You are on page 1of 39

SẢN XUẤT VACXIN

I. Nguyên tắc phát triển vacxin phòng bệnh


II. Các bước cơ bản trong sản xuất vacxin
III. Tiêu chuẩn của vacxin
IV. Kiểm nghiệm vacxin
I. NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN VACXIN PHÒNG BỆNH

- Để đảm bảo sức khỏe tốt cho vật nuôi và thực hiện
thành công chương trình sức khỏe động vật, cần một
nguồn vacxin tinh khiết, an toàn, hiệu lực và có hiệu quả.
- Tất cả các vacxin thú y phải được sản xuất trong điều
kiện kiểm tra, giám sát cẩn thận. Những yêu cầu và
nguyên lý mô tả ở đây phù hợp với những tiêu chuẩn đã
phát hành để tạo ra một vacxin có chất lượng cao mà chất
lượng vacxin thú y lại dựa vào những nguyên liệu ban
đầu của quá trình sản xuất, nhà xưởng, thiết bị và cá
nhân con người có liên quan.
Sơ đồ nguyên tắc chung phát triển vaccin
Chủng gốc

Bất hoạt Nuôi cấy Giảm độc Tách dòng

Vaccin

Tinh sạch Ag Tinh sạch Ag Chủng n.độc Chủng

Bất hoạt Bất hoạt Nuôi cấy Nuôi cấy

Vaccin Vaccin Vaccin Vaccin


VACCIN SỐNG NHƯỢC ĐỘC
VACCIN BẤT HOẠT
VACCIN TÁI TỔ HỢP
VACCIN ĐỘC TỐ
I. NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN VACXIN PHÒNG BỆNH

1. Nhân sự: Tất cả các cá nhân làm việc trong cơ sở sản


xuất vacxin phải được đào tạo và nắm được những kiến
thức cơ bản của quá trình sản xuất, sau đó phải tiếp tục
được dự học những khóa học nâng cao phù hợp với
những yêu cầu kỹ thuật mới (ví dụ GMP).
2. Cơ sở vật chất: Các cơ sở sản xuất sử dụng để sản xuất
vacxin phải được thiết kế để đảm bảo độ tinh khiết của
sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất và sự an toàn cho
sức khỏe con người.
I. NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN VACXIN PHÒNG BỆNH

2. Cơ sở vật chất:
2.1. Cấu trúc cần đạt:
- Có thể dễ dàng rửa sạch.
- Có đầy đủ các phòng chuẩn bị riêng biệt.
- Đảm bảo thông gió tốt.
- Có đầy đủ nước nóng và lạnh sạch.
- Có phòng thay quần áo và các điều kiện tiện nghi khác
để người làm việc có thể không cần đi qua khu vực không
cần thiết cho hoạt động sản xuất của mình.
I. NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN VACXIN PHÒNG BỆNH

2. Cơ sở vật chất:
2.2. Cơ sở vật chất phải đảm bảo đầy đủ cho quá trình sản xuất:
- Khu vực bảo quản giống.
- Khu vực chuẩn bị dụng cụ và trang thiết bị.
- Khu vực chuẩn bị chất bổ trợ.
- Khu vực hình thành sản phẩm, ra chai, đông khô, làm
nút, dán nhãn, bảo quản sản phẩm cuối cùng.
- Khu vực kiểm nghiệm...
Mỗi hoạt động yêu cầu những diện tích riêng biệt. Tất
cả các phòng và hệ thống thông khí phải được thiết kế để
tránh tạp nhiễm từ các sản phẩm khác, từ con người và
trang thiết bị.
I. NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN VACXIN PHÒNG BỆNH

2. Cơ sở vật chất:
2.2. Cơ sở vật chất phải đảm bảo đầy đủ cho quá trình sản xuất:
- Các vi sinh vật có độc lực hoặc nguy hiểm phải được chuẩn
bị và bảo quản ở các phòng tách biệt; những vi sinh vật
dùng công cường độc cần phải bảo quản hoàn toàn biệt lập
với các chủng vacxin.
- Tất cả các trang thiết bị tiếp xúc với sản phẩm phải được
tiệt trùng theo các quy trình quy chuẩn.
- Cơ sở vật chất phải được thiết kế hạn chế tới mức tối đa
sự ô nhiễm môi trường.
- Tất cả các chất sử dụng trong quá trình sản xuất phải được
làm cho an toàn trước khi ra ngoài cơ sở sản xuất.
I. NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN VACXIN PHÒNG BỆNH

