You are on page 1of 308

Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

PHẦN I
ĐẠI CƯƠNG VỀ VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG I
HÌNH THÁI, CẤU TẠO VÀ CÁC
ĐẶC TÍNH CƠ BẢN CỦA VI SINH VẬT
1.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VI SINH VẬT
Vi sinh vật là một thế giới sinh vật vô cùng nhỏ bé mà ta không thể quan sát
thấy bằng mắt thường. Nó phân bố ở khắp mọi nơi, trong đất, trong nước, trong
không khí, trong thực phẩm ... Nó có mặt ở dưới những độ sâu tăm tối của đại
dương. Bào tử của nó tung bay trên những tầng cao của bầu khí quyển, chu du theo
những đám mây. Nó sống được trên kính, trên da, trên giấy, trên những thiết bị
bằng kim loại ...
Vi sinh vật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiên nhiên cũng như trong
cuộc sống của con người. Nó biến đá mẹ thành đất trồng, nó làm giàu chất hữu cơ
trong đất, nó tham gia vào tất cả các vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Nó là
các khâu quan trọng trong chuỗi thức ăn của các hệ sinh thái. Nó đóng vai trò quyết
định trong quá trình tự làm sạch các môi trường tự nhiên.
Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng vi sinh vật trong đời sống hàng ngày.
Các quá trình làm rượu, làm dấm, làm tương, muối chua thực phẩm ... đều ứng dụng
đặc tính sinh học của các nhóm vi sinh vật. Khi khoa học phát triển, biết rõ vai trò
của vi sinh vật, thì việc ứng dụng nó trong sản xuất và đời sống ngày càng rộng rãi
và có hiệu quả lớn. Ví dụ như việc chế vacxin phòng bệnh, sản xuất chất kháng sinh
và các dược phẩm quan trọng khác ... Đặc biệt trong bảo vệ môi trường, người ta đã
sử dụng vi sinh vật làm sạch môi trường, xử lý các chất thải độc hại. Sử dụng vi
sinh vật trong việc chế tạo phân bón sinh học, thuốc bảo vệ thực vật không gây độc
hại cho môi trường, bảo vệ mối cân bằng sinh thái.
Trong thiên nhiên ngoài những nhóm vi sinh vật có ích như trên, còn có
những nhóm vi sinh vật gây hại. Ví dụ như các nhóm vi sinh vật gây bệnh cho
người, động vật và thực vật, các nhóm vi sinh vật gây ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm
các nguồn nước, đất và không khí ... Nếu nắm vững cơ sở sinh học của tất cả các
quá trình có lợi hay có hại trên, ta sẽ đưa ra được những biện pháp khoa học để phát
1
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

huy những mặt có lợi và hạn chế những mặt gây hại của vi sinh vật, đặc biệt là
trong bảo vệ môi trường.
Vi sinh vật (microorganisms) là tên gọi chung để chỉ tất cả các sinh vật có
hình thể bé nhỏ, muốn thấy rõ được người ta phải sử dụng tới kính hiển vi.
Virut (Virus) là nhóm vi sinh vật đặc biệt, chúng nhỏ bé tới mức chỉ có thể
quan sát được qua kính hiển vi điện tử (eletron microscope). Virut chưa có cả cấu
trúc tế bào. Các vi sinh vật khác thường là đơn bào hoặc đa bào nhưng có cấu trúc
đơn giản và chưa phân hoá thành các cơ quan sinh dưỡng (vegetative organs).
Vi sinh vật không phải là một nhóm riêng biệt trong sinh giới. Chúng thậm
chí thuộc về nhiều giới (kingdom) sinh vật khác nhau. Giữa các nhóm có thể không
có quan hệ mật thiết với nhau. Chúng có chung những đặc điểm sau đây:
1. Kích thước nhỏ bé
Mắt con người khó thấy được rõ những vật nhỏ hơn 1mm. Vậy mà vi sinh
vật thường được đo bằng micromet (µm, micrometre), virut thường được đo bằng
nanomet (nm, nanometre).
1 µm = 10-3 mm; 1 nm = 10-6 mm, 1A (angstrom) = 10-7 mm. Vì vi sinh vật
có kích thước nhỏ bé cho nên diện tích bề mặt của một tập đoàn vi sinh vật hết sức
lớn. Chẳng hạn số lượng cầu khuẩn chiếm thể tích 1 cm3 có diện tích bề mặt là 6m2.
2. Hấp thu nhiều, chuyển hoá nhanh
Vi sinh vật tuy nhỏ bé chất trong sinh giới nhưng năng lực hấp thu và chuyển
hoá của chúng có thể vượt xa các sinh vật bậc cao. Chẳng hạn vi khuẩn lactic
(Lactobacillus) trong 1 giờ có thể phân giải một lượng đường lactozơ nặng hơn
1000 - 10000 lần khối lượng của chúng. Nếu tính số µl O2 mà mỗi mg chất khô của
cơ thể sinh vật tiêu hao trong 1 giờ (biểu thị là - QO2) thì ở mô lá hoặc mô rễ thực
vật là 0,5 - 4, ở tổ chức gan và thận động vật là 10 - 20, còn ở nấm men rượu
(Sacharomyces cerevisiae) là 110, ở vi khuẩn thuộc chi Pseudomonas là 1200, ở vi
khuẩn thuộc chi Azotobacter là 2000. Năng lực chuyển hoá sinh hoá mạnh mẽ của
vi sinh vật dẫn đến những tác dụng hết sức lớn lao của chúng trong thiên nhiên cũng
như trong hoạt động sống của con người.

3. Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh

2
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

So với các sinh vật khác thì vi sinh vật có tốc độ sinh trưởng và sinh sôi nảy
nở cực kỳ lớn. Vi khuẩn Escherichia coli trong các điều kiện thích hợp cứ khoảng
12 - 20 phút lại phân cắt một lần. Nếu lấy thời gian thế hệ (generation time) là 20
phút thì mỗi giờ phân cắt 3 lần, 24 giờ phân cắt 72 lần, từ một tế bào ban đầu sẽ
sinh ra 4.722.366.500.000.000.000.000 tế bào (nặng 4711 tấn!). Tất nhiên trong
thực tế không thể tạo ra các điều kiện sinh trưởng lý tưởng như vậy được cho nên số
lượng vi khuẩn thu được trong 1ml dịch nuôi cấy thường chỉ đạt tới mức độ 108 -
109 tế bào. Thời gian thế hệ của nấm men Saccharomyces cerevisiae là 120 phút.
Khi nuôi cấy để thu nhận sinh khối (biomass) giàu protein phục vụ chăn nuôi người
ta nhận thấy tốc độ sinh tổng hợp (biosynthesis) của nấm men này cao hơn của bò
tới 100.000 lần. Thời gian thế hệ của tảo Chlorella là 7 giờ, của vi khuẩn lam
Nostoc là 23 giờ.
4. Năng lực thích ứng mạnh và dễ phát sinh biến dị
Năng lực thích ứng của vi sinh vật vượt rất xa so với động vật và thực vật.
Trong quá trình tiến hoá lâu dài vi sinh vật đã tạo cho mình những cơ chế điều hoà trao
đổi chất để thích ứng được với những điều kiện sống rất bất lợi. Người ta nhận thấy số
lượng enzim thích ứng chiếm tới 10% lượng chứa protein trong tế bào vi sinh vật. Sự
thích ứng của vi sinh vật nhiều khi vượt quá trí tưởng tượng của con người. Phần lớn vi
sinh vật có thể giữ nguyên sức sống ở nhiệt độ của nitơ lỏng (-1960C), thậm chí ở
nhiệt độ của hydro lỏng (- 2530C). Một số vi sinh vật có thể sinh trưởng ở nhiệt độ
2500C, thậm chí 3000C. Một số vi sinh vật có thể thích nghi với nồng độ 32% NaCl
(muối ăn). Vi khuẩn Thiobacillus thioxidans có thể sinh trưởng ở pH = 0,5 trong khi vi
khuẩn Thiobacillus denitrificans có thể sinh trưởng ở pH = 10,7. Vi khuẩn Micrococus
radiodurans có thể chịu được cường độ bức xạ tới 750.000 rad. Ở nơi sâu nhất trong
đại dương (11034 m) nơi có áp lực tới 1103,4 atm vẫn thấy có vi sinh vật sinh sống.
Nhiều vi sinh vật thích nghi với điều kiện sống hoàn toàn thiếu oxi (vi sinh vật kị khí
bắt buộc - obligate anaerobes). Một số nấm sợi có thể phát triển thành váng dày ngay
trong bể ngâm xác có nồng độ phenol rất cao.
Vi sinh vật rất dễ phát sinh biến dị bởi vì thường là đơn bào, đơn bội, sinh
sản nhanh, số lượng nhiều, tiếp xúc trực tiếp với môi trường sống. Tần số biến dị ở
vi sinh vật thường là 10-5 - 10-10. Hình thức biến dị thường gặp là đột biến gen
(genemutation) và dẫn đến những thay đổi về hình thái, cấu tạo, kiểu trao đổi chất,

3
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

sản phẩm trao đổi chất, tính kháng nguyên, tính đề kháng ... Chẳng hạn khi mới tìm
thấy khả năng sinh chất kháng sinh của nấm sợi Penicillium chrysogenum người ta
chỉ đạt tới sản lượng 20 đơn vị penixilin trong 1ml dịch lên men. Ngày nay trong
các nhà máy sản xuất penixilin người ta đã đạt tới năng suất 100.000 đơn vị/ml. Bên
cạnh các biến dị có lợi, vi sinh vật cũng thường sinh ra những biến dị có hại đối với
nhân loại, chẳng hạn biến dị về tính kháng thuốc. Năm 1946 tỷ lệ các chủng
Staphylococcusaureus kháng thuốc phân lập được ở bệnh viện là khoảng 14%, năm
1996 đã tăng lên đến trên 97%.
Người ta chỉ tiêm cho bệnh nhân mỗi ngày khoảng 100.000 đơn vị penixilin,
ngày nay có lúc phải tiêm đến 10.000.000 - 200.000.000 đơn vị.
5. Phân bố rộng, chủng loại nhiều
Vi sinh vật phân bố ở khắp mọi nơi trên trái đất. Chúng có mặt trên cơ thể
người, động vật, thực vật, trong đất, trong nước, trong không khí, trên mọi đồ dùng,
vật liệu, từ biển khơi đến núi cao, từ nước ngọt, nước ngầm cho đến nước biển ...
Trong đường ruột của người thường có không dưới 100 - 400 loài sinh vật
khác nhau, chúng chiếm tới 1/3 khối lượng khô của phân. Chiếm số lượng cao nhất
trong đường ruột của người là vi khuẩn Bacteroides fragilis, chúng đạt tới số lượng
1010 - 1011/g phân (gấp 100 - 1000 lần số lượng vi khuẩn Escherichia coli).
Ở độ sâu 10.000 m của Đông Thái Bình Dương, nơi hoàn toàn tối tăm, lạnh
lẽo và có áp suất rất cao người ta vẫn phát hiện thấy có khoảng 1 triệu - 10 tỉ vi
khuẩn/ml (chủ yếu là vi khuẩn lưu huỳnh).

Vi khuẩn Động vật nguyên sinh Vi tảo Vi nấm

(Tế bào nhân sơ) (Tế bào nhân chuẩn)

Vi sinh vật nguyên thuỷ


Hình 1.1. Sơ đồ phát sinh các nhóm vi sinh vật
6. Vi sinh vật có vai trò to lớn đối với hệ sinh thái cũng như đối với đời
sống con người

4
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

- Vi khuẩn và vi nấm là sinh vật phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô
cơ trong chu trình chuyển hoá vật chất của hệ sinh thái.
- Một số vi khuẩn, vi nấm cũng như một số động vật nguyên sinh là những
tác nhân gây nhiều bệnh cho cây trồng, vật nuôi cũng như con người.
- Một số vi khuẩn và vi nấm phá huỷ lương thực thực phẩm, vật liệu xây
dựng, kiến trúc, công nghiệp, mỹ thuật.
- Vi sinh vật mang lại lợi ích cho con người trong nhiều lĩnh vực công nghệ
chế biến thực phẩm, dược phẩm, công nghệ sinh học và môi trường.
1.2. CÁC NHÓM VI SINH VẬT CHÍNH
Vi sinh vật vô cùng phong phú cả về thành phần và số lượng. Chúng bao
gồm các nhóm khác nhau có đặc tính khác nhau về hình dạng, kích thước, cấu tạo
và đặc biệt khác nhau về đặc tính sinh lý, sinh hoá.
Dựa vào đặc điểm cấu tạo tế bào, người ta chia ra làm 3 nhóm lớn:
- Nhóm chưa có cấu tạo tế bào bao gồm các loại virus.
- Nhóm có cấu tạo tế bào nhưng chưa có cấu trúc nhân rõ ràng (cấu trúc nhân
nguyên thuỷ) gọi là nhóm Procaryotes, bao gồm vi khuẩn, xạ khuẩn và tảo lam.
- Nhóm có cấu tạo tế bào, có cấu trúc nhân phức tạp gọi là Eukaryotes bao
gồm nấm men, nấm sợi (gọi chung là vi nấm) một số động vật nguyên sinh và tảo
đơn bào.
1.2.1. Virus
1.2.1.1. Đặc điểm chung
Virus là nhóm vi sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước vô cùng nhỏ
bé, có thể chui qua màng lọc vi khuẩn. Nhờ có sự phát triển nhanh chóng của kỹ
thuật hiển vi điện tử, siêu ly tâm, nuôi cấy tế bào ... những thành tựu nghiên cứu về
virus đã được đẩy mạnh, phát triển thành một ngành khoa học gọi là virus học.
Virus không có khả năng sống độc lập mà phải sống ký sinh trong các tế bào
khác từ vi khuẩn cho đến tế bào động vật, thực vật và người, gây các loại bệnh hiểm
nghèo cho các đối tượng mà chúng ký sinh. Ví dụ như bệnh AIDS.
Virus là nhóm vi sinh vật được phát hiện ra sau cùng trong các nhóm vi sinh
vật chính vì kích thước nhỏ bé và cách sống ký sinh của chúng. Người phát hiện ra
virus lần đầu tiên là nhà bác học người Nga - Ivanôpski. Ông là một chuyên gia
nghiên cứu về bệnh khảm cây thuốc lá. Khi nghiên cứu về bệnh này ông đã phát
5
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

hiện ra rằng: Dịch lọc của lá cây bị bệnh khi cho qua màng lọc vi khuẩn vẫn có khả
năng gây bệnh. Từ đó ông rút ra kết luận: Nguyên nhân gây bệnh đốm thuốc lá phải
là một loại sinh vật nhỏ hơn vi khuẩn. Phát hiện này được công bố năm 1892, 6 năm
sau, năm 1898, nhà khoa học người Hà Lan Beijerinck cũng nghiên cứu về bệnh
khảm thuốc lá và có những kết quả tương tự, ông đặt tên mầm gây bệnh khảm thuốc
lá là virus. Tiếp đó người ta phát hiện ra một số virus khác gây bệnh cho động vật
và người. Đến năm 1915 đã phát hiện ra virus ký sinh trên vi khuẩn, gọi là thực
khuẩn thể (Bacteriophage).
1.2.1.2. Hình thái và cấu trúc của virus
1.2.1.2.1. Hình thái và kích thước
Virus có kích thước rất nhỏ bé, có thể lọt qua màng lọc vi khuẩn, chỉ có thể
quan sát chúng qua kính hiển vi điện tử. Kích thước từ 20 x 30 đến 150 x 300
nanomet (1 nm = 10-6 mm)
Nhờ kỹ thuật hiển vi điện tử, người ta phát hiện ra 3 loại hình thái chung nhất
của virus. Đó là hình cầu, hình que và hình tinh trùng.
Hình que điển hình là virus đốm thuốc lá (virus VTL), chúng có hình que dài
với cấu trúc đối xứng xoắn. Các đơn vị cấu trúc xếp theo hình xoắn quanh 1 trục,
mỗi đơn vị gọi là capxome.
Loại hình cầu điển hình là một số virus động vật. Các đơn vị cấu trúc xếp teo
kiểu đối xứng 4 mặt, 8 mặt hoặc 20 mặt.
Loại có hình dạng tinh trùng phổ biến hơn cả là các virus ký sinh trên vi
khuẩn gọi là thực khiẩn thể hoặc Phage. Loại hình dạng này phần đầu có cấu trúc
đối xứng khối phần đuôi là có cấu trúc đối xứng xoắn.
1.2.1.2.2. Cấu trúc điển hình của virus
Kiểu cấu trúc phức tạp nhất của virus là cấu trúc của thực khuẩn thể (Phage).
Sau đây ta nghiên cứu cấu trúc của thực khuẩn thể T4 ký sinh trên vi khuẩn E. Coli.
Thực khuẩn thể T4 có 3 phần: đầu, cổ và đuôi. Đầu có dạng lăng kính 6 cạnh,
đường kính 65 nm dài 95 nm, cấu tạo bởi protein tạo thành vở capsit, vỏ capsit được
cấu tạo bởi 212 đơn vị capsome. Bên trong phần đầu có chứa một phân tử AND 2
sợi có phân tử lượng 1,2.108.
Cổ là một đĩa 6 cạnh đường kính
37,5 nm có 6 sợi tua gọi là tua cổ. Đuôi
6
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

là một ống rỗng được bao bọc bởi bao


đuôi, bao đuôi có cấu tạo protein tạo
thành vỏ Capxit, kích thước 8 x 95 nm.
Phần rỗng trong đuôi gọi là trụ có đường
kính 2,5 - 3,5 nm.

Hình 1.2. Cấu trúc đơn của thực khuẩn thể (Phage)
Phần cuối cùng của đuôi là một đĩa gốc hình 6 cạnh giống như đĩa cổ từ đó
mọc ra 6 sợi gai gọi là chân bám.
Hình trên là cấu trúc điển hình của thực khuẩn thể T4.
Dựa trên cấu trúc cơ bản đó, thiên nhiên đã tạo ra hàng trăm hàng nghìn loại
virus khác nhau. Ví dụ như phần lõi không phải là tất cả các virus đều chứa AND,
có rất nhiều loại chứa ARN, chủ yếu là các virus thực vật. Chính từ loại này người
ta đã phát hiện ra quá trình sao chép ngược thông tin di truyền : ARN - AND. Sau
đây là đặc điểm kích thước và cấu trúc của một số virus điển hình:
Bảng 1.1
Virus Axit nucleic Kiểu đối xứng Kích thước (nm)
VR đậu mùa AND Khối 230 x 300
VR cúm ARN Xoắn 80 x 200
VR đốm thuốc lá ARN Xoắn 200 x 300
VR khoai tây ARN Xoắn 480 x 500
TKT T4 Đầu : 65 x 95
AND Khối và xoắn
Đuôi : 8 x 95
Trong thành phần Protein của virus có 2 loại - Protein cấu trúc và Protein
men. Protein cấu trúc cấu tạo nên vỏ capxit từ các đơn vị hình thái capxome và vỏ
trong ở một số loại virus có vỏ trong. Protein men bao gồm men ATP - aza và men
Lizozym.
ATP - aza có chức năng phân huỷ ATP giải phóng năng lượng cho virus co rút
lúc xâm nhập vào tế bào chủ. Lizozym có chức năng phân huỷ màng tế bào vật chủ

7
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Hình 1.3 So sánh kích thước của virut với phân tử sống và vi khuẩn hồng cầu

8
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Hình 1.4 : Cấu trúc của các loại vi rút khác nhau

9
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

1.2.4. Một số virus điển hình


Dựa vào hình thái ngoài của virus người ta chia virus làm 3 loại: hình trụ
xoắn, hình khối đa điện và dạng phối hợp. Riêng hình khối đa diện chúng ta xét 2
đại diện virus Ađênô và virus trần là HIV là một dạng virus có vỏ bọc. Còn virus
hình trụ xoắn chúng ta nghiên cứu đại diện là virus khảm thuốc lá và dạng phối hợp
là phagơ T2 là một loại phagơ ở E.Coli.

Hình 1.5. Virus khảm thuốc lá (TMV)

Hình 1.6. Hình thái và cấu trúc phân tử của HIV

Hinhg 1.7 c. Virut của E. coli (Phagơ)

10
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

1.2.1.3. Quá trình hoạt động của virus trong tế bào chủ
Virus không có khả năng sống độc lập, chúng sống ký sinh trong tế bào sống.
Kết quả của quá trình ký sinh có thể xảy ra 2 khả năng: Khả năng thứ nhất là phá
vỡ tế bào làm tế bào chết và tiếp tục xâm nhập rồi phá vỡ các tế bào lân cận. Khả
năng thứ 2 là tạo thành trạng thái tiềm tan trong tế bào chủ, nghĩa là tạm thời không
phá vỡ tế bào mà chỉ hoạt động sinh sản cùng nhịp điệu với tế bào chủ. Ở những
điều kiện môi trường nhất định, trạng thái tiềm tan có thể biến thành trạng thái tan
phá vỡ tế bào. Những virus có khả năng phá vỡ tế bào gọi virus độc, những virus có
khả năng tạo nên trạng thái tiềm tan gọi là virus không độc.
1.2.1.3.1. Quá trình hoạt động của virus độc
Quá trình của virus độc chia làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn hấp thụ của hạt virus tự do trên tế bào chủ: Các hạt virus tự do
tồn tại ngoài tế bào không có khả năng hoạt động, chúng ở trạng thái tiềm sinh gọi
là hạt Virion. Khi gặp tế bào chủ, phụ thuộc vào tần số va chạm giữa hạt virion và tế
bào, va chạm càng nhiều càng có khả năng tìm ra các điểm thụ cảm trên bề mặt tế
bào gọi là các receptor. Lúc đó điểm thụ cảm của tế bào chủ và gốc đuôi của virus
kết hợp với nhau theo cơ chế kháng nguyên - kháng thể nhờ có thành phần hoá học
phù hợp với nhau. Kết quả là virus bám chặt lên bề mặt tế bào chủ. Mỗi loại virus
có khả năng hấp thụ lên một hoặc vài loại tế bào nhất định. Điều này giải thích được
tại sao mỗi loại virus chỉ gây bệnh cho một vài loại nhất định.
- Giai đoạn xâm hập của virus vào tế bào chủ:
Quá trình xâm nhập của virus vào tế bào chủ xảy ra theo nhiều cơ chế khác
nhau phụ thuộc vào từng loại virus và tế bào chủ.
Ở thực khuẩn thể T4 sau khi virus bám vào điểm thụ cảm của tế bào chủ, nó
tiết ra men Lizozym thuỷ phân thành tế bào vi khuẩn. Sau đó dưới tác dụng của
ATP - aza bao đuôi của phage co rút làm cho trụ đuôi xuyên qua thành tế bào và
phân tử ADN được bơm vào bên trong tế bào chủ. Vỏ capxit vẫn nằm ở ngoài.
Người ta chứng minh được cơ chế trên nhờ phương pháp nguyên tử đánh dấu.
Ngoài cơ chế trên còn có một số cơ chế khác: ở một số virus động vật, sau
khi tiết ra men phân huỷ thành tế bào chủ, toàn bộ hạt virion lọt vào trong tế bào,
sau đó các men bên trong tế bào mới tiến hành phân huỷ vỏ Capxit giải phóng
ADN. Người ta gọi là quá trình này là quá trình “cởi áo”. Một số tế bào chủ lại có
11
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

khả năng bao bọc virion rồi “nuốt” theo kiểu thực bào. Sau đó có quá trình “cởi áo”
giải phóng ADN của virus.
- Giai đoạn sinh sản của virus trong tế bào chủ (sao chép và nhân lên).
Quá trình sinh sản của virus còn gọi là sự nhân lên của chúng. Đây là vấn đề
rất hấp dẫn của sinh học phân tử trong thời gian gần đây. Bằng các phương pháp
hiện đại người ta đã làm sáng tỏ quá trình nhân lên của virus. Sau khi phân tử ADN
của virus lọt vào tế bào chủ, quá trình tổng hợp ADN của tế bào chủ lập tức bị đình
chỉ. Sau đó quá trình tổng hợp protein của tế bào cũng ngừng và bắt đầu quá trình
tổng hợp các enzym này còn gọi là protein sớm vì nó là những protein được tổng
hợp đầu tiên sau quá trình xâm nhập. Khi các enzym này được hoàn thành, bắt đầu
xúc tác cho quá trình tổng hợp ADN của virus bằng nguyên liệu ADN của tế bào
chủ bị phân huỷ. Sau khi các phân tử ADN virus được tổng hợp đến một số lượng
nhất định quá trình này ngừng và bắt đầu quá trình tổng hợp Protein muộn bao gồm
vỏ Capxit của virus và các enzym có trong thành phần của virus trưởng thành. Các
quá trình này được tiến hành do sự điều khiển của bộ gen virus. Như vậy, 2 phần vỏ
và lõi virus được tổng hợp riêng biệt.
- Giai đoạn lắp ráp hạt virus và giải phóng chúng ra khỏi tế bào: Giai đoạn
này còn gọi là sự chín của virus. Sau khi các bộ phận của virus được tổng hợp riêng
biệt (axit nucleic, vỏ capxit, bao đuôi, đĩa gốc, lông đuôi) các thành phần lắp ráp lại
với nhau thành hạt virus trưởng thành, kết thúc thời kỳ tiềm ẩn, tức là thời kỳ trong
tế bào chưa xuất hiện virus trưởng thành. Thời kỳ tiềm ẩn kéo dài bao lâu tuỳ thuộc
từng loại virus/ Trong nhiều trường hợp các virus trưởng thành tiết men lizozym
phân huỷ thành tế bào và ra ngoài, tế bào bị phá vỡ. Các virus con tiếp tục xâm
nhập vào các tế bào xung quang và phá vỡ chúng. Ở một số virus, virus trưởng
thành không phá vỡ tế bào mà chui ra qua lỗ liên bào sang tế bào bên cạnh hoặc
được phóng thích nhờ quá trình đào thải của tế bào. Trong tế bào đầu tiên vẫn tiếp
tục quá trình tổng hợp virus mới. Ở cả 2 cơ chế, tế bào chủ sớm muộn cũng bị chết
hàng loạt. Đó là quá trình hoạt động của virus độc. Sau đây ta nghiên cứu quá trình
hoạt động của virus không độc.

1.2.1.3.2. Quá trình hoạt động của virus không độc


12
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Virus không độc còn gọi là virus ôn hoà, hoạt động của nó không làm chết tế
bào chủ mà chỉ gây nên trạng thái tiềm tan, gọi là trạng thái Lyzogen. Virus sống
chung với tế bào chủ, sinh sản cùng nhịp điệu với nó.
Hiện tượng Lyzogen được phát hiện trên vi khuẩn, các phage này được gọi là
phage ôn hoà hoặc prophage. Tế bào có chứa prophage có khả năng miễn dịch với
các phage khác. Nguyên nhân của hiện tượng này là do prophage có khả năng tổng
hợp nên các protein có tác dụng kìm hãm sự nhân lên của virus lạ cũng như vản
thân prophage. Một số tác nhân đột biến làm mất hoạt tính hoặc làm ngừng sự tổng
hợp chất kìm hãm trên, dẫn đến sự thay đổi trạng thái Lyzogen, tức là biến trạng
thái tiềm tan thành trạng thái tan. Lúc đó phage ôn hoà biến thành phage độc và tế
bào chủ sẽ bị phá vỡ. Quá trình này ngoài tác nhân đột biến còn phụ thuộc vào hệ
gen của prophage và trạng thái sinh lý của tế bào cũng như đặc điểm nuôi cấy. Bởi
vậy, cùng một loài vi khuẩn, có những chủng cảm ứng với phage, có chủng không.
Khi nuôi chung hai chủng với nhau trên môi trường thạch đĩa có thể thấy rõ những
vệt bị tan trong thảm vi khuẩn không bị tan. Trong điều kiện tự nhiên, tần số biến
trạng thái tiềm tan thành trạng thái tan chỉ là 10-2 - 10-5.

13
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUS TRONG TẾ BÀO CHỦ

Hình 1.8 Các giai đoạn xâm nhiễm và phát triển của phagơ

14
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

1.2.1.4. Hiện tượng Interference và ứng dụng của nó

Interference là hiện tượng khi gây nhiễm một loại virus cho tế bào thì việc
gây nhiễm virus khác sẽ bị ức chế. Hiện tượng ức chế này không có tính đặc hiệu
đối với virus. Các virus hoàn toàn khác nhau có thể ức chế nhau, ví dụ virus AND
có thể ức chế sự xâm nhiễm của virus ARN và ngược lại. Một virus đã bị làm bất
hoại bởi tia cực tím vẫn có khả năng gây ra hiện tượng Interference đối với virus
sống. Song hiện tượng này lại có tính đặc hiệu đối với loài thuộc tế bào chủ. Chất
ức chế gọi là Interferon sinh ra bởi tế bào thuộc loài nào thì chỉ có tác dụng đối với
các tế bào thuộc loại ấy. Ví dụ Interferon sinh ra ở tế bào gà thì không có tác dụng
ức chế ở tế bào bò hoặc lợn.
Interferon là một loại protein đặc biệt được sinh ra trong tế bào sau khi bị
nhiễm virus. Chính nó đã ức chế quá trình tổng hợp ARN của virus lạ, từ đó không
thể có quá trình tổng hợp AND hay protein. Bởi vậy mà virus lạ có thể xâm nhập
vào tế bào nhưng không phát triển nhân lên được. Cường độ của hiện tượng này phụ
thuộc vào số lượng virus gây nhiễm lần thứ 1 và thời gian từ lúc đó đến lúc gây
nhiễm lần thứ 2, thường khoảng 2 giờ thì có tác dụng.

Người ta đã ứng dụng hiện tượng Interference trong việc phòng chống bệnh
do virus gây nên. Chất Interferon có thể ức chế rộng rãi nhiều loại virus khác nhau
vì nó không có tính đặc hiệu đối với virus mà chỉ có tính đặc hiệu đối với tế bào
chủ.

1.2.1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của virus

- Ý nghĩa khoa học

Virus có cấu tạo vô cùng đơn giản, điển hình cho sự sống ở mức độ dưới tế
bào. Bởi thế mà nó trở thành mô hình lý tưởng của sinh học phân tử và di truyền
học hiện đại. Rất nhiều thành tựu của sinh học phân tử và di truyền học hiện đại dựa
trên mô hình virus. Ví dụ như việc dùng virus để chuyển các gen cần thiết từ tế bào
này sang tế bào khác, tạo nên các đặc tính di truyền mong muốn.

15
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

- Ý nghĩa thực tiễn

Rất nhiều bệnh tật của con người, động vật, thực vật mà nguyên nhân gây ra
là virus. Đặc điểm sống của virus là ký sinh trên tế bào, bởi vậy chữa bệnh do virus
gây ra là rất khó khăn và phức tạp. Đối với người một trong những căn bệnh nguy
hiểm nhất hiện nay là AIDS do virus HIV gây ra. Loại virus này làm suy giảm khả
năng miễn dịch làm cho người bị bệnh AIDS có thể chết bởi bất cứ một bệnh thông
thường nào khác mà bình thường cơ thể có thể chống chịu được. Đối với nông
nghiệp, hầu hết các bệnh nguy hiểm cho cây trồng đều do virus gây ra làm giảm
năng suất mùa màng, nhiều khi bị thất thu hoàn toàn.

Tuy nhiên, có thể ứng dụng hiện tượng Interference để chế các vacxin chống
virus gây bệnh. Vacxin này ưu việt hơn vacxin chế từ vi khuẩn ở chỗ một loại
vacxin có thể phòng nhiều bệnh virus khác nhau.

Ngoài ra, người ta còn dùng các virus gây bệnh côn trùng để tiêu diệt côn
trùng có hại mà vẫn giữ được các loại côn trùng khác trong mối cân bằng sinh thái.
Đó là một ưu điểm đáng kể so với các thuốc hoá học diệt côn trùng có khả năng tiêu
diệt nhiều loại côn trùng một lúc, cả có ích lẫn có hại. Điều đó ảnh hưởng không
nhỏ đến cân bằng sinh thái trong thiên nhiên.

1.2.2. Vi khuẩn (Bacteria)

Vi khuẩn là nhóm vi sinh vật có cấu tạo tế bào nhưng chưa có cấu trúc nhân
phức tạp, thuộc nhóm Prokaryotes. Nhân tế bào chỉ gồm một chuỗi AND không có
thành phần protein không có màng nhân.

