You are on page 1of 24

ỨNG DỤNG

PROBIOTIC
TRONG
CHĂN NUÔI
SINH VIÊN: VŨ THỊ HỒNG HUẾ
20180462
NGUYỄN THỊ LINH 20180487
I. Probiotic
1.1. Khái niệm
1.2. Tại sao phải sử dụng Probiotic
1.3. Một số Probiotic phổ biến
1.4. Các tiêu chí lựa chọn Probiotic
1.5. Cơ chế tác động

2. Ứng dụng trong chăn nuôi


3. Sản xuất và bảo quản
1.1. Khái niệm

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức nông lương thế giới
(FAO), probiotic là những vi sinh vật sống khi được cung cấp với
số lượng đủ lớn sẽ mang lại lợi ích sức khỏe cho vật chủ.
1.2. TẠI SAO PHẢI SỬ DỤNG PROBIOTIC
• Hệ vi sinh vật trong đường ruột của động vật
đóng vai trò quan trọng trong các quá trình
tiêu hóa và duy trì sức khỏe của động vật.
• Việc lạm dụng quá mức các chất kháng sinh
trong chăn nuôi để kiểm soát nhiều bệnh gây
ra bởi vi khuẩn và ký sinh trùng đã và đang
gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột,
đe dọa đến sức khỏe người tiêu dùng và gây
ảnh hưởng xấu đến môi trường.
=> Probiotic thay thế kháng sinh được

xem là xu hướng
và giải pháp hàng đầu hiện nay cho ngành
chăn nuôi.
Chế phẩm sinh học chứa các vi khuẩn có lợi
(probiotics) :

- Hỗ trợ vật nuôi khôi phục lại hoặc thay đổi theo
hướng có lợi cho hệ vi sinh vật và giúp động vật
có khả năng đề kháng tốt hơn.

- Cung cấp cho động vật nguồn dinh dưỡng bổ


sung và enzyme tiêu hóa, kích thích tổng hợp
vitamin nhóm B và tăng cường sự phát triển của
vsv có lợi.
Probiotics có mặt trong các sản phẩm mà
chúng ta đã biết như Men tiêu hoá, men vi
sinh v.v..
1.3. Một số Probiotics phổ biến

Những vi sinh probiotics sử dụng trong


thức ăn chăn nuôi phổ biến nhất bao
gồm: vi khuẩn lactic, bào tử Bacillus và
nấm men.
+ Các vi khuẩn thuộc chi Lactobacillus và
Enterococcus là vi khuẩn có tự nhiên trong
đường tiêu hóa của động vật.
+ Mặt khác, nấm men và vi khuẩn thuộc chi
Bacillus không có trong đường tiêu hóa,
nhưng lại rất an toàn cho vật chủ.
Vi khuẩn
Lactic

• Chiếm vị trí quan trọng trong nhóm vi khuẩn đường tiêu hoá của
người và động vật, chúng có khả năng lên men một số loại đường để
hình thành axit lactic.
• Vi khuẩn lactic quan trọng trong probiotics thuộc các chi Lactobacillus,
Pediococcus, Bifidobacterium và Enterococcus.
• Các nhóm vi khuẩn này sản sinh axit lactic cùng với các chất có tính
kháng khuẩn và tạo ra màng mucopolysaccharide có tác dụng bảo vệ
biểu mô niêm mạc ruột.
• Vi khuẩn lactic có khả năng kháng axit, nhưng kháng nhiệt kém và
nói chung không thích hợp đối với việc sử dụng trong thức ăn viên.
Chúng cũng nhạy cảm với độ ẩm, kháng sinh và coccidistats (phụ gia
thức ăn phòng chống cầu trùng).
Bacillu
s
• Khả năng tự nhiên của vi khuẩn Bacillus trong probiotic là hình thành bào tử.
Bào tử của vi khuẩn này khá bền nhiệt, tính kháng axit cao, chịu được
pH thấp ở dạ dày. Khi bào tử đi vào đường tiêu hoá cùng với thức ăn chúng
nảy mầm và tăng trưởng.
• Trong quá trình bào tử Bacillus này mầm thành các tế bào sinh
dưỡng, các hoạt chất sinh học như chất kháng khuẩn và enzyme
(amylase, protease, cellulase và phytase) được sinh ra. Nhờ sự hoạt
động của các enzyme, các chất dinh dưỡng như acid amin, vitamin
hay vi khoáng trong thức ăn được giải phóng nhanh hơn, giúp nâng
cao năng lực miễn dịch của hệ miễn dịch đường ruột, từ đó cải thiện
được năng suất chăn nuôi.
• Bào tử vi khuẩn probiotic thuộc chi Bacillus được xem là một giải pháp thích
hợp cho vấn đề sử dụng trong thức ăn ép viên cho chăn nuôi gia súc và gia
cầm.
Nấm men