2. Cơ sở vật chất:
2.2. Cơ sở vật chất phải đảm bảo đầy đủ cho quá trình sản xuất:
- Nếu cấy chuyển các vi sinh vật có lây nhiễm cao, không
khí ô nhiễm cần phải xử lý để tránh làm lây lan mầm
bệnh. Con người phải đặc biệt tuân theo quy trình an
toàn như tắm, gội, tránh tiếp xúc với động vật mẫn cảm
sau khi ra khỏi cơ sở sản xuất.
- Chú ý rằng chất liệu và thiết kế cơ sở sản xuất có thể
thay đổi nhưng phải tuân thủ, đảm bảo mức tiêu chuẩn
của loại vacxin được sản xuất.
II. CÁC BƯỚC CƠ BẢN TRONG SẢN XUẤT VACXIN
Những yếu tố đầu tiên cho việc sản xuất vacxin đạt hiệu
quả là:
- Có những quy trình thao tác chung viết bằng văn bản.
- Có hướng dẫn về sản xuất rõ ràng cho từng loại vacxin
được sản xuất.
- Sự tôn trọng triệt để các hướng dẫn trên trong quá trình
sản xuất.
Các bước sản xuất vacxin bao gồm:
1. Lập kế hoạch
2. Tài liệu của quy trình sản xuất
3. Sản xuất vacxin
II. CÁC BƯỚC CƠ BẢN TRONG SẢN XUẤT VACXIN
1. Lập kế hoạch: Mỗi loại vacxin được sản xuất trong một cơ
sở phải có kế hoạch sản xuất chi tiết mô tả các bước của quy
trình, số lượng sản phẩm cần sản xuất, thời gian tiến hành...
Nói chung kế hoạch được lập là tài liệu trong quy trình sản
xuất chuẩn được chi tiết hóa.
2. Tài liệu của quy trình sản xuất: Cần có quy trình kỹ thuật
chi tiết là tài liệu sản xuất cho mỗi loại vacxin. Tài liệu phải
nêu rõ nguyên lý sản xuất, các công đoạn sản xuất và
phương pháp kiểm tra sản phẩm sau mỗi công đoạn:
- Quy trình nhân giống sản xuất (working seed);
- Trình tự sản xuất;
- Kiểm nghiệm sản phẩm
Mỗi công đoạn đều phải mô tả chi tiết các thao tác kỹ
thuật, phương pháp đánh giá sản phẩm của công đoạn.
II. CÁC BƯỚC CƠ BẢN TRONG SẢN XUẤT VACXIN
3. Sản xuất vacxin:
3.1. Quá trình nhân giữ giống gốc (Master seed)
- Mỗi loại vacxin được sản xuất từ một giống vi sinh vật
gốc, giống vi sinh vật này qua quá trình tuyển chọn, có đủ
các đặc tính sinh học đạt yêu cầu dùng để làm giống cho
quá trình sản xuất vacxin, giống gốc phải có lý lịch rõ ràng,
đặc biệt phải có các thông số về nguồn gốc, các chỉ số sinh
học, có quy trình nhân giống và bảo quản.
- Khi sản xuất giống gốc, nên sản xuất các mẻ đơn rồi trộn
lẫn với nhau để tạo thành một mẻ lớn. Giống gốc nên
được đông khô rồi bảo quản ở nhiệt độ thích hợp để duy
trì sự sống.
II. CÁC BƯỚC CƠ BẢN TRONG SẢN XUẤT VACXIN
3. Sản xuất vacxin:
3.1. Quá trình nhân giữ giống gốc (Master seed)
- Mỗi giống gốc cần được kiểm tra sự đồng nhất, an
toàn và hiệu lực, độ tinh khiết cần được kiểm tra để
đảm bảo giống không lẫn vi khuẩn, nấm, Mycoplasma và
virus ngoại lai.
- Cần chú ý rằng việc sử dụng một giống gốc và số lần
cấy chuyển giới hạn sẽ giúp duy trì sự đồng nhất và tính
ổn định của sản phẩm vacxin.
II. CÁC BƯỚC CƠ BẢN TRONG SẢN XUẤT VACXIN