1.2.2.1. Hình thái và kích thước

Vi khuẩn có nhiều hình thái khác nhau: hình cầu, hình que, hình xoắn, hình
dấu phẩy, hình sợi ... Kích thước thay đổi tuỳ theo các loại hình và trong một loại
hình kích thước cũng khác nhau. So với virus, kích thước của vi khuẩn lớn hơn
nhiều, có thể quan sát vi khuẩn dưới kính hiển vi quang học. Dựa vào loại hình có
thể chia ra một số nhóm sau:

16
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Hình 1.9. Các hình dạng chính của vi khuẩn


- Cầu khuẩn 1, 2, 3, 4, 5
- Trực khuẩn 6, 7, 8, 9
- Xoắn khuẩn 10, 11, 12

1. Cầu khuẩn (Coccus - từ tiếng Hy Lạp Kokkos - hạt quả): là loại vi khuẩn có hình cầu.
Nhưng có nhiều loại không hẳn hình cầu thí dụ như hình ngọn nến như phế cầu khuẩn -
Diplococcus pneumoniae hoặc hạt cà phê (lậu cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae).
Kích thước của vi khuẩn thường thay đổi trong khoảng 0,5 (1µ = 10-3 mm).
Tuỳ theo từng loài mà chúng có những dạng khác nhau.
Đặc tính chung của cầu khuẩn:

17
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

- Tế bào hình cầu có thể đứng riêng rẽ hay liên kết với nhau.

- Có nhiều loài có khả năng gây bệnh cho người và gia súc

- Không có cơ quan di động.


Giống Monococcus
- Không tạo thành bào tử.

Giống Monococcus

Thường đứng riêng lẻ từng tế bào một, đa


số chúng thuộc loại hoại sinh. Thường thấy chúng
sống trong đất, nước và trong không khí (Thí dụ Giống Diplococcus
như Micrococcus agilis, M. roseus, M. luteus)

Giống Diplococcus

(Từ tiếng Hy Lạp - Diplos - thành đôi)


phân cách theo một mặt phẳng xác định và
dính nhau thành từng đôi một. Trong số này
có một số có khả năng gây bệnh như giống
Neisseria - Lậu cầu khuẩn N meningitidis Giống Tetracoccus
gonorrhoeae - Não mô cầu khuẩn).

Giống Tetracoccus

Thường liên kết với nhau thành từng


Giống Streptococcus
nhóm 4 tế bào một. Chúng thường gây bệnh cho
người và một số có thể gây bệnh cho động vật.

Giống Streptococcus
Giống Sarcina
Từ tiếng Hy Lạp (Streptos - chuỗi)
chúng phân cách theo một mặt phẳng xác định
và dính với nhau thành từng chuỗi một dài. Thí
dụ như Streptococcus lactic. Strep-pyogenes.
Giống Staphitococcus

18
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Giống Sarcina
Từ tiếng Hy Lạp Saricio - gói hàng. Phân cách theo 3 mặt phẳng trực giao với
nhau, tạo thành những khối từ 8 - 16 tế bào (hoặc nhiều hơn nữa). Trong không khí
chúng ta thường gặp một số loài như Sarcinalutea, Sarcina auratiaca. Chúng thường
nhiễm vào các môi trường để trong phòng thí nghiệm và tạo thành màu vàng.
Giống Staphilococcus
Từ tiếng Hy Lạp Staphile - chùm nho. Thường chúng liên kết với nhau thành
những đám trông như chùm nho. Chúng phân cách theo một mặt phẳng bất kỳ và
sau đó dính lại với nhau thành từng đám như hình chùm nho. Bên cạnh các loài hoại
sinh còn có một số loài gây bệnh ở người và động vật (Staph. Curcreus, Staph.
Emidermidis ...)
2. Trực khuẩn
Bacillus (Viết tắt là Bac)
Là tên chung chỉ tất cả các vi khuẩn
có hình que. Kích thước của chúng thường
từ 0,5 - 1,0 x 1 - 4 µ.
Thường gặp các loài trực khuẩn
sau đây: Bacterium (Viết tắt là Bact)
- Bacillus (Viết tắt là Bac) trực
khuẩn gram dương, sinh bào tử. Chiều
ngang của bào tử không vượt quá chiều
ngang của tế bào. Vì thế khi tạo thành
bào tử tế bào không thay đổi hình dạng
chúng thường thuộc loài hiếu khí hoặc kị
khí không bắt buộc.
Pseudomonas (Viết tắt là P.s)
- Bacterium (viết tắt là Bact)
Trực khuẩn gram âm không sinh
bào tử. Thường có tiên mao mọc xung
quanh tế bào người ta gọi là chu mao. Các
giống Salmonella, Shigella, Erwina,
Serratia đều có hình thái giống Bacterium.

19
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

- Pseudomonas (viết tắt là Ps)


`Trực khuẩn gram âm, không sinh bào tử, có một tiên mao (hoặc một chùm tiên
mao) ở một đầu. Chúng thường sinh ra sắc tố. Các giống Xanthomonas. Photobacterium,
Azotomonas, Aeromonas, Zymononas, Protaminobacter, Alginomonas, Mycoplazma,
Halobacterium, Methanomonas, Hydroginomonas, Carloxydomonas, Acetobater,
Nitrosomonas, Nitrobacter đều có hình thái giống Pseudomonas.
- Corynebacterium
Không sinh bào tử, hình dạng và kích thước thay đổi khá nhiều. Khi nhuộm
màu tế bào thường tạo thành các đoạn nhỏ bắt màu khác nhau. Trực khuẩn bạch cầu
(Corynebacterium diphtheriae) có bắt màu ở hai đầu làm tế bào có hình dạng giống
quả tạ. Một số khác có hình thái giống Corynebacterium gồm có Listeria,
Erysipelothric, Microbacterium, Cellulomonas, Arthrobacter.
- Clostridium (Viết tắt là Cl, tiếng Hy Lạp Kloster - con thoi)
Thường là trực khuẩn gram dương. Vi khuẩn Clostridium
Kích thước thường vào khoảng 0,4 - 1 x3- 8
Sinh bào tử, chiều ngang của bào tử
thường lớn hơn chiều ngang của tế bào, do đó
làm tế bào có hình thoi hay hình dùi trống.
Chúng thường thuộc loại kỵ khí bắt
buộc, có nhiều loài có ích. Thí dụ như các
loài cố định nitơ. Một số loài khác gây bệnh. Phẩy khuẩn Vibrio
Thí dụ vi khuẩn uốn ván ... Cl. Botulium
- Phẩy khuẩn
Là tên chung chỉ các vi khuẩn hình
que uốn cong giống như dấu phẩy. Giống
điển hình là giống Vibro (Từ chữ La tinh
Vibrare - dao động nhanh). Một số giống
phẩy khuẩn có khả năng phân giải xenluloza
(Cellvibrio, Cellfalcicula) hoặc có khả năng
khử sunfat (Desulfovibrio).

Xoắn khuẩn
20
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Spirillum - Từ chữ Spira - Hình cong, xoắn gồm tất cả các vi khuẩn có hai
vòng xoắn trở lên. Là loại gram dương, di động được nhờ có một hay nhiều tiên
mao mọc ở đỉnh.
Đa số chúng thuộc loại hoại sinh, một số rất ít có khả năng gây bệnh (SP.
Minus) có kích thước thay đổi 0,5 - 3,0 - 5 - 40µ.

Xoắn khuẩn

21
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Cầu khuẩn

Trực khuẩn

Xoắn khuẩn

Xoắn thể

Chụp qua kính hiển vi điện tử quét từ trên xuống:


Cuốn Sợi Liên cấu khuẩn, Tụ cầu khuẩn, Liên trực khuẩn
Các nhóm hình thái chủ yếu của vi khuẩn

Hình 1.11 Các loại vi khuẩn

22
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

1. Thành tế bà
2. Màng tế bào chất
3. Thể nhân
4. Mezoxom
5. Chất dự trữ
6. Tế bào chất
7. Bào tử
8. Tiêm mao
9. Khuẩn mao
10. Khuẩn mao giới tính
11. Bao nhầy
12. Tầng dịch nhầy

- Cấu tạo chung + cấu tạo đặc biệt

Hình 1.12 Mô hình cấu trúc tế bào vi khuẩn

G+ G-

OMP (Protein màng ngoài)


Lipoprotein
Protein cơ chất
hoặc Protein lỗ
Peotidoglican Khoảng nguyên 0

Axit teicoic thành tế bào LPS (lipopoli-


Saccarit
Axit teicoic màng - Phot pholipit
tế bào Không gian chu chất
Lớp không gian Petidoglican
chu chất
Không gian chu chất
Màng tế bào chất

Hình 1.12 Mô hình cấu của thành té bào vi khuẩn G+ và vi khuẩn G-

23
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

1.2.2.2. Cấu tạo tế bào


1. Thành tế bào
Thành tế bào là lớp ngoài cùng bao bọc vi khuẩn, giữ cho chúng có hình
dạng nhất định, chiếm 15 - 30% trọng lượng khô của tế bào. Thành tế bào có những
chức năng sinh lý rất quan trọng như duy trì hình thái tế bào và áp suất thẩm thấu
bên trong tế bào, bảo vệ tế bào trước những tác nhân vật lý, hoá học của môi
trường, thực hiện việc tích điện ở bề mặt tế bào. Thành tế bào chính là nơi bám của
Phage và chứa nội độc tố của một số vi khuẩn có độc tố. Có một số vi khuẩn không
có thành tế bào (Micoplasma), một số trường hợp vi khuẩn bị phá vỡ thành tế bào
mà vẫn sống (Protoplast ...)
Thành phần hoá học của thành tế bào vi khuẩn rất phức tạp, bao gồm nhiều
hợp chất khác nhau như Peptidoglycan, Polisaccarit, Protein, Lipoprotein, Axit
tecoic, Lipoit v.v.... Dựa vào tính chất hoá học của thành tế bào và tính chất bắt màu
của nó, người ta chia ra làm 2 loại Gram + và Gram -. Với cùng một phương pháp
nhuộm như nhau, trong đó có hai loại thuốc nhuộm Cristal Violet màu tím và
Fushsin màu hồng, vi khuẩn gram + bắt màu tím, vi khuẩn gram - bắt màu hồng.
Nguyên nhân là do cấu tạo thành tế bào của hai loại khác nhau. Ngoài hai loại trên,
còn có loại gram biến đổi (gram variable) có khả năng biến đổi từ gram + sang gram
- và ngược lại. Sau đây là sơ đồ cấu tạo của thành tế bào vi khuẩn E.coli.

Lớp Lipoproteit
Lớp Lipopolisaccarit
Các phân tử protein
Lớp Glycoproteit
Màng nguyên sinh chất

Hình 1.13. Cấu tạo thành tế bào vi khuẩn


2. Vỏ nhầy (Capsul)
Nhiều loại vi khuẩn bên ngoài thành tế bào còn có một lớp vỏ dày hay lớp
dịch nhày. Kích thước của lớp vỏ nhày khác nhau tuỳ theo loài vi khuẩn. Ở vi khuẩn
Azotobacter chroococum khi phát triển trên môi trường giàu hydrat cacbon có thể
hình thành lớp vỏ nhày dày hơn chính bản thân tế bào.

24
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Vỏ nhày có tác dụng bảo vệ vi khuẩn tránh tác dụng thực bào của bạch cầu.
Chính vì thế mà ở một số vi khuẩn gây bệnh chỉ khi có lớp vỏ nhày mới có khả
năng gây bệnh. Khi mất lớp vỏ nhày, lập tức bị bạch cầu tiêu diệt khi xâm nhập vào
cơ thể chủ. Vi khuẩn có vỏ nhày tạo thành khuẩn lạc trơn bóng khi mọc trên môi
trường thạch gọi là dạng S, ngược lại dạng R có khuẩn lạc xù xì.

Hình 1.14. Vỏ nhày của Klebsialla pneumoniae trong suốt hiện


Rõ trên nền đen mực đỏ
Vỏ nhày còn là một nơi dự trữ các chất dinh dưỡng. Khi nuôi cấy vi khuẩn
có vỏ nhày trên môi trường nghèo dinh dưỡng, lớp vỏ nhày bị tiêu biến dần do bị sử
dụng làm chất dinh dưỡng.
Ở một số vi khuẩn vỏ nhày được dùng để bám vào giá thể. Các chất trong vỏ
nhày là do thành tế bào tiết ra, thành phần của nó tuỳ thuộc vào loại vi khuẩn. Đa số
trường hợp vỏ nhày được cấu tạo bởi polysaccarit, đôi khi có cấu tạo bởi polypeptit.
Thành phần hoá học của vỏ nhày quyết định tính kháng nguyên của vi khuẩn.
3. Màng tế bào chất (Cell membran)
Màng tế bào chất còn gọi là màng nguyên sinh chất là một lớp màng nằm
dưới thành tế bào, có độ dày khoảng 4 - 5 nm, chiếm 10 - 15% trọng lượng tế bào vi
khuẩn.
Màng tế bào chất có nhiều chức năng quan trọng: Duy trì áp suất thẩm thấu
của tế bào, đảm bảo việc chủ động tích luỹ chất dinh dưỡng và thải các sản phẩm
trao đổi chất ra khỏi tế bào. Màng tế bào chất là nơi sinh tổng hợp một số thành
phần của tế bào, đặc biệt là thành phần của thành tế bào và vỏ nhày, là nơi chứa một
số men quan trọng như Permeaza, ATP-aza v.v... Màng tế bào chất còn là nơi tiến
hành quá trình hô hấp và quang hợp (ở vi khuẩn quang dưỡng).

25
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Thành phần hoá học của màng tế bào chất đơn giản hơn của thành tế bào
nhiều. Bao gồm photpholipit và protein và protein sắp xếp thành 3 lớp: lớp giữa là
photpholipit bao gồm hai lớp phân mồi phân tử gồm 1 đầu chứa gốc photphat háo
nước và một đầu chứa hydratcacbon, đầu háo nước của hai lớp phân tử photpholipit
quay ra ngoài, ở đây chứa các men vận chuyển Pecmeaza. Hai lớp ngoài và trong và
Protein.

Protein

Photpholi
pit
Protein

Hình 1.15. Cấu tạo màng tế bào chất của vi khuẩn

Màng tế bào chất còn là nơi gắn của nhiễm sắc thể. Ngoài hai thành phần
chính trên, màng tế bào chất còn chứa một số chất khác như hydratcacbon,
glycolipit, v.v...
4. Tế bào chất (Cytoplast)
Tế bào chất là thành phần chính của tế bào vi khuẩn, đó là một khối chất keo
bán lỏng chứa 80 - 90% nước, còn lại là protein, hydratcacbon, lipit, axit nucleic
v.v... Hệ keo có tính chất dị thể, trạng thái phân tán, luôn luôn biến đổi phụ thuộc
vào điều kiện môi trường. Khi còn non tế bào chất có cấu tạo đồng chất, bắt màu
giống nhau. Khi già do xuất hiện không bào và các thể ẩn nhập, tế bào chất có trạng
thái lổn nhổn, bắt màu không đều. Tế bào chất là nơi chứa có cơ quan quan trọng
của tế bào như: nhân tế bào, Mezoxom, Riboxom và các hạt khác.
5. Mezoxom
Mezoxom là một thể hình cầu trong giống như cái bong bóng gồm nhiều lớp
màng cuộn lại với nhau, có đường kính khoảng 250 nm. Mezoxom chỉ xuất hiện khi
tế bào phân chia, nó có vai trò quan trọng trong việc phân chia tế bào và hình thành
vách ngăn ngang. Ở nhiều loài vi khuẩn, Mezoxom là một thành phần của màng tế
bào chất phát triển ăn sâu vào tế bào chất. Một số enzym phân huỷ chất kháng sinh
như Penixilinaza được sinh ra từ Mexozom.
26
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

6. Riboxom
Riboxom là nơi tổng hợp protein của tế bào, chứa chủ yếu là ARN và
protein.
Ngoài ra có chứa một ít lipit, và một số chất khoáng. Riboxom có đường
kính khoảng 200A, cấu tạo bởi 2 tiểu thể - 1 lớn, 1 nhỏ. Tiểu thể lớn có hằng số
lắng là 50S, tiểu thể nhỏ 30S (1S = 1-13 cm/giây)

200 A

50 S 30 S

70 S
Mỗi tế bào vi khuẩn có trên 1000 riboxom, trong thời kỳ phát triển mạnh của
nó, số lượng riboxom tăng lên. Không phải tất cả các riboxom đều ở trạng thái hoạt
động. Chỉ khoảng 5 - 10% riboxom tham gia vào quá trình tổng hợp protein. Chúng
liên kết nhau thành một chuỗi gọi là polyxom nhờ sợi ARN thông tin.
Trong quá trình tổng hợp protein, các riboxom trượt dọc theo sợi ARN thông
tin như kiểu đọc thông tin. Qua mỗi bước đọc, một axit amin lại được gắn thêm vào
chuỗi polypeptit.
8. Thể nhân (Nuclear body)
Vi khuẩn thuộc loại procaryotic, bởi vậy cấu tạo nhân rất đơn giản, chưa có
màng nhân. Thể nhân vi khuẩn chỉ gồm một nhiễm sắc thể hình vòng do một phân
tử AND cấu tạo nên dính một đầu vào màng tế bào chất không có thành phần
protein như nhân tế bào bậc cao. Chiều dài phân tử AND thường gấp 1000 lần chiều
dài tế bào, mang toàn bộ thông tin di truyền của tế bào vi khuẩn. Ngoài nhiễm sắc
thể, một số vi khuẩn còn có Plasmic, đó là những phân tử AND hình vòng kín kích
thước nhỏ, mang thông tin di truyền, có khả năng sao chép độc lập.
Ở những vi khuẩn kháng thuốc, đặc tính kháng thuốc thường được quy định
bởi các gen nằm trên các plasmic này.

10. Các hạt khác trong tế bào

27
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Trong tế bào vi khuẩn ngoài các cấu trúc nói trên còn có một số hạt mà số
lượng và thành phần của nó không nhất định. Sự có mặt của chúng phụ thuộc vào
điều kiện môi trường và vào giai đoạn phát triển của vi khuẩn. Nhiều loại hạt có
tính chất như chất dự trữ, được hình thành khi tế bào tổng hợp thừa các chất đó và
được tiêu hao khi tế bào cần đến. Các hạt này bao gồm hạt hydratcacbon, hạt
polyphotphat vô cơ, các giọt lipit, lưu huỳnh, các tinh thể Ca và các hạt sắc tố. Đặc
biệt, trong tế bào của một số vi khuẩn gây bệnh cho côn trùng (Bacillus
thurigiensis) còn có các tinh thể diệt côn trùng có hình thoi hoặc hình khối. Sự có
mặt của các tinh thể này liên quan đến khả năng gây bệnh côn trùng của vi khuẩn.
Người ta đã lợi dụng đặc tính này nghiên cứu, sản xuất ra những chế phẩm diệt côn
trùng gây hại.
11. Tiên mao và nhung mao
Tiên mao là những cơ quan di động của vi khuẩn, nhưng không phải tất cả
các vi khuẩn đều có tiên mao. Tiên mao thường có chiều rộng 10 - 25 µm, chiều dài
thay đổi tuỳ theo loài vi khuẩn. Số lượng tiên mao cũng phụ thuộc vào loài vi
khuẩn. Loại có 1 tiên mao gọi là đơn mao, mọc ra ở một cực của tế bào, loại có 2
gọi là song mao mọc ra từ một cực tế bào, loại có nhiều gọi là chùm mao cũng mọc
ra từ một cực tế bào, có loại mọc ra từ hai cực của tế bào. Loại mọc quanh mình
thành một vành đai như chiếc thắt lưng có lông gọi là chu mao.
Các vi sinh vật khác nhau có số lượng và sự sắp xếp các tiên mao trên tế bào
khác nhau.

Hình 1.16. Các kiểu tế bào vi khuẩn có tiên mao


Đơn mao khuẩn: 1, 2, 4, 11
Chùm mao khuẩn: 3, 5, 6, 12, 13
Chu mao khuẩn: 7, 8, 9, 10
28
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Tiên mao có bản chất protein, bị phân giải ở nhiệt độ 600C hoặc ở môi
trường axit. Tuỳ theo kiểu tiên mao mà vi khuẩn có các kiểu di động khác nhau.
Loại đơn mao di động theo hình sin, loại chùm mao di động theo kiểu xoáy trôn ốc
v.v....

- Nhung mao: Khác với tiên mao, nhung mao không phải là cơ quan di động
của vi khuẩn. Chúng là những sợi lông mọc khắp bề mặt của một số vi khuẩn, làm
tăng diện tiếp xúc với thức ăn, ngoài ra còn dùng để bám vào giá thể. Ở một số vi
khuẩn, nhung mao còn được dùng làm cầu nối nguyên sinh chất trong quá trình tiếp
hợp giữa hai vi khuẩn.

10. Bào tử (Spore)

Bào tử là một hình thức tiềm sinh của vi khuẩn. Khi gặp điều kiện khó khăn,
vi khuẩn có khả năng hình thành bào tử. Bào tử được hình thành bên trong tế bào,
có khi to hơn kích thước tế bào làm tế bào phình ra so với bình thường. Ví dụ như ở
Clostridium, khi hình thành bào tử, tế bào hình thành hình dùi trống hoặc hình thoi.
Bào tử có 3 lớp vỏ bọc, những lớp vỏ bọc này tránh cho bào tử những tác động của
môi trường như: nhiệt độ, pH, tác động của men, v.v.... Ở nhiệt độ 1000C trong khi
các tế bào dinh dưỡng bị tiêu diệt thì bào tử Bacillus cereus có thể chịu được 2,5
phút, Bacillus subtilis thậm chí chịu được 180 phút. Bào tử của vi khuẩn gây ngộ
độc ở 1800C vẫn sống được tới 10 phút. Trong phenol 5% tế bào dinh dưỡng chết
ngay trong khi bào tử có thể sống được đến 15 ngày.

Sở dĩ bào tử có thể có khả năng chịu được những điều kiện khó khăn vì nó có
cấu tạo khác với tế bào. Nước trong bào tử phần lớn ở trạng thái liên kết, trong khi
đó nước trong tế bào ở trạng thái tự do. Các enzym trong tế bào phần lớn ở trạng
thái không hoạt động. Các thành phần hoá học khác của bào tử cũng khác với tế bào
dinh dưỡng. Thí dụ như ở bào tử có hàm lượng ion Ca++ cao hơn v.v...

Nguyên nhân của việc hình thành bào tử cho đến nay còn có nhiều tranh
luận.

Một số cho rằng tế bào hình thành bào tử khi gặp điều kiện khó khăn nhằm
tồn tại qua thời kỳ khó khăn đó. Nhưng một số người khác cho rằng: Sự hình thành
bào tử là một hình thức đổi mới tế bào do sự kết hợp của các phần nguyên sinh chất
trong quá trình hình thành bào tử mà tế bào được đổi mới, ý kiến này dựa trên một
số thí nghiệm bác bỏ luận thuyết trên. Ở một số môi trường dinh dưỡng tốt bào tử
29
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

lại được hình thành nhiều hơn ở môi trường nghèo dinh dưỡng. Ở đa số vi sinh vật
đất, ngay ở những điều kiện bất lợi cũng không thấy hình thành bào tử.

Bào tử khi gặp điều kiện thuận lợi thì nảy mầm thành tế bào dinh dưỡng, bào
tử thường nảy mầm ở một cực, có khi nảy mầm ở cả hai phía. Một số vi khuẩn ở
những điều kiện nhất định có thể bị mất khả năng hình thành bào tử.

Hình 1.17. Hình dạng tế bào vi khuẩn mang bào tử

30
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Hình 1.18a. Bao nhày của vi khuẩn

31
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Hình 1.18b. Riboxom của vi khuẩn

Hình 1.18c. Thể nhân ở vi khuẩn (ảnh chụp qua kính hiển
vi điện tử lát cắt mỏng qua tế bào E.coli)

32
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Hình 1.19. Sơ đồ cấu trúc tế bào vi khuẩn

Hình 1.20. Sự khác nhau giữa màng tế bào vi


khuẩn Gr (-) và vi khuẩn Gr (+)
33
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Hình 1.21. So sánh tế bào vi khuẩn G+ và G-

34
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Hình 1.22. Chuyển động của vi khuẩn theo hoá hướng động

Hình 1.23. Bào tử vi khuẩn bacillus megatherium


1. Áo bào tử
2. Vỏ bào tử
3. Màng ngoài
4. Thành lõi (core wall)
5. AND;
6. Riboxom 35
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Hình 1.24. Các giai đoạn của quá trình hình thành bào tử

36
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Hình 1.25. Sinh sản của vi khuẩn

37
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

1.2.2.3. Sinh sản của vi khuẩn


Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng hình thức nhân đôi tế bào. Từ một tế bào mẹ
phân cắt thành 2 tế bào con. Tế bào con được hình thành sau một thời gian sinh
trưởng nhất định lại tiến hành phân cắt. Bằng hình thức đó, số lượng tế bào tăng lên
theo cấp số nhân. Tuỳ từng loài vi khuẩn, cứ khoảng 10 đến 30 phút lại cho ra một
thế hệ.
Về sinh sản hữu tính ở vi khuẩn, người ta chỉ mới phát hiện ra hình thức tiếp
hợp giữa hai tế bào, hệ gen của tế bào cho sẽ qua cầu nguyên sinh chất chuyển sang
tế bào nhận, thường chỉ chuyển một phần. Tế bào nhận có thêm một phần hệ gen
của thể cho khi phân cắt sẽ sinh ra những tế bào mới mang đặc tính lai giữa hai tế
bào.
Có quan điểm cho rằng: bào tử cũng là một hình thức sinh sản và đổi mới tế
bào của vi khuẩn. Vì lúc tế bào bình thường nảy mầm từ bào tử, nó đã được đổi mới
không còn như trước nữa.
1.2.2.4. Ý nghĩa thực tiễn của vi khuẩn
Vi khuẩn chiếm đa số trong các vi sinh vật, có những mẫu đất vi khuẩn
chiếm tới 90%, bởi vậy nó đóng vai trò quyết định trong các quá trình chuyển hoá
vật chất. Vi khuẩn tham gia vào hầu hết các vòng tuần hoàn vật chất trong đất và
trong thiên nhiên. Tuy vậy, rất nhiều vi khuẩn gây bệnh cho người và động vật, thực
vật, gây nên những tổn thất nghiêm trọng về sức khoẻ con người cũng như sản xuất
nông nghiệp. Ngày nay với những thành tựu của khoa học hiện đại, người ta đã tìm
ra những biện pháp hạn chế tác hại do vi khuẩn gây ra, ví dụ như việc chế vacxin
phòng bệnh, sử dụng chất kháng sinh v.v...
1.2.3. Xạ khuẩn (Actinomycetes)
Xạ khuẩn thuộc nhóm Procaryotes, có cấu tạo nhân đơn giản giống như vi
khuẩn. Tuy vậy, đa số tế bnào xạ khuẩn lại có cấu tạo dạng sợi, phân nhánh phức
tạp và có nhiều màu sắc giống như nấm mốc.
1.2.3.1. Hình thái và kích thước
Đa số xạ khuẩn có cấu tạo dạng sợi, các sợi kết với nhau tạo thành khuẩn lạc
có nhiều màu sắc khác nhau: trắng, vàng, nâu, tím, xám v.v.... Màu sắc của xạ
khuẩn là một đặc điểm phân loại quan trọng. Đường kính sợi của xạ khuẩn khoảng
từ 0,1 - 0,5 µm. Có thể phân biệt được hai loại sợi khác nhau.
38
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Sợi khí sinh là hệ sợi mọc trên bề mặt môi trường tạo thành bề mặt của
khuẩn lạc xạ khuẩn. Từ đây phát sinh ra bào tử. Sợi cơ chất là sợi cắm sâu vào môi
trường làm nhiệm vụ hấp thu chất dinh dưỡng. Sợi cơ chất sinh ra sắc tố thấm vào
môi trường, sắc tố này thường có màu khác với màu của sợi khí sinh. Đây cũng là
một đặc điểm phân loại quan trọng.
Một số xạ khuẩn không có sợi khí sinh mà chỉ có sợi cơ chất, loại sợi này
làm cho bề mặt xạ khuẩn nhẵn và khó tách ra khi cấy truyền. Loại chỉ có sợi khí
sinh thì ngược lại, rất dễ tách toàn bộ khuẩn lạc khỏi môi trường.
Khuẩn lạc xạ khuẩn thường rắn chắc, xù xì, có thể có dạng da, dạng phấn,
dạng nhung, dạng vôi phụ thuộc vào kích thước bào tử. Trường hợp không có sợi
khí sinh khuẩn lạc có dạng màng dẻo. Kích thước khuẩn lạc thay đổi tuỳ loài xạ
khuẩn và tuỳ điều kiện nuôi cấy. Khuẩn lạc thường có dạng phóng xạ (vì thế mà gọi
là xạ khuẩn), một số có dạng những vòng tròn đồng tâm cách nhau một khoảng nhất
định. Nguyên nhân của hiện tượng vòng tròn đồng tâm là do xạ khuẩn sinh ra chất
ức chế sinh trưởng, khi sợi mọc qua vùng này chúng sinh trưởng yếu đi, qua được
vùng có chất ức chế chúng lại sinh trưởng mạnh thành vòng tiếp theo, vòng này lại
sinh ra chất ức chế sinh trưởng sát với nó khiến khuẩn ty lại phát triển yếu đi. Cứ
thế tạo thành khuẩn lạc có dạng các vòng tròn đồng tâm.
1.2.3.2. Cấu tạo tế bào
Khuẩn lạc xạ khuẩn tuy có dạng sợi phân nhánh phức tap đan xen nhau
nhưng toàn bộ hệ sợi chỉ là một tế bào có nhiều nhân, không có vách ngăn ngang.
Giống như vi khuẩn, nhân thuộc loại đơn giản, không có màng nhân.
Thành tế bào xạ khuẩn giống với thành tế bào vi khuẩn gram +. Màng tế bào
chất dày khoảng 50 nm và có cấu trúc tương tự như màng tế bào chất của vi khuẩn.
Nhân không có cấu trúc điển hình, chỉ là những nhiễm sắc thể không có màng. Khi
còn non, toàn bộ tế bào chỉ có một nhiễm sắc thể sau đó hình thành nhiều hạt rải rác
trong toàn bộ hệ khuẩn ty (gọi là hạt Cromatin).

1.2.3.3. Sinh sản

39
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Xạ khuẩn sinh sản sinh dưỡng bằng bào tử. Bào tử được hình thành trên các
nhánh phân hoá từ khuẩn ty khí sinh gọi là cuống sinh bào tử. Cuống sinh bào tử ở
các loài xạ khuẩn có kích thước và hình dạng khác nhau. Có loài dài tới 100 - 200
nm, có loài chỉ khoảng 20 - 30 nm. Có loài cấu trúc theo hình lượn sóng, có loài lò
xo hay xoắn ốc. Sắp xếp của các cuống sinh bào tử cũng khác nhau. Chúng có thể
sắp xếp theo kiểu mọc đơn, mọc đôi, mọc vòng hoặc từng chùm. Đặc điểm hình
dạng của cuống sinh bào tử là một tiêu chuẩn phân loại xạ khuẩn.

Bào tử được hình thành từ cuốn sinh bào tử theo kiểu kết đoạn
(fragmentation) hoặc cắt khúc (segmentation).

- Kiểu kết đoạn:

Hạt cromatin trong cuống sinh bào tử được phân chia thành nhiều hạt phân
bố đồng đều dọc theo sợi cuống sinh bào tử. Sau đó tế bào chất tập trung bao bọc
quang mỗi hạt cromatin gọi là tiền bào tử. Tiền bào tử hình thành màng tạo thành
bào tử nằm trng cuống sinh bào tử. Bào tử thường có hình cầu hoặc ôvan, được giải
phóng khi màng cuống sinh bào tử bị phân giải hoặc bị tách ra.

- Kiểu cắt khúc:

Hạt cromatin phân chia phân bố đồng đều dọc theo cuống sinh bào tử. Sau
đó giữa các hạt hình thành vách ngăn ngang, mỗi phần đều có tế bào chất. Bào tử
hình thành theo kiểu này thường có hình viên trụ hoặc hình que.

40
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Hình 1.26 hình dạng


cuốn bào tử xạ khuẩn
Strep.Griseus

Ngoài hình thức sinh sản bằng bào tử, xạ khuẩn còn có thể sinh sản bằng
khuẩn ty. Các đoạn khuẩn ty gãy ra môi trường phát triển thành hệ khuẩn ty. Thuộc
nhóm Procaryotes ngoài xạ khuẩn và vi khuẩn còn có niêm vi khuẩn, xoắn thể,
ricketsia và Mycoplasma. Các nhóm này đều có cấu tạo nhân đơn giản. Cấu tạo tế
bào và hoạt tính sinh lý có nhiều sai khác. Ví dụ như Mycoplasma có kích thước rất
nhỏ bé so với vi khuẩn, không có màng tế bào, vì thế hình dạng luôn biến đổi.
Ricketsia cũng có kích thước nhỏ bé, sống ký sinh bắt buộc v.v...

