You are on page 1of 30

BÀI 3: THOÁI HÓA KHỚP-

GOUT- LOÃNG XƯƠNG.

NHÓM 5: CHỦ ĐỀ 2
THOÁI HÓA KHỚP
Thành viên nhóm 5:
• Nguyễn Văn Tuấn Anh
• Huỳnh Thị Bích
• Võ Hữu Hùng
• Ngô Thị Nho
• Nguyễn Thị Ngọc Trân
• Đỗ Bảo Trâm
• Nguyễn Ngọc Bích Trâm
• Phùng Thị Quỳnh Trâm
• Trần Châu Ngọc Trí
• Trần Thị Triều
CẤU TẠO XƯƠNG ĐẠI THỂ

Cấu trúc một xương


dài điển hình:
1. Sụn khớp
2. Sụn đầu xương
3. Xương xốp
4. Xương đặc
5. Ngoại cốt mạc
6. Ổ (ống) tủy
CẤU TẠO XƯƠNG ĐẠI THỂ
Đầu xương Đầu xương: là tổ chức xương
xốp, nếu đầu xương là khớp
Thân xương sẽ có sụn bọc ngoài.
Màng xương: màng liên kết bọc
ngoài xương, trừ mặt khớp.
Chất nền xương
Tủy xương: nằm trong ống tủy,
hốc tủy, trong ống Haversian.
CẤU TẠO XƯƠNG ĐẠI THỂ
1. Cấu tạo chung của một xương: có 2
phần chính
- Xương đặc (substantia compacta): ở ngoài,
rắn, chắc, mịn, vàng nhạt.
- Xương xốp (substantia spongiosa): ở trong
do nhiều bè xương bắt chéo nhau chằng chịt,
để hở những hốc nhỏ như bọt biển.
Trong 1 xương tươi còn thấy rõ:
- Ở ngoài cùng, bọc lớp xương đặc còn một
lớp màng ngoài xương hay ngoại cốt mạc
(periosteum) là một màng liên kết mỏng dưới
2mm, chắc, dính chặt vào xương. Lớp trong
của cốt mạc mang nhiều mạch máu và thần
kinh để nuôi xương và có nhiều cốt bào đóng
vai trò quan trọng trong việc phát triển xương
về chiều ngang.
CẤU TẠO XƯƠNG ĐẠI THỂ
- Ở trong cùng, bên trong lớp xương xốp là tủy xương (medulla
ossium). Có 2 loại tủy xương:
+ Tủy đỏ (medulla ossium rubra) là nơi tạo huyết, có ở trong các hốc
xương xốp (ở toàn bộ các xương của thai nhi và trẻ sơ sinh, và ở riêng
các phần xương xốp của người lớn).
+ Tủy vàng (medulla ossium flava) chứa nhiều tế bào mỡ, chỉ có ở
trong các ống tủy ở thân xương dài người lớn, bên trong cùng lớp
xương xốp.
CẤU TẠO XƯƠNG ĐẠI THỂ
2. Đặc điểm cấu tạo riêng của
xương dài (chiều dài >chiều rộng):
VD:x.chi trên, x.chi dưới
• Ở thân xương, lớp xương đặc ở
ngoài làm thành một ống xương
dày ở giữa và mỏng dần ở 2 đầu,
lớp xương xốp ở trong, ngược lại,
mỏng ở giữa và và dày dần lên ở 2
đầu: trong cùng là một ống tủy dài,
chứa đầy tủy vàng.
• Ở 2 đầu xương, lớp xương đặc
chỉ còn là 1 lớp mỏng bao bọc ở
ngoài, và bên trong là các khổi
xương xốp chứa đầy tủy đỏ
CẤU TẠO VI THỂ (XƯƠNG DÀI)
Tế bào xương:

 Tạo cốt bào (tế bào xương đang


hình thành): là tế bào tạo ra xương,
có ở bề mặt các giá đỡ tạo xương.

- Tham gia vào quá trình calci hóa.

- Sản xuất thành phần hữu cơ của


chất nền xương.

- Nguồn gốc: từ tb trung mô chưa


được biệt hóa.
CẤU TẠO VI THỂ (XƯƠNG DÀI)
 Cốt bào (tế bào xương đã được
hình thành): là những tế bào
xương nằm vùi hoàn toàn vào
trong chất nền xương.
- Thân hình bầu dục, có nhánh bào
tương.
- Tham gia vào sự trao đổi calci
giữa xương và máu.
- Sản xuất ra chất nền hữu cơ.
- Nguồn gốc: từ tạo cốt bào
CẤU TẠO VI THỂ (XƯƠNG DÀI)
 Hủy cốt bào: là tế bào tiêu hủy
xương và hủy sụn nhiễm calci với
cường độ cao (có vai trò quyết
định).

