You are on page 1of 29

Bài thuyết trình

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG


BẢO HIỂM Y TẾ Ở VIỆT NAM
CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 2
1. 1700878 Nguyễn Thị Hậu
2. 1700931 Đoàn Thạch Hiền
3. 1700905 Hoàng Thu Hiền
4. 1700864 Nguyễn Thi Thu Hiền
5. 1700974 Phạm Trung Hiếu
6. 1700925 Nguyễn Thị Huế
7. 1700966 Phạm Bùi Lan Hương
8. 1700904 Phạm Văn Huy
9. 1700910 Vũ Ngọc Huy
10. 1700940 Trần Thị Thu Huyền
11. 1700977 Vũ Thị Ngọc Huyền
12. 1700963 Nguyễn Đức Khiêm
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chính sách BHYT là một trong những trụ cột của an sinh xã hội thể hiện vai trò,
trách nhiệm của Nhà nước đối với việc bảo đảm cuộc sống cho người lao động và
chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, tạo được sự đoàn kết, tương thân, tương ái
mang tính cộng đồng, chia sẻ rủi ro, giúp đỡ nhau vượt qua lúc khó khăn, hoạn nạn
do đau ốm. BHYT là cơ chế tài chính y tế quan trọng và là cơ chế chi trả trước được
đa số các quốc gia trên thế giới áp dụng giúp người dân khi bị ốm đau không rơi vào
cảnh nghèo đói, là định hướng phát triển trong chăm sóc sức khỏe người dân góp
phần tích cực vào việc ổn định xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng và văn minh
MỤC TIÊU

Đánh giá tình trạng sử


dụng bảo hiểm y tế ở việt
nam, phân tích tình hình
của số dân tham gia vào
bảo hiểm y tế và lợi ích
của việc sử dụng bảo
hiểm y tế. Tầm quan
trọng của bảo hiểm y tế.
1. Khái niệm về bảo hiểm y tế

-Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không
vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham
gia theo quy định của Luật BHYT (Khoản 1, Điều 2, Luật BHYT). Luật BHYT không áp
dụng đối với BHYT mang tính kinh doanh (Khoản 3, Điều 1, Luật BHYT)

*Các loại bảo hiểm hiện nay:


Bảo hiểm thương mại Bảo hiểm do Nhà nước thực hiện

Bảo hiểm nhân thọ Bảo hiểm tiền gửi


Bảo hiểm sức khỏe Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm phi nhân thọ Bảo hiểm xã hội

