You are on page 1of 42

Chủ đề:

Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản Việt


Nam giai đoạn 2011-2020
Nhóm 2 – Dược A K9
Danh sách nhóm 2
 1700878 Nguyễn Thị Hậu
 1700931 Đoàn Thạch Hiền
 1700905 Hoàng Thu Hiền
 1700864 Nguyễn Thi Thu Hiền
 1700974 Phạm Trung Hiếu
 1700925 Nguyễn Thị Huế
 1700966 Phạm Bùi Lan Hương
 1700904 Phạm Văn Huy
 1700910 Vũ Ngọc Huy
 1700940 Trần Thị Thu Huyền
 1700977 Vũ Thị Ngọc Huyền
 1700963 Nguyễn Đức Khiêm
1. Mở đầu
 Ngày 14/11/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
2013/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản
Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020” với 01 mục tiêu tổng quát, 11 mục
tiêu cụ thể và 07 nhóm giải pháp. Sau 5 năm triển khai thực hiện, các
chỉ tiêu về DS, SKSS, KHHGĐ của Việt Nam đã không ngừng được
cải thiện.
 Bên cạnh các kết quả đạt được, chương trình DS, SKSS, KHHGĐ vẫn
còn một số hạn chế, bất cập và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn,
thách thức như mức sinh đang có sự khác biệt lớn giữa các vùng,
miền, các địa phương, tỷ lệ sử dụng các BPTT mặc dù đã đạt được ở
mức cao song đang có dấu hiệu chững lại, nguồn lực triển khai hoạt
động DS, SKSS, KHHGĐ bị cắt giảm,… đe dọa khả năng thực hiện
thành công Chiến lược Dân số, Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn
2011-2020.
1. Mở đầu

Nghiên cứu Đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Chiến lược Dân số - Sức
khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (đánh giá giữa kỳ) được
thực hiện nhằm nhận diện những kết quả đạt được cùng những bất cập
và thách thức trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả
thực thi Chiến lược trong giai đoạn 2016-2020.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện Chiến lược Dân
số - Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2016-2020.
Mục tiêu cụ thể:
1. Đánh giá quá trình triển khai thực hiện và kết quả đạt được của các
mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản Việt Nam
giai đoạn 2011-2020 sau 5 năm triển khai.
2. Phân tích những khó khăn, bất cập sau 5 năm triển khai thực hiện
Chiến lược, xác định các yếu tố ảnh hưởng và những thách thức trong
thời gian tới.
3. Đề xuất về một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả triển khai thực
hiện Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2016-
2020.
3. Các yếu tố ảnh hưởng
 Quy mô và tỷ lệ gia tăng dân số ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe
Vấn đề dân số bao gồm: quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố dân cư. Đây là những
thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững đất nước, tác động trực tiếp đối với sự phát
triển ngành y tế nước ta. Trong đó, quy mô và tốc độ gia tăng dân số chẳng những làm
cho mức độ cải thiện y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân bị chậm đi, mà có thể không
được cải thiện hoặc thậm chí kém đi. Nói cách khác, trong trường hợp này dân số có tác
động tiêu cực đối với sự phát triển y tế .Trong bối cảnh đó, nguy cơ lây nhiễm bệnh tật,
bùng phát các ổ dịch bệnh dẫn đến tỷ lệ tử vong sẽ xảy ra cao. Trong “Chiến lược dân số
Việt Nam 2001- 2010” đã nhận định: “Chất lượng dân số nước ta còn thấp, chưa đáp ứng
yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước”. Do đó, nâng cao chất lượng dân số vừa là mục tiêu, vừa là biện pháp tốt để giảm
sức ép tới ngành y tế.
3. Các yếu tố ảnh hưởng
a/ Quy mô và tỷ lệ gia tăng dân số ở Việt Nam
Theo báo cáo của Tổng cục thống kê dân số: Tổng số dân của Việt nam vào 0 giờ
ngày 01 tháng 4 năm 2009 là 85.789.573 người, trong đó có 25.374.262 người cư trú ở
khu vực thành thị chiếm 29,6%; và có 43.307.024 người là nữ, với tỷ số giới tính đạt
mức 98,1 nam trên 100 nữ. Từ thời điểm 01/4/1999, dân số nước ta tăng thêm 9,47 triệu
người, bình quân mỗi năm tăng 947 nghìn người Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong
thời kỳ giữa hai cuộc Tổng điều tra 1999 và 2009 là 1,2%/ năm, giảm mạnh so với thời
kỳ 1989 1999. ( Theo “Kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009,
www.google.com).
