You are on page 1of 29

Hanoi University Trường Đại học

of Pharmacy
Dược Hà Nội

Hanoi University of Pharmacy


Chủ đề 5

QUY LUẬT CHUYỂN HÓA SỰ


THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG THÀNH SỰ
 
THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC
LẠI
Người hướng dẫn : TS Vũ Văn Vinh
Nhóm trưởng: Trần Thị Hạnh Nguyên
Thuyết trình: Bùi Văn Chung
Thư kí: Trịnh Thị Khánh Hòa
Các thành viên trong nhóm
• Đặng Khánh Chi • Nguyễn Thị Loan
• Phan Nhật Dương • Nguyễn Ngọc Khánh Minh
• Lưu Huệ Linh • Trần Thị Hạnh Nguyên
• Lương Thị Khánh Ly • Nguyễn Phương Thảo
• Phạm Thị Ngát • Vũ Minh Thư
• Lê Thị Vân • Trần Thị Phương Anh
• Nguyễn Thành Vinh • Nguyễn Ngọc Biên
• Bùi Văn Chung • Nguyễn Bá Cường
• Trịnh Thị Khánh Hòa • Phạm Thị Minh Hằng
• Thân Thị Mai Loan • Nguyễn Thị Thanh Hằng
ĐẠI CƯƠNG
Các quy luật cơ bản của phép biện chứng
duy vật
Quy luật chuyển Quy luật thống nhất Quy luật phủ định
hóa từ những sự và đấu tranh giữa của phủ định
thay đổi về lượng các mặt đối lập
thành những sự
thay đổi về chất và
ngược lại
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng
thành những sự thay đổi về chất và ngược lại

 Khái niệm chất, lượng


 Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
 Ý nghĩa của phương pháp luận
Khái niệm chất, lượng
 Chất
– Phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật và hiện
tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó mà không phải là cái
khác.

– Ph. Ăngghen: “Những chất lượng không tồn tại, mà những sự vật có chất lượng, hơn
nữa, những sự vật có vô vàn chất lượng mới tồn tại”.

– Chất của sự vật không chỉ được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành sự vật
Ví dụ: Tính lỏng của nước đá là tính quy định về chất của nước ,phân
biệt nước ở trạng thái hơi với trạng thái rắn.

Chất không tồn tại thuần túy tách rời sự vật, hiện tượng, biểu hiện tính ổn định tương
đối của nó.
 Lượng
– Phạm trù triết học để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự
vật biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động
và phát triển của sự vật cũng như các thuộc tính của nó.
• Lượng
  và chất thống nhất với nhau trong mỗi sự vật tồn tại khách
quan, do đó lượng cũng mang tính khách quan, phong phú như
chất.

 Trong thực tế, lượng có thể được xác định bằng những đơn vị, các
đại lượng và được nhận thức thông qua các đơn vị và đại lượng ...,
có những lượng không được xác định bằng đơn vị, đại lượng,
nhưng chúng ta vẫn nhận thức được nhờ khả năng trừu tượng hóa.

 Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ là tương đối.


VD: Nhiệt độ của nước có thể là 1030, 100…
II. Quan hệ biện chứng giữa
chất và lượng
 Chất và lượng thống nhất với nhau
 Lượng thay đổi dần dần và dẫn đến sự thay đổi về chất và
ngược lại
 Đặc điểm và các hình thức cơ bản của bước nhảy
1. Chất và lượng thống nhất với nhau

 Bất kì sự vật hiện tượng nào cũng là thể thống nhất giữa hai
mặt chất và lượng.
 Chúng không tách rời nhau mà tác động qua lại lẫn nhau.
 Sự biến đổi tương quan giữa chất và lượng tạo nên tiến trình
phát triển ở sự vật.
Ví dụ
Sự khác nhau về chất(trạng thái) Sự khác nhau giữa “nước thường”
của nước ở thể lỏng và nước ở thể và “nước nặng” được quy định bởi
rắn được quy định bởi nhiệt độ lượng là thể tỷ lệ hidro và oxy
trong cấu tạo phân tử.
2. Lượng thay đổi dần dần dẫn đến sự thay đổi về
chất và ngược lại

 Sự thay đổi về lượng sẽ có thể dẫn đến sự chuyển hóa về chất.


 Không phải lúc nào lượng thay đổi thì chất cũng sẽ thay đổi.
 Nếu lượng được cung cấp chưa đủ để vượt qua giới hạn nhất
định thì chất vẫn chưa thể thay đổi  độ.
Khái niệm độ
• Độ chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và
lượng, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng
chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ
• Gà ấp trứng trong 21 ngày sẽ nở ra gà con nhưng khi
gà mẹ không ấp đủ thời gian cần thiết thì trứng sẽ
không nở thành gà.
 Muốn thay đổi chất ta phải cung cấp một
lượng sao cho nó đạt đến một điểm nhất định
gọi là điểm nút.
 Điểm nút là ranh giới giữa lượng và chất mà
khi sự thay đổi của lượng đạt tới thì sự thay
đổi về chất bắt đầu được hình thành.
Ví dụ: Khi đun nước bình thường đến 100°C thì
bốc hơi (thay đổi trạng thái).
 Từ 0 đến 100°C gọi là độ của nước và 100°C
gọi là điểm nút.
 Khi chất mới ra đời có sự tác động trở lại
lượng của sự vật.
 Chất mới tác động lại lượng của sự vật trên
nhiều phương diện như làm thay đổi kết cấu
quy mô tình độ nhịp điệu của sự vận động và
phát triển của sự vật hiện tượng.
Ví dụ: Trong năm học lớp 10 bạn không ngừng
tích lũy kiến thức, đó gọi là lượng. Khoảng thời
gian này chất chưa thay đổi chỉ có lượng thay
đổi. Lượng tích lũy đến cuối năm (điểm nút) bạn
lên lớp 11 thì chất đã thay đổi.
3. Đặc điểm và các hình thức cơ bản của bước nhảy