- Sự giống và khác nhau giữa bảo hiểm thương mai và bảo hiểm do nhà nước thực hiện:
Sự giống nhau Sự khác nhau
-Hai loại bảo hiểm này được thực – Mục tiêu hoạt động của bảo hiểm thương mại là lợi nhuận. Mục tiêu hoạt
hiện trên cùng một nguyên tắc là: có động bảo hiểm xã hội là nhằm thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước, góp
tham gia đóng góp bảo hiểm thì mới phần ổn định đời sống cho người lao động và các thành viên trong gia đình
được hưởng quyền lợi, không đóng họ. Vì vậy, hoạt động bảo hiểm xã hội là hoạt động phi lợi nhuận và nhằm
góp thì không được đòi hỏi quyền mục đích an sinh xã hội.
lợi. – Phạm vi hoạt động của bảo hiểm xã hội liên quan trực tiếp đến người lao
– Hoạt động của hai loại bảo hiểm động và các thành viên trong gia đình họ và chỉ diễn ra trong từng quốc gia.
này đều nhằm để bù đắp tài chính Hoạt động bảo hiểm thương mại rộng hơn, không chỉ diễn ra trong từng quốc
cho các đối tượng tham gia bảo gia mà còn trải rộng xuyên quốc gia, có mặt ở tất cả các lĩnh vực của đời sống
hiểm khi họ gặp phải những rủi ro kinh tế – xã hội bao gồm cả bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ.
gây ra thiệt hại trong khuôn khổ bảo – Có sở nguồn tiền đóng, mức đóng, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội hoàn toàn
hiểm đang tham gia. dựa vào thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động. Bảo hiểm xã
– Phương thức hoạt động của hai hội thực hiện các quy định theo chính sách xã hội của Nhà nước trong từng
loại hình bảo hiểm này đều mang thời kỳ để đảm bảo sự phát triển kinh tế – xã hội, sự ổn định chính trị của
tính “cộng đồng – lấy số đông bù số quốc gia.
ít” tức là dùng số tiền đóng góp của – Bảo hiểm thương mại thực hiện theo cơ chế thị trường và nguyên tắc hạch
số đông người tham gia để bù đắp, toán kinh doanh. Quan hệ giữa mức đóng góp và mức hưởng là quan hệ
chia sẻ cho một số ít người gặp phải tương đồng thuần tuý, tức là ứng với mỗi mức đóng góp bảo hiểm nhất định
biến cố rủi ro gây ra tổn thất. thì khi xảy ra rủi ro sẽ nhận được một mức quyền lợi tương ứng quy định
trước.
2. Ban hành thẻ bảo hiểm y tế
Đơn cử, đầu những năm 1990, sau khi thực hiện một số mô
hình thí điểm BHYT, Hội đồng Bộ trưởng (HĐBT) đã trình
Dự thảo Pháp lệnh BHYT lên Hội đồng Nhà nước. Sau khi
cân nhắc thực tế điều kiện kinh tế - xã hội, Hội đồng Nhà
nước đã quyết định giao HĐBT thí điểm BHYT trên diện
rộng. Từ cơ sở đó, năm 1992, HĐBT đã ban hành Nghị định
số 299-HĐBT ngày 15/8/1992 về việc ban hành điều lệ
BHYT.
-Bảo hiểm y tế phát triển thay đổi hiện đại qua các thời
kỳ:
Sau 2 năm thực hiện Nghị định, hệ thống tổ chức BHYT từ Trung ương đến địa phương đã hình thành
với sự quản lý của BHYT Việt Nam, trực thuộc Bộ Y tế. Năm 2002, Chính phủ ban hành Quyết định
20/2002/QĐ-TTg chuyển BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam. Kể từ đây, hòa trộn 2 chính sách an
sinh xã hội quan trọng là BHXH, BHYT thống nhất thực hiện từ trung ương xuống địa phương, theo mô
hình một quỹ quốc gia.
Sau khi Luật BHYT được ban hành năm 2008, số người tham gia BHYT càng tăng nhanh: Tỷ lệ dân số
tham gia BHYT tăng từ 58,3% (năm 2009) lên 66,8% vào năm 2012 và hết năm 2019 đã đạt 89,3% dân
