You are on page 1of 22

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2023 ĐH QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ MÔN: TƯ DUY ĐỊNH TÍNH

Tiếng hát con tàu


- Chế Lan Viên –

Câu 1. Nhan đề của bài thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào?
A. Hoán dụ, nhân hóa B. Nhân hóa, chơi chữ
C. Ẩn dụ, nhân hóa D. Nói quá, chơi chữ

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:


(1)“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
(2)Khi lòng ta đã hóa những con tàu
(3)Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
(4)Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu”
(Trích Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục VN,
2020, tr. 143)

Câu 2. Ý nghĩa của bốn câu thơ trên là :


A. Là tiếng hát say mê, lạc quan, phấn chấn của những con người lao động khi
được đi xây dựng vùng kinh tế mới ở Tây Bắc ; lời khẳng định vẻ đẹp của
những vùng đất ở miền xa xôi của Tổ quốc.
B. Tổ quốc vẫy gọi và tâm hồn nghệ sĩ hướng về nhân dân, về cuộc sống sôi nổi
đang diễn ra trên mọi miền đất nước. Về với Tây Bắc cũng là về với nhân dân,
về với chính mình, về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tạo.
C. Lời hẹn ước thuỷ chung, son sắt của người về đối với mảnh đất và con người
Tây Bắc.
D. Cả A, B, C đúng.

Câu 3. Đoạn thơ đã sử dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật nào?
A. Ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, câu hỏi tu từ
B. So sánh, nhân hóa, điệp từ, câu hỏi tu từ
C. Ẩn dụ, nhân hóa, điệp từ, câu hỏi tu từ
D. Hoán dụ, so sánh, điệp từ, câu hỏi tu từ

Câu 4. Hình ảnh “con tàu” trong đoạn trích (4 câu đề từ) có ý nghĩa gì?
A. Tuyến đường sắt nối miền xuôi với vùng Tây Bắc

1|Page
B. Biểu tượng cho khát vọng lên đường, khát vọng về với nhân dân, hòa nhập
vào cuộc sống lớn của đất nước
C. Sự trăn trở, giục giã và lời mời gọi lên đường
D. Khát vọng và niềm hạnh phúc được trở về với nhân dân

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi
(1) “…Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng?
(2) Bạn bè đi xa anh giữ trời Hà Nội
(3) Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi
(4) Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng

(5)Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp


(6)Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?
(7)Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
(8)Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia…”
(Trích Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục VN,
2020, tr. 143)
Câu 4. Hình ảnh “con tàu” trong câu thơ (1) “con tàu này lên Tây Bắc anh
đi chăng?” ẩn dụ cho điều gì?
A. Khát vọng lên đường, khát vọng được đi xa của nhân vật trữ tình
B. Khát vọng xây dựng đường tàu lên Tây Bắc
C. Sự băn khoăn của nhân vật trữ tình khi đứng trước những lựa chọn
D. Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình
Câu 5. Các biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ (4) Ngoài cửa
ô? Tàu đói những vành trăng?
A. Câu hỏi tu từ, ẩn dụ B. Câu hỏi tu từ, hoán dụ
C. Câu hỏi tu từ, nhân hóa D. Câu hỏi tu từ, chơi chữ

Câu 6. Chỉ rõ biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở câu thơ (5) “Đất nước
mênh mông, đời anh nhỏ hẹp”?
A. Nói quá B. Chơi chữ C. Tương phản, đối lập D. Ẩn dụ

2|Page
Câu 7. Chỉ ra hiệu quả của nghệ thuật đối được sử dụng trong câu thơ (5)
“Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp”
A. Khẳng định bi kịch của nhân vật trữ tình.
B. Làm rõ hơn hoàn cảnh và tâm trạng bức bối, bồn chồn của nhân vật trữ tình.
C. Làm rõ mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng.
D. Thể hiện sự cô đơn, bế tắc của nhân vật trữ tình.

Câu 8. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng nổi bật trong đoạn trích?
A. Đối lập, tương phản B. Phóng đại
C. Nhân hóa D. Câu hỏi tu từ

Câu 9. Đoạn trích thể hiện tâm trạng gì của nhân vật trữ tình ?
A. Nỗi trăn trở, day dứt và những khao khát mãnh liệt được lên đường để trở
lại với chính mình và tìm cảm hứng sáng tạo cho thi ca
B. Sự biết ơn, niềm thành kính hướng về Tây Bắc và cuộc kháng chiến
C. Niềm hạnh phúc lớn lao khi được trở về với nhân dân
D. Nỗi nhớ da diết hướng về những kỉ niệm ân tình với nhân dân Tây Bắc trong
kháng chiến

Câu 10. Nhân vật “anh” trong đoạn trích trên là ai?
A. Những con người đi xây dựng cuộc sống mới ở Tây Bắc những năm 1958 –
1960
B. Những con người đi trên chuyến tàu hỏa về Tây Bắc
C. Những người bộ đội còn đóng quân tại Hà Nội
D. Nhà thơ tự đối thoại dưới hình thức phân đôi chủ thể trữ tình
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi
(1) Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc
(2) Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng
(3) Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất
(4) Nay rạt rào đã chín trái đầu xuân

