You are on page 1of 15

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ

Phần I: Trắc nghiệm


1. (0.200 Point) Hình vẽ bên mô tả hệ thống cung cấp nhiên liệu:

A. Phun xăng đơn điểm (SPI)


B. Phun xăng đa điểm (MPI)
C. Phun xăng trực tiếp (GDI)
D. Phun xăng hai điểm (BPI)

2. (0.200 Point) Theo thực nghiệm thấy rằng, công suất động cơ đạt tối ưu khi áp
suất hỗn hợp cháy trong xy lanh đạt cực đại sau điểm chết trên từ:
A. 0°- 5°.
B. 10°- 15°.
C. 15°- 20°.
D. 20°- 25°.

3. (0.200 Point) Hệ thống đánh lửa sớm điện tử được viết tắt là:
A. ESA.
B. EFI.
C. SCR.
D. GDI.
4. (0.200 Point) Khi nhiệt độ động cơ cao hơn 80 oC, van điều khiển tốc độ cầm
chừng ISC sẽ:
A. Đóng lại hoàn toàn.
B. Mở ra hoàn toàn.
C. Mở ra 15o để giữ tốc độ cầm chừng.
D. Mở ra 50% để ổn định tốc độ động cơ.
5. (0.200 Point) Điện trở của phần tử nung nóng trên cảm biến A/F là bao nhiêu?
A. 6-13Ω
B. 3-4Ω
C. 8-10Ω
D. 14-16Ω
6. (0.200 Point) Dãy điện áp hoạt động của cảm biến Oxi là bao nhiêu?
A. 0 – 5 V
B. 0 – 12 V
C. 2.2 – 4.0 V
D. 0.1 – 0.9 V
7. (0.200 Point) Khi nhiệt độ động cơ tăng cao, giá trị điện trở của cảm biến nhiệt độ
nước làm mát như thế nào?
A. Tăng lên
B. Giảm đi
C. Không đổi
D. Bằng 0 ohm
8. (0.200 Point) Khi nhiệt độ động cơ thấp (âm 200C) thì ECU hiệu chỉnh góc đánh
lửa sớm như thế nào?
A. ECU giảm góc đánh lửa sớm
B. ECU tăng góc đánh lửa sớm
C. ECU không hiệu chỉnh góc đánh lửa
D. Lúc tăng lúc giảm
9. (0.200 Point) Khi xảy ra cháy kích nổ trên động cơ, ECU điều khiển hoạt động
của động cơ bằng cách nào để giảm hoặc hết cháy kích nổ?
A. Tăng góc đánh lửa sớm đến khi hết cháy kích nổ xảy ra cháy kích nổ trên động cơ
B. Giảm góc đánh lửa sớm về 0 độ đến khi hết cháy kích nổ thì tăng góc đánh lửa sớm trở
lại
C. Tăng, giảm góc đánh lửa liên tục đến khi hết xảy ra cháy kích nổ trên động cơ
D. Không tăng cũng không giảm, khi xảy ra cháy kích nổ trên động cơ

10. (0.200 Point) Ngoài nhiệm vụ phản hồi đánh lửa thì tín hiệu IGF còn nhiệm vụ
gì?
A. Phản hồi phun xăng
B. Chẩn đoán
C. Mở mạch phun xăng
D. Chẩn đoán và mở mạch phun xăng
11.(0.200 Point) Tiếp điểm FC và E1, có công dụng gì trong cảm biến lưu lượng gió
nạp loại cánh trượt?
A. Chạy tốc độ không tải
B. Nối mass để đóng công tắc bơm nhiên liệu
C. Gửi tín hiệu cầm chừng.
D. Gửi tính hiệu Vs
12.(0.200 Point) Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa GDI và EFI là?
A. Vị trí của vòi phun nhiên liệu
B. Quá trình điều khiển phun nhiên liệu
C. Quá trình đốt cháy nhiên liệu
D. Vị trí các cảm biến trong hệ thống
13. (0.200 Point) Tín hiệu Ne là tín hiệu của cảm biến nào gửi về ECU?
A. Cảm biến vị trí trục cam
B. Cảm biến vị trí bướm ga
C. Cảm biến vị trí bàn đạp ga
D. Cảm biến vị trí trục khuỷu
14.(0.200 Point) Tín hiệu được ECU dùng để nhận biết tốc độ động cơ là?
A. Tín hiệu G
B. Tín hiệu Ne
C. Tín hiệu PIM
D. Tín hiệu VG
15 .(0.200 Point) Khi hộp ECU bị mất nguồn âm thì điện áp đo tại chân Vc với cực
âm ắc quy là bao nhiêu volt?
A. 5Volt, công tắc máy ở chế độ ON
B. 0Volt, công tắc máy ở chế độ ON
C. 12Volt, công tắc máy ở chế độ OFF
D. 12Volt, công tắc máy ở chế độ ON
16.( 0.200 Point) Xác định nhiệt độ động cơ qua hình dữ liệu chẩn đoán sau:

