You are on page 1of 11

QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ QUANG HỌC

Quá trình thiết kế quang học bao gồm rất nhiều việc mà người thiết kế
phải thực hiện và cân nhắc để tối ưu hoá chất lượng của một hệ thống quang
học (HTQH) tạo ảnh. Một số người cho rằng thiết kế quang học chủ yếu nhờ
vào sức mạnh của các thuật toán tối ưu, hay thiết kế quang học đơn giản chỉ là
việc làm giảm quang sai,… thực ra thiết kế HTQH phức tạp hơn thế nhiều.
Thiết kế quang học không đơn giản chỉ là một bài toán kỹ thuật, mà còn là
một “nghệ thuật”. Khi thiết kế, người thiết kế quang học phải hoàn toàn làm
chủ được những yếu tố sau:
- Tất cả các tham số và đặc tính bậc nhất của HTQH như độ phóng đại,
tiêu cự, số f, thị giới, dải phổ, các trọng số,…
- Các yêu cầu về tính năng quang học, bao gồm chất lượng ảnh, sự méo
ảnh, bán dạ,…
- Các yêu cầu về kích thước và những thông số vật lý khác, bao gồm cả
tính chịu môi trường
- Bảo đảm rằng bản thiết kế sẽ đưa ra là có thể chế tạo được với chi phí
hợp lý về gia công, lắp ráp, phân tích dung sai, hiệu chỉnh và dự trù sai
lệch về tính năng
- Các vấn đề liên quan khác chẳng hạn các hiệu ứng phân cực, bao gồm
sự lưỡng chiết, mạ màng quang học, ảnh ký sinh, ánh sáng tán xạ
(stray light) và các vấn đề khác.
Sau khi các yếu tố trên được xác định hay ít nhất là đã được nhận biết và
hiểu rõ, ta bắt đầu quá trình thiết kế bằng việc xây dựng sơ đồ hệ thống. Đầu
tiên, hệ thống được chia thành các cụm (nếu có thể), và xác định các tham số
bậc nhất cho từng cụm. Ví dụ, nếu ta cần thiết kế một telescope với độ phóng
đại đã cho, đường kính đồng tử vào cần được chọn sao cho kích thước đồng
tử ra phù hợp với mắt. Tiêu cự của vật kính và thị kính cần được chọn sao cho
thị kính có cự ly đặt mắt đủ lớn. Tiếp đó, khi các đặc tính cho từng cụm đã
được xác định, cần tính toán hoặc lựa chọn cấu hình xuất phát phù hợp rồi sử
dụng các thuật toán và phần mềm để tối ưu hệ thống (điều này sẽ được bàn
luận trong phần sau). Mỗi cụm có thể được thiết kế và tối ưu riêng rẽ rồi ghép
nối các modul với nhau, hoặc thường gặp hơn, một số cụm được tối ưu riêng
rẽ và một số khác thì như một phần tích hợp của toàn hệ thống.
Chapter 9 in Optical system design, 2nd ed., Robert E. Fischer, SPIE Press, 2008 1