(5) Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa


(6) Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường

3|Page
(7) Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
(8) Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương

(Trích Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2018)
Câu 11. Cụm từ chín trái đầu xuân trong đoạn trích trên mang ý nghĩa gì?
A. Rừng núi Tây Bắc có nhiều hoa trái chín vào mùa xuân.
B. Tây Bắc, mảnh đất bị tàn phá ngày xưa đã phục hồi lại
C. Trở lại Tây Bắc, tâm hồn nhà thơ vui như trái chín mùa xuân
D. Niềm tin của nhà thơ vào ngày mai tươi đẹp của đất nước.
Câu 12. Cụm từ Xứ thiêng liêng ở câu thơ (2) sử dụng phép liên kết nào
với câu thơ (1)?
A. Phép lặp B. Phép thế C. Phép lặp D. Phép liên tưởng
Câu 13. Câu thơ (5) Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa nhằm
ngụ ý chỉ cuộc kháng chiến nào?
A. Kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954)
B. Kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)
C. Chiến tranh Biên giới Tây Nam (1975 – 1989)
D. Xây dựng kế hoạch 5 năm lần 1 và lần 2 (1955 – 1965)
Câu 14. Câu thơ (5) Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa sử dụng
biện pháp nghệ thuật nào?
A. Ẩn dụ, hoán dụ B. Hoán dụ, so sánh
C. Nhân hóa, so sánh D. Ẩn dụ, so sánh
Câu 15. Cách xưng hô: con – Mẹ yêu thương ở câu thơ (8) trong đoạn thơ
có ý nghĩa gì ?
A. Tây Bắc và cuộc kháng chiến mười năm có ý nghĩa lớn lao, vĩ đại nhất là
đối với các văn nghệ sĩ tiền chiến và Mẹ.
B. Thể hiện tình nghĩa thủy chung của con đối với Mẹ.
C. Nhớ về cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ gian khổ, nhà thơ lại xúc
động, bồi hồi.
D. Thể hiện lòng biết ơn sâu nặng của con với cuộc kháng chiến, với mảnh
đất và con người Tây Bắc.

4|Page
Câu 16. Hình ảnh Mẹ yêu thương trong câu thơ (8) trong đoạn trích trên
mang ý nghĩa gì?
A. Đó là người mẹ Tây Bắc đã nuôi giấu cán bộ
B. Đó là mẹ của nhà thơ
C. Đó là nhân dân, là mảnh đấy Tây Bắc
D. Đó là “người mẹ” tượng trưng của hồn thơ.
Câu 17. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ thứ (2) Xứ
thiêng liêng rừng núi đã anh hùng
?
A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. So sánh D. Nhân hóa
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:
(1) “Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
(2) Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
(3) Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
(4) Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

(5) Con nhớ anh con, người anh du kích


(6) Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
(7) Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
(8) Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.

(9) Con nhớ em con, thằng em liên lạc


(10) Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ
(11) Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc
(12) Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư.

(13) Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc


(14) Năm con đau mế thức một mùa dài.
(15) Con với mế không phải hòn máu cắt
(16) Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.”

5|Page
(Trích Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục VN,
tr. 144)
Câu 18. Chủ đề nổi bật bao trùm đoạn thơ là gì?
A. Niềm vui, nỗi nhớ cùng sự biết ơn của chiến sĩ cách mạng với nhân dân.
B. Nỗi nhớ của người chiến sĩ về thời kì kháng chiến gian khổ.
C. Lòng biết ơn của người chiến sĩ với nhân dân.
D. Những khó khăn và mất mát trên chặng đường đấu tranh giành độc lập dân
tộc.

Câu 19. Khổ thơ từ câu (1) đến câu (4) đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:


Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương
(Trích Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục VN,
tr. 144)
Câu 20. Các biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn trích ?
A. Ẩn dụ, so sánh B. Hoán dụ, so sánh
C. So sánh, nhân hóa D. Ẩn dụ, nhân hóa

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:


(1) Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch
(2) Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng
(3) Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch
(4) Bữa xôi đầu còn tỏa nhớ mùi hương

6|Page
(Trích Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục VN,
tr. 144)
Câu 21. Câu thơ (4) Bữa xôi đầu còn tỏa nhớ mùi hương nhằm diễn tả nỗi
nhớ như thế nào?
A. Nỗi nhớ bay bổng, lãng mạn
B. Nỗi nhớ chân thực
C. Nỗi nhớ của một người đang trong cơn đói
D. Diễn tả nỗi nhớ đậm đà, sâu lắng nhất
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
(1)Lấy cả những cơn mơ! Ai bảo con tàu không mộng tưởng?
(2) Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng
(3) Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống
(4) Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân
(Trích Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục VN,
tr. 145)
Câu 22. Ý nào phù hợp để nói về đặc điểm thơ Chế Lan Viên thể hiện ở
đoạn trích nói trên?
A. Lãng mạn, tài hoa B. Mê đắm, tài hoa
C. Suy tư, triết lí D. Mộc mạc, giản dị

ĐÒ LÈN (Nguyễn Duy)


Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị


chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng

7|Page
(Trích Đò Lèn – Nguyễn Duy – Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam,
2020, tr. 148)
Câu 1. Tuổi thơ của nhân vật “tôi” trong đoạn trích hiện lên là một tuổi thơ
như thế nào?
A. Tuổi thơ êm đềm, hạnh phúc.
B. Tuổi thơ trong bão táp, chiến tranh.
C. Tuổi thơ cơ hàn, sớm vào đời kiếm sống.
D. Tuổi thơ thiếu vắng tình thương của cha mẹ.

