You are on page 1of 50

Chương 3: Mã hóa

nguồn-Mã đường truyền


Mục lục
Lượng tử hóa
Điều chế xung mã
Mã hóa nguồn
Mã đường truyền
Mã tương quan
Lượng tử hóa
Đối với hệ thống số, việc đầu tiên là chuyển đổi các thông
tin tương tự thành dữ liệu số ( chuyển thành các bit nhị phân
0 và 1).
Để thực hiện việc này, tín hiệu tương tự (analog) sẽ được
đưa qua các khâu lấy mẫu và lượng tử hóa.
Lấy mẫu tín hiệu
Là quá trình biến đổi tín hiệu liên tục thành rời rạc
Tín hiệu sẽ được giữ lại giá trị sau mỗi T s giây (Ts là
khoảng cách giữa 2 lần lấy mẫu liên tiếp)

Tần số lấy mẫu hay tốc độ lấy mẫu fs : là số mẫu lấy được
trung bình trong 1 giây.
Lấy mẫu tín hiệu (tt.)
Định lý lấy mẫu Nyquist-Shannon: Một hàm số tín hiệu x(t)
không chứa bất kỳ thành phần tần số nào lớn hơn hoặc bằng
một giá trị fm ,có thể biểu diễn chính xác bằng tập các giá trị
của nó với chu kỳ lấy mẫu
Như vậy, tần số lấy mẫu phải thoả mãn điều kiện
Điều kiện này là điều kiện đủ để ta có thể khôi phục lại tín
hiệu ban đầu.
Không thể khôi
phục lại tín hiệu

Có thể khôi
phục tín hiệu

Không thể khôi


phục lại tín hiệu
Lấy mẫu lý tưởng
Tín hiệu được xác định chính xác tại thời điểm lấy mẫu. Về
mặt toán học, ta lấy tín hiệu nhân với các hàm Dirac

+∞
𝑠 𝑠𝑎𝑚𝑝𝑙𝑒 ( 𝑡 ) =s ( 𝑡 ) ∑ 𝛿 (𝑡 − 𝑛 𝑇 𝑠)
𝑛=− ∞
Phổ tần số:

fs > 2fmax không có chồng lấn


phổ, nên có thể khôi phục lại tín
hiệu
fs < 2fmax xảy ra chồng lấn phổ,
nên không thể khôi phục lại tín
hiệu
Lấy mẫu thực tế
Thực tế, không thể tạo hàm Dirac nên thông thường tín
hiệu sẽ được lấy mẫu và giữ giá trị trong một khoảng thời
gian ngắn t0 , có thể xem như ta nhân tín hiệu với các xung
chữ nhật
Lấy mẫu thực tế (tt.)
Để không xảy ra hiện tượng chồng phổ thì tín hiệu ban đầu
phải có phổ tần fm < fs/2.
Như vậy cần phải sử dụng một bộ lọc thông thấp để đảm
bảo điều này
Quá trình lượng tử hóa
Là một quá trình xấp xỉ một tập đại lượng có giá trị tương đối lớn
hoặc thay đổi liên tục (hoặc thay đổi một cách rời rạc trong một
khoảng rất nhiều giá trị) (ví dụ, số thực) bằng một lượng có giá trị
nhỏ hơn (hoặc thay đổi một cách rời rạc trong một khoảng tương đối
ít giá trị) (ví dụ, số nguyên)
Giả sử tín hiệu có giá trị điện áp nằm trong khoảng V L đến VH , ta
chia tầm điện áp này thành M khoảng bằng nhau S.
Ta gọi S là bước nhảy (step size)
Bước nhảy S
Giá trị của từng mẫu tín hiệu
gần mức điện áp nào thì sẽ
được làm tròn về mức điện áp
ấy.
Việc làm tròn này tạo ra sai số
gọi là sai số lượng tử
(quantization error)

