You are on page 1of 65

CHƯƠNG

MÔN HỌC4
ĐẦU
QUAN HỆTƯ QUỐC
KINH TẾ TẾ
TẾ QUỐC

1
Nội dung
1. Khái niệm và các hình thức đầu tư quốc tế­
2. Xu hướng đầu tư quốc tế
3. Vai trò của đầu tư quốc tế
I. KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
1. Khái niệm đầu tư
Đầu tư là việc sử dụng vốn vào những hoạt động nhất
định nhằm thu lợi nhuận và/hoặc lợi ích kinh tế - xã hội.
2. Khái niệm đầu tư quốc tế
ĐTQT là việc nhà ĐT của một nước đưa vốn hoặc bất kỳ
hình thức giá trị nào sang một nước khác để tiến hành KD,
hoặc các hoạt động khác nhằm thu lợi nhuận và các lợi ích
về kinh tế - xã hội
L­ưu ý:
 Chủ đầu tư: Tư nhân, Chính phủ, tổ chức liên kết
 KTQT,..
Vốn đầu tư: Tiền tệ; tài sản hữu hình, tài sản vô hình,…
 Mục đích đầu tư:
- Đối với chủ ĐT nước ngoài: mục đích chủ yếu là lợi nhuận
- Đối với nước chủ nhà: lợi ích về kinh tế, tài chính, xã hội,..
II. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
1.Căn cứ vào mức độ tham gia quản lý dự án đầu tư (quyền
được tham gia sử dụng vốn đầu tư­)
1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment)
1.1.1. Khái niệm: Chủ ĐT của một nước đầu tư toàn bộ vốn
của dự án, hoặc đóng góp tỷ lệ vốn tối thiểu của dự án đầu
tư ở nước khác qua đó giành quyền kiểm soát hoặc được
trực tiếp tham gia quản lý dự án đầu tư
 Một số thuật ngữ lên quan đến FDI:
- FDI Flows (dòng vốn FDI trong một thời kỳ nhất định):
+ Dòng vốn vào trong nước (Inflows – Inward)
+ Dòng vốn ra nước ngoài (Outflows - Outward)
- Home Country (nước chủ đầu tư)
- Host country (nước chủ nhà, nước nhận ĐT, nước mà ở
đó hoạt động ĐT diễn ra)
Quy mô vốn FDI Flow trên thế giới (1990-2020); Tỷ USD

7
Nguồn: UNCTAD
Một số quốc gia thu hút FDI lớn nhất thế giới năm 2019
1.1.2. Đặc điểm của FDI
 Nhà ĐTNN được trực tiếp quản lý đối tượng đầu tư: họ có
toàn quyền kiểm soát nếu đầu tư toàn bộ vốn của dự án,
được tham gia quản lý nếu đóng góp đủ tỷ lệ vốn tối thiểu
theo quy định của nước chủ nhà
 FDI là hình thức đầu tư chủ yếu bằng nguồn vốn của tư
nhân với mục đích chính là lợi nhuận
 Là hình thức đầu tư mang tính dài hạn, có sự chuyển giao
công nghệ cho nước nhận đầu tư
 Thu nhập của chủ ĐTNN ngoài phụ thuộc vào kết quả
kinh doanh của dự án đầu tư
1.1.3. Các hình thức FDI
1.1.3.1. Đầu tư­mới (Greenfield Investment – GI)
 Khái niệm: Là hình thức đầu tư trong đó nhà ĐT xây dựng
cơ sở kinh doanh hoàn toàn mới, hoặc mở rộng cơ sở kinh
doanh đã có ở nước ngoài.
- GI là hình thức đầu tư truyền thống, vốn đầu tư tập
trung chủ yếu trong lĩnh vực SX, chiếm tỷ trọng lớn nhất
(hàng năm trung bình chiếm 55-60%).
- Quy mô vốn tăng lên, nhưng tỷ trọng có xu hướng giảm
(năm 2005: 57%; năm 2020: 55%)
Giá trị và tỷ trọng vốn đầu tư theo hình thức GI (2005-2020)

