You are on page 1of 68

Bài 3

PHÒNG CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT


VỀ BẢO VÊ MÔI TRƯỜNG

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU


- Nắm được các nội dung cơ bản về pháp luật và vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường
- Xây dựng ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường trong
tình hình hiện nay
NỘI DUNG
Phần một: (tham khảo)
NHẬN THỨC VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT
I. TỘI PHẠM
II. VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Phần hai: NỘI DUNG BÀI GIẢNG


I. NHẬN THỨC VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT
VỀ BẢO VÊ MÔI TRƯỜNG
II. PHÒNG CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT
VỀ BẢO VÊ MÔI TRƯỜNG
Phần một: (tham khảo)
NHẬN THỨC VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT. (VPPL)
VPPL có 2 mức độ là tội phạm và vi phạm hành chính
I. TỘI PHẠM: (TP)
(Bộ luật Hình sự năm 2015, sử đổi bổ sung năm 2017)

1. Khái niệm: (Điều 8 Luật Hình sự)


TP là hành vi nguy hiểm cho XH được quy định trong
Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự
hoặc pháp nhân thương mại thực hiện
một cách cố ý hoặc vô ý
Theo quy định phải bị xử lý hình sự
Lưu ý: con người phải là người còn sống
(không tính khi chưa sinh ra và sau khi chết)
1.1. Về năng lực trách nhiệm hình sự của cá nhân:
- Tuổi chịu trách nhiệm hình sự: (Điều 12)
+ Đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm
(trừ những TP mà Bộ luật này có quy định khác)
+ Đủ 14 - dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về các tội:
> Giết người
> Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác
> Hiếp dâm, hiếp dâm người dưới 16 tuổi
> Cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi
> Cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
> Phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại:
Các Điều 143, 150, 151, 179, 171, 178, 248, + 249 → 252 + 265 + 285 → 290

- Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự: (Điều 21)
Phạm tôi khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm
mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng
điều khiển hành vi
1.2. Pháp nhân và pháp nhân thương mại: (Điều 75)
- Pháp nhân:
Là tổ chức được thành lập hợp pháp, có cơ cấu thống nhất,
có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật
một cách độc lập
- Pháp nhân thương mại:
Là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận
và lợi nhuận được chia đều cho các thành viên
PNTM bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác
Điều 75 BLHS, quy định PNTM chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi:
+ Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh PN và vì lợi ích của PN
+ Hành vi phạm tội có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của PN
Điều 76 BLHS, quy định PNTM chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi phạm một tội
tại một số điều ở chương XVIII (các TP về kinh tế ),
chương XIX (TP về môi trường)
2. Phân loại tội phạm:
Điều 9: Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho XH,
TP được phân thành 4 loại
- TP ít nghiêm trọng (phạt tù đến 3 năm)
- TP nghiêm trọng (phạt tù đến 7 năm)
- TP rất nghiêm trọng (phạt tù đến 15 năm)
- TP đặc biệt nghiêm trọng (phạt tù trên 15 năm → tử hình)
3. Dấu hiệu của tội phạm: (Mạng Internets - LS Nguyễn Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest)
Một hành vi có được coi là TP hay không thì căn cứ vào 4 yếu tố sau:
3.1. Tính nguy hiểm cho XH: Là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất.
(Một hành vi có đủ 3 dấu hiệu của TP như: tính nguy hiểm, tính có lỗi, tính trái luật;
nhưng tính nguy hiểm không đáng kể thì cũng không bị coi là TP)
3.2. Tính có lỗi: Lỗi là thái độ tâm lý chủ quan của con người đối với
hành vi nguy hiểm cho XH mà họ thực hiện
và đối với hậu quả do nó gây ra
- Lỗi cố ý: Gồm cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp
+ Cố ý trực tiếp: Nhận thức rõ hành vi nguy hiểm, thấy trước hậu quả
và mong muốn hậu quả xẩy ra
+ Cố ý gián tiếp: Nhận thức rõ hành vi nguy hiểm, thấy trước hậu quả,
tuy không muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xầy ra.
- Lỗi vô ý: Gồm vô ý do quá tự tin và vô ý do cẩu thả
+ Quá tự tin: thấy trước hành vi có thể gây hậu quả nhưng cho rằng
nó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn chặn được
+ Cẩu thả: Không thấy trước hành vi có thể gây hậu quả nguy hiểm,
mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả
3.3. Tính trái pháp luật Hình sự:
- Đây là dấu hiệu đặc biệt quan trọng
- Là căn cứ để đảm bảo quyền lợi của công dân, tránh việc xử lý tùy tiện
- Tính trái PL và tính nguy hiểm cho XH là 2 dấu hiệu có mối quan hệ
biện chứng với nhau,
Tính trái PL là dấu hiệu về mặt hình thức pháp lý
phản ánh tính nguy hiểm cho XH
3.4. Tính phải chịu hình phạt:
- Là dấu hiệu đặc trưng của TP. (Chỉ hành vi TP mới phải chịu hình phạt)
- Hình phạt xác định trên cơ sở tính trái pháp luật và tính nguy hiểm
4. Các yếu tố cấu thành TP:
4.1. Chủ thể của TP: Người có năng lực trách nhiệm hình sự
hoặc pháp nhân thương mại
4.2. Khách thể của TP: Những quan hệ XH được luật Hình sự
bảo vệ nhưng bị TP xâm hại
+ Sức khỏe, tính mạng, tài sản của công dân, nhà nước
+ Dan dự, nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp…
4.3. Chủ quan của TP: Những diễn biến bên trong phản ánh
trạng thái tâm lý của chủ thể khi thực hiện hành vi TP
(Cố ý hay vô ý, có chuẩn bị hay bột phát, truy sát đến cùng…)
4.4. Khách quan của TP: Những biểu hiện bên ngoài của TP
tác động vào quan hệ XH
được luật Hình sự bảo hộ, gây thiệt hại
+ Hành vi nguy hiểm cho XH (hành động hoặc không hành động)
+ Thiệt hại, hậu quả, tác hại để lại cho XH
+ Quan hệ nhân - quả giữa hành vi và hậu quả, tác hại…
II. VI PHẠM HÀNH CHÍNH:
(Luật Xử lý hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020)
1. Khái niệm: (Điều 2. Giải thích từ ngữ)
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi, do cá nhân, tổ chức
thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý NN
mà không phải là tội phạm;
Theo quy định của PL phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Hình thức xử phạt: (Điều 21. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính)
a. Cảnh cáo
b. Phạt tiền
c. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
d. Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng
để vi phạm hành chính
đ. Trục xuất
Phần hai: NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT
VỀ BẢO VÊ MÔI TRƯỜNG
II. PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT
VỀ BẢO VÊ MÔI TRƯỜNG

