You are on page 1of 283

BÀI GIẢNG

KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG/


NHẬP MÔN KTH

Nha Trang- 2018


TỔNG QUAN
Học phần này giới thiệu :
 Các khái niệm, nguyên lý và vấn đề cơ bản nhất của kinh tế học
 Cung, cầu và phương thức vận hành của thị trường.
 Đề cập đến tác động của việc phân bổ nguồn lực tới phúc lợi
kinh tế.
 Các thất bại của thị trường và các biện pháp khắc phục của
Chính phủ.
 Các quyết định của DN trong việc tối ưu hóa các nguồn lực và
lợi nhuận
 Giới thiệu những khái niệm và nguyên lý chung nhất về hoạt
động của nền kinh tế với tư cách là một tổng thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nguyên lý Kinh tế học, Gregory Mankiw, Nxb Thống kê Hà


Nội, 2004.
2.Kinh tế Vi mô, Robert Pindyck, Nxb Thống kê Hà Nội, 2000.
3. Kinh tế học vi mô (Trường ĐH Kinh tế TP HCM; NXB
Thống kê 2007

4. Kinh tế học, David Begg, Stanley Fischer & Rudiger


Dornbusch; NXB Thống kê 2007
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

1. Khái niệm kinh tế học.

2. Sự phân chia của kinh tế học.

3. Mười nguyên lý của kinh tế học.


1. Khái niệm kinh tế học

Gregory Mankiw: “Kinh tế học là môn học nghiên cứu


phương thức xã hội quản lý nguồn lực khan hiếm của mình”
1. Khái niệm kinh tế học (tiếp)
-Khan hiếm (Scarcity) về:
 Tư bản hiện vật (máy móc, nhà xưởng...)

Nguồn nhân lực (số lượng, trình độ...)

Trình độ công nghệ, đất đai, tài nguyên...

- Khan hiếm trong:


 Xã hội: ai làm gì; ai hưởng thụ nhiều, ai ít.

Doanh nghiệp

Gia đình

Cá nhân. (một người rất giàu có có phải đối mặt với sự khan hiếm
không?)
1. Khái niệm kinh tế học (tiếp)

- Khan hiếm => mọi người không thể có tất cả mọi thứ họ cần => xã hội
phải có phương thức quản lý và phân bổ các nguồn lực.

- Phương thức phân bổ của xã hội: Sự tương tác qua lại giữa hàng triệu hộ
gia đình và doanh nghiệp.

 Người mua, người bán tương tác => hình thành giá cả.

 Giá cao => Lợi nhuận => các hãng nhảy vào ngành => nguồn lực
được chuyển vào ngành đó.

 Không phải từ một nhà hoạch định trung ương.


1. Khái niệm kinh tế học (tiếp)

-Do sự tương tác => các nhà kinh tế muốn nghiên cứu:

 Mọi người quyết định như thế nào: làm việc bao nhiêu? Mua cái gì?

Tiết kiệm bao nhiêu?...

Các chủ thể tác động qua lại với nhau như thế nào: tại sao giá và

lượng lại được hình thành?

Các lực lượng và xu thế ảnh hưởng đến nền kinh tế với tư cách là một

tổng thể: tăng trưởng của cả nền kinh tế, lạm phát, thất nghiệp...
1. Khái niệm kinh tế học (tiếp)
David Begg : Kinh tế học là việc nghiên cứu xem xã hội
quyết định các vấn đề sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào
và sản xuất cho ai .
- Kinh tế học là một môn khoa học xã hội (nhấn mạnh đến vai
trò của xã hội) nghiên cứu hành vi trong sản xuất, trao đổi và
sửu dụng hàng hóa, dịch vụ.
- Vấn đề cơ bản của KTH là dung hòa mâu thuẫn giữa mong
muốn vô hạn của con người và sự khan hiếm của các nguồn
lực.
- KTH giải thích các nguồn lực khan hiếm được phân bổ như
thế nào cho các mục đích sử dụng khác nhau.
2. Sự phân chia của kinh tế học

2.1. Kinh tế học vi mô (microeconomics) và Kinh tế học vĩ mô


(Macroeconomics) – Phân chia theo đối tượng nghiên cứu.

2.2. Kinh tế học thực chứng (positive economics) và Kinh tế


học chuẩn tắc (normative economics)- Phân chia theo cách
tiếp cận.
2.1. Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô

-Kinh tế vi mô: nghiên cứu cách thức ra quyết định của các hộ gia
đình, các doanh nghiệp cũng như sự tương tác giữa họ trên thị
trường cụ thể.

-(Tức là, nó nghiên cứu hành vi của các chủ thể).

-Kinh tế vĩ mô: nghiên cứu hành vi (hiện tượng) của nền kinh tế tới
tư cách là một tổng thể.

(Tức là, nó xem xét sự thay đổi của những biến số chung: lạm phát,
thất nghiệp, tăng trưởng, lãi suất... Các biến số này không cho biết các
hãng đang làm gì nhưng cho biết cái gì đang xảy ra ở mức tổng, mức
toàn bộ hay mức trung bình).
2.1. Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô
(một số ví dụ)
Kinh tế vi mô Kinh tế vĩ mô

Việc tuyển dụng hay sa thải công Tỷ lệ thất nghiệp của cả nền kinh
nhân của một hãng, một ngành tế.
nào đó.
Một mặt hàng trở nên khan hiếm, Mức lạm phát hay mức giá chung
người bán, người mua phản ứng của toàn nền kinh tế.
thế nào.
Giảm thuế thu nhập, quyết định Quy mô sản xuất hàn hoá dịch vụ
chi tiêu của các hộ gia đình sẽ thế của cả nền kinh tế.
nào.
Tỷ giá thay đổi, các doanh nghiệp Cán cân thương mại của đất nước
xuất khẩu được lợi gì. sẽ thay đổi như thế nào.
2.1. Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô (tiếp)

- Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô có quan hệ chặt chẽ


với nhau.

- Các hiện tượng trong kinh tế vĩ mô là tổng kết cục


của tất cả các thực thể trong nền kinh tế.
3. Mười nguyên lý kinh tế học

- Nhóm 1: Nguyên lý chi phối quá trình ra quyết định cá nhân.

Con người phải đối mặt với sự đánh đổi

 Chi phí của một thứ là những cái bạn phải từ bỏ để có được thứ đó.

 Con người suy nghĩ tại điểm cận biên.

 Con người phản ứng với các kích thích.


- Nhóm 2: Nguyên lý liên quan đến cách thức con người tương tác với nhau.

 Thương mại làm cho mọi người đều có lợi.

 Trong đa phần các trường hợp, thị trường là phương thức tốt nhất để tổ
chức các hoạt động kinh tế.

 Đôi khi chính phủ có thể cải thiện các kết cục thị trường.
3. Mười nguyên lý kinh tế học (Tiếp)

-Nhóm 3: Nguyên lý nghiên cứu nền kinh tế với tư cách là một


tổng thể

 Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất
hàng hoá, dịch vụ của nước đó.

Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền.

 Xã hội phải đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát
và thất nghiệp.
Nguyên lý 1: Con người phải đối mặt với sự đánh đổi

-Quy luật: Để có được một thứ ưa thích, người ta thường phải từ bỏ một
thứ khác mà mình cũng ưa thích.

 Cá nhân

 Hộ gia đình.

 Các tổ chức.

Các quốc gia: súng và bơ: hiệu quả sản xuất và ô nhiễm; công bằng và
hiệu quả...

- => Quá trình ra quyết định đòi hỏi phải đánh đổi mục tiêu này để đạt
được mục tiêu khác.
Nguyên lý 1: Con người phải đối mặt với sự đánh đổi (Tiếp)

 Sự đánh đổi có phải là tất yếu mà con người phải đối mặt
không? (vì sao)

 Nêu 3 ví dụ về sự đánh đổi quan trọng mà bạn đã phải đối


mặt??
Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là những cái bạn phải từ bỏ
để có được thứ đó

- Con người đối mặt với sự đánh đổi => cân nhắc giữa lợi ích và chi phí.

-Chi phí của một quyết định (một sự lựa chọn) không phải lúc nào cũng rõ
ràng.

- Việc học đại học:

 Lợi ích ???

Chi phí: tiền ăn, ở, học phí???

Sai lầm: tính thừa, hoặc bỏ qua chi phí cơ hội.


Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là những cái bạn phải từ bỏ
để có được thứ đó (tiếp)

 Chi phí cơ hội của việc đi làm thêm của sinh viên??

 Chi phí cơ hội của việc tiêu ngay một khoản tiền mà bạn
có???

 Nếu có nhiều phương án thay thế thì chi phí cơ hội chính là
giá trị bị bỏ qua phương án thay thế tốt nhất.
Tình huống
• Fiona là chủ 1 doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt. Trong
năm vừa qua, doanh thu là 55000USD và cô ta chịu chi phí trực
tiếp là 27000USD. Fiona có 25000USD vốn bằng tiền để hoạt
động trong cả năm. Cô ta cũng có thể đi làm cho một công ty
khác kiếm được 21000USD. Tính những khoản mục sau (nếu lãi
suất của thị trường là 10%/năm)
– Chi phí kế toán
– Lợi nhuận kế toán
– Chi phí cơ hội về thời gian của Fiona
– Chi phí cơ hội về tiền
– Chi phí kinh tế
– Lợi nhuận kinh tế
Nguyên lý 3: Con người suy nghĩ tại điểm cận biên

-Một cách vô thức, con người thường suy nghĩ tại điểm cận biên.

- Các quyết định sẽ chính xác hơn nhờ suy nghĩ đến lợi ích và chi phí tại
điểm cận biên.

-Cận biên: lân cận quanh quanh trạng thái hiện thời. Thay đổi cận biên:
những thay đổi nhỏ xung quanh trạng thái hiện thời của bạn.

-Ví dụ về một chuyến bay:

 Chi phí 100.000 trđ; 100 ghế; Giá vé (CPTB): 1000 ngđ.

 Sắp cất cánh; còn 10 ghế trống; có bán vé cho khách hàng sẵn sàng trả
300???
Nguyên lý 4: Con người phản ứng với
các kích thích

-Con người: so sánh giữa lợi ích và chi phí khi ra quyết định.

- Lợi ích và chi phí thay đổi => Quyết định cũng thay đổi.

-=> Có thể tác động vào lợi ích và chi phí này => tác động đến sự lựa
chọn của con người.

-Các ví dụ:

 Giá thịt gà tăng => chuyển sang dùng các thực phẩm khác.

Giá xăng tăng =>...

 Lãi suất tiền gửi nội tệ tăng =>...


Nguyên lý 5: Thương mại làm cho mọi người
đều có lợi

-Thương mại => cho phép các cá nhân chuyên môn hoá các việc
anh ta làm tốt nhất => năng suất lao động cao hơn.

-Thương mại => cho phép các chủ thể trao đổi những thứ mình
không tự làm được.

-=> Con người có được đa dạng hàng hoá, dịch vụ hơn; chi phí
thấp hơn.
Nguyên lý 6: Trong đa phần các trường hợp, thị trường là phương
thức tốt nhất để tổ chức các hoạt động kinh tế

- Nền kinh tế thị trường được vận hành dựa trên các quyết

định của hàng triệu hộ gia đình và các hãng.

-Không có sự hỗn độn bởi vì các chủ thể được dẫn dắt bởi một
“bàn tây vô hình”

-Các chủ thể => vì lợi ích của họ. Một cách vô thức => phụng
sự cho lợi ích của toàn xã hội, một lợi ích nằm ngoài dự định.

-Giá cả là công cụ để bàn tay vô hình điều khiển các hoạt động
kinh tế.
Nguyên lý 7: Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được các
kết cục thị trường

- Thị trường có những thất bại của nó => cần có sự can thiệp
của chính phủ.
Thất bại thị trường Hành động của Chính phủ
Các ngoại ứng: -Đánh thuế, quy định hạn mức
-Tiêu cực: ô nhiễm môi trường. - Cấp bằng sáng chế, trợ cấp.
-Tích cực: phát minh khoa học, làm
đẹp cảnh quan...
- Sức mạnh thị trường: độc quyền - Xây dựng luật chống độc quyền,
điều tiết giá.
- Bất công xã hội: phân hoá giàu -Xây dựng hệ thống phúc lợi xã hội,
nghèo. đánh thuê.
Nguyên lý 8: Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất
hàng hoá, dịch vụ của nước đó

-Năng suất lao động: số lượng của cải vật chất tạo ra trong một giờ của
công nhân.
- Năng suất lao động cao:

Nhiều của cải vật chất, dinh dưỡng tốt hơn.

 Chăm sóc sức khoẻ, giáo dục tốt hơn.

-=> Các chính sách công cần chú trọng đến khả năng tăng năng lực sản
xuất.

 Đủ dụng cụ, vật dụng.

 Công nhân được đào tạo.

 Tiếp cận công nghệ hiện đại.

 Mức sống tăng


Nguyên lý 9: Giá cả tăng khi chính phủ
in quá nhiều tiền

-Người dân có nhiều tiền hơn => sẵn sàng trả giá cao hơn cho
những hàng hoá họ cần => mặt bằng giá cao hơn => lạm phát.

-Lạm phát.

 Giảm tiết kiệm, giảm đầu tư.

Sản xuất đình đốn, tăng trưởng giảm trong dài hạn.

Đời sống bất ổn.


Nguyên lý 10: xã hội phải đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa
lạm phát và thất nghiệp

- Chính phủ cắt giảm lượng cung tiền => giảm số tiền mà mọi
người chi tiêu.

- Do giá cả cứng nhắc trong ngắn hạn => giá cả vẫn ở mức cao
=> các hãng không bán được hàng => buộc phải sa thải công
nhân => thất nghiệp tăng.