Nguồn: UNCTAD
 Các hình thức GI:
(1) DN 100% vốn nước ngoài (100% foreign ownership):
- Khái niệm: là DN thuộc sở hữu của nhà ĐTNN, do nhà
ĐT thành lập tại nước chủ nhà, họ tự quản lý và tự chịu
trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
- Ưu điểm: nước chủ nhà không phải bỏ vốn ĐT, tránh
được rủi ro; nhà ĐTNN hoàn toàn chủ động trong quản lý
nên thường đầu tư công nghệ hiện đại
- Nhược điểm: nước chủ nhà khó tiếp nhận công nghệ
của nhà ĐTNN, khó kiểm soát hoạt động của DNNN
(2) DN liên doanh (Joint venture enterprise – JVE):
- Khái niệm: là DN do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác
thành lập tại nước nhận ĐT trên cơ sở hợp đồng liên
doanh, hình thành pháp nhân mới.
- Ưu điểm: giúp nước chủ nhà giải quyết vấn đề thiếu
vốn ĐT, có cơ hội tiếp cận công nghệ của nước ngoài;
- Hạn chế: các bên dễ phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn
do sự khác biệt về văn hoá, quan điểm kinh doanh
(3) Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation
Contract – BCC): là hình thức đầu tư trên cơ sở hợp đồng
được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh,
phân chia lợi nhuận, không thành lập pháp nhân mới
(4) Các hình thức đầu tư trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ
tầng: BOT, BT, BTO,..
 BOT (Build-Operate-Transfer - Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển
giao): Nhà đầu tư tự bỏ vốn XD công trình, sau khi XD xong,
nhà ĐT kinh doanh công trình đó trong một thời gian nhất
định, hết thời hạn quy định nhà ĐT bàn giao không bồi hoàn
cho chính phủ nước chủ nhà
 BT (Build-Transfer - Xây dựng-chuyển giao): Nhà ĐTNN tự bỏ
vốn XD công trình, sau khi XD xong, nhà đầu tư chuyển
giao công trình cho nước chủ nhà, nước chủ nhà cho phép
nhà ĐTNN thực hiện dự án khác để thu hồi vốn và có lợi
nhuận hợp lý.
 BTO (Build-Transfer-Operate - Xây dựng-Chuyển giao-Kinh
doanh): Chủ ĐTNN tự bỏ vốn XD công trình, sau khi xây
dựng xong, chủ đầu tư chuyển giao công trình cho nước
chủ nhà, nước chủ nhà cho phép nhà ĐTNN kinh doanh
công trình trong một khoảng thời gian nhất định để thu hồi
vốn đầu tư và có lợi nhuận.
 Sự giống nhau của 3 hình thức này: nhà ĐTNN ký hợp
đồng đầu tư với chính phủ nước chủ nhà; lĩnh vực đầu tư
chủ yếu trong lĩnh vực XD cơ sở hạ tầng
1.1.3.2. Sáp nhập và mua lại – M & A (Cross-border Merger
and Acquisition)
 Khái niệm: - Sáp nhập (Merger) là sự liên kết giữa các
DN để hình thành một DN có tư cách pháp nhân mới, DN
mới sẽ sở hữu toàn bộ tài sản, lợi ích và nghĩa vụ của DN bị
sáp nhập.
- Mua lại (Acquisition) là việc một DN mua lại
DN khác và chuyển DN bị mua lại thành bộ phận của mình;
hoặc DN mua cổ phần của DN khác với tỷ lệ chi phối để
kiểm soát DN đó.
 Các hình thức M & A:
(1) M & A theo chiều ngang (horizontal): diễn ra giữa các
công ty cùng ngành, cạnh tranh trực tiếp với nhau.
(2) M & A theo chiều dọc (vertical): diễn ra giữa các DN
KD trong cùng một chuỗi SX ra sản phẩm cuối cùng
(3) M & A kết hợp (conglomerate): là sự liên kết giữa
các DN trong các lĩnh vực KD khác nhau hình thành các tập
đoàn KD đa ngành có quy mô rất lớn
Giá trị vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức M&A

