You are on page 1of 11

Công ty cổ phần giáo dục VNES Liên hệ tham khảo khóa ĐGNL: 0835217821

ĐỀ KIỂM TRA TƯ DUY ĐỊNH TÍNH


SỐ 01
Thời gian: 75 phút
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 10:
(1) Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
(2) Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.
(3) Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
(4) Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
(5) Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
(6) Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
(7) Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,
(8) Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
(9) Anh bạn dãi dầu không bước nữa,
(10) Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
(11) Chiều chiều oai linh thác gầm thét,
(12) Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.
(13) Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,
(14) Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
Câu 1. Chủ đề nổi bật trong đoạn trích là gì?
A. Chặng đường hành quân gian nan, vất vả của đoàn quân Tây Tiến.
B. Bức tranh thiên nhiên miền Tây Bắc vừa hùng vĩ, dữ dội, hiểm trở vừa thơ
mộng, trữ tình.
C. Những kỉ niệm với thiên nhiên và con người vùng Tây Bắc của các chiến sĩ
Tây Tiến.
D. Nỗi nhớ về thiên nhiên Tây Bắc và con đường hành quân đầy gian khổ của
người lính Tây Tiến
Câu 2. Những câu thơ nào trong đoạn thơ đã diễn tả chặng đường hành quân nhọc
nhằn, gian khổ của các chiến sĩ Tây Tiến?
1
Công ty cổ phần giáo dục VNES Liên hệ tham khảo khóa ĐGNL: 0835217821

A. Câu 3,5,6,7, 11, 12


B. Câu 9,10,11,12
C. Câu 6,7,9,10
D. Câu 3,5,11,12
Câu 3. Những câu thơ nào trong đoạn thơ đã viết về kỉ niệm ấm tình quân dân giữa
người lính Tây Tiến với nhân dân vùng Tây Bắc?
A. Câu 1,2
B. Câu 4,8
C. Câu 9,10
D. Câu 13,14
Câu 4. Câu thơ “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm” sử dụng biện pháp tư từ
nào?
A. Nhân hóa, ẩn dụ
B. Tương phản đối lập, điệp từ
C. So sánh, hoán dụ
D. Nói quá, điệp từ
Câu 5. Trong câu thơ (9), từ “dãi dầu” được hiểu như thế nào?
A. Trải qua nhiều mưa nắng, vất vả, gian truân
B. Kiên cường, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, gian khổ
C. Hiện thực ác liệt của chiến tranh
D. Kiệt sức, gục ngã không thể bước tiếp.
Câu 6. Từ “chiều chiều”, “đêm đêm” trong câu thơ (11), (12) giữ chức vụ ngữ
pháp gì trong câu?
A. Trạng ngữ
B. Chủ ngữ
C. Vị ngữ
D. Định ngữ
Câu 7. Từ “sương lấp” có ý nghĩa gì?
A. Chỉ những giọt sương long lanh.
B. Chỉ khí hậu khắc nghiệt: sương mù che lấp núi rừng, sương muối buốt giá.
C. Gợi nét thơ mộng trong cảnh thiên nhiên Tây Bắc
D. Chỉ con đường hành quân gian khổ

2
Công ty cổ phần giáo dục VNES Liên hệ tham khảo khóa ĐGNL: 0835217821

Câu 8. Trong câu thơ (10) , biện pháp nói giảm, nói tránh được sử dụng có tác
dụng gì?
A. Thoát li hiện thực gian khổ, khốc liệt của chiến tranh.
B. Làm giảm sự nặng nề của cái chết, những người lính coi cái chết nhẹ nhàng
như giấc ngủ quên
C. Lãng mạn hóa hình tượng người lính.
D. Làm giảm cảm giác xót thương của người đọc.
Câu 9. Điệp từ “dốc” trong câu thơ (5) có tác dụng gì?
A. Nhấn mạnh địa hiểm vô cùng gập ghềnh ở Tây Bắc
B. Nhấn mạnh hình ảnh những con dốc cheo leo, quanh co, con dốc này nối
tiếp con dốc kia.
C. Nhấn mạnh con đường hành quân gấp khúc đột ngột.
D. Nhấn mạnh khó khăn, gian khổ của người lính Tây Tiến.
Câu 10. Câu thơ (14) thể hiện vẻ đẹp gì của người lính Tây Tiến?
A. Hóm hỉnh, lạc quan, yêu đời
B. Dũng cảm, hiên ngang, bất khuất
C. Tinh tế, lãng mạn, hào hoa
D. Hào hùng, kiên cường, anh dũng.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 11 đến 15:
Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự
do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính
mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

Câu 11. Nội dung chính của đoạn trích là gì?

A. Khẳng định quyết tâm giữ vững nền độc lập dân tộc.
B. Lời tuyên bố độc lập hướng đến nhân dân trên toàn thế giới.

C. Khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc.

D. Lời tuyên bố độc lập hướng đến các nước Đồng minh.

3
Công ty cổ phần giáo dục VNES Liên hệ tham khảo khóa ĐGNL: 0835217821

Câu 12. Câu “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng,
tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” sử dụng biện pháp tu từ
gì?