1.2.3.4. Ý nghĩa thực tiến của xạ khuẩn

Xạ khuẩn là nhóm vi sinh vật phân bố rộng rãi trong đất, chúng tham gia vào
các quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ trong đất như xenluloza, tinh bột v.v....
góp phần khép kín vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Đặc tính này còn được
ứng dụng trong quá trình chế biến phân huỷ rác v.v... Nhiều xạ khuẩn có khả năng
sinh chất kháng sinh. Đặc điểm này được sử dụng trong nghiên cứu sản xuất các
chất kháng sinh dùng trong y học, nông nghiệp và bảo quản thực phẩm.

41
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Hình 1.27. Các dạng bào tử ở xạ khuẩn

Hình 1.28 Cấu trúc của khuẩn ti ở xạ khuẩn se:vách ngăn


cp: tế bào chất ri: riboxom
pm: màng tế bào chất re: chất dự trữ
cw: thành tế bào
42
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Hình 1.29. Một số dạng bào tử ở xạ khuẩn


- Bào tử đơn (monosporouss)

Hình 1.30. Sự hình thành bào tử trong bao bào tử (Sporangia) ở xạ khuẩn

43
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

1.2.4. Vi nấm
Vi nấm là nhóm nấm có kích thước hiển vi. Vi nấm khác với vi khuẩn và xạ
khuẩn, chúng có cấu tạo nhân điển hình, vì vậy chúng được xếp vào nhóm
Eukaryotes. Vi nấm gồm 2 nhóm lớn - Nấm men và nấm sợi, nấm men có cấu trúc
đơn bào, nấm sợi có cấu trúc đa bào. Nấm sợi còn gọi là nấm mốc. Vi nấm được
xếp loại trong giới nấm (Fungi) bao gồm cả các nấm lớn.
1.2.4.1. Nấm men (Yeas)
1.2.4.1.1. Hình thái và kích thước
Nấm men thường có hình cầu hoặc hình bầu dục, một số loại có hình que và
một số hình dạng khác. Kích thước trung bình của nấm men là 3 - 5 x 5 - 10µm.
Một số loài nấm men sau khi phân cắt bằng phương pháp nảy chồi, tế bào con
không rời khỏi tế bào mẹ và lại tiếp tục mọc chồi. Bởi vậy nó có hình thái giống
như cây xương rồng khi quan sát dưới kính hiển vi.

Hình 1.31 Nấm Saccharomyces Cerevisiea

1.2.4.1.2. Cấu tạo tế bào


Khác với vi khuẩn và xạ khuẩn, nấm men có cấu tạo tế bào khá phức tạp, gần
giống như tế bào thực vật. Có đầy đủ các cấu tạo thành tế bào, màng tế bào chất, tế
bào chất, ty thể, riboxom, nhân, không bào và các hạt dự trữ.
- Thành tế bào
Thành tế bào nấm men được cấu tạo bởi hai lớp phân tử bao gồm 90% là hợp
chất glucan và mannan, phần còn lại là protein, lipit và glucozamin. Glucan là hợp
chất cao phân tử của D - Glucoza, mannan là hợp chất cao phân tử của D - Manoza.

44
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Trên thành tế bào có nhiều lỗ, qua đó các chất dinh dưỡng được hấp thu và các sản
phẩm của quá trình trao đổi chất được thải ra.
- Màng nguyên sinh chất
Màng nguyên sinh chất của tế bào nấm men dày khoảng 8 nm có cấu tạo
tương tự như màng nguyên sinh chất của vi khuẩn.
Tế bào chất của nấm men cũng tương tự như tế bào chất của vi khuẩn, độ
nhớt của tế bào chất cao hơn của nước 800 lần.
Nhân tế bào nấm men là nhân điển hình, có màng nhân, bên trong là chất
dịch nhân có chứa hạch nhân. Cũng như nhân tế bào của vi sinh vật bậc cao, nhân tế
bào nấm men ngoài AND còn có protein và nhiều loại men. Hạch nhân của tế bào
nấm men không phải chỉ gồm một phân tử AND như ở vi khuẩn mà đã có cấu tạo
nhiễm sắc thể điển hình và có quá trình phân bào nguyên nhiễm còn gọi là gián
phân. Quá trình gián phân gồm 4 giai đoạn như ở vi sinh vật bậc cao. Số lượng
nhiễm sắc thể trong tế bào nấm men khác nhau tuỳ loại nấm men. Ở Saccharomyces
serevisiae là nhóm nấm men phân bố rộng rãi nhất, thể đơn bội của nó có n = 17
nhiễm sắc thể, thể lưỡng bội có 2n = 34. Ngoài nhiễm sắc thể ra, trong nhân tế bào
S. serevisiae còn có từ 50 đến 100 plasmic có cấu tạo là 1 phân tử AND hình vòng
kín có kích thước 2 µm, có khả năng sao chép độc lập, mang thông tin di truyền.
- Ty thể:
Khác với vi khuẩn, nấm men đã có ty thể giống như ở tế bào bậc cao, đó là
cơ quan sinh năng lượng của tế bào. Ty thể nấm men có hình bầu dục, được bao bọc
bởi hai lớp màng, màng trong gấp khúc thành nhiều tấm răng lược hợc nhiều ống
nhỏ làm cho diện tích bề mặt của màng trong tăng lên. Cấu trúc của hai lớp màng ty
thể giống cấu trúc của màng nguyên sinh chất. Trên bề mặt của màng trong có dính
vô số các hạt nhỏ hình cầu. Các hạt này có chức năng sinh năng lượng và giải phóng
năng lượng của ty thể. Trong ty thể còn có một phân tử AND có cấu trúc hình vòng,
có khả năng tự sao chép. Những đột biến tạo ra tế bào nấm men không có AND ty
thể làm cho tế bào nấm men phát triển rất yếu, khuẩn lạc nhỏ bé. Trong ty thể còn
có cả các thành phần cần cho quá trình tổng hợp protein như riboxom, các loại ARN
và các loại enzym cần thiết cho sự tổng hợp protein. Các thành phẩn này không
giống với các thành phần tương tự của tế bào nấm men nhưng lại rất giống của vi
khuẩn. AND của ty thể rất nhỏ nên chỉ có thể mang mật mã tổng hợp cho một số

45
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

protein của ty thể, số còn lại do tế bào tổng hợp rồi đưa vào ty thể. Người ta đã
chứng minh được quá trình tự tổng hợp protein của ty thể. Quá trình này bị kìm hãm
bởi cloramfenicol giống như ở vi khuẩn, trong khi đó chất kháng sinh này không
kìm hãm được quá trình tổng hợp protein ở tế bào nấm men.
- Riboxom của tế bào nấm men có hai loại : loại 80S gồm 2 tiểu thể 60S và
40S nằm trong tế bào chất, một số khác gắn với màng tế bào chất. Một số nghiên
cứu đã chứng minh rằng: các riboxom gắn với màng tế bào chất có hoạt tính tổng
hợp protein cao hơn. loại 70S là loại riboxom có trong ti thể.
Ngoài các cơ quan trên, nấm men còn có không bào và các hạt dự trữ như
hạt Volutin, hạt này không những mang vai trò chất dự trữ mà còn dùng làm nguồn
năng lượng cho nhiều quá trình sinh hoá học của tế bào. Ngoài hạt Volutin trong tế
bào còn có các hạt dự trữ khác như glycogen và lipit. Một số nấm men có khả năng
hình thành một lượng lớn lipit.
- Bào tử: Nhiều nấm men có khả năng hình thành bào tử, đó là một hình thức
sinh sản của nấm men. Có 2 loại bào tử: bào tử bắn và bào tử túi. Bào tử túi là
những bào tử được hình thành trong một túi nhỏ còn gọi là nang. Trong nang
thường chứa từ 1-8 bào tử, đôi khi đến 12 bào tử. Phương thức hình thành túi phụ
thuộc vào hình thức sinh sản của nấm men. Bào tử bắn là những bào tử úau khi
hình thành nhờ năng lượng của tế bào bắn mạnh về phía đối diện. Đó là một hình
thức phát tán bào tử. Có thể quan sát bào tử bắn bằng cách nuôi cấy nấm men trên
đĩa petri, vài ngày sau thấy xuất hiện trên nắp hộp phía đối diện thành một lớp mờ
mờ. Đem nắp hộp soi dưới kính hiển vi sẽ thấy rõ các bào tử.
1.2.4.1.3. Sinh sản
Ở 3 nấm men có 3 hình thức sinh sản
- Sinh sản sinh dưỡng : là hình thức sinh sản đơn giản nhất của nấm men. Có
2 hình thức sinh sản sinh dưỡng: nảy chồi và hình thức ngang phân đôi tế bào như
vi khuẩn. Ở hình thức nảy chồi, từ một cực của tế bào mẹ nảy chồi thành một tế bào
con, sau đó hình thành vách ngăn ngang giữa hai tế bào. Tế bào còn có thể tách khỏi
tế bào mẹ hoặc có thể dính với tế bào mẹ và lại tiếp tục nảy chồi làm cho nấm men
giống như hình dạng cây xương rồng tai nhỏ.
- Sinh sản đơn tính: bằng hai hình thức bào tử túi và bào tử bắn như đã nói ở
phần bào tử.

46
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

- Sinh sản hữu tính: do hai tế bào nấm men kết hợp với nhau hình thành hợp tử. Hợp
tử phân chia thành các bào tử nằm trong nang, nang chín bào tử được phát tán ra ngoài. Nếu
2 tế bào nấm men có hình thái kích thước giống nhau tiếp hợp với nhau thì được gọi là tiếp
hợp đẳng giao. Nếu 2 tế bào nấm men khác nhau thì gọi là tiếp hợp dị giao.
Trong chu trình sống của nhiều loài nấm men, có sự kết hợp các hình thức
sinh sản khác nhau. Sau đây là quá trình sinh sản của S. serevisiae - một loài nấm
men phân bố rộng rãi trong thiên nhiên. Chu trình sống của nấm men này có 2 giai
đoạn đơn bội và lưỡng bội. Đầu tiên tế bào sinh dưỡng đon bội (n) sinh sôi nảy nở
theo lối nảy chồi. Sau đó 2 tế bào đơn bội kết hợp với nhau, có sự trao đổi của tế
bào chất và nhân hình thành tế bào lưỡng bội (2n). Tế bào lưỡng bội lại nảy chồi
(sinh sản sinh dưỡng) thành nhiều tế bào lưỡng bội khác, cuối cùng hình thành hợp
tử. Nhân của hợp tử phân chia giảm nhiễm thành 4 nhân đơn bội. Mỗi nhân đơn bội
được bao bọc nguyên sinh chất, hình thành màng, tạo thành 4 bào tử nằm trong một
túi gọi là bào tử túi. Khi túi vỡ, bào tử ra ngoài phát triển thành tế bào dinh dưỡng
và lại phân chia theo lối này rồi tiếp tục chu trình sống.
Ngoài hình thức sinh sản như ở S. serevisiae, một số loài nấm men khác có
những hình thức sinh sản về cơ bản cũng giống như trên nhưng có một số sai khác.
Ví dụ như là Schizosaccharomyces octosporus hợp tử lưỡng bội phân chia 3 lần, lần
đầu giảm nhiễm sinh ra 8 bào tử nằm trong nang.

Hình 1.32. Chu trình sinh sản của nấm men

47
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Hình 1.33. Các kiểu nảy chồi và các hình dạng của tế bào, bào tử ở nấm men
A. Nảy chồi nhiều cực; B. Nảy chồi đơn cực; C. Nảy chồi lưỡng cực; D. Phân cắt
E. Khuẩn ti già; F. Khuẩn ti; G. Bào tử đốt; H. Nội bào tử; I. Bào tử bắn;
J. Bào tử trần

48
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

1.2.4.1.4. Ý nghĩa thực tiễn của nấm men


Nấm men là nhóm vi sinh vật phân bố rộng rãi trong thiên nhiên, nó tham gia
vào các quá trình chuyển hoá vật chất, phân huỷ chất hữu cơ trong đất. Hoạt tính
sinh lý của nhiều loài nấm men được ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm, nông
nghiệp và các ngành khác. Đặc biệt trong quá trình sản xuất các loại rượu, cồn,
nước giải khát lên men, làm thức ăn gia súc ... Ngoài hoạt tính sinh lý, bản thân tế
bào nấm men có rất nhiều loại vitamin và các axit amin, đặc biệt là axit amin không
thay thế. Đặc tính này được dùng để chế tạo thức ăn gia súc từ nấm men, thậm chí
thức ăn dùng cho người cũng có thể chế tạo từ nấm men.
1.2.4.2. Nấm mốc (nấm sợi)
Nấm mốc cũng thuộc nhóm vi nấm, có kích thước hiển vi. Khác với nấm
men, có không phải là những tế bào riêng biệt mà là một hệ sợi phức tạp, đa bào có
màu sắc phong phú.
1.2.4.2.1. Hình thái và kích thước
Nấm mốc có cấu tạo hình sợi phân nhánh, tạo thành một hệ sợi chằng chịt
phát triển rất nhanh gọi là khuẩn ti thể hay hệ sợi nấm. Chiều ngang của khuẩn ti
thay đổi từ 3 - 10 µm. Nấm mốc cũng có 2 loại khuẩn ti: khuẩn ti khí sinh mọc trên
bề mặt môi trường, từ đây sinh ra những cơ quan sinh sản. Khuẩn ti cơ chế mọc sâu
vào môi trường.
Khuẩn lạc của nấm mốc cũng có nhiều màu sắc như khuẩn lạc xạ khuẩn.
Khuẩn lạc nấm mốc khác với xạ khuẩn ở chỗ nó phát triển nhanh hơn, thường to
hơn xạ khuẩn ở chỗ nó phát triển nhanh hơn, thường to hơn khuẩn lạc xạ khuẩn
nhiều lần. Dạng xốp hơn do kích thích khuẩn ti to hơn. Thường thì mỗi khuẩn lạc
sau 3 ngày phát triển có kích thước 5 - 10 mm, trong khi đó khuẩn lạc xạ khuẩn chỉ
khoảng 0,5 - 2 mm.
1.2.4.2.2. Cấu tạo tế bào
Cũng như nấm men, nấm mốc có cấu tạo tế bào điển hình như ở sinh vật bậc
cao. Thành phần hoá học và chức năng của các cấu trúc này cũng tương tự như ở
nấm men. Điều sai khác cơ bản giữa nấm mốc và nấm men là ở tổ chức tế bào.
Nấm men chỉ là những tế bào riêng rẽ hoặc xếp với nhau theo kiểu cây
xương rồng như đã nói ở phần trên. Nấm mốc có tổ chức tế bào phức tạp hơn, trừ

49
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

một số nấm mốc bậc thấp có cấu tạo đơn bào phân nhánh. Ở những nấm mốc bậc
thấp này, cơ thể là một hệ sợi nhiều nhân không có vách ngăn.
Đa số nấm mốc có cấu tạo đa bào, tạo thành những tổ chức khác nhau như
sợi khí sinh, sợi cơ chất. Sợi cơ chất của nấm mốc không đơn giản như ở xạ khuẩn
mà phức tạp hơn. Có những loài có sợi cơ chất giống như rễ chùm ở thực vật gọi là
rễ giả, ví dụ như ở Aspergillus niger. Ở những loài nấm mốc ký sinh trên thực vật,
sợi cơ chất tạo thành những cấu trúc đặc biệt gọi là vòi hút.
Ở một số loài nấm mốc, các sợi nấm nối với nhau thông qua các cầu nối, các
cầu nối hình thành giữa các sợi nằm gần nhau gọi là sự hợp nối do có hiện tượng 2
khối nguyên sinh chất trộn lẫn với nhau. Đó có thể là một hình thức lai dinh dưỡng.
Một số loài nấm mốc có cấu tạo gần giống mô thực vật gọi là mô giả. Đó là
các tổ chức sợi xốp gồm các sợi nấm xếp song song với nhau tạo thành một tổ chức
sợi xốp. Ngoài tổ chức sợi xốp còn có tổ chức màng mỏng giả gần giống như màng
mỏng ở thực vật bậc cao. Chúng gồm những tế bào có kích thước xấp xỉ nhau hình
bầu dục, xếp lại với nhau. Hai tổ chức trên có ở thể đệm và hạch nấm. Thể đệm cấu
tạo bởi nhiều khuẩn ti kết lại với nhau, từ đó sinh ra các cơ quan sinh sản của nấm
mốc. Hạch nấm thường có hình tròn hoặc hình bầu dục không đều, kích thước tuỳ
theo loài, từ dưới 1 mm đến vài cm. Đặc biệt có loài có kích thước hạch nấm tới vài
chục cm. Hạch nấm là một tổ chức giúp cho nấm sống qua những điều kiện ngoại
cảnh bất lợi. Sợi nấm tồn tại trong hạch không phát triển. Khi gặp điều kiện thuận
lợi hạch sẽ nảy mầm và phát triển bình thường.
1.2.4.2.3. Sinh sản
Nấm mốc có 3 hình thức sinh sản chính
a. Sinh sản dinh dưỡng
- Sinh sản dinh dưỡng bằng khuẩn ti: là hình thức từ một khuẩn ti gây ra
những đoạn nhỏ, những đoạn nhỏ này phát triển thành một hệ khuẩn ti.
- Sinh sản dinh dưỡng bằng hạch nấm: như đã nói ở phần trên.
- Sinh sản dinh dưỡng bằng bào tử dày: trên phần giữa của khuẩn ti hoặc
phần đầu khuẩn ti hình thành tế bào có màng dầy bao bọc, bên trong chứa nhiều
chất dự trữ. Gặp điều kiện thuận lợi bào tử dầy sẽ nảy mầm thành một hệ sợi nấm.
Bào tử dầy thường là đơn bào, đôi khi là 2 hoặc nhiều tế bào.
b. Sinh sản vô tính
50
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Sinh sản vô tính ở nấm mốc có hai hình thức:


- Bào tử kín: là bào tử hình thành trong một nang kín. Từ một khuẩn ti mọc
lên cuống nang, cuống nang thường có đường kính lớn hơn đường kính khuẩn ti.
Cuống nang có loại phân nhánh và có loại không phân nhánh. Trên cuống nang hình
thành nang bào tử. Cuống nang có phần ăn sâu vào trong nang gọi là nang trụ. Nang
trụ có hình dạng khác nhau tuỳ loài. Ở một số loài, bào tử nằm trong nang có tiên
mao, khi nang vỡ bào tử có khả năng di động trong nước gọi là động bào tử
(Zoospore).
Sự khác nhau giữa bào tử dày ở sinh sản dinh dưỡng và bào tử kín ở sinh sản
vô tính: bào tử dầy chính là một hoặc một vài tế bào trong một sợi nấm hình thành
màng dầy bọc lại. Bào tử kín phức tạp hơn, có cơ quan mang bào tử là nang, có
nang trụ, cuống nang ...
- Bào tử đính: là hình thức bào tử được hình thành bên ngoài cơ quan sinh
bào tử chứ không nằm trong nang kín. Hình thức này có nhiều loại khác nhau.
Có loại bào tử nằm hoàn toàn bên ngoài cơ quan sinh bào tử. Từ sợi nấm
mọc lên cuống sinh bào tử, cuống sinh bào tử có thể phân nhánh hoặc không. Từ
đỉnh của cuống sinh bào tử bằng cách phân cắt cùng một lúc từ một sợi thành nhiều
bào tử. Có loại mọc chồi thành bào tử thứ nhất rồi bào tử thứ nhất lại mọc chồi
thành bào tử thứ hai, cứ như thế tạo thành chuỗi, trong chuỗi kiểu này bào tử ở cuối
chuỗi non nhất, bào tử ở sát cuống sinh bào tử già nhất, gọi là chuỗi gốc già. Có loại
các bào tử được liên tiếp mọc ra từ đỉnh cuống sinh bào tử đẩy dần thành một chuỗi
trong đó bào tử ở cuối chuỗi được sinh ra đầu tiên gọi là chuỗi gốc non.
Ở một số loài bào tử nằm trong thể bình, phương thức sinh bào tử cũng
tương tự như ở cơ chế trên (phân cắt cùng một lúc, chuỗi gốc nhà, chuỗi gốc non).
Đặc điểm khác cơ bản là cuống sinh và bào tử nằm trong một thể hinh bình, các bào
tử sinh ra được đẩy dần ra khỏi miệng bình. Khác với bào tử kín, nang phải vỡ ra
bào tử mới ra ngoài được.
Ngoài các hình thức trên còn một số hình thức khác nữa. Trên cùng một loài
nấm mốc có thể có nhiều hình thức sinh sản khác nhau. Ví dụ như Fusarium có bào
tử dày và bào tử đính. Cách phát sinh bào tử khác nhau cũng có thể có cùng ở một
loại nấm.
c. Sinh sản hữu tính
51
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Nấm mốc có 3 hình thức sinh sản hữu tính - đẳng giao, di giao và tiếp hợp.
- Đẳng giao: Từ sợi khuẩn ti sinh ra các túi giao tử trong có chứa giao tử.
Các giao tử sau khi ra khỏi túi kết hợp với nhau thành hợp tử. Hợp tử phân
chia giảm nhiễm thành các bào tử. Mỗi bào tử khi được giải phóng ra từ hợp tử có
thể phát sinh thành sợi nấm. Các giao tử và túi giao tử hoàn toàn giống nhau giữa cơ
thể “đực” và cơ thể “cái”.
- Dị giao: là trường hợp các giao tử và túi giao tử ở cơ thể “đực” và “cái”
khác nhau. Ở lớp nấm noãn (Oomycestes) cơ quan sinh sản cái gọi là noãn khí ở
trong chứa noãn cầu. Cơ quan sinh sản đực gọi là hùng khí có hình ống cong. Có
thể có nhiều hùng khí mọc hướng về phía noãn khí, trong hùng khí chứa các tinh
trùng. Khi hùng khí mọc vươn tới noãn khí, từ hùng khí tạo thành các ống xuyên
qua đó tinh trùng vào thụ tinh noãn cầu tạo thành noãn bào tử. Noãn bào tử được
bao bọc bởi một màng dày, sau một thời gian phân chia giảm nhiễm và phát triển
thành sợi nấm mốc.

Hình 1.34. Sinh sản hữu tính: Dị giao

- Tiếp hợp: Hình thức sinh sản thường có ở nấm tiếp hợp. Từ 2 khuẩn ti khác
nhau gọi là sợi âm và sợi dương mọc ra 2 mấu lồi gọi là nguyên phối nang. Các
nguyên phối nang mọc hướng vào nhau dần dần hình thành màng ngăn với khuẩn ti
sinh ra nó tạo thành tế bào đa nhân. Hai tế bào đa nhân tiếp hợp với nhau tạo thành

52
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

hợp tử đa nhân gọi là bào tử tiếp hợp có màng dầy. Hợp tử sau một thời gian nảy
mầm mọc thành một ống mầm. Đầu ống mầm sau phát triển thành một nang vô tính
chứa những bào tử. Ống mầm trở thành cuống nang giống như trường hợp hình
thành bào tử kín. Sau một thời gian nang vỡ giải phóng bào tử ra ngoài. Mỗi bào tử
phát triển thành một sợi nấm.
Ngoài các hình thức sinh sản điển hình trên, ở nấm mốc còn có hình thức
sinh sản phần nào phức tạp hơn, gần giống với thực vật. Đó là ở một số loài thuộc
lớp nấm đảm (Basidiomycetes).
2.4.2.4. Ý nghĩa thực tiễn của nấm mốc
Nấm mốc (hay nấm sợi) là một nhóm vi sinh vật phân bố rộng rãi trong thiên
nhiên. Chúng tham gia tích cực vào các quá trình chuyển hoá vật chất, khép kín các
vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Khả năng chuyển hoá vật chất của chúng
được ứng dụng trong nhiều ngành, đặc biệt là chế biến thực phẩm (làm rượu, làm
tương, nước chấm v.v....). Mặt khác, có nhiều loại nấm mốc mọc trên các nguyên,
vật liệu, đồ dùng, thực phẩm ... phá hỏng hoặc làm giảm chất lượng của chúng. Một
số loài còn gây bệnh cho người, động vật thực vật (bệnh lang ben, vẩy nến ở người,
nấm rỉ sắt ở thực vật v.v...).
Ngoài các nhóm vi sinh vật chính đã mô tả ở trên, thuộc về các vi sinh vật có
kích thước hiển vi có thể xếp vào đối tượng của vi sinh vật học còn có các nhóm tảo
đơn bào gọi là vi tảo, các nhóm nguyên sinh động vật như trùng roi, amip v.v...
Tất cả những sinh vật nhỏ bé nói trên tạo thành thế giới vi sinh vật vô cùng
phong phú, chúng phân bố ở khắp mọi nơi trên hành tinh chúng ta. Chúng tham gia
vào các quá trình chuyển hoá vật chất, khép kín các vòng tuần hoàn vật chất trong
thiên nhiên, làm cho sự cân bằng vật chất được ổn định và từ đó bảo vệ sự cân bằng
sinh thái. Người ta có thể sử dụng nhiều nhóm vi sinh vật vào mục đích bảo vệ môi
trường. Ví dụ như nhóm vi sinh vật phân huỷ chất hữu cơ trong rác thải, nhóm vi
sinh vật phân huỷ các chất độc hại thành chất không độc. Trong công nghệ xử lý
chất thải bằng phương pháp sinh học có sử dụng rất nhiều nhóm vi sinh vật khác
nhau. Vi sinh vật còn được ứng dụng trong nhiều ngành sản xuất như chế tạo phân
bón sinh học, thuốc bảo vệ thực vật sinh học ... nhằm mục đích thay thế các chất
hoá học độc hại với môi trường. Sự phân bố rộng rãi của vi sinh vật trong các môi
trường tự nhiên đóng vai trò quyết định vào khả năng tự làm sạch môi trường đó,
53
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

cùng với những yếu tố lý học, hoá học và sinh học khác. Vi sinh vật đóng vai trò
quan trọng trong việc làm nên khả năng chịu tải của môi trường, đó chính là khả
năng tự làm sạch môi trường, giữ cho môi trường tự nhiên không bị ô nhiễm.
Tuy nhiên, bên cạnh những nhóm vi sinh vật có khả năng làm sạch môi
trường, lại có những nhóm gây ô nhiễm môi trường. Đó chính là nhóm các vi sinh
vật gây các bệnh vô cùng nguy hiểm cho người, động vật và thực vật.

54
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Hình 1.35. Sự hình thành động bào tử và các kiểu động bào tử

55
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Hình 1.36. Các loại bào tử túi

56
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Hình 1.37. Các loại bào tử trần

57
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Hình 1.38. Quá trình hình thành bào tử túi (từ A đến J)

58
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG II
SINH LÝ ĐẠI CƯƠNG VI SINH VẬT

2.1. DINH DƯỠNG CỦA VI SINH VẬT


2.1.1. Thành phần tế bào của vi sinh vật
Các chất dinh dưỡng đối với vi sinh vật là bất kỳ chất nào được vi sinh vật hấp
thụ từ môi trường xung quanh và được chúng sử dụng làm nguyên liệu để cung cấp
cho các quá trình sinh tổng hợp tạo ra các thành phần của tế bào hoặc để cung cấp cho
các quá trình trao đổi năng lượng.
Quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng để thoả mãn mọi nhu cầu sinh trưởng và
phát triển được gọi là quá trình dinh dưỡng.
Hiểu biết về quá trình dinh dưỡng là cơ sở tất yếu để có thể nghiên cứu, ứng
dụng hoặc ức chế vi sinh vật.
Không phải mọi thành phần của môi trường nuôi cấy vi sinh vật đều được coi là
chất dinh dưỡng. Một số chất rắn cần thiết cho vi sinh vật nhưng chỉ làm nhiệm vụ bảo
đảm các điều kiện thích hợp về thế oxi hoá - khử, về pH, về áp suất thẩm thấu, về cân
bằng lớn ... Chất dinh dưỡng phải là những hợp chất có tham gia vào các quá trình trao
đổi chất nội bào.
Thành phần hoá học của tế bào vi sinh vật quyết định nhu cầu dinh dưỡng của
chúng. Thành phần hoá học cấu tạo bởi các nguyên tố C, H, O, N, các nguyên tố
khoảng đa lượng và các nguyên tố khoáng vi lượng. Chỉ riêng các nguyên tố C, H, O,
N, P, S, K. Na đã chiếm đến 98% khối lượng khô của tế bào vi khuẩn E.Coli.
Bảng 2.1. Thành phần các nguyên tố chủ yếu của tế bào vi khuẩn E.Coli (S.E.Luria)
Nguyên tố % Chất khô Nguyên tố % Chất khô
C 50 Na 1,0
O 20 Ca 0,5
N 14 Mg 0,5
H 8 Cl 0,2
P 3 Fe
S 1 Các nguyên 0,3
K 1 tố khác

59
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Lượng chứa các nguyên tố ở các vi sinh vật khác nhau là không giống nhau. Ở
các điều kiện nuôi cấy khác nhau, các giai đoạn khác nhau lượng chứa các nguyên tố
trong cùng một loài vi sinh vật cũng không giống nhau. Trong tế bào vi sinh vật các
hợp chất được phân thành 2 nhóm lớn: (1). Nước và các muối khoáng; (2). Các chất
hữu cơ.
Bảng 2.2. Các nhóm hợp chất chủ yếu của tế bào vi khuẩn E. Coli
Chất hữu cơ Các phân
Loại hợp chất Nước Protein ADN ARN Hidrat C Lipit
phân tử nhỏ tử vô cơ

Lượng chứa (%) 70 15 1 6 3 2 2 1


2.1.1.1. Nước và muối khoáng
Nước chiếm đếm 70 - 90% khối luợng cơ thể sinh vật. Tất cả các phản ứng xảy
ra trong tế bào vi sinh vật đều đòi hỏi có sự tồn tại của nước. Ở vi khuẩn lượng chứa
nước thường là 70 - 85%, ở nấm sợi thường là 85 - 90%.
Từ cổ xưa người ta đã biết sử dụng phương pháp sấy khô thực phẩm để đình chỉ
sự phát triển của vi sinh vật. Việc sử dụng muối hoặc đường để bảo quản thực phẩm
chẳng qua cũng chỉ nhằm tạo ra một sự khô cạn sinh lý không thích hợp cho sự phát
triển của vi sinh vật.
Yêu cầu của vi sinh vật đối với nước được biểu thị một cách định lượng bằng
độ hoạt động của nước (water activity, aw) trong môi trường. Độ hoạt động của nước
còn được gọi là thế năng của nước (water potential, pw):
p
aw =
pO
Ở đây p là áp lực hơi của dung dịch còn pO là áp lực hơi nước. Nước nguyên
chất có aw = 1, nước biển có aw = 0,980, máu người có aw = 0,995, cá muối có aw =
0,750; kẹo, mức có aw = 0,700.
Mỗi sinh vật thường có một trị số aw tối thích và một trị số aw tối thiểu. Một số
sinh vật có thể phát triển được trong môi trường có trị số aw rất thấp, người ta gọi
chúng là các vi sinh vật chịu áp (osmophyl). Chẳng hạn aw có thể chấp nhận được của
Saccharomyces rouxii là 0,850; của Saccharomyces bailii; của Pennicillium là 0,800;
của Halobacterium, Halococcus là 0,750; của Xeromyces bisporus là 0,700 ...
Phần nước có thể tham gia vào các quá trình trao đổi chất của vi sinh vật được
gọi là nước tự do. Đa phần nước trong tế bào vi sinh vật tồn tại ở dạng nước tự do.
60
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Nước kết hợp là phần nước liên kết với các hợp chất hữu cơ cao phân tử trong tế bào
(protein, lipit, hidrat cacbon ...). Nước liên kết mất khả năng hoà tan và lưu động.
Muối khoáng chiếm khoảng 2 - 5% khối lượng khô của tế bào. Chúng thường
tồn tại dưới dạng các muối sunphat, photphat, cacbonat, clorua ... Trong tế bào chúng
thường ở dạng các ion. Dạng cation chẳng hạn như Mg2+, Ca2+, K+, Na+ ... Dạng anion
chẳng hạn như HPO24− , SO24− , HCO3− , Cl- ... Các ion trong tế bào vi sinh vật luôn tồn tại
ở những tỷ lệ nhất định nhằm duy trì độ pH và lực thẩm thấu thích hợp cho từng loại
vi sinh vật.
Bảng 2.3. Mức aw thấp nhất đối với một số vi sinh vật
Số thứ tự Nhóm vi sinh vật aw thấp nhất
1 Phần lớn vi khuẩn gram (-) 0,97
2 Phần lớn vi khuẩn gram (+) 0,90
3 Phần lớn nấm men 0,88
4 Phần lớn nấm sợi 0,80
5 Vi khuẩn ưa mặn 0,75
Cụ thể hơn ta có thể tham khảo bảng sau về khả năng phát triển của vi sinh vật
ở những giá trị aw khác nhau.
Bảng 2.4. Khả năng phát triển của vi sinh vật ở giá trị aw tối thiểu khác nhau
Số thứ tự Vi sinh vật aw
1 Canđia scottii 0,92
2 Trichosporon pullulans 0,91
3 Candida zeylanoides 0,90
4 Staphylococcus aureus 0,86
5 Atternaria citri 0,84
2.1.1.2. Chất hữu cơ
Chất hữu cơ trong tế bào vi sinh vật chủ yếu cấu tạo bởi các nguyên tố C, H, O,
N, P, S ... Riêng 4 nguyên tố C, H, O, N đã chiếm tới 90 - 97% toàn bộ chất khô của tế
bào. Đó là các nguyên tố chủ chốt để cấu tạo nên protein, axit nucleic, lipit, hidrat
cacbon. Trong tế bào vi khuẩn các hợp chất đại phân tử thường chiếm tới 96% khối

61
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

lượng khô, các chất đơn phân tử chỉ chiếm có 3,5% còn các ion vô cơ chỉ có 1% mà
thôi.
Bảng 2.5. Thành phần hoá học của một tế bào vi khuẩn
(F.C Neidhardt, 1987)
% khối lượng
Phân tử Số phân tử/ tế bào Số loại phân tử
khô (1)
Nước - 1
Tổng số các đại phân tử 96 24.609.802 khoảng 2500
Protein 55 2.350.000 khoảng 1850
Polisaccarit 5 4.300 2 (2)
Lipit 9,1 22.000.000 4 (3)
ADN 3,1 2,1 1
ARN 20,5 255.500 khoảng 660
Tổng số các đơn phân tử 3,5 khoảng 350
Axit amin và tiền thể 0,5 khoảng 100
Đường và tiền thể 2 khoảng 50
Nucleotic và tiền thể 0,5 khoảng 200
Các ion vô cơ 1 18
Tổng cộng 100

Chú thích :
(1) khối lượng khô của 1 tế bào vi khuẩn E.Coli đang sinh trưởng mạnh là 2,8 x 10-13
g.
(2) : Peptidoglican và glicogen
(3) : Đó là 4 loại photpholipit, mỗi loại có nhiều nhóm khác nhau phụ thuộc vào
thành phần axit béo.
a. Protein : cấu tạo chủ yếu bởi các nguyên tố : C (50 - 55%), O (21 - 24%), N
(15 - 18%), H (6,5 - 7,3%), S (0 - 0,24%), ngoài ra còn có thể có một lượng rất nhỏ các
nguyên tố khác nhau P, Fe, Zn, Cu, Mn, Ca ...