3. Các yếu tố ảnh hưởng
Những con số này khẳng định kết quả giảm nhanh mức sinh trong thập kỷ qua,
nhất là từ khi triển khai thực hiện Chiến lược Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đến năm
2000 theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa VII về chính sách DS-KHHGĐ. Kết quả đạt được của chương trình DS-KHHGĐ
Việt Nam đã góp phần đáng kể vào việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói
giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng thu nhập bình quân đầu người
(GDP) hàng năm trong thập kỷ qua.
Mặc dù mức sinh giảm nhanh, nhưng quy mô dân số Việt Nam vẫn ngày một lớn
do số dân tăng thêm trung bình mỗi năm còn ở mức cao. Trung bình mỗi năm dân số
Việt Nam tăng thêm khoảng 1 triệu đến 1,1 triệu người Như vậy, vấn đề dân số bao
gồm cả quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số và phân bố dân cư, là những thách thức lớn
đối với sự phát triển bền vững đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân cả
hiện tại và trong tương lai.
3. Các yếu tố ảnh hưởng
Tính đến năm 2008, dân số Việt Nam đã ở mức 86,2 triệu người đứng thứ
13 trên thế giới. Nếu duy trì được mức sinh thay thế thì đến giữa thế kỷ, dân
số mới ổn định ở mức 115-120 triệu người Trong khi đó, chỉ số phát triển
con người và chất lượng dân số lại thấp, xếp thứ 108/177 nước. Tuổi thọ
trung bình tuy đã đạt đến 71,3 nhưng theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế
giới tuổi thọ khỏe mạnh chỉ đạt 58,2 tuổi xếp 116/174 nước.
3. Các yếu tố ảnh hưởng
Theo Tổng cục DS-KHHGĐ, sau 50 năm thực hiện chủ trương, chính sách
và pháp luật của Đảng và Nhà nước về dân số, KHHGĐ và CSSKSS; 10
năm thực hiện “Chiến lược Dân số Việt Nam và Chiến lược quốc gia về
CSSKSS, công tác DS-KHHGĐ, CSSKSS đã đạt được những kết quả quan
trọng, nâng cao chất lượng. Tốc độ tăng dân số giảm mạnh, tỷ lệ dân số
trung bình giai đoạn 1999 -2009 còn 1,2%. Đây cũng là mức tăng thấp nhất
trong 50 năm qua, con số trung bình của một phụ nữ năm 2009 đạt 2,03%;
tình trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ em, sức khỏe sinh sản đã được cải thiện cơ
bản so với trước đây.
3. Các yếu tố ảnh hưởng
*Việt Nam cũng đang đối mặt với nguy cơ cơ cấu dân số già. Tuổi thọ trung
bình của người Việt Nam đang cao hơn mức chung của thế giới (Việt Nam
73 tuổi, thế giới 67 tuổi) và đang hướng đến đạt 75 tuổi vào năm 2020, với
tuổi thọ khỏe mạnh đạt 65 tuổi. Việt Nam vẫn còn 5,3 triệu người khuyết tật,
chiếm gần 6,3% dân số, tuổi thọ khỏe mạnh chỉ đạt 58,2 tuổi/tuổi thọ bình
quân là 73; dịch HIV lan rộng, trung bình mỗi ngày có thêm 100 người
nhiễm HIV, tại khu vực ven biển Đông Bắc và TP.HCM ước tính 1% người
trưởng thành đang sống chung với HIV. Tình trạng nạo phá thai, mang thai
ngoài ý muốn, lạm dụng chất gây nghiện đang tăng. Đây là một điều đáng lo
ngại một sức ép lớn đối với y tế nước ta.
3. Các yếu tố ảnh hưởng
Giải pháp với dân số già hóa:
1,Về quan điểm, cần nhìn nhận người cao tuổi, nhóm dân số già có vai trò, đóng góp
quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là chỗ dựa cho các thế hệ trẻ,
thay vì nhìn nhận chỉ như các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội.