• Nấm men sử dụng trong probiotics bổ sung vào thức ăn chủ yếu
của loài Saccharomyces cerevisiae.
- Nấm men rất giàu protein, vitamin nhóm B và khoáng chất
nên thường được bổ sung vào chế phẩm probiotic để làm giàu
sinh khối.
- Tạo mùi thơm, giúp cải thiện mùi cho môi trường và nâng cao
hiệu quả sử dụng thức ăn cho vật nuôi.
- Hấp thu và bài thải độc tố ra ngoài.
- Tham gia chuyển hóa glucose thành axit pyruvic là cơ chất cho
các vi sinh vật có lợi hoạt động và sinh sản.
• Nấm men sống thì không chịu nhiệt và không thích hợp sử dụng trong
thức ăn viên.
1.4. Các tiêu chí lựa chọn Probiotic
Khả năng sống
sót trong Không có tác
Khả năng bám đường tiêu hóa dụng phụ
vào tế bào ruột
Khả năng đối
Sản sinh các chất
kháng các mầm
kháng vi khuẩn bệnh trong ruột

Nguồn gốc Nhạy với


động vật kháng sinh

Các tiêu chí


cơ bản để
Độ ổn định An toàn khi
chọn lọc một
mật và axit sử dụng
chủng
Probiotic
1.5. Cơ chế tác động

Cơ chế tác động của probiotic đối với các tác nhân gây bệnh ở động vật nuôi
bao gồm: cạnh tranh vị trí bám gắn, cạnh tranh nguồn dinh dưỡng, sản sinh các
chất kháng khuẩn, hoặc kích thích hệ thống miễn dịch.
• Cạnh tranh dinh dưỡng cần thiết cho sự sống sót của các vi khuẩn gây hại
tạo mầm bệnh.
• Tranh giành sự bám dính vào niêm mạc ruột với vi khuẩn bệnh hoặc phong
tỏa các thụ quan (receptor) của niêm mạc ruột, nhờ vậy ngăn chặn vi khuẩn
bệnh xâm lấn vào trong.
• Tác động trực tiếp: tiết ra các chất có tác dụng diệt khuẩn
+ Vi khuẩn Probiotic tạo ra các chất đa dạng có thể ức chế cả khuẩn Gram
(+) và Gram (-); gồm có các acid hữu cơ, các acid béo chuỗi ngắn dễ bay
hơi, chủ yếu là acetate, propionate, và butyrate, nhất là acid lactic,
hydrogen peroxide và các chất diệt khuẩn.
+ Làm giảm pH trong khoang ruột gây ảnh hưởng, điều hòa hoạt động
trao đổi chất của vi khuẩn đường ruột thông qua việc cản trở hoạt động
tiết ra enzyme và tạo ra các độc tố của vi khuẩn gây hại đường ruột.
• Kích thích hệ miễn dịch vật chủ:
+ kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng
thể khi ruột nhiễm vi khuẩn bệnh (80%
hệ miễn dịch của cơ thể nằm ở ruột)
+ giảm sản sinh các chất gây viêm
+ huấn luyện hệ miễn dịch của cơ thể biết
phân biệt giữa kháng nguyên bệnh và
kháng nguyên vô hại, nhờ đó ngăn ngừa hệ
miễn dịch đáp ứng quá mẫn đối với kháng
nguyên vô hại và không gây phản ứng dị
ứng.
2. ỨNG DỤNG TRONG CHĂN NUÔI
Phạm vi ứng dụng của các sản phẩm có chứa vi khuẩn probiotic để sản xuất thức ăn cho
các động vật là rất khác nhau; điển hình chúng được phát triển và sử dụng ở các động
vật có dạ dày đơn như lợn và gia cầm. Việc sử dụng probiotic ở các động vật ăn cỏ (nhai
lại) thường phức tạp hơn và phụ thuộc vào mục đích sử dụng cụ thể.
Chăn nuôi lợn

