You are on page 1of 23

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ
KTTC
MỤC TIÊU
Sau khi học xong chương này, người học có thể:
 Hiểu được vai trò của thông tin kế toán tài chính trong
việc ra quyết định và các đối tượng sử dụng thông tin
của kế toán tài chính
 Biết được môi trường pháp lý ảnh hưởng đến kế toán
tài chính
 Giải thích được các nguyên tắc kế toán cơ bản
 Hiểu được các yếu tố của báo cáo tài chính

2
CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY

1 Luật kế toán 88/2015/QH13

2 VAS 01- Chuẩn mực chung

3 TT 200/2014/TT-BTC

4 TT 133/2016/TT-BTC
Thông tin kế toán và vấn đề ra
quyết đinh

 1 Vai trò cung cấp thông tin của kế toán:


Mục tiêu cuối cùng của kế toán là cung cấp
thông tin,phục vụ thông tin cho việc ra quyết
định
-Điều 3 luật kế toán :” kế toán là việc thu thập,
xử lý, kiểm tra,, phân tích và cung cấp thông
tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện
vật và thời gian lao động
Thông tin kế toán và vấn đề ra
quyết đinh

 1 Vai trò cung cấp thông tin của kế toán:


Kế toán là một hệ thống thông tin được
thiết lập trong doanh nghiệp nhằm thu
thập dữ liệu, xử lý dữ liệu và cung cấp
thông tin cần thiết cho các đối tượng sử
dụng thông tin để ra quyết định
Thông tin kế toán và vấn đề ra
quyết đinh

 2. Đối tượng sử dụng thông tin của kế toán


-Nhà quản lý - cổ đông
-Ngân hàng - cơ quan thuế
-Cán bộ cnv công ty - khách hàng
-Vvv
( những người quan tâm)
Thông tin kế toán và vấn đề ra
quyết đinh

 3. Môi trường pháp lý của kế toán


-Luật kế toán
-Chuẩn mực kế toán
Chuẩn mực kế toán

1. Chuẩn mực số 1- Chuẩn mực 8. Chuẩn mực 08- Thông tin tài chính về
chung những khoản góp vốn liên doanh
9. Chuẩn mực 10- Ảnh hưởng của việc
2. Chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho
thay đổi tỷ giá hối đoái
3. Chuẩn mực số 03 – TSCĐ HH 10. Chuẩn mực 11- Hợp nhất kinh
doanh
4. Chuẩn mực số 04 – TSCĐ VH
11.Chuẩn mực 14- Doanh thu và thu
5.Chuẩn mực số 05 – BĐS đầu tư nhập khác
6. Chuẩn mực số 06- Thuê tài sản 12. Chuẩn mực 15- Hợp đồng xây dựng
7. Chuẩn mực số 7- Đầu tư vào công 13. Chuẩn mực 16- chi phí đi vay
ty liên kết 14 Chuẩn mực 17- Thuế thu nhập
doanh nghiệp
Chuẩn mực kế toán
21. Chuẩn mực 25- BCTC hợp
15. Chuẩn mực số 18- Các khoản dự
phòng, tài sản và nợ tiềm tàng nhất và kế toán các khoản đầu
16. Chuẩn mực số 19 – Hợp đồng tư vào công ty con báo cáo tài
bảo hiểm chính
17. Chuẩn mực số 21 – Trình bày báo 22. Chuẩn mực 26- Thông tin về
cáo tài chính các bên liên quan
18. Chuẩn mực số 22 – Trình bày bổ 23. Chuẩn mực 27- BCTC giữa
sung BCTC ngân hàng và các tổ chức niên độ
tín dụng
24. Chuẩn mực 28- BC bộ phận
19. Chuẩn mực số 23 – Các sự kiện
phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán 25. Chuẩn mực số 29- Thay đổi
năm chính sách kế toán, ước tính kế
toán và sai sót
20 Chuẩn mực 24- Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ 26.Chuẩn mực số 30-Lãi trên cổ
phiếu
Chế độ kế toán

Thông tư 200/2014/TT-BTC Thông tư 133/2016/TT-BTC


1.4 CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN

Giá phí

Nô ̣i dung
quan
Phù hợp
trọng hơn
hình thức
Cơ sở
dồn
tích
Nhất Thâ ̣n
quán trọng

Trọng yếu

10/02/2021 11
CƠ SỞ DỒN TÍCH (ACCRUAL BASIS)

 Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh


nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn
vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được
ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không
căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế
chi tiền hoặc tương đương tiền.
 Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản
ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong
quá khứ, hiện tại và tương lai.

10/02/2021 12
NGUYÊN TẮC GIÁ PHÍ (Cost
principle)

Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc.

Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản
tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị
hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi
nhận.

Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy
định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.
10/02/2021 13
NỘI DUNG QUAN TRỌNG HƠN HÌNH THỨC
(SUBSTANCE OVER FORM PRINCIPLE)
(GAAP – FASB)
Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải bảo đảm phản ánh đúng bản
chất của giao dịch hơn là hình thức, tên gọi của giao dịch.

Mặc dù Luật Kế toán VN và VAS chưa chính thức coi nội dung quan trọng
hơn hình thức là nguyên tắc cơ bản của kế toán tuy nhiên đây là yêu cầu
được quy định cụ thể trong VAS 01; VAS 21 và là nguyên tắc cơ bản nhất
được tuân thủ khi xây dựng chế độ, quy định kế toán

10/02/2021 14
THẬN TRỌNG (CONSERVATISM PRINCIPLE)

Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước
tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn.
Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
a/ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;
b/ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;
c/ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;
d/ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn
về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi
có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.

10/02/2021 15
PHÙ HỢP (MATCHING
PRINCIPLE)
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận
một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có
liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.
Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và
chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh
thu của kỳ đó.
Nguyên tắc phù hợp nhằm xác định kết quả kinh doanh một cách hợp lý

10/02/2021 16
NHẤT QUÁN (CONSISTENCY
PRINCIPLE)

Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được
áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay
đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và
ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
Nguyên tắc nhất quán giúp cho thông tin trên báo cáo tài chính giữa các
kỳ có thể so sánh được với nhau.

10/02/2021 17
TRỌNG YẾU (MATERIALITY PRINCIPLE)

Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu
chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh
hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính.
Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót
được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem
xét trên cả phương diện định lượng và định tính.
BCTC trung thực và hợp lý không đòi hỏi phải tuyệt đối chính xác mà chỉ cần
không có sai lệch trọng yếu  Kế toán có thể chấp nhận sai lệch không trọng yếu.

10/02/2021 18
CÁC YẾU TỐ CỦA BCTC
I & II - Tài sản

VAS 01 : Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu
được lợi ích kinh tế trong tương lai

Lợi ích kinh tế trong tương lai được thể hiện trong các trường hợp

-Được sử dụng một cách đơn lẻ hoặc kết hợp với các tài sản khác trong
sx sp để bán hay cung cấp dịch vụ

-Để bán hoặc trao đổi lấy tài sản khác

-Để thanh toán các khoản nợ phải trả

-Để phân phối cho các chủ sở hữu DN


CÁC YẾU TỐ CỦA BCTC

III. Nợ phải trả


VAS 01, 18b: Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện ại của DN phát sinh từ
các giao dịch và sự kiện đã qua mà DN phải thanh toán từ các
nguồn lực của mình
Nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua như: mua
hàng hóa chưa trả iền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ,
cam kết bảo hành hàng hóa, cam kết nghĩa vụ hợp đồng, phải trả
nhân viên, thuế và các khoản phải nộp, phải trả khác
Đoạn 42:
-Có đủ điều kiện chắc chắn là DN sẽ phải dùng một lượng tiền chi
ra để trang trải cho những nghĩa vụ hiện tại mà DN phải thanh toán
-Khoản nợ phải trả đó phải xác định 1 cách đáng tin cậy
CÁC YẾU TỐ CỦA BCTC

IV. Vốn chủ sở hữu


VAS 01, 18b: “ là giá trị vốn của DN, được tính bằng số chênh lệch
giữa giá trị tài sản của DN trừ đi nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán gồm
- Vốn của các nhà đầu tư
- Thặng dư vốn cổ phần
- Lợi nhuận giữ lại
- Các quỹ
- Lợi nhuận chưa phân phối
- Chênh lệch tỷ giá
- Chênh lệch đánh giá lại tài sản
CÁC YẾU TỐ CỦA BCTC

V & VII Doanh thu và thu nhập khác

VAS 01, 31a: “Doanh thu và thu nhập khác là tổng giá trị các lợi ích kinh
tế DN thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sx-kd thông
thường và các hoạt động khác của DN, góp phần làm tăng vốn chủ sở
hữu, không bao gồm khoản góp vốn của các cổ đông hoặc chủ sở hữu

Doanh thu và thu nhập khác bao gồm

- Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ

- Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia

- Thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu tiền phạt khách hàng do vi
phạm hợp đồng …
CÁC YẾU TỐ CỦA BCTC

VI & VIII Chi phí

VAS 01, đoạn 31a: “ chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi
ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra,
các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến
làm giảm vốn chủ sở hữu không bao gồm khoản phân phối cho các
cổ đông hoặc chủ sở hữu

Chi phí báo gồm : chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá
trình hoạt động kinh doanh thông thường của DN và chi phí khác

You might also like