Câu 2. Các địa danh xuất hiện trong đoạn trích gắn với điều gì?
A. Những nơi mà nhân vật trữ tình đã sống và chiến đấu.
B. Những trò chơi, niềm vui tuổi thơ của nhân vật trữ tình.
C. Những kỉ niệm gắn với người bà của nhân vật trữ tình.
D. Những cơ cực, vất vả của người bà.

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi


(1) Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
(2) bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
(3) bà đi gánh chè xanh Ba Trại
(4) Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn
(Trích Đò Lèn – Nguyễn Duy – Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam,
2020, tr. 148)
Câu 3. Câu thơ (1) “Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế” trong đoạn trích trên
thể hiện cảm xúc nào của nhân vật trữ tình?
A. Ngỡ ngàng, ngạc nhiên B. Bâng khuâng, tiếc nuối
C. Bồi hồi, xót xa D. Ân hận, xót xa

Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn trích?


A. So sánh B. Điệp ngữ C. Điệp từ D. Ẩn dụ

8|Page
Câu 5. Từ “thập thững” trong đoạn trích trên gợi tả điều gì?
A. Tâm trạng mệt mỏi vì kiệt sức của một người lao động
B. Dáng điệu mệt mỏi vì kiệt sức của một người lao động
C. Bước chân mệt mỏi vì kiệt sức của một người lao động
D. Tư thế mệt mỏi vì kiệt sức của một người lao động

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi
(1)Tôi trong suốt giữa hai bờ hư thực
(2) giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh, thần
(3) Cái năm đói, củ dong riềng luộc sượng
(4) cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm
(Nguyễn Duy, Đò lèn, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021)

Câu 6. Trong câu (2), hình ảnh “bà tôi”, “tiên”, “Phật”, “thánh”, “thần” thể hiện
biện pháp tu từ nào?
A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. Nói quá D. Liệt kê

Câu 7. Những câu thơ nào cho biết tác giả nhấn mạnh cái Đói không thể giết
được cái Đẹp?
A. Câu (1), (2) B. Câu (2), (3)
C. Câu (3), (4) D. Câu (2), (4)

Câu 8. Câu thơ nào cho biết tác giả nhấn mạnh cảm nhận tâm linh nguyên sơ
của con trẻ?
A. Câu (1) B. Câu (2) C. Câu (3) D. Câu (4)

Câu 9. Chủ đề nổi bật của đoạn trích trên là gì?


A. Kí ức về bà có sự gắn kết sâu sắc với niềm tin tâm linh.
B. Kí ức về bà có sự gắn kết sâu sắc với hiện thực.
C. Kí ức về bà có sự gắn kết sâu sắc với cái Đẹp.
D. Kí ức về bà có sự gắn kết sâu sắc với hoài niệm.

Câu 10. Các cụm từ “mùi huệ trắng”, “hương trầm” thể hiện cảm xúc nào của
nhân vật trữ tình?
A. Cảm giác nhớ nhung, ao ước
B. Niềm tin lãng mạn vượt thoát lên hiện thực

9|Page
C. Xót xa, buồn tủi cho hiện tại
D. Mơ hồ, hốt hoảng, hư vô.

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi

Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại


dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!
(Nguyễn Duy, Đò lèn, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021)
Câu 11. Đoạn thơ thể hiện cảm xúc gì của người cháu?
A. Thương nhớ B. Đau xót C. Ngậm ngùi D. băn khoăn

MỘT NGƯỜI HÀ NỘI (Trích)


(Nguyễn Khải)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

“Cô Hiền không bình luận một lời nào về những nhận xét không mấy vui vẻ của
tôi về Hà Nội. Cô than thở với tôi rằng dạo này cô thường nghĩ ngợi mọi chuyện
một cách duy tâm, y hệt một bà già nhà quê. Mùa hè năm nọ, bão vào Hà Nội gào
rú một đêm, sáng ra mở cửa nhìn sang đền Ngọc Sơn mà hãi. Cây si cổ thụ đổ
nghiêng tàn cây đè lên hậu cung, một phần bộ rễ bật gốc chỏng ngược lên trời.
Lập tức cô nghĩ ngay tới sự khác thường, sự dời đổi, điềm xấu, là sự ra đi của
một thời.
Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn là thời vàng son. Mỗi thế hệ đều có
thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp
riêng cho một lứa tuổi. Cô nói với tôi thế, đã biết nói thế đâu phải đã già. Mấy
ngày sau, cô kể tiếp, thành phố cho máy cẩu tới đặt bên kia bờ, quàng dây tời
vào thân cây si rồi kéo dần lên, mỗi ngày một tí. Sau một tháng, cây si lại sống,
lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết
đứt bổ ra làm củi, mà lại sống. Cô nói thêm: "Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của
tạo vật không thể lường trước được".
(Trích Một người Hà Nội – Nguyễn Khải – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục
Việt Nam, 2018)
10 | P a g e
Câu 1. Hình ảnh “cây si” trong đoạn trích trên có ý nghĩa gì?
A. Biểu tượng cho sức sống và vẻ đẹp văn hóa của Hà Nội.
B. Có giá trị như một sự vật dự báo điềm xấu, sự đổi dời.
C. Lên án sự phá hủy cảnh quan thiên nhiên của con người.
D. Biểu tượng cho sự tuần hoàn của vũ trụ.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

