You are on page 1of 52

Đạ i họ c Dượ c Hà Nộ i

TÁC DỤNG
KHÔNG MONG MUỐN
CỦA GLUCOCORTICOID

Nhóm 2.2 – M1K71


Nội dung báo cáo

 Đại cương về Glucocorticoid


 Dược động học
 Dược lực học
 Một số tác dụng không mong muốn và
cách khắc phục
 Một số lưu ý
 Tổng kết
Đại cương về
Glucocorticoid
Đại cương

 Glucocorticoid là một loại corticosteroid, là một loại


hormone steroid. Chúng có mặt ở hầu hết các tế bào
động vật có xương sống.
 Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1944 do Tadeusz
Reichstein cộng tác với Edward Calvin Kendall và Philip
Showalter Hench.
Nguồn gốc
 Glucocorticoid (glucose +
cortex + steroid) được lấy
từ vai trò của nó trong
điều hòa chuyển hóa
glucose, được tổng hợp
trong vỏ tuyến thượng
thận và có cấu trúc steroid
của nó.
Phân loại
Tự nhiên Tổng hợp
 Là hormon do tuyến vỏ thượng  Người ta dựa vào công thức
thận sản xuất (VD: cortison). của hydrocortison để sản xuất
 Ở nồng độ sinh lý chúng có vai rất nhiều GC tổng hợp (như
trò quan trọng duy trì chuyển solumedrol, prednisolon,
hóa năng lượng, duy trì huyết dexamethason,
áp, giúp cân bằng nội môi, tăng betamethason)
sức chống đỡ của cơ thể với  Dùng cho mục đích kháng
stress, giảm đau và duy trì các viêm và các bệnh liên quan
chức năng khác của cơ thể. đến cơ chế miễn dịch.
 Sự thiếu Glucocorticoid sẽ dẫn => Đưa glucocorticoid lên hang
đến các rối loạn nghiêm trọng. thuốc được sử dụng nhiều nhất
trên thế giới.
Dược động học
Đường dùng

 Các GC tự nhiên và dẫn xuất của nó thường được dùng


qua đường uống.
 Ngoài ra, nó còn được sử dụng qua đường tiêm bắp,
tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da, phun mù và bôi trên da

=> Chọn đường dùng phù hợp nhất, tác dụng toàn thân.
Hấp thu

 Dễ hấp thu qua đường tiêu hóa


 Hấp thu qua đường tiêm truyền rất khác nhau giữa các
glucocorticoid
 Hấp thu của đường dùng tại chỗ phụ thuộc nhiều yếu tố (diện
tích tiếp xúc, độ tuổi, tá dược,...)
Phân bố

 Phân bố vào tất cả các mô trong cơ thể, qua được nhau thai và
sữa mẹ một lượng nhỏ.
=> Có thể làm chậm phát triển thai nhi và suy thượng thận ở trẻ
mới sinh
Phân bố
 Thuốc liên kết với protein huyết tương trên 90% qua hai
protein là CBG (globulin gắn với corticosteroid) và albumin.
Trong đó, chủ yếu là globulin. Các GC được chuyển hoá ở gan
và thải trừ qua thận là chủ yếu

=> Tương tác với các thuốc liên kết mạnh protein huyết tương
Chuyển hóa
 Ở gan, các glucocorticoid ngoại sinh cũng trải qua các phản
ứng oxy hóa khử, hydroxyl hóa và liên hợp giống như các
steroid nội sinh
=> dạng mất hoạt tính.
 Một số thuốc như phenobarbital, phenytoin, rifampin,
mitotane cảm ứng enzyme gan, làm tăng chuyển hóa các
glucocorticoid tổng hợp cũng như nội sinh
=> Sử dụng cùng sẽ làm giảm tác dụng củaglucocorticoid.
Thải trừ

 Các glucocorticoid chủ yếu được thải trừ qua thận dưới dạng
sulfo- và glucuro- liên hợp
 Tác dụng sinh học ( t1/2 sinh học) lớn hơn rất nhiều so với 1/2
huyết tương
Thải trừ

 Một số chế phẩm dạng tiêm có tá dược là polyetylen glycol,


glysorbat... làm thuốc thải trừ rất chậm, tuỳ theo bệnh và liều
lượng, có thể chỉ tiêm 1 tuần, 2 tuần hoặc 1 tháng 1 lần
Dược lực học
Cơ chế điều hòa
Dược lực học
Tác dụng không mong muốn