- Trong dài hạn, khi giá cả hoàn toàn thích ứng => số việc làm
tăng lên.
Các mô hình kinh tế
• Mô hình 1: Biểu đồ vòng chu chuyển.
• Mô hình 2: Đường giới hạn năng lực sản xuất.
Circular-flow diagram
Đường giới hạn năng lực sản xuất
• Giả định:
– Một nền kinh tế chỉ sản xuất hai loại hàng hóa là ô
tô và máy tính.
– Hai ngành này sử dụng toàn bộ nhân tố sản xuất
của nền kinh tế.
• Đường giới hạn năng lực sản xuất là một
đường chỉ ra các kết hợp sản lượng khác nhau
– trong trường hợp này là ô tô và máy tính –
mà nền kinh tế có thể sản xuất ra bằng các
nhân tố và công nghệ sản xuất hiện có.
Máy tính

4000

D
3000
C
2200
A
2000 Đường giới hạn
năng lực sản xuất
B
1000

Ô tô
0 300 600 700 1000
• Đường giới hạn năng lực sản xuất chỉ ra một sự
đánh đổi mà xã hội phải đối mặt.
• Một khi chung ta đã đạt tới điểm có hiệu quả
trên đường giới hạn năng lực sản xuất, thì cách
duy nhất để tăng qui mô sản xuất một hàng hóa
là phải giảm qui mô sản xuất hàng hóa khác.
• Đường giới hạn năng lực sản xuất biểu thị chi phí
cơ hội của một hàng hóa bằng lượng của hàng
hóa khác.
Sự dịch chuyển
của đường giới Máy tính

hạn năng lực sản


xuất.
4000
Tiến bộ công nghệ
trong ngành máy tính 3000
đẩy đường giới hạn 2200
E

năng lực sản xuất ra 2000


A
phía ngoài, qua đó làm
tăng số lượng ô tô và
máy tính mà nền kinh Ô tô
tế có thể sản xuất ra. 0 700 750 1000
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH
2.1. Thị trường là gì?
2.2. Cầu hàng hóa
2.2.1. Cầu hàng hóa là gì?
2.2.2 .Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu hàng hóa
2.3. Cung hàng hóa
2.3.1. Cung hàng hóa là gì?
2.2.2 .Các nhân tố ảnh hưởng đến cung hàng hóa
2.4. Độ co giãn của cung- cầu
2.5. Cân bằng thị trường
1.1. Thị trường và một số khái niệm

 Thị trường là một nhóm người bán và người mua một hàng hoá
hoặc dịch vụ nhất định (Mankiw).

 Thị trường là sự biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua
đó các quyết định của hộ gia đình về tiêu dùng hàng hoá (hàng
nào), quyết định của công ty về sản xuất (cái gì và như thế nào) và
quyết định của công nhân về việc bán sức lao động (cho ai, trong
bao nhiêu) đều được dung hoà bằng sự điều chỉnh giá cả (Divid
Begg & Rudiger Dornbusch)
1.1. Thị trường và một số khái niệm (tiếp)

 Thị trường là một tập hợp những người mua và người bán tác
động qua lại lẫn nhau dẫn đến khả năng trao đổi (dựa trên sự thoả
thuận về giá cả) (Pindyck).

Các khái niệm thị trường giống nhau ở điểm:

Tập hợp người bán => lực lượng cung;

 Tập hợp người mua => lực lượng cầu;

 Sự tương tác giữa cung và cầu => xác định giá cả; Giá cả =>
phân bổ các nguồn lực khan hiếm.
2.2. Cầu hàng hóa

2.2.1. Cầu hàng hóa mô tả số lượng 1 loại hàng


hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn lòng
mua ở các mức giá khác nhau trong một
khoảng thời gian xác định, trong điều kiện các
yếu tố khác không đổi.
2.2.1. Cầu hàng hóa
• Lượng cầu mô tả số lượng 1 loại hàng hóa hay
dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn lòng mua ở
mức giá đã cho trong một khoảng thời gian
xác định
• Nhu cầu là những mong muốn và nguyện vọng
vô hạn của con người. Sự khan hiếm làm cho
hầu hết các nhu cầu không được thỏa mãn.
2.2.1.Cầu hàng hóa

P Qd
• Cách biểu diễn (ngđ/thanh) (tr thanh/năm)
thứ nhất: Biểu 0 200
cầu về Chocolate 10 160
20 120
30 80
40 40
50 0
2.2.1.Cầu hàng hóa

• Cách biểu diến thứ hai: Đường cầu


P
Tại sao đường cầu lại
P1 dốc xuống?

P2
D

Q1 Q2 Qd
2.2.1.Cầu hàng hóa
• Các dạng đường cầu:

Q
2.2.1.Cầu hàng hóa
• Cách biểu diễn thứ 3: Hàm số cầu
Qd = f(P)
Nếu là hàm tuyến tính:
Qd = a.P + b (a < 0)
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu
– Giá của bản thân hàng hóa đó
– Thu nhập của người tiêu dùng
– Giá của các hàng hóa liên quan
– Sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng
– Qui mô tiêu thụ của thị trường
– Dự đoán của người tiêu dùng về những thay đổi
trong tương lai
Cầu hàng hóa
• Qui luật cầu:
– Khi giá của một hàng hóa thay đổi sẽ làm thay đổi
lượng cầu của hàng hóa đó (hiện tượng di chuyển
dọc theo đường cầu)
– Khi có sự thay đổi của các yếu tố ngoại sinh sẽ làm
thay đổi trong cầu hàng hóa (hiện tượng dịch
chuyển đường cầu)
Cầu hàng hóa
• Hàm cầu:
Q = f (P, Ps, Pc, I)
- P: giá của hàng hóa
- Ps: giá của hàng thay thế
- Pc: giá của hàng bổ sung
- I: thu nhập của người tiêu dùng
Các nhân tố khác không được đưa vào mô hình vì chúng
đều được giả định là giữ nguyên.
Cầu hàng hóa

P P

Dịch chuyển
đường cầu
A Di chuyển dọc A A
P1 P1
theo đường cầu ’
B
P2

Qd Qd
0 Q1 Q2 0 Q1 Q1’
Tình huống 1
• Để cắt giảm mức tiêu dùng về thuốc lá, chính
sách có thể sử dụng là gì?
• Thu nhập của Popeye giảm và do vậy anh ta
mua nhiều rau chân vịt hơn. Rau chân vịt là
hàng thông thường hay hàng cấp thấp? Điều
gì xảy ra đối với đường cầu của Popeye về rau
chân vịt?
2.3. Cung hàng hóa
• Cung hàng hóa mô tả số lượng một loại hàng
hóa hay dịch vụ mà người bán sẵn lòng bán ở
các mức giá khác nhau trong một khoảng thời
gian xác định, trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi.
• Lượng cung mô tả số lượng một loại hàng hóa
hay dịch vụ mà người bán sẵn lòng bán ở mức
giá đã cho trong một khoảng thời gian xác
định.
2.3.1. Cung hàng hóa

P Qs
(1000đ/thanh) (tr thanh/năm)
Cách biểu diễn 1:
0 0
Biểu cung
10 0
20 40
30 80
40 120
50 160
2.3.1. Cung hàng hóa

• Cách biểu diễn 2: Đường cung


S
P Tại sao đường cung
P2 lại dốc lên?

P1

Q1 Q2 Qs
2.3.1. Cung hàng hóa
• Cách biểu diễn 3: Hàm số cung
Qs = f(P)
Nếu là hàm tuyến tính:
Qs = a.P + b (a > 0)
2.3.1. Cung hàng hóa

Các nhân tố ảnh hưởng đến cung:


– Giá của bản thân hàng hóa đó.
– Giá của các yếu tố sản xuất.
– Công nghệ sản xuất có thể áp dụng.
– Chính sách thuế và các qui định của chính
phủ.
– Số lượng người sản xuất.
– Các kỳ vọng của người sản xuất trong tương
lai
Cung hàng hóa
• Quy luật cung:
– Khi giá của một hàng hóa thay đổi sẽ làm thay
đổi lượng cung của hàng hóa đó (hiện tượng di
chuyển dọc theo đường cung)
– Khi có sự thay đổi của các yếu tố ngoại sinh sẽ
làm thay đổi trong cung hàng hóa (hiện tượng
dịch chuyển đường cung)
Cung hàng hóa

P P
Di chuyển dọc theo
đường cung

B A’ A Dịch chuyển
P2 P2
đường cung
A
P1

Qs Qs
0 Q1 Q2 0 Q2’ Q2
2.4. Điểm cân bằng thị trường

P Qd Qs Sức ép trên
(1000đ/thanh) (tr thanh/năm) (tr thanh/năm) giá
0 200 0
10 160 0 tăng
20 120 40
30 80 80 Cân bằng
40 40 120 giảm
50 0 160
2.4. Điểm cân bằng thị trường

-Điểm cân bằng thị trường


P S là nơi đường cung và cầu
giao nhau.
-Tại Po lượng cung bằng
với lượng cầu và bằng Qo.

Po
D

Qo Q
2.4. Điểm cân bằng thị trường

Các đặc điểm của giá cân bằng thị trường


- Qd = Qs
- Không thiếu hụt hàng hóa
- Không có dư cung
- Không có áp lực làm thay đổi giá
Thay đổi cung và cầu (Thay đổi trạng thái
cân bằng)

Ba bước để phân tích những thay đổi trong trạng


thái cân bằng:
– Xác định xem sự kiện xảy ra tác động tới đường
cung, đường cầu (hoặc có thể cả hai).
– Xác định hướng dịch chuyển của các đường.
– Sử dụng đồ thị cung cầu để xác định xem sự dịch
chuyển tác động tới trạng thái cân bằng như thế
nào.
Thay đổi cung và cầu (Thay đổi trạng
thái cân bằng)
Trạng thái
cân bằng mới S’
P S

P2
Trạng thái
cân bằng ban
P1 đầu

Q2 Q1 Q
Thay đổi cung và cầu (Thay đổi trạng
thái cân bằng)
D D’ S
P Trạng thái
cân bằng mới

P2
P1

Trạng thái
cân bằng ban
đầu
Q1 Q2
Thay đổi cung và cầu (Thay đổi trạng
Trạng thái
thái cân bằng) cân bằng mới
P S’
S
Trạng thái câ
P2 bằng ban đầu

P1 D’

Q1 Q2 Q
Thay đổi cung và cầu (Thay đổi trạng
Trạng thái
thái cân bằng) cân bằng mới
P S’
S
Trạng thái câ
P2 bằng ban đầu

P1 D’

Q1 = Q2 Q
Thay đổi cung và cầu (Thay đổi trạng
thái cân bằng) Trạng thái
cân bằng mới
S’

P S
Trạng thái cân
bằng ban đầu
P2

P1
D’

Q2 Q1 Q
Thay đổi cung và cầu (Thay đổi trạng
thái cân
Trạng thái cân
bằng ban đầu
bằng)
S S’
P

Trạng thái
cân bằng mới

P1 D’
P2
D

Q1 Q2 Q
Thay đổi cung và cầu (Thay đổi trạng
thái cân bằng)
Trạng thái cân
bằng ban đầu S S’
P

Trạng thái
cân bằng mới

P1 = P2
D’

Q1 Q2 Q
Thay đổi cung và cầu (Thay đổi trạng
thái cân bằng)

Kết luận: Không có sự Sự gia tăng của Sự giảm sút của


thay đổi của cung cung
cung
Không có sự P như cũ P giảm P tăng
thay đổi của Q như cũ Q tăng Q giảm
cầu
Sự gia tăng của P tăng P không rõ ràng P tăng
cầu Q tăng Q tăng Q không rõ ràng

Sự giảm sút của P giảm P giảm P không rõ ràng


cầu Q giảm Q không rõ ràng Q giảm
2.2.3. Độ co giãn của cầu, cung
• Độ co giãn đo lường độ nhạy của một biến số
đối với một biến số khác.
• Độ co giãn là tỷ lệ % thay đổi của một biến số
này đối với 1% thay đổi của biến số khác.
2.2.3.1.Độ co giãn của cầu theo giá
• Biểu thị tính nhạy cảm của lượng cầu khi giá
thay đổi.
• Là phần trăm thay đổi trong lượng cầu của
một hàng hóa hoặc dịch vụ khi giá của nó thay
đổi 1%.
2.2.3.1.Độ co giãn của cầu theo giá
• Công thức tính độ co giãn của cầu theo giá tại một điểm trên
đường cầu

ED = (% Δ Q)/(% Δ P)
ΔQ/Q ΔQ P
ED = = *
ΔP/P ΔP Q

Cho hs cầu Q = aP +b thì Ed = a.(P/Q) (a là hệ số góc


trong hàm cầu)
2.2.3.1.Độ co giãn của cầu theo giá
• Công thức tính độ co giãn của cầu theo giá giữa hai
điểm trên đường cầu

ΔQ/(Q1 + Q2) ΔQ (P1 + P2)


ED = = *
ΔP/(P1 + P2) ΔP (Q1 + Q2)
2.2.3.1.Độ co giãn của cầu theo giá
• Nhận xét
– Do mối quan hệ giữa P và Q là nghịch biến nên ED
< 0.
– ED không có đơn vị tính.
2.2.3.1.Độ co giãn của cầu theo giá
• Các trường hợp co giãn của cầu theo giá
– Nếu |ED| < 1 : cầu co giãn ít hoặc cầu không co
giãn.
– Nếu |ED| > 1 : cầu co giãn nhiều hoặc cầu co giãn .
– Nếu |ED| = 1 : cầu co giãn (một) đơn vị.
2.2.3.1.Độ co giãn của cầu theo giá

P
Khi di chuyển xuống
4 |ED| = ∞ dưới đường cầu, độ
co giãn càng giảm
|ED| > 1

|ED| = 1
2
|ED| < 1

ED = 0

4 8 Q
2.2.3.1.Độ co giãn của cầu theo giá

P
Cầu co giãn hoàn toàn
|ED| = ∞

P* D

Q
2.2.3.1.Độ co giãn của cầu theo giá

P D
Cầu hoàn toàn
không co giãn
ED = 0

Q* Q
2.2.3.1.Độ co giãn của cầu theo giá
• Những nhân tố chính ảnh hưởng đến độ co
giãn của cầu theo giá
– Tính chất thay thế của hàng hóa
– Tỷ lệ chi tiêu của mặt hàng trong tổng mức chi
tiêu
– Thời gian
2.2.3.1.Độ co giãn của cầu theo giá
• Mối quan hệ giữa doanh thu và giá bán
– |ED| > 1 : TR nghịch biến với P
– |ED| < 1 : TR đồng biến với P
– Tại mức giá và lựơng bán có |ED| = 1 thì TR như
thế nào?
Độ co giãn của cầu theo thu nhập

• Độ co giãn của cầu theo thu nhập là phần trăm biến


đổi của lượng cầu khi thu nhập thay đổi 1%.
EI = (%ΔQ)/(%ΔI )

ΔQ/Q ΔQ I
EI = = *
ΔI/I ΔI Q
Độ co giãn của cầu theo thu nhập
• EI < 0 : hàng cấp thấp (hàng thứ cấp)
• EI > 0 : hàng thông thường
– EI < 1 : hàng thiết yếu
– EI > 1 : hàng cao cấp
Độ co giãn chéo của cầu

• Độ co giãn chéo của cầu cho biết phần trăm


biến đổi của lựơng cầu của mặt hàng này khi giá
của mặt hàng kia biến đổi 1%.
EXY = (%ΔQX)/(%ΔPY )