62
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Protein được tạo thành từ các axit amin.


Khi hình thành protein các axit amin nối liền với nhau qua liên kết peptit (liên
kết cộng hoá trị). Liên kết này (-CO-NH-) được tạo thành do phản ứng kết hợp giữa
⎛ O ⎞
⎜ ⎟ +
nhóm α-cacboxyl ⎜ − C ⎟ của một axit amin này với nhóm α-amin ( H3N-) của một
⎜ O − ⎟⎠

axit amin khác và loại đi một phân tử nước :

NH2 NH3+

H C COOH H C COO-

R R
Dạng không ion hoá Dạng ion lưỡng cực
của axit amin của axit amin

O O
+ +
H3N CH C + H3N CH C →
- -
R1 O O
O O

+
H3N CH C NH CH C

Tuỳ số lượng axit amin liên kết với nhau mà ta có các dipeptit, tripeptit,
tetrapeptot, pentapeptit ... Từ phân tử có 15 liên kết peptit trở lên ta gọi là polipeptit.
Polipeptit này còn được gọi là protein. Có lúc 1 protein được tạo thành do vài
polipeptit liên kết lại với nhau.
Có 20 loại axit amin tham gia vào cấu trúc của protein, số gốc axit amin là rất
lớn vì vậy có thể tạo ra được tới 2018 loại protein khác nhau (hiện đã biết rõ cấu trúc 3
chiều của khaỏng trên 100 loại protein). Các protein này có thể được xếp loại theo
hình dạng, theo cấu trúc hoặc theo chức năng.
Axit amin oligopeptit (dipeptit, tripeptit ...)

Polipeptit
Protein
63
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

- Xếp loại theo hình dạng : - Protein hình sợi


- Protein hình cầu
- Xếp loại theo cấu trúc :
- Protein đơn giản
- Protein phức tạp (protein kết hợp)
• Nucleoprotein
(Protein + axit nucleic)
• Glicoprotein
(Protein + hidrat cacbon)
• Mucoprotein
(Protein + mucopolisaccarit)
• Photphoprotein
(Protein + axit photphoric)
• Cromoprotein
(Protein + hợp chất có màu)
• Metaloprotein
(Protein + kim loại)
- Xếp loại theo chức năng
- Protein phi hoạt tính (kiến tạo, dự trữ ...)
- Protein hoạt tính (xúc tác, vận tải, chuyển động, truyền xung thần kinh, điều
hoà, bảo vệ ...)
Trong tế bào vi sinh vật ngoài protein, peptit còn có cả những axit amin ở trạng
thái tự do.
Axit nucleic cấu tạo chủ yếu bởi N (1 - 16%), P (9 - 10%), phần còn lại là C, H,
O. Căn cứ vào đường pentozơ trong phân tử mà axit nucleic được chia thành 2 loại:
ADN (axit deoxiribonucleic, chứa deoxiribozơ) và ARN (axit ribonucleic, chứa
ribozơ).
Các sản phẩm thuỷ phân của 2 loại axit nucleic này là như sau:
Axit photphoric
ARN → Polinucleotit → Nucleotit D - Ribozơ
Nucleozit
Bazơ nitơ
64
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

- Adenin (A)
- Guanin (G)
- Uraxin (G)
- Xitozin (X)
Axit photphoric
ADN → Polinucleotit → Nucleotit D - 2 - Deoxiribozơ
Nucleozit
Bazơ nitơ
- Adenin (A)
- Guanin (G)
- Timin (T)
- Xitozin (X)
Tỷ lệ G + X ở các vi sinh vật khác nhau là có thể không giống nhau. Đây là một
chỉ tiêu quan trọng được sử dụng trong phân loại vi sinh vật trong giai đoạn hiện nay.
b. Hydrat cacbon (cấu tạo bởi C, H, O) ở vi sinh vật có thể chia thành 3 nhóm:
- Monosaccarit:
+ Pentozơ : ribozơ, deoxiribozơ
+ Hexozơ : glucozơ, fructozơ, galactozơ
- Oligosaccarit:
+ Disaccarit : saccarozơ, lactozơ, maltozơ ...
+ Trisaccarit : rafinozơ ...
- Poligosaccarit : tinh bột, glixerin, dextrin, xenlulozơ, axit hialuronic ...
c. Lipit trong tế bào vi sinh vật thường có 2 nhóm: lipit đơn giản và lipit phức
tạp (lipoit).
- Lipit đơn giản (este của glixerin và axit béo): chủ yếu là triaxinglixerol.
- Lipit phức tạp:
+ Photpholipit : chủ yếu là photphoglixerit ...
+ Glicolipit : galactozylglixerit, sulfoglucozylglixerit ...

65
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Có những loại nấm men lượng lipit chứa tới 50 - 60% lipit. Photpholipit kết hợp
với protein tạo thành lipoprotein. Chúng tham gia vào cấu trúc của màng tế bào chất,
màng ti thể ...
d. Vitamin : Có sự khác nhau rất lớn trong nhu cầu của vi sinh vật. Có những vi
sinh vật tự dưỡng chất sinh trưởng (auxoautotroph) chúng có thể tự tổng hợp ra các
vitamin cần thiết. Nhưng cũng có nhiều loại vi sinh vật dị dưỡng chất sinh trưởng
(auxoheterotroph), chúng đòi hỏi phải cung cấp ít hoặc nhiều loại vitamin khác nhau.
Vai trò của một số vitamin trong hoạt động sống của vi sinh vật được hiểu tóm tắt như
sau :
Bảng 2.6. Vai trò của vitamin đối với vi sinh vật
Vitamin Dạng coenzim Chức năng
Tiamin (avevrin, B1) Tiamin pirophotphat (TPP) Oxi hoá và khử cacboxyl các
ketoaxit, chuyển nhóm aldeit
Riboflavin Flavinmononucleotit Chuyển hydro
(lactoflavin, B2) (FMN), flavin adenin
dinucleotit (FAD)
Axit pantotenic (B3) Coenzim A Oxi hoá ketoaxit và tham gia
vào trao đổi chất của axit béo
Niaxin (a. nicotinic, Nicotin adenin Khử hydro và chuyển hydro
nicotinamin, B5) Dinucleotit (NAD) và NADP
Piridoxin (pirdoxal, Piridoxal photphat Chuyển amin, khử amin, khử
piridoxamin, B6) cacboxyl raxemin hoá axit amin
Biotin (B7, H) Biotin Chuyển CO2 và nhóm cacboxilic
Axit folic (folaxin, Axit tetrahidrofolic Chuyển đơn vị 1 cacbon
B9, M, Bc ...) Chuyển CO2 các nhóm
cacboxilic

(Axit APAB Axit tetrahidrofolic Chuyển đơn vị 1 cacbon


paraaminobenzoic,
B10)
Xianocobalamin Metilxianocobalamit Chuyển nhóm metyl
66
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

(cobalamin, B12)
Axit lipoic Lipoamit Chuyển nhóm axyl và nguyên tử
hydro
Axit ascocbic Là cofacto trong hydroxyl hoá
(Vitamin C)
Ecgocanxiferol 1,25 - dihidroxicole- Trao đổi canxi và photpho
(Vitamin D2) canxiferol

2.1.2. Các nguồn dinh dưỡng chính của vi sinh vật


2.1.2.1. Nguồn thức ăn cacbon của vi sinh vật
Căn cứ vào nguồn thức ăn cacbon mà người ta chia vi sinh vật thành các nhóm
sinh lý sau đây:
* Nhóm 1: Tự dưỡng
- Tự dưỡng quang năng. Nguồn C là CO2, nguồn năng lượng là ánh sáng.
- Tự dưỡng hoá năng. Nguồn C là CO2, nguồn năng lượng là một số hợp chất
vô cơ đơn giản.
* Nhóm 2: Dị dưỡng
- Dị dưỡng quang năng
Nguồn C là chất hữu cơ ..., nguồn năng lượng là ánh sáng, ví dụ ở vi khuẩn
không lưu huỳnh màu tía.
- Dị dưỡng hoá năng:
Nguồn C là chất hữu cơ, nguồn năng lượng là từ sự chuyển hoá trao đổi chất
của chất nguyên sinh của một cơ thể khác. Ví dụ ở động vật nguyên sinh, nấm, một số
vi khuẩn.

- Hoại sinh:
Nguồn C là chất hữu cơ. Nguồn năng lượng là từ sự trao đổi chất của chất
nguyên sinh các xác hữu cơ. Ví dụ ở nhiều nấm, vi khuẩn.
- Ký sinh :

67
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Nguồn C là chất hữu cơ. Nguồn năng lượng là lấy từ các tổ chức hoặc dịch thể
của một cơ thể sống. Ví dụ các vi sinh vật gây bệnh cho người, động vật, thực vật.
Như vậy là tuỳ nhóm vi sinh vật mà nguồn cacbon được cung cấp có thể là chất
vô cơ (CO2, NaHCO3, CaCO3 ...) hoặc chất hữu cơ. Giá trị dinh dưỡng và khả năng
hấp thụ các nguồn thức ăn cacbon khác nhau phụ thuộc vào 2 yếu tố : một là thành
phần hoá học và tính chất sinh lý của nguồn thức ăn này, hai là đặc điểm sinh lý của
từng loại vi sinh vật. Trên thế giới hầu như không có hợp chất cacbon hữu cơ nào mà
không bị hoặc nhóm vi sinh vật này hoặc nhóm vi sinh vật khác phân giải. Không ít vi
sinh vật có thể đồng hóa được cả các hợp chất cacbon rất bền vững như cao su, chất
dẻo, dầu mỏ, parafin, khí thiên nhiên. Ngay focmon là một hoá chất diệt khuẩn rất
mạnh nhưng cũng có nhóm nấm sợi sử dụng làm thức ăn.
Nhiều chất hữu cơ vì không tan được trong nước hoặc vì có khối lượng phân tử
quá lớn cho nên trước khi được hấp thụ, vi sinh vật phải tiết ra các enzim thuỷ phân
(amilaza, xenlulaza, pectinaza, lipaza ...) để chuyển hoá chúng thành các hợp chất dễ
hấp thụ (đường, axit amin, axit béo ...)
Người ta thường sử dụng đường để làm thức ăn cacbon khi nuôi cấy phần lớn
các vi sinh vật dị dưỡng. Cần chú ý rằng đường đơn ở nhiệt độ cao có thể bị chuyển
hoá thành loại hợp chất có màu tối gọi là đường cháy rất khó hấp thụ. Trong môi
trường kiềm sau khi khử trùng đường còn dễ bị axit hoá và làm biến đổi pH môi
trường. Để tránh các hiện tượng này khi khử trùng môi trường chứa đường người ta
thường chỉ hấp ở áp lực 0,5 atm (112,50C) và duy trì trong 30 phút. Với các loại
đường đơn tốt nhất là nên sử dụng phương pháp hấp gián đoạn (phương pháp Tyndal)
hoặc lọc riêng dung dịch đường (thường dùng nồng độ 20%) bằng nến lọc hoặc màng
lọc vi khuẩn sau đó mới dùng thao tác vô trùng để bổ sung vào các môi trường đã khử
trùng.
Khi chế tạo các môi trường chứa tinh bột trước hết phải hồ hoá tinh bột ở nhiệt
độ 60 - 700C sau đó đun sôi rồi mới đưa đi khử trùng ở nồi hấp áp lực.
Xenlulozơ được đưa vào các môi trường nuôi cấy vi sinh vật phân giải
xenlulozơ dưới dạng giấy lọc, bông hoặc các loại bột xenlulozơ (cellulose powder,
avicel ...)

68
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Khi sử dụng lipit, parafin, dầu mỏ ... để làm nguồn cacbon nuôi cấy một số loại
vi sinh vật phải thông khí mạnh để cho từng giọt nhỏ có thể tiếp xúc được với thành tế
bào từng vi sinh vật.

Để nuôi cấy các loại vi sinh vật khác nhau người ta dùng các nồng độ đường
không giống nhau. Với vi khuẩn, xạ khuẩn người ta thường dùng 0,5 - 0,2% đường
còn đối với nấm men, nấm sợi lại thường dùng 3 - 10% đường.

Hầu hết vi sinh vật chỉ đồng hoá được các loại đường ở dạng đồng phân D.
Cũng may là phần lớn các đồng phân của đường đơn trong tự nhiên đều là thuộc loại D
chứ không phải loại L.

Các hợp chất hữu cơ chứa cả C và N (pepton, nước thịt, nước chiết ngô, nước
chiết nấm men, nước chiết đại mạch, nước chiết giá đậu ...) có thể sử dụng vừa làm
nguồn C vừa làm nguồn N đối với vi sinh vật.

Phạm vi đồng hoá các nguồn thức ăn cacbon của từng loài vi sinh vật cụ thể rất
khác nhau. Có thực nghiệm cho thấy loài vi khuẩn Pseudomonas cepacia có thể đóng
hoá trên 90 loại nguồn thức ăn cacbon khác nhau, trong khi đó các vi khuẩn sinh
mêtan chỏ có thể đồng hoá được CO2 và vài loài hợp chất chứa 1C hoặc 2C mà thôi.

Với vi sinh vật dị dưỡng nguồn thức ăn cacbon làm cả hai chức năng : nguồn
dinh dưỡng và nguồn năng lượng.

Một số vi khuẩn dị dưỡng, nhất là các vi khuẩn gây bệnh sống trong máu, trong
các tổ chức hoặc trong ruột của người và động vật muốn sinh trưởng được ngoài
nguồn cacbon hữu cơ còn cần phải được cung cấp một lượng nhỏ CO2 thì mới phát
triển được.

Trong công nghiệp lên men nguồn rỉ đường là nguồn cacbon rẻ tiền và rất thích
hợp sử dụng đối với nhiều loại vi sinh vật khác nhau.
Bảng 2.7. Thành phần hoá học của rỉ đường mía và rỉ đường củ cải
Thành phấn Tỷ lệ Rỉ đường củ cải Rỉ đường mía
Đường tổng số % 48 - 52 48 - 56
Chất hữu cơ khác đường % 12 - 17 9 - 12
69
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Protein (N x 6,25) % 6 - 10 2-4


Kali % 2,0 - 7,0 1,5 - 5,0
Canxi % 0,1 - 0,5 0,4 - 0,8
Magie % khoảng 0,09 khoảng 0,06
Photpho % 0,02 - 0,07 0,6 - 2,0
Biotin Mg/kg 0,02 - 0,15 1,0 - 3,0
Axit pantotenic Mg/kg 50 - 110 15 -55
Inozitol Mg/kg 5000 - 8000 2500 - 6000
Tiamin Mg/kg khoảng 1,3 khoảng 1,8

2.1.2.2. Nguồn thức ăn Nitơ của vi sinh vật


Nguồn Nitơ dễ hấp thụ nhất đối với vi sinh vật là NH3 và NH4+. Trước đây có
quan điểm cho rằng một số vi khuẩn không có khả năng đồng hoá muối amon. Quan
điểm này không đúng. Ngày nay người ta cho rằng tất cả các loại vi sinh vật đều có
khả năng sử dụng muối amon. Đôi khi có những loại vi sinh vật không phát triển được
trên các môi trường chứa muối amon thì nguyên nhân không phải ở bản thân gốc NH4+
mà là ở độ chua sinh lý do các muối này tạo ra. Sau khi đồng hóa gốc NH4+ trong môi
trường sẽ tích luỹ các anion vô cơ (SO42-, HPO42-, Cl- ...) và vì thế mà làm hạ thấp rất
nhiều trị số pH của môi trường. Muối amon của các axit hữu cơ ít làm chua môi
trường hơn do đó có lúc được sử dụng nhiều hơn (mặc dầu đắt hơn). Ure là nguồn
thức ăn nitơ trung tính về mặt sinh lý. Khi bị phân giải bởi enzim ureaza, ure sẽ giải
phóng thành NH3 và CO2. Phần NH3 được vi sinh vật sử dụng mà không làm chua môi
trường như đối với các muối amon :
ureaza
NH2 - CO - NH2 + H2O 2NH3 + CO2
Nhiều khi để nuôi cấy vi sinh vật bằng nguồn nitơ là ure người ta phải bổ sung
thêm muối amon (như amon sunfat chẳng hạn). Sở dĩ như vậy là bởi vì phải có thức ăn
nitơ dễ hấp thụ cho vi sinh vật phát triển đã thì mới có thể sản sinh ra được ureaza để
thủy phân ure.
Cũng có loại vi sinh vật sở dĩ không phát triển được trên môi trường chỉ có
nguồn thức ăn nitơ là muối amon không phải vì không đồng hoá được muối này mà là

70
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

do chúng đòi hỏi phải được cung cấp thêm một vài loại axit amin không thay thế nào
đó.
Muối nitrat là nguồn thức ăn nitơ thích hợp đối với nhiều loại tảo, nấm sợi và
xạ khuẩn nhưng ít thích hợp đối với nhiều loại nấm men và vi khiẩn. Sau khi vi sinh
vật sử dụng hết gốc NO3- các ion kim loại còn lại (K+, Na+, Mg2+ ...) sẽ làm kiểm hoá
môi trường. Để tránh hiện tượng này người ta thường sử dụng muối NH4NO3 để làm
nguồn nitơ cho nhiều loại vi sinh vật. Tuy nhiên gốc NH4+ thường bị hấp thụ nhanh
hơn, rồi mới hấp thụ đến gốc NO3-.
Nguồn nitơ có dự trữ nhiều nhất trong tự nhiên là nguồn khí nitơ tự do (N2)
trong khí quyển. Chúng chiếm tỷ lệ rất cao trong không khí (75,5% theo khối lượng
hoặc 78,16% theo thể tích). Số lượng nitơ trong lớp khí quyển bên trên mỗi ha đất đai
nhiều tới 85000 tấn, còn tổng số nitơ trong cả khí quyền là khoảng
4.000.000.000.000.000 tấn. Trong khí Nitơ (N2) hai nguyên tử N liên kết với nhau
bằng 3 dây nối rất bền vững (N ≡ N). Năng lượng của 3 dây nối này cao tới 225
kcal/M. Chính vì vậy mà N2 rất khó kết hợp với các nguyên tố khác và nitơ có rất
nhiều chung quanh ta mà cả người, cả động vật lẫn cây trồng đều luôn luôn thiếu thốn
thức ăn nitơ. Chẳng hạn ở nhà máy phân đạm hoá học, muốn làm cho N2 liên kết được
với N2 để tạo thành NH3 người ta đã phải dùng một nhiệt độ là 5000C và một áp suất
cao tới 350 atm.
Đa số vi sinh vật không có khả năng đồng hoá N2 trong không khí. Tuy nhiên
có những vi sinh vật có thể chuyển hoá N2 thành NH3 nhờ hoạt động xúc tác của một
hệ thống enzim có tên gọi là nitrogenaza. Người ta gọi các vi sinh vật này là vi sinh
vật cố định nitơ (nitrogen - fixing microorganisms) còn quá trình này được gọi là quá
trình cố định nitơ (nitrogen fixation). Chúng ta sẽ xem xét quá trình này ở một chương
khác.
Vi sinh vật còn có khả năng đồng hoá rất tốt nitơ chứa trong các thức ăn hữu
cơ. Các thức ăn này sẽ vừa là nguồn cacbon vừa là nguồn nitơ cung cấp cho vi sinh
vật. Vi sinh vật không có khả năng hấp thụ trực tiếp các protein cao phân tử. Chỉ có
các polipeptit chứa không quá 5 gốc axit amin mới có thể di truyền trực tiếp qua màng
tế bào chất của vi sinh vật. Rất nhiều vi sinh vật có khả năng sản sinh proteaza xúc tác
việc thuỷ phân protein thành các hợp chất phân tử thấp có khả năng xâm nhập vào tế
bào vi sinh vật.

71
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Nguồn nitơ hữu cơ thường được sử dụng để nuôi cấy vi sinh vật là pepton loại
chế phẩm thuỷ phân không triệt để của một nguồn protein nào đấy. Chúng khác nhau
về lượng chứa các loại polipeptit và lượng chứa axit amin tự do.
Về axit amin người ta nhận thấy có thể có ba quan hệ khác nhau đối với từng
loại vi sinh vật. Có những loại vi sinh vật không cần đòi hỏi phải được cung cấp bất kỳ
loại axit amin nào. Chúng có khả năng tổng hợp ra toàn bộ các axit amin mà chúng cần
thiết từ NH4+ và các chất hữu cơ không chứa nitơ. Người ta gọi nhóm vi sinh vật này là
nhóm tự dưỡng amin. Có những loại vi sinh vật ngược lại bắt buộc phải được cung cấp
một hoặc nhiều axit amin mà chúng cần thiết. Chúng không có khả năng tự tổng hợp
ra được các axit amin này. Người ta gọi chúng là nhóm dị dưỡng amin. Loại thứ ba là
loại các vi sinh vật không có các axit amin trong môi trường vẫn phát triển được,
nhưng nếu có mặt một số axit amin nào đó thì sự phát triển của chúng sẽ được tăng
cường hơn nhiều.
Nhu cầu về axit amin của các loại vi sinh vật khác nhau là rất khác nhau. Trong
khi các loài động vật khác nhau rất xa thường cũng chỉ có nhu cầu giống nhau về các
axit amin thì giữa các loài vi sinh vật rất giống nhau về hình thái và rất gần nhau về vị
trí phân loại lại có thể đòi hỏi rất khác nhau về các axit amin. Các axit amin mà cơ thể
sinh vật đòi hỏi phải được cung cấp (cũng tức là các axit amin mà cơ thể sinh vật
không tự tổng hợp được) gọi là các axit amin không thay thế. Danh sách các axit amin
không thay thế đối với mỗi loài sinh vật được gọi là aminogram của loài ấy.
Aminogram của vi sinh vật rất khác nhau. Nhiều loại vi khuẩn tuỳ thuộc nhóm dị
dưỡng amin nhưng chỉ đòi hỏi 1 - 2 loại axit amin nào đó. Trong khi đó có loại vi sinh
vật nếu không được cung cấp đầy đủ 17 - 18 loại axit amin thì không thể phát triển
được. Không có các axit amin không thay thế chung cho tất cả các vi sinh vật. Cái là
cần thiết với loại vi sinh vật này có thể là hoàn toàn không cần thiết đối với loại vi sinh
vật khác.
Đối với đa số các loài vi khuẩn người ta thường nuôi cấy có thành phần như sau :
Pepton 5g
Cao thịt 3g
NaCl 8g
Nước cất 1000 ml

72
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Nếu làm môi trường đặc thì bổ sung thêm 15 - 20g thạch (tuỳ theo chất lượng
của thạch).
Tuy vậy có những vi sinh vật để nuôi cấy được ta phải chuẩn bị môi trường với
rất nhiều thành phần khác nhau.
Các đồng phân axit amin dãy D thường không được vi sinh vật hấp thụ. Chúng
thường manh tính độc tính đối với tế bào. Người ta biết các D - axit amin có thể có
mặt trong một số loại chất kháng sinh (như gramixidin, polimixin, actonomixin ...).
Chỉ có một số loại nấm mốc có chứa enzim raxemaza mới có khả năng chuyển hoá D -
axit amin thành L -axit amin.
Để tìm hiểu mối quan hệ với axit amin của một chủng vi sinh vật nào đó trước
hết người ta cấy chủng vi sinh vật này lên một môi trường dinh dưỡng có nguồn Nitơ
duy nhất là muối amon. Nếu chúng phát triển được thì chứng tỏ chúng thuộc nhóm tự
dưỡng amin. Nếu chúng không phát triển được và sau khi bổ sung hỗn dịch axit amin
(dịch thuỷ phân cazein có trộn thêm triptophan) lại phát triển tốt chứng tỏ chúng thuộc
nhóm dị dưỡng amin. Nếu bổ sung hỗn dịch axit amin rồi mà chúng vẫn không phát
triển được thì phải tìm xem còn những nhu cầu nào khác chưa được đáp ứng (về nguồn
cacbon, về vitamin, về chất khoáng, về pH, về thế ôxi hoá khử của môi trường).
Muốn biết rõ mối quan hệ của một chủng vi sinh vật với từng loại axit amin
riêng biệt, người ta phải sử dụng những môi trường có chứa đầy đủ nguồn thức ăn
cacbon, khoáng, vitamin (ở dạng hoá chất tinh khiết) nhưng không chứa axit amin.
Lần lượt bổ sung từng loại axit amin vào môi trường và theo dõi ảnh hưởng của chúng
đối với sự phát triển của chủng vi sinh vật này. Cũng có thể dựa vào môi trường một
hỗn dịch đầy đủ các axit amin và các hỗn dịch đã loại bỏ mộ cách phân biệt từng axit
amin một. Theo dõi sự phát triển của vi sinh vật sẽ xác định được nhu cầu của chúng
đối với từng loại axit amin.
Kết quả thực nghiệm trình bày trong bảng dưới đây cho thấy trong số các vi
sinh vật dị dưỡng amin tuỳ loài, thậm chí tuỳ từng typ khác nhau, mà có những mối
quan hệ rất khác nhau đối với các axit amin.
Nói chung các vi khuẩn gây bệnh, vi khuẩn gây thối, vi khuẩn lactic (sống trong
sữa) ... thường đòi hỏi phải được cung cấp nhiều axit amin có sẵn. Các loài vi khuẩn
thường sống trong đất (Azotobacter, Clostridium pasteurianum, các vi khuẩn tự dưỡng
hoá năng ...) có khả năng tự tổng hợp tất cả các axit amin cần thiết đối với chúng. Nấm

73
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

mốc, nấm men và xạ khuẩn cũng thường không đòi hỏi các axit amin có sẵn. Tuy
nhiên sự có mặt của các axit amin trong môi trường sẽ làm nâng cao tốc độ phát triển
của chúng.

74
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Bảng 2.8. Mối quan hệ của VSV với các axit amin khác nhau
LOẠI SINH VẬT

Staphy- Lacto- Corynebacterium Staphy-


Loại axit amin Động vật Streptococc
lococcus gây bacterium diphtheria tococcus
có vú us faecalis
tan máu casei HY PW8 aureus

Lizin + + (+) + - - -

Acginin (+) + + + - - -

Histidin + + (+) - + - -

Phenylatanin + + + - + - -

Tirozin - + + (+) - - -

Triptophan + + + + + - +

Prolin - + - - - - -

Glixin - + - + + - -

Alanin - + (+) + - - -

Valin + + + - + + -

Lơxin + + + + - + -

Izolơxin + + (+) + - - -

Xerin - + + + - - -

Treonin + + (+) + - - -

Xixtein - + + (+) + + -

Metionin + + (+) - + + +

Axit asparaginic - + + + - - -

Axit glutamic - - + + + + -

Ghi chú : + : Cần thiết


- : Không cần thiết
(+) : Có tác dụng kích thích

75
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Nhiều loại vi sinh vật có khả năng dùng một loại axit amin nào đó làm nguồn
thức ăn nitơ duy nhất. Chúng sẽ phân giải axit amin này thành NH3 rồi sau đó tự tổng
hợp nên hàng loạt các axit amin khác.
Có những chủng vi sinh vật biểu hiện mối quan hệ rất mật thiết giữa nồng độ
của một axit amin nào đó trong môi trường và mức độ phát triển của chúng. Người ta
gọi chúng là những vi sinh vật chỉ thị và dùng chúng trong việc định lượng axit amin.
2.1.2.3. Nguồn thức ăn khoáng của vi sinh vật
Khi sử dụng các môi trường thiên nhiên để nuôi cấy vi sinh vật người ta thường
không cần thiết bổ sung các nguyên tố khoáng. Trong nguyên liệu dùng làm các môi
trường này (khoai tây, nước thịt, sữa, huyết thanh, peptôn, giá đậu ...) thường có chứa
đủ các nguyên tố khoáng cần thiết đối với vi sinh vật. Ngược lại khi làm các môi
trường tổng hợp (dùng nguyên liệu là hoá chất) bắt buộc phải bổ sung đủ các nguyên
tố khoáng cần thiết. Những nguyên tố khoáng mà vi sinh vật đòi hỏi phải được cung
cấp với liều lượng lớn được gọi là các nguyên tố đại lượng. Còn những nguyên tố
khoảng mà vi sinh vật chỉ đòi hỏi với những liều lượng rất nhỏ được gọi là các nguyên
tố vi lượng.
Nồng độ cần thiết của từng nguyên tố vi lượng trong môi trường thường chỉ vào
khoản 10-6 - 10-8M.
Hàm lượng các chất khoáng chứa trong nguyên sinh chất vi sinh vật thường
thay đổi tuỳ loài, tuỳ giai đoạn phát triển và tuỳ điều kiện nuôi cấy. Thành phần
khoáng của tế bào các loài vi sinh vật khác nhau thường là chênh lệch nhau rất nhiều.
Chẳng hạn có nghiên cúư (Mesrobiana và Peuneska, 1963) cho biết thành phần khoáng
ở một số vi khuẩn gây bệnh như sau (% chất khoáng) :
P2O5 4,93 - 74,38 Na2O 0,2 - 28,08
K2O 2,4 - 39,8 Cl 0,03 - 43,69
SO3 0,5 - 28,8 MgO 0,12 - 12,0
CaO 0,3 - 14,0
Nhu cầu của vi sinh vật cũng không giống nhau đối với tuỳ loài, tuỳ giai đoạn
phát triển. Người ta nhận thấy nồng độ cần thiết về các muối khoáng đối với vi khuẩn,
nấm và xạ khuẩn thường thay đổi trong các phạm vi sau đây :

76
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Bảng 2.9. Nồng độ cần thiết về muối khoáng của vi sinh vật
Nồng độ cần thiết (g/l)
Muối khoáng
Đối với vi khuẩn Đối với nấm và xạ khuẩn
K2HPO4 0,2 - 0,5 1-2
KH2PO4 0,2 - 0,5 1-2
MgSO4. 7H2O 0,1 - 0,2 0,2 - 0,5
MnSO4. 4H2O 0,005 - 0,01 0,02 - 0,1
FeSO4. 7H2O 0,005 - 0,01 0,05 - 0,02
Na2MO4 0,001 - 0,05 0,01 - 0,02
ZnSO4 . 7H2O - 0,02 - 0,1
CoCl2 tới 0,03 tới 0,06
CaCl2 0,01 - 0,03 0,02 - 0,1
CaSO4. 5H2O 0,001 - 0,005 0,01 - 0,05

Thành phần môi trường có thể thay đổi tuỳ theo một sự tính toán nào đó để sao
cho nồng độ chung của mỗi cation hoặc mỗi anion phù hợp với số lượng đã nêu lên
trong bảng nói trên.
- P bao giờ cũng chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các nguyên tố khoáng của tế bào
vi sinh vật (nhiều khi P chiếm đến 50% so với tổng số chất khoáng). P có mặt trong
cấu tạo của nhiều thành phần quan trọng của tế bào (axit nucleic, photphoprotein,
photpholipit, nhiều coenzim quan trọng như ADP, ATP, UDP, UTP, XDP, XTP,
NAD, NADP, Flavin ... ; một số vitamin như tiamin, biotin ...) Để đảm bảo nguồn dinh
dưỡng photpho, người ta thường sử dụng các loại photphat vô cơ. Việc bổ sung
photphat (nhất là photphat kali) vào các môi trường dinh dưỡng ngoài tác dụng cung
cấp P còn có tác dụng tạo ra tính đệm của môi trường. Với các tỷ lệ thích hợp hỗn hợp
muối KH2PO4 và K2HPO4 có thể tạo ra những mức pH ổn định trong khoảng pH = 4,5
- 8,0 trong môi trường axit K2HPO4 sẽ tạo ra ion H+ :
HPO42- + H2O H2PO4- + OH-
H2PO4- HPO42- + H+

77
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

- S cũng là một nguyên tố khoáng quan trọng trong tế bào vi sinh vật. S cómặt
trong một số axit amin (xixtin, xixtein, metionin), một số vitamin (biton, tiamin ...).
xixtin, xixtein và một tripeptit là glutation không những tham gia vào cấu trúc protein
mà còn có vai trò quan trọng trong các quá trình oxi hoá khử. Việc chuyển nhóm
sunphidrin thành nhóm disunphit có vai trò rất lớn trong quá trình chuyển điện tử từ
nguyên liệu hô hấp đến oxi phân tử.
2RSH RS - SR + 2H
Các hợp chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh ở dạng oxi hoá thường có tác dụng độc
đối với tế bào vi sinh vật (có thể kể tới trường hợp streptoxit và các sunphamit khác).
Trong khi đó các muối sunphat vô cơ với nguyên tử lưu huỳnh cũng ở trạng thái oxi
hoá thì lại được cơ thể vi sinh vật đồng hoá rất tốt. Một số vi sinh vật có thể dùng cả
S2O32- (tiosunphat) làm nguồn thức ăn lưu huỳnh. Một số vi sinh vật khác lại đòi hỏi
các thức ăn chứa lưu huỳnh ở dạng khử (H2S, xixtin, xixtein ...)
- Fe là nguyên tố rất cần thiết để giúp vi sinh vật có thể tổng hợp một số men
loại pocphirin chứa sắt (như xitocrom, xitocromoxidaza, peroxidaza, catataza ...).
Nguyên tử nitơ của 4 nhân piron nhờ các liên kết hoá học thông thường là các liên jết
hoá học phụ. Một số vi sinh vật tự dưỡng quang năng còn sử dụng sắt để tổng hợp ra
các sắc tố quang hợp có cấu trúc pocphirin (clorophin, bacterioclorophin).
- Mg là nguyên tố được vi sinh vật đòi hỏi cũng với lượng khá cao (10-3 - 10-
4
M). Mg mang tính chất một cofacto, chúng tham gia vào nhiều phản ứng enzim có
liên quan đến các quá trình photphoryl hoá (chuyển H3PO4 từ một hợp chất hữu cơ này
sang một hợp chất hữu cơ khác). Mg2+ có thể làm hoạt hoá các hexokinaza, ATP-aza,
pirophotphataza, photphopheraza, transaxetylaza, photphoglucomutaza, cacboxylaza,
enolaza, các men trao đổi protein, các men oxi hoá khử của chu trình Krebs (tất cả
khoảng trên 80 enzim khác nhau). Mg2+ còn có vai trò quan trọng trong việc làm liên
kết các tiểu phần riboxom với nhau.
- Ca mặc dầu là nguyên tố ít tham gia vào việc xây dựng nên các hợp chất hữu
cơ nhưng nó có vai trò đáng kể trong việc xây dựng các cấu trúc tinh vi của tế bào.
Canxi đóng vai trò cầu nối trung gian giữa nhiều thành phần quan trọng của tế bào
sống (như giữa ADN và protein trong nhân, giữa các nucleotit với nhau, giữa ARN và
protein trong riboxom). Canxi rất cần thiết đối với việc hình thành các cấu trúc không
gian ổn định của nhiều bào quan như riboxom, ti thể, nhân ...