Probiotic được sử dụng trong tất cả


các giai đoạn của quá trình chăn
nuôi lợn: Lợn nái, lợn con theo mẹ,
lợn ở giai đoạn nuôi thịt.
+ Bổ sung probiotic (Bacillus subtilis
và lactobacillus plantarum) cho heo
giai đoạn từ cai sữa (7,5kg) đến khi
đạt 50 kg đã giúp cải thiện lượng ăn
vào, tăng trọng nhanh và giảm chi
phí sản xuất tới 16%.
+ Giảm nguy cơ mắc tiêu chảy.
+ Hạn chế táo bón. Giảm stress
Gia súc nhai lại

- Ở bê con, Probiotic thiết lập và duy trì


hệ vsv có lợi, an toàn cho đường ruột tại
thời điểm cai sữa, giảm tỷ lệ nhiễm
coliform, giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy
do sự tăng lên của vi khuẩn có lợi 
Lactobacillus, hạn chế sự nhiễm toan và
những xáo trộn tiêu hóa khác.
- Ở bò: tăng sự thèm ăn, tăng trọng, tăng
năng suất, chất lượng sữa.
+ Bổ sung nấm men kích thích tăng lượng tiêu thụ thức ăn thô xanh bằng cách
tăng tốc độ tiêu hóa trong dạ cỏ.
+ Bò nuôi thịt, khi bổ sung L. acidophilus đã cho kết quả tăng trọng khối lượng
cơ thể, tăng lượng ăn vào và cải thiện hệ số chuyển hóa thức ăn.
Gia
cầm

- Tăng khả năng hấp thụ các vitamin,


đặc biệt là nhóm vtm B, và làm tăng
hoạt tính của ez, dẫn đến cải thiện sự
sử dụng thức ăn ở gà.
- Tăng năng suất, chất lượng thịt, trứng.
- Tăng sức đề kháng của gia cầm bằng
cách tăng sản xuất kháng thể và các
chất miễn dịch tế bào, cải thiện sức
khỏe đường ruột, giảm số lượng vi
khuẩn E.coli và Salmonella trong hồi
tràng và trong phân.
Những probiotic đặc biệt có thể tiêu diệt mầm bệnh vi khuẩn sống ở ruột gia cầm,
do đó giúp loại bỏ mối đe dọa sự ngộ độc thực phẩm vi khuẩn từ chuỗi thức ăn.
Sản xuất