1. Nhận thức về môi trường (Tham khảo)


2. Nhận thức về pháp luật bảo vệ môi trường
3. Nhận thức về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường
4. Nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vi phạm pháp luật
1. Nhận thức về môi trường: (Tham khảo)
(Thuật ngữ MT có nội hàm rộng: MT sống, MT đầu tư, MT văn hóa…
ở đây chủ yếu nói về Môi trường sống)

1.1. Khái niệm môi trường: (MT) (Điều 3, Luật bảo vệ môi trường năm 2020)
MT bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng
đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển
của con người,sinh vật và thiên nhiên.
MT trong lành thì sức khoẻ con người và sinh vật
mới được bảo đảm.
+ MT tự nhiên: Những thành phần tự nhiên như: Địa hình, Địa chất, Không khí, Nước.
Đất, sinh vật, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên…
+ MT nhân tạo: Các đối tượng do con người tạo ra như:
Nhà cửa, các công trình kiến trúc, Khu dân cư, khu sản xuất,
khu bảo tồn thiên nhiên, Âm thanh, Ánh sáng…
+ MT xã hội: Tổng thể tất cả các mối quan hệ giữa người với người trong XH thông qua
hệ thống pháp luật, quy định, thể chế, cam kết…
- Hiểu MT với cả 2 góc độ:
+ MT cung cấp tài nguyên thiên nhiên phục vụ con người
+ Khai thác vừa sức, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả
(Hiện tại đang khai thác quá khả năng cung cấp → cạn kiệt)
+ Giữ gìn, bảo vệ làm giàu tài nguyên
+ MT là nơi chứa đựng rác thải do con người thải ra.
+ Hạn chế tối đa chất thải độc hại ra MT
+ Xử lý và thải đúng quy định để bảo vệ MT
MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN (Tham khảo)
(1). Hoạt động bảo vệ MT: là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động
xấu đến MT; ứng phó sự cố MT; khắc phục ô nhiễm, suy thoái MT;
khắc phục ô nhiễm, suy thoái MT, cải thiện chất lượng MT;
sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học
và ứng phó với biến đổi khí hậu
(2). Thành phần MT: là yếu tố vật chất tạo thành MT gồm: đất, nước,
không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng và các hình thái vật chất ≠
(3). Đánh giá tác động MT: là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng,
dự báo tác động đến MT của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp
giảm thiểu tác động xấu đến MT
(4). Quy chuẩn kỹ thuật MT: là quy định bắt buộc áp dụng mức giới hạn
của thông số về chất lượng MT, hàm lượng của chất ô nhiễm có
trong nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm, hàng hóa,
chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về quy chuẩn
và quy chuẩn kỹ thuật
(5). Tiêu chuẩn MT: là quy định tự nguyện áp dụng mức giới hạn của
thông số về chất lượng MT, hàm lượng của chất ô nhiễm có trong
chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền hoặc tổ chức công bố theo quy định của pháp luật
về tiêu chuẩn vàquy chuẩn kỹ thuật
(6). Ô nhiễm MT: là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của
thành phần MT không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật MT,
tiêu chuẩn MT gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏa con người, sinh vật
và tự nhiên
(7). Suy thoái MT: là sự suy giảm về chất lượng, số lượng của thành
phần MT, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏa con người, sinh vật
và tự nhiên
(8). Sự cố MT: là sự cố xẩy ra trong quá trình hoạt động của con người
hoặc do biến đổi bất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái
MT nghiêm trọng
(9). Chất ô nhiễm: là chất hóa học hoặc tác nhân vật lý, sinh học mà khi
xuất hiện trong MT vượt mức cho phép sẽ gây ô nhiễm MT
(10). Chất thải: là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác
được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt
và hoạt động khác
(11). Tầng ô-dôn: là một lớp trong tầng bình lưu của Trái Đất, có tác
dụng bảo vệ Trái Đất khỏi các bức xạ cực tím có hại từ Mặt Trời
(12). Hiệu ứng nhà kính: là hiện tượng năng lượng bức xạ của Mặt Trời
được hấp thụ trong khí quyển, chuyển hóa thành nhiệt lượng
gây hiện thượng nóng lên toàn cầu
(13). Khí nhà kính: là loại khí trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính
(14). Ứng phó với biến đổi khí hậu: là hoạt động của con người nhằm
thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
1.2. Làm gì để bảo vệ môi trường? (BVMT) (Nguồn - mạng Internet)
- Xử lý và vệ sinh môi trường xung quanh
- Bảo vệ cây xanh và trồng nhiều cây xanh
(tháng 2/2021, TT Nguyễn Xuân Phúc phát động phong trào trồng 1 tỷ cây xanh)
- Sử dụng những chất liệu có nguồn gốc từ thiên nhiện
(ví dụ: túi đựng, xà phòng… làm từ nguyên liệu thiên nhiên)
- Dùng năng lượng sạch
- Hạn chế dùng túi nilon, nhựa, không thả bong bóng bay
Theo thống kê của Hội nghiên cứu sinh vật biển bị mắc cạn ở Mĩ thì có hơn
100.000 sinh vật biển bị chết mỗi năm do ăn phải nhựa, trong đó khoảng
5.000 sinh vật do ăn phải bóng bay (bóng bay thả hầu hết đều ra biển)
- Giảm sử dụng, tái sử dụng và sử dụng sản phẩm tái chế
Thực tế con người đang tiêu thụ nhiều hơn những gì mà thiên nhiên
có thể cung cấp → tài nguyên ngày càng cạn kiệt
- Không xả thải tùy tiện, sai quy định gây nguy hại đến MT
2. Nhận thức về pháp luật BVMT.
2.1. Khái niệm:
Pháp luật về BVMT là hệ thống các văn bản pháp luật
do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm:
+ Giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến MT
+ Ứng phó sự cố MT
+ Khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi MT
+ Khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên BVMT
- Văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường gồm:
Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh,
Nghị định, Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ, của Thủ tướng
Các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành, UBND các cấp
- Hình thức xử lý khi vi pham: + Xử lý hình sự
+ Xử lý vi phạm hành chính
+ Xử lý trách nhiệm dân sự
2.2. Vai trò của pháp luật:
- PL với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi
xử sự của con người đối với MT
Môi trường bị hủy hoại chủ yếu do con người → phải điều chỉnh hành vi
con người bằng các chế tài của pháp luật
- PL quy định những quy tắc con người phải thực hiện khi
khai thác, sử dụng các thành phần của MT
(MT vừa là điều kiện sống, vừa là đối tượng tác động hàng ngày của con người)
- PL xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn MT
để bảo vệ MT
- PL quy định các chế tài hình sự, kinh tế, hành chính, dân sự
buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện
- PL quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các
cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia BVMT
- PL giải quyết các tranh chấp liên quan đến BVMT
3. Nhận thức về vi phạm pháp luật về BVMT:
Vi phạm pháp luật (VPPL) về BVMT có 2 mức độ:
+ Tội phạm
+ Vi phạm hành chính
3.1. Tội phạm môi trường: (TPMT) (Luật Hình sự 2015 từ Điều 235 - 246)
3.1.1. Khái niệm TPMT:
Là TP xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về BVMT,
xâm phạm đến các thành phần của MT làm thay đổi
trạng thái, tính chất của MT gây ảnh hưởng xấu đến
sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.