78
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

- Zn cũng là một cofacto tham gia vào nhiều quá trình enzim. Zn có tác dụng
đáng kể trong việc hoạt hoá các enzim như cacboanhidraza, enolaza, photphataza
kiềm, pirôphtphataza, lơxitinaza ..
- Mn có chứa trong một số enzim hô hấp. Mn cũng có vai trò quan trọng trong
việc làm hoạt hoá một số enzim như photphomonoesteraza, cacboxylaza, ATP-aza,
hidroxylamin reductaza, acginaza, aminopeptidaza, enolaza, photphoglucomutaza ...
Việc hoạt hoá các enzim không phải lúc nào cũng mang tính chất đặc hiệu. Lấy
ví dụ như enzim izoxitratliaza (tách từ vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa) có thể được
hoạt hoá bởi nhiều ion khác nhau (Mg2+, Mn2+, Fe2+ hoặc Co2+). Có trường hợp một
ion kim loại này lại có tác dụng đối với một ion kim loại khác. Chẳng hạn ion Na+ có
thể làm ức chế sự phát triển của vi khuẩn Lactobacillus casei nhưng tác dụng ức chế
này có thể bị mất đi nếu bổ sung thêm vào môi trường các ion K+ chắc rằng đã có sự
cạnh tranh giữa hai ion này trong việc liên kết với các enzim hoặc coenzim.
Cũng có những nguyên tố hoá học ta chưa hiểu rõ về vai trò sinh lý của chúng.
Trong số các nguyên tố này phải kể đến Kali.
- K là nguyên tố chiếm một tỷ lệ khá cao trong thành phần khoáng của tế bào vi
sinh vật, nhưng cho đến nay người ta chưa thấy Kali tham gia vào bất kỳ thành phần
nào của nguyên sinh chất, cũng chưa tìm thấy bất kỳ enzim nào có chứa K. Người ta
nhận thấy Kali thường tồn tại trong dạng ion K+ ở mặt ngoài cấu trúc tế bào. Kali làm
tăng độ ngậm nước của các hệ thống keo do đó ảnh hưởng đến các quá trình trao đổi
chất, nhất là các quá trình tổng hợp. Kali có thể còn tham gia vào quá trình tổng hợp
một số vitamin (như tiamin ...) và có những ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hô hấp
của tế bào vi sinh vật.
- Na và Cl cũng là các nguyên tố mà nhiều vi sinh vật đòi hỏi với lượng không
nhỏ, nhưng cho đến nay người ta vẫn còn biết rất ít về vai trò sinh lý của chúng. Hàm
lượng Na và Cl đặc biệt cao trong tế bào các vi sinh vật ưa mặn sống trong nước biển,
đất vùng ven biển hoặc sống trên các loại thực phẩm ướp mặn. Các vi sinh vật có thể
được chia thành 3 nhóm : nhóm ưa mặn, thích hợp phát triển trên môi trường chứa 2 -
5% (khối lượng : thể tích) NaCl, nhóm ưa mặn vừa, thích hợp phát triển trên môi
trường chứa 5 - 20% NaCl và nhóm ưa mặn cao, thích hợp phát triển trên môi trường
chứa đến 20 - 30% NaCl.

79
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Bình thường khi nuôi cấy vi sinh vật, người ta không cần bổ sung các nguyên tố
vi lượng. Những nguyên tố này thường có sẵn trong nước máy, trong các hoá chất
dùng làm môi trường hoặc có lẫn ngay trong thuỷ tinh của các dụng cụ nuôi cấy.
Trong một số trường hợp cụ thể người ta phải bổ sung các nguyên tố vi lượng vào môi
trường nuôi cấy vi sinh vật. Chẳng hạn bổ sung Zn vào các môi trường nuôi cấy nấm
mốc, bổ sung Co vào các môi trường nuôi cấy vi sinh vật tổng hợp vitamin B12, bổ
sung B và Mo vào môi trường nuôi cấy các vi sinh vật cố định đạm ...
Sự tồn tại một cách dư thừa các nguyên tố khoáng là không cần thiết và có thể
dẫn đến những ảnh hưởng xấu. Chẳng hạn việc thừa P có thể làm giảm thấp hiệu suất
tích luỹ một số chất kháng sinh, thừa Fe sẽ làm cản trở quá trình tích luỹ vitamin B2
hoặc vitamin B12.
2.1.2.4. Nhu cầu về chất sinh trưởng của vi sinh vật
Vấn đề một số vi sinh vật muốn phát triển cần phải được cung cấp những chất
sinh trưởng nào đó thật ra đã được L. Pasteur phát hiện từ khoảng các năm 1859 -
1864. Pasteur nuôi cấy vi sinh vật trên các môi trường chứa thức ăn cacbon (đường,
rượu, axit hữu cơ), muối amon và một số muối khoáng khác. Ông nhận thấy vi sinh vật
phát triển rất yếu. Nhưng nếu bổ sung thêm một ít nước chiết các nguyên liệu thiên
nhiên vào các môi trường nói trên thì sự phát triển của vi sinh vật sẽ tăng lên rất nhiều.
Về bản chất thì hiện nay ta đã xác định được phần lớn các vitamin là những thành
phần của coenzim. Những hợp chất hữu cơ có bản chất phi protein tham gia vào những
biến đổi do enzim xúc tác với tính chất là những yếu tố phù hợp không thể thiếu được.
Tuy nhiên, khái niệm «chất sinh trưởng» đối với vi sinh vật không hoàn toàn
giống như khái niệm «vitamin» đối với cơ thể người và động vật. Đối với vi sinh vật thì
chất sinh trưởng là một khái niệm rất linh động. Nó chỉ có ý nghĩa là những chất hữu
cơ cần thiết đối với hoạt động sống mà một loại vi sinh vật nào đó không tự tổng hợp
được ra chúng từ các chất khác.
Tuỳ thuộc vào khả năng sinh tổng hợp của từng loài vi sinh vật mà cùng một
chất có thể là hoàn toàn không cần thiết (nếu vi sinh vật này tự tổng hợp nó) có thể là
có tác dụng kích thích sinh trưởng (nếu vi sinh vật nào tự tổng hợp được nhưng nhanh
chóng tiêu thụ hết) hoặc có thể là rất cần thiết đối với quá trình sinh trưởng phát triển,
giống như là trường hợp các vitamin đối với người và động vật (nếu vi sinh vật này
hoàn toàn không có khả năng tự tổng hợp được ra nó).

80
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Như vậy là những chất được coi là chất sinh trưởng của loại vi sinh vật này
hoàn toàn có thể không phải là chất sinh trưởng đối với một loại vi sinh vật khác. Hầu
như không có chất nào là chất sinh trưởng chung đối với tất cả các loại vi sinh vật.
Đặc điểm của môi trường sống một mặt ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp chất
sinh trưởng của vi sinh vật, mặt khác ảnh hưởng đến đặc điểm trao đổi chất của chúng.
Chính thông qua các ảnh hưởng này mà môi trường sống của từng loại vi sinh vật đã
góp phần quyết định nhu cầu của chúng về các chất sinh trưởng. Khi sống lâu dài
trong các môi trường thiếu các chất sinh trưởng, vi sinh vật sẽ dần dần tạo ra được khả
năng tự tổng hợp các chất sinh trưởng mà chúng cần thiết. Mặt khác do sống trong các
điều kiện môi trường khác nhau, các loại vi sinh vật sẽ có thể có những kiểu trao đổi
chất khác nhau cũng có nghĩa là đòi hỏi các hệ thống enzim khác nhau (do đó đòi hỏi
các chất sinh trưởng khác nhau). Việc một loại vi sinh vật không đòi hỏi một chất sinh
trưởng nào đó có thể do hai nguyên nhân : một là vi sinh vật này không tự tổng hợp ra
được chất sinh trưởng đó, hai là trong quá trình trao đổi chất của loại vi sinh vật này
không có sự tham gia của loại coenzim chứa chất sinh trưởng đó.
Cùng một loài sinh vật nhưng nếu nuôi cáy trong các điều kiện khác nhau cũng
có thể có những nhu cầu khác nhau về chất sinh trưởng. Chẳng hạn nấm mốc Mucor
rouxii được chứng minh là chỉ cần biotin và tiamin khi phát triển trong điều kiện kị
khí. Khi nuôi cấy trong điều kiện hiếu khí, chúng sẽ tự tổng hợp ra được các chất sinh
trưởng này. Điều kiện pH và nhiệt độ của môi trường nhiều khi cũng ảnh hưởng rõ rệt
đến nhu cầu và chất sinh trưởng của vi sinh vật. Sự có mặt của một số chất dinh dưỡng
có khi cũng ảnh hưởng đến nhu cầu và chất sinh trưởng của vi sinh vật. Chẳng hạn
việc đòi hỏi axit pantotenic của một số vi sinh vật (ví dụ vi khuẩn bạch hầu
Corynebacterium diphtheriae) có thể thoả mãn khi chỉ cần cung cấp cho chúng β-
alanin. Chúng có thể tự tổng hợp được axit pnatonic mà như chúng ta đã biết axit
pnatotenic cấu tạo từ axit pnatonic và β -alanin.
Những sinh vật nào có thể tự túc về mặt chất sinh trưởng được gọi là các vi sinh
vật «tự dưỡng chất sinh trưởng», còn ngược lại những vi sinh vật đòi hỏi phải được
cunh cấp một hoặc nhiều chất sinh trưởng được gọi là các vi sinh vật «dị dưỡng chất
sinh trưởng». Hoặc có thể dùng thêm một khái niệm khác là : Tất cả các vi sinh vật dị
dưỡng amin và dị dưỡng chất sinh trưởng được xếp chung vào nhóm « dinh dưỡng
chất sinh trưởng » còn tất cả các vi sinh vật có thể phát triển được mà không cần đòi

81
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

hỏi bất kỳ một axit amin hoặc một chất sinh trưởng nào thì được xếp vào nhóm
«nguyên sinh dưỡng».
Thông thường các chất được coi là chất sinh trưởng đối với một loại nào đó có
thể thuộc về một trong các loại sau đây : các gốc kiềm purin, pirimidin và các dẫn xuất
của chúng, các axit béo và các thành phần của màng tế bào, các vitamin thông thường ...
2.1.3. Các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật
Vi sinh vật có thể sử dụng các nguồn cơ chất rất khác nhau để tồn tại và phát
triển. Bởi vậy có rất nhiều kiểu dinh dưỡng khác nhau dựa vào nguồn chất dinh dưỡng
hoặc dựa vào kiểu trao đổi năng lượng.
2.1.3.1. Dựa vào nguồn chất dinh dưỡng
+ Nguồn dinh dưỡng cacbon
a. Tự dưỡng cacbon :
Các vi sinh vật thuộc kiểu dinh dưỡng này có khả năng đồng hoá CO2 hoặc các
muối cacbonat để tạo nên các hợp chất cacbon hữu cơ của cơ thể. Một số loài như vi
khuẩn nitrat hoá chỉ có thể sống trên nguồn cacbpn vô cơ là CO2 hoặc muối cacbonat
gọi là tự dưỡng bắt buộc. Một số có khả năng sống trên nguồn cacbon vô cơ hoặc hữu
cơ gọi là tự dưỡng không bắt buộc.
b. Dị dưỡng cacbon
Các vi sinh vật thuộc kiểu dinh dưỡng này không có khả năng đồng hoá các hợp
chất cacbon vô cơ như CO2, muối cacbonat. Nguồn dinh dưỡng cacbon bắt buộc đối
với chúng phải là các hợp chất hữu cơ, thường là các loại đường đơn.
Nhóm này lại được chia làm 2 nhóm dựa vào nhu cầu các chất hữu cơ : nhóm
Protptroph chỉ yêu cầu một nguồn đường duy nhất và các loại muối khoáng. Nhóm
Auxotroph ngoài đường và các loại muối khoáng còn đòi hỏi các chất sinh trưởng nhất
định như vitamin, axit amin hay các bazơ purin hoặc purimidin.
+ Nguồn dinh dưỡng nitơ :
c. Tự dưỡng amin
Các vi sinh vật thuộc nhóm tự dưỡng amin có khả năng tự tổng hợp các axit
amin của cơ thể từ các nguồn nitơ vô cơ hoặc hữu cơ, các muối amon của axit hữu cơ
thích hợp hơn muối amôn của axit vô cơ. Vì ở các muối amôn vô cơ, sau khi phần
NH4+ được vi sinh vật hấp thụ, phần anion còn lại như SO42-, Cl- sẽ kết hợp với ion H+
có trong môi trường tạo thành các axit làm cho pH môi trường giảm xuống. Thuộc

82
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

nhóm tự dưỡng amin bao gồm một số nhóm như nhóm vi khuẩn cố định nitơ, nhóm vi
khuẩn amôn hoá, nitrat hoá v.v...
d. Dị dưỡng amin
Các vi sinh vật thuộc kiểu dinh dưỡng này không có khả năng tự tổng hợp các axit
amin cho cơ thể mà phải hấp thụ các axit amin có sẵn từ môi trường. Thuộc nhóm này gồm
có các vi khuẩn ký sinh và các vi khuẩn gây thối háo khí. Chúng có khả năng tiết ra men
poteaza để phân huỷ phân tử protein thành các axit amin rồi hấp thụ vào tế bào.
2.1.3.2. Dựa vào nguồn năng lượng
Dựa vào nguồn năng lượng người ta còn chia các kiểu dinh dưỡng của vi sinh
vật ra các loại sau :
+ Dinh dưỡng quang năng (quang dưỡng)
Vi sinh vật thuộc nhóm này có khả năng sử dụng trực tiếp năng lượng của ánh
sáng mặt trời. Thuộc nhóm này lại có 2 nhóm nhỏ :
a. Dinh dưỡng quang năng vô cơ : còn gọi là tự dưỡng quang năng. Vi sinh vật
thuộc nhóm này có khả năng dùng các chất vô cơ ngoại bào để làm nguồn cung cấp
electron cho quá trình tạo năng lượng của tế bào. Thuộc nhóm này bao gồm các loại vi
khuẩn lưu huỳnh. Chúng sử dụng các hợp chất lưu huỳnh làm nguồn cung cấp electron
trong các phản ứng tạo thành ATP của cơ thể.
b. Dinh dưỡng quang năng hữu cơ :
Vi sinh vật thuộc nhóm này có khả năng dùng các chất hữu cơ làm nguồn cung
cấp eletron cho quá trình hình thành ATP của tế bào.
Vi sinh vật thuộc cả 2 nhóm trên đều có sắc tố quang hợp, chính nhờ sắc tố
quang hợp mà vi sinh vật thuộc nhóm này có khả năng hấp thu năng lượng mặt trời,
chuyển hoá thành năng lượng hoá học tích luỹ trong phân tử ATP. Sắc tố quang hợp ở
vi khuẩn không phải clorofil như ở cây xanh mà bao gồm nhiều loại khác nhau như
Bacterilchlorifil a, b, c, d ... mỗi loại có một phổ hấp thụ ánh sáng riêng.
+ Dinh dưỡng hoá năng (hoá dưỡng)
Vi sinh vật thuộc kiểu dinh dưỡng hoá năng có khả năng sử dụng năng lượng
chứa trong các hợp chất hoá học có trong môi trường để tạo thành nguồn năng lượng
của bản thân.
c. Dinh dưỡng hoá năng vô cơ

83
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Vi sinh vật thuộc kiểu dinh dưỡng hoá năng vô cơ còn gọi là nhóm tự dưỡng
hoá năng.
Nó có khả năng sử dụng năng lượng sinh ra trong quá trình ôxy hoá một chất vô
cơ nào đó để đồng hóa CO2 trong không khí tạo thành các chất hữu cơ của tế bào.
Trong trường hợp này chất cho eletron là chất vô cơ, chất nhận eletron là oxy hoặc
một chất vô cơ khác.
Trong số các vi khuẩn háo khí thuộc nhóm này có Nitrosomonas, Nitrobacter,
Thiobacillus ..., vi khuẩn kị khí gồm có : Thiobacillus denitrificant, Micrococcus
denitroficans ...
d. Dinh dưỡng hoá năng hữu cơ
Vi sinh vật thuộc kiểu dinh dưỡng này còn gọi là nhóm dị dưỡng hoá năng.
Chúng sử dụng hợp chất hữu cơ trong môi trường làm cơ chất oxy hoá sinh năng
lượng. Trong trường hợp này, chất cho eletron là chất hữu cơ. Chất nhận eletron oả
những vi sinh vật háo khí là oxy, ở những vi sinh vật kỵ khí là chất hữu cơ hoặc vô cơ.
Ở trường hợp chất nhận eletron là chất hữu cơ người ta thường gọi là quá trình lên
men. Trường hợp chất nhận eletron là chất vô cơ người ta mới chỉ phát hiện ở 2 loại vi
khuẩn : vi khuẩn phản natri hoá, chất nhận điện tử là NO3-, vi khuẩn phản sunfat hoá
chất nhận điện tử là SO42-. Hai trường hợp này còn gọi là hô hấp nitrat và hô hấp
sunfat.
Bảng 2.10. Các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật
Nguồn
Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lượng cacbon chủ Ví dụ
yếu
1. Quang tự dưỡng Ánh sáng CO2 Tảo, các vi khuẩn quang
hợp
2. Quang dị dưỡng Ánh sáng Chất hữu cơ Vi khuẩn tía, vi khuẩn
lục
3. Hoá tự dưỡng Chất vô cơ (NH4+, NO2-, CO2 Vi khuẩn nitrat hoá, vi
2+
H2, H2S, Fe ..) khuẩn ôxi hoá lưu
huỳnh, vi khuẩn hiđrô ...
4. Hoá dị dưỡng Chất hữu cơ Chất hữu cơ Hầu hết vi sinh vật
2.1.4. Cơ chế vận chuyển thức ăn vào tế bào vi sinh vật

84
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Trong quá trình sống vi sinh vật thường xuyên hấp thụ các chất dinh dưỡng từ
môi trường và thải các sản phẩm trao đổi chất vào môi trường. Màng tế bào chất chính
là nơi điều chỉnh sự ra vào của các chất khác nhau. Có hai cơ chế chính trong việc vận
chuyển các chất qua màng.
1. Khuếch tán đơn giản:
Các chất đi qua màng theo cơ chế này dựa trên sự chênh lệch nồng độ hoặc sự
chênh lệch điện thế giữa hai phía của màng. Sự khuếch tán này không cần đến năng
lượng của tế bào. Chỉ có một số chất đi qua màng theo cơ chế này: nước, O2, CO2, axit
béo và một số chất tan trong lipit.
2. Khuếch tán xúc tiến: Tức là vận chuyển nhờ Pecmeaza:
Theo cơ chế vận chuyển này, các chất đi qua màng phải được liên kết với phân
tử vận chuyển gọi là Pecmeaza có bản chất protein. Có hai loại vận chuyển nhờ
Pecmeaza:
a. Vận chuyển thụ động:
Kiểu vận chuyển này không tiêu tốn năng lượng của tế bào. Các chất hoà tan
(S) liên kết thuận nghịch với phân từ Pecmeaza (P) thành phức hợp “chất hoà tan -
Pecmeaza”, PS phức hợp này đi qua màng nhờ sự chênh lệch nồng độ của chất hoà tan
đó. Kiểu vận chuyển này còn gọi là vận chuyển "xuôi dòng". Trong sự vận chuyển thụ
động P được di động thuận nghịch hoặc ở dạng đơn độc (P) hoặc ở dạng phức hợp với
S (PS), hướng di chuyển của S phụ thuộc vào nồng độ của S ở hai phía của màng.
b. Vận chuyển chủ động
Kiểu vận chuyển này cần có năng lượng của tế bào, nó diễn ra theo kiểu "ngược
dòng"; Năng lượng tiêu thụ do ATP hình thành trong meazoxom hoặc tế bào chất cung
cấp năng lượng để chuyển hoá nó. Một Pecmeaza có thể làm cả hai nhiệm vụ vận
chuyển chủ động và vận chuyển thụ động, tuỳ theo sự có mặt hay vắng mặt của ATP.
Trong sự vận chuyển chủ động có ATP cung cấp năng lượng P bị chuyển thành dạng
Pi bất hoạt ở phía bên trong màng có ái lực rất thấp đối với S. Sau khi S được tách
khỏi phức hợp PS và được chuyển vào tế bào chất Pi lại được chuyển thành P hoạt
động ở phía ngoài của màng nhờ một phản ứng cung cấp năng lượng nào đó.

85
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Phía trong Màng


Phía ngoài
Vận chuyển thụ động

S P=P P PO S

Vận chuyển PS PS
chủ động

ATP Pi p
Pv + ADP
S Pi: Hoạt hoá lại S

P: Pecmeaza
S: Chất được vận chuyển
Pv: Phophat vô cơ

86
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Trong tế bào
Hình (a)

Màng
Ngoài tế bào
Trong tế bào
Hình (b)

Màng
Ngoài tế bào

Hình 2.1. Quá trình khuếch tán xúc tiến

Chú thích: Nồng độ chất cần vận chuyển ngoài tế bào ở hình (a) nhỏ hơn nhiều
so với ở hình (b), nhưng do số lượng protein vận chuyển tương đối ổn định do đó hiệu
suất vận chuyển như nhau.

87
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Hình 2.2. Vi khuẩn sản sinh enzim phân giải các thức ăn hữu cơ cao phân tử
trước khi hấp thụ

88
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Khuếch tán đơn giản Trên màng

Hình 2.3. Bốn kiểu vận chuyển chất dinh dưỡng vào tế bào
Chú thích về kiều vận nhóm: khác với kiểu vận chuyển chủ động ở chỗ chất hoà tan
trước và sau quá trình chuyển vận có biến đổi kết cấu (HPr - heat - stable carrier
protein - protein vận chuyển bền nhiệt, PEP = photphoenolpiruvat, PA - axit piruvic)

89
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

2.2. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ TRAO ĐỔI NĂNG LƯỢNG CỦA VI SINH VẬT
Trao đổi chất là quá trình hấp thu thức ăn từ môi trường vào cơ thể, chế biến nó
thành các chất của cơ thể và thải các sản phẩm cuối cùng ra môi trường.
Quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng gọi là quá trình dinh dưỡng. Quá trình
chế biến các chất dinh dưỡng thành các chất của cơ thể gọi là quá trình đồng hoá. Quá
trình phân huỷ các thành phần của cơ thể gọi là quá trình dị hoá. Quá trình oxy hoá các
chất dinh dưỡng để tạo ra năng lượng được gọi là quá trình trao đổi năng lượng. Vì vi
sinh vật không có mô dự trữ nên chúng phải oxy hoá trực tiếp các chất dinh dưỡng để
tạo ra năng lượng.
Trao đổi chất và trao đổi năng lượng liên quan chặt chẽ với nhau. Cơ thể vi sinh
vật muốn tạo ra năng lượng để hoạt động sống phải dựa vào nguồn dinh dưỡng được
hấp thu do quá trình trao đổi chất. Quá trình trao đổi chất thực hiện được là nhờ vào
năng lượng của tế bào.
Hai quá trình này có những đặc trưng riêng biệt tuỳ theo đặc điểm sống của
từng nhóm vi sinh vật.
- Nhóm sinh dưỡng quang năng có khả năng sử dụng trực tiếp năng lượng của
ánh sáng mặt trời để đồng hoá CO2 tạo thành chất hữu cơ của cơ thể.
- Nhóm dinh dưỡng hoá năng vô cơ sử dụng năng lượng sinh ra trong quá trình
oxy hoá một chất vô cơ nào đó để đồng hoá CO2 trong không khí.
- Nhóm dinh dưỡng hoá năng hữu cơ sử dụng chất hữu cơ làm chất ôxy hoá
sinh năng lượng.
Trong nhóm này, nhóm háo khí có quá trình ôxy hoá năng lượng kèm theo việc
liên kết với ôxy của không khí.

Nguyên liệu xây dựng Sinh khối

Nguyên liệu năng lượng H20


Các chất dinh dưỡng CO2
hữu cơ + H20

Oxy không khí

90
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Nhóm kị khí có quá trình ôxy hoá sinh năng lượng không kèm theo việc liên kết
với ôxy của không khí (chất nhận điện tử không phải là oxy mà là một chất hữu cơ
hoặc một chất vô cơ).
Trường hợp chất nhận điện tử là chất hữu cơ.
Nguyên liệu xây dựng Sinh khối

Các sản phẩm


Các chất dinh dưỡng trao đổi chất
hữu cơ + H20

Sinh khối
Nguyên liệu năng lượng

Trường hợp chất nhận điện tử là chất vô cơ.


NO3
Hô hấp Nitrat

N2
Chất cho Hydro
SO4
Hô hấp Sulphat
H2S

Năng lượng giải phóng ra từ các phản ứng oxy hoá trong các quá trình trên
được giữ lại trong một số hợp chất giàu năng lượng của tế bào, phổ biến nhất là ATP.
Năng lượng trong phân tử này được tích luỹ ở liên kết cao năng giữa P và O (Bởi vậy
còn gọi là quá trình photphoryl hoá). Khi cần đến năng lượng, ATP được oxy hoá để
giải phóng năng lượng.
Như trên là những khái niệm cơ bản nhất về các quá trình trao đổi chất và trao
đổi năng lượng ở vi sinh vật. Để có được hai quá trình này phải có quá trình dinh
dưỡng. Tất cả các quá trình trên là cơ sở vi sinh vật học của các quá trình chuyển hoá
vật chất trong các môi trường tự nhiên. Nhờ sự chuyển hoá vật chất mà sự cân bằng
vật chất được giữ vững. Từ đó có được sự cân bằng sinh thái trong môi trường tự
nhiên.