Sai số lượng tử tối đa là (dễ nhận thấy khi giá trị của mẫu nằm giữa 2
mức điện áp)
Công suất nhiễu lượng tử là
Điều chế xung mã
Sau khi lượng tử hóa, các mức điện áp này sẽ được quy đổi
thành các bit nhị phân tương ứng.
Có M mức điện áp nên số bit dùng để biểu diễn 1 mức điện
áp là :
Cách quy đổi này gọi là điều chế xung mã PCM (Pulse
Code Modulation)
Mã hóa nguồn
Là khối có chức năng làm giảm bớt dung lượng của thông
tin tại phía phát.
Có nhiều loại mã hóa nguồn: mã đều, mã Shannon, mã
Fano, mã Huffman, mã Run length …
Mã Huffman
Là thuật toán dựa trên tần suất xuất hiện của các kí tự để
xây dựng bộ mã sao cho số bit sử dụng là ít nhất.
Cách xây dựng mã Hoffman:
Bước 1: Tính xác suất xuất hiện của kí tự và sắp xếp theo thứ tự
giảm dần.
Bước 2: Hai xác suất thấp nhất được hợp lại thành một tin mới có
xác suất bằng tổng của 2 xác suất thành phần.
Bước 3: Sắp xếp lại các xác suất theo thứ tự giảm dần.
Bước 4: Lặp lại các bước 2 và 3 cho đấn khi chỉ còn 1 tin với xác
suất bằng 1.
Ví dụ: CONG NGHE DIEN TU = 14 kí tự
Bước 1: tính xác suất
N=10
Mã Run length
Là một dạng đơn giản dùng để nén dữ liệu dựa vào các lần chạy (run)
của dữ liệu.
Lần chạy: là chuỗi các kí tự hay bit giống nhau trong dữ liệu.
Ví dụ: một bức ảnh với các điểm ảnh W(trắng) và B(đen)
WWWWWWWWWWWWBWWWWWWWWWWWWBBBWWW
WWWWWWWWWWWWWWWWWWWWWBWWWWWWWWW
WWWWW
12W1B12W3B24W1B14W
Ta có thể lặp lại kí tự để xác định một lần chạy.
Ví dụ:
WWWWWWWWWWWWBWWWWWWWWWWWWBBBWWWWWW
WWWWWWWWWWWWWWWWWWBWWWWWWWWWWWWWW
WW12BWW12BB3WW24BWW14
Ta cũng có thể tách kí tự và số lần lặp lại kí tự thành 2 chuỗi riêng biệt để
nén.
Ví dụ:
WWWWWWWWWWWWBWWWWWWWWWWWWBBBWWWWWW
WWWWWWWWWWWWWWWWWWBWWWWWWWWWWWWWW
WBWBWBW
12,1,12,3,24,1,14
Mã đường truyền
Biểu diễn các bit nhị phân 0 và 1 dưới dạng song để truyền
đi trên kênh truyền.
Có nhiều loại mã đường truyền: Unipolar, NRZ,
Manchester, AMI, …
Mã Unipolar
Bit 1: điện áp dương hoặc âm
Bit 0: 0V
Ưu điểm: là mã thời kì đầu nên đơn giản.
Khuyết điểm:
•Có thành phần DC trung bình>0
•Khó đồng bộ ở phía thu nếu có nhiều bit 0 hay bit 1 liên tiếp
0 1 1 0 0 0 1 1
+V
0
t
Mã NRZ-L
NRZ-L (Non Return to Zero Level)
Bit 1: Điện áp dương +V
Bit 0: Điện áp âm –V
Khuyết điểm: khó đồng bộ ở phía thu nếu có nhiều bit 0
hay bit 1 liên tiếp
0 1 1 0 0 0 1 1
+V

-V t
Mã NRZ-M
NRZ-M (Non Return to Zero Mark)
Bit 1: Đảo điện áp (nếu điện áp trước đó là +V thì điện áp
lúc này là –V và ngược lại)
Bit 0: Giữ nguyên điện áp trước đó
Ưu điểm: đồng bộ tốt hơn NRZ-L khi các bit 1 liên tiếp
Khuyết điểm: đồng bộ không tốt khi các bit 0 liên tiếp
0 1 1 0 0 0 1 1 1 0
+V

-V t
Mã NRZ-S
NRZ-S (Non Return to Zero Space)
Bit 1: Giữ nguyên điện áp trước đó
Bit 0: Đảo điện áp (nếu điện áp trước đó là +V thì điện áp
lúc này là –V và ngược lại)
Ưu điểm: đồng bộ tốt hơn NRZ-L khi các bit 0 liên tiếp
Khuyết điểm: đồng bộ không tốt khi các bit 1 liên tiếp
0 1 1 0 0 0 1 1 1 0
+V

-V t
Mã RZ
RZ (Return to Zero): điện áp thay đổi trong khoảng thời
gian của 1 bit
Bit 1: Thay đổi từ +V xuống 0
Bit 0: Thay đổi từ -V lên 0
Ưu điểm: đồng bộ tốt
Khuyết điểm: yêu cầu băng thông nhiều hơn
Bit 1:

Bit 0:
0 1 1 0 0 0 1 1 1 0
+V

-V t
Mã Manchester
Điện áp thay đổi trong khoảng thời gian của 1 bit
Bit 1: Thay đổi từ -V lên +V
Bit 0: Thay đổi từ +V xuống -V
Ưu điểm: đồng bộ tốt
Khuyết điểm: yêu cầu băng thông nhiều hơn
0 1 1 0 0 0 1
+V