“… Mùa hè năm nọ, bão vào Hà Nội gào rú một đêm, sáng ra mở cửa nhìn sang
đền Ngọc Sơn mà hãi. Cây si cổ thụ đó nghiêng, tán cây đè lên hậu cung, một
phần bộ rễ bật đất chống ngược lên trời. Lập tức có nghĩ ngay tới sự khác
thường, sự dời đổi, điềm xấu, là sự ra đi của một thời.

Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn luôn là thời vàng son. Mỗi thế hệ
đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ
đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi. Cô nói với tôi thế, đã biết nói thế đâu phải đã già.
Mấy ngày sau, cô kể tiếp, thành phố cho máy cẩu tới đặt bên kia bờ quàng dây
tời vào thân cây si rồi kéo dần lên, mỗi ngày một tí. Sau một tháng, cây si lại
sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là
chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống. Có nói thêm : “Thiên địa tuần hoàn, cái vào
ra của tạo vật không thể lường trước được.”. Cô muốn mở rộng sự tính toán vốn
dĩ đã rất khôn ngoan của mình lên thêm một tầng nữa chăng, cái tầng vô hình,
không thể biết, nhưng phải biết là trên đời này còn có nhiều lí sự không thể biết
để khỏi bị bỏ vào những cái có thể biết. Bà già vẫn giỏi quá, bà khiêm tốn và rộng
lượng quá. Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của
Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh
đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói
sáng những ánh vàng!”
(Trích Một người Hà Nội – Nguyễn Khải – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục
Việt Nam, 2020)
Câu 3. Trong đoạn trích trên, tác giả đã ví nhân vật “cô” với hình ảnh nào?
A. Cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn B. Lớp người già ở Hà Nội
C. Hạt bụi vàng của Hà Nội D. Những ánh sáng màu vàng

11 | P a g e
Câu 4. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong các câu văn được in
đậm « Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà
Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó
ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng
những ánh vàng!”
A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. Câu hỏi tu từ D. Nhân hóa

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

“…Tôi có than phiền với vợ chồng bạn về sự thiếu lễ độ của người Hà Nội, cô con
gái đang cho con bú góp lời liền: “Ông ăn mặc tẩm như thế lại đi xe đạp, họ khinh
là phải. Thử đội mũ dạ, áo ba – đờ - xuy, cưỡi cái Cúp xem, thưa gửi tử tế ngay”.
Tôi cười nhăn nhó: “Lại ra thế!”. Cô Hiền không bình luận một lời nào về những
nhận xét không mấy vui vẻ của tôi về Hà Nội. Cô than thở với tôi rằng dạo này cô
thường mọi chuyện một cách duy tâm, y hệt một bà già nhà quê. Mùa hè năm nọ,
bão vào Hà Nội gào rú một đêm, sáng ra mở cửa nhìn sang đền Ngọc Sơn mà hãi.
Cây si cổ thụ nghiêng tán cây đè lên hậu cung, một phần bộ rễ bật đất chổng
ngược lên trời. Lập tức cô nghĩ ngay đến sự khác thường, sự dời đổi, điềm xấu, là
sự ra đi của một thời…”

(Nguyễn Khải, Một người Hà Nội, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam,
2021).

Câu 5. Giọng điệu chủ đạo của toàn bộ đoạn trích là gì?

A. Mỉa mai, trào lộng B. Đối thoại, suy tư

C. Nhẫn nhịn, tỉnh táo D. Phân tích, triết lí.

Mấy ý nghĩ về thơ (trích)


(Nguyễn Đình Thi)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

12 | P a g e
(1) Từ trước tới nay đã có nhiều định nghĩa về thơ, nhưng lời định nghĩa nào
cũng là không đủ. Có người nghĩ rằng thơ là ở những lời đẹp. Nhưng đâu phải
như vậy. Duới ngọn bút của Hồ Xuân Hương, những chữ tầm thường của lời nói
hàng ngày, - nôm na mách qué -, đã trở thành những lời thơ được truyền tụng
mãi, và Nguyễn Du không những để lại những câu thơ như Mai cốt cách, tuyết
tinh thần mà còn viết:

Thoắt trông lờn lợt mầu da


Ăn chi to béo đẫy đà làm sao!
Cũng không phải thơ là ở những đề tài "đẹp", phong hoa tuyết nguyệt của các cụ
ngày xưa, hoặc những nhớ mong sầu lụy của các chàng và nàng một thời trước
cách mạng. Nhà thơ Pháp Baudelaire đã làm bài thơ nổi tiếng về cái xác chó chết
đây giòi bọ. Và ở thời chúng ta, cái xe đạp, khẩu ba-dô-ca, cho đến cái b lô trên
vai chiến sĩ, bóng dây thép gai hung ác của đồn giặc đều có thể đem nói trong
thơ. Nhà thơ ngày nay không đi tìm cái muôn đời viển vông bên ngoài cuộc sống
thực của con người.