Nguồn: UNCTAD
 Lợi ích của M & A đối với DN :
- Tăng lợi thế về quy mô: Năng lực SX, kinh doanh lớn hơn
sẽ giúp tiết kiệm chi phí kinh doanh
- Mở rộng thị trường, bao gồm thị trường phân phối sản
phẩm và cung ứng các yếu tố đầu vào phục vụ SX.
- Nâng cao trình độ công nghệ, quản lý, tận các nguồn lực
của nhau để gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường
- Góp phần nâng cao hiệu quả và lợi nhuận của DN
1.2. Đầu tư gián tiếp (Foreign Portfolio Investment - FPI)
1.2.1. Khái niệm: Chủ ĐTNN đầu tư vốn nhưng không trực
tiếp tham gia quản lý hoạt động của đối tượng đầu tư
1.2.2. Đặc điểm của FPI:
- Nhà ĐTNN không trực tiếp tham gia sử dụng vốn ĐT (quyền
sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn tách rời nhau)
- Có tính thanh khoản cao: nhà ĐT có thể nhanh chóng bán
các khoản vốn đầu tư, FPI thường mang tính ngắn hạn
- Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là của tư nhân, ngoài ra là của
các chính phủ, các tổ chức kinh tế quốc tế
1.2.3. Các hình thức FPI
(1) Đầu tư dưới hình thức cho vay (Tín dụng quốc tế):
 Khái niệm: Chủ đầu tư cho nước ngoài cho vay vốn và
thu lợi nhuận thông qua lãi suất của số tiền cho vay
 Đặc điểm:
- Vốn vay chủ yếu dưới dạng tiền tệ, bên nhận đầu tư dễ
chuyển thành các phương tiện đầu tư khác.
- Nước tiếp nhận đầu tư được chủ động sử dụng vốn
- Chủ ĐTNN có thu nhập ổn định thông qua lãi suất tiền vay,
không phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
(2) Đầu t­ư chứng khoán
Là hình thức đầu tư thông qua việc mua chứng khoán
được phát hành bởi các tổ chức tài chính của nước khác trên
thị trường tài chính quốc tế
(3) Viện trợ phát triển chính thức - ODA (Official
Development Asisstance)
 Khái niệm: ODA là tất cả các khoản viện trợ không hoàn
lại và tín dụng ưu đãi của các nhà tài trợ quốc tế dành cho
các nước đang phát triển
 Đặc điểm của ODA
- Chủ đầu tư (nhà tài trợ): chính phủ các nước (song phương),
các tổ chức quốc tế (đa phương)
- Đối tượng nhận viện trợ: Chính phủ các nước đang PT
- ODA thực chất là hình thức tín dụng quốc tế nhưng có tính
ưu đãi đối với nước đi vay (lãi suất thấp, thời gian vay và
thời gian ân hạn dài)
- Cơ cấu vốn ODA gồm: viện trợ có hoàn lại và viện trợ
không hoàn lại, trong đó có hoàn lại chiếm phần chủ yếu
- ODA có tính chất ràng buộc, là công cụ để nhà tài trợ
thiết lập và duy trì lợi ích KT và chính trị của mình
Giá trị vốn ODA trên thế giới (1980-2017); Tỷ USD

Nguồn: WB
Các quốc gia cung cấp ODA lớn nhất thế giới
năm 2005; 2017

Nguồn: WB
Các khu vực tiếp nhận ODA trên thế giới

Nguån: OECD
2. Căn cứ vào chủ sở hữu của nguồn vốn đầu tư
 Đầu tư của Nhà nước: vốn đầu tư từ ngân sách của chính
phủ, hình thức đầu tư chủ yếu là ODA
 Đầu tư của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế: vốn đầu
tư từ nguồn quỹ của tổ chức, chủ yếu đầu tư dưới hình
thức ODA
 Đầu tư của tư nhân: vốn là của tư nhân, công ty,… hình
thức đầu tư chủ yếu là FDI, FPI.
III. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
1. Quy mô vốn đầu tư có xu hướng gia tăng về giá trị, đa
dạng về hình thức và lĩnh vực đầu tư
 ĐTQT được phát triển từ cuối thế kỷ XIX từ châu Âu với
mục đích khai thác nguồn tài nguyên và lao động ở nước ngoài
 Từ giữa thế kỷ XX vốn ĐT trên thế giới tăng nhanh, nhất
là đối với đầu tư gián tiếp, nhưng tốc độ tăng trưởng hàng
năm không đều
 Hình thức đầu tư ngày càng đa dạng
 Lĩnh vực ĐT diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực của nền kinh
tế và xã hội: sản xuất, dịch vụ,…
Quy mô vốn FDI trên thế giới (1990-2020); Tỷ USD