.
3.1.2. Các yếu tố cấu thành TPMT:
- Chủ thể của TP: Cá nhân hoặc pháp nhân thương mại
(Đặc biệt có chủ thể là người có chức, có quyền, có hiểu biết nhưng vì trục lợi.)
- Khách thể của TP: (Những quan hệ XH được PL bảo vệ, bị TP xâm phạm)
+ Xâm phạm các quy định của Nhà nước về BVMT
+ Xâm phạm sự trong sạch, tính tự nhiên của MT thiên nhiên
vượt quá giới hạn cho phép
+ Xâm phạm vào sự ổn định của MT sống, gây ảnh hưởng
hoặc làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe
của con người và sinh vật
+ Đối tượng tác động của TP chủ yếu là các thành phần MT:
Đất, nước, không khí, hệ sinh thái, đa dạng sinh học,
Khu bảo tồn thiên nhiên, các loài động vật, thực vật trong tự nhiên..
Ngoài ra cũng có khi xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người
(Như các tội quy định tại điều 237, 238 luật Hình sự)
- Chủ quan của TP: (Những diễn biến bên trong phản ảnh trạng thái tâm lý
của chủ thể khi thực hiện hành vi TP)
+ Chủ yếu là lỗi cố ý
+ Động cơ, mục đích phạm tội đa dạng (thường là trục lợi)
- Khách quan của TP: (Những biểu hiện bên ngoài của TP tác động vào
quan hệ XH được luật hình sự bảo hộ, gây thiệt hại)
Mặt khách quan của TP môi trường được thể hiện dưới
các nhóm hành vi cụ thể như:
+ Gây ô nhiễm môi trường (Điều 235, 236, 237, 239. LHS)
+ Hủy hoại tài nguyên, môi trường (Điều 238 + 242 - 246. LHS)
> Vi phạm quy định bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều,
phòng chống thiên tai, bờ, bãi sông
> Hủy hoại nguồn lợi thủy sản; hủy hoại rừng
(Nhà nước quy định đánh bắt cá ngoài khơi, mắt lưới phải ≥ 20 x 20 cm)
> Vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm…
+ Làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho MT (Điều 240, 241. LHS)
3.1.3. Tội phạm MT quy đinh tại Bộ Luật Hình sự năm 2015.
Điều 235. Tội gây ô nhiễm môi trường. Cá nhân: Tù từ 1 - 7 năm
Pháp nhân: Tiền 1 - 5 tỷ; Tù 0,5 - 3 năm
Điều 236. Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại.
Cá nhân: Tù 3 tháng - 5 năm; tái phạm nguy hiểm đến 10 năm
Điều 237. Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi
trường. Cá nhân: Tù 6 tháng - 10 năm
Pháp nhân: Tiền 1 - 10 tỷ; Tù 1 - 3 năm
Điều 238. Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều
và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông.

Cá nhân: Tù 3 tháng - 10 năm


Pháp nhân: Tiền 300 triệu - 5 tỷ; Tù 1 - 3 năm
Điều 239. Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam.
Cá nhân: Tù 6 tháng - 10 năm
Pháp nhân: Tiền 1- 3 tỷ; Tù 1 - 3 năm
Điều 240. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người.
Cá nhân: Tù 1 - 12 năm
Điều 241. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho
động vật, thực vật. Tù 6 tháng - 7 năm
Điều 242. Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản. Cá nhân: Tù 6 tháng - 10 năm
Pháp nhân: Tiền 300 triệu - 3 tỷ; Tù 6 tháng - 3 năm
Điều 243. Tội hủy hoại rừng. Cá nhân: Tù 1 - 15 năm
Pháp nhân: Tiền 500 triệu - 5 tỷ; Tù 6 tháng - 3 năm
Điều 244. Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp,
quý, hiếm. Cá nhân: Tù 1-10 năm; tái phạm nguy hiểm tù 10-15 năm