ΔQX/QX ΔQX PY
EXY = = *
ΔPY/PY ΔPY QX
Độ co giãn chéo của cầu
• EXY = 0 : X và Y là hai mặt hàng không liên
quan
• EXY > 0 : X và Y là hai mặt hàng thay thế
• EXY < 0 : X và Y là hai mặt hàng bổ sung
Độ co giãn của cung theo giá
• Độ co giãn của cung theo giá là phần trăm biến đổi của
lượng cung khi giá thay đổi 1%.
• Độ co giãn của cung có dấu dương do giá và lượng cung
quan hệ đồng biến.
Es = (%ΔQ)/(%ΔP )
ΔQ/Q ΔQ P
Es = = *
ΔP/P ΔP Q

Cho hàm số cung có dạng Q = cP +d, thì Es = c.P/Q ( c là


hệ số góc trong hàm số cung)
Độ co giãn của cung
• Công thức tính độ co giãn của cung theo giá giữa
hai điểm trên đường cung

ΔQ/(Q1 + Q2) ΔQ (P1 + P2)


ES = = *
ΔP/(P1 + P2) ΔP (Q1 + Q2)
Độ co giãn của cung

• Es > 1: cung co giãn nhiều


• Es < 1: cung co giãn ít
• Es = 1: cung co giãn một đơn vị
• Es = 0: cung hoàn toàn không co giãn
• Es = ∞: cung co giãn hoàn toàn
Thặng dư tiêu dùng và thặng
dư sản xuất
P
• Thặng dư tiêu
PN S
dùng là diện tích Thặng dư
tiêu dùng
tam giác PoPNE
CS
• Thặng dư sản xuất Po E
là diện tích tam PS
giác PoPME D
• Tổng thặng dư: PM
Thặng dư
sản xuất
TS = CS + PS
Qo Q
Thặng dư tiêu dùng và thặng
dư sản xuất
• Thặng dư tiêu dùng là tổng phần chênh lệch
giữa mức giá mà những người tiêu dùng sẵn
lòng trả và mức giá thực tế họ phải trả.
• Thặng dư sản xuất là tổng phần chênh lệch
giữa mức giá mà những nhà sản xuất bán
được và mức giá họ sẵn lòng bán.
Sự can thiệp của chính phủ vào thị
trường
Chính sách giá tối đa và giá tối
thiểu
• Sự can thiệp trực tiếp của chính phủ.
– Qui định giá trần/Giá tối đa
(Pmax).
– Qui định giá sàn/Giá tối thiểu
(Pmin).
Tác động của giá trần tới kết quả
hoạt động của thị trường

- Giá trần không ràng buộc


-Giả sử chính phủ áp đặt mức giá trần cao hơn giá
Giá cân bằng của thị trường.
8
S
7 - Điều gì xảy ra??
Giá trần

5
- (Các lực lượng thị trường vẫn ở tại điểm cân bằng
một cách tự nhiên).

-Trong trường hợp này, giá trần được gọi là không


D
ràng buộc. (vì không hề gây ảnh hưởng).
0
16 41 Lượng
Tác động của giá trần tới kết quả
hoạt động của thị trường
- Giá trần có ràng buộc -Giả sử chính phủ áp đặt mức giá
trần bằng 4 => thấp hơn giá cân
Giá
8 bằng của thị trường.
S
- Các lực lượng có xu hướng đẩy giá
u hụt về mức cân bằng. Gặp giá trần =>
5 thiế
không thể cao hơn được nữa.
4
Giá trần
-=> Giá thị trường phải bằng giá
D
trần.
0
16 41 Lượng
- Giá trần (trường hợp này) là một
điều kiện rằng buộc.
Tác động của giá trần tới kết quả
hoạt động của thị trường

-Điều gì sẽ xảy ra??

- Nguyên tắc: Khi chính phủ áp đặt một mức giá trần ràng buộc trong thị trường
cạnh tranh, tình trạng thiếu hụt hàng hoá sẽ xảy ra và người bán sẽ phải phân phối
số hàng khan hiếm này cho một lượng lớn những người mua.

=> Thị trường phát sinh một cơ chế để phân phối lượng hàng thiếu hụt:

 Xếp hàng: những người đến sớm và sẵn sàng chờ đợi sẽ mua được hàng.
Tác động của giá trần tới kết quả
hoạt động của thị trường

 Sự phân phối thiên vị: người bán phân phối lượng hàng khan hiếm cho những người
thân, quen hay theo một cách thiên vị nào đó.

- Có hiệu quả và công bằng không??

- Như vậy, giá trần được đưa ra nhằm giúp đỡ những người mua, nhưng không phải
tất cả các người mua đều được hưởng lợi. Một số người được lợi vì mua được hàng với
giá thấp. Một số người khác không mua được bất cứ đơn vị hàng hoá nào.
Tình huống – xếp hàng tại trại xăng

P P S2
S1 S1
P2
P PC
C
P1 Giá trần P1 Giá trần
E

Q Lượng Q2 QD Q1 Lượng
1

- Khi OPEC chưa cắt giảm sản lượng, giá - OPEC cắt giảm sản lượng => cung dịch
cân bằng thấp hơn giá trần => không ảnh chuyển sang trái.
hưởng đến thị trường
- Nếu không có giá trần??
- Có giá trần? Xếp hàng là do đâu?
Qui định giá sàn/Giá tối thiểu (Pmin).

- Giá sàn là mức giá tối thiểu áp đặt cho một loại hàng hoá nào đó.

-Chính phủ áp đặt giá sàn khi cho rằng mức giá thị trường gây bất lợi cho người
bán.

- Mức giá sàn mà chính phủ áp đặt có thể rơi vào một trong hai trường hợp sau
đây.
Tác động của giá sàn tới kết quả hoạt động
của thị trường

Giá
-Giả sử chính phủ áp đặt mức giá sàn bằng 4 => thấp
8
S
hơn giá cân bằng của thị trường.

- Điều gì xảy ra??


5 Giá sàn
4
- (Các lực lượng thị trường vẫn ở tại điểm cân bằng
một cách tự nhiên).
0
D -Trong trường hợp này, giá sàn được gọi là không
16 Lượng ràng buộc. (vì không hề gây ảnh hưởng).
Tác động của giá sàn tới kết quả hoạt động
của thị trường (tiếp)

Giá
a
thừ
8 Dư - Giả sử chính phủ áp đặt mức giá sàn (7) cao
S hơn mức giá cân bàng của thị trường.
7
Giá sàn -Các lực lượng có xu hướng đẩy giá về mức cân
5
bằng. Gặp giá sàn => Không thể thấp hơn được
nữa.

-=> Giá thị trường phải bằng giá sàn.

- Giá sàn (trường hợp này) là một điều kiện


D
0 6 16 24 41 Lượng buộc.
Tác động của giá sàn tới kết quả hoạt động của thị
trường (tiếp – giá sàn ràng buộc - nhận xét)

-Điều gì sẽ xảy ra??

- Nguyên tắc: Khi chính phủ áp đặt một mức giá sàn ràng buộc trong thị trường cạnh tranh, tình

trạng dư thừa hàng hoá sẽ xảy ra.

=> Thị trường phát sinh một cơ chế để phân phối lượng hàng dư thừa: người bán sẽ phải dựa

trên quan hệ thân quen, gia đình để bán được hàng.

- Có hiệu quả và công bằng không?


Tác động của giá sàn tới kết quả hoạt động của thị trường (tiếp
– giá sàn ràng buộc - nhận xét)

- Như vậy, giá sàn được đưa ra nhằm giúp đỡ những người bán, nhưng không phải tất cả
các ngời bán đều được hưởng lợi. Một số người được lợi vì bán được hàng với giá cao. Một
số người khác không bán được bất cứ đơn vị hàng hoá nào.

=> Biện pháp kiểm soát giá (cả giá trần và giá sàn) thường gây tổn hại cho những người mà
nó định tìm cách trợ giúp.

- Phần trên đã minh hoạ rõ hơn nguyên lý “thị trường là...” và giải thích vì sao các nhà kinh
tế phản đối chính sách kiểm soát giá.
Tình huống - Luật tiền lương tối thiểu

P S P

P* E S
Giá sàn Thất nghiệp

PF PF
Giá sàn
P* E
D
D

Q* Q QD Q* QS Q

-Hầu hết các nước => quy định mức - Thị trường lao động ít kỹ năng
lương tối thiểu.
(lương thấp) => luật tiền lương tối
- Thị trường lao động có kỹ năng
thiểu có tính ràng buộc. => thất
(lương cao) => luật tiền lương tối
thiểu không có tính ràng buộc. nghiệp.
Tình huống - Luật tiền lương tối thiểu
(tiếp - một số quan điểm)

-Ủng hộ: tiền lương tối thiểu giúp nâng cao thu nhập của những người lao động nghèo.

- Phản đối:

 Tăng thất nghiệp;

 Khuyến khích thanh niên nghỉ học giữa chừng để đi làm => thế chỗ những người
đang có việc làm mà chưa hề được qua đào tạo; làm cho những người này mất cơ hội
được đào tạo qua công việc;
 Không đúng đối tượng; một phần những người được lương tối thiểu là thanh niên
tầng lớp trung lưu => đi làm để có tiền tiêu vặt => không đúng mục đích giúp người
nghèo.
Chính sách thuế
S1
• Chính sách P
thuế: Thuế Cân bằng
đánh vào có thuế Thuế S
người bán. Giá
– Ai là người người PD
thực sự nộp mua trả
thuế? Cân bằng
Giá Po không thuế
– Người sản không
xuất hay thuế
người tiêu Giá PS
dùng? người
bán nhận D

Q
Q1 Qo
Chính sách thuế
• Chính sách P
thuế: Thuế
đánh vào người Cân bằng
S
mua. Giá người
P
không thuế
mua trả
– Ai là người D
thực sự nộp Giá không
Cân bằng
có thuế
thuế? thuế
Po
– Người sản Giá người
xuất hay bán nhận
P t
người tiêu S
D
dùng? D1
Q
Q1 Qo
Chính sách thuế
• Chính sách thuế:
 Thuế cản trở hoạt động của TT. Khi 1 hàng hóa bị đánh thuế,
lượng bán ra giảm.
 Người mua và người bán cùng chia sẻ gánh nặng thuế. Ở trạng
thái cân bằng mới giá người mua trả cao hơn và giá mà người
bán nhận được thấp hơn.
 Người sản xuất hay người tiêu dùng sẽ bị đánh thuế nhiều hơn?
 Điều này phụ thuộc vào độ co giãn tương đối của cung và cầu.
Hệ số co giãn và ảnh hưởng của thuế
- Cầu không co giãn (co giãn ít) , cung co giãn (co giãn nhiều)

P
- Gánh nặng thuế được phân
chia như thế nào??
Phần
người
S -Người bán phản ứng mạnh,
P mua trả mua chịu

người mua ít phản ứng với giá.


E
P Bán nhận Phần người - => Người bán chịu phần thuế
bán chịu
nhỏ; người mua chịu gánh nặng
D
thuế lớn nhất.

Q
Hệ số co giãn và ảnh hưởng của thuế (Tiếp)

- Cầu rất co giãn và cung không co giãn


P

ngườ
i - Người bán ít phản ứng,
Phần hịu
mua c S người mua phản ứng mạnh
với giá.
P mua trả
E - => Người bán chịu phần
P Bán nhận D
Phần
nhiều gánh nặng thuế; người
người bán
chịu mua chịu ít hơn.

Q
Hệ số co giãn và ảnh hưởng của thuế (Tiếp)

- Quy luật: Bên nào (cung hay cầu) ít co giãn hơn, bên đó chịu gánh nặng thuế nhiều hơn.

- Giải thích:

 Hệ số co giãn phản ánh sự sẵn sàng rời bỏ thị trường khi bất lợi.

 VD: cầu co giãn lớn hàm ý rằng, người mua có nhiều phương án thay thế và dễ rời bỏ thị
trường.

=> Bên nào ít có sự lựa chọn (hệ số có giãn nhỏ)

=> sẽ yếu thế => chịu gánh nặng thuế nhiều hơn.
Hệ số co giãn và ảnh hưởng của thuế (Tiếp)

– Nếu cầu co giãn nhiều hơn so với cung co giãn thì người sản xuất sẽ
chịu phần thuế nhiều hơn người tiêu dùng.
– Nếu cầu co giãn ít hơn so với cung co giãn thì người tiêu dùng sẽ chịu
phần thuế nhiều hơn người sản xuất.
– Nếu cầu hoàn toàn không co giãn (hoặc cung hoàn toàn co giãn) thì
người tiêu dùng phải chịu toàn bộ thuế.
– Nếu cầu hoàn toàn co giãn (hoặc cung hoàn toàn không co giãn) thì
người sản xuất phải chịu toàn bộ thuế.
Tình huống – ai chịu thuế hàng xa xỉ

 Chính phủ đánh thuế hàng xa xỉ. Mục đích: tăng nguồn thu từ những người giàu.

 Cầu về hàng xa xỉ là co giãn hay không??

 Cung về hàng xa xỉ là co giãn hay không?

 (Các nhà máy không dễ dàng chuyển sang hoạt động khác; công nhân không dễ dàng đổi nghề).

=> Gánh nặng thuế đổ dồn lên các nhà cung cấp.

 => Thuế đánh vào hàng xa xỉ lại chủ yếu tạo ra gánh nặng cho công nhân và tầng lớp trung lưu.
Chính sách trợ cấp
S
• Trợ cấp: P
– Ai là người thực Ps s S1
sự được hưởng
trợ cấp? E
Po
– Người sản xuất E
Pd
hay người tiêu 1
dùng?