3. Sản xuất vacxin:
3.2. Nhân giống sản xuất (working seed)
- Giống sản xuất là giống dùng để tạo ra sản phẩm vacxin.
Tùy quy mô sản xuất mà phải nhân giống sản xuất tới một số
lượng nào đó cho phù hợp.
- Giống sản xuất được tạo ra từ giống gốc bằng cách cấy
chuyển tiếp nhưng không quá 5 - 10 lần. Số lần cấy chuyển
tiếp có thể được xác định qua dữ liệu và được thiết lập cho
phù hợp trong từng trường hợp cũng nhằm duy trì sự đồng
nhất và tính ổn định của vacxin.
II. CÁC BƯỚC CƠ BẢN TRONG SẢN XUẤT VACXIN
3. Sản xuất vacxin:
3.3. Chuẩn bị nguyên vật liệu và môi trường nuôi cấy
- Nguyên vật liệu, hóa chất: Chi tiết và nguồn gốc của tất cả
các thành phần trong sản phẩm như hóa chất, nguyên vật
liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất vacxin phải đảm
bảo yêu cầu kỹ thuật và phải được phê chuẩn của cơ quan
cấp giấy chứng nhận có thẩm quyền quốc gia
- Chuẩn bị môi trường nuôi cấy:
+ Vacxin virus: Môi trường nuôi cấy thường là: Phôi trứng,
Môi trường nuôi cấy tế bào.
+ Vacxin vi khuẩn: Dù là vacxin vi khuẩn nhược độc hay vô
hoạt, bước đầu người ta đều cấy giống sản xuất vào môi
trường sản xuất vacxin và nuôi ở 370C trong các bình nuôi
cấy hoặc các thiết bị lên men sục khí.
II. CÁC BƯỚC CƠ BẢN TRONG SẢN XUẤT VACXIN
4. Vệ sinh khu vực sản xuất:
4.1. Mục đích
Đảm bảo yêu cầu vô trùng về nhà xưởng, trang thiết bị trong
khu vực sản xuất trước và sau khi sản xuất, đặc biệt là
phòng vô trùng, nơi thực hiện những thao tác kỹ thuật chính
trong nuôi cấy, san, chia môi trường và chế phẩm
4.2. Thực hiện
* Trước khi làm việc 1 ngày cần tiến hành:
- Lau box vô trùng bằng gạc vô trùng có tẩm cồn 70 0
- Hút bụi sàn nhà, lau sàn nhà 2 lần, lần 1 bằng nước cất, lần
2 bằng dung dịch sát trùng thích hợp.
- Bật máy hút ẩm.
- Bật đèn tử ngoại 30 phút trước khi vào phòng làm việc.
- Kiểm tra vô trùng bằng phương pháp đặt đĩa thạch.
II. CÁC BƯỚC CƠ BẢN TRONG SẢN XUẤT VACXIN
4. Vệ sinh khu vực sản xuất:
4.2. Thực hiện
* Sau khi làm việc:
- Lau box vô trùng bằng gạc vô trùng có tẩm cồn 70 0
- Lau các dụng cụ thường dùng (dao, kéo, panh, kẹp...) và
bàn làm việc bằng gạc tẩm cồn 700
- Hút bụi sàn nhà, lau sàn 2 lần.
- Hút ẩm
- Bật đèn tử ngoại
* Một tuần tổng vệ sinh toàn bộ nhà xưởng như hút bụi, lau
sàn, dụng cụ thường dùng và bàn làm việc, cửa kính.
II. CÁC BƯỚC CƠ BẢN TRONG SẢN XUẤT VACXIN
4. Vệ sinh khu vực sản xuất:
4.2. Thực hiện
* Xông phòng hàng quý hoặc trước khi vào đợt sản xuất
mới.
- Sau khi vệ sinh toàn bộ khu vực sản xuất, dùng
Formaldehyd 40% để khử trùng.
- Liều lượng: 35ml Formol + 17,5g KMnO4/m3 không
khí, thời gian xông 48 giờ.
- Trung hòa bằng Amonhydroxyt 0,5 ml/m3 không khí.
- Kiểm tra vô trùng bằng phương pháp đặt đĩa thạch.
Sơ đồ các bước cơ bản phát triển vaccin