số. Quyền lợi hưởng BHYT của người tham gia ngày càng được mở rộng.
-Giai đoạn năm 2003 - 2018, ngành BHXH, ngành y tế đã phối hợp đảm bảo quyền lợi trên 1.628 triệu
lượt người khám, chữa bệnh BHYT, bình quân mỗi năm có trên 101,7 triê ̣u lượt người thanh toán chi phí
khám, chữa bệnh BHYT.
-Thẻ BHYT thời kỳ này đã được thay đổi đáp ứng yêu cầu quản lý tập trung, thống nhất, hướng tới BHYT
toàn dân, khám, chữa bệnh trên cả nước. Mẫu thẻ được thiết kế nhỏ gọn, đầy đủ thông tin về danh tính,
nhóm đối tượng, quyền lợi hưởng, giá trị sử dụng thẻ…; tích hợp nhận diện cá nhân và bước đầu có những
nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin.
-Từ năm 2016, người có thẻ BHYT có thể khám, chữa bệnh ở các bệnh viện tuyến huyện trên toàn quốc
vẫn được hưởng 100% quyền lợi theo nhóm đối tượng. Từ năm 2021, áp dụng quy định này với tuyến tỉnh.
-Nhằm tiếp tục cải cách, tạo thuận lợi cho người tham gia, nâng cao hiệu quả quản lý, từ năm 2017, BHXH
Việt Nam thu thập thông tin hộ gia đình tham gia BHYT trên toàn quốc, sau đó cấp mã số định danh tham
gia BHXH, BHYT cho từng người dân. Mã số này là duy nhất với từng đối tượng và theo họ suốt cuộc
đời.
-Từ cơ sở dữ liệu này và nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của ngành BHXH, từ năm 2019,
thẻ BHYT không còn ghi thời hạn sử dụng mà chỉ ghi ngày bắt đầu tham gia. Người dân có thẻ sử dụng
thẻ BHYT lâu dài và giá trị thẻ sẽ được cộng nối trên cơ sở dữ liệu, góp phần cải cách thủ tục hành chính,
giảm chi phí in ấn, cấp đổi. Với những thay đổi đó, hiện nay, thẻ BHYT đã mang yếu tố điện tử, với thông
tin chi tiết của thẻ BHYT được lưu giữ tại Trung tâm dữ liệu tập trung của ngành BHXH, các dữ liệu này
sẽ được truy xuất khi người tham gia thực hiện các giao dịch như khám, chữa bệnh BHYT, giải quyết các
chế độ BHYT...
-Nhờ thế, người tham gia cũng tự quản lý được việc sử dụng thẻ BHYT khi sau mỗi lần khám chữa bệnh
sẽ nhận được 1 tin nhắn thông báo từ cơ quan BHXH, tránh tình trạng thẻ BHYT giả hoặc bị người khác
lấy trộm mã thẻ của mình để đi khám, chữa bệnh nhằm trục lợi.
-Có thể thấy, qua các thời kỳ phát triển của chính sách BHYT ở nước ta, tấm thẻ BHYT luôn được thay
đổi, phản chiếu những cải cách, ứng dụng mới nhất để tạo điều kiện thuận lợi, phục vụ tốt nhất cho người
tham gia. Những thay đổi đó cũng cho thấy những nỗ lực không ngừng của ngành BHXH trong cải cách
thủ tục hành chính, ứng dụng CNTT để triển khai, thực hiện chính sách BHYT ngày càng tốt hơn.
Hiện hơn 50% thẻ bảo hiểm y tế được mua bằng ngân
sách nhà nước và hỗ trợ của các tổ chức. 5 năm qua,
công tác phát triển BHYT đã bao phủ rộng khắp, vượt
chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XII của Đảng đề ra.
Tỷ lệ bao phủ BHYT liên tục tăng trong 3 năm qua, từ
88,5% dân số vào năm 2018 lên 90,7% vào năm 2020.
Cả nước đã cơ bản hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân
và về đích trước thời hạn so với mục tiêu đề ra.
Mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ tham gia BHYT đạt 95%
dân số là hoàn toàn khả thi bởi người dân hiểu và tin
vào lợi ích của BHYT.
3.Tầm quan trọng của bảo hiểm y tế
