You are on page 1of 2

Ảo hóa và các kỹ thuật ảo hóa

CANVA
- Ảo hóa là gì ?
Ảo hóa là việc sử dụng phần cứng và phần mềm để tạo ra một phiên bản mô phỏng
môi trường, trong đó các ứng dụng có thể thực thi giống như thực thi trên thiết bị phần
cứng thật sự.

- Các loại kỹ thuật ảo hóa ?


+ Ảo hóa hệ điều hành:
Ảo hóa hệ điều hành chạy dưới sự quản lý của một Hypervisor. Trong đó,
Hypervior là sự kết hợp của phần mềm và phần cứng có khả năng khởi tạo cà
chạy các Virtual Machine (Máy ảo). VM là sự mô phỏng của toàn bộ hệ thống
máy tính. Có 2 loại Hypervisor là Hypervisor loại 1 và Hypervisor loại 2:
● Google sử dụng từng loại hypervisor:
- Compute Engine: Sử dụng loại 1 hypervisor để cung cấp máy ảo
hiệu suất cao cho các khối lượng công việc đòi hỏi nhiều tài
nguyên.
- Kubernetes Engine: Sử dụng loại 1 hypervisor để cung cấp nền
tảng Kubernetes cho việc triển khai và quản lý các ứng dụng
container hóa.
- Google App Engine: Sử dụng loại 2 hypervisor để cung cấp dịch
vụ phát triển và triển khai ứng dụng web mà không cần quản lý
cơ sở hạ tầng.

+ Ảo hóa ứng dụng:


Ảo hóa ứng dụng cho phép các chương trình chạy trong một môi trường khác
với môi trường mà ứng dụng được cài đặt ban đầu. Có 2 loại hai loại công nghệ
ảo hóa ứng dụng chủ yếu là Application Streaming và Virtual Desktop
Infrastructure (VDI):
Application Streaming: ứng dụng được chia thành nhiều đoạn mã và được
truyền sang máy người sử dụng khi cần đến đoạn mã đó. Các đoạn mã này
thường được đóng gói và truyền đi dưới giao thức HTTP, CIFS hoặc RTSP.
Desktop Virtualization/Virtual Desktop Infrastructure (VDI): ứng dụng sẽ
được cài đặt và chạy trên một máy ảo. Một hạ tầng quản lý sẽ tự động tạo ra
các desktop ảo và cung cấp các desktop ảo này đến các đối tượng sử dụng.
● Ứng dụng Android trên máy tính:
- BlueStacks
- NoxPlayer

+ Ảo hóa mạng:
Ảo hóa mạng là sự mô phỏng các kết nối dựa trên phần mềm của các thiết bị
mạng có thể giao tiếp được với nhau. Giống như thực hiện trong môi trường thực tế
của cùng một kiến trúc mạng.
Ảo hóa mạng làm tăng tính linh hoạt, khả năng mở rộng hệ thống, đồng thời
tiết kiệm đáng kể chi phí. Khi đó, máy chủ được triển khai nhanh hơn, giúp nâng cao
hiệu suất sử dụng phần cứng. Đồng thời, nhiều tác vụ quản lý hệ thống được tự động
hóa giúp giảm chi phí vận hành và bảo dưỡng.
● Ví dụ về ảo hóa mạng:
- Mạng ảo cục bộ (VLAN):
VLAN là phương pháp phổ biến nhất để ảo hóa mạng. Nó sử dụng thẻ VLAN
để phân đoạn lưu lượng mạng dựa trên địa chỉ MAC hoặc giao thức, cho phép tạo ra
nhiều mạng logic trên cùng một cơ sở hạ tầng vật lý.
Ví dụ: một công ty có thể sử dụng VLAN để tạo ra các mạng riêng biệt cho
nhân viên, khách và thiết bị IoT.

+ Ảo hóa lưu trữ:


Ảo hóa lưu trữ là công nghệ tạo ra một lớp trừu tượng giữa hệ điều hành và
phần cứng lưu trữ vật lý. Nó cho phép gộp nhiều thiết bị lưu trữ vật lý thành
một nhóm lưu trữ ảo duy nhất, có thể được quản lý và sử dụng như một thiết bị
lưu trữ duy nhất. Nói một cách đơn giản, ảo hóa lưu trữ giống như việc tạo ra
một ổ cứng ảo từ nhiều ổ cứng vật lý. Ổ cứng ảo này có thể được sử dụng bởi
các máy chủ và ứng dụng giống như bất kỳ ổ cứng vật lý nào khác. Trong đó
ảo hóa lưu trữ thường thấy là Network-based storage virtualization:

● Ví dụ về ảo hóa lưu trữ:


- RAID (Redundant Array of Independent Disks):
RAID là một công nghệ phổ biến sử dụng ảo hóa lưu trữ để tạo ra một ổ đĩa ảo từ
nhiều ổ đĩa vật lý. Điều này giúp tăng hiệu suất và độ tin cậy của lưu trữ bằng cách
phân tán dữ liệu trên nhiều ổ đĩa.
VD: RAID 1 tạo ra một bản sao gương của dữ liệu trên hai ổ đĩa, đảm bảo rằng dữ
liệu vẫn có sẵn ngay cả khi một ổ đĩa bị lỗi.

You might also like