Pháp nhân: Tiền 500 triệu - 5 tỷ; Tù 6 tháng - 3 năm


Điều 245. Tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên.
Cá nhân: Tù 6 thang -7 năm
Pháp nhân: Tiền 300 triệu - 2 tỷ; Tù 6 tháng - 3 năm
Điều 246. Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại.
Cá nhân: Tù 1 -7 năm
Pháp nhân: Tiền 1 - 3 tỷ; Tù 6 tháng - 3 năm
3.2. Vi phạm hành chính về BVMT:
3.2.1. Khái niệm:
Là hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về BVMT
do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý
mà không phải là tội phạm.
Theo quy định phải bị xử phạt vi phạm hành chính
3.2.2. Dấu hiệu của vi phạm hành chính:
- Chủ thể: Cá nhân hoặc tổ chức
+ Về cá nhân phải có năng lực trách nhiệm hình sự
+ Về pháp nhân phải có tư cách pháp nhân
- Hình thức lỗi: Cố ý hoặc vô ý, chủ yếu là lỗi cố ý
- Hình thức xử lý: Phạt tiền, cảnh cáo,
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm…
3.2.3. Hành vi vi phạm hành chính về BVMT:
- Hành vi vi phạm các quy định về:
+ Cam kết bảo vệ MT, bảo đảm đánh giá tác động môi trường,
đề án bảo vệ MT
+ Quản lý chất thải; Gây ô nhiễm MT
+ Bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị,
phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,
phế liệu, chế phẩm sinh học
+ BVMT trong hoạt động du lịch và khai thác, sử dụng hợp lý
tài nguyên thiên nhiên
+ Thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễn, suy thoái, sự cố MT
+ Đa dạng sinh học (bảo tồn phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiện)
+ Bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật; bảo tồn và
phát triển bền vững tài nguyên di truyền
- Hành vi cản trở hoạt động quản lý Nhà nước, kiểm tra, phối hợp
kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính…
- Các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ MT
3.3. Hành vi bị cấm trong hoạt động bảo vệ MT:
(Đièu 6, Luật bảovệ môi trường năm 2020)
(1). Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại
không đúng quy định của PL về bảo vệ MT
(2). Xả nước thải, xả khí thải chưa qua xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật MT
ra MT
(3). Phát tán, thải ra MT chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây
nhiễm cho người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định,
xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với
sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên
(4). Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn MT;
xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí
(5). Thực hiện dự án đẩu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo
quy định của pháp luật về bảo vệ MT
(6). Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài
dưới mọi hình thức
(7). Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị
đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế
(8). Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa,
ứng phó, khắc phục sự cố MT theo quy định của pháp luật
về bảo vệ MT và quy định khác của PL có liên quan
(9). Che giấu hành vi gây ô nhiễm MT, cản trở, làm sai lệch thông tin,
gian dối trong hoạt động bảo vệ MT dẫn đến hậu quả xấu đối với MT
(10). Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con
người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu
xây dựng chưa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn
kỹ thuật MT
(11). Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm
suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất
làm suy giảm tầng ô-dôn mà nước cộng hòa XHCNVN là thành viên
(12). Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên
(13). Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ
hoạt động bảo vệ MT
(14). Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật
về bảo vệ MT
4. Nguyên nhân, điều kiện dẫn đến VPPL về BVMT.
4.1. Nguyên nhân, điều kiện khách quan: (5 nguyên nhân)
- Các cơ quan NN ban hành nhiều chính sách ưu đãi phát triển
kinh tế mà chưa quan tâm đúng mực BVMT
+ Chính sách về nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ CNH - HĐH
+ CS về phát triển các ngành công nghiệp, khai khoáng, sản xuất hàng hóa…
- Các địa phương chỉ quan tâm lợi ích kinh tế trước mặt,
chưa quan tâm đúng mức đến BVMT
(Kêu gọi đầu tư, cấp phép ồ ạt, coi nhẹ việc thẩm định tác động MT)
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm cho hoạt động BVMT
chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
- Công tác quản lý Nhà nước về BVMT chưa hiệu quả
+ Hệ thống văn bản pháp luật về BVMT thiếu đồng bộ, chồng chéo trùng lặp
+ Thiếu các văn bản mang tính thống nhất, các thông tư hướng dẫn thực hiện
+ Phân công phân nhiệm chưa rạch ròi, chồng chéo kém hiệu lực
- Những bất cập trong quản lý Nhà nước về BVMT hiện nay:
+ BC trong quản lý nước thải, khí thải, chất thải rắn…
+ BC trong thẩm định công nghệ MT
+ BC trong ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn về MT
+ Tình trạng vận chuyển chất thải nguy hại qua biên giới,
xả thải không qua xử lý
+ Tình trạng các dự án đầu tư chưa chú trọng cam kết BVMT
(nhất là doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài)
4.2. Nguyên nhân, điều kiện chủ quan:
- Từ LL trực tiếp tham gia phòng, chống VPPL về BVMT:
+ Đội ngũ mỏng → quản lý địa bàn, quản lý đội tượng sơ hở
+ Một bộ phận cán bộ chiến sĩ nhận thức về BVMT còn hạn chế
+ Sự phối hợp giữa các LL chưa chặt chẽ, thường xuyên
- Từ ý thức của người dân về BVMT:
+ Nhận thức chưa đầy đủ về tác hại của ô nhiễm và BVMT
+ Xả thải tùy tiện nhất là rác thải sinh hoạt, xác thải nhựa
- Nguyên nhân thuộc về đối tượng vi phạm:
+ Phần lớn do động cơ trục lợi, chấp nhận bị phạt rẻ hơn
đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải
+ Ý thức coi thường pháp luật, thiếu kỷ cương, trách nhiệm
II. PHÒNG CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT
VỀ BẢO VÊ MÔI TRƯỜNG

1. Khái niệm, đặc điểm, lực lượng phòng, chống


2. Nội dung, biện pháp phòng, chống VPPL
3. Chủ thể và quan hệ phối hợp trong phòng, chống
4. Phòng, chống trong nhà trường
1. Khái niệm, đặc điểm, lực lượng phòng, chống:
1.1. Khái niệm: Phòng, chống VPPL về BVMT là quá trình
phòng ngừa và đấu tranh chống VPPL về BVMT
1.1.1. Phòng ngừa: Hoạt động cuả toàn XH, bằng nhiều biện
pháp nhằm hạn chế, loại trừ nguyên nhân, điều kiện → VPPL
- Hoạt động cuả toàn XH: Các cơ quan bảo vệ pháp luật
Các cơ quan Nhà nước khác
Chính quyền các cấp
Các tổ chức XH và công dân
- Sử dụng nhiều biện pháp: Biện pháp vận động, giáo dục
Biện pháp tổ chức, hành chính
Biện pháp kinh tế
Biện pháp pháp luật
Biện pháp khoa học - công nghệ…
(trang sau)
- Để Phòng ngừa hiệu quả, cần phải:
+ Xác định chính xác, đầy đủ các nguyên nhân, điều kiện →VPPL.
+ Xây dựng chiến lược phòng ngừa phù hợp
+ Gắn với các chương trình, chính sách kinh tế - XH
+ Kết hợp giữa phòng ngừa chung và PN riêng
Phòng ngừa chung: PN của toàn XH = tổng hợp các biện pháp Công ăn việc làm
(Biện pháp Giáo dục, Kinh tế, Pháp luật, Chính trị, Văn hóa xã hội…) Xóa đói giảm nghèo
Phòng ngừa riêng (hay phòng ngừa nghiệp vụ) Công bằng XH…
Biện pháp phòng ngừa của từng cơ quan, tổ chức, lực lượng
Biên pháp phòng ngừa theo từng lĩnh vực, từng khu vực…
1.1.2. Chống:
Hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
sử dụng pháp luật và nghiệp vụ nhằm phát hiện, ngăn chặn,
đấu tranh xử lý các hành vi VPPL về BVMT
+ Tội phạm: Điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội,
đúng luật, tránh oan, sai, sót
+ Vi phạm hành chính: Điều tra xử lý vi phạm hành chính
- Yêu cầu:
+ Chủ động nắm tình hình, phát hiện ngăn chặn càng sớm càng tốt
+ Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người,
hạn chế thấp nhất hậu quả, tác hại
+ Thu hồi tối đa tài sản do VPPL mà có
+ Điều tra xử lý, thi hành bản án nghiêm minh, kịp thời,
có tác dụng răn đe, phòng ngừa kẻ khác
1.1.3. Quan điểm, phương châm của Đảng, Nhà nước ta trong
phòng, chống VPPL về BVMT:
- Bảo vệ MT là: Nội dung cơ bản trong chủ trương, đường lối,
chính sách phát triển KT - XH của nước ta
Cơ sở quan trọng để phát triển bền vững
- Phương châm:
+ Lấy phòng ngừa, ngăn chặn làm nguyên tắc chủ đạo,
kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện MT
(phòng ngừa mạng tính nhân đạo, kinh tế , chính trị)
+ Phát huy năng lực nội sinh, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để BVMT
- Lưu ý:
+ Phòng, chống phải được tiến hành theo 2 hướng cơ bản:
> Từng bước đẩy lùi đi đến thủ tiêu các hành vi VPPL về MT
> Hạn chế thấp nhất hậu quả, tác hại gây ra
+ Phòng, chống phải mang tính đồng bộ, hệ thống, có sự phối - kết
hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, lực lượng
1.2. Đặc điểm phòng, chống:
- Chủ thể phòng, chống đa dạng.
(lập pháp, hành pháp, chuyên trách, thực hiện)

