You are on page 1of 48

• Nguyễn Thị Thùy Vân

• Nguyễn Thị Thanh Tuyền


• Nguyễn Thị Ngọc Anh
• Hoàng Thị Hồng Nhung
• Đỗ Bích Thảo
• Đoàn Thị Kim Thu
• Phạm Thị Hồng Nhi
• Lê Thị Thu Nhi
• Nông Thị Hiên
Câu 2: Phân tích được các loại vật
liệu lọc, dụng cụ lọc – cách sử dụng
và các phương pháp lọc thường
trong bào chế ?
Các vật liệu lọc thường dùng:
1. Dạ, len, vải:
+ Dạ, len, vải thường: Thường có thớ thưa nen
cho độ trong không cao, thường được áp dụng
khi lọc số lượng lớn hay lọc sơ bộ dung dịch.
+ Vải nilon, vải dù: Có thớ mau nen lọc dung
dịch có độ trong cao, có thể dùng để lọc thuôc tra
mắt, thuốc tiêm…
+Khi sử dụng người ta lấy vải, len, dạ kích
thước xác định để làm màng hay quấn quanh
dụng cụ lọc hoặc làm thành túi cho dung dịch lọc
chảy qua dễ dàng.
2. Giấy lọc:
 Loại giấy không hồ được làm từ cellulose
nguyên chất ép lại.
 Giấy lọc phải đồng nhất không chứa tạp chất(
sắt, kim loại kiềm, kim loại nặng, các clorid,
chất béo).
 Trong ngành Dược
thường dùng các loại
giấy lọc:
• Giấy lọc xám: Chất
lượng kém vì khi dùng
phải xử lí acid
hydroclorit loãng và
bằng nước cất đung
sôi, được làm với các
kích thước nhất định
để đặt vào dụng cụ
lọc.
• Giấy lọc trắng: Chất lượng tốt, lọc chậm có
các loại như sau:
+ Giấy lọc dày, thớ thưa: Đường kính lỗ xốp
10µm thường dùng để lọc dung dịch có độ nhớt
cao như: siro, dầu, dầu thuốc…
+ Giấy lọc trung bình: Đường kính lỗ xốp từ 3-
7µm, dùng lọc dung dịch thuốc.
+ Giấy lọc không no: Đường kính lỗ xốp từ 1-
1,5µm, có phẩm chất cao dùng định lượng.
3. Bông:
 Dùng loại bông thấm nước
sợi dài từ 14-20mm không
chứa acid, base, chất khử,
tạp chất khác, phải thấm
nước sau 10s.
 Khi sử dụng có thể dàn
mảnh đều cắt thành miếng
vuông có kích thước nhất
định.
 Đặt miếng bông vào phễu lọc (đã làm ướt đáy
phễu bằng dung môi). Ấn nhẹ lớp bông cho lọt
vào đuôi phễu một phần.
 Nếu dùng kết hợp với giấy lọc thì đặt giấy lọc
trên lớp bông.
4. Vật liệu lọc xốp: có nhiều
loại và hình dáng khác nhau:
 Loại lọc sứ xốp: Hình dạng
hình trụ rỗng giữa, có bề
dày thích hợp như bình lọc
esser, nến lọc chamberland
được đánh số L1 đến L2,
loại thường dùng là L5,
ngoài tác dụng làm trong
còn loại được vi khuẩn: tụ
cầu khuẩn, nấm.
+ Sau mỗi lần sử dụng phải rửa sạch bằng nước
cất, vẩy ráo, ngâm vào dung dịch Kali
permanganate 1% từ 3-4 giờ, rửa lại bằng nước
cất như trên, vẩy ráo, ngâm vào dung dịch Natri
bisufit 20%, tới khi nến lọc sạch.