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG VÀ XUÁT XƯỞNG

PHA CHẾ VÀ HOÀN THIỆN SẢN PHẨM

BẤT HOẠT CÁC CHỦNG VI SINH VẬT

TINH SẠCH CÁC CHỦNG, KHÁNG NGUYÊN

NUÔI CẤY CÁC CHỦNG SẢN XUẤT VACCINE

LỰC CHỌN CHỦNG SẢN XUẤT VACCINE


III. TIÊU CHUẨN CỦA VACXIN
1. Hai tiêu chuẩn cơ bản nhất của vắc-xin là an toàn và
hiệu lực:
1.1. An toàn:
- Sau khi sản xuất vắc-xin phải được cơ quan kiểm định
nhà nước kiểm tra chặt chẽ về mặt vô trùng, thuần khiết
và không độc.
- Vô trùng: không được nhiễm các vi sinh vật khác.
- Thuần khiết: không được lẫn các thành phần kháng
nguyên khác có thê gây ra các phản ứng phụ.
- Không độc: liều sử dụng phải thấp hơn rất nhiều so với
liều gây độc.
III. TIÊU CHUẨN CỦA VACXIN
1. Hai tiêu chuẩn cơ bản nhất của vắc-xin là an toàn và hiệu lực:
1.2. Hiệu lực:
- Vắc-xin có hiệu lực lớn là vắc-xin gây được miễn dịch ở mức độ
cao và tồn tại lâu. Hiệu lực gây miễn dịch của vắc-xin trước hết
được đánh giá trên động vật thí nghiệm, sau đó trên thực địa.
- Trên động vật thí nghiệm: đánh giá mức độ đáp ứng miễn dịch sau
tiêm chủng vắc-xin và đánh giá hiệu lực bảo vệ lô động vật đã được
tiêm chủng khi chúng được thử thách bằng vi sinh vật gây bệnh.
- Thử nghiệm trên thực địa: vắc-xin được tiêm chủng cho một
cộng đồng, theo dõi thống kê tất cả các phản ứng phụ và đánh giá
khả năng bảo vệ khi mùa dịch tới.
Ngoài 2 tiêu chuẩn trên, người ta còn quan tâm đến giá thành và
tính thuận lợi khi tiến hành tiêm chủng.
III. TIÊU CHUẨN CỦA VACXIN
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự đáp ứng miễn dịch đối
với vắc-xin:
2.1. Tính kháng nguyên của vắc-xin:
- Tính kháng nguyên phụ thuộc vào bản chất hóa học
(protein, polysaccharid,...), phân tử lượng (cao hay thấp),
cấu trúc hóa học (phức tạp hay đơn giản). Nói một cách
khái quát thì tính kháng nguyên càng cao khi nó càng “lạ”
đối với cơ thể.
2.2. Liều lượng:
- Liều lượng quá thấp không đủ kích thích cơ thể sinh miễn
dịch. Ngược lại, nếu liều lượng quá cao sẽ dẫn đến tình
trạng dung nạp miễn dịch.
III. TIÊU CHUẨN CỦA VACXIN
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự đáp ứng miễn dịch đối
với vắc-xin:
2.3. Đường đưa vắc-xin vào cơ thể:
- Mỗi loại vắc-xin được đưa vào cơ thể theo một đường
thích hợp. Những vắc-xin bị phá hủy bởi dịch dạ dày, dịch
ruột thì không đưa vào cơ thể bằng đường uống; những
vắc-xin nhằm kích thích miễn dịch tiết tại chỗ thì không
đưa vào cơ thể bằng đường tiêm.
- Vắc-xin không được sử dụng đúng đường không những
không tạo được miễn dịch mà còn có thể gây ra những
tác dụng không mong muốn nguy hiểm.
III. TIÊU CHUẨN CỦA VACXIN
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự đáp ứng miễn dịch đối
với vắc-xin:
2.4. Chất phụ gia miễn dịch (Immunological Adjuvant):
có 2 tác dụng