2, Nhóm dân số già cần được nhìn nhận như các chủ thể đóng góp quan trọng vào tiến
trình phát triển kinh tế - xã hội, thay vì chỉ như là các đối tượng hưởng trợ cấp của xã
hội.
3,Trong phát triển kinh tế - xã hội cần tính đến cả thời cơ và thách thức mà già hóa dân
số mang lại. Trong đó, giải quyết vấn đề già hóa dân số theo quan điểm thuận thiên, để
chung sống hài hòa với già hóa dân số.
3. Các yếu tố ảnh hưởng
Giải pháp Dân số già hóa:
4, Đảm bảo thu nhập cho người cao tuổi. Khuyến khích tạo việc làm phù hợp cho người
cao tuổi, để người cao tuổi vừa có thu nhập cải thiện đời sống, vừa được chăm sóc y tế
khi bệnh tật, ốm đau, bảo đảm chất lượng sống cho người cao tuổi. Cần xây dựng một hệ
thống quỹ hưu trí vững mạnh, giúp người cao tuổi an tâm với mức sống khi đến tuổi
nghỉ hưu. Đồng thời, đầu tư cho một hệ thống lương hưu nhằm đem lại sự độc lập về
kinh tế và giảm nghèo cho người cao tuổi. Trong điều kiện của một nước đang phát triển
như Việt Nam, khi lượng lao động làm việc ở khu vực phi chính thức cao, cần chú trọng
đến cải thiện khả năng bao phủ của hệ thống an sinh xã hội và trợ cấp hưu trí cho người
cao tuổi. Ngoài ra, mạng lưới an sinh xã hội cần phải được thực hiện và hoàn thiện để
giúp người cao tuổi tiếp cận được với các dịch vụ xã hội và y tế thiết yếu.
3. Các yếu tố ảnh hưởng
Giải pháp Dân số già hóa:
5, Cần hướng tới sự phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến để quá trình già hóa dân
số diễn ra một cách năng động, với sự đảm bảo sức khỏe, và sự đóng góp tích cực cho xã
hội của người cao tuổi. Đồng thời, tăng cường đào tạo cán bộ chăm sóc và cán bộ
chuyên môn y tế trong công tác chăm sóc người cao tuổi. Thêm vào đó, cần phải có sự
hỗ trợ hơn nữa cho những người chăm sóc người cao tuổi bao gồm các thành viên trong
gia đình, các cán bộ cộng đồng.
6, Xã hội hóa, huy động các nguồn lực đa dạng để đáp ứng nhu cầu của sự già hóa dân
số. Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống an
sinh xã hội. Thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách vào hạ tầng y tế, văn hóa, xã
hội cho người cao tuổi. Sử dụng vốn đầu tư công làm vốn đầu tư ban đầu, tạo sức lan
tỏa, thu hút đầu tư tư nhân, bao gồm cả đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhằm đáp ứng các
nhu cầu về y tế, văn hóa ngày càng cao của nhóm người cao tuổi.
3. Các yếu tố ảnh hưởng
b) Gia tăng dân số ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ và chăm sóc sức khỏe sinh
sản
* Gia tăng dân số ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ
Quy mô dân số lớn không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội mà
còn là thách thức đối với ngành y tế.
Hàng năm, Việt Nam có khoảng 15% phụ nữ có thai sẽ gặp phải các biến chứng không
thể phòng ngừa hay dự đoán trước. Tuy nhiên, có tới 80% trường hợp tử vong có nguyên
nhân trực tiếp là một trong 5 tai biến sản khoa như: băng huyết sau sinh, nhiễm trùng
hậu sản, uốn ván rốn, ngộ độc thai và vỡ tử cung. Nguy cơ tử vong khi sinh của phụ nữ
miền núi cao gấp 10 lần so với phụ nữ đồng bằng. Giảm tỷ suất tử vong mẹ, đặc biệt là ở
khu vực miền núi, vùng sâu và vùng xa là một trong những vấn đề ưu tiên hang đầu của
Việt Nam. Mục tiêu của ngành y tế năm 2010 là giảm tỷ suất tử vong mẹ trung bình trên
toàn quốc là 130/100.000 ca. (Giảm tỷ lệ tử vong của mẹ ở vùng sâu, vùng xa,
05/02/2009, vietnamplus.vn)
3. Các yếu tố ảnh hưởng
* Gia tăng dân số ảnh hưởng chăm sóc sức khỏe sinh sản
3. Các yếu tố ảnh hưởng
* Gia tăng dân số ảnh hưởng chăm sóc sức khỏe sinh sản
Qua bảng số hệu cho thấy, việc chăm sóc sức khỏe sinh sản ở nước ta thể
hiện rõ nhất qua tình trạng nạo phá thai và hút điều hòa kinh nguyệt của phụ
nữ.