- Là tế bào khổng lồ, chứa nhiều


nhân nằm chụp trên vách xương,
tiết enzyme và proton H+.

- Nguồn gốc: từ 1 dòng mono bào


đặc biệt trong tủy xương.
CẤU TẠO VI THỂ (XƯƠNG DÀI)
Chất nền xương:

- Chất hữu cơ: chiếm 30%, được


tạo bởi 95% là collagen( collagen
typ1, typ 2). Trong mỗi lá xương các
sợi collagen xếp theo 1 hướng.
Proteoglycan, glycoprotein, các
protein không collagen.

- Chất vô cơ: chiếm 70%, gồm muối


phosphat calci, hydroxyapatit.
CẤU TẠO VI THỂ (XƯƠNG DÀI)

 Màng xương:
 Màng ngoài: mô sợi, mạch máu,
mạch bạch huyết, nhiều nhánh
thần kinh cảm giác.

 Màng trong: tạo cốt bào, nhiều


mạch máu, thần kinh coa tác
dụng tạo và phát triển xương
CẤU TẠO VI THỂ (XƯƠNG DÀI)

Tủy xương: nằm trong ống


tủy, hốc tủy, trong ống
Haversian.

 Tủy đỏ: là nơi tạo huyết, có ở


trẻ sơ sinh

 Tủy vàng: có ở ống thân


xương, chứa nhiều tế bào
mỡ(có ở người lớn)
CẤU TẠO VI THỂ (XƯƠNG DÀI)
 Khớp xương:

Khớp động( khớp hoạt


dịch): là khớp hoạt động
thường xuyên, có ổ
khớp chưa chất hoạt
dịch làm trơn khớp cho
phép hoạt động tự do.
http://hocday.com/m-xng-2011-m-xng-mc-
tiu.html?fbclid=IwAR1PnQOWaQ2qT8on4BjUBlM33
TTQnqNDEPqLkBu0BWdHDJMngH98JBQ3txs
THOÁI HÓA KHỚP
1.Định nghĩa:
Thoái hóa khớp là một loại bệnh mạn tính xảy ra chủ
yếu ở người trung niên và người có tuổi. Đây là tình
trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, kèm
theo phản ứng viêm, giảm thiểu lượng dịch khớp.
THOÁI HÓA KHỚP
2.Nguyên nhân:
2.1.Sự lão hóa (thoái hóa khớp
nguyên phát):
•Khi trưởng thành các tế bào sụn bắt
đầu không có khả năng sinh sản và tái
tạo cùng với đó là sự lão hóa của cơ
thể. Dần dần các tế bào sụn cũng giảm
chức năng tổng hợp chất tạo nên sợi
colagen và mucopolysacarit khiến cho
chất lượng sụn kém dần nhất là tính
đàn hồi và chịu lực.
•Thoái hóa khớp là quy luật tự nhiên, ai
cũng sẽ gặp phải. Tuy nhiên, tùy vào
cơ địa, thói quen sinh hoạt, chất lượng
cuộc sống mà sự thoái hóa đến sớm
hay muộn.
THOÁI HÓA KHỚP
2.2.Yếu tố cơ giới (thoái hóa khớp thứ phát)
Đây yếu tố gây thoái hóa khớp nhanh hơn bình thường. Yếu
tố cơ giới thể hiện bằng sự tăng bất thường lực nén trên một
đơn vị diện tích của mặt khớp và đĩa đệm là yếu tố chủ yếu
trong thoái hóa khớp thứ phát bao gồm:
• Các dị dạng bẩm sinh làm thay đổi diện tỳ nén bình thường
của khớp và cột sống.
• Biến dạng sau chấn thương, u, loạn sản, làm thay đổi mối
tương quan, hình thái của khớp và cột sống.
• Việc tăng tải trọng do tăng cân quá mức do béo phì và tăng
tải trọng do nghề nghiệp…
THOÁI HÓA KHỚP
2.3 Các yếu tố khác
• Di truyền: cơ địa già
sớm.
• Nội tiết: tuổi mãn kinh,
đái tháo đường, loãng
xương do nội tiết.
• Chuyển hóa: bệnh
gout, bệnh da sạm màu
nâu.