• Thời điểm mà lượng chuyển sang chất gọi là bước nhảy.


• Bước nhảy là một phạm trù triết học để chỉ sự chuyển hóa về
chất của sự vật do sự thay đổi trước đó về lượng gây nên.
Đặc điểm của bước nhảy
• Là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển. Đồng thời đó
là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới.
• Nó là sự gián đoạn trong quá trình vận động và phát triển liên
tục của sự vật.
Các hình thức cơ bản của bước nhảy
Dựa theo nhịp điệu bước nhảy Căn cứ vào quy mô

Bước nhảy đột biến Bước nhảy cục bộ


• Là bước nhảy được thực hiện • Là bước nhảy làm thay đổi chất
trong thời gian ngắn làm thay đổi của những mặt những yếu tố riêng
cơ bản toàn bộ kết cấu của sự vật lẻ của sự vật hiện tượng.
hiện tượng

Bước nhảy dần dần Bước nhảy toàn bộ


• Là bước nhảy được thực hiện từ • Là bước nhảy làm thay đổi toàn
từ thông qua việc tích lũy chất bộ chất của sự vật hiện tượng.
mới và loại bỏ chất cũ
• Trong thế giới luôn diễn ra sự biến đổi tuần tự
về lượng dẫn đến bước nhảy về chất tạo ra một
đường nút vô tận thể hiện cách thức vận động
và phát triển của sự vật từ thấp đến cao.
• Ph.Ăngghen khái quát tính tất yếu này:
“Những thay đổi đơn thuần về lượng đến một
mức độ nhất định sẽ chuyển hóa thành những sự
khác nhau về chất”.
 Tóm lại:
• Bất kì sự vật hiện tượng nào cũng có sự thống
nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng.
• Sự thay đổi dần dần về lượng tất yếu sẽ dẫn
đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy,
đồng thời chất sẽ tác động trở lại lượng tạo ra
những biến đổi về lượng của sự vật hiện tượng.
• Quá trình đó liên tục diễn ra tạo thành phương
thức cơ bản phổ biến của các quá trình vận
động phát triển của sự vật hiện tượng trong tự
nhiên xã hội và tư duy.
III. Ý nghĩa của phương pháp luận
 Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải coi trọng cả
hai phương diện CHẤT và LƯỢNG của sự vật.
 Phải chống lại khuynh hướng tả khuynh và hữu khuynh.
 Cần phải vận dụng linh hoạt các hình thức bước nhảy.
 Phải thấy được tính đa dạng của bước nhảy, nhận thức
được từng hình thức của bước nhảy, có thái độ ủng hộ
bước nhảy, tạo điều kiện cho bước nhảy thực hiện một
cách kịp thời.
 Phải có thái độ khách quan và quyết tâm thực hiện
bước nhảy khi hội tụ đủ điều kiện chín muồi.
Tả khuynh
Là tư tưởng nôn nóng, chủ quan duy chí chưa tích lũy
đủ về lượng mà thay đổi về chất

Căn bệnh chạy theo thành tích của nền


Giáo dục, khi các em vẫn chưa tích lũy
đủ kiến thức thì đã vội đã thay đổi về
chất dẫn đến chất lượng đầu ra yếu kém.
Hữu khuynh
Là tư tưởng bảo thủ trì trệ không thực hiện bước nhảy
khi đã tích lũy đủ về lượng

Cuối thế kỉ 20 điện thoại di động Nokia xuất hiện Tư tưởng hữu khuynh đã đẩy “đề chế” Nokia
và tạo nên một cơn sốt trên toàn cầu chiếm tới chính thức sụp đổ sau thương vụ mua lại của
40% thị phần trên toàn thế giới. Microsoft vào năm 2014
IV. Vận dụng quy luật lượng
chất trong quá trình học tập
và rèn luyện của sinh viên.
Tài Liệu Tham Khảo
• Giáo Trình Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mác – Lênin – Nhà Xuất
Bản Sự Thật
• Hướng Dẫn Ôn Tập Môn Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mác - Lê-nin,
PGS.TS. Trần Thị Lan Hương, Nhà Xuất Bản Bách Khoa
• Tài Liệu Ôn Thi Môn Triết Học Mác Lê-nin – Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt
Nam, Học Viện Khoa Học Xã Hội
• Các tài liệu trên các trang mạng
 

You might also like