Từ năm 2007- 2008, số người nạo thai giảm 16.562 (người) chiếm khoảng
14,3%; số lần hút điều hòa kinh nguyệt giảm 23.786 (lần) chiếm gần 9,3%
và tỷ lệ nạo hút thai giảm 7,0% nhưng đây vẫn là những con số lớn. Điều
này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người phụ nữ, gây ra nhiều khó
khăn đối với việc CSSKSS.
Tình trạng nạo phá thai và hút điều hòa kinh nguyệt
3. Các yếu tố ảnh hưởng
Nạo phá thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe bà mẹ. Ở Việt Nam, việc
nạo phá thai và hút điều hòa kinh nguyệt có thể thực hiện dễ dàng tại các cơ
sở y tế.
Các số liệu cho thấy, mô hình sử dụng các biện pháp tránh thai theo hai độ
tuổi tương đối giống nhau qua các năm. Mức độ sử dụng các biện pháp
tránh thai tăng dần theo độ tuổi và đạt giá trị cực đại tại nhóm tuổi 35- 39
(đối với tất cả các biện pháp và biện pháp hiện đại. Tỷ lệ phụ nữ trong nhóm
tuổi 35- 39 sử dụng các biện pháp tránh thai tại thời điểm 01/04/ 2007 tới
89,6%, trong đó có 77,8% sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại Đáng chú ý
là tỷ lệ dùng các biện pháp tránh thai của phụ nữ ở những độ tuổi trẻ tăng
nhanh hơn so với độ tuổi trung niên cả về tốc độ tăng cũng như mức tăng
tuyệt đối
3. Các yếu tố ảnh hưởng
Giải pháp về dịch vụ dân số, sức khỏe sinh sản
 Mạng lưới cung cấp dịch vụ DS/SKSS ngày một kiện toàn
 Cơ sở y tế công lập: Tại tuyến tỉnh có Khoa Sản của Bệnh viện Đa khoa hay Bệnh
viện Chuyên khoa sản; Trung tâm Chăm sóc SKSS và Chi cục DS-KHHGĐ. Tại
tuyến huyện có Khoa chăm sóc SKSS thuộc Trung tâm Y tế; Khoa Sản thuộc
Bệnh viện Đa khoa huyện và Trung tâm DS-KHHGĐ. Tại tuyến xã, khoảng
98,9% xã đã có Trạm Y tế; 95,3% Trạm Y tế xã có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi.
Hầu hết nữ hộ sinh, y sỹ sản nhi tại cơ sở được đào tạo và có kỹ năng cơ bản về
DS/KHHGĐ/SKSS theo chuẩn quốc gia, có khả năng thực hiện kỹ thuật đặt/tháo
vòng, tiêm thuốc tránh thai.
 Cơ sở y tế ngoài công lập: Cung cấp dịch vụ DS/SKSS/KHHGĐ của cơ sở y tế tư
nhân khá đa dạng về loại hình, gồm Phòng khám chuyên sản khoa, Phòng khám
đa khoa trong đó có khoa sản/phụ khoa và Bệnh viện Phụ sản/BVĐK tư nhân. 
 Chất lượng cấp dịch vụ CSSKSS, KHHGĐ ngày một cải thiện
3. Các yếu tố ảnh hưởng
 Dịch vụ DS-KHHGĐ: Hệ thống các biện pháp tránh thai phi lâm sàng
được cung cấp thông qua mạng lưới cộng tác viên dân số/nhân viên y
tế thôn bản. Tuy nhiên, trong 5 năm qua, có một tỷ lệ rất nhỏ các cặp
vợ chồng thất bại trong sử dụng BPTT phi lâm sàng do sử dụng không
đúng cách, hoặc quên không sử dụng trước và trong khi quan hệ tình
dục, hạn hữu có trường hợp không biết sử dụng. Đối với BPTT lâm
sàng, một số trường hợp vì muốn sinh thêm con hoặc do lao động
nặng nên đặt vòng không có hiệu quả.
 Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản: Hiện chưa có số liệu về tỷ lệ %
số ca tai biến và tỷ lệ tử vong trên số sinh theo từng năm, nên chưa
khẳng định chất lượng dịch vụ CSSKSS là cao hay thấp mặc dù số ca
bị tai biến có tăng trong 5 năm qua.
 Tỷ lệ người dân được tiếp cận dịch vụ CSSKSS ngày một cao
3. Các yếu tố ảnh hưởng
 Tỷ lệ phụ nữ mang thai được khám thai: Tỷ lệ % phụ nữ mang thai được khám
thai >= 3 lần trong 3 thai kỳ chiếm tỷ lệ cao, tỷ lệ đi khám năm sau luôn cao hơn
năm trước.
 Số ca sinh có sự trợ giúp của cán bộ chuyên môn: Trên phạm vi cả nước, tỷ lệ phụ
nữ đẻ có cán bộ y tế được đào tạo đỡ đã ở Việt Nam luôn duy trì ở mức rất cao.
 Tỷ lệ tiêm phòng vắc – xin uốn ván cho phụ nữ có thai: Tỷ lệ này không có sự
chênh lệch nhiều giữa các năm, ở mức hơn 95%.
 Dịch vụ nâng cao chất lượng dân số ngày càng được mở rộng
 Dịch vụ tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân: Mô hình tư vấn, khám sức khỏe tiền
hôn nhân bắt đầu triển khai từ năm 2003, đến năm 2014 đã triển khai rộng khắp
tại 63 tỉnh/thành phố.
 Dịch vụ sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh: Năm 2014, chương trình
SLTS&SS được triển khai tại 63 tỉnh/thành phố trong cả nước.
3. Các yếu tố ảnh hưởng
- Chính sách kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh
- Chính sách duy trì mức sinh thấp hợp lý
- Các chính sách về sức khỏe sinh sản
3. Các yếu tố ảnh hưởng
c/ Gia tăng dân số ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em
Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước
quyền trẻ em (ngày 20/02/1990). Từ khi phê chuẩn Công ước quốc tế quyền trẻ em, tỷ lệ
tử vong ở trẻ sơ sinhvà trẻ dưới 5 tuổi giảm một nửa tỷ lệ tiêm chủng luôn đạt mức cao
đã giúp nước ta thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000 và uốn ván bà mẹ và trẻ sơ sinh
vào năm 2005.
Trẻ em nước ta ngày càng được hưởng nền giáo dục tốt hơn với 95% trẻ trong độ tuổi đi
học được đến trường. Các cơ hội tăng cường sự tham gia của trẻ em ngày càng được mở
rộng. Việt Nam ngày càng quan tâm đến việc xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh
cho mọi trẻ em cũng như ngăn ngừa và đẩy lùi nguy cơ xâm hại trẻ em. Tuy nhiên, vấn
đề gia tăng dân số có ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe của trẻ.
3. Các yếu tố ảnh hưởng
Theo con số thống kê của UNICEF, trung bình mỗi giờ trôi qua lại có 3 trẻ
em Việt Nam bị tử vong. Ước tính mỗi năm có hơn 26.000 trẻ em tử vong
trước khi tròn 5 tuổi Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đó là
nguyên nhân sơ sinh (36%), viêm phổi (19%), tiêu chảy (15%), sốt rét (8%),
sời (4%) và AIDS (4%). Tỷ lệ tử vong ở trẻ em miền núi, nông thôn và các
gia đình nghèo vẫn cao hơn 3- 4 lần so với miền xuôi, thành thị và các gia
đình khá giả. Vấn đề tử vong ở trẻ liên quan đến việc chăm sóc trẻ sơ sinh
cũng như nuôi con bằng sữa mẹ. Tỷ lệ trẻ em được bú sữa mẹ hiện còn thấp,
chỉ khoảng 58% trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ trong giờ đầu tiên sau khi sinh
và 17% được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên (Việt Nam mỗi giờ
có 3 trẻ tử vong, www.tin247.com)
3. Các yếu tố ảnh hưởng
 Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mặc dù tình trạng dinh dưỡng của dân
số Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trong 20 năm qua, nhưng vẫn còn
xấp xỉ 14% tổng dân số trong tình trạng suy dinh dưỡng.