-Việc tham gia BHYT mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, nhất là các gia đình có mức thu
nhập thấp khi chẳng may đau ốm. Tham gia BHYT thì tùy theo các nhóm đối tượng, được quỹ BHYT
thanh toán 100% hoặc 95% hoặc 80% chi phí khám chữa bệnh nội và ngoại trú với các danh mục thuốc và
dịch vụ kỹ thuật do Bộ Y tế quy định.
-Quyền lợi của người có thẻ BHYT ngày càng được đảm bảo. Hàng năm, ngành Bảo hiểm Xã hội và Y tế
đã có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời từ việc triển khai hợp đồng đến việc tổ chức khám chữa bệnh tại các
cơ sở, giải quyết kịp thời những vấn đề vướng mắc, phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh.
-BHYT là một chính sách quan trọng để bảo đảm an sinh xã hội, tham gia vào chống đói nghèo do bệnh tật
gây ra. BHYT cũng là một nguồn tài chính rất quan trọng dành cho chăm sóc sức khỏe nhất là khi tình
hình ngân sách của Nhà nước không đủ để bao cấp hoàn toàn cho chăm sóc sức khỏe. BHYT là sự chia sẻ,
cưu mang hữu hiệu nhất giữa người có điều kiện và người khó khăn
Bảng 1: Tổng hợp số người tham gia BHYT theo các nhóm đối tượng(từ năm 2008 đến năm 2016)
Đvt: Người
Nhóm đối tượng Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Nhóm do người lao 41.255 42.787 44.251 45.696 46.992 47.522 47.741 47.936 50.242
động và người sử
dụng lao động đóng
Nhóm do tổ chức 19.314 19.865 20.759 21.674 22.256 22.967 23.485 24.650 26.491
bảo hiểm xã hội
đóng
Nhóm được ngân 45.000 64.348 101.380 31.592 31.949 32.923 37.251 58.308 61.686
sách nhà nước hỗ
trợ mức đóng
Nhóm do ngân sách 252.65 218.96 471.890 546.581 552.980 540.824 538.071 487.349 512.760
nhà nước đóng 6 5
Nhóm tham gia bảo 7.200 17.326 14.025 15.425 14.867 19.081 21.641 30.841 46.506
hiểm y tế theo hộ
gia đình
Qua thống kê cho thấy: những thay đổi chính sách dẫn đến một số đối tượng có sự chuyển dịch về nhóm
đối tượng tham gia, hay nói cách khác là trách nhiệm đóng BHYT có thay đổi theo hướng Nhà nước
ngày càng mở rộng đối tượng được ngân sách mua thẻ BHYT hoặc hỗ trợ mức đóng... chẳng hạn:
+ Nhóm đối tượng học sinh, sinh viên từ thuộc đối tượng nhóm 5, phải tự đóng toàn bộ thì đến năm
2009 đã được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng là nhóm 4.
+ Nhóm đối tượng cận nghèo chỉ được ngân sách Nhà nước hỗ trợ nhưng từ năm 2015 đã được hỗ trợ
100% mức đóng từ ngân sách Nhà nước hoặc từ Dự án NORED tài trợ.
+ Nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình từ phải đóng 100% nay được quy định giảm dần
mức đóng khi hộ gia đình có từ 2 người trở lên tham gia BHYT.
+ Nhóm đối tượng người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi trước đây thực hiện khám chữa bệnh miễn phí, cơ
quan tài chính thanh toán theo thực tế chi phí khám chữa bệnh thì từ năm 2009 chuyển thành đối tượng
được ngân sách Nhà nước đóng toàn bộ, từ đó quền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo
*Hạn chế, vướng mắc của bảo hiểm y tế tại Việt Nam
Nhiều năm qua, các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của các luật được
triển khai đầy đủ. Tuy nhiên, một số chính sách, quy định được ban hành nhưng chưa đi vào cuộc sống;
nhiều vướng mắc, bất cập, hạn chế. Bên cạnh các kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện đã xuất