29
Nguồn: UNCTAD
 Nguyên nhân gia tăng dòng vốn FDI:
- Những lợi ích về kinh tế, xã hội do ĐTQT mang lại cho nhà
đầu tư nước ngoài và các nước nhận đầu tư
- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước phát
triển đã thúc đẩy dòng vốn ĐT từ các nước phát triển sang
các nước đang phát triển
- Sự phát triển của xu thế TCH kinh tế đã khuyến khích và
tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển vốn đầu tư giữa
các nước
2. Xu hướng tự do hoá ĐT phát triển mạnh mẽ trên thế giới
 Khái niệm: Tự do hoá đầu tư là quá trình cắt giảm, xoá
bỏ các rào cản có tính cản trở hoạt động đầu tư nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho di chuyển vốn đầu tư giữa các nước.
 Tự do hoá ĐT là một phần quan trọng của TCH kinh tế
 Biểu hiện của tự do hoá đầu tư:
- Ở cấp độ quốc gia: Tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các
nhà đầu tư; giảm bớt những hạn chế đối với đầu tư NN
- Ở cấp độ khu vực: hình thành nhiều khu vực đầu tư tự
do trên thế giới
- Ở cấp độ toàn cầu: gia tăng vai trò của các tổ chức kinh tế
quốc tế đối với sự di chuyển các dòng vốn đầu tư quốc tế
3. Lĩnh vực đầu tư có sự chuyển dịch: giảm đầu tư vào lĩnh
vực NN, khai khoáng; gia tăng đầu tư vào lĩnh vực DV và CN
 Giá trị vốn đầu tư vào lĩnh vực NN và khai thác tài
 nguyên thiên nhiên giảm mạnh; trong đó ĐT vào  NN giảm
liên tục từ 17,7% năm 2005 xuống 4,3% năm 2018
     Nguyên nhân:
  - Nhu cầu đối với nguyên liệu thô, nông sản của các nước
phát triển giảm xuống
 -  Nông nghiệp là lĩnh vực cần vốn ĐT lớn nhưng nhiều rủi
 ro, tỷ suất  lợi nhuận thấp nên không hấp dẫn  ĐTNN 
 Vốn đầu tư vào các ngành CN chế tạo, chế biến có xu
hướng gia tăng, năm 2018 chiếm 47,5% (năm 2005: 36,5%)
Nguyên nhân:
- Xu hướng chuyển dịch các ngành CN truyền thống ra
nước ngoài của các nước phát triển
- Chính sách khuyến khích ĐTNN vào lĩnh vực SXCN phục
vụ công nghiệp hoá của các nước đang phát triển
 Vốn đầu tư vào lĩnh vực DV tăng nhanh, hiện nay DV là
lĩnh vực thu hút FDI lớn nhất , năm 2018 chiếm 48,3%
Cơ cấu lĩnh vực đầu tư mới trên thế giới (2005-2018); %

Nguồn: UNCTAD
Nguyên nhân gia tăng vào lĩnh vực DV:
- Đầu tư vào lĩnh vực DV có tỷ suất lợi nhuận cao hơn các
lĩnh vực khác
- Trong nhiều loại hình DV, các nhà cung ứng phải thiết
lập sự hiện diện thương mại ở nước ngoài thông qua FDI
để cung ứng DV
- Đầu tư vào lĩnh vực DV ít phụ thuộc vào các yếu tố vật
chất, tự nhiên
- Xu thế tự do hóa thương mại DV đã tạo điều kiện thuận
lợi cho ĐT vào lĩnh vực này

35
4. Các nước đang phát triển có vai trò ngày càng quan
trọng trong ĐTQT
 Đối với thu hút vốn FDI: Trước năm 2000 chiếm tỷ trọng
không đáng kể, năm 2018 đã chiếm 53% tổng vốn ĐT
Giá trị vốn FDI vào các nhóm nước (2000 – 2018); Tỷ USD