-V t

Bit 0: Bit 1:
Mã Manchester vi sai
Điện áp thay đổi trong khoảng thời gian của 1 bit
Bit 1: Đảo điện áp trước đó
Bit 0: Giữ nguyên điện áp trước đó
Ưu điểm: đồng bộ tốt
Khuyết điểm: yêu cầu băng thông nhiều hơn
0 1 1 0 0 0 1
+V

-V t
Mã AMI
Bit 1: nếu bit 1 trước là +V thì bit 1 sau là -V
Bit 0: 0V
Ưu điểm: DC=0
Khuyết điểm: đồng bộ không tốt khi nhiều bit 0 liên tiếp
0 1 1 0 0 0 1 1 1 0
+V

-V t
Mã B8ZS
B8ZS (Bipolar 8 Zero Substitution): giống mã AMI nhưng
không cho phép 8 bit 0 liên tiếp
Nếu xảy ra 8 bit 0 liên tiếp thì 8 bit 0 này sẽ được biểu diễn
như sau:
•Nếu bit 1 trước là +V: 0 0 0 +V –V 0 –V +V
•Nếu bit 1 trước là –V : 0 0 0 –V +V 0 +V –V
Trường hợp 8 bit 0 liên tiếp với bit 1 trước đó là +V

1 0 0 0 0 0 0 0 0 0
1 0 0 0 + - 0 - + 0
+V

-V t
Trường hợp 8 bit 0 liên tiếp với bit 1 trước đó là -V

1 0 0 0 0 0 0 0 0 0
1 0 0 0 - + 0 + - 0
+V

-V t
Mã HDB3
HDB3 (High Density Bipolar 3): giống mã AMI nhưng không cho phép 4 bit 0 liên tiếp
Nếu xảy ra 4 bit 0 liên tiếp thì 4 bit 0 này sẽ được biểu diễn như sau:
•Nếu tổng số bit 1 tính từ lần vi phạm trước đó là số lẻ và bit 1 trước đó là +V:
0 0 0 +V
•Nếu tổng số bit 1 tính từ lần vi phạm trước đó là số lẻ và bit 1 trước đó là –V:
0 0 0 –V
•Nếu tổng số bit 1 tính từ lần vi phạm trước đó là số chẵn và bit 1 trước đó là +V:
–V 0 0 –V
•Nếu tổng số bit 1 tính từ lần vi phạm trước đó là số chẵn và bit 1 trước đó là –V:
+V 0 0 +V
Trường hợp tổng số bit 1 tính từ lần vi phạm trước đó là số lẻ và
bit 1 trước đó là +V

1 0 0 0 0 0
1 0 0 0 + 0
+V

-V t
Trường hợp tổng số bit 1 tính từ lần vi phạm trước đó là số lẻ và
bit 1 trước đó là -V

1 0 0 0 0 0
1 0 0 0 - 0
+V

-V t
Trường hợp tổng số bit 1 tính từ lần vi phạm trước đó là số chẵn
và bit 1 trước đó là +V

1 0 0 0 0 0
1 - 0 0 - 0
+V

-V t
Trường hợp tổng số bit 1 tính từ lần vi phạm trước đó là số chẵn
và bit 1 trước đó là -V

1 0 0 0 0 0
1 + 0 0 + 0
+V

-V t
Mã tương quan

Tín hiệu được đi qua mạch lọc số đơn giản: làm trễ đi một bit và cộng với tín hiệu
ban đầu.
Tín hiệu sau khi qua bộ lọc số có dạng:

Như vậy nếu các bit nhị phân được quy định là thì y sẽ có 3 giá trị: -2, 0 và +2.
Luật giải mã:
- nếu thì tương ứng với bit 1
- nếu thì tương ứng với bit 0
- nếu thì là đảo của bit trước đó (nếu bit trước đó là 0 thì là 1 và ngược lại).

Ví dụ:
Chuỗi bit vào : 0 0 1 0 1 1 0
Biên độ của : -1 -1 +1 -1 +1 +1 -1

Biên độ của : -2 0 0 0 +2 0
Giải mã: 0 1 0 1 1 0
Precoding: được biến đổi thành bằng biểu thức:

Phép toán + là phép cộng modulo 2.


Sơ đồ khối của mã cho bởi hình vẽ.
Precoding: được biến đổi thành bằng biểu thức:

Phép toán + là phép cộng modulo 2.


Sơ đồ khối của mã cho bởi hình vẽ.
Ví dụ:
Chuỗi bit vào : 0 1 0 1 1 0

Chuỗi bit : 0 0 1 1 0 1 1
Biên độ của : -1 -1 +1 +1 -1 +1 +1

Biên độ của : -2 0 +2 0 0 0
Giải mã : 0 1 0 1 1 0

You might also like