hiện một số tồn tại, hạn chế như: Một số quy định về thanh toán, quyết toán chi phí khám chữa bệnh còn
chưa thực sự rõ ràng, đầy đủ, dẫn đến việc chưa thống nhất trong quá trình giám định, thanh toán chi phí
khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; vẫn còn chênh lệch về chất lượng giữa các tuyến, các vùng, đặc biệt là
giữa tuyến y tế cơ sở với tuyến trên nên chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người dân.
Việc xây dựng, cập nhật, điều chỉnh định mức, giá dịch vụ y tế khó khăn, mất nhiều thời gian trong điều
kiện thay đổi liên tục về khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong chuẩn đoán, điều trị, thuốc, trang thiết bị.
-Để hạn chế tình trạng trục lợi Quỹ BHYT, BHXH Việt Nam đề nghị ngành y tế cần tiếp tục chỉ đạo các
cơ sở khám chữa bệnh kịp thời thực hiện chuyển dữ liệu lên cổng tiếp nhận ngay sau khi kết thúc lần
khám bệnh, hoặc kết thúc đợt điều trị ngoại trú và nội trú của bệnh nhân… nhằm giúp dễ dàng tra cứu
lịch sử KCB để phát hiện các trường hợp người bệnh KCB nhiều lần, KCB tại nhiều cơ sở khác nhau
trong cùng một ngày để trục lợi Quỹ BHYT. Đối với những trường hợp vi phạm, cần kiên quyết cảnh
báo và xử lý nghiêm theo quy định, để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia BHYT
và sự nghiêm minh của pháp luật.
Kết quả thực hiện chính sách BHYT đối với các nhóm đối tượng
-Việc phân chia nhóm đối tượng cũng có những thay đổi, tiêu chí mới đầu
là phân chia nhóm tham gia BHYT bắt buộc và nhóm tham gia BHYT tự
nguyện, rồi chia nhỏ thành các nhóm khác nhau theo từng đối tượng cụ thể, gần
đây nhất theo quy định của Luật BHYT sửa đổi, bổ sung thì đối tượng tham gia
BHYT được chia thành 05 nhóm theo trách nhiệm đóng BHYT, bao gồm:
4. Các luật bổ sung và sửa đổi của bảo hiểm y tế
-Năm 2013:Nghị quyết số 68/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 về
Đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật BHYT, tiến tới BHYT toàn dân
Giao Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu sau đây:
1. Bảo đảm đến năm 2015 đạt ít nhất 75% dân số tham gia bảo hiểm y tế và đến năm 2020 đạt ít nhất
80% dân số tham gia bảo hiểm y tế.
2. Đến năm 2020, hoàn thiện việc đầu tư trạm y tế xã ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn,
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, giảm ít nhất 50% tình trạng quá tải ở bệnh viện
tuyến tỉnh, trung ương, hoàn thành việc chuyển chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước trực tiếp cho
cơ sở khám, chữa bệnh sang hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm y tế gắn với lộ trình tính đúng, tính đủ
giá dịch vụ y tế.
3. Trước năm 2018, hoàn thiện việc quy định gói dịch vụ y tế cơ bản do bảo hiểm y tế chi trả phù hợp với
mức đóng và điều kiện kinh tế - xã hội, thực hiện các biện pháp để bảo đảm thuốc chữa bệnh có chất lượng
và giá phù hợp, khắc phục tình trạng chênh lệch bất hợp lý về giá thuốc giữa các địa phương, triển khai mở
rộng mô hình bác sỹ gia đình tham gia khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, cải tiến quy định về chuyển tuyến
phù hợp với tình trạng bệnh tật.