Công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh (probiotic) hiện không phức tạp,
ứng dụng hiệu quả trong điều kiện sản xuất quy mô vừa, nhỏ và quy mô
công nghiệp.
• Chủng nuôi cấy được đưa vào bình có chứa môi trường nuôi cấy thích hợp ở điều
kiện vô trùng. Vi khuẩn bắt đầu hoạt động và nhân lên. Sau đó chúng được chuyển
tới một thiết bị chứa lớn hơn, tại đây các điều kiện nuôi cấy được kiểm soát và theo
dõi liên tục (pH, nhiệt độ, áp suất,…).
• Thu hoạch: Vi khuẩn sống sau đó được tách ra khỏi môi trường nuôi cấy bằng cách
ly tâm. Khoảng 75% lượng nước được tách ở giai đoạn này, kết quả là mật độ vi
khuẩn sẽ tăng lên khoảng 50 – 100 lần.
• Đông khô: nhiệt độ sản phẩm sẽ được đưa xuống mức rất thấp và phần nước còn lại
được loại bỏ bằng cách thăng hoa dưới áp lực thấp.
• Sau khi đông khô, vi sinh vật tạo thành một “bánh” dạng rắn chứa 2 – 4% nước.
Trong khi nghiền, pha trộn và đóng gói sản phẩm, độ ẩm và nhiệt độ được kiểm
soát nghiêm ngặt. “Bột vi sinh” được pha trộn với các chất mang và chất pha loãng
khác để có được nồng độ vi sinh vật mong muốn.
• Cuối cùng đóng gói là một bước quan trọng và phải được tiến hành ở nơi chuyên
biệt dưới dự kiểm soát chặt chẽ các điều kiện và phải sử dụng bao bì được làm bằng
vật liệu thích hợp.
Bảo quản

• Thông thường các vi khuẩn và nấm men được sử dụng không chịu được nhiệt
độ cao khi ép viên. Công nghệ truyền thống là sản xuất probiotic dạng lỏng
và bảo quản ở nhiệt độ thấp (4-8oC), nếu bảo quản ở nhiệt độ thường thì các
tế bào vi sinh bị chết rất nhanh. Tuy nhiên, dạng lỏng sẽ gây khó khăn khi
vận chuyển và sử dụng.
• Để khắc phục, hiện nay sử dụng công nghệ đông khô hoặc sấy chân không ở
nhiệt độ thấp để tạo sản phẩm dạng khô. Tuy nhiên, năng suất thu hồi sản
phẩm của công nghệ này không cao đã làm tăng giá thành sản phẩm.
=> Cần chọn những chủng có khả năng chịu nhiệt.
- Một số loài lợi khuẩn như Lactobacillus delbrueckii đặc biệt nhạy cảm với
quy trình sấy lạnh.
- Lactobacillus paracasei và các chủng hình thành bào tử như Bacillus lại
có thể được bảo quản tốt ở nhiệt độ phòng với khả năng chịu nhiệt cao.
Nguyên tắc sử dụng

- Không phối trộn các chế phẩm sinh học với hóa chất do một số hóa
chất có tính diệt khuẩn sẽ loại bỏ các vi sinh vật có lợi, làm mất tác
dụng của chế phẩm sinh học.
- Đúng liều lượng: Tuy chế phẩm sinh học an toàn với thiên nhiên
nhưng vẫn không nên sử dụng bừa bãi.
- Ủ yếm khí: khi ủ các chế phẩm sinh học, nên đảm bảo không có
không khí tác động.
- Xử lý vi sinh vật định kỳ: Duy trì thói quen điều chỉnh mật độ các vi
sinh vật có trong môi trường.
• Thế giới: ứng dụng thành công các chế phẩm sinh học probiotic với thành
phần vi sinh khác nhau cho những chỉ tiêu mong muốn ở các giai đoạn phát
triển khác nhau của vật nuôi.
• Ở Việt Nam: việc nghiên cứu cũng như ứng dụng probiotic trong chăn nuôi
đang trong giai đoạn phát triển.
+ Những thành công về bước đầu sàng lọc và tuyển chọn những chủng vi
khuẩn và nấm có tiềm năng probiotic cao trong điều kiện in vitro đang được
quan tâm.
+ Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả tích cực của
probiotic trong điều kiện in vivo, không những giúp cho vật nuôi phát triển
tốt, giảm tỷ lệ mắc các bệnh do vi khuẩn có hại mà còn giúp rút ngắn thời
gian, giảm chi phí cho chăn nuôi.
• Những thành tựu về probiotic trong chăn nuôi công nghiệp đã và đang góp
phần vào sự phát triển của nền kinh tế, giải quyết các vấn đề về nguồn thực
phẩm an toàn cho con người.
THANKS FOR
WATCHING!

You might also like