 Tỷ lệ suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em tại Việt Nam vẫn ở mức cao. Năm
2007 có 1,6 triệu trẻ em (dưới 5tuổi) suy dinh dưỡng nhẹ cân (chiếm
21,2%) và khoảng 2,6 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng thấp còi (33,9%).
SDD trẻ em làm ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng đến sự phát triển của
kinh tế - xã hội làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong ở trẻ em lên 2,5-
2,8 lần so với trẻ bình thường. Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 7.000 trẻ
em tử vong có hên quan đến SDD, Việt Nam đang phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ
 SDD đến năm 2010 còn 20% , năm 2015 xuống còn 15%.
3. Các yếu tố ảnh hưởng
Hiện nay có đến 18/64 tỉnh trong cả nước đang có nguy cơ thiếu iốt. Việc
thiếu những chất suy dnh dưỡng này (Vitamin A, sắt, iốt) đang gây ảnh
hưởng không nhỏ đến sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam. Các
nhà khoa học đều nhấn mạnh nguyên nhân gây ra SDD thấp còi là do suy
dinh dưỡng bào thai và chế độ dinh dưỡng 2 năm đầu tiên.
3. Các yếu tố ảnh hưởng
Giải pháp của Unicef
Phương pháp tiếp cận sức khỏe của UNICEF nhấn mạnh tầm quan trọng của các phương
pháp tiếp cận đa ngành để tăng cường phát triển trẻ thơ và giải quyết các nguyên nhân cơ
bản và các yếu tố quyết định hậu quả sức khỏe kém. Điều này có nghĩa là tăng cường các
hệ thống y tế địa phương để cung cấp các biện pháp can thiệp sức khỏe và dinh dưỡng
cho bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em và thúc đẩy thực hành chăm sóc gia đình ngăn ngừa tử
vong sơ sinh và còi cọc. Công việc này sẽ song song với những nỗ lực để hỗ trợ việc mở
rộng các mô hình thành công, chống thảm họa cho các dịch vụ nước sạch vệ sinh tích
hợp. Với mục tiêu bao quát để hỗ trợ chính phủ đáp ứng các cam kết quốc tế của mình
nhằm loại bỏ phóng uế bừa bãi vào năm 2025, đảm bảo nước uống an toàn cho tất cả vào
năm 2030 và đẩy mạnh dinh dưỡng, UNICEF cam kết đảm bảo tất cả trẻ em có sự khởi
đầu tốt nhất trong cuộc đời để hưởng lợi từ của đất nước phát triển thịnh vượng.
3. Các yếu tố ảnh hưởng
d ) Gia tăng dân số dẫn tới nguy cơ gia tăng lây nhiễm các dịch bệnh và
HIV/AIDS
• Gia tăng dân số dẫn đến tăng nguy cơ lây nhiễm các dịch bệnh
• Sự gia tăng dân số không kiểm soát được đòi hỏi việc đáp ứng nhu cầu
ngày càng gia tăng của số dân đông. Hệ quả của quá trình này là khai thác
tài nguyên thiên nhiên một cách lãng phí nhằm đáp ứng nhu cầu sống còn
của người dân, đặc biệt là nhóm dân cư nghèo. Đi kèm theo quá trình này
là sự ô nhiễm, suy thoái môi trường không khí,
 
4.Giải pháp chung
1. Giải pháp về lãnh đạo, tổ chức và quản lý
 Ban hành văn bản chỉ đạo, điều hành
 Tại  Trung ương: Trong 5 năm từ 2011-2015, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính
phủ, Bộ Y tế và một số Bộ, ban, ngành trung ương đã ban hành nhiều văn bản chỉ
đạo, điều hành thực hiện chương trình DS, SKSS, KHHGĐ, góp phần quan trọng
vào thành công của công tác DS/SKSS/KHHGĐ của Việt Nam trong 5 năm qua.