Nguồn: https://khopnu.vn/benh-thoai-
hoa-khop-la-gi-nguyen-nhan-trieu-
chung-va-cach-dieu-
tri/#Nguyen_nhan_gay_thoai_hoa_khop
THOÁI HÓA KHỚP
3.Cơ chế bệnh sinh
Thoái hóa khớp là bệnh của toàn
bộ các thành phần cấu tạo khớp.
Đây là một bệnh phức tạp diễn tiến
2 quá trình song song:
1.Sụn thoái hóa, qua đó sụn
khớp phủ trên bề mặt xương bị phá
hủy dần cùng với thay đổi cấu trúc
khớp. Sự thoái hóa sụn khớp gây
hạn chế vận động.
2.Hiện tượng viêm những tổ
chức cận khớp. Chính hiện tượng
viêm này đã gây triệu chứng đau,
sung huyết và giảm hoạt động khớp.
THOÁI HÓA KHỚP
• Giai đoạn sớm: Giai đoạn này
sụn phì đại, tăng phần
proteoglycan và hút thêm nước.
Các tế bào sụn tăng tổng hợp
collagen proteoglycan và cả các
enzyme thoái hóa
metalloproteinase (collagen và
stromelysine). Đó là những phản
ứng của sụn để sửa lại cấu trúc và
cũng chỉ là tạm thời đưa đến sự
tăng tổng hợp Cytokinin
(Interleukin), tăng yếu tố hoại tử u
(TNFα) và các yếu tố tăng trưởng
khác, các men làm tiêu các chất http://www.benhhoc.com/bai/229
căn bản. 3-Thoai-hoa-khop.html
THOÁI HÓA KHỚP
• Giai đoạn mãn tính: Hiện tượng
sụn bị phá vỡ thể hiện bằng giảm
đồng hóa (giảm tổng hợp collagen
và proteoglycan). Song song các
sản phẩm liên quan đến sự thoái
hóa khuôn sụn được tiếp tục đổ
vào dịch khớp.
• Sụn khớp: TL-1 và TNFα gây
thoái hoá sụn bằng cách kích thích
tiết các men gây phá hủy collagen
và proteoglycan, đồng thời ức chế
tổng hợp các protein của chất căn
bản của sụn, proteoglycan giảm
về hàm lượng, thay đổi về cấu trúc
và suy yếu, về cơ học mỡ đường
cho những tổn thương thực thể.
Từ đó sức chịu đựng kém đối với http://www.benhhoc.com/bai/2089
cơ học đưa đến sự hủy hoại sụn. -Thoai-hoa-khop.html
THOÁI HÓA KHỚP
• Thay đổi xương: Sụn bị hủy hoại, xương
không được che chở đã tổn thương vì các
đòi hỏi về cơ học, xương dưới sụn phản
ứng bằng cách tăng sinh xương, tái tạo bất
thường để bù trừ mất sụn, mở rộng điểm
tựa, thành lập gai xương (osteophytose),
xương đặc lại, tăng độ cứng.
• Phản ứng viêm ở bao hoạt dịch: Những
mảnh proteoglycan và collagen được giải
phóng vào dịch khớp, với lượng tăng dần.
Ở khớp giữ vai trò nơi trút tháo những sản
phẩm thoái hóa của sụn: cytokin và yếu tố
tăng trưởng. Những mảnh đó bị thực bào
bởi các đại thực bào. Hiện tượng trên dẫn
đến viêm nhiễm mạn tính ở bao hoạt dịch.
Những tế bào hoạt dịch sinh ra cytokin đặc
biệt Interleukin I đến lượt nó lại tác động
vào sụn khớp và làm tăng thêm sự tàn phá
sụn.
THOÁI HÓA KHỚP
4.Biểu hiện lâm sàng.
1. Khớp kêu lạo xao, lục cục mỗi khi
co duỗi, thường đi kèm với cơn đau.
Đây là biểu hiện thoái hóa khớp dễ
nhận biết nhất.
2. Cứng khớp vào buổi sáng hoặc
ngồi lâu, thường kéo dài dưới 30 phút.
3. Khó khăn khi vận động. Khó cử
động cổ do đau mỏi vùng sau gáy lan
xuống cánh tay, đi lại khập khiễn và đau
(khớp đau khi cử động nhiều và giảm
dần khi nghỉ ngơi).
4. Đau khi ngồi xổm, gặp khó khăn khi
đứng dậy, phải tìm chỗ tựa mới đứng
dậy được (nguy cơ thoái hóa khớp gối https://vungcot.vn/7-dau-hieu-va-bieu-
tăng đến 41%). hien-cua-thoai-hoa-khop/
THOÁI HÓA KHỚP
5. Đau khi leo cầu thang (dấu hiệu
của bệnh thoái hóa khớp gối).
Trường hợp nếu phải nhích từng
bước vì quá đau thì tình trạng thoái
hóa đã trở nặng nề.
6. Khớp đau nhiều khi tăng cân,
việc thừa cân gây nguy cơ THK cao
gấp 7 lần so với thông thường. Đặc
biệt là khớp háng, đầu gối, gót chân
là nơi khớp gánh trọng lượng cơ thể
nhiều nhất.
7. Tê khớp, sưng, biến dạng, teo
cơ là một trong những dấu hiệu sụn
khớp bị tổn thương nghiêm trọng
như là: ngón tay trở nên gồ ghề và
cong, đầu gối lệch trục, ngón chân
cứng và cong vẹo.
THOÁI HÓA KHỚP
5.Chẩn đoán:
• Dựa vào các tiêu chuẩn lâm
sàng để chẩn đoán:Người lớn
tuổi,cứng khớp,giảm vận
động.....
• Phương pháp chụp X
quang:Tuy nhiên việc chẩn
đoán thường muộn vì những
đặc điểm của thoái hoá khớp có
thể phát hiện trên X quang
thường là tổn thương sụn khớp
nhiều mới có biểu hiện tổn
thương ở xươngvà cần phân
biệt thoái hóa khớp với các vấn
đề xương khớp khác.
THOÁI HÓA KHỚP