Tác dụng trên chuyển hóa

➢ Chuyển hóa glucid:


▸Tăng tạo glucose từ protein và acid amin, tăng tạo glycogen.
▸Tăng tổng hợp glucagon, giảm tổng hợp insulin nên tăng
đường huyết, làm nặng bệnh đái tháo đường.
Tác dụng không mong muốn

Tác dụng trên chuyển hóa

Chuyển hóa protid:


▸Ức chế tổng hợp, tăng dị hóa protid:
→ Dùng lâu gây teo cơ, tổ chức liên kết kém bền vững, mỏng da
dễ bầm tím, chậm lành vết thương
→Trẻ chậm lớn suy dinh dưỡng
Tác dụng không mong muốn

Tác dụng trên chuyển hóa

Chuyển hóa lipid:


▸Thay đổi sự phân bố mỡ,tăng tích mỡ ở thân giảm mỡ ở chi
→ Hội chứng Cushing
▸Kích thích dị hóa lipid trong các mô mỡ
→ tăng acid béo tự do trong máu.
Tác dụng không mong muốn

Tác dụng trên chuyển hóa


Chuyển hóa muối nước:
▸Tăng thải K+ qua nước tiểu do kiềm máu gây giảm kali máu
▸Tăng tái hấp thu Na+ và nước tại ống thận gây:
→ tăng huyết áp và suy tim ứ huyết
→tăng thể tích dịch não tủy, tăng nhãn áp gây hội chứng Glaucoma và
đục thủy tinh thể.
▸Tăng thải Ca thận, giảm tái hấp thu Ca ở ruột→ nồng độ Ca máu giảm
→ điều hòa nồng độ Ca bằng cách cường tuyến giáp kích thích
tiêu xương giải phóng Ca
→ xương thưa, xốp, còi xương , chậm lớn.
Tác dụng không mong muốn

Tác dụng trên cơ quan và tuyến


Tác dụng không mong muốn

Tác dụng trên cơ quan và tuyến


Tác dụng không mong muốn

Tác dụng trên cơ quan và tuyến


Tác dụng không mong muốn

Tác dụng trên cơ quan và tuyến


Tác dụng không mong muốn

Tác dụng trên cơ quan và tuyến


Tác dụng không mong muốn

Tác dụng chống dị ứng, chống viêm và ức chế miễn dịch

Chống Ức chế
Chống viêm
dị ứng miễn dịch

Chỉ định trong thấp tim ,viêm khớp dạng thấp,


lupus ban đỏ,...
Tác dụng không mong muốn
Tác dụng chống dị ứng
Tác dụng không mong muốn
Tác dụng chống viêm
Tác dụng không mong muốn
Tác dụng ức chế miễn dịch
▪ Ức chế tăng sinh tế bào lympho T
▪ Giảm hoạt tính gây độc tế bào của T8 và NK.
▪ Suy giảm chức năng của đại thực bào
+ Diệt khuẩn
+ Gây độc tế bào
+ Nhận dạng kháng nguyên
Tác dụng không mong muốn

Chống viêm Ức chế miễn dịch


 Giảm lượng máu đến thận  Teo cơ quan lympho, giảm sản
xuất TB lympho
• Tăng tiết dịch vị, giảm tiết
chất nhày bảo vệ niêm mạc dạ • Ức chế chức năng thực bào
dày • Ức chế sản xuất kháng thể
• Ức chế kết tập tiểu cầu • Ức chế giải phóng, tác
dụng của enzym tiểu thể
=> TDKMM:
• Ức chế di chuyển hóa ứng
• Giảm mức lọc cầu thận động bạch cầu.
• Loét dạ dày tá tràng => Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng
• Xuất huyết cơ hội (nấm)
Một số tác dụng
không mong muốn
cụ thể và
cách khắc phục
Tác dụng lên sự tăng trưởng trẻ
em
Các mức liều từ 45mg/m2/ngày trở lên sẽ gây chậm lớn ở trẻ em
(do giảm mức hormon tăng trưởng, ức chế tạo xương, giảm hoạt
động hormon tuyến giáp)
Ở mức sinh lý Hydrocortison kích thích sự tiết hormon tăng
trưởng, nhưng khi dùng ở liều cao lại ức chế hormon này
Tác dụng lên sự tăng trưởng trẻ
em
Biện pháp:
▪ Cố gắng hạn chế việc kê đơn nhóm thuốc này ở trẻ em
▪ Khi bắt buộc sử dụng thì nên sử dụng ở mức liều thấp nhất có
hiệu quả và trong thời gian ngắn nhất có thể.
▪ Khi phải dùng kéo dài thì nên dùng kiểu điều trị cách ngày.
▪ Khuyến khích trẻ vận động, chơi thể dục thể thao và tăng cường
chế độ dinh dưỡng giàu đạm và calci
Loãng xương và xốp xương