4. Trước năm 2018, hoàn thành việc liên thông hệ thống phần mềm công nghệ thông tin giữa cơ quan bảo
hiểm xã hội và cơ sở khám, chữa bệnh nhằm cải tiến thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh, nâng cao
hiệu quả công tác giám định bảo hiểm y tế, quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế.

5. Chấn chỉnh, nâng cao y đức và chất lượng khám, chữa bệnh, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm
pháp luật về khám, chữa bệnh và bảo hiểm y tế, tăng cường năng lực quản lý nhà nước và giám định bảo
hiểm y tế, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy thực hiện bảo hiểm y tế.
6. Phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân chủ
động thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tham gia bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế
toàn dân.
7. Định kỳ 2 năm một lần báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện Nghị quyết này.
-Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp đưa chỉ tiêu tham gia bảo hiểm y tế vào kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội hàng năm, triển khai các biện pháp để mọi người dân tham gia bảo hiểm y tế, mở
rộng diện bao phủ bảo hiểm y tế, kiểm soát sử dụng quỹ bảo hiểm y tế và tăng cường công tác quản
lý nhà nước về bảo hiểm y tế tại địa phương.
*Luật bổ sung năm 2014
Luật số 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật bảo hiểm y tế
- Bổ sung đối tượng do ngân sách Nhà nước đóng BHYT: Người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.
- Bổ sung đối tượng do tổ chức Bảo hiểm xã hội đóng BHYT: Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội
hằng tháng mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng
trợ cấp tuất hằng tháng.
*Thứ hai, mức đóng và trách nhiệm đóng BHYT đối với tất cả thành viên thuộc hộ gia đình.
Tất cả thành viên thuộc hộ gia đình (trừ trường hợp đã tham gia BHYT theo hợp đồng lao động, theo chế
độ của người có công, bảo trợ xã hội, học sinh sinh viên…)
phải tham gia BHYT. Mức đóng được giảm dần từ thành viên
thứ hai trở đi, cụ thể như sau:
-Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở.
-Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt
bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất,Từ người thứ
năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
*Thứ ba, Bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm đóng BHYT cho người đang nghỉ thai sản
Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm
xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai
sản.
*Thứ tư, quy định về cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi
Hồ sơ cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi không cần bản sao giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh, ngoài
tờ khai tham gia bảo hiểm y tế chỉ cần bổ sung danh sách tham gia bảo hiểm y tế do UBND xã lập.
*Thứ năm, thay đổi về mức hỗ trợ
- Mở rộng đối tượng được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh như: hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại
ngũ ; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các
trường quân đội, công an; cựu chiến binh; người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; cha
đẻ mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ; người đang sinh sống tại xã
đảo, huyện đảo….Tăng mức hưởng BHYT của thân nhân người có công cách mạng và người thuộc hộ gia
đình cận nghèo từ 80% lên 95%, như: người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; hạ sỹ
quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; người thuộc hộ gia đình cận nghèo
- Mức hỗ trợ cho trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến được quy định như sau: tuyến huyện được hỗ trợ
70%, tuyến tỉnh được hỗ trợ 60%, tuyến trung ương được hỗ trợ 40%.
*Thứ sáu, tăng mức phạt Doanh nghiệp trốn đóng BHYT
-Ngày 13/6/2014 Quốc hội đã ban hành Luật số
46/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo
hiểm y tế (BHYT), có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2015. Sau 06 năm triển khai thực hiện Luật bảo
hiểm y tế (BHYT) sửa đổi, bổ sung, toàn ngành BHXH
Việt Nam đã tổng kết, đánh giá tình hình triển khai Luật
BHYT, trong đó có một số kết quả nổi bật như: tỷ lệ tham
gia BHYT đạt hơn 90%, vượt chỉ tiêu của Thủ tướng
Chính phủ giao; Quyền lợi của người tham gia BHYT
được đảm bảo theo Luật định; Đổi mới phương tiện,
phương pháp giám định, thực hiện giám định điện tử
nhằm hạn chế lạm dụng, đảm bảo sử dụng quỹ BHYT
hiệu quả.
-Số người tham gia BHYT tăng trưởng ấn tượng qua các năm, so với năm 2015 số người tham
gia BHYT năm 2016 tăng nhiều nhất tới 11%, năm 2015 và 2017 mỗi năm tăng 6-7%, giai
đoạn 2018-2020 duy trì mức tăng trên dưới 3% mỗi năm. Tính đến ngày 31/12/2020, số người
tham gia BHYT là 87,97 triệu người, tăng 23,37 triệu người so với năm 2014 (tương ứng tăng
36%), đạt tỷ lệ bao phủ BHYT 90,85% dân số, vượt 0,15% so với chỉ tiêu BHYT của Thủ