Câu 1. Thao tác lập luận chính của đoạn (1) là gì?
A. So sánh B. Phân tích C. Bình luận D. Bác bỏ

Câu 2. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

A. Tự sự B. Thuyết minh C. Biểu cảm D. Nghị luận

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

(2) Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng? Ta nói
trời xanh hôm nay nên thơ nhưng chính ra là lòng chúng ta mang một nỗi niềm
vui buồn nào mà muốn làm thơ hoặc đọc thơ về trời xanh. Mưa phùn buổi chiều
gợi những câu thơ nào nhớ nhung, nhưng chính nỗi nhớ nhung gặp buổi chiều
mưa mà muốn thì thầm những câu thơ chưa thành hình rõ.

(3) […] Tâm hồn chúng ta có một rung động thơ khi nó ra khỏi tình trạng bình
thường, khi nó không còn chuồi theo thói quen như một dây da trong bộ máy,
khi nó thức tỉnh tự soi vào nó để tự nhận thấy đang ở một độ rung chuyển khác
thường, do một sự va chạm nào với thế giới bên ngoài, với thiên nhiên, với
những người khác, rồi do sự tự soi sáng ấy mà cảm xúc thành hình được hẳn.

(4) Làm thơ, ấy là dùng lời và những dấu hiệu thay cho lời nói, tức là chữ – để
thể hiện một trạng thái tâm lí đang rung chuyển khác thường. Làm thơ là đang
13 | P a g e
sống, không phải chỉ nhìn lại sự sống, làm một câu thơ yêu, tâm hồn cũng rung
động như khi có người yêu trước mặt. Bài thơ là những câu, những lời diễn lên,
làm sống ngay lên một tình cảm, một nỗi niềm trong lòng người đọc. Bài thơ là
sợi dây truyền tình cảm cho người đọc. Ta nói truyền sang hình như người đọc
chỉ đứng yên mà nhận. Nhưng kì thực, cái trạng thái tâm lí truyền sang ấy là
người đọc tự tạo cho mình, khi nhìn những chữ, khi nghe những lời, khi mọi sợi
dây của tâm hồn rung lên vì chạm thấy những hình ảnh, những ý nghĩ, những
mong muốn, những tình cảm mà lời và chữ của bài thơ kéo theo đằng sau như
vùng sáng xung quanh ngọn lửa.

Câu 3. Đoạn trích trên chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?

A. Bình luận và so sánh B. So sánh và bác bỏ

C. Chứng minh và giải thích D. Phân tích và bình luận

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

(15) Cái kì diệu ấy của tiếng nói trong thơ, có lẽ chăng ta tìm nó trong nhịp điệu
trong nhạc của thơ. Nhịp điệu của thơ không những là nhịp điệu bằng bằng, trắc
trắc, lên bổng xuống trầm như tiếng đàn êm tai, một người ngoại quốc không
biết tiếng ta cũng có thể nghe thấy được. Nhạc của thơ không giới hạn ở thứ
nhạc ngoài tai ấy. Thơ có một thứ nhạc nữa, một thứ nhịp điệu bên trong, một
thứ nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, nói chung là của tâm hồn. Ngâm thơ véo von
mới làm cho ta nghe thấy tiếng bổng trầm của bằng trắc, chép thơ, đọc thơ bằng
mắt, hoặc đọc lên như khi ta nói, có lẽ dễ cho chúng ta nghe thấy hơn tiếng nhịp
điệu thực của thơ. Đó là nhịp điệu hình thành của những cảm xúc, hình ảnh, liên
tiếp hoà hợp, mà những tiếng và chữ gợi ra như những ngân vang dài, ngay
những khoảng lung linh giữa chữ, những khoảng im lặng cũng là nơi trú ngụ kín
đáo của sự xúc động.

Câu 4. Theo đoạn trích trên, nhịp điệu của thơ được biểu hiện qua những
yếu tố nào?

A. Qua nhịp điệu bằng bằng, trắc trắc, lên bổng xuống trầm
B. Qua hình ảnh, tình ý.

14 | P a g e
C. Qua ngôn ngữ và tâm hồn.
D. Qua nhạc của thơ.

Câu 5. Theo đoạn trích, thứ nhạc đặc biệt của thơ là gì?
A. Nhạc ngoài tai. B. Nhịp điệu bằng trắc.
C. Nhạc điệu tâm hồn. D. Nhịp điệu lên bổng xuống trầm.