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định
để tiến hành hoạt động phòng ngừa, điều tra, xử lý phù hợp
- Biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ.
Kết hợp hài hòa giữa các biện pháp phòng ngừa với các biện pháp
phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý
- Sử dụng công cụ, phương tiện nghiệp vụ và ứng dụng
tiến bộ khoa học, công nghệ hiện đại
1.3. Lực lượng phòng, chống:
- Phòng chống VPPL về BVMT thuộc lĩnh vực TT,ATXH
nên CAND là lực lượng chuyên trách
Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm môi trường (C05)
là LL chính, nòng cốt, xung kích tham gia trực tiếp, toàn diện
vào toàn bộ quá trình phòng, chống
- Ngoài ra còn có các cơ quan chuyên môn khác như:
Viện Kiểm sát, Tòa án, Thanh tra chuyên ngành,
Kiểm lâm, Hải quan, Quản lý thị trường
Bộ Tài nguyên và môi trường…
2. Nội dung, biện pháp phòng, chống VPPL về BVMT:
2.1. Nội dung phòng, chống: (5 nội dung)
2.1.1. Nắm tình hình, làm rõ những vấn đề có tính quy luật
trong các hoạt động VPPL về BVMT
+ Số vụ vi phạm trong từng quý - năm, trên từng địa bàn cụ thể
+ Các loại vi phạm phổ biến: > Tội phạm hay vi phạm hành chính
> Gây ô nhiễm hay hủy hoại tài nguyên hay làm lây la dịch bệnh
+ Những lĩnh vực thường xẩy ra vi phạm (vi phạm nhiều lần)
+ Đối tượng vi phạm: > Công ty cổ phần, Công ty TNHH,
> Cơ sở sản xuất, kinh doanh…
+ Phương thức, thủ đoạn hoạt động; Hậu quả tác hại để lại
2.1.2. Xác định và làm rõ các nguyên nhân, điều kiện → VPPL
2.1.3. XD kế hoạch, phương án khắc phục các nguyên nhân,
điều kiện dẫn đến VPPL
(Các cơ quan chức năng XD kế hoạch, phương án cụ thể, rõ ràng,
xác định rõ việc trước mắt, việc lâu dài; LL tham gia hỗ trợ… )
2.1.4. Tiến hành các hoạt động khắc phục
nguyên nhân, điều kiện:
Các cơ quan chức năng trên cơ sở kế hoạch, phương án đã có,
triển khai lực lượng tiến hành các hoạt động khắc phục.
+ Trước hết khắc phục nguyên nhân, điều kiện của TP
+ Từng bước kiềm chế, đẩy lùi tình trạng VPPL khác
2.1.5. Tiến hành các hoạt động điều tra, xử lý:
Các cơ quan chức năng sử dụng pháp luật và nghiệp vụ
kịp thời phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý VPPL
+ Đối với tội phạm: Điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh
+ Đối với hành vi vi phạm hành chính: Tùy theo cơ quan chuyên môn
nào phát hiện sẽ tiến hành xử lý hành chính theo thẩm quyền
(CA, Thanh tra chuyên ngành, Hải quan, Kiểm lâm, Quản lý thị trường…)
2.2. Biện pháp phòng chống VPPL về BVMT:
2.2.1. Biện pháp phòng chống chung: (Phòng chống xã hội)
- Biện pháp tuyên truyền, giao dục:
Tuyên truyền giáo dục người dân:
Hiểu rõ tác hại của ô nhiễm môi trường
Giữ gìn môi trường trong lành
Tham gia phòng ngừa vi phạm pháp luật
- Biện pháp tổ chức - hành chính:
Xây dựng, hoàn thiện cơ cấu tổ chức các cơ quan quản lý Nhà nước
- Biện pháp kinh tế: Dùng lợi ích kinh tế để thưởng, phạt, kích thích
- Biện pháp pháp luật: Hoàn thiện hệ thống pháp luật
Thực thi pháp luật nghiêm minh
- Biện pháp khoa học - công nghệ:
Ứng dụng KH - CN giải quyết các vấn đề về MT và VPPL về BVMT
2.2.2. Biện pháp phòng chống cụ thể: (Phòng chống nghiệp vụ)
- Tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp:
Các chủ thể và cơ quan chuyên môn căn cứ vào chức năng,
nhiệm vụ của mình để tham mưu:
+ TM về XD các văn bản pháp luật để phòng, chống VPPL
(phát triển KT đi đôi với bảo vệ MT)
+ TM về phương pháp, cách thức tổ chức
hoạt động phòng, chống:
Cách thức tổ chức các hoạt động phòng ngừa
Phương pháp huy động lực lượng, phương tiện để phòng, chống
Các hình phức phát động quần chúng tham gia phòng, chống…
- Tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân:
+ Đây là hoạt động mang tính XH có ý nghĩa quan trọng
Chi khi quần chúng tự giác tham gia thì phòng, chống mới hiệu quả
+ Cảnh sát MT phối hợp với các cơ quan chuyên môn khác
tiến hành tuyên truyền, giáo dục.
> Mục đích tuyên truyền, giáo dục:
Làm cho quần chúng nhân dân:
Nắm được kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường; có ý thức BVMT
Nhận thức được hậu quả tác hại của các hành vi VPPL về BVMT
Thấy được phương thức, thủ đoạn của các hoạt động VPPL về MT
> Hình thức tuyên truyền, giáo dục:
Cảnh sát môi trường trực tiếp tuyên truyền như nói chuyện chuyên đề,
tổ chức Hội nghị…
Phối hợp với các cơ quan truyền thông để tuyên truyền, giáo dục
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về MT và bảo vệ MT…
- Vận động quần chúng nhân dân:
Cảnh sát MT phối hợp với các ngành, LL liên quan vận động:
+ Tham gia các tổ chức bảo vệ MT phù hợp
+ Phát hiện, tố giác các hành vi VPPL
+ Giữ gìn MT trong lành và tham gia giám sát việc BVMT…
> Vận động tham gia các hoạt động ở địa phương, cơ sở, nơi cư trú
> Sử dụng những người có uy tín để vận động, cảm hóa, giáo dục
> Xây dựng lực lượng nòng cốt ở cơ sở

- Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ tiến hành phòng chống:


Cảnh sát MT và các cơ quan chuyên môn khác sử dụng
nghiệp vụ tiến hành các hoạt động phòng, chống
(Viện Kiểm sát, Tòa án, Thanh tra chuyên ngành, Kiểm lâm,
Hải quan, Quản lý thị trường…)
3. Chủ thể và quan hệ phối hợp trong phòng, chống VPPL:
3.1. Chủ thể phòng chống:
Phòng ngừa tội phạm và VPPL về MT là một bộ phận của
công tác bảo vệ MT, có liên quan tới nhiều lĩnh vực.
Do vậy là trách nhiệm của toàn xã hội, do Đảng lãnh đạo
Điều 3 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người đều có quyền được sống trong MT
trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ MT”
Điều 4 Luật Bảo vệ MT 2014 quy định: “Bảo vệ MT là trách nhiệm và nghĩa vụ của
mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân”
3.1.1. Chủ thể lập pháp: (Quốc hội, HĐND)
3.1.2. Chủ thể hành pháp:(Chính phủ và UBND)
Các Bộ liên quan:
Bộ Xây dựng, Y tế, Thông tin truyền thông, Tài chính:
> Thực hiện chức năng QLNN trong phạm vi trách nhiệm được phân công
> Chỉ đạo các cơ quan thuộc Bộ mình phòng, chông VPPL về BVMT
3.1.3. Chủ thể chuyên trách: (Các cơ quan bảo vệ pháp luật)
CAND: là LL nòng cốt, xung kích, là LL chính tham gia trực tiếp, toàn diện:
> Trực tiếp triển khai các hoạt động phòng, chống TP và VPPL
> Tiến hành phòng ngừa nghiệp vụ và tham gia phòng ngừa chung
> Huy động LL ứng phó, khắc phục sự cố về MT
> Điều tra, xử lý các hành vi tội phạm
> Phối hợp xây dựng các văn bản pháp luật
Viện kiểm sát: Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong phòng, chống,
giam giữ…Giữ quyền công tố
Tòa án: Xét xử công minh, đúng người, đúng tỗi, tránh oan, sai, sót
Phát hiện những nguyên nhân, điều kiện đề tham mưu
Bộ Tư pháp: Tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Bộ tài nguyên và MT: Giúp Chính phủ quản lý nhà nước về BVMT
3.1.4. Chủ thể thực hiện:
- Thành phần: Tổ chức XH, đoàn thể quần chúng , công dân

- Chức năng:
+ Tuyên truyền,vận động
+ Phối hợp với chính quyền và cơ quan chức năng
+ Tổ chứ cho hội viên tham gia phòng chống
Cung cấp thông tin. Tham gia các hoạt động phòng , chống
+ Phòng ngừa từ bản thân, gia đình
Bản thân và gia đình thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ về BVMT
Không xả rác sai quy định, nhất là rác thải nhựa, túi ni lông
+ Tham gia phòng chống, làm công tác tái hòa nhập
3.2. Quan hệ phối hợp trong phòng, chống:
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật
quy định, các chủ thể phối hợp tiến hành các nội dung sau:
- Tham mưu, đề xuất việc hoạch định chính sách
phát triển KT-XH gắn với bảo vệ MT
- XD và ban hành hệ thống văn bản pháp luật về BVMT
- Tổ chức chỉ đạo hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật
- Tuyên truyền giáo dục pháp luật về MT và bảo vệ MT
- Nắm tình hình, trao đổi thông tin VPPL về BVMT
- Huy động LL, phương tiện tham gia phòng, chống
- Tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra, xử lý VPPL
- Tổng kết, rút kinh nghiệm trong phòng, chống VPPL
- Hoạt động hợp tác quốc tế phòng chống VPPL có yếu tố
nước ngoài, xuyên quốc gia
4. Phòng, chống trong nhà trường:
4.1. Trách nhiệm của nhà trường:
- Tuyên truyền giáo dục về BVMT, phòng chống VPPL về MT
- Phối hợp với các cơ quan chức năng phòng chống VPPL
- Tham gia và hưởng ứng các chương trình hành động BVMT
- Tổ chức phát động các phong trào BVMT
(“Vì môi trường xanh-sạch-đẹp”, “Phòng, chống rác thải nhựa”…)
- Tổ chức các đội tình nguyện vì MT, câu lạc bộ vì MT…
4.2. Trách nhiệm của sinh viên:
- Nắm vững các quy định pháp luật về BVMT để BVMT
- Tự giác tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường
+ Sống thân thiện với MT
+ Sử dụng các chất liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên
+ Trồng và bảo vệ cây xanh
+ Không xả rác sai quy định, nhất là rác thải nhựa, túi nilon
+ Không thả bong bóng bay
+ Không gây ồn ào quá mức cho phép…
PHỤ LỤC
- Quan điểm, phương châm của Đảng, Nhà nước ta về BVMT:
+ Bảo vệ MT: > Là nội dung cơ bản trong chủ trương, đường lối,
chính sách phát triển KT - XH
> Là cơ sở quan trọng để phát triển bền vững
+ Phương châm bảo vệ MT:
> Lấy phòng ngừa và ngăn chặn làm nguyên tắc chủ đạo,
kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện MT
> Phát huy năng lực nội sinh, đẩy mạnh hợp tác quốc tế
để bảo vệ MT
PHỤ LỤC
1. Một số khái niệm liên quan:
- Thể chế:
+ Hệ thống các định chế hợp thành một tổng thể các chế độ nhà nước, hình
thành tổ chức nhà nước, các chế độ về lập pháp, hành pháp và tư pháp
+ Là những quy định, luật lệ của một chế độ XH buộc mọi người phải
tuân theo (nói khái quát)
+ Thể chế chính trị là hệ thống các định chế hợp thành một chế độ chính trị,
là hình thức thể hiện các thành phần của hệ thống chính trị thuộc kiến trúc
thượng tầng XH, bao gồm các đảng phái chính trị, nhà nước, mặt trận TQ,
các tổ chức XH khác ảnh hưởng lẫn nhau trong hệ thống chính trị.
- Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà
con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con
người. Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi truờng,
có quan hệ chặt chẽ với môi trường
(rừng cây; động, thực vật; khoáng sản; nước; khí…)
PHỤ LỤC
MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ TỘI PHẠM NÓI CHUNG:
1. Khái niệm tội phạm: (TP) (Điều 8. Bộ Luật hình sự năm 2015)
TP là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự
sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự
hoặc pháp nhân thương mại thực hiện (cố ý hoặc vô ý)
Lưu ý: con người phải là người còn sống (không tính khi chưa sinh ra và sau khi
chết)

