You are on page 1of 30

LUYỆN ĐOẠN

VĂN NGHỊ LUẬN


XÃ HỘI 200 CHỮ
SỐ 4 – 5 -6
Trình bày quan điểm của em

ĐỀ 4 về ý kiến sau: Mỗi người


cần có chính kiến của bản
thân trước sự tác động của
thế giới bên ngoài
Đề 4: Trình bày quan điểm của em về ý kiến sau: Mỗi người cần có
chính kiến của bản thân trước sự tác động của thế giới bên ngoài

Dàn ý

Mở đoạn Thân đoạn Kết đoạn


Đề 4: Trình bày quan điểm của em về ý kiến sau: Mỗi người cần có
chính kiến của bản thân trước sự tác động của thế giới bên ngoài

Dàn ý

1. Mở đoạn
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Mỗi
người cần có chính kiến của bản
thân trước sự tác động của thế giới
bên ngoài.
Đề 4: Trình bày quan điểm của em về ý kiến sau: Mỗi người cần có
chính kiến của bản thân trước sự tác động của thế giới bên ngoài

Dàn ý
2. Thân đoạn
a. Giải thích
Câu nói mang ý nghĩa: mỗi người sinh ra có những đặc điểm
riêng, sứ mệnh riêng, chúng ta không nên nhòm ngó cuộc sống
của người khác hoặc cố gắng trở thành ai đó cả.
Đề 4: Trình bày quan điểm của em về ý kiến sau: Mỗi người cần có
chính kiến của bản thân trước sự tác động của thế giới bên ngoài

Dàn ý
2. Thân đoạn
b. Phân tích
♦ Mỗi con người sinh ra đều có khuôn mặt khác nhau, hoàn cảnh
riêng, điều kiện sống khác nhau từ đó hình thành những tính cách,
suy nghĩ khác nhau. Chính vì những sự khác nhau này tạo nên đặc
điểm nhận dạng riêng biệt của người đó.
♦ Nếu xã hội này ai cũng phấn đấu đến một hình tượng chung, một
tính cách chung mà không là chính mình sẽ khiến cho xã hội trở nên
một màu, khó có thể phát triển bản thân và xã hội.
♦ Xã hội phát triển là do sự khác biệt của con người tạo nên, mỗi
người một cá tính góp phần làm cho cuộc sống muôn màu muôn vẻ
hơn.
Đề 4: Trình bày quan điểm của em về ý kiến sau: Mỗi người cần có
chính kiến của bản thân trước sự tác động của thế giới bên ngoài

Dàn ý
2. Thân đoạn
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống là chính mình,
tự tin về bản thân mình và đạt được nhiều thành công để minh họa
cho bài làm của mình.
d. Phản biện
Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người tự ti vào bản thân, hay soi
xét cuộc sống của người khác và cố gắng trở thành bản sao của
người nào đó. Lại có những người vì tham vọng của bản thân mà
đánh mất chính mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn
phê phán, chỉ trích.
Đề 4: Trình bày quan điểm của em về ý kiến sau: Mỗi người cần có
chính kiến của bản thân trước sự tác động của thế giới bên ngoài

Dàn ý

3. Kết đoạn
Khái quát lại vấn đề nghị luận: Mỗi người cần có chính kiến
của bản thân trước sự tác động của thế giới bên ngoài; đồng
thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình.
Đề 4: Trình bày quan điểm của em về ý kiến sau: Mỗi người cần có
chính kiến của bản thân trước sự tác động của thế giới bên ngoài

Bài làm mẫu


“Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” Câu ca
dao gợi cho ta nhiều suy ngẫm về chính kiến của bản thân trước tác động
của thế giới bên ngoài. Vậy chính kiến là gì và nó có vai trò như thế nào
trong cuộc sống? Chính kiến là quan điểm, là lập trường. Người có chính
kiến là người có lập trường riêng, không dễ bị dao động hay bị ảnh hưởng
bởi lời nói, hành động của người khác. Và ngược lại, người không có chính
kiến riêng sẽ dễ dàng bị cuốn theo những lời nhận xét đánh giá, hay tự làm
bản thân bị căng thẳng, bối bời. Chính kiến hay việc giữ vững lập trường
chính là một điều vô cùng quan trọng, là điểm tựa để ta thực hiện những dự
định, ước mơ, nó giúp ta luôn có một tinh thần minh mẫn và tỉnh táo, không
bị áp lực khi lúc nào, làm việc gì cũng phải suy nghĩ xem người khác nghĩ gì
về mình, về việc làm của mình.
Đề 4: Trình bày quan điểm của em về ý kiến sau: Mỗi người cần có
chính kiến của bản thân trước sự tác động của thế giới bên ngoài