1.270
1.200
1.200

780
760
680
650
590
550

330 730 690 700


630 650
230 580
640

2000 2005 2008 2009 2010 2015 2016 2017 2018

nền kinh tế phát triển nền kinh tế đang phát triển


Một số quốc gia thu hút FDI lớn nhất thế giới năm 2019
 Đối với dòng vốn ĐT ra NN: Tr­ước 1990, chiếm tỷ
trọng không đáng kể, năm 2018 chiếm 45% tổng vốn FDI
ra nước ngoài trên thế giới

Tỷ trọng vốn đầu tư ra NN của các nhóm nước; %


Năm 1970 1990 2000 2005 2010 2015 2018

• Các nước phát triển 99.7 93.1 91.4 81.0 70 71.5 55


• Các nước đang PT 0.3 6.9 8.618.0 30 29.5 45

Nguồn: UNCTAD 
Vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam
 Đến hết năm 2019, Việt Nam có 1.320 dự án đầu tư ra NN
tổng vốn đăng ký: 20 tỷ USD (vốn thực hiện hơn 10 tỷ USD)
 Lĩnh vực đầu tư: khai khoáng (40%); trồng cây CN (15%),
viễn thông (15%), SX điện;...
 Thị trường đầu tư: Lào (hơn 5,2 tỷ USD, 208 dự án);
Campuchia (2,7 tỷ USD; Nga (2,8 tỷ USD);…
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
IV. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
1. Đối với chủ đầu tư­nước ngoài
 Giúp chủ ĐT tận dụng ưu thế của mình về vốn, công
nghệ, trình độ quản lý để mở rộng quy mô sản xuất, tham
gia sâu hơn vào thị trường thế giới
 Khai thác những lợi thế của nước nhận đầu tư về lao
động, tài nguyên và những ưu đãi của nước chủ nhà giúp
giảm chi phí SX, gia tăng lợi nhuận.
 Giúp chủ ĐT mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và
NK các yếu tố đầu vào quan trọng phục vụ SX trong nước
 Giúp các nước chủ đầu tư tăng cường vai trò, ảnh
hưởng trên thế giới
2. Đối với nước nhận đầu tư
2.1. Đối với các nước phát triển
 Góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực
công nghệ và trình độ quản lý của nền kinh tế
 Góp phần phát triển kinh tế - xã hội: tạo việc làm, tăng
thu ngân sách, phát triển xã hội,..
 Gia tăng áp lực cạnh tranh trong nước, góp phần nâng
cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế quốc
gia
2.2. Đối với các nước đang phát triển
2.2.1. Tác động tích cực
 Bổ sung nguồn vốn đầu tư quan trọng thúc đẩy tăng
trưởng và phát triển kinh tế trong nước
Tỉ trọng vốn FDI trong tổng vốn đầu tư của Việt Nam
(2014-2018); %
 Giúp nền kinh tế tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, hình
thành các ngành kinh tế quan trọng; tiếp cận công nghệ
hiện đại, kinh nghiệm quản lý của thế giới qua đó nâng cao
năng lực cạnh tranh của DN và nền kinh tế
 Giúp các nước mở rộng thị trường, thúc đẩy XK
Tỷ trọng XK của các DN FDI trong tổng KNXK trên thế giới; %
Tỷ trọng XK của các DN FDI ở Việt Nam (2008-2018); %
 Gia tăng áp lực cạnh tranh trong nước, góp phần nâng
cao hiệu quả và sức cạnh tranh của DN và nền kinh tế
 Góp phần phát triển nguồn nhân lực, tạo cơ hội việc làm
và nâng cao thu nhập cho người lao động.
 Góp phần hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, nâng cao chất
lượng giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường
2.2.2. Tác động tiêu cực:
- Nền kinh tế có thể phát triển mất cân đối về cơ cấu ngành
và cơ cấu lãnh thổ
- Các nước nhận đầu tư có thể phụ thuộc vào các nhà ĐTNN
về vốn, công nghệ, thị trường,…
- Các nước đang phát triển có thể trở thành nơi tiêu thụ
công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ của nước ngoài gây thiệt hại
cho nền kinh tế
- Có thể gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường
V. Tình hình thu hút vốn ĐTNN của Việt Nam
1. Thu hút vốn FDI
 Tổng số vốn đầu tư: năm 1987, Việt Nam ban hành Luật
đầu tư nước ngoài, hiện nay ĐTNN được quy định trong
Luật đầu tư
Kết quả thu hút FDI (từ 1988 – 2020)
- Số dự án còn hiệu lực: 33.100
- Vốn đăng ký: 385 tỷ USD
- Vốn thực hiện: 230 tỷ USD (bằng 60% tổng vốn
đăng ký)

