You are on page 1of 11

CHƯƠNG VI

OXI-LƯU HUỲNH

Bài 30
LƯU HUỲNH
LƯU HUỲNH
 
I. Vị trí, cấu hình electron của nguyên tử
S (z=16): 1s22s22p63s23p4
II. Tính chất vật lý
1. Hai dạng thù hình của lưu huỳnh
Lưu huỳnh có hai dạng thù hình: lưu huỳnh tà phương (Sα) và lưu
huỳnh đơn tà (Sβ). Chúng khác nhau về cấu tạo tinh thể và một số
tính chất vật lý, tính chất hóa học giống nhau. Tùy theo nhiệt độ, hai
dạng thù hình Sα và S β có thể biến đổi qua lại với nhau.
II. Tính chất vật lý
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lý
Ở nhiệt độ thấp hơn 113oC, (Sα) và (Sβ) là những chất rắn màu vàng
II. Tính chất vật lý
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lý
Phân tử lưu huỳnh có 8 nguyên tử liên kết cộng hóa trị với nhau tạo
thành mạch vòng (hình 6.3)
II. Tính chất vật lý
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lý
Phân tử lưu huỳnh có 8 nguyên tử liên kết cộng hóa trị với nhau tạo
thành mạch vòng (hình 6.3)

Ở 119oC Sα và S β đều nóng chảy tạo thành chất lỏng màu vàng.

Ở 187oC lưu huỳnh lỏng trở nên quánh, nhớt và có màu nâu đỏ.

Ở 445oC, lưu huỳnh sôi, các phân tử bị phá vỡ thành các phân tử
nhỏ bay hơi.
Để dơn giản, trong các phản ứng hóa học người ta dung ký hiệu S
mà không dung công thức phân tử S8.
II. Tính chất hóa học
 
Lưu huỳnh có cả tính oxi hóa lẫn tính khử:
Trong các phản ứng với kim loại và hiđro, lưu huỳnh thể hiện tính
oxi hóa, số oxi hóa của lưu huỳnh từ 0 giảm xuống -2.

Trong các phản ứng với chất oxi hóa mạnh hơn, số oxi hóa của lưu
huỳnh từ 0 tang lên +4 và +6.
II. Tính chất hóa học
 
1. Tác dụng với kim loại và hiđro
Lưu huỳnh tác dụng với các kim loại nhóm IA ở ngay nhiệt độ
thường tạo muối sunfua

2M + S → M2S (M = Na, K).

Phản ứng của lưu huỳnh với hiđro xảy ra khi đun nóng:

.
Thủy ngân phản ứng với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường:
Hg + S → HgS
II. Tính chất hóa học

2. Tác dụng với phi kim


Ở nhiệt độ thích hợp, lưu huỳnh tác dụng với một số phi kim mạnh
hơn như flo, oxi, clo, …

S + O2 → SO2,

S + F2 → SF6.
III. Ứng dụng

 Khoảng 90% khai thác được dung để sản xuất H2SO4.

 Khoảng 10% còn lại được dùng để lưu hóa cao su, sản xuất chất

tẩy trắng bột giấy, diêm, chất dẻo ebonit, dược phẩm, phẩm

nhuộm, thuốc trừ sâu, chất diệt nấm trong nông nghiệp, …
IV. Trạng thái tự nhiên và sản xuất lưu huỳnh

 Trong tự nhiên, lưu huỳnh có nhiều ở dạng đơn chất, tạo thành

những mỏ lớn. Ngoài ra, còn có lưu huỳnh ở dạng hợp chất như

các muối sunfua, muối sunfat, quặng pirit, …

 Người ta sử dụng nước siêu nóng (170oC) để nén lưu huỳnh lên bề

mặt và tách lấy lưu huỳnh.

You might also like