Bài làm mẫu


Trong mỗi vấn đề, mỗi người đều có những suy nghĩ, những nhận định riêng
bởi vì họ có những góc nhìn khác nhau về những khía cạnh khác nhau của
vấn đề. Chính vì vậy nên chính kiến của bản thân trước những tác động của
thế giới bên ngoài là rất cần thiết. Tuy nhiên, đừng bị nhầm lẫn có chính kiến
riêng với lối sống “bảo thủ”, không chịu nghe ý kiến từ người khác, lúc nào
cũng coi ý kiến của mình đưa ra là đúng, là hay nhất. Bởi đôi khi, ta phải biết
lắng nghe, biết nhìn nhận để thấy được quan điểm của mình có thật sự đúng
đắn. Chính vì vậy, dù ta đang đi học, đi làm hay ở bất cứ vị trí nào trong xã
hội thì bản thân mỗi người đều phải có lập trường vững vàng, và hãy biết
tiếp thu những ý kiến của người khác một cách thông minh, sử dụng trí tuệ
để phân biệt rõ đúng sai mà điều chỉnh cho phù hợp.
Trình bày quan điểm của em

ĐỀ 5 về ý kiến sau: Sự ham muốn vô


độ về tiền bạc sẽ đẩy con người
vào chỗ sa đọa về tâm hồn.
Trình bày quan điểm của em về ý kiến sau: Sự ham muốn vô độ về
tiền bạc sẽ đẩy con người vào chỗ sa đọa về tâm hồn.

Dàn ý

Mở đoạn Thân đoạn Kết đoạn


Đề 5: Trình bày quan điểm của em về ý kiến sau: Sự ham muốn vô độ
về tiền bạc sẽ đẩy con người vào chỗ sa đọa về tâm hồn.

Dàn ý 1. Mở đoạn

- Những quan điểm về tiền


trong xã hội hiện nay.
- Dẫn vào vấn đề: "Sự ham
muốn vô độ về tiền bạc sẽ đẩy
con người vào chỗ sa đọa về
tâm hồn".
Đề 5: Trình bày quan điểm của em về ý kiến sau: Sự ham muốn vô độ
về tiền bạc sẽ đẩy con người vào chỗ sa đọa về tâm hồn.

Dàn ý 2. Thân đoạn


a. Khái niệm về tiền:
- Tiền là thước đo vật chất trong xã hội loài người, chúng được
quy ước và ban hành bởi nhà nước bằng những đạo luật quản lý
vô cùng nghiêm ngặt.
- Tiền là sản phẩm tất yếu trong quá trình phát triển của xã hội,
có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế.
=> Con người ngày càng ý thức được tầm quan trọng của tiền
nên ngày càng nỗ lực, phấn đấu làm ra tài sản, của cải để chứng
minh năng lực và thành tựu của bản thân.
Đề 5: Trình bày quan điểm của em về ý kiến sau: Sự ham muốn vô độ
về tiền bạc sẽ đẩy con người vào chỗ sa đọa về tâm hồn.

Dàn ý 2. Thân đoạn


b. Bàn luận:
* Sự phấn đấu, nỗ lực hết mình dùng tài năng của bản
thân để tạo ra của cải vật chất, để trở nên có vị thế trong
xã hội đó là một việc làm đúng đắn, là một con đường
mà dường như người trẻ nào cũng hướng tới.
* Thế nhưng không phải mọi nỗ lực kiếm tiền đều là
đúng đắn
Đề 5: Trình bày quan điểm của em về ý kiến sau: Sự ham muốn vô độ
về tiền bạc sẽ đẩy con người vào chỗ sa đọa về tâm hồn.

Dàn ý 2. Thân đoạn


b. Bàn luận:
- Sức cám dỗ của tiền tài quá lớn, bởi nó giá trị của nó quá mức
hấp dẫn, những người yếu lòng, tâm không đoan chính thì dễ đi
vào cung đường tội lỗi hơn cả, họ bị tiền che mờ con mắt, mà
bán rẻ lương tâm làm những việc thương thiên hại lý, mất hết
nhân tính.
- Vì tiền mà giết người, lừa đảo, tham nhũng,... làm rối
loạn trật tự xã hội, ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất
nước.
Đề 5: Trình bày quan điểm của em về ý kiến sau: Sự ham muốn vô độ
về tiền bạc sẽ đẩy con người vào chỗ sa đọa về tâm hồn.

Dàn ý 2. Thân đoạn


b. Bàn luận:
- Một bộ phận giới trẻ dường như coi đồng tiền là tất cả,
tiền quan trọng hơn tình thân, tình yêu, tình bạn, họ
quay cuồng trong việc kiếm tiền và bỏ qua tất cả những
giá trị tinh thần khác, dần đà con người bỗng trở nên
lạnh lùng vô cảm, giống như chính cái mà họ đang theo
đuổi - đồng tiền.
Đề 5: Trình bày quan điểm của em về ý kiến sau: Sự ham muốn vô độ
về tiền bạc sẽ đẩy con người vào chỗ sa đọa về tâm hồn.