1.1. Pháp nhân và pháp nhân thương mại: (Điều 75 Bộ luật Dân sự năm 2015)
- Pháp nhân: Là tổ chức được thành lập hợp pháp, có cơ cấu thống
nhất, có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình,
nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập
- Pháp nhân thương mại: Là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm
lợi nhuận và lợi nhuận được chia đều cho các thành viên
PNTM bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác
1.2. Về năng lực trách nhiệm hình sự:
- Tuổi chịu trách nhiệm hình sự: (Điều 12.Bộ luật Hình sự 2015)
+ Đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm
(trừ những TP mà Bộ luật này có quy định khác)
+ Đủ 14 - dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về các tội:
> Giết người
> Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác
> Hiếp dâm, hiếp dâm người dưới 16 tuổi
> Cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi
> Cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
> Phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại
điểm a, b, c, đ, e khoản 2 Điều 12
- Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự: (Điều 21. BLHS 2015)
Phạm tôi khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất
khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi
CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH TỘI PHẠM
(Dấu hiệu của tội phạm)
- Chủ thể: Cá nhân hoặc pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội
- Khách thể: Những quan hệ XH được luật hình sự bảo vệ nhưng bị TP xâm hại
VD: + Sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm của con người
+ Tài sản của công dân, của nhà nước
+ Quyền, lợi ích hợp pháp của công dân…
- Mặt chủ quan của TP: Những diễn biến bên trong phản ánh trạng thái tâm lý
của chủ thể
(Cố ý hay vô ý phạm tội; có chuẩn bị hay bột phát…)
- Mặt khách quan của TP: Những biểu hiện bên ngoài của tội phạm tác động
vào quan hệ XH được luật bảo vệ, gây thiệt hại

Mặt khách quan của TP gồm:


+ Hành vi nguy hiểm (cả 2 hình thức: hành động và không hành động)
+ Thiệt hại, hậu quả để lại cho XH
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
TRƯỜNG HỢP KHÔNG CẤU THÀNH TỘI PHẠM
- Hành vi nguy hiểm không đáng kể (Chưa tới mức xử lý hình sự)
- Sự kiện bất ngờ: hành vi ngây hậu quả nguy hại trong trường hợp
không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả
- Phòng vệ chính đáng: hành vi vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, tổ chức, ban
thân, người khác mà chống trả lại một cách cần thiết với hành vi xâm phạm
(Nếu phòng vệ quá mức cần thiết là không chính đáng, phải chịu trách nhiệmhình sự)
- Tình thế cấp thiết: Tình thế muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi
ích của NN, tổ chức, bản thân hoặc người khác mà không còn cách nào
khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa
(nếu gây thiệt hại rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết
thì phải chịu trách nhiệm hình sự)

PHÂN LOẠI TỘI PHẠM: (Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015)