A. Liệt kê

B. Hoán dụ
C. Nói quá

D. So sánh

Câu 13. Giọng điệu chủ đạo của đoạn trích trên là gì?
A. Kiên quyết, dứt khoát
B. Đanh thép, mạnh mẽ

C. Hào hùng, kiên quyết


D. Khéo léo, nhẹ nhàng

Câu 14. Câu “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng,
tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.” có ý nghĩa gì?
A. Khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc

B. Tuyên bố về nền độc lập dân tộc


C. Răn đe các thế lực ngoại xâm muốn lăm le quay trở lại xâm lược Việt Nam.

D. Vừa thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc, vừa răn đê, cảnh tỉnh những
thế lực có âm mưu xâm lược Việt Nam
Câu 15. Câu “Vì những lẽ trên” có nghĩa là gì?

A. Nhắc đến cơ sở pháp lí

B. Nhắc đến cơ sở thực tiễn

C. Căn cứ vào cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn để đưa ra lời tuyên bố

D. Nhắc đến tội ác của thực dân Pháp và hành động nhân đạo, chính nghĩa của
ta.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 16 đến 20:
4
Công ty cổ phần giáo dục VNES Liên hệ tham khảo khóa ĐGNL: 0835217821

Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng,
bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn
với nhân đạo và chính nghĩa.

Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung,
Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn
kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người
yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể
máu.

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.

Câu 16. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
A. Vạch trần bản chất gian xảo, bịp bợm của thực dân Pháp.
B. Chỉ ra một loạt hành động xấu xa của thực dân Pháp

C. Tuyên bố cắt đứt hoàn toàn với thực dân Pháp


D. Tranh thủ sự đồng tình của nhân dân trên toàn thế giới.

Câu 17. Nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích trên là gì?
A. Từ ngữ giàu tính tạo hình
B. Dẫn chứng tiêu biểu, điển hình, được lấy từ thực tế.

C. Giọng điệu thay đổi linh hoạt

D. Lập luận chặt chẽ

Câu 18. Trong câu “Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.”
sử dụng biện pháp tư từ gì?

A. Ẩn dụ
B. Nhân hóa

5
Công ty cổ phần giáo dục VNES Liên hệ tham khảo khóa ĐGNL: 0835217821

C. So sánh
D. Hoán dụ

Câu 19. Âm hưởng chủ đạo của đoạn trích trên là gì?

A. Khéo léo, tôn trọng, ngợi ca

B. Tố cáo đanh thép


C. Khẳng định dứt khoát

D. Tuyên bố hùng hồn


Câu 20. Cách sử dụng các từ ngữ như “nhân dân ta”, “đồng bào ta”, “những người
yêu nước thương nòi của ta” thể hiện thái độ gì của tác giả?
A. Ca ngợi, trân trọng

B. Vừa đề cao, vừa gần gũi


C. Gần gũi, yêu thương, trìu mến

D. Lịch sự, tôn trọng


Câu 21. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong
cách.

“Sống trong các môi trường khác nhau, trải qua quá trình lâu dài, cây xanh đã hình
thành một số đặc tính thích nghi.”
A. môi trường B. quá trình C. đặc tính D. thích nghi
Câu 22. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
Gốm thời Lê thừa hưởng những tinh hoa của Gốm thời Lý, Trần. Phát triển được
nhiều loại men quý hiếm như: Men ngọc, hoa nâu, men trắng, men xanh… đề tài
trang trí rất phong phú mang đậm nét dân gian hơn nét cung đình.
A. phát triển B. thừa hưởng C. đề tài D. cung đình
Câu 23. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
Ngôi nhà của cô ấy mới xây ở ngoại thành tuy bé và xinh

6
Công ty cổ phần giáo dục VNES Liên hệ tham khảo khóa ĐGNL: 0835217821

A.ngôi nhà B. cô ấy C.tuy D.và


Câu 24. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong
cách.
Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học là trình tự những cảm xúc, tưởng tượng,
liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung, hình thức của tác phẩm đó.
A. Phát biểu B. trình tự C. tưởng tượng D. suy ngẫm
Câu 25. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong
cách.
Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách trung thành, chính xác, đầy đủ một sự
việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra. Người ghi biên bản chịu trách nhiệm về tính
xác thực của biên bản.
A. chịu B. loại văn bản C. trung thành D. tính xác thực
Câu 26. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều uẩn khúc, vừa hồn
nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh
phúc đời thường.
A. tiếng lòng B. uẩn khúc C. tươi tắn D. đời thường
Câu 27. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
Tất cả các bạn lớp 12A đều đi lao động, riêng bạn H nghỉ do bị đau bụng.
A. tất cả B. lao động C. riêng D. đau bụng
Câu 28. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
Tết đến, một không khí nhộn nhịp bao bọc thành phố Hồ Chí Minh.
A. Tết đến
B. không khí
C. nhộn nhịp
D. bao bọc
Câu 29. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
Trong lịch sử, nhân dân ta đã anh dũng đánh đuổi các chế độ xâm lược đất nước
như quân Mông Nguyên, quân Minh….
A. anh dũng
B. đánh đuổi
7
Công ty cổ phần giáo dục VNES Liên hệ tham khảo khóa ĐGNL: 0835217821