Dàn ý 2. Thân đoạn


d. Lời khuyên:
- Phấn đấu để cho mình một cuộc sống tốt hơn là đúng, nhưng
ít ra bạn cũng nên giữ lại cho mình một tâm hồn tươi đẹp, đừng
để những cái tiêu cực của đồng tiền làm lạnh lẽo, sa đọa.

- Thế hệ trẻ như chúng ta hãy cố gắng hết mình cho cuộc sống
bằng những con đường đúng đắn, tiền kiếm bao nhiêu cũng
không bao giờ là nhiều, quan trọng là bản thân chúng ta thấy
đủ và cảm thấy hạnh phúc vì điều ấy.
Đề 5: Trình bày quan điểm của em về ý kiến sau: Sự ham muốn vô độ
về tiền bạc sẽ đẩy con người vào chỗ sa đọa về tâm hồn.

Dàn ý 3. Kết đoạn

Nêu suy nghĩ cá nhân.


Đề 5: Trình bày quan điểm của em về ý kiến sau: Sự ham muốn
vô độ về tiền bạc sẽ đẩy con người vào chỗ sa đọa về tâm hồn.
Bài làm mẫu
Tiền bạc luôn là thứ quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của chúng ta.
Nhưng coi nó là tất cả thì thực sự là một sai lầm. Có ý kiến cho rằng: Sự
ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ đẩy con người vào chỗ sa đọa tâm hồn.
Đúng vậy, sống trên đời này ai cũng cần tiền bạc. Nó là thứ giúp chúng ta
sống có mục tiêu, có động lực, giúp chúng ta có điều kiện tốt hơn về vật
chất, thậm chí giải tỏa về tinh thần. Tiền bạc có ý nghĩa lớn thật đấy, nhưng
không có nghĩa là nó được đặt lên hàng đầu. Tiền bạc là điều chúng ta
muốn nhưng ham muốn vô độ về nó lại trở thành sự sa đọa về tâm hồn.
Bạn thực sự muốn có nhiều tiền, không lao động nghiêm túc, đúng đắn và
phù hợp với pháp luật bạn sẽ dần đánh mất đi tâm hồn mình. Chúng ta đã
chứng kiến cảnh đau lòng khi những kẻ máu lạnh sẵn sàng giết hàng loạt
người để cướp vàng, cướp tiền. Chúng ta cũng xót xa vì cảnh những đứa
con sẵn sàng vì tiền mà chà đạp lên lòng hiếu thảo, bỏ mặc cha mẹ mình.
Đề 5: Trình bày quan điểm của em về ý kiến sau: Sự ham muốn
vô độ về tiền bạc sẽ đẩy con người vào chỗ sa đọa về tâm hồn.
Bài làm mẫu
Chúng ta cũng đầy phẫn nộ vì những kẻ tham ô, nhũng nhiễu vì tiền mà bất
chấp lương tâm của mình hủy hoại xã hội, làm khổ dân... Còn nhiều lắm
những bài học đắt giá về tiền mà chỉ trải qua mới thấy thấm thía. Nhưng
đáng sợ hơn cả là nó làm bản chất con người thay đổi. Có người cho rằng
đồng tiền không phải dao nhưng nó lại rất sắc, có thể cắt cứa được nhiều
thứ, trong đó có thể băm vằm, xé nát tâm hồn bạn. Việc ham muốn tiền bạc
vô độ là điều đáng lên án, phê phán. Sức hủy hoại con người của nó quá lớn,
đặc biệt sự tha hóa về nhân cách con người mà khó có thể nào lấy lại được.
Cái gì cũng có giá, tiền bạc là thứ dùng để trả giá nhưng cái giá của đồng
tiền có khi lại đánh đổi bằng những thứ mà bao nhiêu tiền không thể cứu vãn
được. Hãy biến tiền thành phương tiện sống, chứ không phải mục đích sống
các bạn nhé!
Trình bày quan điểm của em

ĐỀ 6 về ý kiến sau: Kẻ cơ hội thì nôn


nóng tạo ra thành tích, người
chân chính thì kiên nhẫn lập nên
thành tựu
Đề 6: Trình bày quan điểm của em về ý kiến sau: Kẻ cơ hội thì nôn
nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu

Dàn ý

Mở đoạn Thân đoạn Kết đoạn


Đề 6: Trình bày quan điểm của em về ý kiến sau: Kẻ cơ hội thì nôn nóng
tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu.