• Hiện nay thoái hóa


khớp có thể được chẩn
đoán từ rất sớm bằng
kỹ thuật chụp cộng
hưởng từ.Đây là một
phương pháp chẩn
đoán hình ảnh ưu việt
và tiên tiến nhất.

Nguồn: http://soha.vn/buoc-tien-moi-trong-chan-doan-thoai-hoa-khop-
20181116210028423.htm ,https://chuyenkhoaxuongkhop.vn/chuan-doan-thoai-hoa-khop.html
THOÁI HÓA KHỚP
6.Phương pháp điều trị:
• Phương pháp dùng thuốc đặc
trị: Sử dụng cho những trường hợp
bệnh nhẹ ,có đáp ứng hiệuquả với
thuốc. Các thuốc này có tác dụng
giảm đau,kháng viêm,ngăn chặn
quá trình thoái hóa khớp,bổ sung
dưỡng chất giúp xương phục hồi.
• Phương pháp điều trị bằng
Dao châm cứu He-ne: kết hợp với
dao tiểu phẩu siêu mỏng hiện đại
bóc tách mô sụn hiệu quả mà
không gây chảy máu tác động vào
vị trí khớp bị thoái hóa làm giảm
triệu chứng bệnh và phục hồi
xương khớp.
THOÁI HÓA KHỚP
• Phương pháp điều trị bằng
Dao thể dịch: điều trị theo cơ chế
thẩm thấu đặc biệt của đĩa đệm
cột sống.Dao thể dịch đưa vào cơ
thể thông qua đốt sống cùng sẽ
lan truyền đến nhiều khớp đang bị
thoái hóa,cho kết quả điều trị tốt.
• Phương pháp điều trị bằng
phương pháp vật lý trị liệu:
Được sử dụng hỗ trợ cho các biện
pháp nêu trên,bao gồm xoa
bóp,châm cứu,truyền dịch,tập vận
động.. nhằm giảm đau hiệu quả
hơn và phục hồi chức năng vận
động.
.https://xuongkhop.phongkhamdakhoathaibinhduong.vn/ph
uong-phap-nao-dieu-tri-hieu-qua-cho-nguoi-
THOÁI HÓA KHỚP
• Phương pháp tiêm huyết tương giàu
tiểu cầu:Máu sau khi được chiết xuất ly
tâm sẽ loại bỏ phần lớn hồng cầu, bạch
cầu nên sẽ còn lạị tiểu cầu với tỷ lệ nhiều
gấp 2 đến 7 lần tỷ lệ trong máu bình
thường.Tiểu cầu được làm vỡ sẽ giải
phóng ra nhiều yếu tố dinh dưỡng có vai
trò quan trọng trong việc tái tạo, làm lành
tổ chức, điều hòa sản xuất collagen, ....
Từ đó làm tái sinh các mô bị hư hại, giúp
cho tế bào trở nên khỏe mạnh hơn.
• Ngoài ra trong trường hợp bệnh nhân
đau dữ dội,mất khả năng đi lại hoàn
toàn,bác sĩ có thể thực hiện các phương
pháp phẩu thuật mài khớp xương,căt bỏ
đoạn xương bị tổn thương,cắt bỏ khớp
gối,...

You might also like