A. 87,77 OC
B. 96,33 OC
C. 85,66 OC
D. 60,77 OC
17.( 0.200 Point) Trong quá trình làm việc, cảm biến Oxi sinh ra điện áp 0.9V gửi về
hộp ECU thì tỉ lệ hòa khí nạp vào động cơ đang như thế nào?
A. Tỉ lệ hòa khí giàu
B. Tỉ lệ hòa khí nghèo
C. Tỉ lệ hòa khí đạt lý tưởng 14.7/1
D. Không có đáp án đúng
18.( 0.200 Point) Đối với cảm biến vị trí bướm ga loại tiếp điểm, khi bướm ga ở vị trí
đóng kín thì tín hiệu điện áp tại 2 chân IDL và chân PSW của cảm biến là bao
nhiêu?
A. IDL 5V, PSW 5V
B. IDL 0V, PSW 5V
C. IDL 5V, PSW 0V
D. IDL 0V, PSW 0V
19.( 0.200 Point) Khi phát hiện xảy ra kích nổ, ECU sẽ tiến hành điều khiển như thế
nào để chống hiện tượng kích nổ tiếp tục xảy ra?
A. Tăng, giảm góc đánh lửa sớm liên tục
B. Giảm lượng gió nạp vào động cơ
C. Tăng lượng phun nhiên liệu
D. Giảm lượng phun nhiên liệu
20 ( 0.200 Point) Chức năng chính của hệ thống EGR là gì?
A. Giảm hàm lượng khí thải NOx ra ngoài môi trường
B. Tăng hiệu suất làm việc của động cơ do nhiên liệu cháy hoàn toàn
C. Làm giảm nhiệt độ khí thải ra ngoài môi trường
D. Giúp tăng nhiệt độ buồng đốt, nhiên liệu cháy sạch hơn
Câu 21 : Nhìn sơ đồ đo( thang Ω) 5 chân rờ le bơm xăng như hình vẽ, giá trị đo
được là sai:

A. Cực STA – E1: 25 - 30.


B. Cực +B – FC: 130 - 150.
C. Cực Fp – Fc: không thông mạch
D. Cực Fp – Fc: thông mạch

Câu 22: Cảm biến Oxy có nhiệm vụ gì đối với nhiên liệu động cơ xăng:
A. Nhận biết nhiên liệu phun vào động cơ giàu hay nghèo
B. Nhận biết hỗn hợp vào động cơ giàu hay nghèo Oxy và đưa tín hiệu về ECU.
C. Nhận biết chính xác nhiên liệu phun vào động cơ giàu hay nghèo
D. Điều khiển cho bộ xúc tác làm việc
Câu 23: Tiếp điểm của công tắc vòi phun khởi động lạnh thường;
A. Đóng khi nhiệt độ nước làm mát động cơ còn thấp.
B. Đóng khi nhiệt độ nước làm mát động cơ còn cao.
C. Mở khi động cơ hoạt động tốc độ thấp
D. Mở khi động cơ hoạt động tốc độ cao
Câu 24: Van cầm chừng trong hệ thống phun nhiên liệu chỉ mở khi
A. Chân IDL (nếu có) nối mass
B. Cánh bướm ga đóng hoàn toàn
C. Tốc độ động cơ thấp
D. Động cơ nguội.
Câu 25: Khi cảm biến nhiệt độ nước làm mát bị hỏng thì ECU động cơ lấy nhiệt độ
tiêu chuẩn là bao nhiêu để phun nhiên liệu:
A. 20 độ.
B. 40 độ.
C. 60 độ.
D. 80 độ
Câu 26: Khi một kim phun bị hư hỏng và không phun được nhiên liệu trên đông cơ
4 xy lanh thẳng hàng, động cơ sẽ có hiện tượng nào sau đây:
A. Hoạt động bình thường, nhưng chạy một lúc động cơ chết máy
B. Động cơ sẽ bị chết máy, không phun nhiên liệu nữa
C. Động cơ vẫn hoạt động, tuy nhiên sẽ bị rung hơn bình thường
D. Động cơ không hoạt động, tuy nhiên hệ thống đánh lửa vẫn hoạt động
Câu 27: Bơm nhiên liệu trên động cơ xăng thường đặt ở vị trí nào:
A. Đặt ngay trong bình nhiên liệu và đặt trong lọc nhiên liệu
B. Đặt ngay giữa đường ống dẫn và trong đường ống nhiên liệu
C. Đặt trong lọc bầu lọc thô và bầu lọc tinh
D. Đặt trước đường ống của bộ điều áp nhiên liệu
Câu 28: Hãy quan sát hình cấu tạo bộ dập dao động bên dưới và cho biết bộ dập
dao động được bố trí ở đâu trên hệ thống nhiên liệu:

A. Được bố trí ở đường nhiên liệu vào trên ống phân phối.
B. Được bố trí trước đường nhiên liệu vào trên ống phân phối.
C. Được bố trí ở bộ lọc thô của bình nhiên liệu.
D. Được bố trí ở bộ lọc tinh của bình nhiên liệu.
Câu 29 : Hãy quan sát 2 hình: Ở các động cơ cũ, bộ điều áp được bố trí trên ống
phân phối.Các động cơ hiện nay, bộ điều áp thường được bố trí ở đâu trên hệ thống
nhiên liệu:

A. Được bố trí ở đường nhiên liệu vào trên ống phân phối.
B. Được bố trí bên trong thùng nhiên liệu.
C. Được bố trí ở bộ lọc thô của bình nhiên liệu.
D. Được bố trí ở bộ lọc tinh của bình nhiên liệu.
Câu 30: Hãy quan sát mạch bơm xăng, điều khiển từ ECU động cơ, động cơ chạy
được khi:

A. Có tín hiệu hiệu STA.


B. Có tín hiệu FP.
C. Có tín hiệu Ne và FC.
D. Có tín hiệu Ne và không có FC.

Câu 31: Có bao nhiêu phương pháp điều khiển phun:


A.01 phương án. Điều khiển kim phun bằng áp (điện áp) và điều khiển kim phun bằng
thủy lực.
B.01 phương án. Điều khiển kim phun bằng dòng (dòng điện) và điều khiển kim phun
bằng khí nén.
C.02 phương án. Điều khiển kim phun bằng áp (điện áp) và Điều khiển kim phun
bằng dòng (dòng điện).
D.03 phương án. Điều khiển kim phun bằng áp (điện áp), Điều khiển kim phun bằng
dòng (dòng điện) và điều khiển kim phun bằng điện trở.
Câu 32: Khi sử dụng nhiên liệu cồn sinh học, hệ thống phun nhiên liệu sẽ điều khiển
lượng phun nhiên liệu như thế nào so với khi sử dụng xăng? Biết mât độ năng lượng
(nhiệt trị) của cồn sinh học nhỏ hơn xăng.
A.Phun vào nhiều nhiên liệu hơn
B.Phun vào ít nhiên liệu hơn
C.Không thay đổi lượng nhiên liệu phun
D. Thay đổi khi tải thay đổi
Câu 33: Nhận xét nào sau đây về hệ số dư lượng khống khí là đúng:
A.Hệ số dư lượng không khí ảnh hưởng lớn đến thành phần khí độc hại trong khí
thải
B.Hệ số dư lượng không khí ảnh hưởng ít đến thành phần khí độc hại trong khí thải
C.Hệ số dư lượng không khí không ảnh hưởng đến thành phần khí độc hại trong khí thải
D.Hệ số dư lượng không khí ảnh hưởng là ít khi thành phần khí độc hại nhiều trong khí
thải
Câu 34: Khi khởi động trong điều kiện nhiệt độ không khí lạnh, lượng nhiên liệu sẽ
được phun vào như thế nào so với điều kiện thường:
A. Nhiều hơn
B.Ít hơn
C.Như nhau
D.Tùy theo tải
Câu 35: Trong cảm biếm bướm ga loại biến trở tuyến tính, cực tín hiệu báo về ECU
tương ứng góc độ bướm ga thay đổi:
A. VTA.
B. IDL.
C. VC.
D. PIM.
Câu 36: Cảm biến oxy (cảm biến lamda) trong hệ thống EFI có công dụng:
A. Phát hiện lượng oxy thừa trong khí thải.
B. Phát hiện lượng oxy thừa trong buồng đốt.
C. Đo hàm lượng oxy của khí nạp.
D. Đo thành phần oxy có trong hòa khí.
Câu 37: Cảm biến oxy (cảm biến lamda) trong hệ thống EFI lắp ở vị trí:
A. Trên đường ống xả.
B. Trên đường ống nạp.
C. Trong buồng đốt động cơ.
D. Sau cảm biến đo gió.
Câu 38: Cảm biến MAP trong hệ thống EFI có công dụng:
A. Phát hiện độ chân không trên đường ống nạp.
B. Phát hiện nhiệt độ chênh lệch của không khí nạp.
C. Phát hiện hàm lượng oxy của khí nạp.
D. Đo thành phần oxy có trong hòa khí.
Câu 39: Cảm biến nhiệt độ động cơ có biến trở nhiệt làm từ vật liệu có nhiệt điện
trở loại NTC, khi nhiệt độ của động cơ tăng sẽ làm cho:
A. Giá trị điện trở giảm và ngược lại.
B. Giá trị điện trở tăng và ngược lại.
C. Không thay đổi giá trị.
D. Giá trị điện trở bằng không.
Câu 40: Tín hiệu THA là tín hiệu của cảm biến:
A. Nhiệt độ không khí nạp.
B. Nhiệt độ nước làm mát.
C. Áp suất không khí nạp.
D. Bướm ga.
Câu 41: Tín hiệu THA được gửi về ECU để thay đổi lượng nhiên liệu phun, khi
nhiệt độ khí nạp tăng ECU sẽ điều chỉnh kim phun:
A. Giảm lượng nhiên liệu phun.
B. Tăng lượng nhiên liệu phun.
C. Ổn định lượng nhiên liệu phun.
D. Dừng phun.
Câu 42: Tín hiệu THA được gửi về ECU để thay đổi lượng nhiên liệu phun, khi
nhiệt độ khí nạp giảm ECU sẽ điều chỉnh kim phun:
A. Tăng lượng nhiên liệu phun.
B. Giảm lượng nhiên liệu phun.
C. Ổn định lượng nhiên liệu phun.
D. Dừng phun.
Câu 43: Tín hiệu THW là tín hiệu của cảm biến:
A. Nhiệt độ nước làm mát.
B. Nhiệt độ không khí nạp.
C. Áp suất không khí nạp.
D. Bướm ga.
Câu 44: ECU dùng nhiệt độ nước làm mát cơ bản là 80°C, khi nhiệt độ nước làm
mát thấp hơn 80°C, ECU sẽ điều chỉnh:
A. Tăng lượng nhiên liệu phun.
B. Giảm lượng nhiên liệu phun.
C. Tăng lượng khí nạp.
D. Dừng phun.
Câu 45: Nhiệt độ tối thiểu để cảm biến ôxy làm việc được là:
A. 200 ºC.
B. 350ºC
C. 500 ºC
D. 700 ºC.