C. chế độ
D. xâm lược
Câu 30. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 110/2021/NĐ- CP ngày 09/12/2021 bác bỏ
13 văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.
A. ban hành
B. bác bỏ
C. văn bản
D. quy phạm
Câu 31 . Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
“………..người làm thơ không trào nước nắt trên những điều anh ta viết ra
………..người đọc cũng không bao giờ cảm động về những chuyện đó”.
(U.Phoroxt)
A. Vì/ nên
B. Không những/ mà còn
C. Tuy/ nhưng
D. Nếu/ thì
Câu 32 . Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
………….đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã…………..cho toàn Đảng, toàn dân ta
một bản di chúc lịch sử.
A. Sau khi/ viết
B. Trước khi/ để lại
C. Trước khi/ tặng
D. Sau khi/ cống hiến
Câu 33. Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
………………là chứng nhân lịch sử gắn với chặng đường hành quân của người
lính Tây Tiến, chứng kiến niềm vui, nỗi buồn, ghi dấu những chiến công và cả
những mất mát, hi sinh.
A. Sông Đà
B. Sông Hồng
C. Sông Mã
D. Sông Đuống
Câu 34. Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

8
Công ty cổ phần giáo dục VNES Liên hệ tham khảo khóa ĐGNL: 0835217821

Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định quyền được sống, quyền
tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc ……………….của con người và của mọi dân tộc.
A.Quyền lao động
B. Quyền sở hữu
C. Quyền học tập
D. Quyền bình đẳng
Câu 35. Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
“………….tiếng Việt của chúng ta đẹp, ………………..tâm hồn của người Việt Nam
ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao
quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp”.
(Phạm Văn Đồng)
A. Bởi vì/ cho nên
B. Có lẽ/ bởi vì
C. Có thể/ cho nên
D. Không những/ mà còn
Câu 36. Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Tuyên ngôn độc lập không chỉ hấp dẫn người đọc bởi nghệ thuật……………….mà
còn lay động người đọc bởi tình cảm thắm thiết, khát khao độc lập, tự do cháy bỏng
của tác giả.
A. Lập luận chặt chẽ
B. Nghị luận mẫu mực
C. Tự sự
D. Trữ tình
Câu 37. Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Bắt mạch xong, ông…………..kê đơn bốc thuốc cho người bệnh.
A. Nhanh nhẹn
B. Long trọng
C. Trân trọng
D. Thận trọng
Câu 38. Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Năm 2023, ……………tuyển sinh vào các trường đại học tăng đáng kể.
A. Mục tiêu

9
Công ty cổ phần giáo dục VNES Liên hệ tham khảo khóa ĐGNL: 0835217821

B. Chỉ tiêu
C. Chỉ số
D. Tiêu chuẩn
Câu 39. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
“Tây Tiến – sự thăng hoa của một tâm hồn ________”
A. yêu đời.
B. lãng mạn
C. hào hoa
D. nhiệt thành
Câu 40. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
_______ nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận
xét, đánh giá bàn luận của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc
trong văn học.
A. Phân tích
B. Giải thích
C. Chứng minh
D. Bình luận
Câu 41. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại:
A. Phê phán
B. Phê bình
C. Chê bai
D. Trách móc
Câu 42. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại:
A. Dự thính
B. Dự báo
C. Dự đoán
D. Dự tính
Câu 43. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại:
A. Xô
B. Đẩy
C. Hất
D. Kéo
Câu 44. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại:
A. Đứng
B. Chạy
C. Nằm
10
Công ty cổ phần giáo dục VNES Liên hệ tham khảo khóa ĐGNL: 0835217821

D. Ngồi
Câu 45. Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại:
A. Hững hờ
B. Khát khao
C. Ngại ngần
D. Nức nở
Câu 46. Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại:
A. Ngựa bạch
B. Xe tăng
C. Xăng dầu
D. Ông ngoại
Câu 47. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại:
A. Ngoảnh
B. Ngửa
C. Rụt
D. Há
Câu 48. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại:
A. Thiên kiến
B. Thiên tử
C. Thiên thư
D. Thiên thanh
Câu 49. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại:
A. Lảo đảo
B. Ngất ngưởng
C. Liêu xiêu
D. Xao xuyến
Câu 50. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại:
A. Mách lẻo
B. Ton hót
C. Hóng hớt
D. Hớt lẻo

11

You might also like