Translated by Le Hoang Hai
1. Ta làm gì khi tối ưu một hệ quang ?
Ngày nay máy tính đã dẫn tới sự thay đổi lớn quá trình thiết kế HTQH.
Một hệ quang đơn giản gồm một vài thấu kính cũng có gần như vô hạn các lời
giải khả dĩ. Mỗi bề mặt có thể nhận vô số giá trị bán kính cong, từ mặt rất lõm
tới mặt phẳng, tới mặt cầu rất lồi. Ngay cả đối với một hệ quang đơn giản
nhất cũng có gần như vô hạn các hoán vị khả dĩ khác nhau trong bản thiết kế.
Vậy với nhiều lời giải khả dĩ như thế, ta phải tối ưu hoá tính năng của hệ
quang như thế nào ? Máy tính sẽ giúp ta giải quyết nhiệm vụ buồn tẻ và tốn
thời gian đó.
Bản chất của đa số các chương trình máy tính để thiết kế quang học là
như sau:
- Đầu tiên, người thiết kế phải nhập vào chương trình một hệ quang
xuất phát. Tiếp đó, mỗi biến số được thay đổi một lượng nhỏ, gọi là
một số gia, và tác động của nó tới tính năng của hệ quang sẽ được tính
toán. Ví dụ, biến số là độ dày thấu kính nào đó được thay đổi một
lượng 0,05mm. Ngay sau khi số gia độ dày được đưa vào, tính năng
tổng thể, bao gồm chất lượng ảnh cũng như các ràng buộc vật lý, sẽ
được tính toán. Kết quả tính được lưu lại, và tiếp theo một độ dày khác
được thay đổi một lượng 0,05mm và quá trình tính toán tiếp tục lặp tại
cho tất cả các biến mà người sử dụng đã gán. Các biến bao gồm các
bán kính cong, các khoảng không khí, các độ dày linh kiện quang,
chiết suất thuỷ tinh, số Abbe. Nếu người thiết kế sử dụng mặt phi cầu
hoặc mặt nhiễu xạ thì các hệ số thích hợp cũng có thể là các biến.
- Chất lượng, tính năng của HTQH được chương trình máy tính “đo
lường” nhờ một đặc trưng định lượng về tính năng quang học kết hợp
với “đo lường” xem hệ quang đáp ứng đến mức nào các ràng buộc bậc
nhất mà người sử dụng đã xác lập như tiêu cự, các ràng buộc kích
thước, độ dày tâm và mép,… Kết quả tính toán được thể hiện bởi một
số mà chính là độ lớn của hàm mục tiêu (hay hàm sai lệch). Giá trị của
số này càng nhỏ thì hệ quang được thiết kế càng tốt. Một chỉ tiêu cho
hàm mục tiêu điển hình là bán kính bình phương trung bình (RMS
spot radius) của vết nhoè, mà về hiệu dụng, là bán kính của vòng tròn
chứa 68% năng lượng điểm ảnh. Tiêu chí khác cho hàm mục tiêu là
hiệu quang trình (OPD), và thậm chí là hàm MTF.