Qo Q1 Q
Chính sách trợ cấp
• Trợ cấp:
– Người sản xuất hay người tiêu dùng sẽ được
hưởng trợ cấp nhiều hơn?
– Điều này phụ thuộc vào độ co giãn tương đối
của cung và cầu.
Chính sách trợ cấp
• Trợ cấp:
– Nếu cầu co giãn nhiều hơn so với cung co giãn thì người sản xuất sẽ
hưởng phần trợ cấp nhiều hơn người tiêu dùng.
– Nếu cầu co giãn ít hơn so với cung co giãn thì người tiêu dùng sẽ
hưởng phần trợ cấp nhiều hơn người sản xuất.
– Nếu cầu hoàn toàn không co giãn (hoặc cung hoàn toàn co giãn) thì
người tiêu dùng hưởng toàn bộ trợ cấp.
– Nếu cầu hoàn toàn co giãn (hoặc cung hoàn toàn không co giãn) thì
người sản xuất hưởng toàn bộ trợ cấp.
Chương 3

LÝ THUYẾT VỀ SỰ LỰA
CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU
DÙNG
Các chủ đề thảo luận
• Lý thuyết về lợi ích.
• Sự lựa chọn của người tiêu dùng để tói ưu hóa
lợi ích
Mục tiêu của người tiêu dùng và các
yếu tố ảnh hưởng
• Mục đích, cách thức tiêu dùng và điều kiện
ràng buộc:
– Mục đích: tối đa hóa thỏa mãn.
– Điều kiện ràng buộc: giới hạn về ngân sách (mức
thu nhập của người tiêu dùng và giá cả của các sản
phẩm cần mua)
– Cách thức tiêu dùng như thế nào để đạt được
thỏa mãn tối đa, nằm trong giới hạn về ngân sách.
Lợi ích
• Ba giả thiết cơ bản về sở thích của người tiêu
dùng:
– Mức thỏa mãn khi tiêu dùng sản phẩm có thể định
lượng và đo lường được.
– Các sản phẩm có thể được chia nhỏ
– Người tiêu dùng luôn luôn có sự lựa chọn hợp lý.
Lợi ích
• Các khái niệm cơ bản:
– Hữu dụng/Lợi ích (U-Utility): là sự thỏa mãn mà
một người cảm nhận được khi tiêu dùng một loại
sản phẩm hay dịch vụ nào đó, hữu dụng mang tính
chủ quan.
– Tổng hữu dụng/Tổng lợi ích (TU-Total utility): là
tổng mức thỏa mãn đạt được khi ta tiêu thụ một
số lượng các loại sản phẩm nhất định trong mỗi
đơn vị thời gian.
Lợi ích
• Các khái niệm cơ bản (tt):
Tổng hữu dụng đạt được sẽ phụ thuộc vào số lượng
sản phảm được sử dụng. Tổng hữu dụng có đặc
điểm là ban đầu khi tăng số lượng sản phẩm tiêu
thụ thì tổng hữu dụng tăng lên, đến số lượng sản
phẩm nào đó tổng hữu dụng sẽ đạt được cực đại,
nếu tiếp tục gia tăng số lượng sản phẩm sử dụng thì
tổng hữu dụng có thể không đổi hoặc có thể sụt
giảm.
Lợi ích
• Các khái niệm cơ bản (tt):
– Hữu dụng biên (MU-Marginal utility): là sự thay
đổi trong tổng hữu dụng khi thay đổi một đơn vị
sản phẩm tiêu dùng trong mỗi đơn vị thời gian
(với điều kiện các yếu tố khác không đổi)
MUx = ΔTU/ΔQx
= dTU/dQx
Trên đồ thị MU chính là độ dốc của đường tổng
hữu dụng.
Q TU MU
0 0 /
1 200 200
2 300 100
3 350 50
4 350 0
5 320 -30
6 250 -70
Lợi ích
• Qui luật hữu dụng biên giảm dần: khi sử dụng
ngày càng nhiều sản phẩm X trong khi số
lượng các sản phẩm khác giữ nguyên trong
mỗi đơn vị thời gian, thì hữu dụng biên của
sản phẩm X sẽ giảm dần.
• Mối quan hệ giữa MU và TU:
– Khi MU>0 thì TU tăng
– Khi MU<0 thì TU giảm
– Khi MU=0 thì TU đạt cực đại (TUmax)
Sự lựa chọn của người tiêu dùng để
tối ưu hóa lợi ích.

• Giả thiết về sở thích của người tiêu dùng:


– Sở thích là hoàn chỉnh,
– Người tiêu dùng luôn thích có nhiều hơn là có ít
hàng hóa,
– Sở thích có tính bắc cầu,
– Tỷ lệ thay thế biên giảm dần (khi giữ cho tính thỏa
dụng không đổi).
Sự lựa chọn của người tiêu dùng để
tối ưu hóa lợi ích.
• Đường đẳng ích - Đường bàng quan(U): là tập
hợp tất cả các phối hợp khác nhau giữa hai
hay nhiều hàng hóa cùng mang lại một mức
thỏa mãn như nhau cho người tiêu dùng.
• Sở thích của người tiêu dùng được biểu diễn
bằng đường đẳng ích.
Đường bàng quan(U)

• Ví dụ: để đơn giản vấn


đề ta giới hạn sự lựa Phối X Y
chọn của người tiêu hợp
dùng trong 2 sản phẩm A 1 13
X và Y. Ta có các phối
hợp tiêu dùng 2 sản B 2 8
phẩm này như sau để C 4 4
cùng tạo ra một mức D 7 2
thỏa mãn cho người
tiêu dùng là U = 1000 E 10 1
đvhd.
Đường bàng quan(U)

• Đường đẳng ích. Y


• Rổ hàng L được
ưa thích hơn N.
L
• Rổ hàng N được N
M
ưa thích hơn M.
U3
• Tổng quát:
U3 > U2 > U1 U2

U1

X
Đường bàng quan(U)
• Các tính chất của đường bàng quan:
– Đường bàng quan dốc xuống từ trái sang phải.
– Đường bàng quan không thể cắt nhau.
• Nếu các đường đẳng ích dốc lên hay cắt nhau sẽ trái với
giả thiết người tiêu dùng thích nhiều hơn ít
– Các đường bàng quan thường lồi về phía gốc O
• Nếu mặt lồi hướng ra ngoài sẽ trái với qui luật MRS giảm
dần
Đường bàng quan(U)
• Tỷ lệ thay thế biên (MRS) là số lượng của một
hàng hóa mà người tiêu dùng có thể từ bỏ để
có thêm một đơn vị hàng khác mà lợi ích
không thay đổi.
• MRS được xác định bằng độ dốc của đường
bàng quan.
• Dọc theo đường bàng quan, tỷ lệ thay thế
biên có qui luật giảm dần.
Đường bàng quan(U)
Y
16
MRSXY = ΔY/ΔX
U
13
/MRS/ = 6

10
/MRS/ = 4
8
/MRS/ = 1
6
4

1 2 3 4 5 X
Đường bàng quan(U)
100.000 đồng

Hàng thay thế hoàn hảo


3

1
U

2 4 6 50.000 đồng
Đường bàng quan(U)

Giầy trái
Hàng bổ sung
hoàn hảo

1 U

0 1 2 3 Giầy phải
Đường bàng quan(U)

• Mối quan hệ giữa MRSXY với MUX và MUY

_ MUX / MUY = ΔY/ΔX = MRSXY


Đường ngân sách (I)
• Đường ngân sách (I) là tập hợp các phối hợp khác
nhau giữa 2 hay nhiều hàng hóa mà người tiêu dùng
có thể mua được với cùng một mức thu nhập và giá
các sản phẩm đã cho.
• Đường ngân sách thể hiện giới hạn về tiêu dùng.
• Giả định chỉ có 2 hàng hóa X và Y, người tiêu dùng sẽ
sử dụng hết thu nhập của mình cho 2 hàng hóa đó.
Đường ngân sách (I)
• Đường ngân sách (tt):
– Gọi I là thu nhập.
– Gọi Px là giá của hàng hóa X.
– Gọi Py là giá của hàng hóa Y.
– X, Y là số lượng hàng hóa X và Y được mua.
• Phương trình đường ngân sách:
X.Px + Y.Py = I
Px I
Y  *X 
Py Py
Đường ngân sách (I)
• Ví dụ:
• Một người tiêu dùng có thu nhập I = 30
USD/ngày. Người này tiêu thụ 2 sản phẩm X
và Y với giá Px = Py = 2,5 USD.
• Viết phương trình đường ngân sách?
Đường ngân sách (I)

Y
• Đường ngân
sách:
12 A
Y = - X + 12
• Độ dốc: B
8
ΔY/ΔX = - Px/Py
4
=-1 C
4
4
E
0
4 8 12 X
Đường ngân sách (I)

• Đặc điểm của đường ngân sách:


– Đường ngân sách là đường thẳng dốc xuống về
phía phải.
– Độ dốc của đường ngân sách là tỷ giá giữa 2 sản
phẩm.
Đường ngân sách (I)
• Sự dịch chuyển đường ngân sách do tác động
của sự thay đổi về thu nhập và giá cả.
– Sự thay đổi về thu nhập: một sự gia tăng (giảm
sút) về thu nhập làm cho đường ngân sách dịch
chuyển ra phía ngoài (vào bên trong) và song song
với đường ngân sách ban đầu.
Đường ngân sách (I)

• Sự thay đổi về thu nhập


Y

I2 Io I1
X
Đường ngân sách (I)
• Sự thay đổi về giá cả: nếu giá của một loại
hàng hóa tăng (giảm), đường ngân sách dịch
chuyển vào trong (ra ngoài) và xoay quanh
điểm chặn của hàng hóa kia.
Đường ngân sách (I)

• Sự thay đổi về giá cả:


Y

I2 Io I1
X
Lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng
• Tối đa hóa lợi ích và sự lựa chọn:

Y Tại rổ hàng A đường ngân sách


tiếp xúc với đường đẳng ích và
không thể đạt được mức thỏa mãn
B
nào cao hơn do thu nhập hạn chế

Tại A: MRS = - Px/Py


A
U3
I C U2
U1
X
Lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng
• Tối đa hóa lợi ích và sự lựa chọn:

Y Tại rổ hàng A đường ngân sách


B tiếp xúc với đường đẳng ích và
không thể đạt được mức thỏa mãn
nào cao hơn do thu nhập hạn chế

Tại A: MRS = - Px/Py


A
C
I2 U2
I1 I3
X
Lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng

• Rổ hàng đem lại mức độ thỏa mãn cao nhất


cho người tiêu dùng (phối hợp tối ưu) phải
thỏa mãn 2 điều kiện:
– Nó phải nằm trên đường ngân sách.
– Nằm trên đường đẳng ích cao nhất.
Lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng

• Phối hợp tối ưu:


– Là phối hợp mà đường ngân sách tiếp xúc với
đường đẳng ích.
– Là phối hợp mà độ dốc của đường đẳng ích bằng
độ dốc của đường ngân sách.
Lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng
• Phối hợp tối ưu:
• Độ dốc đường đẳng ích = Độ dốc đường ngân sách (1)
• Độ dốc đường ngân sách:
ΔY/ΔX = - Px/Py
• Độ dốc đường đẳng ích:
MRSxy = ΔY/ΔX = - MUx / MUy
(1) Tương đương -Px/Py = - MUx/MUy
• Suy ra, người tiêu dùng đạt thỏa mãn tối đa tại điểm:
MUx/Px = MUy/Py
Lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng

• Điều kiện phối hợp tiêu dùng tối ưu (ngân sách


I cho trước)
tm đồng thời 2 điều kiện
MUx/Px = MUy/Py (1)
X.Px + Y.Py = I (2)
Lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng

• Điều kiện phối hợp tiêu dùng tối ưu (Lợi ích U


cho trước), tm đồng thời 2 điều kiện
MUx/Px = MUy/Py (1)
U = f(X, Y) (2)
Sự điều chỉnh đối với thay đổi thu
nhập
Y
• Ảnh hưởng của
việc tăng thu nhập
của người tiêu
dùng.
B

A U2

I1 I2
U1
X
Sự điều chỉnh đối với thay đổi thu
nhập
Y
• Thu nhập làm giảm
cầu hàng hóa thứ
cấp.
B

A U2

I1 I2
U1
X
Sự điều chỉnh đối với thay đổi thu
nhập
• Đường mở rộng khả Đường mở rộng khả
năng tiêu dùng: là tập Y năng tiêu dùng
hợp các phối hợp tối
ưu giữa hai hay nhiều
hàng hóa khi thu nhập
của người tiêu dùng
B
thay đổi và giá các
hàng hóa không đổi. A U2

I1 I2
U1
X
Bài tập
Một người tiêu dùng có thu nhập I = 180USD dùng để mua 2
hàng hóa X và Y với giá Px = 6USD và Py = 2USD. Hàm lợi ích/
hữu dụng được cho bởi U = U(X,Y) = 20XY
1, Viết phương trình đường ngân sách. MRSxy ?
2, Xác định phối hợp tiêu dùng tối ưu (X*, Y*) mà người tiêu
dùng sẽ mua để tổng lợi ích là lớn nhất? Tính tổng lợi ích đó?
3, Giả sử thu nhập bây giờ là I = 120USD, các điều kiện khác giữ
nguyên. Tìm quyết định tiêu dùng tối ưu mới?
4. Giả sử người tiêu dùng muốn đạt được tổng lợi ích là 15.000
hữu dụng, khi đó người này mua bao nhiêu X và Y. Tính Chi phí
tối thiểu khi đó
1. PT đg ngân sách có dạng
X.Px + Y.Py = I
6X + 2Y = 180 suy ra Y = - 3X + 90
2. Điểm tiêu dung tối ưu (X*, Y*) thỏa mãn đk:
MUx/Px = MUy/Py (1)
X*.Px + Y*.Py = I (2)
MUx = U’x = (20XY)’X = 20Y
MUy = U’Y = (20XY)’Y = 20X
Hệ pt tương đương: 20Y*/6 = 20X*/2 (1)
6X* + 2Y* = 180 (2)
Giải hệ pt ta có điểm phối hợp tiêu dung tối ưu là:
X* = 15 và Y* = 45
Tổng lợi ích lớn nhất Umax = 20X*Y* = 20.15.45 = 13.500 (hữu
dụng)
3. Điểm tiêu dung tối ưu (X1, Y1) thỏa mãn đk:
MUx/Px = MUy/Py (1)
X1.Px + Y1.Py = I (2)
MUx = U’x = (20XY)’X = 20Y
MUy = U’Y = (20XY)’Y = 20X
Hệ pt tương đương: 20Y/6 = 20X/2 (1)
6X + 2Y = 120 (2)
Giải hệ pt ta có điểm phối hợp tiêu dung tối ưu là:
X1 = 10 và Y1 = 30
4. Gọi điểm tiêu dùng tối ưu có tọa độ (X2, Y2) thỏa mãn hệ pt
MUx/Px = MUy/Py (1)
U = 20X2Y2 (2)
Hệ pt tương đương: 20Y2/6 = 20X2/2 (1) Y2 = 3X2
15.000 = 20X2Y2 (2) X2Y2 = 750
suy ra X2 = 16, Y2 = 48. Chi phí tối thiểu Imin = 6X2 + 2Y2 = 192 (USD)
Chương 4:

