You are on page 1of 4

Nhóm: Lê Khanh, Minh Đức, Hải Đăng

Tên đề tài: TÌM ĐƯỜNG ĐI NGẮN NHẤT TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP
ĐƠN GIẢN
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu của nghiên cứu
- Nghiên cứu, thuật toán: Mở rộng, cải tiến áp dụng cho bài toán (Tìm đường
đi ngắn nhất) với các dữ liệu về có trọng số dạng khoảng. Giải quyết bài toán
tìm đường đi ngắn nhất với độ dài các cung là số mờ dạng khoảng.
2. Phạm vi nghiên cứu
- Trên cơ sở nghiên cứu, thuật toán: Mở rộng, cải tiến áp dụng cho bài toán
(Tìm đường đi ngắn nhất) với các dữ liệu về có trọng số dạng khoảng.
3. Lí do chọn đề tài
- Trong những năm gần đây, các phương pháp tối ưu hoá ngày càng được áp
dụng sâu rộng và hiệu quả vào các ngành giao thông vận tải, mạng viễn
thông, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ thông tin và các ngành khoa học khác.
Các phương pháp tối ưu là công cụ đắc lực giúp người làm quyết định có
những giải pháp tốt nhất về định lượng và định tính. Một trong những lớp
bài toán tối ưu đầu tiên được nghiên cứu là thuật toán giải bài toán tìm
đường đi ngắn nhất có trọng số xác định. Bài toán tìm đường đi ngắn nhất là
vấn đề quan trọng trong lý thuyết đồ thị, nó đã được nghiên cứu từ lâu và có
nhiều ứng dụng trong nhiều ngành khoa học nói chung, khoa học máy tính
và hệ thống thông tin nói riêng.
- Nhiều giải thuật (Dijkstra, Bellman-Ford, Floyd...) đã được phát triển để tìm
đường đi ngắn nhất và ngày nay đã được nhiều nhà nghiên cứu nhằm cải
tiến xây dụng giải thuật giải bài toán tìm đường đi ngắn nhất với dữ liệu mờ
dạng khoảng. Bài toán tìm đường đi ngắn nhất cũng được phát triển rộng rãi
và trở thành một chuyên ngành toán học từ những năm 1950.
4. Đối tượng nghiên cứu
- Lý thuyết thuật toán và các ứng dụng của thuật toán trong đường đi ngắn
nhất trên đồ thị có trọng số
5. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu lý thuyết về thuật toán trong đường đi (ngắn nhất)
b. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp với
nghiên cứu thực nghiệm:
- Thiết kế các thuật toán ứng dụng.
- Viết các chương trình cho các bài toán ứng dụng cụ thể.
CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÍ THUYẾT
1. Các loại thuật toán
a. Thuật toán láng giềng
Thuật toán Láng giềng gần nhất là một trong những thuật toán đầu tiên được dùng
để tìm lời giải cho bài toán người bán hàng, và thường cho kết quả chênh lệch
trong phạm vi 20% so với đường đi tối ưu. Nó chạy nhanh hơn rất nhiều so với
việc kiểm tra mọi tuyến đường và một số thuật toán khác.

Các bước của thuật toán:

1. Chọn một nút bất kỳ làm nút xuất phát và đây là nút hiện hành
2. Đánh dấu nút hiện hành là đã được đi qua
3. Tìm một nút chưa đi qua có khoảng cách đến nút hiện hành là ngắn nhất, đánh
dấu nút này là nút hiện hành mới
4. Nếu chưa đi qua tất cả các nút thì quay lại bước 2
Thứ tự mà các nút được đi qua chính là kết quả của thuật toán.

b. Thuật toán Dijkstra


mang tên của nhà khoa học máy tính người Hà Lan Edsger Dijkstra vào năm
1956, ấn bản năm 1959. Là một thuật toán giải quyết bài toán đường đi ngắn
nhất nguồn đơn trong một đồ thị có hướng không có cạnh mang trọng số âm.
Thuật toán thường được sử dụng trong định tuyến với một chương trình con
trong các thuật toán đồ thị hay trong công nghệ Hệ thống định vị toàn cầu (GPS).

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT THUẬT TOÁN ĐỂ TÌM ĐƯỜNG


ĐI NGẮN NHẤT TRÊN ĐỒ THỊ TRỌNG SỐ
Bài toán 1:
Bài toán 2: Có năm địa điểm với độ dài quãng đường giữa các địa điểm (đơn vị:
kilômét) mô tả ở hình sau
a) Sử dụng thuật toán láng giềng gần nhất, tìm các chu trình xuất phát từ một địa
điểm, đi qua tất cả các địa điểm khác và trở về địa điểm ban đầu sao cho tổng độ
dài các cạnh của chu trình là ngắn nhất.
b) Từ đó hãy tìm đường đi ngắn nhất trên đồ thị có trọng số ở hình sau, tức là tìm
một chu trình đi qua tất cả các đỉnh sao cho tổng độ dài các cạnh của chu trình đó
là ngắn nhất
giải:
Từ 4, đỉnh gần nhất là C, AC = 8 km
Từ C, đỉnh chưa đến gần nhất là E, CE = 4 km Từ E, đỉnh chưa đến gần nhất là B,
EB = 15 km
Từ B, đỉnh chưa đến gần nhất là D, BD = 10 km
Đến đây không còn đỉnh chưa đến, vì vậy quay về A, DA = 14 km.
Tổng quãng đường theo chu trình ACEBDA là: 8+4+15+10+14=51 (km).
Tương tự bắt đầu với những đỉnh khác, ta có bảng sau:
Đỉnh bắt đầu Chu trình Tổng chiều dài (km)
A ACEBDA 51

B BACEDB 50

C CEABDC 45
D DCEABD 45

E ECABDE 50

E ECDBAE 45

b) Ba đường đi ngắn nhất có cùng chiều dài 45 km, đó là các chu trình: CEABDC,
DCEABD, ECDBAE

You might also like