Chapter 9 in Optical system design, 2nd ed., Robert E. Fischer, SPIE Press, 2008 2
Translated by Le Hoang Hai
- Kết quả tính toán được sẽ là một loạt các đạo hàm thể hiện sự thay đổi
về tính năng (P) theo sự thay đổi biến thứ nhất (V1), sự thay đổi tính
năng (P) theo sự thay đổi biến thứ hai (V2),… Các kết quả đó có dạng:

- Tập hợp các đạo hàm riêng đó cho ta biết hướng mà mỗi tham số cần
phải thay đổi để giảm nhỏ giá trị tổng bình phương của các sai lệch
tính năng còn dư. Quá trình thay đổi tham số đồng thời đó được lặp lại
cho tới khi đạt được lời giải tối ưu.
Một hệ quang có gần như vô hạn các lời giải khả dĩ trong một không gian
rất nhiều chiều, nhiệm vụ của người thiết kế là xác định lời giải tối ưu.
Ta có thể hình dung hoạt động của chương trình thiết kế khi tối ưu hoá
HTQH tương tự như sau:
- Giả sử rằng một người nào đó không thể nhìn thấy và được đặt trong
một địa hình 3 chiều có những quả đồi và những thung lũng ngẫu
nhiên. Mục đích của anh ta là định vị nơi có độ cao thấp nhất, điều này
tương tự như tìm cực tiểu của hàm mục tiêu (hay hàm sai lệch). Hàm
mục tiêu càng thấp, chất lượng ảnh càng tốt. Như vậy mức độ tốt xấu
về tính năng tỷ lệ nghịch với độ cao.
- Người đó được đưa cho một cái gậy dài khoảng 2 m, và trước tiên anh
ta đứng tại chỗ và quay xung quanh dùng cái gậy dò trên mặt đất để
tìm xem phải đi theo hướng nào mà độ cao sẽ giảm xuống.
- Sau khi xác định được phương vị mà dẫn tới sự hạ độ cao mạnh nhất,
anh ta sẽ bước về phía trước theo hướng đó một khoảng 2 m.
- Tiếp đó anh ta lặp lại các bước trên cho tới khi nhận thấy rằng tất cả
các hướng đều làm cho độ cao tăng lên hoặc không đổi, khi đó anh ta
đã đến vị trí có độ cao cực tiểu.
- Nhưng nếu qua quả đồi bên cạnh có một thung lũng thậm chí còn thấp
hơn nơi anh ta đang đứng thì sao ? có thể tìm ra vùng lời giải đó như
thế nào ? Khi đó anh ta có thể sử dụng cái gậy dài hơn, hoặc có thể
bước một khoảng cách vài lần dài hơn cái gậy của anh ta. Đây có thể
là một cách tiếp cận khả dĩ nếu anh ta đã biết rằng đạo hàm hoặc độ
dốc xuống là tuyến tính, hoặc ít nhất là sẽ tiếp tục đi xuống. Rõ ràng
đây là một bài toán không đơn giản mà vì nó nhiều thuật toán phức tạp

Chapter 9 in Optical system design, 2nd ed., Robert E. Fischer, SPIE Press, 2008 3
Translated by Le Hoang Hai
và đầy sáng tạo đã được đề xuất trong những năm qua. Nhưng vấn đề
này phức tạp và phi tuyến đến mức mà các thuật toán để tìm ra cái gọi
là cực tiểu toàn cục của hàm mục tiêu vẫn chưa hiệu quả. Rõ ràng, cực
tiểu toàn cục thực sự của hàm mục tiêu có thể rất khác hoặc xa vị trí
hiện tại trong địa hình n chiều của chúng ta.
Hình ?.1 biểu diễn một hình ảnh 2 chiều về không gian chứa lời giải mà
ta vừa bàn luận trên. Tung độ là độ lớn hàm mục tiêu mà thể hiện chất lượng
ảnh, còn trục hoành thể hiện không gian biến. Ta có thể bắt đầu với một bản
thiết kế xuất phát ở phía trái và quá trình tối ưu hoá thứ nhất đưa hàm mục
tiêu tới cực tiểu đầu tiên – là một cực tiểu địa phương của hàm mục tiêu. Tiếp
đó ta thay đổi thuỷ tinh và / hoặc đưa vào những thay đổi khác cho bản thiết
kế và quá trình tối ưu hoá có thể đưa thiết kế tới cực tiểu địa phương thấp hơn
tiếp theo. Cuối cùng, ta bổ sung các linh kiện khác và đưa vào thêm những
thay đổi và có thể đạt tới cực tiểu địa phương ở bên phải. Nhưng làm thế nào
để biết ta đang ở cực tiểu toàn cục, hay thậm chí là đã ở gần cực tiểu toàn cục
? Đây chính là thách thức và cũng là sự kì bí của thiết kế quang học.
Điều quan trọng cần chú ý ở đây là, đạt được cực tiểu toàn cục của hàm
mục tiêu không nhất thiết là mục đích cuối cùng của một bản thiết kế. Các
yếu tố bao gồm độ nhạy với dung sai, kích thước, sự sẵn có vật liệu, số lượng
linh kiện và nhiều yếu tố khác tác động tới tính năng tổng thể, hay là mức độ
tốt của một bản thiết kế. Việc học cách tối ưu hoá hệ quang tất nhiên là quan
trọng, và việc học cách làm thế nào đạt tới cực tiểu cục bộ hợp lý hoặc gần
cực tiểu toàn cục của hàm mục tiêu là rất quan trọng để đạt được thành công.