91
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Đồng hoá Dị hoá


Ánh sáng Chuyển động

Oxy hoá các


hợp chất Nhiệt
hoá học

Hình 2.4. Biến dưỡng năng lượng ở vi khuẩn

Bảng 2.11. Các dạng chuyển hoá chính


Chất nhận Hydro
Chất cho Hydro
Oxy Chất vô cơ Hợp chất hữu cơ
(Hô hấp) (Hô hấp hiếu khí)
Chất vô cơ Nhóm 1 Nhóm 2
(Lên men)
Hoá dưỡng vô cơ Hoá dưỡng vô cơ Hoá dưỡng vô cơ
hiếu khí yếm khí
Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5
Chất hữu cơ
Hoá dưỡng hữu cơ Hoá dưỡng hữu cơ Có khả năng lên
Hoá dưỡng hữu cơ
hiếu khí yếm khí men

92
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Bảng 2.12. Các dạng dinh dưỡng chính của vi sinh vật
NGUỒN NĂNG LƯỢNG HYDRO/ ĐIỆN TỬ,
CÁC DẠNG DINH DƯỠNG CHÍNH VI SINH VẬT - ĐẠI DIỆN
CACBON
Vi sinh vật tự dưỡng, quang hợp vô cơ Năng lượng ánh sáng Tảo
Chất vô cơ cho hydro/ điện tử Vi khuẩn tía và lục sử dụng S
Nguồn cacbon là CO2 Vi khuẩn lam
Vi sinh vật dị dưỡng, quang hợp hữu cơ Năng lượng ánh sáng Vi khuẩn tía không sử dụng được lưu
Chất hữu cơ cho hydro/ điện tử huỳnh
Nguồn cácbon hữu cơ (CO2 có thể được sử dụng) Vi khuẩn lục không sử dụng được lưu
huỳnh
Vi sinh vật tự dưỡng, hoá dưỡng vô cơ Nguồn năng lượng hoá học (vô cơ) Vi khuẩn oxy hoá lưu huỳnh
Chất vô cơ cho hydro/ điện tử Vi khuẩn oxy hoá hydro
Nguồn cacbon là CO2 Vi khuẩn nitrit hoá
Vi khuẩn sắt
Vi sinh vật tự dưỡng, hoá dưỡng hữu cơ Nguồn năng lượng hoá học (hữu cơ) Nguyên sinh động vật
Chất hữu cơ cho hydro/ điện tử Mycètes
Nguồn cacbon hữu cơ Đa số các vi sinh vật không quang hợp

93
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

2.3. ẢNH HƯỞNG CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA VI
SINH VẬT
Trong quá trình phát triển và sinh sản vi sinh vật chịu tác động của nhiều yếu tố
bên ngoài. Ta có thể chia sự tác động đó như sau:
- Ảnh hưởng các yếu tố lý học
- Ảnh hưởng các yếu tố hoá học
- Ảnh hưởng các yếu tố sinh học
2.3.1. Ảnh hưởng của những yếu tố lý học
2.3.1.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Để phát triển mỗi một sinh vật phát triển trong một khoảng nhiệt độ nhất định.
Ngoài khoảng nhiệt độ đó ra vi sinh vật sẽ bị hạn chế sự phát triển. Trong nhiều tài
liệu cho thấy rằng nhiều vi sinh vật có thể phát triển trong khoảng nhiệt độ dài -180 →
1400C. Tuỳ theo mức độ chịu nhiệt của chúng mà người ta có một số khái niệm như
sau:
- Nhiệt độ tối ưu: Là nhiệt độ ở đó vi sinh vật phát triển thuận lợi nhất.
- Nhiệt độ cao nhất: Là mức độ nhiệt độ giới hạn tối đa. Ở đó vi sinh vật vẫn phát
triển nhưng hết sức chạm và yếu. Nếu quá giới hạn đó thì vi sinh vật sẽ bị tiêu diệt.
- Nhiệt độ thấp nhất: là mức độ nhiệt độ thấp mà vi sinh vật vẫn tồn tại, phát
triển rất yếu. Nếu quá mức độ đó vi sinh vật sẽ bị tiêu diệt. Phần lớn vi sinh vật gây
bệnh phát triển tốt ở nhiệt độ 35 - 370C. Một số nấm men và nấm mốc nuôi cấy trong
phòng thí nghiệm phát triển tốt ở 26 - 320C.
Nhiệt độ thường gây cho vi sinh vật những chiều hướng sau. Đối với nhiệt độ
thấp thường không gây chết vi sinh vật ngay mà nó tác động lên khả năng chuyển hoá
các hợp chất, làm ức chế hoạt động của các hệ enzym, làm thay đổi khả năng trao đổi
chất của chúng, vì thế làm vi sinh vật mất khả năng phát triển và sinh sản. Nhiều
trường hợp vi sinh vật sẽ bị chết. Khả năng gây chết của chúng hết sức từ từ chứ
không xảy ra đột ngột như ở nhiệt độ cao. Dựa vào đặc tính này mà người ta tiến hành
cất giữ thực phẩm ở nhiệt độ thấp, bảo quản giống vi sinh vật ở nhiệt độ thấp.
Đối với nhiệt độ cao. Nhiệt độ cao thường gây chết vi sinh vật một cách nhanh
chóng. Đa số vi sinh vật bị chết ở 60 - 800C. Một số khá chết ở nhiệt độ cao hơn. Đặc

94
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

biệt bào tử có khả năng tồn tại ở nhiệt độ > 1000C. Nhiệt độ cao thường gây biến tính
protit, làm hệ enzym lập tức không hoạt động được, vi sinh vật dễ dàng bị tiêu diệt.
- Lợi dụng đặc điểm này, người ta tiến hành những phương pháo sấy khô thực
phẩm, phương pháp thanh trùng. Như thanh trùng Pasteur, tiệt trùng Tindal, v.v...
Theo quan hệ của vi sinh vật đối với nhiệt độ người ta chia ra làm những nhóm
khác nhau như sau:
Nhóm ưa lạnh: Bao gồm những vi sinh vật có khả năng phát triển ở nhiệt độ
lạnh. Đa số những vi sinh vật đã phát triển trong điều kiện lạnh, nhờ quá trình tiến hoá
của chúng mà các vi sinh vật quen với điều kiện lạnh rồi. Thí dụ như vi khuẩn phát
sáng, vi khuẩn sống trong đầm hồ lạnh. Nhiệt độ tối ưu cho chúng phát triển là 15 -
200C. Nhiệt độ cao nhất cho chúng tồn tại là 30 - 350C, và nhiệt độ thấp nhất của
chúng là 00C có khi là -60C. Một số nấm mốc có khả năng tồn tại ở -110C.
Nhóm vi sinh vật ưa ấm: Phát triển ở nhiệt độ trung bình. Thuộc nhóm này
thường thấy những vi khuẩn gây bẩn, vi khuẩn gây bệnh. Nhiệt độ tối ưu cho chúng
phát triển là 25 - 360C. Tối thiểu là 100C và tối đa là 43 - 500C.
Nhóm vi sinh vật ưa nóng: Thường phát triển ở nhiệt độ tương đối cao. Nhiệt
độ tối ưu cho chúng phát triển là 50 - 600C. Tối thiểu là 350C và tối đa là 800C. Thuộc
nhóm này gồm có những vi sinh vật phát triển ở đường tiêu hoá động vật, phát triển
trên bề mặt đất luôn có ánh sáng mặt trời, trong nguồn nước luôn luôn nóng.
Bảng 2.13. Phân loại vi sinh vật theo ảnh hưởng của nhiệt độ
Số Nhiệt độ Nhiệt độ Nhiệt độ
Nhóm vi sinh vật
TT tối thiểu tối ưu tối đa
1 Ưa nóng 40 ÷ 450C 55 ÷ 750C 60 ÷ 700C
2 Ưa ấm 5 ÷15 30 ÷ 40 40 ÷ 47
3 Ưa lạnh
3.1 Ưa lạnh bắt buộc (-5) ÷ 5 12 ÷15 15 ÷ 20
3.2 Ưa lạnh không bắt buộc (-5) ÷ 5 25 ÷30 30 ÷ 35
2.3.1.2. Ảnh hưởng của độ ẩm
Độ ẩm không khí, độ ẩm vật liệu hay độ ẩm môi trường cũng ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển và sinh sản của vi sinh vật. Đa số vi sinh vật phát triển tốt ở độ ẩm
không khí 80% và độ ẩm môi trường > 20%. Nếu hạ thấp độ ẩm sẽ làm rối loạn quá
95
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

trình sinh lý bình thường của vi sinh vật. Độ ẩm là một trong những yếu tố làm cho vi
sinh vật tiếp nhận thức ăn dễ dàng. Nhờ có độ ẩm tốt mà các chất dinh dưỡng dễ thâm
nhập vào cơ thể, các hệ enzym thuỷ phân mới hoạt động được. Nếu độ ẩm quá thấp
xảy ra hiện tượng thay đổi trạng thái của nguyên sinh chất. Từ thy đổi trạng thái như
vậy dẫn tới vi sinh vật không phát triển được.
Lợi dụng đặc điểm này người ta tiến hành những phương pháp sấy khô, phơi
khô để làm giảm độ ẩm nguyên liệu. Làm khô không khí để hạn chế sự phát triển của
vi sinh vật hay để những vật liệu cần bảo quản ở những điều kiện khô ráo cho vi sinh
vật ít phá hoại.
2.3.1.3. Ảnh hưởng của ánh sáng
Ảnh hưởng mặt trời chiếu rọi xuống đất, những vi sinh vật phát triển trên bề
mặt đất đều bị tiêu diệt, trừ những vi khuẩn tự dưỡng quang năng. Thường thường
chúng bị tiêu diệt rất nhanh trong vài phút đến 1 giờ. Các vi sinh vật gây bệnh thường
nhạy cảm với ánh sáng hơn những vi sinh vật gây thối.
Tác dụng chiếu sáng phụ thuộc vào bước sóng của tia sáng. Bước sóng càng
ngắn, khả năng tác dụng quang hoá càng mạnh càng làm vi sinh vật dễ bị tiêu diệt.
Lợi dụng đặc tính này mà người ta thường phơi nắng các dụng cụ cần bảo quản,
một mặt làm giảm độ ẩm, một mặt tiêu diệt những vi sinh vật trên bề mặt. Hai nữa,
nhiều người tắm nắng, một trong những yêu cầu là làm hệ vi sinh vật trên da bị tiêu
diệt.
2.3.1.4. Ảnh hưởng tia tử ngoại
Tia tử ngoại có khả năng tiêu diệt vi sinh vật rất nhanh. Chính vì thế mà ngày
nay người ta sử dụng tia tử ngoại như một trong những phương thức tiệt trùng trong
nghiên cứu hay trong sản xuất.
2.3.1.5. Ảnh hưởng phóng xạ, Roghen
Tia phóng xạ và tia rơghen trong khi chiếu xạ mặc dù trong thời gian rất ngắn
cũng đủ làm ức chế và tiêu diệt vi sinh vật. Mặt khác cũng có nhiều vi sinh vật có khả
năng bền vững với điều kiện chiếu xạ này.

2.3.1.6. Ảnh hưởng của chất hoà tan (áp suất)

96
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Nồng độ hoà tan thường gây áp suất thẩm thấu lên màng tế bào vi sinh vật. Ở
đây thường xảy ra hai trường hợp.
Trường hợp thứ nhất: Trường hợp chất hoà tan trong môi trường quá cao.
Trong tế bào vi sinh vật xảy ra hiện tượng, tách nước ra ngoài môi trường. Vì thế tế
bào xảy ra hiện tượng mất nước hay là teo nguyên sinh chất (hay co nguyên sinh chất).
Vì thế làm thay đổi khả năng trao đổi chất của tế bào, làm tế bào dễ bị chết.
Trường hợp thứ hai: Tế bào vi sinh vật có khả năng thích ứng với điều kiện áp
suất thẩm thấu ở môi trường thay đổi. Trong điều kiện đó xuất hiện sự tích luỹ trong
dịch bào những muối khoáng hoặc là những chất hoà tan làm điều hòa áp suất ở trong
và ở ngoài tế bào. Đây là hiện tượng tự điều chỉnh áp suất của vi sinh vật.
Ứng dụng hiện tượng này người ta thường tiến hành muối chua rau quả và muối
thịt hoặc ngâm đường.
Đa số vi sinh vật gây thối bị ức chế ở nồng độ muối 5 - 10% (thí dụ Proteus
vulgaris, Bac. Mesentericus). Vì thế nồng độ muối 5 - 10% có khả năng bảo quản một
số sản phẩm thực phẩm. Trong thực tế người ta dùng nhiều hơn. Thịt thường cho 30%,
dưa chuột 12 - 15%, cá 20%, còn đối với nồng độ đường thì cao hơn, có thể lên 40%.
Một số vi sinh vật khác có khả năng tồn tại ở nồng độ 80%.
2.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố hoá học
Các chất hoá học tác dụng lên vi sinh vật khác nhau hoàn toàn khác nhau. Ta
xét một số ảnh hưởng cơ bản sau:
2.3.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ ion hydro (pH)
Phản ứng pH môi trường tác động trực tiếp lên vi sinh vật. Ion hydro nằm trong
thành phần môi trường làm thay đổi trạng thái diện tích của thành tế bào. Tuỳ theo
nồng độ của chúng mà làm tăng hoặc giảm khả năng thẩm thấu của tế bào đối với
những ion nhất định. Mặt khác chúng cũng làm ức chế phần nào các enzym có mặt
trên thành tế bào.
Sự phát triển của vi sinh vật chỉ có thể rất nghiêm ngặt ở axit hay kiềm. Đối với
vi khuẩn thuận lợi nhất là chúng phát triển trong môi trường trung tính hoặc kiềm yếu.
Đối với nấm men và nấm mốc thì phát triển ở môi trường axit yếu.
Nếu nồng độ hydro trong dung dịch vượt quá mức độ bình thường đối với vi
sinh vật nào đó thì sự sống bị ức chế. Thí dụ như trong quá trình làm dưa chua, độ axit

97
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

dần dần tăng lên làm tiêu diệt những vi khuẩn gây thối, sau đó những vi khuẩn lactic.
Sự thay đổi pH môi trường có thể gây ra thay đổi kiểu lên men hay đặc tính lên men.
Trong điều kiện phòng thí nghiệm phần lớn chúng ta sử dụng những môi trường
có pH đối với vi khuẩn 7 - 7,6; đối với nấm men và nấm mốc 3,0 - 6,0.
Bảng 2.13. Ảnh hưởng pH đối với một số vi sinh vật
pH môi trường
LOÀI VI SINH VẬT
Độ axit tối thiểu Tối ưu Kiềm tối thiểu
Saccharomyces cerevisiae 4 5,8 6,8
Streptococus lactic 4,0 - 5,1 7,9
Lactobacterinus casei 3,0 - 3,9 - 7,1
E. coli 4,4 6,5 - 7,8 7,8
Clostr.amylobacter 5,7 6,9 - 7,3
Vi khuẩn gây thối
Bac. Mesentericeus 5,8 6,8 8,5
Clostr. Putrificum 4,2 7,5 - 8,5 9,4
Vi khuẩn cố định đạm
Azotobacter chroccoccum 5,6 65 - 7,8 8,8 - 9,2
Vi khuẩn nitrat
Nitrosomonas 3,9 7,7 - 7,9 9,7
Nitrosobacter 3,9 6,8 - 7,3 13,0
Nấm mốc 1,2 1,7 - 7,7 9,2 - 11,1

Ứng dụng ảnh hưởng của pH: Hiện nay người ta ứng dụng ảnh hưởng này trong
sản xuất cũng như trong chọn giống vi sinh vật chủ yếu tạo điều kiện cho vi sinh vật
có lợi phát triển và ức chế sự phát triển của vi sinh vật có hại. Thí dụ như trong đời
sống người ta thường hay ngâm dấm, dầm dấm. Đó là một trong những cách bảo quản.

2.3.2.2. Ảnh hưởng của chất độc, các chất diệt khuẩn

98
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Nhiều chất độc hoá học có khả năng tiêu diệt vi sinh vật. Khả năng tác dụng
này có một ý nghĩa rất lớn trong kỹ thuật vi sinh vật học. Cơ chế tác dụng của chúng
khác nhau, nói chung không đồng nhất, nó phụ thuộc vào bản chất hoá học của chất
diêt vi sinh vật, phụ thuộc vào từng loài vi sinh vật.
Thí dụ: Este, alcol, dung dịch kiềm yếu tác dụng làm tan chất lipoit có trong
thành phần tế bào. Muối kim loại nặng, kẽm, axit, phocmanlin làm đông tụ protein,
làm thay đổi thành phần bào tương của vi sinh vật.
Axit nitric, clo, bột clo, permanganat kali, các chất hữu cơ oxy hoá mạnh có khả
năng phá huỷ hẳn tế bào vi sinh vật, còn các chất khác như glyxerin, nồng độ đường và
nồng độ muối cao gây áp suất thẩm thấu.
Các chất được ứng dụng trong kỹ thuật để tiêu diệt vi sinh vật còn gọi là chất
diệt khuẩn. Hoạt tính diệt khuẩn của các chất hoá học phụ thuộc trước tiên vào cấu tạo,
nồng độ chất, thời gian tác dụng của nó đối với vi sinh vật, loại vi sinh vật, thành phần
hoá lý của môi trường và nhiệt độ của môi trường đó.
Ứng dụng: Các chất diệt khuẩn được ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm
phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
1. Tác dụng diệt khuẩn mạnh ở nồng độ nhỏ.
2. Có khả năng tan trong nước
3. Chất diệt khuẩn không được có mùi, vị và không gây độc hại cho người.
4. Bền vững trong bất kỳ điều kiện bảo quản nào.
5. Không gây tác dụng phá huỷ dụng cụ chứa cũng như thiết bị kỹ thuật.
Đối với vật dụng diệt khuẩn ẩm thì dùng chất hoá học ở dạng dung dịch, huyền
phù hay bột còn chất khí thì dùng dạng khí hoặc dạng hơi.
Các chất hóa học thường được ứng dụng để diệt khuẩn như sau:
* Kiềm và muối
- NaOH 0,1% với pH = 10, trong nồng độ này vi sinh vật bị tiêu diệt trong 1 - 2
phút ở nhiệt độ 400C (không được dùng với thiết bị làm bằng nhôm).
- NaCO3 1% hay 0,5% thường sử dụng ở nhiệt độ 550C.
* Halogen và những dẫn xuất

99
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

- Clor: Đây là chất diệt khuẩn rất mạnh. Nó có thể sử dụng ở dạng nước hay
dạng khí. Tác dụng của chúng lên tế bào dinh dưỡng, lên bào tử không đồng đều.
Nồng độ rất nhỏ cũng đủ tiêu diệt vi sinh vật.
Phản ứng Clor với nước theo cơ chế sau:
Cl2 + H2O → HOCl + HCl
Ngoài ClO2 ra tác dụng diệt vi sinh vật còn có O và HCl
HOCl → HCl + O
Khả năng tác dụng của Clor lên trực khuẩn đường ruột xem bảng sau:
Bảng 2.14. Khả năng tác dụng của Clo lên vi sinh vật
Thời gian Lượng vi sinh vật trong 1ml nước phụ thuộc nồng độ Clo mg/l
tương tác (phút) 0,5 1,0 2,0 4,0
0 1.800.000 1.800.000 1.800.000 1.800.000
1 13.900 1.940 350 285
2 6.000 970 24 8
5 4.500 640 15 5
- Bột Clo CaOCl2 là dạng hypoclorit được ứng dụng nhiều trong công nghiệp.
Thường thường sử dụng nồng độ 2%.
- Antifocmin thường được ứng dụng nhiều trong sản xuất bia. Antifocmin được
điều chế từ ba thành phần bột Clor, hydroxit canxi, hydroxit natri.
* Hợp chất kim loại nặng
Thường sử dụng nhiều là thuỷ ngân, đồng và bạc. Chúng ở dạng các hợp chất
hữu cơ hay vô cơ. Các chất này chủ yếu là làm đông tụ protein của vi sinh vật.
Clorua thuỷ ngân. Thường sử dụng ở trạng thái dung dịch ở nồng độ 1/10000.
Nếu nồng độ 1/1000 sẽ tiêu diệt những tế bào dinh dưỡng trong vòng 1 - 30 phút. Và
nồng độ 1/500 tiêu diệt bào tử vi sinh vật.
Các hợp chất bạc. Thường sử dụng nhiều dạng khác nhau. Trong y học người
ta sử dụng nitrat bạc. Trong công nghiệp thực phẩm người ta sử dụng một số hợp chất
khác. Cơ chế tác dụng chủ yếu là do bạc tác dụng lên tế bào ở nồng độ
1:10.000.000.000.
* Phenol và những dẫn xuất của chúng

100
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Thường sử dụng rất nhiều những đầu xuất khác nhau của phenol.
A. Cacbonlic (C6H5OH). Thường sử dụng với độ pha loãng 1:100. Ở nồng độ
này phần lớn những tế bào dinh dưỡng bị tiêu diệt sau 5 - 10 phút. Trong nồng độ
dung dịch 2 0 5% tiưêu diệt nhiều tế bào gây bệnh.
* Các chất khí
Thường sử dụng nhiều chất khí khác nhau. Rất nhiều chất khí có khả năng tiêu
diệt vi sinh vật.
Foocmalin. Cơ chế tác dụng của chúng là lên nhóm amin của protit vi sinh vật
dẫn tới làm biến tính chúng.
Nồng độ phocmalin 5% tiêu diệt bào tử sau 30 phút - 2% sau 60 phút, 1% sau 2
giờ. Để diệt khuẩn thường sử dụng dung dịch 2% được điều chế từ dung dịch 40%
focmalin.
Ngoài ra người ta còn sử dụng SO2 và một số chất khác trong công nghiệp nước
uống.
2.3.2.4. Các sản phẩm trao đổi chất
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật cũng như nhiều sinh
vật khác có hai quá trình đồng hoá và dị hoá. Hai quá trình này luôn luôn song song
tồn tại. Do quá trình dị hoá mà nhiều sản phẩm trao đổi chất của chúng có tác dụng
ngược lại quá trình đồng hoá.
Các sản phẩm trao đổi chất thường có tác dụng rất độc hại đối với vi sinh vật.
Bình thường các vi sinh vật lấy các chất dinh dưỡng trong môi trường đồng thời thải
các chất cặn bã ra xung quanh. Các chất thải này một mặt gây ức chế các quá trình hấp
thụ thức ăn của vi sinh vật. Các sản phẩm trao đổi chất bao bọc xung quanh tế bào tạo
thành một lớp làm cho các chất dinh dưỡng không chui vào trong tế bào được. Mặt
khác chính các sản phẩm trao đổi chất này gây tác động ức chế sinh tổng hợp các hệ
enzym và làm ức chế hoạt động của enzym.
Hiểu được tác dụng này người ta tiến hành nuôi vi sinh vật để thu sinh khối
phải cải tiến nhiều cách để làm sản phẩm trao đổi chất ít gây độc hại đối với vi sinh
vật. Các biện pháp đó như sau:
1. Khuấy trộn là một trong những phương pháp làm các thành phần trao đổi
chất không bám xung quanh tế bào, không ức chế hoạt động của vi sinh vật.

101
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

2. Thổi khí cũng có tác dụng tương tự, đồng thời đẩy nhanh các chất khí độc
hại ra khỏi môi trường.
3. Tiến hành nuôi cấy liên tục làm thay đổi thành phần môi trường nuôi cấy,
làm giảm nồng độ các chất thải của vi sinh vật trong môi trường.
2.3.3. Ảnh hưởng các yếu tố sinh học
Ngoài tác dụng của các yếu tố bên ngoài, bản thân giữa các vi sinh vật cũng có
tác dụng qua lại. Sự tác dụng qua lại này xảy ra muôn hinh muôn vẻ. Từ đó tạo ra
những mối quan hệ.
2.3.3.1. Quan hệ công sinh
Là hiện tượng trong cùng một môi trường có hai hay nhiều cá thể của hai hay
nhiều loài cùng sinh trưởng, cùng phát triển cùng sinh sản mà không gây ảnh hưởng
xấu lẫn nhau.
Thí dụ như vi khuẩn và cây họ đậu, thí dụ như nấm men và vi khuẩn Lactic. Vi
khuẩn Lactic làm axit hoá môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho nấm men phát triển.
Nấm men phát triển làm giàu các chất trong môi trường cho vi khuẩn phát triển. Trong
các chất đó lưu ý nhất là vitamin và các hợp chất chứa nitơ.
2.3.3.2. Quan hệ đối kháng
Là hiện tượng mà trong cùng một điều kiện môi trường có một loài vi vinh vật
này trong quá trình sinh trưởng, phát triển sẽ lấn át loài khác, làm cho loài kia bị tiêu
diệt. Thí dụ như một số vi sinh vật tạo thành chất kháng sinh để tiêu diệt loài khác.
2.3.3.3. Quan hệ ký sinh
Đây là mối quan hệ giữa hai cơ thể sống, một loài này sống bám vào loài khác.
Loài này phát triển lên và sẽ làm loài kia bị tiêu diệt. Thí dụ như virus đối với các vi
sinh vật khác (Thực khuẩn thể, virus của động vật và thực vật).
2.3.4. Quá trình sinh trưởng và phát triển
Quá trình sinh trưởng và phát triển là đặc tính của vi sinh vật sống. Cũng như ở
các sinh vật khác, vi sinh vật sẽ tăng kích thước tế bào và tăng nhanh khối lượng tế
bào chung (Người ta gọi là sinh khối - biomass).
Sinh trưởng và phát triển thường không phải lúc nào cũng diễn ra cùng một lúc,
nghĩa là số lượng tế bào không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với sinh khối tạo thành.
Điều dễ nhận thấy nhất là trong môi trường nghèo chất dinh dưỡng, tế bào vẫn có khả

102
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

năng sinh sản để tăng số lượng tế bào nhưng kích thước tế bào này nhỏ hơn rất nhiều
trong điều kiện đầy đủ chất dinh dưỡng.
2.3.4.1. Sự sinh trưởng
Trong điều kiện môi trường nuôi cấy đầy đủ chất dinh dưỡng và trong điều kiện
nuôi cấy thích hợp, tế bào vi sinh vật tăng nhanh về kích thước đồng thời sinh khối
được tích luỹ nhiều.
Có nhiều phương pháp kiểm tra sự sinh trưởng của vi sinh vật trong quá trình
nuôi cấy. Những phương pháp đó được trình bày như sau:
- Đo kích thước tế bào non và tế bào trưởng thành.
- Xác định sinh khối tươi và sinh khối khô bằng phương pháp ly tâm và cân
xác định trọng lượng.
- Xác định hàm lượng nitơ tổng số hoặc xác định lượng cacbon tổng số.
- Xác định các quá trình trao đổi chất thông qua các cấu tử tham gia quá trình
đó như lượng oxy tiêu hao, lượng CO2 sản sinh ra và các sản phẩm của quá trình lên
men.
2.3.4.2. Sự phát triển
Các vi sinh vật sinh sản bằng phương pháp nhân đôi thường cho lượng sinh
khối rất lớn sau một thời gian ngắn. Trong trường hợp sinh sản theo phương pháp này
thì trong dịch nuôi cấy sẽ không có tế bào già. Vì rằng tế bào được phân chia thành
hai, cứ như vậy tế bào lúc nào cũng ở trạng thái đang phát triển. Ta chỉ phát hiện tế
bào già trong trường hợp môi trường thiếu chất dinh dưỡng và tế bào vi sinh vật không
có khả năng sinh sản nữa.
Riêng đối với nấm men hiện tượng phát triển tế bào già rất rõ. Nấm men sinh
sản bằng cách nảy chồi. Khi chồi non tách khỏi tế bào mẹ để sống độc lập thì nơi tách
đó trên tế bào mẹ tạo thành một vết như vết sẹo. Vết sẹo này sẽ không có khả năng tạo
ra chồi mới. Cứ như vậy tế bào nấm men mẹ sẽ chuyển thành tế bào già theo thời gian.
Để xác định khả năng phát triển của vi sinh vật hiện nay người ta dùng nhiều
phương pháp khác nhau:
- Xác định định số lượng tế bào bằng phương pháp đếm trực tiếp trên kính hiển
vi hay gián tiếp trên mặt thạch.

103
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

- Đo độ đục của tế bào trong dung dịch nuôi cấy trên cơ sở xây dựng một đồ thị
chuẩn của mật độ tế bào.
- Tính thời gian một thế hệ (một lần sinh sản). Thời gian cho một lần phân chia
tế bào gọi là thời gian thế hệ G. G được biểu diễn theo công thức sau:
G = t1 − t 0
n
Trong đó:
G : Là thời gian phân chia tế bào
t0 : Thời gian bắt đầu phân chia
t1 : Thời gian kết thúc phân chia
n : số lần phân chia
Số lần phân chia (n) được tính theo công thức sau:
n = lg B1 − lg B 2
lg 2
Trong đó:
B1 : Số lượng tế bào sau nuôi cấy
B0 : Số lương tế bào bắt đầu nuôi cấy
Số lần phân chia trong 1 giờ (C) hay còn gọi là hằng số tốc độ phân chia được
tính như sau:
C= n lg B1 − lg B 0
=
t1 − t 0 lg 2 ( t 1 − t 0 )
Mối quan hệ giữa thời gian thế hệ G và hằng số tốc độ C được biểu diễn như
sau:
G= 1
C
Thứ nhất là chất dinh dưỡng trong môi trường giảm và dần đến hết. Vi sinh vật
không đủ chất dinh dưỡng để duy trì quá trình trao đổi chất. Thứ hai tế bào đã đến giai
đoạn già. Thứ ba là sản phẩm trao đổi chất trong môi trường quá nhiều gây ức chế quá
trình trao đổi chất của tế bào. Nếu mục đích của quá trình nuôi cấy là thu nhận các sản
phẩm trao đổi chất thì nên kết thúc ở pha này.
* Hiện tượng sinh trưởng kép
Hiện tượng này xảy ra khi môi trường chứa nguồn cacbon gồm một hỗn hợp
của hai chất hữu cơ khác nhau. Lúc đầu vi sinh vật đồng hoá chất hữu cơ nào chúng
104
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

thấy thích hợp nhất. Mặt khác sản phẩm và cơ chất một sẽ kìm hãm các enzym của cơ
chất 2. Quá trình này đòi hỏi một thời gian nhất định. Vì thế, ta thấy xuất hiện hai pha
lag và hai pha log. Ta có thể xem đồ thị hình 2.6
* Sinh trưởng và phát triển trong nuôi cấy liên tục
Phương pháp nuôi cấy liên tục là phương pháp người ta cho dòng môi trường
mới liên tục vào trong quá trình lên men, đồng thời sẽ lấy liên tục sản phẩm của quá
trình lên men đó ra khỏi hệ thống lên men.
Trong phương pháp này người ta giữ thể tích lên men trong thiết bị lên men
không thay đổi, bằng cách điều chỉnh tốc độ môi trường mới vào và sản phẩm cuối của
quá trình lên men. Tốc độ này thường không thay đổi. Vi sinh vật phát triển trong môi
trường nuôi cấy liên tục sẽ có một quy luật riêng. Quá trình tăng sinh khối trong một
quy luật riêng. Quá trình tăng sinh khối trong môi trường lên men liên tục cùng trải
qua giai đoạn thích ứng ban đầu (pha lag) và giai đoạn tăng sinh khối (pha log). Nhưng
sau đó tổng lượng sinh khối sẽ không thay đổi. Ta có thể xem đồ thị sinh trưởng sau:

Hình 2.6. Sinh trưởng kép của vi sinh vật

Hình
2.3.4.3. Các giai 2.7. sinh
đoạn Sinhtrưởng
trưởng và
và phát
phát triển
triển của vi nuôi
trong sinh vật
cấy tĩnh
trong môi trường cấy liên tục

105
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Phương pháp nuôi cấy tĩnh hay phương pháp nuôi cấy theo chu kỳ là phương
pháp nuôi cấy ở đó môi trường dinh dưỡng được giữ nguyên khi bắt đầu nuôi cấy đến
khi kết thúc quá trình nuôi cấy mà không cho thêm chất dinh dưỡng mới vào.
Đồng thời sản phẩm của quá trình lên men đó chỉ lấy ra khi hết quá trình nuôi
cấy.
Sự phát triển và sinh trưởng của vi sinh vật trong hệ kín đó tuân theo một quy
luật nhất định.
Biểu thị quy luật sinh trưởng và phát triển trong hệ kín này bằng một đồ thị
người ta gọi là đồ thị sinh trưởng đơn hay đường cong sinh trưởng đơn.
Sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật trong hệ kín này phải trải qua 4 giai
đoạn sau:
Giai đoạn thứ nhất (1): Giai đoạn này còn gọi là pha lag - Pha tiền phát. Ở giai
đoạn này được tính từ lúc bắt đầu nuôi cấy đến lúc bắt đầu thấy sự sinh trưởng và phát
triển nhanh.

Số lượng 3
tế bào vỏ
sinh khối
2 4

0 A B C D Thời gian

Hình 2.5. Đường cong sinh trưởng của vi sinh vật


Ở giai đoạn này vi sinh vật chưa tiến hành sinh sản mà chỉ xảy ra quá trình
thích nghi với môi trường nuôi cấy. Kích thước các tế bào bắt đầu tăng dần do sự trao
đổi chất với môi trường rất mạnh. Thời gian pha này ngắn hay dài phụ thuộc rất nhiều
vào tuổi sinh lý của giống vi sinh vật đưa vào nuôi cấy và chất lượng của thành phần
môi trường.

106
Lê Xuân Ph••ng VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Giai đoạn thứ hai (2): còn gọi là pha cấp số hay pha log. Pha này được biểu hiện
rõ nét bởi tốc độ sinh sản của vi sinh vât đạt cực đại. Tế bào vừa sinh sản mạnh, vừa
tăng sinh khối. Pha này được biểu thị như một cấp số nhân, nó tăng theo phương trình:
B1 = B0.2n
Trong pha này các chất dinh dưỡng giảm đi rất nhanh do sự đồng hoá chúng bởi
vì vi sinh vật phát triển rất mạnh. Ở giai đoạn này vi sinh vật tiến hành tổng hợp
enzym với số lượng và chất lượng rất cao. Vì thế nếu mục đích của quá trình nuôi cấy
là thu nhận các chất có hoạt tính sinh học hoặc tế bào có khả năng hoạt động mạnh,
người ta thường kết thúc quá trình ở cuối giai đoạn log này.
Giai đoạn thứ ba (3): Là giai đoạn cân bằng hay pha ổn định. Trong pha này
quần thể vi sinh vật ở trạng thái cân bằng động. Tổng số tế bào mới sinh ra bao giờ
cũng gần bằng tổng số tế bào chết đi.
Các chất dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy giảm một cách rõ rệt. Các chất
tạo ra do quá trình trao đổi chất được tích luỹ trong môi trường rất lớn.
Sinh khối chung trong pha này đạt được là cao nhất trong quá trình nuôi cấy. Vì
thế nếu mục đích nuôi cấy là chỉ để thu tổng sinh khối thì nên kết thúc ở giữa pha ổn định.
Giai đoạn thứ tư (4): Còn gọi là pha tử vong. Trong pha này số lượng tế bào
sinh ra và tế bào chết không cân bằng. Số lượng tế bào chết tăng rất nhanh.