- Trong ASEAN, Việt Nam xếp vị trí thứ 3 về thu hút FDI
Kết quả thu hút FDI của Việt Nam (2010-2020), Tỷ USD
Thu hút FDI của Việt Nam và một số nước ASEAN năm 2018
 Cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực đầu tư: vốn FDI được đầu
tư vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, trong đó ngành CN chiếm
tỷ trọng lớn nhất với 52%; CN chiếm 46,4%
 Đối tác đầu tư: đã có 140 quốc gia/vùng lãnh thổ có
vốn đầu tư vào Việt Nam, trong đó nước có số vốn ĐT lớn
nhất là Hàn Quốc (chiếm 22%), tiếp sau là Nhật Bản,
Singapo
Các quốc gia/vùng lãnh thổ có số vốn FDI lớn nhất vào Việt Nam
(luỹ kế đến hết năm 2020)

Nguồn: Bộ KH và ĐT
1.1.3. Đóng góp của các DN FDI đối với nền kinh tế
(1) Bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển KT-
XH: Cơ cấu vốn ĐT dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng
vốn ĐT của nhà nước, tăng tỷ trọng khu vực ngoài nhà
nước, trong đó tỷ trọng vốn FDI hiện nay đạt gần 24%.
Tỉ trọng vốn FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội của Việt Nam
(2014-2018); %
(2) Khu vực DN FDI đóng góp ngày càng lớn vào GDP (năm
2018 gần 20%) và thu NS nhà nước (năm 2019 gần 18%);
giúp Việt Nam phát triển nhiều ngành công nghệ cao và
ngành CN quan trọng.
(3) Đóng góp hơn 70% tổng KNXK, góp phần mở rộng thị
trường XK, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá:
- Các DN FDI chiếm tỷ trọng lớn trong XK các sản phẩm
công nghệ cao
- Giúp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị SX toàn cầu
Tỷ trọng XK của các DN FDI ở Việt Nam (2008-2018); %
(4) Các DN FDI đóng góp quan trọng trong việc tạo việc làm
và phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam:
- Hiện nay có hơn 4,5 triệu lao động trực tiếp làm việc
trong các DN FDI (chiếm hơn 8% tổng số lao động của VN)
- Góp phần quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Tổng số lao động của Việt Nam và số lao động làm việc
trong các DN FDI (2000-2018)
(5) Tạo tác động lan toả công nghệ, giúp DN Việt Nam nâng
cao trình độ công nghệ, nâng cao trình độ cạnh tranh của
DN Việt Nam, phát triển các ngành CN then chốt
(6) Hình thành các khu công nghiệp, khu đô thị hiện đại, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam
2. Viện trợ phát triển chính thức (ODA)
 Số vốn ODA:
- Năm 1993, các nhà tài trợ quốc tế bắt đầu nối lại ODA cho
Việt Nam
- Hiện có khoảng 50 nhà tài trợ song phương và đa
phương đang cung cấp nguồn ODA cho Việt Nam
- Đến nay, tổng vốn ODA ký kết khoảng hơn 100 tỷ uSD,
vốn ODA giải ngân khoảng hơn 65 tỷ USD

63
 Tài trợ song phương:
- Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất: chiếm gần 25% vốn
cam kết.
- Tiếp theo là Pháp, Hàn Quốc
 Tài trợ đa phương:
- WB là nhà tài trợ lớn nhất: 20%
- ADB đứng thứ hai: 14
- Các tổ chức khác

64
3. Thu hút vốn đầu tư gián tiếp khác
- Th«ng qua thÞ trư­êng chøng kho¸n

FDI ra NN của VN

You might also like