You are on page 1of 18

I.

Tìm hiểu chung

1. Tác giả
- Chu Quang Tiềm (1897-
1986), nhà mĩ học và lí
luận văn học nổi tiếng của
Trung Quốc.
I. Tìm hiểu chung
2. Văn bản
- Xuất xứ: Trích trong “Danh nhân
Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi
buồn của việc đọc sách”, Bắc
Kinh, năm 1995.
-Phương thức biểu đạt:
Nghị luận
I. Tìm hiểu chung
- Đọc – Giải nghĩa từ khó
I. Tìm hiểu chung
2. Văn bản
- Bố cục:
+ Phần 1 (từ đầu  “nhằm phát hiện
thế giới mới”): Tầm quan trọng và ý
nghĩa của đọc sách.
+ Phần 2 (Tiếp đến  “tự tiêu hao lực
lượng”) Những khó khăn, thiên hướng
sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách
hiện nay
+ Phần 3 (Còn lại)  Bàn về phương
pháp đọc sách
II. Đọc – Hiểu văn bản
1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách

Đọc đoạn văn và cho biết, tác


giả đã khẳng định việc đọc
sách có tầm quan trọng như
thế nào?
II. Đọc – Hiểu văn bản
1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách
- Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn:
+ Sách là kho tàng quý báu ghi chép và lưu giữ tinh
hoa tri thức, văn hóa của nhân loại.
+ Mỗi cuốn sách có giá trị là một cột mốc trên con
đường phát triển học thuật của nhân loại.
II. Đọc – Hiểu văn bản Theo tác giả,
1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách việc đọc sách có
ý nghĩa như thế
nào?

- Ý nghĩa của việc đọc sách:


+ Đọc sách là trả món nợ đối với thành quả của nhân loại trong quá
khứ: ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn
năm; thụ hưởng các kiến thức, lời dạy của bao người trong quá khứ.
+ Đọc sách là sự chuẩn bị để có thể làm được “cuộc trường chinh vạn
dặm trên con đường học vấn”, góp phần phát hiện thế giới mới.

 Đọc sách là con đường tích lũy, nâng cao vốn tri thức.
II. Đọc – Hiểu văn bản Nêu khái quát
những
2. Những khó khăn, thiên hướng sai lầm dễ mắc phải khi đọc sáchkhó khăn,
thiên hướng sai lầm
dễ mắc phải khi đọc
sách.
2. Những khó khăn, thiên hướng sai lầm dễ mắc phải khi đọc sách
Trong đoạn văn, tác
a. Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu giả đã lập luận như
thế nào để làm rõ
khó khăn của việc
đọc sách?

- Tác giả so sánh việc đọc sách của các học giả Trung Hoa xưa với việc
đọc sách của các học giả trẻ thời nay:
+ Học giả xưa: đọc kĩ, đọc nghiền ngẫm từng câu từng chữ, khiến cho
kiến thức “thấm vào xương tủy  tác dụng: biến thành một nguồn
động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn.
+ Học giả ngày nay: đọc nhiều – “hàng vạn cuốn sách”, tuy nhiên đọc
rất qua loa, hời hợt – “liếc qua rất nhiều nhưng “đọng lại” thì rất ít”
tác hại: hình thành nhiều thói xấu “hư danh nông cạn”.
2. Những khó khăn, thiên hướng sai lầm dễ mắc phải
Từ đó khiđãđọc
tác giả địnhsách
hướng người học cần
b. Sách nhiều khiến người ta lạc hướng đọc sách như thế nào?

+ Thực trạng: nhiều người tham đọc nhiều mà không vụ thực chất  tác hại:
vừa lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng vô phạt,
vừa bỏTác giả đã
lỡ dịp đọcchỉnhững
ra thựccuốn
trạngsách quan trọng, cơ bản.
+ Tác giảcủasửviệc đọc sách
dụng hình trong
ảnh so sánh – “Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh
thựcđánh
trận, cần tế “ngày
vào nay”
thành như
trìthế
kiên cố, đánh bại quân lính tinh nhuệ, chiếm cứ
nào?
mặt trận xungTácyếu”
hại củađểlốiđịnh
đọc hướng
đó người học: đọc sách phải có mục đích, có
trọng tâm. là gì?
 Bằng cách lập luận so sánh, phân tích độc đáo, tác giả đã chỉ ra một
cách thuyết phục những nguy hại của lối đọc sách sai lệch.
II. Đọc – Hiểu văn bản Muốn tích lũy học vấn, đọc
3. Phương pháp đọc sách sách có hiệu quả, phải chú ý
tới việc lựa chọn sách. Theo
tác giả, nên chọn lựa, đọc
sách như thế nào?
Phân tích, chỉ ra cái
hay trong cách lập
luận của tác giả.

- Phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển thực sự có giá trị, có lợi
cho mình chứ không cốt lấy nhiều (1).
II. Đọc – Hiểu văn bản
3. Phương pháp đọc sách
- Cách lập luận trong đoạn văn giàu tính thuyết phục:
+ Tác giả viện dẫn câu nói rất thấm thía về ý nghĩa của việc chọn tinh,
đọc kĩ: “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kĩ một
mình hay”
+ Sử dụng cách lập luận so sánh cụ thể, sinh động:
10 quyển sách không quan trọng không bằng một quyển thật sự có giá trị

đọc mười quyển sách mà chỉ lướt qua không bằng lấy một quyển mà đọc mười lần

đọc nhiều – không thể coi là vinh dự >< đọc ít – không phải là xấu hổ

đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi đọc ít mà đọc kĩ  tạo thành nếp suy nghĩ
ngựa qua chợ  tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ >< sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng
làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về tự do  thay đổi khí chất

 Không nên đọc lướt qua mà phải vừa đọc vừa nghiền ngẫm, nhất là
những quyển có giá trị. (2)
II. Đọc – Hiểu văn bản
3. Phương pháp đọc sách Đoạn văn đưa ra
phương pháp đọc
sách nào?

- Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực kiến
thức phổ thông và kiến thức chuyên môn  kết hợp giữa
đọc rộng với đọc sâu. (3)
II. Đọc – Hiểu văn bản
Đoạn văn đưa ra phương
3. Phương pháp đọc sách pháp đọc sách nào? Phân
tích cách lập luận của tác
giả.

- Trong khi đọc tài liệu chuyên sâu, cũng không thể xem
thường việc đọc loại sách thường thức, đọc sách cần có kế
hoạch và hệ thống. (4)
II. Đọc – Hiểu văn bản
3. Phương pháp đọc sách
- Để làm rõ phương pháp này, tác giả đã sử dụng cách lập luận hợp lí:
+ Liên tưởng, so sánh mối liên hệ không thể tách rời giữa các loại học
vấn với mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết giữa các sự vật trong vũ trụ.
+ Lấy dẫn chứng cụ thể: chính trị học thì phải liên quan đến lịch sử, kinh
tế, pháp luật, triết học, tâm lí học,...
+ Dùng hình ảnh so sánh sinh động: Nếu chỉ học một bộ môn tách biệt
thì càng tiến lên càng gặp khó khăn, giống như con chuột chui vào
sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát  nhấn
mạnh sự khó khăn, hạn chế của việc học một loại học vấn chuyên môn
mà không có kiến thức về các học vấn liên quan.
+ Đưa ra khẳng định, nhận xét xác đáng: không biết rộng thì không thể
chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn; biết rộng rồi sau mới
nắm chắc.
 Bằng cách lập luận chặt chẽ, với các lí lẽ và dẫn chứng sinh động, cụ
thể, tác giả đã nêu ta những phương pháp đọc sách hiệu quả, hữu ích,
phù hợp với mọi người ở mọi thời đại.
III. Tổng kết
1.
Nội dung
-Vai trò của đọc sách: Đọc sách là một con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn.
-Phương pháp đọc sách:
+ Phải biết chọn sách mà đọc, đọc ít mà chắc còn hơn đọc nhiều mà rỗng.
+ Cần kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn.
+ Việc đọc sách phải có kế hoạch, có mục đích kiên định chứ không thể tùy hứng, phải vừa đọc vừa nghiền ngẫm.
2. Nghệ thuật
-Bố cục bài viết hợp lí, chặt chẽ, các ý được dẫn dắt tự nhiên.
-Lí lẽ và dẫn chứng sinh động, cụ thể.
-Lối viết giàu hình ảnh, có nhiều so sánh thú vị.
Bài tập về nhà
1.Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống luận điểm, luận cứ của văn bản.
2.Viết đoạn văn nêu trình bày suy nghĩ của em về vai trò của việc đọc sách.

You might also like