107
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG III
SỰ PHÂN BỐ CỦA VI SINH VẬT
TRONG MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

3.1. MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA VI SINH VẬT TRONG ĐẤT
3.1.1. Môi trường đất
Môi trường đất là cả một thế giới - một hệ sinh thái phức tạp được hình thành
qua nhiều quá trình sinh học, vật lý và hoá học. Sự tích luỹ các chất hữu cơ đầu tiên
trên bề mặt đá mẹ là nhờ các vi sinh vật tự dưỡng. Đó là các vi sinh vật sống bằng chất
vô cơ, phân huỷ các chất vô cơ, tổng hợp nên các chất hữu cơ cuả cơ thể mình. Khi các
vi sinh vật đó chết đi, một lượng các chất hữu cơ được tích luỹ lại. vi sinh vật dị dưỡng
nhờ các chất hữu cơ đó mà sống. Sau đó các thực vật bậc thấp như tảo, rêu, địa y bắt
đầu mọc trên tầng chất hữu cơ đầu tiên đó. Khi lớp thực vật này chết đi, các vi sinh vật
dị dưỡng sẽ phân huỷ chúng làm cho lớp chất hữu cơ càng thêm phong phú. Nhờ đó
mà các thực vật bậc cao có thể phát triển. Lá cành của thực vật bậc cao rụng xuống lại
cung cấp một lượng lớn chất hữu cơ làm cho các loại vi sinh vật dị dưỡng phát triển
mạnh mẽ. Các tế bào vi sinh vật này lại là nguồn thức ăn của các nhóm nguyên sinh
động vật như trùng roi, amip ... Nguyên sinh động vật lại là thức ăn của các động vật
khác trong đất như giun, nhuyễn thể, côn trùng ... Các động vật này trong quá trình
sống cũng tiết ra các chất hữu cơ và bản thân chúng khi chết đi cũng là một nguồn hữu
cơ lớn cho vi sinh vật và thực vật phát triển. Các loại sinh vật cứ tác động lẫn nhau
như thế trong những điều kiện môi trường nhất định như độ ẩm, nhiệt độ, chất dinh
dưỡng, năng lượng mặt trời ... tạo thành một hệ sinh thái đất vô cùng phong phú mà
không có nó thì không thể có sự sống, không thể có đất trồng trọt - nguồn nuôi sống
con người. Vậy hệ sinh thái đất là một thể thống nhất bao gồm các nhóm sinh vật sống
trong đất, có quan hệ tương hỗ lẫn nhau dưới tác động của môi trường sống, có sự trao
đổi vật chất và năng lượng. Trong hệ sinh thái đất, vi sinh vật đóng vai trò quan trọng ,
chúng chiếm đại đa số về thành phần cũng như số lượng so với các sinh vật khác.
Đất là môi trường thích hợp nhất đối với vi sinh vật, bởi vậy nó là nơi cư trú
rộng rãi nhất của vi sinh vật, cả về thành phần cũng như số lượng so với các môi
trường khác. Sở dĩ như vậy vì trong đất nói chung và trong đất trồng trọt nói riêng có

108
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

một khối lượng lớn chất hữu cơ. Đó là nguồn thức ăn cho các nhóm vi sinh vật dị
dưỡng, ví dụ như nhóm vi sinh vật các hợp chất các bon hữu cơ, nhóm vi sinh vật phân
huỷ các hợp chất Nitơ hữu cơ ... Các chất vô cơ có trong đất cũng là nguồn dinh dưỡng
cho các nhóm vi sinh vật tự dưỡng. Đó là các nhóm phân huỷ các chất vô cơ, chuyển
hoá các chất hợp chất S, P, Fe ...
Các chất dinh dưỡng không những tập trung nhiều ở tầng đất mà còn phân tán
xuống các tầng đất sâu. Bởi vậy ở các tầng đất khác nhau, sự phân bố vi sinh vật khác
nhau phụ thuộc vào hàm lượng các chất dinh dưỡng.
Mức độ thoáng khí của đất cũng là một điều kiện ảnh hưởng đến sự phân bố của vi
sinh vật. Các nhóm háo khí phát triển ở nhiều nơi có nồng độ ôxy cao. Những nơi yếm
khí, hàm lượng oxy thấp thường phân bố nhiều loại vi sinh vật kị khí.
Độ ẩm và nhiệt độ trong đất cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật
đất. Đất vùng nhiệt đới thường có độ ẩm 70 - 80% và nhiệt độ 200C - 300C. Đó là nhiệt
độ và độ ẩm thích hợp với đa số vi sinh vật. Bởi vậy trong mỗi gram đất thường có
hàng chục triệu đến hàng tỷ tế bào vi sinh vật bao gồm nhiều nhóm, khác nhau về vị trí
phân loại cũng như hoạt tính sinh lý, sinh hoá. Đó là cả một thế giới phong phú chứa
trong một nắm đất nhỏ bé mà bình thường ta không thể hình dung ra được. Chúng ta
có thể tưởng tượng: một nắm đất là một vương quốc bao gồm các sắc tộc khác nhau
sống chen chúc, tấp nập và hoạt động sôi nổi.
3.1.2. Sự phân bố của vi sinh vật trong đất và mối quan hệ giữa các nhóm vi
sinh vật
3.1.2.1. Sự phân bố của vi sinh vật trong đất
Vi sinh vật là những cơ thể nhỏ bé dễ dàng phát tán nhờ gió, nước và các sinh
vật khác. Bởi vậy nó có thể di chuyển một cách dễ dàng đến mọi nơi trong thiên nhiên.
Nhất là những vi sinh vật có bào tử, bào tử của chúng có khả năng sống tiềm sinh
trong các điều kiện khó khăn. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng lại phát triển, sinh
sôi. Bởi vậy trên trái đất này, nếu có một loại sinh vật nào phân bố rộng rãi nhất,
phong phú nhất thì đó chính là vi sinh vật. Nó phân bố ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, đất
là nơi vi sinh vật cư trú nhiều nhất so với các môi trường khác. Sự phân bố của vi sinh
vật đất còn gọi là khu hệ vi sinh vật đất.
Chúng bao gồm các nhóm có đặc tính hình thái, sinh lý và sinh hoá rất khác
nhau. Các nhóm vi sinh vật chính cư trú trong đất bao gồm: Vi khuẩn, Vi nấm, Xạ
109
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

khuẩn, Virus, Tảo, Nguyên sinh động vật. Trong đó vi khuẩn là nhóm chiếm nhiều
nhất về số lượng. Chúng bao gồm vi khuẩn háo khí, vi khuẩn kị khí, vi khuẩn tự
dưỡng, vi khuẩn dị dưỡng ... Nếu chia theo các nguồn dinh dưỡng thì lại có nhóm tự
dưỡng cacbon, tự dưỡng amin, dị dưỡng amin, vi khuẩn cố định nitơ v.v...
Số lượng và thành phần vi sinh vật trong đất thay đổi khá nhiều. Trước hết số
lượng và thành phần vi sinh vật trên bề mặt đất rất ít do ngay trên bề mặt đất độ ẩm
không phải là thích hợp cho vi sinh vật phát triển, hai nữa bề mặt đất bị mặt trời chiếu
rọi nên vi sinh vật bị tiêu diệt.
Số lượng và thành phần vi sinh vật thấy nhiều hơn khi chiều sâu đất 10 - 20 cm
so với bề mặt, ở tầng lớp này độ ẩm vừa thích hợp, các chất dinh dưỡng tích luỹ nhiều,
không bị tác dụng của ánh sáng mặt trời nên vi sinh vật phát triển nhanh, các quá trình
chuyển hoá quan trọng trong đất chủ yếu xảy ra trong tầng đất này. Số lượng và thành
phần vi sinh vật sẽ giảm đi khi độ sâu của đất hơn 30 cm và sâu 4 - 5m hầu như rất ít
(trừ trường hợp đất có mạch nước ngầm). Rõ ràng là vi sinh vật ở tầng đất này phải là
loài yếm khí đồng thời phải chịu được áp suất lớn mới phát triển được. Hai nữa ở lớp
đất này hầu như các chất hữu cơ rất hiếm.
Số lượng và thành phần vi sinh vật trong đất còn thay đổi tuỳ chất đất, ở nơi đất
nhiều chất hữu cơ, giàu chất mùn có độ ẩm thích hợp vi sinh vật phát triển mạnh, thí
dụ ở đầm lầy, đồng nước trũng, ao hồ, khúc sông chết, cống rãnh, ... Còn ở những nơi
đất có đá, đất có cát số lượng và thành phần vi sinh vật ít hơn. Lợi dụng sự có mặt của
vi sinh vật trong đất mà người ta phân lập, tuyển chọn, đồng thời duy trì những chuyển
hoá có lợi phục vụ cho cuộc sống.
Bảng 3.1. Lượng vi khuẩn trong đất xác định theo chiều sâu đất
Chiều sâu đất
Vi khuẩn Xạ khuẩn Nấm mốc Rong tảo
(cm)
3-8 9.750.000 2.080.000 119.000 25.000
20 - 25 2.179.000 245.000 50.000 5.000
35 - 40 570.000 49.000 14.000 500
65 - 75 11.000 5.000 6.000 100
135- 145 1.400 3.000
Theo nhiều tài liệu đáng tin cậy thì trung bình trong đất vi khuẩn chiếm khoảng
90% tổng số. Xạ khuẩn chiếm khoảng 8%, vi nấm 1%, còn lại 1% là tảo, nguyên sinh
110
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

động vật. Tỷ lệ này thay đổi tuỳ theo các loại đất khác nhau cũng như khu vực địa lý,
tầng đất, thời vụ, chế độ canh tác v,v... Ở những đất có đầy đủ chất dinh dưỡng, độ
thoáng khí tốt, nhiệt độ, độ ẩm và pH thích hợp thì vi sinh vật phát triển nhiều về số
lượng và thành phần. Sự phát triển của vi sinh vật lại chính là nhân tố làm cho đất
thêm phì nhiêu, màu mỡ.
Bởi vậy, khi đánh giá độ phì nhiêu của đất phải tính đến thành phần và số lượng
vi sinh vật. Nếu chỉ tính đến hàm lượng chất hữu cơ thì khó giải thích được tại sao ở
một vùng đất chiêm trũng hàm lượng chất hữu cơ, chất mùn, đạm, lân đều cao mà cây
trồng phát triển lại kém. Đó là do điều kiện yếm khí của đất hạn chế các loại vi sinh
vật háo khí phát triển làm cho các chất hữu cơ không được phân giải. Các dạng chất
khó tiêu đối với cây trồng không được chuyển thành dạng dễ tiêu. Các chất độc tích
luỹ trong đất trong quá trình trao đổi chất của cây cũng không được phân giải nhờ vi
sinh vật, gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Sự phân bố của vi sinh vật trong đất có thể
chia ra theo các kiểu phân loại sau đây:
1. Phân bố theo chiều sâu:
Quần thể vi sinh vật thường tập trung nhiều nhất ở tầng canh tác. Đó là nơi tập
trung rễ cây, chất dinh dưỡng, có cường độ chiếu sáng, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp nhất.
Số lượng vi sinh vật giảm dần theo tầng đất, càng xuống sâu càng ít vi sinh vật. Theo
số liệu của Hoàng Lương Việt: ở tầng đất 9 - 20 cm của đất đồi Mộc Châu - Sơn La có
tới 70,3 triệu vi sinh vật trong 1 gram đất. Tầng từ 20 - 40 cm có chứa 48,6 triệu, tầng
40 - 80cm có 45,8 triệu, tầng 80 - 120cm có chứa 40,7 triệu.
Riêng đối với đất bạc màu, do hiện tượng rửa trôi, tầng 0 - 20 cm ít chất hữu cơ
hơn tầng 20 - 40cm. Bởi vậy ở tầng này số lượng vi sinh vật nhiều hơn tầng trên. Sau
đó giảm dần ở các tầng dưới.
Thành phần vi sinh vật cũng thay đổi theo tầng đất: vi khuẩn háo khí, vi nấm,
xạ khuẩn thường tập trung ở tầng mặt vì tầng này có nhiều oxy. Càng xuống sâu, các
nhóm vi sinh vật háo khí càng giảm mạnh. Ngược lại, các nhóm vi khuẩn kị khí như vi
khuẩn phản nitrat hoá phát triển mạnh ở độ sâu 20 - 40cm. Ở vùng khí hậu nhiệt đới
nóng ẩm thường có quá trình rửa trôi, xói mòn nên tầng 0 - 20cm dễ biến động, tầng
20 - 40cm ổn định hơn.
2. Phân bố theo các loại đất

111
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Các loại đất khác nhau có điều kiện dinh dưỡng, độ ẩm, độ thoáng khí, pH khác
nhau. Bởi vậy sự phân bố của vi sinh vật cũng khác nhau. Ở đất lúa nước, tình trạng
ngập nước lâu ngày làm ảnh hưởng đến độ thông khí, chế độ nhiệt, chất dinh dưỡng ...
Chỉ có mộ lớp mỏng ở trên, khoảng 0 - 3 cm là có quá trình oxy hoá, ở tầng dưới quá
trình khử oxy chiếm ưu thế. Bởi vậy, trong đất lúa nước ác loại vi sinh vật kị khí phát
triển mạnh. Ví dụ như vi khuẩn amôn hoá, vi khuẩn phản nitrat hoá. Ngược lại, các
loại vi sinh vật háo khí như vi khuẩn nitrat hoá, vi khuẩn cố định nitơ, vi nấm và xạ
khuẩn đều rất ít. Tỷ lệ giữa vi khuẩn hiếu khí/ yếm khí luôn luôn nhỏ hơn 1.
Ở đất trồng màu, không khí lưu thông tốt, quá trình ôxy hoá chiếm ưu thế, bởi
thế các loài sinh vật háo khí phát triển mạnh, vi sinh vật yếm khí phát triển yếu. Tỷ lệ
giữa vi khuẩn háo khí và yếm khí thường lớn hơn 1, có trường hợp đạt tới 4 - 5. Ở đất
giàu chất dinh dưỡng như phù sa sông Hồng, số lượng vi sinh vật tổng số rất cao.
Ngược lại, vùng đất bạc màu Hà Bắc có số lượng vi sinh vật ít nhất.
+ Phân bố theo cây trồng
Đối với tất cả các loại cây trồng, vùng rễ cây là vùng vi sinh vật phát triển mạnh
nhất so với vùng không có rễ. Sở dĩ như thế vì rễ cây cung cấp một lượng lớn chất hữu
cơ khi nó chết đi. Khi còn sống, bản thân rễ cây cũng thường xuyên tiết ra các chất
hữu cơ làm nguồn dinh dưỡngcho vi sinh vật. Rễ cây còn làm cho đất thoáng khí, giữ
được độ ẩm. Tất cả những nhân tố đó làm cho số lượng vi sinh vật ở vùng rễ phát triển
mạnh hơn vùng ngoài rễ.
Tuy nhiên, mỗi loại cây trồng trong quá trình sống của nó thường tiết qua bộ rễ
những chất khác nhau. Bộ rễ khi chết đi cũng có thành phần các chất khác nhau. Thành
phần và số lượng các chất hữu cơ tiết ra từ bộ rễ quyết định thành phần và số lượng vi
sinh vật sống trong vùng rễ đó. Ví dụ như vùng rễ cây họ Đậu thường phân bố nhóm vi
khuẩn cố định nitơ cộng sinh còn ở vùng rễ Lúa là nơi cư trú của các nhóm cố định
nitơ tự do hoặc nội sinh ... Số lượng và thành phần vi sinh vật cũng thay đổi theo các
giai đoạn phát triển của cây trồng. Ở đất vùng phù sa sông Hồng, số lượng vi sinh vật
đạt cực đại ở giai đoạn lúa hồi nhanh, đẻ nhánh, giai đoạn này là cây lúa sinh trưởng
mạnh. Bởi vậy thành phần và số lượng chất hữu cơ tiết qua bộ rễ cũng lớn - đó là
nguồn dinh dưỡng cho vi sinh vật vùng rễ. Số lượng vi sinh vật đạt cực tiểu ở thời kỳ
lúa chín. Thành phần vi sinh vật cũng biến động theo các giai đoạn phát triển của cây
phù hợp với hàm lượng các chất tiết qua bộ rễ.
112
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

3.1.2.2. Mối quan hệ giữa các nhóm vi sinh vật trong đất
Sự phân bố của vi sinh vật trong đất vô cùng phong phú cả về số lượng cũng
như thành phần. Trong quá trình sống chung như thế, chúng có một mối quan hệ tương
hỗ vô cùng chặt chẽ. Dựa vào tính chất của các loại quan hệ giữa các nhóm vi sinh vật,
người ta chia ra làm 4 loại quan hệ: ký sinh, cộng sinh, hỗ sinh và kháng sinh.
1. Quan hệ ký sinh:
Quan hệ ký sinh là hiện tượng vi sinh vật này sống ký sinh trên vi sinh vật,
hoàn toàn ăn bám và gây hại cho vật chủ. Ví dụ như các loại virus sống ký sinh trong
tế bào vi khuẩn hoặc một vài loài vi khuẩn sống ký sinh trên vi nấm. Các loại vi khuẩn
cố định nitơ cộng sinh thường hay bị một loại thực khuẩn thể ký sinh và tiêu diệt. Khi
nuôi cấy vi khuẩn Rhizobium trên môi trường dịch thể thường có hiện tượng môi
trường đang đục trở nên trong. Nguyên nhân là do thực khuẩn thể xâm nhập và làm tan
tất cả các tế bào vi khuẩn - gọi là hiện tượng sinh tan. Khi nuôi cấy vi khuẩn trên môi
trường đặc cũng có hiện tượng như vậy. Các thực khuẩn thể này tồn tại ở trong đất
trồng cây họ Đậu làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành nốt sần ở cây Đậu.
2. Quan hệ cộng sinh:
Quan hệ cộng sinh là quan hệ hai bên cùng có lợi, bên này không thể thiếu bên
kia trong quá trình sống. Ở vi sinh vật người ta ít quan sát thấy quan hệ cộng sinh. Có
một số giả thiết cho rằng: Ty thể - cơ quan hô hấp của tế bào vi nấm chính là một vi
khuẩn cộng sinh với vi nấm. Giả thiết đó dựa trên cấu tạo của ty thể có cả bộ máy
ADN riêng biệt, có thể tự sao chép như một cơ thể độc lập. Giả thiết này còn chưa
được công nhận hoàn toàn. Lại có giả thiết cho rằng: Các plasmid có trong vi nấm và
vi khuẩn chính là sự cộng sinh giữa virus và vi nấm hay vi khuẩn đó. Ví dụ như các
plasmid mang gen kháng thuốc đá mang lại mối lợi cho vi khuẩn chủ là kháng được
thuốc kháng sinh. Vì thế mà hai bên cùng có lợi và gọi là quan hệ cộng sinh.

3. Quan hệ hỗ sinh:
Quan hệ hỗ sinh là quan hệ hai bên cùng có lợi nhưng không nhất thiết phải có
nhau mới sống được như quan hệ cộng sinh. Quan hệ này thường thấy trong sự sống
của vi sinh vật vùng rễ. Ví dụ như mối quan hệ giữa nấm mốc phân huỷ tinh bột thành

113
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

đường và nhóm vi khuẩn phân giải loại đường đó. Mối quan hệ giữa nhóm vi khuẩn
phân giải photpho và nhóm vi khuẩn phân giải protein cũng là quan hệ hỗ sinh, trong
đó nhóm thứ nhất cung cấp P cho nhóm thứ hai và nhóm thứ hai cung cấp N cho nhóm
thứ nhất.
4. Quan hệ kháng sinh:
Quan hệ kháng sinh là mối quan hệ đối kháng lẫn nhau giữa hai nhóm vi sinh
vật. Loại này thường tiêu diệt loại kia hoặc hạn chế quá trình sống của nó. Ví dụ điển
hình là xạ khuẩn kháng sinh và nhóm vi khuẩn mẫn cảm với chất kháng sinh do xạ
khuẩn sinh ra. Khi nuôi cấy 2 nhóm này trên môi trường thạch đĩa, ta có thể thấy rõ
hiện tượng kháng sinh: xung quang nơi xạ khuẩn có một vòng vô khuẩn, tại đó vi
khuẩn không mọc được. Người ta căn cứ vào đường kính của vòng vô khuẩn đó mà
đánh giá khả năng sinh kháng sinh của xạ khuẩn. Tất cả các mối quan hệ trên đây của
khu hệ vi sinh vật đất tạo nên những hệ sinh thái vô cùng phong phú trong từng loại
đất.
Chúng làm nên độ màu mỡ của đất, thay đổi tính chất lý hoá của đất và từ đó
ảnh hưởng đến cây trồng.
3.1.3. Mối quan hệ giữa đất, vi sinh vật và thực vật
3.1.3.1. Quan hệ giữa đất và vi sinh vật đất
Đất có kết cấu từ những hạt nhỏ liên kết với nhau thành cấu trúc đoàn lạp của
đất. Vậy yếu tố nào đã liên kết các hạt đất với nhau. Có quan điểm cho rằng vi sinh vật
đóng vai trò gián tiếp trong sự liên kết các hạt đất với nhau. Hoạt động của vi sinh vật,
nhất là nhóm háo khí đã hình thành nên một thành phần của mùn là axit humic. Các
muối của axit humic tác dụng với ion Canxi tạo thành một chất dẻo gắn kết những hạt
đất với nhau. Sau này người ta đã tìm ra vai trò trực tiếp của vi sinh vật trong việc tạo
thành kết cấu đất: Trong quá trình phân giải chất hữu cơ, nấm mốc và xạ khuẩn phát
triển một hệ khuẩn ti khá lớn trong đất. Khi nấm mốc và xạ khuẩn chết đi, vi khuẩn
phân giải chúng tạo thành các chất dẻo có khả năng kết dính các hạt đất với nhau. Bản
thân vi khuẩn chết đi và tự phân huỷ cũng tạo thành các chất kết dính. Ngoài ra lớp
dịch nhày bao quanh các vi khuẩn có vỏ nhày cũng có khả năng kết dính các hạt đất
với nhau.
Genxe - một nhà nghiên cứu về kết cấu đã nhận xét rằng: khi bón vào đất những
chất như Xenluloza và Protein thì kết cấu của đất được cải thiện. Đó là do vi sinh vật
114
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

phân giải xenluloza và protein đã phát triển mạnh mẽ, các sản phẩm phân giải của
chúng và các chất tiết trong quá trình sống của chúng đã liên kết các hạt đất với nhau
tạo nên cấu trúc đất.
Rudacop khi nghiên cứu về kết cấu đoàn lạp ở đất trồng cây họ đậu đã kết luận
rằng: Nhân tố kết dính các hạt đất trong đất trồng cây họ đậu chính là một sản phẩm
kết hợp giữa axit galactorunic và sản phẩm tự dung giải của vi khuẩn Clostridium
polymyxa. Axit galactorenic là sản phẩm của thực vật được hình thành dưới tác dụng
của enzym protopectinaza do vi khuẩn tiết ra. Các chất kết dính tạo thành kết cấu đất
còn được gọi là mùn hoạt tính. Như vậy mùn không những là nơi tích luỹ chất hữu cơ
làm nên độ phì nhiêu của đất mà còn là nhân tố tạo nên kết cấu đất. Sự hình thành và
phân giải mùn đều do vi sinh vật đóng vai trò tích cực. Vì vậy các điều kiện ngoại
cảnh ảnh hưởng đến vi sinh vật cũng ảnh hưởng đến hàm lượng mùn trong đất. Đặc
biệt nước ra ở trong vùng nhiệt đới nóng ẩm, sự hoạt động của vi sinh vật rất mạnh ảnh
hưởng rất lớn đến sự tích luỹ và phân giải mùn. Các biện pháp canh tác như cày bừa,
xới xáo, bón phân ... đều ảnh hưởng trực tiếp đến vi sinh vật và qua đó ảnh hưởng đến
hàm lượng mùn trong đất.
1. Tác động của sự cày xới, đảo trộn đất đến vi sinh vật đất
Cày xới, đảo trộn có tác dụng điều hoà chất dinh dưỡng, làm đất thoáng khí tạo
điều kiện cho vi sinh vật phát triển mạnh. Theo thí nghiệm của Mitxustin và Nhiacôp,
các phương pháp cày xới khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến số lượng và thành phần vi
sinh vật. Từ đó cường độ các quá trình sinh học trong đất cũng khác nhau. Khi xới lớp
đất canh tác nhưng không lật mặt, số lượng vi sinh vật cũng như cường độ hoạt động
có tăng lên nhưng không nhiều bằng xới đất có lật mặt hoặc cày sâu. Tuy nhiên không
phải đất nào cũng theo quy luật đó, đối với đất úng ngập, quy luật trên thể hiện rõ hơn
trong khi đó ở đất cát nhẹ khô hạn thì việc xới xáo không hợp lý lại làm giảm lượng vi
sinh vật.
2. Tác động của phân bón đến vi sinh vật đất
Khi ta bón các loại phân hữu cơ và vô cơ vào đất, phân tác dụng nhanh hay
chậm đến cây trồng là nhờ hoạt động của vi sinh vật. Vi sinh vật phân giải hữu cơ
thành dạng vô cơ cho cây trồng hấp thụ, biến dạng vô cơ khó tan thành dễ tan ...
Ngược lại các loại phân bón cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của
vi sinh vật trong đất.
115
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, bùn ao ... đặc biệt làm tăng số lượng
vi sinh vật vì bản thân trong đó đã có một số lượng lớn vi sinh vật. Chất hữu cơ vào
đất lại làm tăng số lượng vi sinh vật sẵn có trong đất, đặc biệt là vi sinh vật phân giải
xenluloza, phân giải protein và nguyên sinh động vật. Tuy vậy, các loại phân hữu cơ
khác nhau tác động đến sự phát triển của vi sinh vật đất ở các mức độ khác nhau tuỳ
thuộc vào tỷ lệ C/N của phân bón.
Phân vô cơ cũng có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh
vật đất vì nó có các nguyên tố N, P, K, Ca, vi lượng rất cần thiết cho vi sinh vật. Đặc
biệt là khi bón phối hợp các loại phân vô cơ với phân hữu cơ sẽ làm tăng số lượng vi
sinh vật lên từ 3 - 4 lần so với bón phân khoáng đơn thuần, đặc biệt là các vi khuẩn
Azotobacter, vi khuẩn amôn hoá, nitrat hoá, phân giải xenluloza. Khi trong đất có
nhiều phân hữu cơ thì việc bón các loại phân vô cơ có tác dụng kích thích hoạt động
phân giải chất hữu cơ của vi sinh vật. Bón vôi có tác dụng cải thiện tính chất lý hoá
của đất, làm tăng cường hoạt động của vi sinh vật, nhất là đối với đất chua, mặn, bạc
màu.
3. Tác động của chế độ nước đối với vi sinh vật:
Đại đa số các loại vi khuẩn có ích đều phát triển mạnh mẽ ở độ ẩm 60 - 80%.
Độ ẩm quá thấp hoặc quá cao đều ức chế vi sinh vật. Chỉ có nấm mốc và xạ
khuẩn là có thể phát triển được ở điều kiện khô. Ở các ruộng lúa nước các loại vi
khuẩn đã thích hợp với độ ẩm cao, tuy nhiên ở những ruộng có tính thấm nước cao
được làm ải, sự phát triển vi sinh vật cũng tốt hơn. Đặc biệt là cân đối được tỷ lệ giữa
hai loại háo khí và yếm khí.
4. Tác động đến chế độ canh tác khác tới vi sinh vật
Ngoài các chế độ phân bón, nước, làm đất, các chế độ canh tác khác cũng có tác
dụng rõ rệt tới hoạt động của vi sinh vật. Ví dụ như chế độ luân canh cây trồng. Mỗi
loại cây trồng đều có một khu hệ vi sinh vật đặc trưng sống trong vùng rễ của nó. Bởi
vậy luân canh cây trồng làm cho khu hệ vi sinh vật đất cân đối và phong phú hơn.
Người ta thường luân canh các loại cây trồng khác với cây họ đậu để tăng cường hàm
lượng đạm cho đất.
Các loại thuốc hoá học trừ sâu, diệt cỏ gây tác động có hại tới vi sinh vật cũng
như hệ sinh thái đất nói chung. Việc dùng các loại thuốc hoá học làm ô nhiễm môi
trường đất, tiêu diệt phần lớm các loại vi sinh vật và động vật nguyên sinh trong đất.
116
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Tất cả những biện pháp canh tác nói trên có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến
sự phát triển của vi sinh vật trong đất, từ đó ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sinh
học, cụ thể là sự chuyển hoá các chất hữu cơ và vô cơ trong đất, ảnh hưởng đến quá
trình hình thành mùn và kết cấu đất. Những yếu tố này lại ảnh hưởng trực tiếp đến cây
trồng. Bởi vậy, việc nghiên cứu đất sao cho thích hợp với năng suất cây trồng không
thể bỏ qua yếu tố sinh học đất.
3.1.3.2. Mối quan hệ giữa vi sinh vật và thực vật
Mỗi loại cây đều có một khu hệ vi sinh vật vùng rễ đặc trưng cho cây đó bởi vì
rễ thực vật thường tiết ra một lượng lớn các chất hữu cơ và vô cơ, các chất sinh trưởng
..., thành phần và số lượng của các chất đó khác nhau tùy loại cây. Những chất tiết của
rễ có ảnh hưởng quan trọng đến vi sinh vật vùng rễ. Trên bề mặt và lớp đất nằm sát rễ
chứa nhiều chất dinh dưỡng nên tập trung vi sinh vật với số lượng lớn. Càng xa rễ số
lượng vi sinh vật càng giảm đi.
Thành phần vi sinh vật vũng rễ không những phụ thuộc vào loại cây trồng mà
còn phụ thuộc vào thời kỳ phát triển của cây. Vi sinh vật phân giải xenluloza có rất ít
khi cây còn non nhưng khi cây già thì rất nhiều. Điều đó chứng tỏ vi sinh vật không
những sử dụng các chất tiết của rễ mà còn phân huỷ rễ khi rễ cây già, chết đi.
Vi sinh vật sống trong vùng rễ có quan hệ mật thiết với cây, chúng sử dụng
những chất tiết của cây làm chất dinh dưỡng, đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cho
cây qua quá trình hoạt động phân giải của mình. Vi sinh vật còn tiết ra các vitamin và
chất sinh trưởng có lợi đối với cây trồng. Bên cạnh đó có rất nhiều vi sinh vật gây
bệnh cho cây, có những loại ức chế sự sinh trưởng của cây, có những loại tàn phá mùa
màng nghiêm trọng.
Trong khu hệ vi sinh vật vùng rễ ngoài những nhóm vi sinh vật có ích, có rất
nhiều vi sinh vật gây bệnh cây. Đó là mối quan hệ ký sinh của vi sinh vật trên thực vật.
Nhóm vi sinh vật gây bệnh cây thuộc loại dị dưỡng, sống nhờ vào chất hữu cơ của
thực vật đang sống ( khác với nhóm hoại sinh- sống trên những tế bào thực vật đã
chết).
Hàng năm bệnh cây đã gây thiệt hại to lớn cho sản xuất nông nghiệp. Vi sinh
vật gây bệnh không chỉ làm giảm sản lượng mà còn làm giảm phẩm chất nông sản. Vi
sinh vật sử dụng các chất hữu cơ của cây bằng cách tiết ra các loại men phân huỷ

117
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

chúng. Trong quá trình sống chúng tiết ra các chất độc làm cây chết. Ví dụ như độc tố
Lycomarasmin do nấm Fusarium heterosporum tiết ra có thể làm cây chết.
Vi sinh vật gây bệnh có khả năng tồn tại trong đất hoặc trên tàn dư thực vật từ
vụ này qua vụ khác dưới dạng bào tử hoặc các dạng tiềm sinh khác gọi là nguồn bệnh
tiềm tàng. Từ nguồn bệnh tiềm tàng vi sinh vật được phát tán đi khắp nơi nhờ gió,
nước mưa, dụng cụ lao động, động vật và người, đặc biệt là qua côn trùng môi giới.
Qua các con đường đó nguồn bệnh lây lan sang các khoẻ và bắt đầu xâm nhiễm vào
cây khi gặp điều kiện thuận lợi. Các bào tử nằm trên bề mặt cây khi gặp độ ẩm và
nhiệt độ thích hợp sẽ nảy mầm và xâm nhập vào cây. Sau khi xaam nhập vào cây
chúng bắt đầu sử dụng các chất của cây và tiết chất độc làm cây suy yếu hoặc chết.
Qua quá trình hoạt động của vi sinh vật cây bị thay đổi các quá trình sinh lý, sinh hoá,
sau đó thay đổi về cấu tạo và hình thái tế bào cuối cùng là xuất hiện những triệu chứng
bệnh như những đốm trên lá, trên thân. Nếu blệnh xuất hiện ở bó mạch thì biểu hiện
triệu chứng héo lá, héo thân ...Sau một thời gian phát triển vi sinh vật bắt đầu hình
thành cơ quan sinh sản mọc ra ngoài bề mặt của cây và từ đó lại lan truyền đi.
Để tránh bệnh cho cây người ta dùng nhiều biện pháp hoá học, biện pháp sinh
vật học, biện pháp tổng hợp bảo vệ cây trồng ... Ngày nay người ta hạn chế việc chống
bệnh bằng hoá học vì biện pháp này thường phá hoại sự cân bằng sinh thái, ô nhiễm
môi trường. Các biện pháp sinh học đang được nghiên cứu và áp dụng ngày càng
nhiều do những ưu điểm của nó. Đó là những biện pháp dùng vi sinh vật chống côn
trùng hại cây. Một biện pháp hiện đại đang được nghiên cứu và áp dụng nữa là tạo cho
cây những đặc tính chống chịu mới bằng biện pháp công nghệ sinh học - truyền gen
chống chịu cho cây. Người ta đã tạo được những giống thuốc lá chống chịu bệnh virus
hoặc những giống khoai tây, cà chua chống bệnh vi khuẩn nhờ việc cấy gen của một
loại vi khuẩn nào đó có khả năng chống bệnh vào tế bào thực vật.
3.2. MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA VI SINH VẬT TRONG NƯỚC
3.2.1. Môi trường nước
Tất cả những nơi có chứa nước trên bề mặt hay dưới lòng đất đều được coi là
môi trường nước. Ví dụ như ao, hồ, sông, biển, nước ngầm ... Những địa điểm chứa
nước đó còn gọi là các thuỷ vực. Trong các thuỷ vực khác nhau, tính chất hoá học và
vật lý rất khác nhau. Bởi vậy môi trường sống ở từng thuỷ vực đều có đặc trưng riêng
biệt và sự phân bố của vi sinh vật phụ thuộc vào những đặc trưng riêng biệt đó.
118
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