LÝ THUYẾT SẢN XUẤT VÀ


CHI PHÍ
I. Lý thuyết về sản xuất
• Hàm sản xuất
– Khái niệm: hàm sản xuất là mối quan hệ giữa
những số lượng các yếu tố sản xuất mà doanh
nghiệp sử dụng với những sản phẩm hay dịch vụ
mà doanh nghiệp sản xuất ra trong một đơn vị
thời gian.
– Hàm sản xuất:
Q = f(a, b, c, …)
Trong đó:
Q: sản lượng sản xuất ra.
a, b, c, … là số lương các yếu tố sản xuất
2.3.2. Lý thuyết về sản xuất

• Hàm sản xuất: K: yếu tố vốn


L: lao động
Q = f (K, L).
• Ví dụ: Hàm sản xuất có dạng:
Trong đó: Q là số lượng quần áo. Q  10 K * L
K là số máy khâu.
L là số lượng lao động.
2.3.2. Lý thuyết về sản xuất
• Bảng mối quan hệ hàm sản xuất:

K L

0 1 2 3 4 5

0 0 0 0 0 0 0
1 0 10 14,142 17,32 20 22,36
2 0 14,142 20 24,49 28,28 31,62
3 0 17,32 24,49 30 34,64 38,73
4 0 20 28,28 34,64 40 44,72
5 0 22,36 31,62 38,37 44,72 50
2.3.2. Lý thuyết về sản xuất
• Phân tích sản xuất trong ngắn hạn:
– Ngắn hạn là giai đoạn mà trong đó doanh nghiệp
chỉ có thể thực hiện điều chỉnh một phần nào đối
với các loại đầu vào của mình theo sự thay đổi
trong các diều kiện sản xuất.
– Dài hạn là giai đoạn đủ dài để cho doanh nghiệp
điều chỉnh tất cả các loại đầu vào của mình theo
sự thay đổi trong các điều kiện sản xuất.
2.3.2. Lý thuyết về sản xuất
• Yếu tố sản xuất trong ngắn hạn:
– Yếu tố sản xuất cố định: không dễ dàng thay đổi
trong quá trình sản xuất như máy móc thiết bị,
nhà xưởng, …, biểu thị cho qui mô sản xuất nhất
định.
– Yếu tố sản xuất biến đổi: dễ dành thay đổi về số
lượng trong quá trình sản xuất như nguyên vật
liệu, thời gian lao động, lao động trực tiếp …, do
đó sản lượng sản phẩm có thể thay đổi.
2.3.2. Lý thuyết về sản xuất
• Một số khái niệm:
– Tổng sản lượng (Q) là số lượng sản phẩm của xí
nghiệp làm ra trong một đơn vị thời gian khi kết
hợp các yếu tố sản xuất.
– Năng suất trung bình (AP) của một yếu tố sản xuất
là số sản phẩm sản xuất tính trung bình trên một
đơn vị yếu tố sản xuất đó.
• Ví dụ: Q
APL 
L
2.3.2. Lý thuyết về sản xuất
• Một số khái niệm (tt):
– Năng suất biên (MP) là sự thay đổi trong tổng sản
lượng khi thay đổi một đơn vị yếu tố sản xuất
được sử dụng trong một đơn vị thời gian (các yếu
tố sản xuất khác giữ nguyên)
• Ví dụ: Năng suất biên của lao động MPL
là phần thay đổi trong tổng sản lượng khi thay đổi một đơn vị
lao động sử dụng trong một đơn vị thời gian.

Q
MPL   (Q )'L
L
2.3.2. Lý thuyết về sản xuất
• Ví dụ:

K L Q MPL
3 1 15 15
3 2 28 13
3 3 38 10
3 4 44 6
3 5 44 0
3 6 36 -8
2.3.2. Lý thuyết về sản xuất
• Qui luật năng suất biên giảm dần: khi sử dụng ngày càng
tăng một yếu tố sản xuất biến đổi trong khi các yếu tố
sản xuất khác giữ nguyên thì năng suất biên của yếu tố
sản xuất biến đổi đó sẽ ngày càng giảm dần.
• Hay nói một cách khác; Qui luật năng suất biên giảm dần
nói lên rằng nếu số lượng một yếu tố sản xuất được gia
tăng đều trong mỗi đơn vị thời gian trong khi những số
lượng của các yếu tố sản xuất khác giữ nguyên thì tổng
sản lượng sản phẩm sẽ gia tăng. Tuy nhiên nếu vượt quá
điểm nào đó những gia tăng sản lượng sẽ trở nên càng
lúc càng nhỏ. Nếu tiếp tục gia tăng số lượng yếu tố sản
xuất biến đổi, tổng sản lượng sẽ đạt đến mức tối đa, rồi
có thể giảm sút.
2.3.2. Lý thuyết về sản xuất
• Ví dụ:
Đất đai L Q MPL APL Giai đoạn sx
1 1 3 3 3
1 2 7 4 3,5 GD 1
1 3 12 5 4
1 4 16 4 4
1 5 19 3 3,8
GD 2
1 6 21 2 3,5
1 7 22 1 3,14
1 8 22 0 2,75
1 9 21 -1 2,33
1 10 15 -6 1,5 GD 3
2.3.2. Lý thuyết về sản xuất
Q
AP,MP

MP
AP
L
2.3.2. Lý thuyết về sản xuất
• Mối quan hệ giữa AP và MP:
– MP > AP -> AP tăng
– MP < AP -> AP giảm
– MP = AP -> AP cực đại
• Mối quan hệ giữa Q và MP:
– MP > 0 -> Q tăng
– MP < 0 -> Q giảm
– MP = 0 -> Q cực đại
2.3.2. Lý thuyết về sản xuất

• Phân tích sản xuất: kết hợp hai yếu tố sản xuất
biến đổi để đạt hiệu quả cao nhất.
• Hiệu quả cao nhất đạt được khi nào?
2.3.2. Lý thuyết về sản xuất
• Đường đẳng lượng
(IQ): là tập hợp các Phối hợp Yếu tố K Yếu tố L
phối hợp khác nhau
giữa các yếu tố sản
xuất để tạo ra một mức C 1 15
sản lượng như nhau. D 2 12
• Ví dụ: E 8 5
F 13 2
2.3.2. Lý thuyết về sản xuất
• Đường đẳng lượng
K  
QK L

Q2
Q1
L
2.3.2. Lý thuyết về sản xuất
• Các đặc điểm của đường đẳng lượng:
– Dốc xuống về phía phải,
– Các đường đẳng lượng không bao giờ cắt nhau,
– Các đường đẳng lượng thường lồi về phía gốc O.
2.3.2. Lý thuyết về sản xuất
• Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của yếu tố đầu
vào L cho yếu tố đầu vào K là số lượng yếu tố
đầu vào K phải giảm xuống để sử dụng thêm
một đơn vị yếu tố đầu vào L nhằm đảm bảo
mức sản lượng sản xuất ra vẫn không đổi.

K
MRTS LK 
L
2.3.2. Lý thuyết về sản xuất
• Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên mang dấu âm và
có trị tuyệt đối thường giảm dần. Trên đồ thị
nó là độ dốc của đường đẳng lượng.
• Mối quan hệ giữa MRTS và MP:

K MPL
MRTS LK  
L MPK
2.3.2. Lý thuyết về sản xuất
• Đường đẳng lượng:
K K

Q = min {K,L}
Q = aK + bL

L L
2.3.2. Lý thuyết về sản xuất
• Đường đẳng phí (IC) là tập hợp các phối hợp
khác nhau giữa các yếu tố sản xuất để sản
xuất ra sản phẩm với một chi phí như nhau.
• Gọi:
– IC là tổng chi phí sản xuất.
– K, L là số lượng các yếu tố đầu vào K và L.
– PK và PL là giá của 2 yếu tố đàu vào K và L.
2.3.2. Lý thuyết về sản xuất

• Phương trình đường đẳng phí:


K.Pk + L.PL = IC

PL IC
K  L
PK PK
2.3.2. Lý thuyết về sản xuất
• Đường đẳng phí:

PL IC
K  L
PK PK

L
2.3.2. Lý thuyết về sản xuất
• Tính chất của đường đẳng phí:
– Đường thẳng dốc xuống về phía phải,
– Độ dốc của đường đẳng phí là tỷ giá giữa 2 yếu tố
sản xuất, thể hiện khi muốn sử dụng thêm một
đơn vị đầu vào L thì cần phải giảm tương ứng bao
nhiêu đơn vị đầu vào K.
2.3.2. Lý thuyết về sản xuất
• Kết hợp 2 yếu tố đầu vào để đạt hiệu quả cao
nhất:
– Đường đẳng lượng thể hiện ý muốn của nhà sản
xuất.
– Đường đẳng phí thể hiện khả năng thực hiện của
nhà sản xuất.
2.3.2. Lý thuyết về sản xuất
• Sản lượng cho trước:
K

AK A Chọn B

BK B
C Q
CK
IC1 IC2 IC3
L
AL BL CL
2.3.2. Lý thuyết về sản xuất
• Điều kiện kết hợp tối ưu:
MPL MPK
 (1)
PL PK

Q = AKaLb (2)
2.3.2. Lý thuyết về sản xuất
• Chi phí cho trước:
K

Chọn B
AK A

BK B
Q3

Q2
CK C
Q1

AL BL CL L
2.3.2. Lý thuyết về sản xuất
• Điều kiện kết hợp tối ưu:

MPL MPK
 (1)
PL PK

L * PL + K * PK = IC (2)
2.3.2. Lý thuyết về sản xuất
K
• Đường mở rộng khả Đường mở rộng
khả năng sản xuất
năng sản xuất là tập
hợp các điểm phối
hợp tối ưu giữa các
yếu tố sản xuất khi
chi phí sản xuất
thay đổi và giá cả
các yếu tố sản xuất
Q2
không đổi. Q1
IC1 IC2
L
2.3.3. Chi phí sản xuất ngắn hạn
• Tổng chi phí cố định (STFC) là toàn bộ chi phí
mà doanh nghiệp phải chi ra trong mỗi đơn vị
thời gian cho các yếu tố sản xuất cố định bao
gồm chi phí khấu hao, tiền thuê nhà xưởng,
tiền lương thời gian … Tổng chi phí cố định sẽ
không đổi khi sản lượng thay đổi.
• Tổng chi phí biến đổi (STVC) là toàn bộ chi phí
mà doanh nghiệp chi ra trong mỗi đơn vị thời
gian cho các yếu tố sản xuất biến đổi bao gồm
chi phí mua nguyên vật liệu, tiền lương sản
phẩm ,,, Tổng chi phí biến đổi sẽ thay đổi khi
sản lượng thay đổi.
2.3.3. Chi phí sản xuất ngắn hạn
• Tổng chi phí (STC) là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi
ra trong mỗi đơn vị thời gian cho tất cả các yếu tố sản
xuất cố định và biến đổi.
STC = STFC + STVC
• Chi phí cố định trung bình (SAFC) là chi phí cố định tính
trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm.
SAFC = STFC/Q
• Chi phí biến đổi trung bình (SAVC) là chi phí biến đổi tính
trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm.
SAVC = STVC/Q
2.3.3. Chi phí sản xuất ngắn hạn
• Chi phí trung bình (SAC) là chi phí tính trung
bình cho mỗi đơn vị sản phẩm.
SAC = STC/Q = SAFC + SAVC
• Chi phí biên (SMC) là sự thay đổi trong tổng
chi phí hay trong tổng chi phí biến đổi khi thay
đổi một đơn vị sản lượng.
STC STVC
 STC  Q  STVC  Q
' '
SMC  
Q Q
2.3.3. Chi phí sản xuất ngắn hạn
P,C
STC
STVC
STC = STFC + STVC

STFC

0 Q
2.3.3. Chi phí sản xuất ngắn hạn
P,C

SMC

SAC
SAVC

SACmin

SAVCmin

SAFC

0 Q* Q
2.3.3. Chi phí sản xuất ngắn hạn
• Mối quan hệ giữa các đường chi phí ngắn hạn:
– SAFC liên tục giảm và tiến đến tiệm cận cả hai
trục.
– Khi SMC > SAC thì SAC tăng dần.
– Khi SMC < SAC thì SAC giảm dần.
– Khi SMC = SAC thì SAC đạt cực tiểu (SACmin).
– Khi SMC > SAVC thì SAVC tăng dần.
– Khi SMC < SAVC thì SAVC giảm dần.
– Khi SMC = SAVC thì SAVC đạt cực tiểu (SAVCmin).
2.3.3. Chi phí sản xuất ngắn hạn
• Chứng minh:
STC
SAC 
Q

 STC  Q( STC )Q  STC (Q)Q Q  SMC  STC SMC SAC
( SAC )Q    Q  2
 2
 
 Q  Q Q Q Q
1
( SAC )Q  ( SMC  SAC )
Q

Do đó:
-Khi SMC – SAC < 0 (hay SMC<SAC), thì (SAC)’ < 0 -> SAC giảm.
-Khi SMC – SAC > 0 (hay SMC>SAC), thì (SAC)’ > 0 -> SAC tăng.
-Khi SMC – SAC = 0 (hay SMC=SAC), thì (SAC)’ = 0 -> SACmin .
Chương 5:
Sự phụ thuộc lẫn nhau và lợi ích
từ thương mại
1. Ví dụ về nền kinh tế giản đơn và lợi ích thứ nhất
của thương mại.

2. Đường giới hạn khả năng sản xuất.

3. Nguyên tắc lợi thế tuyệt đối.

4. Chi phí cơ hội và nguyên tắc lợi thế so sánh.


1. Ví dụ về nền kinh tế giản đơn và lợi ích
thứ nhất của thương mại

 Chỉ hai người: người chăn nuôi và người trồng trọt.

 Hai loại hàng hoá: thịt bò và khoai tây.

Người chăn nuôi chỉ sản xuất thịt; người trồng trọt chỉ sản xuất
khoai tây.

Hai người sống độc lập, tách biệt; không có trao đổi.

=> Mỗi người chỉ được tiêu dùng hàng hoá do mình tạo ra.