Câu 6. Đoạn trích có sử dụng các phương thức biểu đạt nào?
A. Biểu cảm, miêu tả, tự sự. B. Nghị luận, biểu cảm, miêu tả.
C. Thuyết minh, tự sự, miêu tả. D. Nghị luận, tự sự, thuyết minh.

Câu 7. Theo tác giả, làm thế nào để nghe được nhịp điệu cốt lõi của thơ?
A. Ngâm thơ véo von. B. Chép thơ, đọc thơ bằng mắt.
C. Đọc lên như khi ta nói. D. Chép, đọc thầm và đọc to.

Câu 8. Đoạn trích bàn về vấn đề gì ?


A. Sức mạnh của thơ. B. Nhạc điệu hình thức của thơ.
C. Nhạc điệu của thơ. D. Nhạc điệu bên trong của thơ.

Câu 9. Thao tác lập luận chính của đoạn trích là gì ?


A. Phân tích B. Giải thích C. Chứng minh D. Bình luận

DỌN VỀ LÀNG
- Nông Quốc Chấn -
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
(1) Mẹ! Cao - Lạng hoàn toàn giải phóng
(2) Tây bị chết bị bắt sống hàng đàn
(3) Vệ quốc quân chiếm lại các đồn
(4) Người đông như kiến, súng dày như củi.

(5) Sáng mai về làng sửa nhà phát cỏ,


(6) Cày ruộng vườn, trồng lúa ngô khoai
(7) Mấy năm qua quên tết tháng Giêng, quên rằm tháng
bảy,
(8) Chạy hết núi lại khe, cay đắng đủ mùi
(9) Nhớ một hôm mù mịt mưa rơi
(10) Cơn gió bão trên rừng cây đổ
(11) Cơn sấm sét lán sụp xuống nát cửa
(12) Đường đi lại vắt bám đầy chân.

15 | P a g e
(Trích Dọn về làng, Nông Quốc Chấn, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2020, tr. 140)
Câu 1. Đoạn trích có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả, tự sự B. Tự sự, biểu cảm
C. Thuyết minh, biểu cảm D. Nghị luận, biểu cảm

Câu 2. Câu thơ (4) sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật gì?
A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

“…Mấy năm qua quên tết tháng Giêng, quên rằm tháng bảy,
Chạy hết núi lại khe, cay đắng đủ mùi
Nhớ một hôm mù mịt mưa rơi
Cơn gió bão trên rừng cây đổ
Cơn sấm sét lán sụp xuống nát cửa
Ðường đi lại vắt bám đầy chân.

Súng nổ kia! Giặc Tây lại đến lùng.


Từng cái lán, nó đốt đi trơ trụi,
Nó vơ hết áo quần trong túi
Mẹ địu em chạy tót lên rừng
Lần đi trước, mẹ vẫy gọi con sau lưng
Tay dắt bà, vai đeo đẫy nải
Bà loà mắt không biết lối bước đi…”
(Trích Dọn về làng, Nông Quốc Chấn, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2020, tr. 140)
Câu 3. Đoạn trích thể hiện nội dung gì?
A. Sự nhận thức tỉnh táo của người dân trước âm mưu hiểm độc của kẻ thù
B. Người dân nén đau thương và vượt lên nỗi khổ của mình
C. Cuộc sống yên ấm bị đảo lộn, nhà cử tan hoang, gia đình li tán, cơ cực
D. Niềm vui của nhân dân khi được giải phóng

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:


Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi
Năm canh bớt nặng nỗi thương đời
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người.
(Tố Hữu, Bác ơi, Ngữ văn 12 tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

16 | P a g e
Câu 1. Câu thơ (3) và (4) “Bác ơi, tim Bác mênh mông thế/ Ôm cả non sông,
mọi kiếp người” khắc họa vẻ đẹp tâm hồn nào của Bác?
A. Tinh thần thép B. Nhân ái C. Trí tuệ sáng suốt D. Lạc quan

