triển có thể truy cập các công
cụ cần thiết để phát triển trên nền tảng đám mây, tất cả ở cùng một nơi. Từ việc
cung cấp môi trường thời gian chạy đến các dịch vụ ràng buộc đến thiết lập chuỗi
công cụ đến triển khai mã, IBM cung cấp các khả năng nhằm mục đích giúp các
nhà phát triển làm việc hiệu quả hơn. Các nhà phát triển cũng có thể mở rộng trải
nghiệm dành cho nhà phát triển của họ với SDK và API tích hợp, CLI đầy đủ
tính năng và Cloud Shell để phát triển dựa trên web.

Câu 10 Demo dịch vụ Compute (Cloud VPS) trên IBM Cloud.

Câu 11 Demo dịch vụ Storage trên IBM Cloud.

Câu 12 Demo dịch vụ Databases trên IBM Cloud.

You might also like