Phần II: Tự luận: Phần này các bạn tự soạn them phần nguyên lý làm việc của
mạch nhé. Chúc các bạn thi tốt.
Câu 1: Vẽ sơ đồ mạch điện hệ thống đánh lửa ESA có bộ chia điện.Trình bày
nguyên lý làm việc mạch đánh lửa trên?
Đ/a:
Khi động cơ làm việc ECU tiếp nhận tín hiệu G, Ne và các cảm biếnkhác và cho ra tín
hiệu IGT để điều khiển dòng điện sơ cấp bô bin. Khi có tín hiệu IGT, transistor công suất On và
lúc này sẽ có dòng điện đi từ dương ắc quy qua contact máy cung cấp cho cuộn sơ cấp của bô
bin, qua transistor và về mát. Khi tín hiệu IGT mất, transistor công suất Off, dòng sơ cấp mất đột
ngột tạo ra một sức điện động cảm ứng trong cuộn thứ cấp và dòng điện cao áp này được rotor
phân phối đến các bu gi. Khi dòng điện đi qua cuộn sơ cấp bô bin bị ngắt thì trong bản thân xuất
hiện suất điện động tự cảm có thể lên tới 500V. Điện áp này được bộ tạo tín hiệu IGF nhận biết
(IGF signal generation circuit) và nó điều khiển transistor mở => có dòng điện từ nguồn 5V của
ECU về mát. Như vậy, tín hiệu IGF mà ECU nhận được có dạng xung vuông (với độ cao xung là
5V và độ rộng tùy thuộc tốc độ động cơ), nó dùng để kiểm tra sự hoạt động của mạch sơ cấp hệ
thống đánh lửa.Nếu không có tín hiệu IGF thì đồng nghĩa với việc hệ thống đánh lửa không hoạt
động, do vậy ECU sẽ ghi nhận mã lỗi và ngắt mạch điều khiển các kim phun để tiết kiệm nhiên
liệu và làm giảm ô nhiễm môi trường.