NHÌN VỀ VỐN VĂN HÓA DÂN TỘC


- Trần Đình Hượu –
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi
“Người Việt Nam có thể coi là ít tinh thần tôn giáo. Họ coi trọng hiện thế trần
tục hơn thế giới bên kia. Không phải người Việt Nam không mê tín, họ tin có
linh hồn, ma quỷ, Thần Phật. Nhiều người thực hành cầu cúng. Nhưng về tương
lai, họ lo cho con cháu hơn là linh hồn của mình. Tuy là coi trọng hiện thế nhưng
không bám lấy hiện thể, không quá sợ hãi cái chết (sống gửi thác về). Trong
cuộc sống, ý thức về cá nhân và sở hữu không phát triển cao. Của cải vẫn được
quan niệm là của chung, giàu sang chỉ là tạm thời, tham lam giành giật cho
nhiều cũng không giữ mãi mà hưởng được. Người ta mong ước thái bình, an cư
lạc nghiệp để làm ăn cho no đủ, sống thanh nhàn, thong thả, có đông con nhiều
cháu, ước mong về hạnh phúc nói chung là thiết thực, yên phận thủ thường,
không mong gì cao xa, khác thường, hơn người. Con người được ưa chuộng là
con người hiền lành, tình nghĩa. Không chuộng trí mà cũng không chuộng dũng.
Dân tộc chống ngoại xâm liên tục nhưng không thượng võ”
(Trần Đình Hượu, Nhìn về vốn văn hóa dân tộc, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo
dục Việt
Nam, 2021)
Câu 1. Phương thức biểu đạt của đoạn trích là gì?
A. Tự sự B. Thuyết minh C. Nghị luận D. Biểu cảm
Câu 2. Theo tác giả đoạn trích, ý nào sau đây không phải là biểu hiện cho
thấy người Việt Nam ít tinh thần tôn giáo?
A. Người Việt Nam coi trọng hiện thế trần tục hơn thế giới bên kia.
B. Người Việt Nam không mê tín, không tin có linh hồn, ma quỷ, thần Phật.
C. Người Việt Nam lo cho con cháu hơn là linh hồn của mình.
D. Người Việt Nam không bám lấy hiện thế, không quá sợ hãi cái chết.
Câu 3. Có bao nhiêu thành ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên?
A. Hai B. Ba C. Bốn D. Một

17 | P a g e
Câu 4. Thao tác lập luận chính của đoạn trích là gì?
A. Bình luận B. Giải thích C. Phân tích D. Chứng minh
Câu 5. Đoạn trích bàn về vấn đề gì?
A. Văn hóa Việt Nam B. Kiến trúc Việt Nam
C. Tôn giáo Việt Nam D. Khoa học Việt Nam

Câu 6. Theo tác giả đoạn trích, biểu hiện của “ý thức về cá nhân và sở hữu
không phát triển cao” thể hiện ở:
A. Không chuộng trí mà cũng không chuộng dũng
B. Của cải vẫn được quan niệm là của chung, giàu sang chỉ là tạm thời, tham lam
giành giật cho nhiều cũng không giữ mãi mà hưởng được.
C. Người ta mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp để làm ăn cho no đủ, sống
thanh nhàn, thong thả, có đông con nhiều cháu, ước mong về hạnh phúc nói
chung là thiết thực, yên phận thủ thường, không mong gì cao xa, khác thường,
hơn người.
D. Đất nước ta là đất nước bước ra từ những cuộc chiến tranh, dân tộc ta phải
chống ngoại xâm liên tục nhưng nhìn chung người Việt Nam lại không có tinh
thần thượng võ.

Câu 7. Theo tác giả đoạn trích, việc “Người Việt Nam có thể coi là ít tinh
thần tôn giáo” được lí giải bằng đặc điểm nào dưới đây?
A. về tương lai, họ lo cho con cháu hơn là linh hồn của mình.
B. Họ coi trọng hiện thế trần tục hơn thế giới bên kia
C. không bám lấy hiện thể, không quá sợ hãi cái chết (sống gửi thác về).
D. Không phải người Việt Nam không mê tín, họ tin có linh hồn, ma quỷ, Thần
Phật.

Câu 8. Từ “hiện thế” (in đậm, gạch chân) trong đoạn trích trên biểu đạt
nội dung nào?
A. Cuộc đời hiện tại B. Tôn giáo hiện tại
C. Gia đình hiện tại D. A, B và C
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi

Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hoá của ta đồ sộ, có
những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật. Ở một số
dân tộc hoặc là một tôn giáo, hoặc là một trường phái triết học, một ngành khoa

18 | P a g e
học, một nền âm nhạc, hội hoạ,… phát triển rất cao, ảnh hưởng phổ biến và lâu
dài đến toàn bộ văn hoá, thành đặc sắc văn hoá của dân tộc đó, thành thiên
hướng văn hoá của dân tộc đó. Ở ta, thần thoại không phong phú – hay là có
nhưng một thời gian nào đó đã mất hứng thú lưu truyền? Tôn giáo hay triết học
cũng đều không phát triển. Người Việt Nam không có tâm lí kiền thành, cuồng
tín tôn giáo, mà cũng không say mê tranh biện triết học. Các tôn giáo đều có mặt,
nhưng thường là biến thành một lối thờ cúng, ít ai quan tâm đến giáo lí. Không
có một ngành khoa học, kĩ thuật, giả khoa học nào phát triển đến thành có
truyền thống. Âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc đều không phát triển đến tuyệt kĩ.
Trong các ngành nghệ thuật, cái phát triển nhất là thơ ca. Hầu như người nào
cũng có thể, cũng có dịp làm dăm ba câu thơ. Nhưng số nhà thơ để lại nhiều tác
phẩm thì không có.
(Trần Đình Hượu, Nhìn về vốn văn hóa dân tộc, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo
dục Việt Nam, 2021)
Câu 8. Theo tác giả đoạn trích, người Việt có sở trường nhất ở ngành
nghệ thuật nào?
A. Âm nhạc B. Kiến trúc C. Thơ ca D. Hội họa
Câu 9. Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích là gì?
A. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
B. Phong cách ngôn ngữ chính luận
C. Phong cách ngôn ngữ hành chính
D. Phong cách ngôn ngữ khoa học