1. Mở đoạn
DÀN Ý Dẫn dắt vấn đề: Trong cuộc sống có
người nỗ lực, phấn đấu hết mình vì mục
đích để đạt được những thành tựu, song
cũng có những kẻ ngồi không vẫn muốn
có thành tích, vẫn muốn có kết quả tốt.
Đề 6: Trình bày quan điểm của em về ý kiến sau: Kẻ cơ hội thì nôn nóng
tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu.

2. Thân đoạn
- Giải thích:

DÀN Ý + "Kẻ cơ hội" là những kẻ lợi dụng từng thời


điểm, chực chờ những kẻ hở trong công việc để
chớp lấy thời cơ bất kể hành động đó là đúng
hay sai mà nhận lấy thành tích.
+ "Người chân chính" là những người đàng
hoàng, tử tế, chính trực, họ làm mọi việc bằng
chính sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản
thân.
Đề 6: Trình bày quan điểm của em về ý kiến sau: Kẻ cơ hội thì nôn nóng
tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu.

2. Thân đoạn
- Biểu hiện của người chân chính.
DÀN Ý - Biểu hiện của kẻ cơ hội.
- Bàn luận, mở rộng vấn đề.
Đề 6: Trình bày quan điểm của em về ý kiến sau: Kẻ cơ hội thì nôn nóng
tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu.

3. Kết đoạn
* Nêu suy nghĩ cá nhân.
DÀN Ý Chúng ta, là những học sinh ngồi trên ghế nhà
trường, phải không ngừng phấn đấu hơn nữa,
học tập, rèn luyện, sống thật tốt, thất có ích và
quyết tâm tạo nên những thành tựu tốt đẹp, cao
cả. Hãy là những con người chân chính trong
một xã hội văn minh.
Đề 6: Trình bày quan điểm của em về ý kiến sau: Kẻ cơ hội thì nôn nóng
tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu.

Bài làm mẫu


Nói trong cuộc sống này, ai không mơ ước mình đạt được thành công thì thật không
đúng! Bất kỳ người nào cũng hi vọng mình sẽ làm được điều gì đó để khẳng định cho
bản thân. Nhưng không phải thành công nào cũng đáng để chúng ta trân trọng. Giống
như quan điểm: Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên
nhẫn lập nên thành tựu. Thành tích và thành tựu thực chất là hai khái niệm chỉ thành
công mà người nào đó đặt ra mong đạt được. Tuy nhiên, thành tích thì chỉ cần trong
một khoảng thời gian ngắn, nhưng thành tựu thì cần một thời gian dài, có người cả
đời mới tạo lập được. Có lẽ bởi vậy mà con người thích tạo ra được thành tích hơn,
để dễ dàng khẳng định mình và coi đó là thành công của cuộc đời. Nhưng mấy ai biết
rằng, vì thành tích mà con người trở thành những kẻ chạy đua vòng danh lợi. Ai ai
cũng bon chen tạo cho mình một cái dấu mốc đáng nể trong đời nên đã bỏ qua những
điều chân chính, biến mình thành những người cơ hội.
Đề 6: Trình bày quan điểm của em về ý kiến sau: Kẻ cơ hội thì nôn nóng
tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu.

Bài làm mẫu


Muốn tăng doanh thu, lợi nhuận, bạn phải giở chiêu trò lừa gạt bạn bè. Nhiều công ty
xưng danh “nhằm thúc đẩy phát triển đất nước”, nhưng lại bất chấp sức khỏe, tính
mạng con người, hủy hoại môi trường… Những thành tích đó tạo ra, lại để lại những
hậu quả nặng nề. Chỉ làm lợi cho những kẻ cơ hội! Nhưng không, còn rất nhiều, rất
nhiều những con người chân chính trong xã hội. Họ miệt mài học tập, làm việc bằng
lương tâm. Cái họ muốn tạo ra là thành tựu. Giá trị họ muốn đạt được cho thành công
của mình là sự bền vững về phát triển xã hội, nhân văn đối với con người. Bởi vậy, họ
không ngại khó, ngại khổ, thậm chí chịu thiệt thòi, có khi chết đi những thành tựu của
họ mới được công nhận. Cũng không sao, đó mới là cái đích họ muốn đến. Những con
người chân chính và thành tựu họ đạt được sẽ mãi mãi còn tồn tại với thời gian.
Chúng ta cũng vậy, sống trong một thời đại như bây giờ, tạo lập thành tích không khó,
nhưng đừng biến mình thành kẻ cơ hội, bị người đời xa lánh. Hãy trở thành người
thành công chân chính với những thành tựu xứng đáng của mình.
LUYỆN ĐOẠN
VĂN NGHỊ LUẬN
XÃ HỘI 200 CHỮ
SỐ 4 – 5 -6

You might also like