tướng Chính phủ giao; về đích trước thời hạn 4 năm theo mục tiêu Nghị quyết số 15-NQ/TW
ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, theo đó mục tiêu đến năm 2020 tỷ lệ
bao phủ BHYT ở nước ta là 80%. Đây là tiền đề để cả nước phấn đấu sớm đạt được mục tiêu
đến năm 2025 có 95% dân số tham gia BHYT, đến năm 2030 tỷ lệ tham gia BHYT là trên 95%
như mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XII.
-Năm 2020, ngoài những thay đổi mang tính “cột mốc” của BHXH, các chính sách Bảo hiểm y tế 2020
cũng có những điều chỉnh tích cực cho người tham gia. Điều này đặc biệt quan trọng với những người
thường xuyên phát sinh nhu cầu khám, chữa bệnh bằng BHYT. Theo quy định tại Điểm g, Khoản 5, Điều
42 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP, năm 2020, Cơ quan BHXH sẽ thực hiện phát hành thẻ BHYT điện tử
cho người tham gia. Đây là loại thẻ được làm bằng chất liệu nhựa, tương tự như thẻ ATM của các ngân
hàng. Tuy nhiên, thẻ BHYT điện tử sẽ được gắn chip điện tử để tích hợp các thông tin của người tham gia
BHYT. Toàn bộ các thông tin cá nhân, quá trình tham gia của người đóng BHYT sẽ được lưu trữ trên thẻ,
thuận tiện cho quá trình hưởng các quyền lợi khi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Đồng thời, thẻ BHYT
điện tử còn có tính năng xác nhận người bệnh thông qua công nghệ sinh trắc để nhận diện nhanh chóng,
thuận tiện.
-Hết năm 2020, có 87,96 triệu người tham gia BHYT, bao phủ 90,85% dân số
Năm 2020, có 2.612 cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
tăng 166 cơ sở (6,8%) so với năm 2019
số cơ sở công lập tăng 66 cơ sở (4%) so với năm 2019,
ngoài công lập tăng 100 cơ sở (12,6%).
Ảnh hưởng
Hàng năm BHYT đã chi trả cho các dịch vụ kỹ thuật mới, thuốc mới đắt tiền cho các cơ sở khám chữa
bệnh, nhưng các cơ sở KCB cũng vẫn không cung ứng đủ thuốc và thiết bị vật tư tiêu hao để phục vụ bệnh
nhân BHYT, bệnh nhân BHYT vẫn phải mua thuốc và vật tư tiêu hao ở các cửa hàng thuốc tư nhân, nhất là
những thuốc đắt tiền, dù những thuốc và vật tư tiêu hao đó đều có trong danh mục đã tính vào giá viện
phí ,thậm chí không ít trường cũng chạy theo lợi ích riêng đã bắt học sinh phải mua cả hai loại BHYT.Có
nơi ghi thuốc điều trị cho bệnh nhân vào bệnh án nhưng lại yêu cầu bệnh nhân tự mua thuốc nhưng lại lập
bản thanh toán với BHYT để lấy tiền... Thậm chí một vài bệnh viện và BHYT đã thông đồng với nhau làm
các hồ sơ khống để rút tiền của BHYT.
Giải Pháp
1. Khắc phục và hoàn thiện chính sách pháp luật về BHYT
- Nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và mọi người dân về ý nghĩa, tầm quan
trọng của BHYT và nghĩa vụ của mỗi người dân trong tham gia BHYT và thực hiện chính sách BHYT.
-Tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển
khai thực hiện chính sách BHYT
-Nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh BHYT, tập trung cải cách thủ tục hành chính, nâng cao đạo đức nghề
nghiệp cho cán bộ y tế.
2. Khắc phục tình trạng bội chi quỹ Bảo hiểm y tế
- Tăng cường và đổi mới công tác thông tin, truyền thông về BHYT: Của các cơ quan thông tấn, báo chí; Tuyên
truyền cho từng đối tượng cụ thể, nhất là một số đối tượng cần được đặc biệt quan tâm như nông dân, người cận
nghèo, học sinh, sinh viên và chủ sử dụng lao động. Công tác thông tin, tuyên truyền phải tham gia tích cực vào việc
giới thiệu gương tốt trong thực hiện BHYT, đồng thời phát hiện và phê phán những đơn vị và cá nhân không chấp
hành nghiêm hay vi phạm Luật BHYT.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ y, bác sĩ trung thực, có trách nhiệm, là lực lượng nòng cốt trong khám chữa bệnh, là nơi đặt
niềm tin của nhân dân.
- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về BHYT, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm
các vi phạm của những cá nhân, tổ chức có ý đồ trục lợi ngân sách từ quỹ BHYT.
- Nâng cao nhận thức và tầm hiểu biết của nhân dân không nên có những hành vi không đúng đắn làm mất đi ý
nghĩa, mục đích và tính nhân văn của BHYT.
- Sử dụng tốt các nguồn đầu tư cho mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt là y tế cơ sở.
Kết luận
Thống kê của BHXH Việt Nam cho thấy, tính đến ngày 31/12/2020, toàn quốc có 87,93 triệu người tham
gia BHYT, đạt tỷ lệ 90,85% dân số tham gia BHYT. Đây là một con số đáng ghi nhận khi mới chỉ so với
năm 2015- thời điểm Luật BHYT sửa đổi có hiệu lực, có thể nói đây là một thành công trong việc thực
hiện chính sách BHYT. Để đảm bảo tính bền vững và công bằng, cần có những điều chỉnh đối với BHYT.
Nghiên cứu can thiệp cần tập trung vào các vấn đề sau: nâng cao nhận thức và hiểu biết về BHYT cho
người dân; tăng cường năng lực quản lý BHYT; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế; kiểm soát chi phí; và
thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người nghèo và cận nghèo.
Nội dung tham khảo:
Căn cứ Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y
tế.

You might also like