Hình 1. Minh hoạ không gian chứa nghiệm trong bài toán thiết kế quang học

Chapter 9 in Optical system design, 2nd ed., Robert E. Fischer, SPIE Press, 2008 4
Translated by Le Hoang Hai
2. Người thiết kế tiếp cận công việc thiết kế quang học như thế nào ?

Sau đây là những bước cơ bản mà một người thiết kế quang học có kinh
nghiệm thường tuân theo khi thực hiện một công việc thiết kế. Do sự phức tạp
cố hữu của việc thiết kế quang học, quá trình thường tiêu tốn nhiều thời gian.
Hình ?.2 thể hiện tổng quát các bước cơ bản này.
1. Bước đầu tiên trong quá trình thiết kế là thu nhận và xem xét tất cả các
đặc tính gồm các đặc tính quang học như tiêu cự, số f, thị giới; các
ràng buộc kích thước; mục tiêu về chất lượng; các yêu cầu về môi
trường,…

Hình ?.2. Thủ tục thiết kế và tối ưu hoá hệ quang

2. Tiếp đó ta tính toán hoặc lựa chọn một điểm xuất phát tiềm năng. Bất
cứ khi nào có thể, điểm xuất phát nên là một cấu hình HTQH mà có
khả năng đáp ứng các đặc tính yêu cầu cho bản thiết kế. Ví dụ, nếu
đặc tính yêu cầu là một hệ quang đơn sắc f/10 với thị giới rất nhỏ và
có đường kính đồng tử vào là 5mm, thì hệ quang có thể chỉ đơn giản
là một thấu kính đơn là đã đủ tốt. Tuy nhiên, nếu yêu cầu là một hệ
quang f/1,2 làm việc với khoảng phổ rộng, thị giới 400 thì lời giải có
thể là một dạng hệ thấu kính double Gauss rất phức tạp gồm 6 tới 8
thấu kính thành phần. Nếu ta sử dụng một thấu kính đơn làm hệ xuất
phát cho trường hợp thứ hai ở trên thì sẽ không có hy vọng tìm ra lời
Chapter 9 in Optical system design, 2nd ed., Robert E. Fischer, SPIE Press, 2008 5
Translated by Le Hoang Hai
giải khả thi. Việc tìm được một điểm xuất phát tốt là rất quan trọng để
đạt được một lời giải hữu ích. Sau đây là các nguồn hữu ích để lựa
chọn điểm xuất phát:
Ta có thể sử dụng một sáng chế làm điểm xuất phát. Có nhiều
nguồn tài liệu về các sáng chế hệ quang, bao gồm các trang web (như
www.freepatentsonline.com,...), các sách chuyên khảo như “Modern
Lens Design” của W.J. Smith, “A system of optical designs” của A.
Cox,… Cũng có một đĩa CD gọi là “LensView” chứa khoảng trên
20000 thiết kế HTQH được tập hợp từ các sáng chế.
Bạn có thể sử dụng một thiết kế được gọi là lai ghép (hybrid). Từ
“lai ghép” được dùng ở đây có nghĩa là tổ hợp của hai hoặc nhiều hơn
các thiết kế khác nhau để tạo nên một cấu hình hệ thống mới. Chẳng
hạn, một dạng vật kính Tessar có thị giới trung bình có thể được kết
hợp với một hoặc nhiều thấu kính có độ tụ âm lớn đặt vào phía trước
để tạo nên một hệ thấu kính có thị giới cực rộng. Về tác dụng, thấu
kính Tessar lúc này được dùng với thị giới tương tự như thị giới thiết
kế ban đầu của nó, còn thấu kính hoặc các thấu kính âm “uốn cong”
các tia sáng để tạo nên một thị giới rộng hơn. Tất nhiên, một thiết kế
nguyên bản có thể là một điểm xuất phát khả dĩ. Khi kinh nghiệm thiết
kế được tích luỹ nhiều hơn, ta sẽ dần dần trở nên dễ dàng với việc “bắt
đầu từ số 0”. Với các phần mềm hiện đại ngày nay, công việc này có
thể dễ dàng thực hiện với các hệ đơn giản như thấu kính ghép đôi và
ghép ba. Tuy nhiên, với các hệ phức tạp hơn, bạn có thể gặp khó khăn
và tốt hơn hết là nên sử dụng các sáng chế hoặc các nguồn tài liệu
khác để chọn điểm xuất phát.
3. Sau khi đã nhập số liệu của hệ xuất phát vào phần mềm, ta thiết lập
các biến và ràng buộc. Các biến hệ thống bao gồm những yếu tố sau:
các bán kính, độ dày, khoảng không khí, độ nghiêng bề mặt và độ lệch
tâm, các đặc tính vật liệu (chiết suất và số Abbe), các tham số phi cầu
và /hoặc các biến bề mặt khác, bao gồm các hệ số phi cầu. Các ràng
buộc bao gồm các yếu tố như tiêu cự, số f, các thông số về kích thước
(chiều dài, đường kính,…), các khoảng không khí đặc biệt, góc
nghiêng của các tia sáng nhất định và các yêu cầu khác đối với hệ
thống. Bước sóng và các trọng số của chúng cũng cần được đưa vào.