Câu 2: Vẽ sơ đồ mạch điện điều khiển bơm xăng 1 tốc độ ( loại rờ le bơm xăng 5
chân ) được điều khiển ON/OFF bằng ECU dựa vào tín hiệu Ne.
Đ/a:

Khi contact máy từ Off => On, dòng điện từ cực IG của contact máy => cuộn dây rơ le
chính EFI, làm cho tiếp điểm rơ le chính đóng.
Khi contact máy ở vị trí ST, dòng qua cuộn dây L2 => tiếp điểm rơ le bơm đóng. Lúc này
có dòng điện từ dương ắc quy => tiếp điểm rơ le chính => tiếp điểm rơ le bơm (Open Circuit
Relay) => bơm xăng làm cho bơm quay.
Khi động cơ hoạt động: Tín hiệu số vòng quay Ne gửi về ECU, dựa vào tín hiệu này giúp
ECU biết động cơ đang hoạt động, từ đó ECU điều khiển Fuel Pump Transistor mở, dẫn chân Fc
của rơ le bơm về Mass. Dẫn đến có dòng điện chạy qua cuộn dây L ₁ làm cho tiếp điểm rơ le
bơm tiếp tục đóng và bơm tiếp tục quay.
Khi contact máy từ On chuyển sang Off bơm tiếp tục quay trong khoảng 2 giây.
Câu 3: Vẽ sơ đồ mạch điện điều khiển bơm xăng 1 tốc độ ( loại rờ le bơm xăng 5
chân ) được điều khiển ON/OFF bằng công tắc bơm trong bộ đo gió cánh trượt.
Đ/a:
Contact điều khiển bơm xăng được bố trí bên trong bộ đo gió van trượt. Khi động cơ hoạt
động, không khí đi qua tấm cảm biến của bộ đo gió làm cho contact điều khiển bơm xăng On.
Khi contact máy từ Off chuyển sang On, có dòng điện chạy qua cuộn dây của rơle chính,
làm đóng tiếp điểm rơ le chính. Có dòng điện dương chạy qua chân B của rờ le bơm.
Khi contact máy ở vị trí ST, dòng điện qua cuộn dây L₂ -> tiếp điểm rơ le bơm đóng và
bơm quay.
Khi động cơ hoạt động, không khí đi qua bộ đo gió làm cho contact điều khiển bơm
đóng. Dòng điện từ rơ le chính qua cuộn dây L₁ làm cho tiếp điểm rơ le bơm tiếp tục đóng và
bơm tiếp tục quay.
Khi động cơ dừng và contact máy On, không có không khí đi qua bộ đo gió, tiếp điểm
điều khiển bơm xăng mở, không có dòng qua cuộn dây L1 và bơm dừng quay.
Câu 4: Vẽ sơ đồ mạch điện điều khiển bơm xăng nhiều tốc độ( 2 tốc độ). Trình bày
nguyên lý làm việc của mạch trên.
Đ/A: Sơ đồ mạch điện:

Nguyên lý làm việc của mạch:


Ở tốc độ chậm: Khi động cơ hoạt động ở tốc độ chậm, ECU điều khiển để nối mát cho
cực Fp ở ECU, dòng điện qua cuộn dây rơ le bơm và về mát ở ECU, tiếp điểm rơ le bơm bị hút
xuống ở vị trí B và dòng điện cung cấp cho bơm xăng như sau: + ắc quy => tiếp điểm rơ le chính
=> tiếp điểm rơ le mở mạch =>tiếp điểm rơ le bơm => điện trở => bơm xăng. Bơm quay ở tốc độ
chậm để giảm sự mài mòn của bơm.
Ở tốc độ cao và khi khởi động: ECU không điều khiển nối mát cho cuộn dây rơ le bơm,
lò xo kéo tiếp điểm rơ le bơm bật trở lại vị trí A và dòng điện cung cấp cho bơm không qua điện
trở nên bơm hoạt động ở số vòng quay cao.
Câu 5: Vẽ sơ đồ mạch điều khiển kim phun với phương pháp điều khiển bằng điện
áp, và điều khiển phun theo thứ tự công tác. Trình bày nguyên lý làm việc mạch
trên.

ĐA:
Phun theo thứ tự công tác: Kiểu phun này thường được áp dụng khá phổ biến ở động cơ 4
và 6 xy lanh. Trong một chu kỳ mỗi kim phun chỉ mở một lần. Kim phun sẽ bắt đầu phun ở cuối
quá trình thải và kéo dài trong suốt quá trình nạp của động cơ. Đây là kiểu phun khá phổ biến
hiện nay,ưu điểm của kiểu phun này là đã tối ưu hóa sự đồng đều về khối lượng nhiên liệu nạp
vào trong buồng đốt giữa các xylanh.

You might also like