- Làm cho vắc-xin giáng hóa chậm, vì vậy có thể giảm
được lượng vắc-xin và giảm số lần tiêm chủng.
- Làm tăng sự kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch.
Chất phụ gia miễn dịch thường được sử dụng là các hợp
chất của nhôm (aluminum hydroxy de, aluminum
phosphate).
III. TIÊU CHUẨN CỦA VACXIN
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự đáp ứng miễn dịch đối
với vắc-xin:
2.5. Kháng thể mẹ truyền:
- Sự tồn tại một lượng nhỏ kháng thể mẹ truyền cũng có
thể ức chế sự đáp ứng kháng thể đối với kháng nguyên
tương ứng.
2.6. Tình trạng của chủ thể:
- Cơ thể chỉ đáp ứng tốt với vắc-xin khi bộ máy miễn
dịch hoàn chỉnh. Tình trạng dinh dưỡng kém cũng hạn
chế mức độ đáp ứng miễn dịch. Điều này không có nghĩa
là hạn chế tiêm chủng cho trẻ em suy dinh dưỡng, trái
lại còn phải quan tâm hơn.
IV. KIỂM NGHIỆM VACXIN
1. Tiêu chuẩn của một phòng kiểm nghiệm vacxin:
- Phòng kiểm nghiệm vacxin vi khuẩn, virus và pha chế môi trường phải
tách rời nhau.
- Thiết bị và máy móc phục vụ cho các khâu kiểm nghiệm phải đầy đủ và
đạt tiêu chuẩn quy định.
- Thiết kế phù hợp, dễ vệ sinh, sàn và tường không thấm nước và chịu
được hóa chất.
- Có các buồng an toàn về vi sinh vật bảo vệ được sản phẩm và người
thao tác.
- Có hệ thống thông gió tốt và an toàn.
- Trang thiết bị bảo hộ tốt.
- Phải có khu nhà nuôi động vật thí nghiệm bao gồm: Nhà nuôi gia cầm;
Nhà nuôi gia súc nhỏ; Nhà nuôi gia súc lớn. (Mỗi nhà nuôi này có hai khu
tách biệt dành cho kiểm nghiệm vacxin vi khuẩn và vacxin virus; Kết cấu
của nhà nuôi phải đảm bảo an toàn sinh học; Hệ thống nước thải phải
được xử lý an toàn sinh học trước khi thải ra ngoài khu vực).
IV. KIỂM NGHIỆM VACXIN
2. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm vacxin:
- Độ thuần khiết.
- An toàn.
- Hiệu lực.
3. Phương pháp kiểm nghiệm:
3.1. Lấy mẫu và bảo quản mẫu:
- Mẫu kiểm nghiệm là các đơn vị sản phẩm được lấy ra từ các lô
vacxin để tiến hành kiểm nghiệm trước khi xuất ra sử dụng và lưu
giữ trong thời gian bảo quản của vacxin để giải quyết các tranh
chấp nếu có.
- Mẫu phải có tính đại diện, lấy ngẫu nhiên tỷ lệ quy định và được
bảo quản trong điều kiện phù hợp và an toàn, khi đến phòng kiểm
nghiệm phải được tiến hành ngay các thủ tục kiểm nghiệm trong
thời gian ngắn nhất.
IV. KIỂM NGHIỆM VACXIN
3. Phương pháp kiểm nghiệm:
3.2. Các phương pháp kiểm nghiệm:
- Kiểm tra độ thuần khiết: Các phương pháp sử dụng để đảm bảo
độ tinh sạch của sản phẩm thay đổi tùy theo bản chất của sản
phẩm, được mô tả chi tiết trong quy trình kiểm nghiệm hoặc trong
quy trình sản xuất của từng loại vacxin (tiêu chuẩn kiểm nghiệm cơ
sở).
- Xác định virus ngoại lai: Tùy theo yêu cầu kiểm tra loại virus ngoại
lai, dựa vào đặc tính của virus mà lựa chọn những phương pháp
thích hợp.