 Vấn đề: nếu có trao đổi, mỗi người sẽ được lợi gì???
2. Đường giới hạn khả năng sản xuất

 Người trồng trọt có thể chăn nuôi và sản xuất thịt


(không thành thạo lắm)
Người chăn nuôi có thể trồng khoai tây (không thành
thạo lắm)
Mỗi người làm việc 48giờ/tuần: trồng khoai tây, chăn
nuôi gia súc hoặc cả hai.
Bảng sau thể hiện khả năng sản xuất của từng người.
2. Đường giới hạn khả năng sản xuất (tiếp)

Số giờ cần thiết để Lượng hàng sản xuất


sản xuất 1 kg trong 48 giờ

Thịt Khoai tây Thịt Khoai tây

Người trồng
12h/kg 3h/kg 4kg 16kg
trọt
Người chăn nuôi 2,4h/kg 6h/kg 20kg 8kg

- Giả sử công nghệ cho phép chuyển đổi việc sản xuất từ hàng hoá này sang
hàng hoá kia với một tỷ lệ không đổi, ta có đường giới hạn khả năng sản xuất
như sau.
2. Đường giới hạn khả năng sản xuất (tiếp)

Thịt Thịt (kg)


(kg)
20 Người
Người chăn nuôi
Trồng trọt

12 B'

10 B

4
A'
A
2
Khoai Khoai

8 10 16 (kg) 4 8 (kg)
2. Đường giới hạn khả năng sản xuất (tiếp)

 Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF: Production Possibilities
Frontier) chỉ ra các kết hợp về sản lượng tối đa mà nền kinh tế có thể sản
ra.

 Nếu không có trao đổi thì đường giới hạn khả năng sản xuất cũng
chính là đường giới hạn khả năng tiêu dùng.

 Mỗi người dành một nửa thời gian để sản xuất mỗi loại thực phẩm:

Người trồng trọt: 2 kg thịt và 8 kg khoai (Điểm A)

Người chăn nuôi: 10 kg thịt và 4 kg khoai (B)


3. Nguyên tắc lợi thế tuyệt đối

 Người trồng trọt dành toàn bộ thời gian để sản xuất khoai

tây.

 Người chăn nuôi dành 36 giờ để sản xuất thịt bò và 12 giờ

để sản xuất khoai tây.

Hai người trao đổi với nhau theo tỷ lệ 1kg thịt =2 kg khoai.

Người chăn nuôi sẽ đổi 3 kg thịt để lấy 6 kg khoai từ người

trồng trọt
3. Nguyên tắc lợi thế tuyệt đối (tiếp)
Kết cục khi
Mối lợi từ
không có Kết cục khi có trao đổi
thương mại
trao đổi
Cái họ sản Mức tăng
Cái họ sản Cái họ trao Cái họ tiêu
xuất và tiêu trong tiêu
xuất đổi dùng
dùng dùng
Người trồng
Nhận 3 kg
trọt: -3 kg thịt 1 kg thịt và 2
thịt và trao 6
- 2 kg thịt - 0 kg thịt - 10 kg khoai kg khoai
kg khoai
- 8 kg khoai - 16 kg khoai
Người chăn
Trao 3 kg
nuôi: -12 kg thịt 2 kg thịt và 4
thịt và nhận
- 10 kg thịt - 15kg thịt - 8 kg khoai kg khoai
6 kg khoai
- 4 kg khoai - 2 kg khoai
3. Nguyên tắc lợi thế tuyệt đối (tiếp)

 Hai nước đều nhận được mối lợi từ thương mại. Lợi ích trên được tạo ra
từ lợi thế tuyệt đối (Absolute Advantages).

 Lợi thế tuyệt đối xảy ra khi đối tượng A có chi phí thấp hơn (lượng đầu
vào nhỏ hơn) đối tượng B trong sản xuất một mặt hàng cụ thể nào đó.

Người trồng trọt cần 3 giờ để tạo ra 1 kg khoai => có lợi thế tuyệt đối
trong việc sản xuất khoai.

Người chăn nuôi cần 6 giờ bất lợi tuyệt đối trong việc sản xuất khoai.
3. Nguyên tắc lợi thế tuyệt đối (tiếp)

 Nhận xét gì về điểm tiêu dùng của người chăn nuôi và người trồng
trọt???

 Ứng dụng trong thương mại quốc tế: mỗi nước tập trung vào sản xuất
mặt hàng mình có lợi thế tuyệt đối, sau đó xuất khẩu để đổi lấy mặt hàng
mình bất lợi tuyệt đối (Adam Smith, của cải của các dân tộc, 1776).

Lý thuyết này có giải thích được lợi ích từ thương mại khi một nước có
lợi thế tuyệt đối trong tất cả các mặt hàng hay không???
4. Chi phí cơ hội và lợi thế so sánh

Số giờ cần thiết để Lượng hàng sản xuất


sản xuất 1 kg trong 48 giờ

Thịt Khoai tây Thịt Khoai tây

Người trồng
16h/kg 4h/kg 3kg 12kg
trọt
Người chăn nuôi 2,4h/kg 3h/kg 20kg 16kg

 Một người có lợi thế tuyệt đối ở cả 2 mặt hàng => mối lợi từ thương mại sẽ khó
nhận biết.

Mỗi người dành 1 nửa thời gian => điểm A và điểm B


4. Chi phí cơ hội và lợi thế so sánh (Tiếp)

Thịt (kg) Thịt (kg)

20 Người
Người chăn nuôi
Trồng trọt
12 B'

10 B

A'
3

A
1,5
Khoai Khoai

6 7 12 (kg) 8 9 16 (kg)
4. Chi phí cơ hội và lợi thế so sánh (Tiếp)

 Người trồng trọt dành toàn bộ thời gian để sản xuất khoai
tây.

 Người chăn nuôi dành 36 giờ để sản xuất thịt bò và 12 giờ


để sản xuất khoai tây.

Người chăn nuôi sẽ đổi 3 kg thịt để lấy 5 kg khoai từ người


trồng trọt
4. Chi phí cơ hội và lợi thế so sánh (Tiếp)

Kết cục Mối lợi từ


khi không Kết cục khi có trao đổi thương
có trao đổi mại
Cái họ sản Mức tăng
Cái họ sản Cái họ trao Cái họ tiêu
xuất và tiêu trong tiêu
xuất đổi dùng
dùng dùng
Người trồng
Nhận 3 kg 1,5 kg thịt
trọt: - 0 kg thịt -3 kg thịt
thịt và trao 5 và 1 kg
- 1,5 kg thịt -12 kg khoai -7 kg khoai
kg khoai khoai
- 6 kg khoai
Người chăn
Trao 3 kg
nuôi: - 15kg thịt -12 kg thịt 2 kg thịt và
thịt và nhận
- 10 kg thịt - 4 kg khoai - 9 kg khoai 1 kg khoai
5 kg khoai
- 8 kg khoai
4. Chi phí cơ hội và lợi thế so sánh
(Tiếp – lý giải)

 Nguyên lý 2: “Chi phí cơ hội của một hàng hoá...”


 48 giờ là tổng nguồn lực; tăng thời gian sản xuất thịt
Giảm thời gian sản xuất khoai.
 Chi phí cơ hội để có thêm hàng hoá này là số hàng hoá kia phải
mất đi.

Chi phí cơ hội của

1 kg thịt 1 kg khoai

Người trồng trọt 4 kg khoai 0,25 kg thịt


Người chăn nuôi 0,8 kg khoai 1,25 kg thịt
4. Chi phí cơ hội và lợi thế so sánh
(Tiếp – nhận xét)

 Nhận xét: chi phí cơ hội của 2 người để SX khoai??

 Người trồng trọt có chi phí cơ hội thấp hơn người chăn nuôi trong việc
sản xuất khoai tây (do phải trả giá ít hơn) => Anh ta được gọi là có lợi
thế so sánh trong việc sản xuất khoai.

Thuật ngữ lợi thế so sánh (Comparative Advantages) nhằm mô tả chi


phí cơ hội của hai nhà sản xuất. Người nào có chi phí cơ hội thấp hơn
trong việc sản xuất mặt hàng nào đó thì được gọi là có lợi thế so sánh
trong việc sản xuất ra mặt hàng đó.
4. Chi phí cơ hội và lợi thế so sánh
(Tiếp – nhận xét)

 Nguyên tắc lợi thế so sánh: người sản xuất nên tập trung vào việc
sản xuất mặt hàng mình có lợi thế so sánh. Trao đổi => Hai bên đều
có lợi. Vì sao ???

(Đổi được hàng đó với giá thấp hơn so với chi phí tự sản xuất)

Một người đồng thời có lợi thế so sánh ở cả hai mặt hàng không???

Nguyên tắc lợi thế so sánh do David Ricardo, những nguyên lý của
kinh tế chính trị và thuế khoá, 1817
4. Chi phí cơ hội và lợi thế so sánh
(Tiếp – nhận xét)

 Khi có thương mại, mức tiêu dùng nằm bên trong hay bên ngoài PPF?

 Xét dưới quy mô một quốc gia, có những nhóm người được lợi, có những
nhóm người bị thiệt nhưng cả đất nước là có lợi.

Lý thuyết cổ điển về thương mại: thương mại là trò chơi có kẻ được người
mất còn đúng không???
CH¦¥NG 6:
KH¸I QU¸T KInh tÕ
vÜ m«I
I. Các khái niệm Kinh tế
vĩ mô
I. 1. Tổng sản lượng quốc gia:

- Sản lượng toàn bộ của hàng hóa dịch vụ được sản xuất ra trong
nền kinh tế

- Là chỉ tiêu được tính bằng giá trị (Tiền)


I. Các khái niệm Kinh tế vĩ

I. 2. Lạm phát
- Là hiện tượng mức giá chung trong NKT tăng lên trong một khoảng
thời gian nhất định
- Mức giá chung là mức giá của n hàng hóa
Vd: n = 180 (Mỹ ); n = 200 (VN)
- Lạm phát : Mức giá chung tăng
- Giảm phát: Mức giá chung giảm
I. Các khái niệm Kinh tế
vĩ mô
I. 3. Thất nghiệp
- Là tình trạng những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, đang
tìm việc làm nhưng chưa tìm được việc làm.
- Tỷ lệ thất nghiệp (%) = Số người TN/ LLLĐ
• LLLĐ = số người có VL + thất nghiệp
• Vd: Tính tỷ lệ TN của nước có dân sô 40 triệu người, trong đó 18 triệu người có
việc làm và 2 triệu người thất nghiệp
I. CÁC KHÁI NIỆM KINH TẾ VĨ MÔ

I.4. Chu kỳ kinh tế

- Chu kỳ là đề cập đến khoảng thời gian nhưng phải có 1 hiện


tượng lặp đi lặp lại:
VD: Sáng –trưa – chiều –tối
- Chúng ta không cưỡng lại được chu kỳ.
- Một NKT cũng có các hiện tượng lặp đi lặp lại, không có NKT nào
suy thoái mãi hoặc phát triển mãi. Nó có các giai đoạn khác nhau,
do đó NKT cũng có các chu kỳ.
Chu kỳ kinh tế
Chu kỳ kinh tế
CK kinh tế: Là khoảng thời gian trong đó tổng sản lượng quốc gia
đạt được 2 mức cao nhất liên tiếp

Trong một CKKT gồm các giai đoạn: suy thoái - hồi phục - phát
triển
CKKT càng ngắn (5 năm) thì NKT càng mất ổn định và ngược lại
Nhiệm vụ của CF là không tránh được CKKT thì phải kéo giãn CKKT.
Chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế Mỹ

GDP tiềm năng


Đỉnh tăng Tăng trưởng
trưởng

Tăng trưởng GDP thực tế

Đáy suy thoái

Suy thoái

Nguồn: Bài giảng Kinh tế học của Michael Parkin


II. Hệ thống kinh tế vĩ mô:
Mô hình AS-AD

Đầu HỘP Đầu


vào ĐEN ra

Mô hình nhân quả


II. HỆ THỐNG KINH TẾ VĨ MÔ:
II.1. Đầu vào:
+ Ngoại sinh: Điều kiện tự nhiên, chÝnh trÞ, d©n sè, khoa học - công
nghệ
+ Nội sinh:

- Các nguồn lực sản xuất

- Các chính sách kinh tế: CSTK, CSTT, CS phân phối thu nhập, CS
kinh tế đối ngoại
II. 2. Đầu ra
Gồm những biến số chỉ kết quả hoạt động của một nền kinh tế trong một
thời kỳ nhất định thường là 1 năm, đó là sản lượng, việc làm, mức giá
chung, tỷ lệ lạm phát, lãi suất, tình trạng ngân sách nhà nước, cán cân
thương mại, cán cân thanh toán quốc tế
II. 3. Hộp đen:

- Là yếu tố trung tâm của hoạt động kinh tế vĩ mô


- Hoạt động của hộp đen quyết định chất lượng của các biến đầu ra
- Hai lực lượng quyết định sự hoạt động của hộp đen kinh tế vĩ mô
là tổng cung và tổng cầu
III. Phân tích mô hình AS - AD
III.1.Tổng cầu (AD: Aggregate Demand)
1.1. Kh¸i niÖm
- Là tổng khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà các tác nhân kinh tế sẵn
lòng mua tương ứng với mỗi mức giá chung trong điều kiện các
yếu tố khác cho trước không đổi.
- Trong NKT mở, tổng cầu tức là tổng chi tiêu để mua hàng hóa,
dịch vụ:
AD = C + I + G + NX
III.1.Tổng cầu (AD: Aggregate Demand)

Nhu cầu chi tiêu hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước xuất phát từ:
- Tiêu dùng hộ gia đình (C)
- Chi đầu tư của doanh nghiệp (I)
- Chi mua hàng của chính phủ (G)
- Xuất khẩu ròng (NX)
Trong đó: NX = X -M
-Người nước ngoài mua hàng trong nước (X)
- Số tiền mua hàng ngoại nhập (M)
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu
 Mức giá chung: P giảm C tăng, I tăng, NX tăng
– Mức giá và tiêu dùng: (Hiệu ứng Pigou – hiệu ứng của cải)
– Mức giá và đầu tư: (Hiệu ứng Keynes – hiệu ứng lãi suất)
– Mức giá chung và XK ròng (hiệu ứng tỷ giá hối đoái)

 Thu nhËp thùc tÕ


 Së thÝch, thÞ hiÕu, phong tôc tËp qu¸n…
 Dù b¸o vÒ tình tr¹ng nÒn kinh tÕ cña c¸c DN
 C¸c chÝnh s¸ch kinh tÕ cña ChÝnh phñ.

AD = F(xi); i=1,n
1.3. Đường AD
Đường tổng cầu chỉ cho chúng ta thấy được sự thay đổi trong mức
tổng cầu với sự thay đổi của mức giá chung, với những yếu tố ảnh
hưởng khác không đổi.

TÝnh chÊt: P

P0 A
+ P tăng => Y giảm
+ P giảm => Y tăng
P1 B
A
D
0
Y Y Y
0 1
1.4. Sự di chuyển và dịch chuyển đường AD
a. Sự di chuyển (do biến nội sinh)
Phản ánh lượng AD thay đổi khi mức giá chung thay đổi, trong
điều kiện các yếu tố khác cho trước không đổi.

