You are on page 1of 14

Môn học : Phương pháp phân tích trong

CNSH

Đề tài tiểu luận : Ứng dụng của phương pháp sắc ký


lỏng hiệu năng cao HPLC trong phân tích các chất

Sinh viên : Đặng Ngọc Mai

MSSV : 20174924
 

- carotene
 - Chất phân tích là - carotene và phương pháp phân tích là sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC

  1. Đặc điểm của - carotene


 - carotene là một loại carotenoid phổ biến nhất
được tìm thấy trong thực phẩm và là tiền thân chủ
yếu của vitamin A (cơ thể có thể chuyển - carotene
thành vitamin A).
 - carotene có màu cam, thường thấy trong các loại
trái cây và rau quả có màu cam như cà rốt, bí ngô,
đào, khoai lang đỏ,…và các loại rau có màu xanh
đậm.
 - Chính màu vàng cam của- carotene làm nền cho
màu xanh của các diệp lục tố đậm hơn ở các loài
rau giàu - carotene.
 Lợi ích sức khỏe của beta carotene
- Khi bổ sung beta carotene cho cơ thể, beta carotene được chuyển hóa thành vitamin A ( Retinol )
trong ruột non nhờ các loại enzyme, Retinol dư thừa sẽ được lưu giữ trong gan và tổng hợp thành
vitamin A phục vụ cho các hoạt động cần thiết của cơ thể.

- Carotene tạo điều kiện trao đổi thông tin giữa các tế bào bằng cách cải thiện sự biểu hiện của
một gen mã hóa cho protein liên kết. Những protein này hình thành những lỗ nhỏ hoặc điểm
nối khoảng cách giữa các màng tế bào, do đó cho phép các tế bào trao đổi các phân tử nhỏ.
 Lợi ích sức khỏe của beta carotene

- Về tim mạch, chế độ dinh dưỡng giàu beta carotene giúp


giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, làm giảm quá trình
oxi hóa Cholesterol , do đó làm giảm nguy cơ xơ vữa động
mạch và bệnh mạch vành.

- Beta carotene có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư nhờ
vào tác dụng chống oxi hóa của nó .

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ ăn giàu beta carotene


có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư như : ung thư
vú, ung thư phổi, ruột kết, khoang miệng...

- Beta carotene giúp làm chậm đáng kể sự lão hóa nhận


thức. Hơn nữa, nó có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh
sa sút trí tuệ
- Bổ sung hợp lý thực phẩm giàu beta carotene giúp tăng dung tích phổi,
giảm các bệnh về đường hô hấp , do đó ngăn ngừa, giảm thiểu các rối loạn
hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản...

- Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, những người có lượng beta carotene đầy đủ trong cơ
thể ít có khả năng bị suy yếu dung nạp glucose và bệnh tiểu đường...

- Beta carotene cùng với một số hoạt chất khác có thể làm chậm quá trình thoái hóa điểm
vàng – bệnh lý liên quan đến tuổi (ARMD)

- Ngoài ra , beta carotene còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách kích hoạt tuyến ức –
là một trong những nguồn bảo vệ miễn dịch quan trọng nhất. Tuyến ức cho phép hệ thống miễn
dịch chống lại nhiễm trùng và virus, do đó tiêu diệt các tế bào gây hại trước khi chúng có thể lây
lan.
- Một lợi ích không thể không kể đến của beta carotene đó là duy trì
làn da khỏe mạnh và mái tóc chắc khỏe hơn

- Giúp da sáng đẹp tự nhiên hơn, ngăn ngừa lão hóa da sớm
bằng cách hoạt động như một chất chống oxi hóa.

- Thiếu vitamin A có thể khiến tóc bị khô, da đầu bị khô,...Do đó tiêu


thụ thực phẩm giàu beta carotene giúp ngăn ngừa các tình trạng
này, tóc chắc khỏe và mềm mượt hơn.
2. Nguồn gốc của beta carotene trong tự nhiên
- Những loại thực phẩm có đương lượng beta-carotene cao là các loại rau củ có màu
vàng, xanh như cà rốt, rau bina, ớt xanh, bí ngô và các loại trái cây như họ cam quýt,
dưa hấu.

- Cà Rốt : đây là loại thực phẩm bổ sung beta carotene được


nhắc đến nhiều nhất. Mỗi một gram cà rốt cung cấp 83
microgram beta- carotene.