Chapter 9 in Optical system design, 2nd ed., Robert E. Fischer, SPIE Press, 2008 6
Translated by Le Hoang Hai
Điều quan trọng cần chú ý là không bắt buộc (mà cũng không nên)
thay đổi tất cả các biến có thể thấy trong một hệ quang, đặc biệt là ở
giai đoạn thiết kế ban đầu. Ví dụ, ban đầu việc tối ưu hoá thiết kế có lẽ
nên được tiến hành với việc sử dụng các thuỷ tinh đã nhập cho hệ xuất
phát, nói cách khác là giữ nguyên các đặc tính vật liệu ban đầu. Các
biến vật liệu có thể sử dụng sau, khi bản thiết kế đã định hình và trở
nên có thể dùng được. Ta cũng có thể cần giới hạn phạm vi các bán
kính và các độ dày, ít nhất lúc ban đầu. Ví dụ, nếu các thấu kính cạnh
nhau có một khoảng không khí rất nhỏ trong hệ xuất phát, điều này có
có thể vì một lý do hợp lý nào đó, và ta có lẽ nên để nó cố định. Hơn
nữa, các độ dày thấu kính thường không phải là các biến có giá trị lớn
trong việc thiết kế, ít nhất là lúc ban đầu, vì thế nó thường được đặt ở
các giá trị mà khả thi cho việc chế tạo.
4. Tiếp theo ta xác lập hàm mục tiêu và các ràng buộc. Đa số chương
trình cho phép người dùng sử dụng một hàm mục tiêu được “đóng
gói” hoàn toàn hoặc được phát ra một cách tự động (hàm mục tiêu
ngầm định) mà như bàn luận trước đây, có thể là dựa trên bán kính
RMS của vết nhoè được đặt trọng số trên các bước sóng và thị giới mà
ta đã nhập vào. Trong chương trình Zemax người dùng lựa chọn số
các vòng và các rẻ quạt mà các tia sẽ được tính qua đồng tử vào (các
tia được tính tại các giao điểm giữa các vòng với các rẻ quạt). Chương
22 trình bày các ví dụ chi tiết về cách làm việc với hàm mục tiêu.
5. Bây giờ đã đến lúc khởi động việc tối ưu hoá. Quá trình tối ưu hoá sẽ
chạy từ một vài giây đối với hệ đơn giản tới nhiều giờ, tuỳ thuộc vào
mức độ phức tạp của hệ được thiết kế và số tia, số điểm trên thị giới,
số bước sóng, và những tiêu chí khác trong hệ thống. Ngày nay, việc
tối ưu hoá một hệ thấu kính dạng double Gauss có 6 tới 7 thấu kính
với 5 điểm thị giới trên một máy PC sẽ mất khoảng 5 – 10 s cho một
chu kỳ tối ưu. Ngay khi máy tính đạt tới gần nhất có thể một điểm cực
tiểu địa phương của hàm mục tiêu, nó sẽ tự động dừng lại.
6. Ta có thể đánh giá tính năng, chất lượng của hệ bằng cách dùng bất cứ
tiêu chí nào đã được xác định cho hệ đó. Các đại lượng biểu thị chất
lượng có thể gồm MTF, phân bố năng lượng, bán kính vết RMS, sự
méo ảnh,…