P
A’
P0
A
AD1
P1 B
A
D
Y Y Y2
Y
0 1
b. Sự di chuyển (do biến nội sinh)
Phản ánh đường AD thay đổi khi các yếu tố khác ngoài giá thay
đổi.
p Tăng tổng cầu

AD1

Giảm AD0
tổng cầu
AD2
0
Y
III.2. Tổng cung (AS: Aggregate Supply)

2.1. Khái niệm:

Tổng cung là tổng khối l­ượng hàng hóa và dịch vụ mà các doanh
nghiệp sẵn sàng cung ứng ra thị tr­ường ứng với mọi mức giá
chung với khả năng sản xuất và chi phí đã cho không đổi
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới AS
• Mức giá chung (P tăng AS tăng)
• Năng lực sản xuất của một nền kinh tế - giới hạn khả năng sx:
– Lượng tư bản K
– Lượng lao động L
– Tình trạng công nghệ T
– Nguồn tài nguyên R
Khả năng NKT mở rộng AS tăng và ngược lại
• Chi phí sản xuất
AS = F(xi)
2.3. Đ­ường AS
2.3.1. Sản l­ượng tiềm năng (Yp: Potential)
-Tổng sản lượng QG tiềm năng
- Là mức sản l­ượng tối đa mà nền kinh tế có thể sản xuất ra trong
điều kiện toàn dụng nhân công và với mức lạm phát dự kiến
Sản lượng tiềm năng là 1 mục tiêu di động vì nó phụ thuộc vào
các yếu tố sản xuất đặc biệt là L:
Khi (R, L, K, T) tăng thì Yp tăng

Vd: Khi NKT có tỷ lệ TN thấp (nghĩa mọi người đều có VL làm


Tổng sản lượng QG tăng NKT càng phát triển. Vd NKT VN năm
2008, LP cao nhưng NKT vẫn phát triển
2.3.2. Đồ thị đường AS:
Mô tả mối quan hệ giữa mức giá chung và tổng sản lượng cung ứng
 Đường AS trong dài hạn - LAS: (Long Run – AS)
- Là đường mô tả mối quan hệ giữa mức giá chung và tổng sản lượng trong
khoảng thời gian đủ dài để làm P hoàn toàn linh hoạt.
- Cung HH, dịch vụ trong dài hạn phụ thuộc vào nguồn lực của nền kinh tế
(L, R, K, T). Khi nguồn lực thay đổi, đường LAS dịch chuyển
- Cung hh, dịch vụ trong dài hạn không phụ thuộc vào mức giá trong nền
kinh tế
- Là đường thẳng đứng cắt trục hoành tại Yp
Tổng cung dài hạn
LAS

120

110
Mức giá chung

100 GDP tiềm năng

0 Yp 8.0
6.0
Sản lượng thực tế
* Đường SAS: (Short run - AS)
Là đường mô tả mối quan hệ lượng tổng cung tương ứng với mỗi mức
giá chung trong điều kiện các yếu tố khác cho trước không đổi

P LAS
SAS1

120
c

110
b GDP
tiềm năng
100 a

0 6.0 Yp 8.0 Y
* Đường SAS: (Short run - AS)
Đường SAS dốc lên:
- Mô hình tiền lương cứng nhắc: Tiền lương danh nghĩa cứng nhắc và chậm thay đổi hơn so
với giá vì do hợp đồng lao động. Khi P sản phẩm tăng, nhưng lương công nhân chưa tăng,
DN được lợi nên sản xuất nhiều hơn, AS tăng
- Mô hình nhận thức sai lầm: P chung tăng, các DN dễ tưởng rằng P sản phẩm của mình
tăng, cung ứng nhiều hơn, AS tăng
- Mô hình giá cả cứng nhắc trong ngắn hạn. P cả chậm thay đổi để đáp lại các điều kiện kinh
tế thay đổi. Điều này là do CP để điều chỉnh giá cả - chi phí thực đơn (gồm CP in và PP các
catalo, thời gian để thay đổi các nhãn giá…). Khi đkkt thay đổi, không phải các loại giá đều
điều chỉnh ngay lập tức, nên khi P giảm, một số DN có giá cao hơn mức mong muốn dẫn
đến số lượng HH và DV của các DN giảm.
2.4. Sù di chuyÓn vµ dÞch chuyÓn AS
LAS0 LAS1
SAS0 SAS1

120

110

100

Tăng GDP
tiềm năng
0
6.0 7.0 8.0
Trạng thái cân bằng của nền kinh tế
Điểm cân bằng ngắn hạn của nền kinh tế là giao điểm của đường SAS và
AD tại Eo (Yo là SLCB)
LAS
P
SAS1
Trạng thái lạnh
(đình trệ, suy thoái, khủng hoảng)
+ Yo < Yp
Eo
+ Ut > Un Po
+ Ip < Ip* AD

0 Yo Yp Y
Y2
Trạng thái cân bằng của nền kinh tế
LAS LAS

P P SAS1
SAS1

Eo Eo
AD AD

Yp Y Y 0
0 o
Yo Yp Y

Tr¹ng th¸i nãng Tr¹ng th¸i æn ®Þnh


+ Yo > Yp + Yo = Yp
+ Ut < Un
+ Ut = Un
+ Ip > Ip*
+ Ip =Ip*
IV. Mục tiêu và chính sách kinh tế vĩ mô
IV.1. Mục tiêu kinh tế vĩ mô

- Tăng tr­ưởng.

- Ổn định kinh tế vĩ mô.


- Hiệu quả
- Công bằng
-V.v…
IV.2. Các chính sách kinh tế vĩ mô
2.1. Chính sách tài khóa.
Nhằm điều chỉnh mức thu và chi của CF để hướng NKT đạt được sản
lượng và việc làm mong muốn
Hai công cụ: thuế và chi tiêu chính phủ
• Gi¶ sö : Yo < Yp:

+ Chi tiêu của CF tăng => tổng chi tiêu tăng =>AD tăng (đường AD
dịch chuyển sang phải)

+ Thuế giảm => thu nhập thực tế tăng => chi tiêu hộ gia đình tăng =>
tổng chi tiêu tăng => AD tăng (đường AD dịch chuyển sang phải)
Trạng thái cân bằng của nền kinh tế

Tr¹ng th¸i l¹nh


P LAS
(®ình trÖ, suy tho¸i,
khñng ho¶ng)

+ Yo < Yp
E1
+ Ut > Un Eo
Po AD1
+ Ip < Ip*
AD
O
0 Yo Yp Y
IV.2. Các chính sách kinh tế vĩ mô
2.2. Chính sách tiền tệ.
Chủ yếu tác động đến đầu tư tư nhân hướng nền kinh tế đạt được
mức sản lượng và việc làm mong muốn

Hai công cụ: Mức cung tiền và lãi suất


• Gi¶ sö : Yo < Yp:

+ Mức cung tiền tăng => lãi suất giảm => đầu tư­DN tăng => tổng chi
tiêu tăng => AD tăng (đường AD dịch chuyển sang phải)

+ Lãi suất giảm => đầu tư­DN tăng => tổng chi tiêu tăng => AD tăng
(đường AD dịch chuyển sang phải)
IV.2. C¸c chÝnh s¸ch kinh tÕ vÜ m«:
2.3. Chính sách kinh tế đối ngoại.
Công cụ : Tỷ giá hối đoái

2.4. Chính sách phân phối thu nhập


Công cụ : Tiền lương và giá cả
Bài tập tình huống
Hãy giải thích ảnh hưởng của mọi tình huống sau đây đến vị trí của AD hoặc
AS của nền kinh tế:
1. Chi tiêu quốc phòng tăng.
2. Chi tiêu đầu tư đột ngột tăng mạnh.
3. Sự giảm niềm tin của các hộ gia đình về tiền lương làm cho họ ít chi tiêu hơn và tiết kiệm
nhiều hơn.
4.Thị trường xuất khẩu được mở rộng, làm xuất khẩu được cải thiện.
5. Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ chặt làm lãi suất tăng mạnh.
6. Chính phủ giảm thuế đầu vào các yếu tố đầu vào nhập khẩu.
7. Chính phủ tăng thuế thu nhập cá nhân.
8. Mọi người có khuyng hướng tăng tỷ lệ tiết kiệm trong thu nhập.
9. Chính phủ thực hiện phá giá đồng tiền.
10. Suy thoái kinh tế toàn cầu.
11. Chính phủ tăng tiền lương tối thiểu ở khối SXKD.
12. Năng suất lao động giảm.
V. Tính các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.

II.1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP- Gross domestic products)

Là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
được SX ra trong phạm vi lãnh thổ 1 quốc gia trong 1 thời kì
nhất định (thường là 1 năm).
II.1. Tổng sản phẩm quốc nội - GDP
GDP là giá trị thị trường…

GDP cộng rất nhiều loại sp thành 1 chỉ tiêu duy nhất về giá trị hoạt động kinh tế.
–1 quả táo + 1 quả lê = 2 quả ???

–1 gà trống + 1 vịt mái = 2 con ???

tính GDP:
Sử dụng tiền tệ (giá cả) để tính toán

Để làm được điều này thì phải sử dụng PTT để tính toán

VD: 80.000VND*1 gà trống + 60.000VND*1 vịt mái = 140.000 (VND)


II.1. Tổng sản phẩm quốc nội - GDP

... Của tất cả


GDP cố gắng biểu thị một cách đầy đủ. Nó bao gồm tất cả hàng hóa
được sx ra trong NKT và được bán hợp pháp trên các TT: táo, cam,
sách, phim ảnh, dịch vụ cắt tóc, chăm sóc y tế, …
II.1. Tổng sản phẩm quốc nội - GDP
•…Hàng hóa và dịch vụ…
– Chỉ tính những sản phẩm được đem ra trao đổi
– Không tính những sản phẩm tự cung tự cấp (VD: nhà nuôi gà vịt rồi tự mổ ăn)
– Không tính giá trị của nền kinh tế ngầm (VD: tiền tham nhũng, dược phẩm bất
hợp pháp).
– Có một số sản phẩm không được đem ra trao đổi nhưng vẫn được ước tính theo
giá thị trường.

VD: Ở nhà riêng nhưng vẫn được tính là đang thuê nhà và chủ sở hữu trả tiền nhà
cho chính bản thân. CF hạch toán tiền nhà vào GDP bằng cách ước tính giá trị
cho thuê của chúng

Sự bỏ sót này nhiều khi gây ra kq kỳ quặc:


II.1. Tổng sản phẩm quốc nội - GDP
•….Cuối cùng…
– Tính các sản phẩm tới tay người tiêu dùng cuối cùng.
– Không tính các sản phẩm trung gian được dùng làm đầu vào để sản xuất ra sản
phẩm cuối cùng một cách độc lập
– Mục đích là tránh việc tính trùng

VD: Công ty máy tính mua ổ cứng $100, mainboard $200, màn hình $150, phụ
kiện khác $50 về lắp ráp và bán máy tính tới tay người tiêu dùng với giá $600.
+ sản phẩm trung gian?
+ Sản phẩm cuối cùng tới tay người tiêu dùng?

Chúng ta chỉ tính giá trị chiếc máy tính cuối cùng $600 và không cần phải
tính lại các bộ phận một cách độc lập vào GDP.
II.1. Tổng sản phẩm quốc nội - GDP

Ngoại lệ quan trọng:

Hàng hóa trung gian được sx và, thay vì được sử dụng, nó được
đưa vào HTK của dn để sử dụng hoặc bán trong tương lai.

Trường hợp này nó được tạm coi là “cuối cùng”, giá trị của nó
đc tính vào GDP dưới dạng đầu tư vào HTK. Sau đó, khi nó
được sử dụng hoặc bán thì dầu tư vào HTK của doanh nghiệp sẽ
là âm, khi đó GDP trong thời kì sau phải giảm 1 lượng tương
ứng.
II.1. Tổng sản phẩm quốc nội - GDP
• … Sản xuất ra…
– Chúng ta quan tâm tới thời điểm sản xuất chứ không quan tâm tới thời điểm
tiến hành mua bán sản phẩm đó trên thị trường khi tính GDP
VD: chiếc ôtô sản xuất ra 31/12/2008 và bán cho khách hàng vào 15/1/2009
thì giá trị chiếc ôtô này được tính vào năm 2008.
- GDP không bao gồm những giao dịch liên quan đến HH được sx trong quá
khứ
VD; một chiếc xe cũ đã qua sử dụng được bán cho người khác, thì giá trị
của nó không được tính vào GDP
II.1. Tổng sản phẩm quốc nội - GDP
• …Trong phạm vi lãnh thổ 1 nước…
– Chỉ những hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra trong lãnh thổ VN mới được
tính vào GDP Việt Nam
VD: chiếc ôtô Ford Việt Nam của công ty Ford 100% vốn nước ngoài có giá
$35.000 => tính vào GDP VN
VD: bức họa của người Việt Nam đang cư trú ở Pháp vẽ và rao bán $2000 =>
không tính vào GDP VN
II.1. Tổng sản phẩm quốc nội - GDP

…Trong một thời kỳ nhất định


Mọi hoạt động sản xuất diễn ra từ ngày 1/1/2018 tới
31/12/2018 sẽ được tính vào GDP năm 2018.
II.2.Tổng sản phẩm quốc dân (GNP: Gross National
products)
1. Khái niệm:
Là tổng giá thị trường của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
do công dân của một nước tạo ra trong 1 thời kỳ nhất định
(thường là 1 năm)
2. Phương pháp xác định:
GNP = GDP + NIA
(NIA: thu nhập ròng từ yếu tố nước ngoài)
NIA = TN từ yếu tố XK - TN từ yếu tố NK
(Tiền lương, tiền lãi, tiền thuê, lợi nhuận.v.v..)
II.3. Ý nghÜa kinh tÕ :

Chỉ tiêu GDP và GNP là những thước đo tốt về thành tựu kinh tế
của một nước.

 Chỉ tiêu GDP và GNP là những thước đo tốt về mức sống của
dân cư.
 Chỉ tiêu GDP và GNP thường được sử dụng để phân tích các
biến số kinh tế vĩ mô.
II.4.2. GDP danh nghĩa (GDPn) và GDP thực tế (GDPr)
n
GDPnt  P
i 1
i
t
* Qit

n
GDP  r
t
 i
P 0

i 1
* Qi
t

- GDPr kh«ng chÞu ảnh h­ưëng cña sù biÕn ®éng gi¸ cả nªn phản ánh
sự thay đổi của lượng HH, DV
- GDPr đánh giá phúc lợi kinh tế tốt hơn GDPn (vì nó phản ánh năng
lực của NKT trong việc thoả mãn nhu cầu và nguyện vọng của người
dân
+ GDPr tăng, nền kinh tế tăng trưởng
+ GDPr giảm, nền kinh tế suy thoái
+ GDPr không đổi, nền kinh tế không tăng trưởng
Mối quan hệ giữa GDP danh nghĩa (GDPn) và GDP thực tế (GDPr).