- TP ít nghiêm trọng Hình phạt đến 3 năm tù
- TP nghiêm trọng Hình phạt đến 7 năm tù
- TP rất nghiêm trọng Hình phạt đến 15 năm tù
- TP đặc biệt nghiêm trọng.Trên 15 năm, chung thân, tử hình
2. Khái niệm phòng, chống tội phạm: (PCTP) (Bộ luật hình sự 2015)
Quá trình phòng ngừa, phát hiện ngăn chặn, đấu tranh xử lý tội phạm
2.1. Phòng ngừa: Quá trình các cơ quan Nhà nước, các tổ chức XH
và công dân bằng nhiều biện pháp nhằm khắc phục
các nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tội phạm
- Phòng ngừa TP mang ý nghĩa chính trị, kinh tế và nhân đạo.
+ Chính trị: Giữ vững ANQG, TT, ATXH
+ Kinh tế: tiết kiệm tiền của, công sức giải quyết hậu quả
+ Nhân đạo: bảo vệ nhân phẩm, tính mạng con người
- Phòng là chính, là tư tưởng chỉ đạo trong phòng, chống TP
2.2. Đấu tranh chống TP: Quá trình điều tra xử lý tội phạm
(Phát hiện, ngăn chặn, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án)
2.3. Phòng, chống TP được tiến hành theo 2 hướng cơ bản:
- Phát hiện, khắc phục, đi đến thủ tiêu các nguyên nhân, điều kiện
- Hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại khi TP xẩy ra
MÔI TRƯỜNG
- Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của
một hệ thống hoặc một cá thể , sự vật nào đó. Chúng tác động lên hệ thống ấy, xác
Định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp,
trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con
- MT là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau,
có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên
nhiên.
Môi trường được tạo thành bởi các yếu tố (thành phần): không khí, nước, đất, âm
thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, hệ sinh thái, các khu dân
cư, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật
chất khác. Trong đó không khí, đất, nước, hệ sinh thái, canh quan thiên nhiên… là các
yếu tố tự nhiên (xuất hiện và tồn tại không phụ thuộc vào ý chí của con người).
Khu dân cư, khu sản xuất, di tích lịch sử… là yếu tố vật chất nhân tạo.
Không khí, đất, nước, khu dân cư… là các yếu tố cơ bản duy trì sự sống của con
người; cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh… làm cho cuộc sống của con
người thêm phong phú và sinh động.
- Hệ sinh thái là các tập hợp các nhóm thực vật và động vật phụ thuộc lẫn nhau, hoặc
có thể nhìn hệ sinh thái là hệ thống và tập hợp các loài với cấu trúc rõ ràng được điều
chỉnh bởi các quy tắc chung. Các thành phần sông (sinh học) và không sống (phi sinh học)
Cơ cấu tổ chức của Bộ Công an
(Nghị định 01/NĐ-CP hiệu lực từ 6/8/2018)
- Văn phòng Bộ
- Các Cục: Đối ngoại; Pháp chế và cải cách hành chính tư pháp;
Khoa học chiến lược và lịch sử Bộ CA;
XD phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; Tổ chức cán bộ; Đào tạo;
Công tác Đảng, công tác chính trị; Truyền thống CAND; Kế hoạch tài chính;
Quản lý xuất nhập cảnh; An ninh điều tra;
An ninh mạng và phòng chống TP sử dụng công nghệ cao;
Cảnh sát điều tra TP về TT, ATXH;
Cảnh sát điều tra TP về tham nhũng và buôn lậu;
Cảnh sát điều tra TP về ma túy; Cảnh sát quản lý hành chính vế TT, ATXH;
Cảnh sát giao thông;
Cảnh sát quản lý giam giữ, tạm giữ và thi hành án hình sự tại cộng đồng;
Công nghệ thông tin; Y tế; Hậu cần
- Bộ tư lệnh cảnh vệ; - Bộ tư lệnh cảng sát cơ động
- Thanh tra; - văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra; - Viện khoa học hình sự;
- Ngoài ra còn có các đơn vị nghiệp vụ khác trong LL an ninh, tình báo, cảnh sát;
Các trường học, bệnh viện …
5. Phòng, chống tội phạm:
Là hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh chống TP
- Phòng, chống TP được tiến hành theo 2 hướng cơ bản:
+ Phát hiện, khắc phục, hạn chế từng bước đi đến thủ tiêu TP
+ Hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại khi TP xẩy ra
- Phòng, chống TP mang tính đồng bộ, hệ thống và có sự
phối - kết hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các
cơ quan, tổ chức, LL và công dân
5.1. Phòng ngừa: (PN)
Các cơ quan nhà nước, các tổ chức XH và công dân,
bằng nhiều biện pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện
dẫn đến tình trạng TP, nhằm từng bước ngăn chặn, hạn chế
tiến tới loại bỏ TP ra khỏi đời sống XH
- Phòng ngừa là phương hướng chính, là tư tưởng chỉ đạo trong PCTP
- Phòng ngừa mang ý nghĩa nhân đạo, kinh tế, chính trị
- Để PN hiệu quả, cần xác định chính xác, đầy đủ các nguyên nhân,
điều kiện dẫn đến TP. XD chiến lược phòng ngừa phù hợp
- Phòng ngừa phải gắn với các chính sách kinh tế - xã hội
- Phòng ngừa phải kết hợp giữa phòng ngừa chung và PN riêng
+ Phòng ngừa chung là PN của toàn XH sử dụng tổng hợp các biện pháp
(Biện pháp Kinh tế, Giáo dục, Pháp luật, Chính trị, Văn hóa xã hội…)
+ Phòng ngừa riêng là biện pháp phòng ngừa của từng cơ quan,
tổ chức, lực lượng (còn gọi là phòng ngừa nghiệp vụ)
Phòng ngừa theo từng lĩnh vực, từng khu vực…
5.2. Đấu tranh chống tội phạm: (Sau phòng ngừa, phải đấu tranh chống TP)
Là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
dựa vào pháp luật và nghiệp vụ, tiến hành nhiều biện pháp
nhằm phát hiện, ngăn chặn, điều tra xử lý TP
- Yêu cầu:
+ Chủ động nắm tình hình, phát hiện ngăn chặn càng sớm càng tốt
+ Điều tra xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật, đúng người,
đúng tội, tránh oan, sai, sót
- Lưu ý:
+ Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người,
hạn chế thấp nhất hậu quả, tác hại
+ Thu hồi tài sản do phạm tội mà có
+ Thi hành bản án nghiêm minh, kịp thời để răn đe, phòng ngừa kẻ ≠
6. Chủ thể phòng, chống và quan hệ phối hợp:
6.1. Chủ thể phòng, chống TP:
6.1.1. Chủ thể lập pháp:
- Thành phần: Quốc hội và HĐND các cấp
- chức năng: + Ban hành các văn bản pháp luật
+ Lập các ủy ban chuyên trách
+ Giám sát việc tuân thủ pháp luật
6.1.2. Chủ thể hành pháp:
- Thành phần: Chính phủ và UBND các cấp
- chức năng: + Quản lý, điều hành các hoạt động phòng chống
+ Chủ trì phối hợp các tổ chức, các LL
+ Bảo đảm các điều kiện, phương tiện phòng chống

6.1.3. Chủ thể chuyên trách:


- Thành phần: Các cơ quan bảo vệ pháp luật
(Công an, Viện kiển sát, tòa án, tư pháp)
- chức năng: (Tổ chức các hoạt động phòng chống và tham mưu)
+ Sử dụng pháp luật, nghiệp vụ để phòng chống
+ Tham mưu cho Đảng và chính quyền
(Đề xuất biện pháp phòng chống hiệu quả)
6.1.4. Chủ thể thực hiện:
- Thành phần: Các tổ chức XH, đoàn thể quần chúng
và công dân
- chức năng:
+ Tuyên truyền,vận động
+ Phối hợp với chính quyền và cơ quan chức năng
+ Tổ chức cho hội viên tham gia phòng chống
Cung cấp thông tin. Tham gia các hoạt động phòng , chống
+ Phòng ngừa từ bản thân, gia đình
Bản thân và gia đình thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ về BVMT
Không xả rác sai quy định, nhất là rác thải nhựa, túi ni lông
+ Tham gia phòng chống, làm công tác tái hòa nhập
7. Nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng, chống TP:
7.1. Nguyên tắc pháp chế: Mọi hoạt động phòng chống phải tuân thủ
Hiến pháp và pháp luật
7.2. Nguyên tắc dân chủ XHCN:
Mọi cơ quan, tổ chức và công dân đều có thể tham gia phòng ngừa TP,
không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giới tính, thái độ chính trị.
7.3. Nguyên tắc nhân đạo: Các biện pháp phòng ngừa không được hạ thấp
danh dự, nhân phẩm con người
7.4. Nguyên tắc khoa học và tiến bộ:
- Các biện pháp phòng ngừa phải được XD trên cơ sở khoa học
- Ứng dụng thành tựu KH - CN hiện đại để phòng chống hiệu quả
- Các biện pháp phòng ngừa phải bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật
7.5. Nguyên tắc phối hợp: Phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể
trong công tác phòng chống TP
7.6. Nguyên tắc cụ thể hóa:
Biện pháp phòng ngừa phải được nhân thức rõ ràng, giải pháp khả thi

You might also like