 Tại các tỉnh, thành phố thuộc địa bàn khảo sát: Có 3/6 tỉnh (Lào Cai, Nạm Định,
Thừa Thiên Huế) đã được Tỉnh ủy ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện Chiến lược
DSSKSS giai đoạn 2011-2020. Tại 6/6 tỉnh, thành phố đều đã được Ủy ban Nhân
dân đã ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện Chiến lược và Sở Y tế, Chi cục Dân số
đã ban hành văn bản, kế hoạch hướng dẫn triển khai thực hiện Chiến lược trên địa
bàn.
 Tổ chức bộ máy làm công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản
 Tổ chức bộ máy làm công tác Dân số - KHHGĐ
 Tổ chức bộ máy làm công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản/SKBMTE:
4.Giải pháp chung
 Tổ chức bộ máy làm công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản
 Tổ chức bộ máy làm công tác Dân số - KHHGĐ
 Tổ chức bộ máy làm công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản/SKBMTE:
 Nhân lực làm công tác DS/SKSS/KHHGĐ
 Nhân lực làm công tác Dân số - KHHGĐ: Đều tăng cả về chỉ tiêu biên chế và số
cán bộ hiện có thực hiện công tác tại tất cả các tuyến.
 Nhân lực làm công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản
4.Giải pháp chung
 Trung bình mỗi Trung tâm CSSKSS có 25 cán bộ hiện đang làm chuyên môn
sản/nhi/YTCC. Tại tuyến huyện, mỗi bệnh viện huyện có 24 cán bộ chuyên môn
đang làm việc tại khoa Sản và khoa Nhi (hoặc Ngoại-Sản và Nội-Nhi). Trung
bình mỗi bệnh viện tuyến huyện có 1,5 bác sỹ sản, 0,7 bác sỹ nhi và 3,3 bác sỹ đa
khoa. Trung bình mỗi TTYT huyện hiện có gần 6 cán bộ chuyên môn đang làm
việc tại khoa/đội CSSKSS. Tại tuyến xã, toàn quốc có 7.695 bác sỹ làm việc tại
tuyến xã, 599 nữ hộ sinh cao đẳng, đại học, 15.299 YSSN và NHS trung học,
15.184 YS ĐK, 9.693 điều dưỡng trung học trở lên, 3.508/điều dưỡng sơ học và
cán bộ khác. Số xã có bác sỹ trên toàn quốc là 7103 xã (66,3%), trong khi số xã
có NHS hoặc YSSN là 10324 (98,4%). Tỷ lệ xã có NHS trung học hoặc YSSN là
92,1%.
 Công tác kiểm tra, giám sát
 Tại Trung ương, kiểm tra, giám sát là hoạt động được triển khai thực hiện nghiêm
túc, thường xuyên, liên tục trong mỗi dự án, đề án, mô hình trong 5 năm qua. Tại
các tỉnh /thành phố thuộc địa bàn khảo sát, giám sát trực tiếp là hình thức được
nhiều tỉnh/thành phố lựa chọn trong thời gian qua.
4.Giải pháp chung
2. Giải pháp về thông tin, giáo dục, truyền thông chuyển đổi hành vi
 Ngày 13/12/2011, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định số 4669/QĐ-
BYT phê duyệt chương trình truyền thông chuyển đổi hành vi về dân
số, kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2011-2020. Kênh truyền thông về
DS/SKSS/KHHGĐ được triển khai đa dạng, phong phú trên nhiều
phương kênh thông tin. Nội dung truyền thông đã mở rộng, đa dạng
hơn, mở rộng sang cả các nội dung mà trước đây chưa đề cập. Đối
tượng truyền thông cũng đã thay đổi, mở rộng sang các nhóm đối
tượng dễ có nguy cơ cao về vấn đề SKSS, khu vực có mức sinh cao,
chất lượng dân số thấp như đồng bào dân tộc thiểu số, di cư, công
nhân tại các khu công nghiệp.áo dục, truyền thông chuyển đổi hành vi
4.Giải pháp chung
3. Giải pháp về xã hội hóa, phối hợp liên ngành và hợp tác quốc tế
 Xã hội hóa dịch vụ dân số, sức khỏe sinh sản
 Tại trung ương, tháng 3/2015, Bộ Y tế ban hành Đề án xã hội hóa
cung cấp phương tiện tránh thai (PTTT) và dịch vụ kế hoạch hóa gia
đình/sức khỏe sinh sản (KHHGĐ/SKSS) tại khu vực thành thị và nông
thôn phát triển giai đoạn 2015 - 2020. Tuy nhiên, tại các tỉnh/thành
phố, kết quả thực hiện còn hạn chế, do chưa có cơ cấu giá phù hợp,
các mặt hàng chưa đa dạng, phong phú, tâm lý người dân chưa sẵn
sàng chi trả phí dịch vụ KHHGĐ.