Câu 10. Theo lập luận của tác giả, văn hóa Việt Nam thể hiện rõ nhất đặc
điểm nào dưới đây?
A. Không có lĩnh vực nào bị cấm đoán
B. Không có lĩnh vực nào phát triển đến đỉnh cao
C. Không có lĩnh vực nào bị kì thị
D. Không có tôn giáo nào phát triển đến đỉnh cao
Câu 11. Đoạn trích bàn về vấn đề gì?
A. Văn hóa Việt Nam B. Kiến trúc Việt Nam
C. Khoa học Việt Nam D. Tôn giáo Việt Nam
Câu 12. Thao tác lập luận chính của đoạn trích là gì?
A. Giải thích B. Phân tích C. Chứng minh D. Bình luận

19 | P a g e
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi
“Trong lúc chờ đợi kết luận khoa học của các ngành chuyên môn, chúng tôi xin
đưa ra một số nhận xét về vài ba mặt của cái vốn văn hoá dân tộc; không phải
cái hình thành vào thời kì định hình mà là cái ổn định dần, tồn tại cho đến trước
thời cận – hiện đại. Chúng tôi không nghĩ đó là đặc sắc văn hoá dân tộc nhưng
chắc chắn có liên quan gần gũi với nó. […]”
(Trần Đình Hượu, Nhìn về vốn văn hóa dân tộc, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo
dục Việt Nam, 2021)

Câu 13. Nội dung chính của đoạn trích là gì?


A. Một số nhận xét về vấn đề văn hóa của dân tộc
B. Đặc điểm của văn hóa Việt Nam
C. Con đường hình thành của văn hóa Việt Nam
D. A, B và C.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi

“… Trong tâm trí nhân dân thường có Thần và Bụt mà không có Tiên. Thần uy
linh bảo quốc hộ dân và Bụt hay cứu giúp mọi người; còn Tiên nhiều phép lạ,
ngao du ngoài thế giới thì xa lạ. Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo.
Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình
thế khó khăn. Đối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hoà hợp nhưng cũng không cự
tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ,
dè dặt, giữ mình…”
(Trần Đình Hượu, Nhìn về vốn văn hóa dân tộc, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo
dục Việt Nam, 2021)
Câu 14. Từ dị kỉ (gạch chân, in đậm) trong đoạn trích trên biểu đạt nội
dung nào?
A. Giống với bản thân mình B. Khác với bản thân mình
C. Gần gũi với bản thân mình D. Đồng nhất với bản thân mình

CÁC TÁC PHẨM KHÁC

Câu 1. Chỉ ra biện pháp tu từ được thể hiện trong hai câu thơ:
“Bác đã lên đường theo tổ tiên

20 | P a g e
Mác – Lênin, thế giới người hiền…”
(Trích Bác ơi – Tố Hữu)
A. Ẩn dụ B. Nói quá C. Liệt kê D. Nói giảm, nói tránh

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!


Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!
(Trích Bác ơi, Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
Câu 2. Dòng nào nói không đúng về nghệ thuật của đoạn trích trên?
A. Sử dụng nhiều câu cảm thán B. Sử dụng phép điệp cấu trúc
C. Sử dụng bút pháp miêu tả D. Sử dụng phép liệt kê

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa


Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!
Câu 3. Từ “rày” trong đoạn trích trên đồng nghĩa với từ nào sau đây?
A. trời B. nay C. rồi D. xưa

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:


“Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa”
(Trích Đất nước, Nguyễn Đình Thi, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục)
Câu 1. Tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội trong đoạn thơ trên là:
A. Sáng mát trong B. Gió thổi mùa thu hương cốm mới
C. Nỗi nhớ trong “tôi" D. A, B đúng

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:


Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

21 | P a g e
(Lưu Quang Vũ, Tiếng Việt, Gió và Tình yêu thổi trên đất nước tôi, NXB Giáo dục
Việt Nam, 2018)
Câu 2. Biện pháp tu từ chủ yếu nào được sử dụng trong đoạn trích trên ?
A. so sánh B. nhân hóa C. ẩn dụ D. Hoán dụ

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

(1)Ôi bóng người xưa, đã khuất rồi


(2) Tròn đôi nắm đất trắng chân đồi.
(3) Sống trong cát, chết vùi trong cát
(4)Những trái tim như ngọc sáng ngời!

(5) Đốt nén hương thơm, mát dạ Người


(6) Hãy về vui chút, mẹ Tơm ơi!
(7) Nắng tươi xóm ngói, tường vôi mới
(8) Phấp phới buồm dong, nắng biển khơi...
(Trích Mẹ Tơm, Tố Hữu, thivien.net)
Biện pháp tu từ nào dưới đây được sử dụng trong hai câu thơ (3) và (4)?

A. Tương phản, nói quá B. Ẩn dụ, nói quá

C. Nhân hóa, so sánh D. Hoán dụ, so sánh

22 | P a g e

You might also like