+ Rửa lại bằng nước cất, luộc sôi trong nước cất
từ 15-30 phút lấy ra bảo quản cận thận. Trước
khi dùng lại phải sấy khô hoặc hấp 1200C trong 1
giờ.
 Loại lọc bằng thủy tinh xốp: Loại này có
mảng lọc là những tấm bột thủy tinh được gắn
với nhau bằng đốt nóng và ép. Loại lọc này có
nhiều hình dạng tùy theo kích thước lọc được
đánh số từ L1-L5( số càng lớn cho độ trong
càng cao). Trong bào chế, thường dùng loại
L3-L5 lọc thuốc tra mắt, thuốc tiêm vì ngoài
tác dụng làm trong dịch lọc còn loại được vi
khuẩn, nấm.
+ Khi dùng xong phải rửa bằng cách cho nước
cất cho chảy theo chiều ngược lại chiều khi lọc
hoặc ngâm vào dung dịch Acid sulfuric 80% có
thêm 3-5% Kali nitrat hoặc Acid nitric trong vài
giờ hoặc để qua đêm, rửa lại cho sạc hết ion
sulfat bằng nước cất.
+ Trước khi dùng phải hấp hay luộc sôi 1000C/1
giờ .
Lưu ý: Khi dùng phễu lọc này cần đặt thêm
một lớp tiền lọc trên màng lọc thủy tinh xốp
bằng hai, ba lớp giấy lọc vừa phủ kín hết màng
lọc, cho bông lọc đầy phễu và phủ ngoài bằng
lớp vải trắng rồi buộc chặt vào cuống phễu.
Dụng cụ lọc:
+ Dụng cụ lọc bao gồm các loại phễu lọc, ống
lọc… thường được làm bằng thủy tinh, bằng
thép không gỉ hay bằng sứ. Dưới đây là một số
dụng cụ lọc thường dùng trong bào chế:
1.Phễu lọc:
- Phễu lọc thường: Được làm bằng thủy tinh
tốt, thân phếu hình chóp nón ( góc ở đỉnh
thường 600) cuống phễu dài, có loại cuống
thẳng, cuống có bầu, cuốn uốn vòng.
- Phễu lọc dầu:
Được làm bằng
thủy tinh tốt, thân
phễu hình chóp
nón, thành dày có
gờ, cuống phễu
thẳng dài, đường
kính nhỏ.
2. Máy lọc ép:
Có dạng hình trụ, làm
bằng thép không gỉ. Hai
đầu có hai ống dẫn
dung dịch cần lọc vào
và dung dịch đã làm ra
sau khi đã đi qua vật
liệu lọc ở trong ống.
Máy lọc thường dùng ở
quy mô công nghiệp
cần lọc nhanh và nhiều.
Phương pháp lọc: Có 2 phương pháp lọc thường
dùng:
1. Lọc trong điều kiện áp suất bình thường:
- Đó là phương pháp tiến hành lọc trong điều
kiện áp suất bình thường và được tiến hành với
một hay nhiều tầng phễu lọc.
- Người ta cho dụng dịch cần lọc chảy qua vật
liệu lọc được đặt trong phễu lọc.
- Cách lọc này dễ thực hiện nhưng tốc độ lọc
chậm và thường được áp dụng cho các trường
hợp pha chế nhỏ, pha chế thuốc dụng ngoài,
thuốc uống.
2. Lọc trong điều kiện áp suất thay đổi:
Đó là phương pháp lọc được tiến hành trong điều
kiện thay đổi áp suất trên hay dưới bề mặt vật
liệu lọc.
 Lọc trong điều kiện áp suất giảm:
- Phương pháp làm tăng tốc độ lọc bằng cách
làm giảm áp suất dưới bề mặt vật liệu lọc.
- Để thực hiện được phương pháp này, hệ thống
lọc phải kín và phải sử dụng các thiết bị tạo áp
suất giảm như máy hút chân không…
 Lọc trong điều kiện áp suất tăng:
- Phương pháp làm tăng tốc độ lọc bằng cách
tạo ra áp suất lớn trên bề mặt vật liệu lọc.
- Để thực hiện được phương pháp này, người ta
thường lợi dụng áp suất thủy tĩnh hoặc máy
nén.
Câu 3: Từ công thức tính vận tốc
Hagen- Poiseuille. Hãy phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ lọc và
trình bày các biện pháp để khác phục ?
Công thức tính Lưu lượng lọc( tốc độ lọc):
π𝑆𝑟4(𝑃−𝑝)
V=
8ղ𝑙

Với: V: Tốc độ lọc.