Chapter 9 in Optical system design, 2nd ed., Robert E. Fischer, SPIE Press, 2008 7
Translated by Le Hoang Hai
7. Ta có thể lặp lại các bước 3 và 5 cho tới khi đạt được chất lượng mong
muốn. Bước 3 là thiết lập biến và ràng buộc, bước 5 là chạy chương
trình tối ưu hoá, các bước này có thể được lặp lại nhiều lần để đạt
được mục tiêu về chất lượng. Ta sẽ thường đạt tới một lời giải mà
không đáp ứng các yêu cầu chất lượng. Điều này là rất bình thường
trong quá trình tiến triển của bản thiết kế, vì thế đừng ngạc nhiên, giận
dữ hay bối rối nếu nó xảy ra với bạn vì nó xảy ra với tất cả chúng ta.
Khi điều đó xảy ra, ta có thể cần bổ sung hoặc tách độ tụ của một hoặc
nhiều thấu kính thành phần và / hoặc sửa đổi các đặc tính vật liệu.
Như đã bàn luận trước đây, tách độ tụ là cực kỳ có giá trị trong việc
tối ưu quang sai của thấu kính.
8. Có một cách rất đơn giản để tách một thấu kính thành hai, và mặc dù
nó không thật mạnh về mặt kỹ thuật nhưng nó lại có tác dụng trong đa
số trường hợp. Đó là chèn hai bề mặt vào giữa một thấu kính hiện có,
mặt thứ nhất sẽ là không khí và mặt thứ hai là vật liệu thấu kính hiện
có của ta. Độ dày của mỗi thấu kính “mới” bằng một nửa của thấu
kính ban đầu và khoảng không khí giữa chúng nên rất nhỏ, chẳng hạn
0,1. Lúc này, một cách đơn giản, ta nhập 2 lần bán kính của thấu kính
ban đầu cho cả s1 và s2 của các thấu kính mới. Ta sẽ được 2 thấu kính
mà có độ tụ tổng cộng là gần như bằng độ tụ của thấu kính ban đầu.
Sau đó ta có thể tiếp tục việc tối ưu hoá bằng cách cho thay đổi các
bán kính, khoảng không khí và nếu cần, cả các độ dày của chúng.
9. Nếu vẫn không thể đạt được bản thiết kế có thể chấp nhận, ta cần quay
lại bước 2 và lựa chọn một điểm xuất phát mới
10. Công việc cuối cùng của chúng ta trong quá trình thiết kế là thực hiện
việc phân tích dung sai và dự trù sai số tính năng. Phân tích dung sai
sẽ được đề cập kỹ trong chương 16. Trên thực tế, ta nên giám sát các
độ nhạy dung sai trong suốt quá trình thiết kế để nếu dung sai quá chặt
ta có thể đưa ra hành động sớm trong giai đoạn thiết kế và nếu cần có
thể lựa chọn dạng thiết kế ít nhạy với dung sai hơn.
11. Cuối cùng, ta cần in ra các bản vẽ linh kiện quang, hãy liên hệ với
xưởng chế tạo quang học mà sẽ đặt gia công. Ta cũng sẽ cần làm việc
với các kỹ sư thiết kế cơ khí có năng lực mà sẽ thiết kế các kết cấu cơ
khí cũng như các phần ghép nối. Điều quan trọng cần chú ý là mặc dù