Tỷ số giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế là chỉ số giá cả, còn gọi là
chỉ số điều chỉnh GDP hay chỉ số giảm phát GDP, ký hiệu D (Deflator)

GDPn
D  100%
GDPr

Do GDPn và GDPr phải bằng nhau trong năm cơ sở, nên chỉ số điều chỉnh GDP
trong năm gốc luôn bằng 100. Chỉ số D trong những năm sau phản ánh sự gia
tăng của GDPn từ năm gốc, không phải sự gia tăng của GDPr
VD: Cho 2 mặt hàng (suy ra cho
nhiều
Mặt hàngmặt hàng)
2011 2012
P Q P Q
Gạo 10.000 10 15.000 20
Đường 15.000 5 18.000 10

1. Tính GDP danh nghĩa năm 2012 (GDPn)


2. Tính GDP thực năm 2012 (GDPr)
3. Tính chỉ số giá cả (D)
1. GDPn2012 = 480.000 đ
2. GDPr2012 = 350.000 đ
3. D/IP =
480.000/350.000 = 1,3714
1,3714 = 1,00 + 0,3714 = 100% + 37,14%
Suy ra tỷ lệ LP là 37,14% (LP cao)

Trên thực tế chúng ta chỉ tính chỉ tiêu thực


GDP r = GDPn/ D
II.4.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (g).

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (g) năm 2006 được tính bằng phần trăm
gia tăng của GDP thực tế năm 2006 so với GDP thực tế năm 2005.

GDPr06  GDPr05
g 06  05
 100%
GDPr
III. Các phương pháp xác định GDP danh nghĩa theo giá thị
trường (GDP mp)
III.1. Một số khái niệm
(1) Tiêu dùng hộ gia đình. (C: Consumption)

Là lượng tiền mà hộ gia đình dùng để mua các tư liệu tiêu


dùng.
- Tiêu dùng hàng lâu bền: ôtô, xe máy
- Tiêu dùng hàng không lâu bền: thực phẩm
- Tiêu dùng hàng bán lâu bền: quần áo
- Tiêu dùng dịch vụ: y tế, tài chính
Chú ý: C Không bao gồm khoản đầu tư nhà ở, thanh toán và chuyển nhượng.
(2) Thu nhập khả dụng Yd (Yield Disposable)

- Là thu nhập có thể sử dụng được


- Là khoản thu nhập sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế - HOÀN TOÀN
CÓ QUYỀN CHI TIÊU THEO SỞ THÍCH CÁ NHÂN.
Yd = Y – Tx + Tr = Y – (Tx – Tr) = Y - T

• Y: Tổng thu nhập


• Yd: Thu nhập khả dụng
• Tx: Tổng số thuế (trực thu: Td và gián thu: Ti)- số tiền dân cư trích ra nộp CF
• Tr: Chi chuyển nhượng (những người già được nhận trợ cấp lại)
• T: Thuế ròng – Thu nhập của CF:
Vd: CF thu từ thuế Tx =1000 tỷ, chi trợ cấp Tr = 100 tỷ suy ra T = 900 tỷ
Thu nhập khả dụng Yd (Yield Disposable)

Yd = C + S
• Tiêu dùng: C
• Tiết kiệm: S (saving): Là phần còn lại sau khi đã
tiêu dùng
∆Yd = ∆C + ∆S
(Yd tăng thì C & S tăng, Yd giảm thì C & S giảm)
∆Yd = 0 suy ra ∆C = - ∆S
(TN ko đổi thì tăng Td bao nhiêu sẽ giảm tiết kiệm
bấy nhiêu)
(3) Đầu tư của DN. ( I: Investment)
Là phần tiền mà các DN dùng mua sắm các tư liệu lao động mới, tạo ra từ
tài sản tư bản dưới dạng hiện vật như máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nó
được xem như một khoản bơm vào, vì lượng tiền này các DN nhận được
mà không bắt nguồn từ hộ gia đình

Bao gồm:
- Đầu tư mua sắm tài sản cố định: Máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng
- Đầu tư vào nhà ở (gồm cả các khoản chi tiêu mua nhà mới của các HGĐ).
- Đầu tư vào hàng tồn kho: nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm lưu kho v.v..

I = De + ∆I
- De (Depreciation): khấu hao – là khoản đầu tư để duy trì năng lực sx hiện có:
- ∆I (Đầu tư ròng ) - là khoản đầu tư để mở rộng năng lực sản xuất
(4) Chi tiêu của chính phủ - G (Government spending on goods
and services)

Là các khoản chi mua hàng hóa và dịch vụ của các cấp chính quyền địa
phương, bang và liên bang
Bao gồm:
-Chi thường xuyên (Cg).
-Chi đầu tư phát triển (Ig)

Chú ý : G không bao gồm các khoản chi thanh toán và chi chuyển nhượng (trợ cấp cho
người già, miễn giảm thuế)
Thu ngân sách
Thu NS = Các khoản thuế (Tx) – các khoản rò rỉ
Thuế. (T : Tax): Là nguồn thu chủ yếu của chính phủ để đáp ứng
nhu cầu chi tiêu công cộng.
Bao gồm:
-Thuế trực thu (Td:Direct Tax).
+ Gồm thuế TNCN, TNDN, thuế tài sản, thuế thừa kế, thuế lợi tức
- Thuế gián thu (Ti: Indirect Tax):
+ Là loại thuế gián tiếp thu trên TN của người tiêu dùng
+ Gồm thuế tài nguyên, thuế VAT, thuế TTĐB, Thuế xuất nhập khẩu,
thuế trước bạ…
(5) Xuất – Nhập khẩu ( X – M)

+ Xuất khẩu. (X: Export): Là lượng hh, dv sản xuất trong nước bán ra
nước ngoài.
Lượng HH và DV XK của 1 QG nhiều hay ít phụ thuộc bên NN quyết
định. X ko phụ thuộc vào sản lượng trong nước (X = X0 = const)
+ Nhập khẩu. (IM: Import): Là lượng hh, dv sản xuất ở nước ngoài được
mua về trong nước
+ Xuất khẩu ròng (Net Export)
NX = X – IM
+ Tiền lương (W: Wages)

+ Tiền lãi (i : interest)

+ Tiền thuê (R: Rental)

+ Doanh lợi (Pr: Profit)

+ Chuyển nhượng (Tr: Transfer)


III. Các phương pháp xác định GDP danh nghĩa theo
giá thị trường (GDPmp)

III.2. Sơ đồ chu chuyển kinh tế vĩ mô

+ Vßng bªn trong: khÐp kÝn cña c¸c yÕu tè vËt chÊt mang tÝnh
vËt thÓ

+ Vßng bªn ngoµi: di chuyÓn cña tiÒn


2.1. Sơ đồ chu chuyển kinh tế vĩ mô trong mô hình giản đơn

Chi tiªu Doanh thu


(= GDP) (= GDP)

Thị trường hàng


hóa và dịch vụ
Mua HH vµ DV B¸n HH vµ DV
cuèi cïng cuèi cïng

Hộ gia đình Các hãng


kinh doanh

Lao ®éng,
®Êt ®ai, vèn,
trinh ®é qu¶n ®Çu vµo SX

Thị trường các yếu tố
SX
Thu nhËp cña hé gia TiÒn l­¬ng, tiÒn thuª
®inh (= GDP) vµ lîi nhuËn – CPSX
(= GDP)
Với mô hình đơn giản trên,
Giả định
(1) Các hộ GĐ không có tích lũy
(2) Không có dự trữ hay tồn kho
(3) Việc quản lý hay sở hữu 1 DN cũng là một yếu tố sản xuất.
thì

Tổng giá trị sản xuất = Tổng chi tiêu = Tổng thu nhập
Mức hoạt động của NKT (GDP) được đo lường theo 3 cách:
 Tổng giá trị sản xuất hay sản lượng (Tổng GTGT)
 Tổng thu nhập từ các yếu tố sx
 Tổng chi tiêu cho hh, dv
2.2. Trong NKT mở thì

- Các DN bán sản phẩm cho nhau


- Các DN không bán hết SP
- Các HGĐ không chi tiêu hết thu nhập
- Có sự tương tác của Chính phủ và khu vực nước ngoài

Ngoài 3 tác nhân HGĐ, DN, CF còn có khu vực NN do đó có thêm khoản bơm
vào xuất khẩu và khoản rò rỉ nhập khẩu
+ XK là giá trị của toàn bộ lượng HH, DV sản xuất trong nước được các
nước khác mua
+ NK (M) là giá trị của toàn bộ lượng HH, DV sản xuất ở nước ngoài được
mua vào trong nước
X=1000
Người nước
I = De+S = 3000
ngoài

S = 500 Doanh thu


(= GDP)
Thị trường hàng hóa
IM =
dịch vụ
C = 5000 1000

G =2000
Td =1000 Ti =1500
Hé gia ChÝnhphñ
ChÝnh phñ C¸c h·ng
®inh Tr = 0 kinh doanh
Tr = 500

Thị trường các yếu tố


sản xuất
De =2500
W+i+r+Pr = 6000
III. Các phương pháp xác định GDP danh nghĩa theo giá thị trường GDPmp)

III.3. C¸c x¸c ®Þnh GDPmp

GDPmp = GDPfc + Ti
(fc: factors cost = các yếu tố chi phí)

P sản xuất (CF yếu tố)


- Không bao gồm thuế gián thu (Ti)
Cách 1: Phương pháp chi tiêu (PP theo luồng sản phẩm cuối cùng)

Chi tiêu để mua hh, dv được sx trong nước loại trừ chi tiêu hàng ngoại nhập và
chi tiêu không mua hh, dv.
- Dân cư: C – c (C: chi tiêu mua hh,dv; c: chi tiêu mua hh, dv ngoại nhập)
- DN: I – i: (I : chi đầu tư - mua mm, nhà xưởng, tăng hh trong kho; i: chi mua
hh ngoại nhập)
- CF: G - g: (G: chi mua hh công cộng phục vụ toàn XH – xây trường học, bênh
viện, vũ khí; g: chi mua vũ khí từ nước ngoài)
Lưu ý: Tr: chi trợ cấp của CF cho người già, người nghèo, cấp học bổng sv –
không mua hh,dv nên ko tính trong GDP
- Nước ngoài: X: giá trị hh, dv xuất khẩu – doanh thu XK
Cách 1: Ph­ương pháp chi tiêu (PP theo luồng sản phẩm cuối
cùng):

trong đó :
M = c + i + g : giá trị hàng hóa, dv nhập khẩu
X- M: XK ròng – Cán cân thương mại/ cán cân ngoại thương
Cách 2: Ph­ương pháp thu nhập (theo luồng chi phí)
Dân cư: Thu nhập bao gồm:
-lương - w
-tiền thuê mặt bằng, đất đai – R
- lãi suất cho vay vốn - i
-người nghèo, già nhận trợ cấp của CF – Tr

Các thành phần


trong NKT DN: thu nhập: - Bỏ chất xám (nhận lợi nhuận – Pr)
- TSCĐ (Khấu hao – De)

CF: thu từ thuế:


- Thuế gián thu – người mua hàng chịu (Ti)
- Thuế trực thu (Td)
Cách 2: Ph­ương pháp thu nhập (theo luồng chi phí)

GDPmp = (w + i + R + Tr) + (Pr + De) + (Ti + Td)

Lưu ý;
+ CF lấy từ thuế để chi trợ cấp (Tr), do đó Tr nằm trong Tx = Ti + Td.
Như vậy cần loại Tr trong công thức
+ Trong (w, R, i) chưa trừ thuế TNCN và trong Pr chưa trừ thuế TNDN
là Td. Do đó cần loại trừ Td trong công thức

GDPmp = (w + i + R) + (Pr + De) + Ti


Tính GDP theo pp chi tiêu
GDP = 5000 +3000 +2000 +1000 – 1000
=10.000

Tính GDP theo pp thu nhập


GDP = 6000 + 2500 + 1500

= 10.000
Cách 3: Ph­ương pháp giá trị gia tăng

GDP = Go – SP trung gian


(Go: Tổng sản phẩm.)

GDP =  VAi
*Ví dụ về sản xuất quần áo ở một Xí nghiệp may như sau:
Các công đoạn SX Doanh thu Chi phí NVL GTGT
(1000 đ) (1000đ) (1000đ)
1. Bông 20 0 20
2. Sợi 30 20 10
3. Vải 45 30 15
4. Quần áo 80 45 35
Tổng cộng 175 95 80

Nền kinh tế có 1000 công ty may mặc:


Tổng GTGT = 1000 x 80 = 80 000 (1000đ)
Vậy GDP = 80 000 (1000đ)
Bài tập
Bài số 1: Trong năm 2008 có số liệu thống kê sau:(đvt: tỷ đồng)
- Chi tiêu hộ gđ 200
- Tổng đầu tư
150 - Chi tiêu CP
100
- Đầu tư ròng
50 - Lãi vay 25

- Tiền lương - TN từ ytố XK 50


230 - TN từ ytố NK 100
- Tiền thuê - Thuế gián thu 50
35
- Lợi nhuận
Yêu cầu: tính- Xuất
GDPmp,
khẩu GNPmp, GDPfc,60
GNPfc
100
1. Theo phương pháp chi tiêu.
- Nhập khẩu
2. Theo phương
50 pháp thu nhập
Bài số 2: Trên lãnh thổ của một QG có các khoản hạch toán như sau: ĐVT: tỷ
đồng
- Tiền Lương : 500 - Lợi tức chủ doanh nghiệp 40
- Tiền thuê 30 - Lợi tức không chia 15
- Tiền lãi 20 - Thuế thu nhập doanh nghiệp 20
- Đầu tư 300 - Thuế giá trị gia tăng 25
- Đầu tư ròng 100 - Thuế tiêu thụ đặc biệt 10
- Lợi tức cổ phần 45 - Thuế tài nguyên 15
- Trợ cấp của chính phủ 100 - Thuế thu nhập cá nhân 60
- Thu nhập ròng từ nước ngoài -50
Yêu cầu:
1. Tính GDP danh nghĩa theo giá thị trường.
2. Tính GNP danh nghĩa theo giá thị trường
3. Tính thu nhập khả dụng.

You might also like