▪ Làm tăng nhanh quá trình tiêu xương, xốp xương, đặc biệt là ở
phụ nữ sau mãn kinh và người cao tuổi.
▪ Có tới 50% bệnh nhân cao tuổi bị gãy xương không có chấn
thương do dùng GC liều cao kéo dài.
Loãng xương và xốp xương

Biện pháp:

▪ Giảm liều thời gian sử dụng thuốc thấp nhất có thể


▪ Bổ sung Calci và Vitamin D
▪ Thực hiện nếp sống lành mạnh
▪ Với người cao tuổi, do sự giảm sút lượng hormon sinh dục nên
càng dễ xốp xương hơn. Do đó có thể dùng bổ sung hormon sinh
dục
▪ Nên theo dõi tỉ trọng xương cho tất cả các bệnh nhân dùng GC
sau 6 tháng sử dụng GC
LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG

▪ Bệnh loét dạ dày tá tràng ít liên quan đến GC, nhưng khi phối
hợp với kháng viêm không steroid thì tai biến cao hơn.
▪ Tỷ lệ tuy không cao (khoảng 1.8%) nhưng nếu xuất hiện thường
sẽ rất nặng, thậm chí có thể gây thủng dạ dày hoặc tử vong
▪ Các tai biến này thường gặp nhiều ở bệnh nhân cao tuổi.
▪ Tác dụng phụ này có nhiều trường hợp không phụ thuộc vào loại
corticoid và liều nhưng đa phần tăng theo liều và độ dài đợt điều
trị
▪ Loét và thủng xảy ra cả khi dùng thuốc ngoài đường tiêu hóa
(tiêm, viên đặt...)
LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG

Biện pháp:

▪ Có thể dùng thuốc trung hòa acid dịch vị (antacid) nhưng không
được uống đồng thời với corticoid
▪ Kháng thụ thể H2 (Famotidin, ranitidin...)
▪ Theo dõi, xử lý sớm hoặc ngừng thuốc kịp thời khi có tai biến
TDKMM KHI SỬ DỤNG
CORTICOID TẠI CHỖ
TDKMM KHI SỬ DỤNG
CORTICOID TẠI CHỖ
Chống chỉ định trong những trường hợp sau:

▸Không được dùng trong các dạng ngứa không phải do viêm vì GC
không phải là thuốc chống ngứa.
▸Không được dùng chữa mụn vì có thể gây những tác dụng phụ có
hại.
▸Viêm da do virus, nấm. Những trường hợp viêm da do vi khuẩn
thì phải phối hợp kháng sinh.
▸Không được dùng bôi chỗ trầy xước hay nơi tổn thương có loét.
▸Viêm da mặt có rối loạn vận mạch hoặc viêm
TÌNH TRẠNG THỪA CORTICOID
VÀ BệNH CUSHING
▪ Khi sử dụng glucocorticoid kéo dài cũng sẽ tạo hình
ảnh Cushing như khi u thượng thận
▪ Rối loạn nội tiết do thừa Androgen, nhưng ít gặp
▪ Rối loạn phân bố lipid, hội chứng “Mặt trăng tròn” và
“gù sống trâu”....
▪ Phù do ứ nước chỉ gặp khi sử dụng hydrocortison và
prednisolon.
TÌNH TRẠNG THỪA CORTICOID
VÀ BỆNH CUSHING
TÌNH TRẠNG THỪA CORTICOID
VÀ BệNH CUSHING
Biện pháp:

▪ Ngừng sử dụng thuốc khi gặp các trường hợp trên, tuy nhiên vẫn
phải ngừng thuốc theo nguyên tắc giảm liều từ từ chứ không
dừng đột ngột.
▪ Sau khi ngừng thuốc, nếu bệnh tái phát thì nên sử dụng các
thuốc đặc hiệu để điều trị triệu chứng tốt hơn là quay lại
dùng glucocorticoid.
▪ Ví dụ để giải quyết hen bằng thuốc giãn khí quản; giảm đau khớp
bằng thuốc chống viêm không steroid...
UY TUYẾN THƯỢNG THẬN (ỨC CHẾ TRỤC
DƯỚI ĐỒI – TUYẾN YÊN – THƯỢNG THẬN –
HPA)

Khi dùng những loại GC có tác dụng kéo dài như


Dexamethason, nồng độ thuốc trong máu luôn ở mức cao
nên trục HPA bị ức chế mạnh hơn những loại có T1/2 ngắn
như hydrocortison hoặc prednisolon.
UY TUYẾN THƯỢNG THẬN (ỨC CHẾ TRỤC
DƯỚI ĐỒI – TUYẾN YÊN – THƯỢNG THẬN –
HPA)

Biện pháp:

▪ Sử dụng corticoid một liều duy nhất vào buổi sáng tạo sự ức chế
HPA ít hơn khi chia thuốc làm 2 - 3 lần trong ngày.
▪ Trong điều trị kéo dài, nếu dùng lối uống cách ngày sẽ tạo
được khoảng nghỉ cho tuyến và ít bị rối loạn trục HPA hơn lối
dùng hàng ngày.
▪ Chú ý đến độ dài của đợt điều trị.
▪ Theo dõi bệnh nhân chặt chẽ.
Lưu ý
Chế độ liều

 Sử dụng liều thấp nhất có tác dụng trong thời gian ngắn nhất
 Khi phải dùng kéo dài thì dùng kiểu điều trị liều cao cách ngày
thay cho cách dùng hằng ngày.
 Nếu sử dụng thuốc dưới 2-3 tuần có thể ngừng thuốc đột
ngột. Nếu sử dụng thuốc lâu hơn thì phải giảm liều từ từ
 Liều duy nhất vào 8h sáng, nếu dùng liều cao thì có thể dung
2/3 liều buổi sáng và 1/3 liều vào buổi chiều.
Lưu ý

 Ưu tiên các thuốc có t1/2 ngắn hoặc vừa (prednisolone)


 Lựa chọn đường dùng phù hợp (ví dụ sử dụng corticoid dạng
hít cho bệnh hen suyễn để có thể tiếp xúc trực tiếp với bề mặt
phổi, hạn chế sử dụng đường toàn thân)
 Chế độ ăn
+Nhiều protein, calci và kali. Hạn chế muối, đường và
lipid.
+Bổ sung thêm vitamin D
+Thay đổi nếp sống, bỏ thuốc lá, tránh uống nhiều rượu,
không khiêng vác nặng, tập thể dục đều đặn
 Tuyệt đối vô khuẩn khi tiêm GC vào ổ khớp
Tổng kết
Tổng kết

 Glucocorticoid nếu dùng đúng thì sẽ là một vũ khí cực kỳ hiệu


quả trong điều trị nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm nhưng nếu
dùng sai hoặc lạm dụng thì sẽ có nguy cơ bị nhiều biến chứng
nguy hiểm.
 Nhưng ngay cả khi dùng đúng theo chỉ dẫn của thầy thuốc thì
người bệnh vẫn có thể bị các biến chứng này, đặc biệt trong
trường hợp dùng dài ngày.
 Ở Việt Nam, do chúng ta chưa tuân thủ đúng những nguyên
tắc về chế độ kê đơn và bán thuốc theo đơn nên tỷ lệ người bị
các biến chứng hoặc tác dụng phụ do dùng glucocorticoid là
khá cao.
Tổng kết
 Glucocorticoid là một ví dụ điển hình về tính 2 mặt của một
thuốc: tác dụng đi kèm với những tác dụng phụ không mong
muốn.
TRÂN TRỌNG CẢM
ƠN THẦY CÔ GIÁO
VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!

You might also like