- Kiểm tra độ an toàn: An toàn là chỉ tiêu quan trọng của một loại
vacxin. Xác định qua nhiều bước thử trong phòng thí nghiệm, trên
thực địa, ở quy mô nhỏ và đại trà.
- Kiểm tra khả năng tăng độc lực: thực hiện với các loại vacxin sống.
IV. KIỂM NGHIỆM VACXIN
3. Phương pháp kiểm nghiệm:
3.2. Các phương pháp kiểm nghiệm:
- Kiểm tra nguy cơ với môi trường: Vacxin sống có thể bài thải, làm
lây lan cho động vật mẫn cảm hoặc không mẫn cảm và gây hại cho
môi trường.
- Kiểm tra tính an toàn của vacxin trước khi sử dụng cho động vật:
Các kiểm tra an toàn với một lô sản phẩm vacxin thường được tiến
hành bằng cách tiêm cho động vật thí nghiệm (chuột nhắt, chuột
lang, mèo, chó, lợn, gia cầm) hoặc cho bản động vật tùy theo quy
trình chỉ dẫn.
- Kiểm tra hiệu lực: là yêu cầu cần thiết đối với mỗi lô sản xuất.
- Phương pháp công cường độc: phải có giống vi sinh vật cường độc
tiêu chuẩn có các chỉ số sinh học ổn định, đặc biệt là chỉ số LD50 với
bản động vật và động vật thí nghiệm thay thế.
IV. KIỂM NGHIỆM VACXIN
3. Phương pháp kiểm nghiệm:
3.2. Các phương pháp kiểm nghiệm:
- Các phương pháp thử hiệu lực thay thế:
+ Phương pháp thử hiệu lực lâm sàng: dùng để thiết lập
hiệu lực khi các nghiên cứu công cường độc không thể
thực hiện được. Ở một số loại vacxin, yêu cầu xác định
hiệu lực bằng cả hai phương pháp: thử nghiệm hiệu lực
trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm lâm sàng.
IV. KIỂM NGHIỆM VACXIN
3. Phương pháp kiểm nghiệm:
3.2. Các phương pháp kiểm nghiệm:
- Các phương pháp thử hiệu lực thay thế:
+ Định lượng kháng nguyên: Với một số loại vacxin, việc đánh giá hiệu lực
có thể được thực hiện bằng phương pháp định lượng kháng nguyên. Với
vacxin vi khuẩn, tiến hành đếm số lượng vi khuẩn. Số lượng vi khuẩn đếm
được trong 1 đơn vị dung tích của vacxin (ml) phải đủ lớn để có thể gây
miễn dịch bảo hộ và trong bất cứ khoảng thời gian nào trước khi hết hạn
sử dụng thì số lượng vi khuẩn đếm được phải bằng hoặc lớn hơn số
lượng vi khuẩn tối thiểu đủ khả năng gây miễn dịch.
+ Định lượng kháng thể trong huyết thanh: Tiêm vacxin cho động vật thí
nghiệm, tại thời điểm có miễn dịch chắc chắn, tiến hành lấy mẫu huyết
thanh để định lượng kháng thể. Thông qua chỉ số trung hoà (NI) hoặc hiệu
giá của phản ứng HI (với virus gây ngưng kết hồng cầu) để đánh giá hiệu
lực của vacxin.
IV. KIỂM NGHIỆM VACXIN
4. Các kiểm tra khác:
Tùy theo loại vacxin được sản xuất, một số kiểm tra nhất
định cần được thực hiện. Các kiểm tra này có thể bao gồm:
- Độ ẩm trong vacxin đông khô.
- Mức độ chất không hoạt động còn lại trong sản phẩm vô hoạt.
- Độ pH.
- Mức độ chất bảo quản và lượng kháng sinh tối đa cho phép.
- Độ ổn định về tính chất vật lý của chất bổ trợ.
- Mức chân không trong vacxin đông khô.
Thank you

You might also like