Chapter 9 in Optical system design, 2nd ed., Robert E. Fischer, SPIE Press, 2008 8
Translated by Le Hoang Hai
ở đây chúng ta xếp thiết kế cơ khí sau khi hoàn thành thiết kế quang,
song điều cực kỳ quan trọng là cần làm việc với người thiết kế cơ khí
trong suốt quá trình thiết kế quang để đạt được thiết kế tối ưu cho cả
phần quang học cũng như phần cơ khí. Tương tự, ta cũng nên thiết lập
một kênh trao đổi với xưởng quang học trước khi hoàn thành thiết kế
để có thời gian sửa đổi các thông số mà xưởng thấy cần chú ý chẳng
hạn độ dày các linh kiện, loại thuỷ tinh, và các thông số khác.
12. Sau khi các linh kiện đã sẵn sàng, bạn sẽ cần lắp ráp và kiểm tra hệ
quang. Việc lắp ráp nên được thực hiện tới mức chính xác và độ sạch
tương xứng với mục tiêu về tính năng và chất lượng tổng thể. Tương
tự, việc kiểm tra nên dựa trên các tiêu chí mà phù hợp hoặc có liên hệ
với các yêu cầu và đặc tính của hệ thống. Điều này sẽ được bàn luận
trong chương 15.

3. Ví dụ về bài toán thiết kế quang học

Có một bài toán thiết kế quang học mẫu rất thú vị được trình bày tại Hội
thảo quốc tế về thiết kế quang học năm 1980. Bản thiết kế đã tối ưu cho một
hệ thấu kính double Gauss tương tự như một vật kính máy ảnh 35 mm, f/2.0,
tiêu cự 100 mm, thị giới toàn bộ 300 đã được đưa ra trước cộng đồng thiết kế
quang học. Một trong những yêu cầu đặt ra là thiết kế lại hệ thấu kính đó
thành f/5 để làm việc trên thị giới 550 với mức bán dạ cho phép là 50%. Hình
?.3 thể hiện thiết kế xuất phát ban đầu cũng như thiết kế thu được sau khi thay
đổi số f và thị giới nhưng chưa tối ưu lại.

Hình ?.3. Thiết kế xuất phát cho bài toán thiết kế thấu kính mẫu
Chapter 9 in Optical system design, 2nd ed., Robert E. Fischer, SPIE Press, 2008 9
Translated by Le Hoang Hai
Hình ?.4. Các kết quả đại diện của bài toán thiết kế quang học mẫu

16 nhà thiết kế đã trình kết quả của họ, họ đã mất từ 2 – 80 giờ để giải
quyết vấn đề. Chúng ta sẽ trình bày ở đây 3 kết quả đại diện trên hình ?.4.
Thiết kế trên hình ?.4a là hệ mà ta thường gọi là hệ quang “may mắn”. Hệ
thấu kính này truyền tia khá tốt, không có một sự khúc xạ mạnh hoặc góc tới
rất lớn nào trên các bề mặt. Các tia sáng dường như “uốn lượn” qua hệ quang.
Đây là một thiết kế khá (comfortable design). Ở phía bên phải của sơ đồ hệ
quang là đồ thị hàm MTF. MTF sẽ được bàn luận chi tiết trong chương 10.
Với mục đích để bàn luận, ở đây hãy coi MTF là độ tương phản được thể hiện
trên trục tung như một hàm của số cặp vạch trên một milimét (lp/mm) mà
được thể hiện trên trục hoành. Các đường cong khác nhau biểu diễn các vị trí
khác nhau trên thị giới và các hướng khác nhau của mia phân giải. Đường
cong càng cao tương ứng với độ tương phản càng cao và chất lượng tổng thể