- Khoai lang : giống như cà rốt, khoai lang là một thực phẩm
rất giàu beta- carotene, thậm chí nó còn là thực phẩm bổ sung
carotene nhiều nhất, hơn cả cà rốt.Cứ 1 gr khoai lang thì có
chứa 226 mcg (microgram) beta-carotene
- Lá nho : trên thực tế, lá nho rất bổ dưỡng , có thể cung cấp
cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm cả beta- carotene.
Cứ 1 gr lá nho tươi chứa tới 161mcg beta-carotene cho cơ thể.

- Cải xoăn : Cải xoăn cũng chứa nhiều beta- carotene, 100gr cải xoăn
có chứa 5,9 mg beta-carotene. Ngoài ra, cải xoăn còn chứa nhiều
dưỡng chất khác như sắt, protein, thiamine, riboflavin, folate, magne
và phospho...

- Quả bí ngô : Trong bí ngô có chứa nhiều beta- carotene sau đó sẽ


chuyển thành vitamin A trong cơ thể. Trung bình 100gr bí ngô nấu
chín cung cấp 11,155 UI giá trị vitamin A cần thiết hàng ngày.
3. Kỹ thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC trong phân tích beta- carotene
Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao ra đời trong những năm 1967-1968,
trên cơ sở phát triển và cải tiến từ phương pháp sắc ký cột cỏ điển.

- HPLC là một phương pháp chia tách trong đó pha động là chất lỏng và pha tĩnh chứa trong
cột là chất rắn đã được phân chia dưới dạng tiểu phần (hoặc một chất lỏng phủ lên một chất
mang rắn, hay một chất mang đã được xử lý bằng liên kết hóa học với các nhóm chức hữu
cơ...)
- Ưu điểm : có độ nhạy cao, khả năng định hướng tốt, thích hợp tách các hợp chất khó bay hơi
hoặc các hợp chất dễ bị phân hủy bởi nhiệt.
3.1.Chuẩn bị mẫu phân tích

Chuẩn bị mẫu rau quả

- Các mẫu rau gồm rau ngót, cà chua, lá gấc ,cà rốt, ớt vàng... hoặc các mẫu
hoa quả như cam, đu đủ, dưa hấu...
- Các nguyên liệu này được rửa sạch, lấy phần ăn được và xay đều bằng máy
xay mẫu ướt.
- Mẫu đồng nhất được chiết và bảo quản trong các lọ polyetylene ở -20*C
cho đến khi phân tích
3.2.Điều kiện chạy sắc ký

- Pha động : acetonitrie: methanol:chloroform = 55:23:22 ( v/v/v )

- Tốc độ dòng : 0,85 ml/phút

- Thời gian lưu : 20 phút

- pH = 2-8

- Nhiệt độ = 30*C

- Pha tĩnh : cột silical gel C18 trên máy HPLC-10Av, Shimazu.
3.3.Hàm lượng chất phân tích và phạm vi phương pháp
Với kết quả HPLC , thời gian lưu của beta- carotene tách khỏi cột phù hợp với các
mẫu chuẩn.

Hiệu suất tinh sạch :

- Mẫu lá gấc bánh tẻ tươi , thu được 85mg beta- carotene.


Hiệu suất tinh sạch là 1,4x10-2 %
- Mẫu cà chua tươi : 26 mg beta- carotene , hiệu suất 4,3x10-2 %
- Các mẫu nguyên liệu khác cũng thu hiệu suất tương đối cao.
 So với hiệu suất tinh sạch tiêu chuẩn, thì hiệu suất thu được
trong quá trình thực nghiệm đạt gần 90%
 
Phạm vi phương pháp
- Sắc ký lỏng HPLC được ứng dụng trong phân tích rất nhiều chất khác nhau,
đem lại hiệu quả phân tích cao.

- Có thể kết hợp HPLC với phương pháp đo quang phổ ( đối với những chất có
thể đo được màu sắc ) để hiệu quả tách chiết được cao hơn.

- Ngoài ra , HPLC còn được dùng phổ biến trong phân tích để xác
định chính xác các chỉ tiêu chất lượng của 1 chất chuẩn ban đầu,
kiểm tra lại điều kiện tối ưu của một phản ứng sinh học nào đó...
 

You might also like