S: Diện tích bề mặt lọc.
r: Bán kính trung bình lỗ xốp.
P-p: Hiệu số áp suất giữa hai mặt của
màng lọc.
ղ: Độ nhớt của dịch lọc.
 Từ công thức trên cho thấy: Tốc độ lọc phụ
thuộc vào:
+ Bản chất vật liệu lọc.
+Dụng cụ lọc.
+ Bề mặt tiếp xúc.
+ Bản chất dung dịch lọc( độ nhớt, tỷ trọng, kích
thước tiểu phân không tan).
+ Áp suất tác động lên vật liệu lọc.
Biện pháp khắc phục:
+ Giảm độ nhớt của dịch lọc.
+ Tăng diện tích bề mặt lọc.
+ Cần phải chọn các vật liệu lọc, dụng cụ có
kích thước phù hợp với từng nguyên liệu cần
lọc( ví dụ giấy lọc dày,thớ thưa: đường kính lỗ
xốp10µm thường dùng để locj dung dịch có độ
nhớt cao như: Siro, dầu, thuốc dầu..)
Câu 4: Trình bày các phương pháp
làm khô thường dùng trong ngành
dược ?
• Định nghĩa:
 Làm khô hay sấy khô là quá trình loại một chất
lỏng dễ bay hơi ra khỏi chất khác không bay hơi.
Trong ngành Dược thường là loại nước ra khỏi chất
rắn.
Các phương pháp làm khô:
1. Sử dụng năng lượng Mặt Trời ( phơi nắng):
- Thường áp dụng cho dược liệu còn nguyên hoặc
phân chia thô chưa thành bột.
- Thông thường trải thành lớp mỏng trên phên,
khay đục lỗ hay những khung lưới rồi đem phơi
nắng. Đôi khi phơi trong râm thoáng gió( đông y
gọi lag phơi tâm can)
2. Dùng không khí nóng:
+ Tủ sấy:
Phương pháp này
thường sử dụng vì thiết
bị đơn giản, có thể áp
dụng nhiều loại chất.
Nhưng có nhược điểm
là thời gian sấy thường
kéo dài, ảnh hưởng tới
các chất dễ bị hỏng bởi
nhiệt độ.
+ Tủ sấy chân
không:
phương pháp này
thường sử dụng để
sấy những chất bột
hoặc chất nhão dễ bị
hư hỏng bởi nhiệt
độ cao.
+ Máy sấy tầng sôi:
Hạt hay bột nằm trong bồn chứa
mà đáy có những lỗ để không khí
nóng xuyên từ dưới lên trên,
đồng thời dòng không khí nóng
này làm xáo trộn cả khói ẩm cho
đến khi khô hoàn toàn thì lấy ra.
Phương pháp này thường được
sử dụng để sấy bột và hạt( cốm)
để điều chế thuốc viên.
+ Máy sấy liên tục:
còn gọi là máy sấy
ngược dòng hay máy
sấy băng truyền:
Chất cần làm khô
được đưa vào máy
liên tục ở một đầu,
thoát ra ở đầu kia khi
đã khô nhờ không khí
nóng thổi vào theo
chiều ngược lại.
+ Sấy khô trên
ống trụ:
- Thiết bị gồm
một hay nhiều
trục được đun
nóng bên trong
bằng không khí
nóng 140-1500C
tự xoay xung
quanh một trục
nằm ngang.
- Các trục này quay ngược chiều nhau. Chất lỏng
cần sấy được cho vào được trải trên diện tích bề
mặt của trục đang quay để lớp chất này có bề dày
thích hợp (1-1,5mm).
- Tốc độ quay khoảng 6-30 vòng/ phút sao cho
sau một vòng quay thì sản phẩm khô và được
cạo ra khỏi nhờ một dao gạt.
+ Sấy phun sương:
- Chất cần sấy ở dạng dung
dịch hay hỗn dịch được phun
thành các hạt rất nhỏ đường
kính từ 10-100µm, như bụi
sương mù vào buồng sấy và
được khô ngay lập tức thành
bột mịn , thời gian sấy khô rất
nhanh khoảng 1/50s.
- Sự bốc hơi nước rất nhanh
làm cho bột khô ở nhiệt độ
thấp hơn nhiều so với không
khí xung quanh.
3. Đông khô:
- Là kỹ thuật làm khô do sự thăng hoa nước đá
của các dung dịch, hỗn hợp, mô ddoognj thực
vật… đã được đông lạnh trước.
- Nguyên tắc: Nước trong chất cần làm khô
trước tiên được đông lại thành nướ đá, rồi bốc
hơi trực tiếp không qua giai đoạn trung gian(
dạng lỏng) ở một áp suất rất thấp.
* Sự thăng hoa của nước đá xảy ra ở nhiệt độ và
áp suất như sau:
Nhiệt độ (0C) Áp suất (atm)