Chapter 9 in Optical system design, 2nd ed., Robert E. Fischer, SPIE Press, 2008 10
Translated by Le Hoang Hai
càng tốt. Ở đây MTF là hợp lý đối với đa số các vị trí trên thị giới. Như sẽ bàn
luận trong chương 22, một quy tắc chung đối với MTF của một hệ vật kính
máy ảnh cho phim 35mm là MTF lớn hơn hoặc bằng 0,3 tại 50 lp /mm và 0,5
tại 30 lp /mm.
Thiết kế trên hình ?.4b có vấn đề nghiêm trọng; các tia sáng đi vào linh
kiện cuối cùng với góc tới gần như là là trên bề mặt. Chú ý rằng đồng tử ra
đối với điểm ở rìa thị giới nằm về phía bên phải của hệ thấu kính (do tia sáng
sẽ cắt quang trục ở phía bên phải), còn tại 70% thị giới đồng tử ra nằm về
phía bên trái của hệ (do tía sáng đi ra xa dần về bên phải và do vậy cắt trục ở
bên trái của hệ). Đây là hệ quả trực tiếp của góc tới rất lớn khi tia đi tới thấu
kính cuối cùng. Sự thay đổi vị trí đồng tử ra được mô tả ở đây bản thân nó
không gây ra vấn đề gì trừ khi hệ quang này được ghép nối với hệ quang tiếp
sau ở phía bên phải; tuy nhiên, nó cho thấy một cách rõ ràng sự có mặt của
các tia bị khúc xạ rất mạnh mà điều này chắc chắn sẽ dẫn tới yêu cầu dung sai
chế tạo và lắp ráp chặt chẽ. Hơn nữa, thấu kính cuối cùng có độ dày mép gần
như bằng 0 và cần phải tăng lên. Hệ quang này lớn, cồng kềnh và nặng. Cuối
cùng, MTF của thiết kế này là thấp nhất trong 3 thiết kế được trình bày ở đây.
Thiết kế trên hình ?.4c dường như là một sự thoả hiệp của 2 thiết kế
trước, nó mở rộng một chút thiết kế trên hình ?.4a nhưng không gặp những
vấn đề như của thiết kế trên hình ?.4b. MTF của thiết kế trên hình ?.4c là tốt
nhất trong cả 3 thiết kế.
So sánh 3 thiết kế nêu trên là rất thú vị, nó cho thấy sự khác nhau rất lớn
giữa các kết quả ở 3 người thiết kế khác nhau cho cùng một bài toán. Câu hỏi
đặt ra cho chính bạn là, bạn sẽ làm gì nếu bạn là người ký hợp đồng thiết kế
một hệ quang như vậy, và sau một hoặc hai tuần nhà thiết kế mang đến cho
bạn một tập giấy dày 200mm thể hiện kết quả thiết kế trên hình ?.4b. Và nếu
anh hoặc chị ta nói với bạn “Chà, một thiết kế thật khó khăn ! Nhưng tôi đã
tìm ra được một lời giải tuyệt vời cho anh”. Trước khi đọc cuốn sách này, bạn
có thể sẽ vui mừng và chúc mừng nhà thiết kế về công việc đã được thực hiện
tốt, nhưng vấn đề chỉ đến sau đó khi bạn chế tạo và lắp ráp hệ quang này. Tuy
nhiên, bây giờ thì bạn biết rằng có các lời giải khác mà tạo ra chất lượng tốt
nhưng dung sai lỏng hơn và kết cấu được cải thiện. Hãy nhớ rằng thậm chí
một hệ thấu kính đơn giản cũng có gần như vô hạn các lời giải khả dĩ trong
một không gian nhiều chiều.

Chapter 9 in Optical system design, 2nd ed., Robert E. Fischer, SPIE Press, 2008 11
Translated by Le Hoang Hai

You might also like