4.Giải pháp chung
 Phối hợp liên ngành
 Tại trung ương, hàng năm Tổng cục DS-KHHGĐ, Vụ Sức khỏe bà mẹ
trẻ em  đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động tăng cường công
tác DS/SKSS/KHHGĐ giai đoạn 2011-2015. Tại các địa phương, số
lượng các sở, ban, ngành, đoàn thể tham gia vào hoạt động truyền
thông có thay đổi theo từng năm và tùy từng địa phương. 
 Hợp tác quốc tế
 Về lĩnh vực Dân số-KHHGĐ và CSSKSS, là thành viên của nhiều tổ
chức quốc tế; ký kết nhiều biên bản ghi nhớ trong lĩnh vực
DS,SKSS/KHHGĐ với các quốc gia khác và Triển khai nhiều hoạt
động trong khuôn khổ hợp tác với các tổ chức quốc tế.
4.Giải pháp chung
4. Giải pháp về đầu tư tài chính
 Tại trung ương
Kinh phí thuộc chương trình DS-KHHGĐ: Ngân sách chương trình mục
tiêu quốc gia DS-KHHGĐ tăng khoảng 15% trong 2 năm (2011-2012),
nhưng giảm trong các năm tiếp theo đến 2015. Nguồn kinh phí từ
chương trình mục tiêu quốc gia dân số tập trung vào các dự án và đề án
gồm: 1) Dự án đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ; 2) Dự án
tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằng giới
tính khi sinh; 3) Đề án kiểm soát dân số vùng biển, đảo và ven biển.
Ngân sách hỗ trợ của các tổ chức quốc tế tuy vẫn được duy trì, tuy nhiên
đã giảm rất nhiều trong 5 năm qua..
4.Giải pháp chung
 Kinh phí chương trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản: Đầu tư kinh phí cho dự án
MTQG về CSSKSS cho đến nay còn rất hạn chế, trong những năm qua mới tập
trung vào một số tỉnh miền núi khó khăn, tập trung vào việc đào tạo nâng cao
năng lực của cán bộ, chưa nhân có điều kiện nhân rộng các mô hình can thiệp
hiệu quả tác động trực tiếp đến người dân.
 Cấp tỉnh/thành phố thuộc địa bàn khảo sát
 Kinh phí của chương trình DS-KHHGĐ: Nguồn kinh phí của trung ương phân bổ
từ chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ cho các tỉnh, thành phố không
lớn, giảm qua các năm. Các tỉnh thường phải tự bố trí kinh phí tại chỗ cho chương
trình, cá biệt có tỉnh không bố trí ngân sách cho hoạt động này.
 Kinh phí của chương trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản: Không thống kê được
nguồn kinh phí do trung ương phân bổ và địa phương hỗ trợ cho chương trình
CSSKSS.
4.Giải pháp chung
5. Đào tạo, nghiên cứu khoa học và thông tin số liệu
 Công tác đào tạo
Trong lĩnh vực Dân số - KHHGĐ, hàng năm Tổng cục DS-KHHGĐ đều cử cán bộ
tham gia các lớp đào tạo tập huấn. Báo cáo từ các địa phương cũng cho thấy hàng
năm Chi cục DS-KHHGĐ đều tổ chức hoặc cử cán bộ đi tập huấn để nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trong lĩnh vực Sức khỏe sinh sản, đào tạo được cả cho
các cán bộ trong Vụ và đứng tổ chức được nhiều lớp trong phạm vi cả nước.
4.Giải pháp chung
 Công tác nghiên cứu khoa học
 Trong cả lĩnh vực DS-KHHGĐ và chăm sóc sức khỏe sinh sản, đều đã
triển khai được nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học, khảo sát, đánh
giá các nhiệm vụ.
 Công tác thông tin số liệu
 Hệ thống hạ tầng CNTT và các ứng dụng CNTT chuyên ngành được
đẩy mạnh triển khai và mở rộng trong toàn ngành.

You might also like