-80C 3,300

-200C 0,750

-400C 0,100

-500C 0,025

-790C 0,010
4. Các phương pháp khác:
- Dùng hóa chất: làm khô trong bình hút ẩm nhờ
các chất hút ẩm như silicagel, calcl clodid khan,
vôi sống(CaO), acid sulfuric đặc…
- Dùng các dung môi hút nước như cồn cao độ,
aceton….
Câu 5: Hãy tìm các phương pháp làm khô
thích hợp cho thuốc hay dược chất, hóa
chất ở dạng:
+ Rắn
+ Lỏng.
- Các phương pháp làm khô đối với thuốc
hay dược chất, hóa chất ở dạng rắn:
+ Tủ sấy.
+ Tủ sấy chân không.
+ Máy sấy tầng sôi.
+ Sử dụng năng lượng Mặt trời( chỉ áp
dụng cho các dược liệu còn nguyên hoặc
phân chia thô chưa thành bột.
- Các phương pháp làm khô đối với các
thuốc hay dược chất, hóa chất ở dạng
lỏng:
+ Sấy khô trên ống trụ.
+ Sấy phun sương.
+ Tủ sấy.
+ Đông khô.
Câu 6: Nhằm đảm bảo thuốc đạt yêu cầu vô
khuẩn. Hãy tìm các phương pháp khử khuẩn phù
hợp cho các yếu tố có liên quan đến pha chế sau:
• Phòng pha chế.
• Nhân viên pha chế.
• Dụng cụ, trang thiết bị.
• Nguyên liệu.
• Bao bì đựng.
• Thành phẩm.
Các phương pháp khử khuẩn phù hợp với
các yếu tố liên quan đến pha chế:
• Phòng pha chế:
+ Khử bằng tia cực tím, đèn tử ngoại và
dung dịch formaldehyd để khử không khí
trong phòng.
+ Lau tường, sàn, trần nhà bằng các dung
dịch sát khuẩn thích hợp.
+ Lắp hệ thống cấp lọc khí hoạt động.
• Nhân viên pha chế:
+ Thực hiện chế độ vô khuẩn trong pha
chế, thay quần áo, mang khẩu trang, đội mũ
đã khử khuẩn, sát khuẩn tay trước khi vào
phòng pha chế, đi guốc, dép riêng.
+ Đồ bảo hộ phải được sát khuẩn, vệ sinh
liên tục.
+ Mang đồ bảo hộ đúng theo quy định.
• Dụng cụ trang thiết bị:
+ Khử khuẩn bằng tia cực tím.
+ Phương pháp dùng sức nóng ẩm( là
phương pháp triệt khuẩn bằng hơi nước
nóng hay dùng sức nóng của nước luộc).
+ Phương pháp dùng sức nóng khô( là
phương pháp triệt khuẩn bằng không khí
nóng hay sức nóng của ngọn lửa trực tiếp).
+ Khử khuẩn bằng pp hóa học.
• Nguyên liệu:
+ Phương pháp lọc.
+ Phương pháp dùng sức nóng khô.
+ Phương pháp dùng sức nóng ẩm.
• Bao bì đựng:
+ Triệt khuẩn bằng hơi nước nóng.
+ Chai, lọ thủy tinh: phương pháp hóa học,
dùng sức nóng của nước sôi, dùng sức
nóng khô.
+ Lọ, nút: là chất dẻo thì rửa bằng chất tẩy
rửa rồi rửa lại bằng nước cất nhiều lần.
+ Nút bằng cao su: triệt khuẩn bằng hóa
chất, bằng sức nóng của nước sôi.
+ Phương pháp Tyndall.
• Thành phẩm:
+ Phương pháp Tyndall( là pp khử khuẩn
gián đoạn bằng cách đun nóng ở nhiệt độ từ
600-800C/ 30-60 phút rồi để nguội, sau 24h
lại tiếp tục đun nóng đến nhiệt độ trên( làm
như vậy 2-5 lần)).
+ Phương pháp lọc đối với dung dịch thuốc.
+ Phương pháp hóa học: dùng làm chất
bảo quan phải đáp ứng các yêu cầu được
ghi trong các Dược điển mới được sử dụng.

You might also like