- Nước ngầm có trong những lớp đất nằm dưới mặt đất do các nguồn nước khác
thấm vào. Nước ngầm có hàm lượng muối khoáng khác nhau tuỳ từng vùng, có vùng
chứa nhiều CaCO3 gọi là nước cứng, có vùng chứa ít CaCO3 gọi là nước mềm. Nói
chung nước ngầm rất nghèo chất dinh dưỡng do đã được lọc qua các tầng đất.
- Nước bề mặt bao gồm suối, sông, hồ, biển. Suối được tạo thành ở những nơi
nước ngầm chảy ra bề mặt đất hoặc từ khe của các núi đá. Tuỳ theo vùng địa lý nước
suối có thể rất khác nhau về nhiệt độ và thành phần hoá học. Có những suối nước nóng
chảy ra từ các vùng núi lửa hoặc từ độ sâu lớn. Có những suối có thành phần chất
khoáng điển hình có tác dụng chữa bệnh. Tuỳ theo thành phần và hàm lượng chất
khoáng mà người ta phân biệt suối mặn, suối chua, suối sắt, suối lưu huỳnh ... Sông có
lượng nước nhiều hơn suối. Tính chất lý học và hóa học của sông cũng khác nhau tuỳ
thuộc vào vùng địa lý. Sông ở vùng đồng bằng thường giàu chất dinh dưỡng hơn vùng
núi nhưng lại bị ô nhiễm hơn do chất thải công nghiệp và sinh hoạt.
Hồ là những vùng trũng ngập đầy nước trong đất liền. Tính chất lý học và hoá
học của các loại hồ cũng rất khác nhau. Hồ ở các vùng núi đá có nguồn nước ngầm
chảy ra và hồ ở vùng đồng bằng khác nhau rất lớn về nhiệt độ cũng như thành phần
chất dinh dưỡng. Ngay ở trong một hồ cũng có sự phân tầng, ở mỗi tầng lại có một
điều kiện môi trường khác nhau. Có những hồ có nồng độ muối cao gọi là hồ nước
mặn, nồng độ muối có thể lên tới 28%.
Biển bao phủ gần 3/4 bề mặt trái đất, khác với các thuỷ vực trong đất liền điển
hình về hàm lượng muối cao tới 35%. Ngoài ra biển còn có thành phần các chất
khoáng khác với các thuỷ vực trong đất liền. Các vùng biển và các tầng của biển cũng
có các đặc trưng môi trường khác nhau. Thí dụ như về nhiệt độ, áp lực thuỷ tĩnh, ánh
sáng, pH, thành phần hoá học ... Tất cả những yếu tố khác nhau đó đều ảnh hưởng trực
tiếp đến sự phân bố của vi sinh vật trong các môi trường nước.
3.2.2. Sự phân bố của vi sinh vật trong các môi trường nước
Vi sinh vật có mặt ở khắp nơi trong các nguồn nước. Sự phân bố của chúng
hoàn toàn không đồng nhất mà rất khác nhau tuỳ thuộc vào đặc trưng của từng loại
môi trường. Các yếu tố môi trường quan trọng quyết định sự phân bố của vi sinh vật là
hàm lượng muối, chất hữu cơ, pH, nhiệt độ và ánh sáng. Nguồn nhiễm vi sinh vật cũng
rất quan trọng vì ngoài những nhóm chuyên sống ở nước ta còn có những nhóm nhiễm
tù các môi trường khác vào. Ví dụ như từ đất, từ chất thải của người và động vật.
119
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Nước nguyên chất không phải là nguồn môi trường thuận lợi cho vi sinh vật
phát triển, vì nước nguyên chất không phải là môi trường giàu dinh dưỡng. Trong
nước có hoà tan nhiều chất hữu cơ và muối khoáng khác nhau. Những chất hoà tan này
rất thuận lợi cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển.
Vi sinh vật trong nước được đưa từ nhiều nguồn khác nhau:
- Có thể từ đất do bụi bay lên, nguồn nước này chủ yếu bị nhiễm vi sinh vật trên
bề mặt.
- Có thể do nước mưa sau khi chảy qua những vùng đất khác nhau cuôns theo
nhiều vi sinh vật nơi nước chảy qua.
- Do nước ngầm hoặc nguồn nước khác qua những nơi nhiễm bẩn nghiêm
trọng.
- Số lượng và thành phần vi sinh vật thấy trong nước mang đặc trưng vùng đất
bị nhiễm mà nước chảy qua.
Ở môi trường nước ngọt, đặc biệt là những nơi luôn có sự nhiễm khuẩn từ đất,
hầu hết các nhóm vi sinh vật có trong đất đều có mặt trong nước, tuy nhiên với tỷ lệ
khác biệt. Nước ngầm và nước suối thường nghèo vi sinh vật nhất do ở những nơi này
nghèo chất dinh dưỡng. Trong các suối có hàm lượng sắt cao thường chứa các vi
khuẩn sắt như Leptothrix ochracea. Ở các suối chứa lưu huỳnh thường có mặt nhóm vi
khuẩn lưu huỳnh màu lục hoặc màu tía. Những nhóm này đều thuộc loại từ dưỡng hoá
năng và quang năng. Ở những suối nước nóng thường chỉ tồn tại các nhóm vi khuẩn ưa
nhiệt như Leptothrix thermalis.
Ở ao, hồ và sông do hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nước ngầm và suối
nên số lượng và thành phần vi sinh vật phong phú hơn nhiều. Ngoài những vi sinh vật
tự dưỡng còn có rất nhiều các nhóm vi sinh vật dị dưỡng có khả năng phân huỷ các
chất hữu cơ. Hầu hết các nhóm vi sinh vật trong đất đều có mặt ở đây. Ở những nơi bị
nhiễm bẩn bởi nước thải sinh hoạt còn có mặt các vi khuẩn đường ruột và các vi sinh
vật gây bệnh khác. Tuy những vi khuẩn này chỉ sống trong nước một thời gian nhất
định nhưng nguồn nước thải lại được đổ vào thường xuyên nên lúc nào chúng cũng có
mặt. Đây chính là nguồn ô nhiễm vi sinh nguy hiểm đối với sức khoẻ con người.
Ở những thuỷ vực có nguồn nước thải công nghiệp đổ vào thì thành phần vi
sinh vật cũng bị ảnh hưởng theo các hướng khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất của

120
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

nước thải. Những nguồn nước thải có chứa nhiều axit thường làm tiêu diệt các nhóm vi
sinh vật ưa trung tính có trong thuỷ vực.
Tuy cũng là môi trường nước ngọt nhưng sự phân bố của vi sinh vật ở hồ và
sông rất khác nhau. Ở các hồ nghèo dinh dưỡng, tỷ lệ vi khuẩn có khả năng hình thành
bào tử thường cao hơn so với nhóm không có bào tử. Ở các tầng hồ khác nhau sự phân
bố của vi sinh vật cũng khác nhau. Ở tầng mặt nhiều ánh sáng hơn thường có những
nhóm vi sinh vật tự dưỡng quang năng. Dưới đáy hồ giàu chất hữu cơ thường có các
nhóm vi khuẩn dị dưỡng phân giải chất hữu cơ. Ở những tầng đáy có sự phân huỷ chất
hữu cơ mạnh tiêu thụ nhiều ôxy tạo ra những vùng không có ôxy hoà tan thì chỉ có mặt
nhóm kỵ khí bắt buộc không có khả năng tồn tại khi có oxy.
Ở môi trường nước mặn bao gồm hồ nước mặn và biển, sự phân bố của vi sinh
vâth khác hẳn so với môi trường nước ngọt do nồng độ muối ở những nơi này cao.
Tuỳ thuộc vào thành phần và nồng độ muối, thành phần và số lượng vi sinh vật cũng
khác nhau rất nhiều. Tuy nhiên tất cả đều thuộc nhóm ưa mặn ít có mặt ở môi trường
nước ngọt. Có những nhóm phát triển được ở những môi trường có nồng độ muối
cao gọi là nhóm ưa mặn cực đoan. Nhóm này có mặt ở cả các ruộng muối và các
thực phẩm ướp muối. Đại diện của nhóm này là Halobacterium có thể sống được ở
dung dịnh muối bão hoà. Có những nhóm ưa mặn vừa phải sống ở nồng độ muối từ 5
đến 20%, nhóm ưa mặn yếu sống được ở nồng độ dưới 5%. Ngoài ra có những nhóm
chịu mặn sống được ở môi trường có nồng độ muối thấp, đồng thời cũng có thể sống
ở môi trường nước ngọt.
Các vi sinh vật sống trong môi trường nước mặn nói chung có khả năng sử
dụng chất dinh dưỡng có nồng độ rất thấp. Chúng phát triển chậm hơn nhiều so với vi
sinh vật đất. Chúng thường bám vào các hạt phù sa để sống. Vi sinh vật ở biển thường
thuộc nhóm ưa lạnh, có thể sống được ở nhiệt độ từ 0 đến 40C. Chúng thường có khả
năng chịu được áp lực lớn nhất là ở những vùng biển sâu.
Nói chung các nhóm vi sinh vật sống ở các nguồn nước khác nhau rất đa dạng
về hình thái cũng như hoạt tính sinh học. Chúng tham gia vào việc chuyển hoá vật chất
cũng như các vi sinh vật sống trong môi trường đất. Ở trong môi trường nước cũng có
mặt đầy đủ các nhóm tham gia vào các chu trình chuyển hoá các hợp chất cacbon, nitơ
và các chất khoáng khác. Mối quan hệ giữa các nhóm với nhau cũng rất phức tạp, cũng
có các quan hệ ký sinh, cộng sinh, hỗ sinh, kháng sinh như trong môi trường đất. Có
121
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

quan điểm cho rằng vi sinh vật sống trong môi trường nước và đất đều có chung một
nguồn gốc ban đầu. Do quá trình sống trong những môi trường khác nhau mà chúng có
những biến đổi thích nghi. Chỉ cần một tác nhân đột biến cũng có thể biến từ dạng này
sang dạng khác do cơ thể và bộ máy di truyền của vi sinh vật rất đơn giản so với
những sinh vật bậc cao.
Ngày nay các nguồn nước, ngay cả nước ngầm và nước biển ở những mức độ
khác nhau đã bị ô nhiễm do các nguồn chất thải khác nhau. Do đó khu hệ vi sinh vật bị
ảnh hưởng rất nhiều và do đó khả năng tự làm sạch các nguồn nước do hoạt động phân
giải của vi sinh vật cũng bị ảnh hưởng

3.3. MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA VI SINH VẬT


TRONG KHÔNG KHÍ
3.3.1. Môi trường không khí
Môi trường khí không phải là đồng nhất, tuỳ từng vùng khác nhau, môi trường
khí rất khác nhau về thành phần các loại khí. Thí dụ như thành phần oxy, nitơ, CO2 và
các hợp chất bay hơi khác như H2S, SO2 v.v... Môi trường khí còn khác nhau về nhiệt
độ, độ ẩm và ánh sáng ... Ở những vùng không khó trong lành như vùng núi, tỷ lệ khí
O2 thường cao. Ở những vùng không khí bị ô nhiễm, tỷ lệ các khí độc như H2S, SO2,
CO2 ... thường cao, nhất là ở các thành phố và các khu công nghiệp.

3.3.2. Sự phân bố của vi sinh vật trong không khí


Sự phân bố của vi sinh vật trong không khí cũng khác nhau tuỳ từng vùng.
Không khí không phải là môi trường sống của vi sinh vật. Tuy nhiên trong không khí
có rất nhiều vi sinh vật tồn tại. Nguồn gốc của những vi sinh vật này là từ đất, từ nước,
từ con người, động vật, thực vật, theo gió, theo bụi phát tán đi khắp nơi trong không
khí. Một hạt bụi có thể mang theo rất nhiều vi sinh vật, đặc biệt là những vi sinh vật có
bào tử có khả năng tồn tại lâu trong không khí. Nếu đó là những vi sinh vật gây bệnh
thì đó chính là nguồn gây bệnh có trong không khí. Ví dụ như các vi khuẩn gây bệnh
đường hô hấp có thể tồn tại lâu trong không khí. Khi người khoẻ hít phải không khí có
nhiễm khuẩn đó sẽ có khả năng nhiễm bệnh. Những vi khuẩn gây bệnh thực vật như
nấm rỉ sắt có thể theo gió bay đi và lây bệnh cho các cánh đồng ở rất xa nguồn bệnh.
Sự phân bố của vi sinh vật trong môi trường không khí phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:
1. Phụ thuộc khí hậu trong năm
Thường vào mùa đông, lượng vi sinh vật hầu như ít nhất so với các mùa khác
trong năm. Ngược lại lượng vi sinh vật nhiều nhất vào mùa hè. Có lẽ do độ ẩm không
122
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

khí, nhiệt độ cao, gió mưa, do các hoạt động khác của thiên nhiên. Theo kết quả
nghiên cứu của Omelansku lượng vi sinh vật trong các mùa thay đổi như sau (số lượng
trung bình trong 10 năm).
Bảng 3.2. Lượng vi sinh vật trong 1m3 không khí
Vi khuẩn Nấm mốc
Mùa đông 4305 1345
Mùa xuân 8080 2275
Mùa hè 9845 2500
Mùa thu 5665 2185

2. Phụ thuộc vùng địa lý


- Lượng vi sinh vật gần khu quốc lộ có nhiều xe qua lại bao giờ cũng nhiều vi
sinh vật trong không khí hơn vùng nơi khác.
- Không khí vùng núi và vùng biển bao giờ cũng ít vi sinh vật hơn vùng khác.
Đặc biệt trong không khí ngoài biển lượng vi sinh vật rất ít.
- Ngoài ra nó còn phụ thuộc chiều cao lớp không khí. Không khí càng cao so với
mặt đất, lượng vi sinh vật càng ít, kết quả nghiên cứu trên bầu trời Matxcơva cho thấy:

Bảng 3.3. Lượng vi sinh vật trong một lít không khí
Độ cao (m) Lượng tế bào
500 2,3
1000 1,5
2000 0,5
5000 - 7000 Lượng vi sinh vật ít hơn 3 - 4 lần
3. Phụ thuộc hoạt động sống của con người
Con người và động vật là một trong những nguyên nhân gây nạn ô nhiễm
không khí. Thí dụ như trong giao thông, vận tải, trong chăn nuôi, trong sản xuất công
nông nghiệp, do bệnh tật hoặc do các hoạt động khác của con người và động vật mà
lượng vi sinh vật tăng hay giảm.
Kết quả thí nghiệm trong một nhà máy bánh mì thấy rằng lượng vi sinh vật/1m3
không khí.
Bảng 3.4.
Phân xưởng Nấm mốc (th/m3kk) Vi khuẩn (th/m3kk)
Bột 4250 2450
Nhào bột 700 360
Lên men 650 810
Nuôi nấm men 410 720
Tạo hình 830 1160
Nướng bánh 750 950
Bảo quản 2370 1410
Kết quả chung cho thấy khu vực SX khác nhau cho thấy lượng vi sinh vật trong
không khí khác nhau.
Bảng 3.5. Lượng vi sinh vật/1m3 không khí ở các vùng khác nhau
Nơi chăn nuôi 1.000.000 - 2.000.000

123
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Khu cư xá 20.000
Đường phố 5.000
Công viên trong thành phố 200
Ngoài biển 1-2

124
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Hình 3.3. earth (Trái đất): the principal layers and compartments of the earth
(các lớp chính và các quyển của Trái đất)

125
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG IV
KHẢ NĂNG CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT CỦA VI SINH VẬT
TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

Sự chuyển hoá vật chất liên tục của vi sinh vật trong môi trường tự nhiên chính là
yếu tố quyết định của sự tồn tại môi trường sống xung quanh chúng ta. Trong thiên nhiên
vật chất luôn luôn chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác tạo thành những vòng tuần
hoàn vật chất. Sự sống có được trên hành tinh chúng ta chính nhờ sự luân chuyển đó.

Trong các khâu của các chu trình chuyển hóa vật chất, vi sinh vật đóng vai trò
vô cùng quan trọng. Các nhóm vi sinh vật khác nhau tham gia vào các khâu chuyển
hoá khác nhau. Nếu như vắng mặt một nhóm nào đó thì toàn bộ quá trình chuyển hoá
sẽ bị dừng lại, điều này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái vì sự tồn tại của các loài
sinh vật trong hệ sinh thái phụ thuộc vào nguồn thức ăn có trong môi trường.

4.1. KHẢ NĂNG CHUYỂN HOÁ CÁC HỢP CHẤT CACBON TRONG MÔI
TRƯỜNG TỰ NHIÊN

4.1.1. Vòng tuần hoàn cacbon trong tự nhiên

Carbon cycle chu trình cacbon : Sự chu chuyển của nguyên tố cacbon giữa cơ
thể và môi trường nhờ hoạt động sống của các sinh vật trong hệ sinh thái. Cacbon
đioxit ( CO2) trong khí quyển hay trong nước được sinh vật tự dưỡng hấp thụ và biến
đổi thành các hợp chất hữu cơ phức tạp như hyđrat cacbon, protein, lipit ... thông qua
quá trình quang hợp và những phản ứng sinh hoá. Một phần các chất được tạo thành
cấu trúc nên cơ thể thực vật. Thực vật được động vật hay các sinh vật dị dưỡng sử
dụng, sau đó, các chất bài tiết cũng như xác chết của sinh vật bị vi khuẩn phân huỷ đến
giai đoạn cuối cùng ( giai đoạn kháng hoá ) trả lại Cacbon đioxit cho môi trường.

126
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Hình 4.1

127
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

4.1.2. Vai trò của vi sinh vật trong vòng tuần hoàn cacbon
Cacbon trong tự nhiên nằm ở rất nhiều dạng hợp chất khác nhau, từ các hợp
chất vô cơ đến các hợp chất hữu cơ. Các dạng này không bất biến mà luôn luôn
chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác, khép kín thành một chu trình chuyển hoá
hoặc vòng tuần hoàn cacbon trong tự nhiên. Vi sinh vật đóng một vai trò quan trọng
trong một số khâu chuyển hoá của vòng tuần hoàn này.

Cacbon Cacbon
Thực vật Động vật

Chất hữu cơ trong đất


Vi sinh vật

CO2

Hình 4.1.2
Các hợp chất cacbon hữu cơ chứa trong động vật, thực vật, vi sinh vật, khi các
vi sinh vật này chết đi sẽ để lại một lượng chất hữu cơ khổng lồ trong đất. Nhờ hoạt
động của các nhóm vi sinh vật dị dưỡng cacbon sống trong đất, các chất hữu cơ này
dần dần bị phân huỷ tạo thnàh CO2. CO2 được thực vật và vi sinh vật sử dụng trong
quá trình quang hợp lại biến thành các hợp chất cacbon hữu cơ của cơ thể thực vật.
Động vật và con người sử dụng cacbon hữu cơ của thực vật biến thành cacbon hữu cơ
của động vật và người. Người, động vật, thực vật đều thải ra CO2 trong quá trình sống,
đồng thời khi chết đi để lại trong đất một lượng chất hữu cơ, vi sinh vật lại bị phân huỷ
nó. Cứ thế trong tự nhiên các dạng hợp chất cacbon được chuyển hoá liên tục. Dưới
đây ta xét đến các quá trình chuyển hoá chính mà vi sinh vật tham gia.
4.1.3 Sự phân giải một số các hợp chất cacbon do vi sinh vật
1. Sự phân giải xenluloza

128
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

a.. Xenluloza trong tự nhiên


Xenluloza là thành phần chủ yếu của màng tế bào thực vật. Ở cây bông,
xenluloza chiếm tới 90% trọng lượng khô, ở các loại cây gỗ nói chung xenluloza
chiếm 40 - 50%. Hàng ngày, hàng giờ, một lượng lớn xenluloza được tích luỹ lại trong
đất do các sản phẩm tổng hợp của thực vật thải ra, cây cối chết đi, cành lá rụng xuống.
Một phần không nhỏ do con người thải ra dưới dạng rác rưởi, giấy vụn, phoi bào, mùn
cưa v.v.... Nếu không có quá trình phân giải của vi sinh vật thì lượng chất hữu cơ
khổng lồ này sẽ tràn ngập trái đất.
Xenluloza có cấu tạo dạng sợi, có cấu trúc phân tử là 1 polimer mạch thẳng,
mỗi đơn vị là một disaccarrit gọi là xenlobioza. Xenlobioza có cấu trúc từ 2 phân tử D
- glucoza. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3 rất phức tạp thành cấu trúc dạng lớp gắn với nhau
bằng lực liên kết hydro. Lực liên kết hydro trùng hợp nhiều lần nên rất bền vững, bởi
vậy xenluloza là hợp chất khó phân giải. Dịch tiêu hoá của người và động vật không
thể tiêu hoá được chúng. Động vật nhai lại tiêu hoá được xenluloza là nhờ khu hệ vi
sinh vật sống trong dạ dày cỏ.
b. Cơ chế của quá trình phân giải xenluloza nhờ vi sinh vật
Xenluloza là một cơ chất không hoà tan, khó phân giải. Bởi vậy vi sinh vật
phân huỷ xenluloza phải có một hệ enzym gọi là hệ enzym xenlulaza bao gồm 4
enzym khác nhau. Enzym C1 có tác dụng cắt đứt liên kết hydro, biến dạng xenluloza tự
nhiên có cấu hình không gian thành dạng xenluloza vô định hình, enzym này gọi là
xenlobiohydrolaza.
Enzym thứ hai là Endoglucanaza có khả năng cắt đứt các liên kết β - 1,4 bên
trong phân tử tạo thành những chuỗi dài. Enzym thứ 3 là Exo - gluconaza tiến hành
phân giải các chuỗi trên thành disaccarit gọi là xenlobioza. Cả hai loại enzym Endo và
Exo - gluconaza được gọi là Cx. Enzym thứ 4 là β - glucosidaza tiến hành thủy phân
xenlobioza thành glucoza.

129
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Xenluloza C1 Xenluloza Cx β - glucosidaza


tự nhiên Vô định hình Xenlobioza Glucoza

c. Vi sinh vật phân huỷ xeluloza

Trong thiên nhiên có nhiều nhóm vi sinh vật có khả năng phân huỷ xenluloza nhờ
có hệ enzym xenluloza ngoại bào. Trong đó vi nấm là nhóm có khả năng phân giải
mạnh vì nó tiết ra môi trường một lượng lớn enzym đầy đủ các thành phần. Các nấm
mốc có hoạt tính phân giải xenluloza đáng chú ý là Tricoderma. Hầu hết các loài thuộc
chi Tricoderma sống hoạt sinh trong đất và đều có khả năng phân huỷ xenluloza. Chúng
tiến hành phân huỷ các tàn dư của thực vật để lại trong đất, góp phần chuyển hoá một
lượng chất hữu cơ khổng lồ. Tricoderma còn sống trên tre, nứa, gỗ tạo thành lớp mốc
màu xanh phá huỷ các vật liệu trên. Trong nhóm vi nấm ngoài Tricoderma còn có nhiều
giống khác có khả năng phân giải xenluloza như Aspergillus, Fusarium. Mucor ...

Nhiều loài vi khuẩn cũng có khả năng phân huỷ xenluloza, tuy nhiên cường độ
không mạnh bằng vi nấm. Nguyên nhân là do số lượng enzym tiết ra môi trường của vi
khuẩn thường nhỏ hơn, thành phần các loại enzym không đầy đủ. Thường ở trong đất
có ít loài vi khuẩn có khả năng tiết ra đầy đủ 4 loại enzy, trong hệ enzym xenlulaza.
Nhóm này tiết ra một loại enzym trong hệ enzym xenlulaza. Nhóm này tiết ra một loại
enzym, nhóm khác tiết ra các loại khác, chúng phối hợp với nhau để phân giải cơ chất
trong mối quan hệ hỗ sinh.

Nhóm vi khuẩn hiếu khí bao gồm Pseudomonas, Xenllulomonas, Achromobacter.

Nhóm vi khuẩn kị khí bao gồm Clostridium và đặc biệt là nhóm vi khuẩn sống
trong dạ cỏ của động vật nhai lại. Chính nhờ nhóm vi khuẩn nàu mà trâu bò có thể sử
dụng được xenluloza có trong cỏ, rơm rạ làm thức ăn. Đó là những cầu khuẩn thuộc
chi Ruminococcus có khả năng phân huỷ xenluloza thành đường và các axit hữu cơ.

Ngoài vi nấm và vi khuẩn, xạ khuẩn và niêm vi khuẩn cũng có khả năng phân huỷ
xenluloza. Người ta thường sử dụng xạ khuẩn đặc biệt là chi Streptomyces trong việc
phân huỷ rác thải sinh hoạt. Những xạ khuẩn này thường thuộc nhóm ưa nóng, sinh
trưởng, phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 45 - 500C rất thích hợp với quá trình ủ rác thải.

130
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

2. Sự phân giải tinh bột

a. Tinh bột trong tự nhiên


Tinh bột là chất dự trữ chủ yếu là của thực vật, bởi vậy nó chiếm một tỉ lệ lớn
trong thực vật, đặc biệt là trong những cây có củ. Trong tế bào thực vật, nó tồn tại ở
dạng cáchạt tinh bột. Khi thực vật chết đi, tàn dư thực ích luỹ ở trong đất một lượng
lớn tinh bột. Nhóm vi sinh vật phân huỷ tinh bột sống đất sẽ tiến hành phân huỷ chất
hữu cơ này thành những hợp chất đơn giản, chủ yếu là đường và ãit hữu cơ.
Tinh bột gồm 2 thành phần amilo và amipectin. Amilo là những chuỗi không
phân nhánh bao gồm hành trăm đơn vị glucoza liên kết với nhau bằng dãy nối 1,4
glucozit. Amilopectin là các chuỗi phân nhánh; các đơn vị glucoza liên kết với nhau
bằng dây nối 1,4 và 1,6 glucozit (liên kết 1.6 glucozit tại những chổ phân nhánh).
Amilopectin chính là dạng liên kết của các amilo thường chiếm 10 -30%, amilopectin
chiếm 30 - 70%. Đặc biệt có một số dạng tinh bột ở một vài loại cây chỉ chứa một
trong hai thành phần amilo hoặc amilope/ctin.
b. Cơ chế của quá trình phân giải tinh bột nhờ vi sinh vật
Vi sinh vật phân giải tinh bột có khả năng tiết ra môi trường hệ enzym amilaza
bao gồm 4 enzym:
* α - amilaza có khả năng tác động vào bất kỳ mối liên kết 1,4 glucozit nào trong
phân tử tinh bột. Bởi thế α - amilaza còn được gọi là endoamilaza. Dưới tác động của α
- amilaza phân tử tinh bột được cắt thành nhiều đoạn ngắn gọi là sự dịch hoá tinh bột.
Sản phẩm của sự dịch hoá thường là các đường 3 cacbon gọi là Mantotrioza.
* β - amilaza chỉ có khả năng cắt đứt mối liên kết 1,4 glucozit ở cuối phân tử
tinh bột bởi thế còn gọi là exoamilaza. Sản phẩm của β - amilaza thường là đường
disaccarit matoza.
* Amilo 1,6 glucosidaza có khả năng cắt đứt mối liên kết 1,6 glucosit tại những
chỗ phân nhánh của amilopectin.

131
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

* Glucoamilaza phân giải tinh bột thành glucoza và các oligosaccarit. Enzym
này có khả năng phân cắt cả hai loại liên kết 1,4 và 1,6 glucozit.
Dưới tác động của 4 loại enzym trên, phân tử tinh bột được phân giải thành
đường glucoza.

β-
amilaza

Glucoamila
Amilo 2,6 za
glucosidaza
α-
amilaza

β- β-
Glucoamila
amilaza
za α- α- α- amilaza
amilaza amilaza amilaza

c. Vi sinh vật phân giải tinh bột


Trong đất có nhiều loại vi sinh vật có khả năng phân giải tinh bột. Một số vi
sinh vật có khả năng tiết ra môi trường đầy đủ các loại enzym trong hệ enzym amilaza.
Ví dụ như một số vi nấm bao gồm một số loài trong các chi Aspergillus, Fusarius,
Rhizopus ... Trong nhóm vi khuẩn có một số loài thuộc chi Bacillus, Cytophaga,
Pseudomonas ... Xạ khuẩn cũng có một số chi có khả năng phân huỷ tinh bột.
Đa số các vi sinh vật không có khả năng tiết đầy đủ hệ enzym amilaza phân huỷ
tinh bột. Chúng chỉ có thể tiết ra môi trường một hoặc một vài men trong hệ đó. Ví dụ
như các loài Aspergillus candidus, A.niger, A.oryzae, Bacillus subtilis, B.
mesenterices, Clostridium pasteurianum, C. butiricum ... chỉ có khả năng tiết ra môi
trường một loại enzym α - amilaza. Các loài Aspergillus oryzae, Clostridium
acetobutilicum ... chỉ tiết ra môi trường β - amiloza. Một số loài khác chỉ có khả năng
tiết ra môi trường enzym glucoamilaza. Các nhóm này cộng tác với nhau trong quá
trình phân huỷ tinh bột thành đường.
Trong sản xuất người ta thường sử dụng các nhóm vi sinh vật có khả năng phân
huỷ tinh bột. Ví dụ như các loại nấm mốc thường được dùng ở giai đoạn đầu của quá
trình làm rượu, tức là giai đoạn thuỷ phân tinh bột thành đường. Trong chế biến rác

132
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

thải hữu cơ người ta cũng sử dụng những chủng vi sinh vật có khả năng phân huỷ tinh
bột để phân huỷ tinh bột có trong thành phần rác hữu cơ.
3. Sự phân giải đường đơn
Ở phần trên chúng ta thấy kết quả của quá trình phân giải xenluloza và tinh bột
đều tạo thành đường đơn (đường 6 cacbon). Đường đơn tích luỹ lại trong đất sẽ được
tiếp tục phân giải các nhóm vi sinh vật phân giải đường. Có hai nhóm vi sinh vật phân
giải đường: nhóm háo khí và nhóm lên men.
A. Sự phân giải đường nhờ các quá trình lên men
Sản phẩm của sự phân giải đường nhờ các quá trình lên men là những chất hữu
cơ chưa được oxy hoá triệt để. Dựa vào các sản phẩm sinh ra người ta đặt tên cho các
quá trình đó:
1. Quá trình lên men etylic
Quá trình lên men etylic còn được gọi là quá trình lên men rượu. Sản phẩm của
quá trình là rượu etylic và CO2. Dưới tác dụng của một hệ thống enzym sinh ra bởi vi
sinh vật, glucoza được chuyển hoá theo con đường Embden - Mayerhof để tạo thành
pyruvat. Pyruvat dưới tác dụng của men piruvat decacboxylaza và tiamin pirophotphat
sẽ khử cacboxyl tạo thành axetaldehyt. Axetaldehyt sẽ bị khử thành rượu etylic. Đó
chính là cơ chế của quá trình lên men rượu, quá trình này ngoài tác dụng của hệ thống
enzym do vi sinh vật tiết ra còn đòi hỏi sự tham gia của photphat vô cơ.
2C6H12O6 + 2H3PO4 → 2CO2 + 2CH3CH2OH + 2H2O
+ fructoza 1,6 diphotphat
Đó là kiểu lên men rượu bình thưuờng. Khi có mặt của NaHCO3 hay Na2HPO4
quá trình lên men sẽ sinh ra một sản phẩm khác là Glyxerin đồng thời hạn chế sự sịn ra
rượu etylic.
Nhiều loài vi sinh vật có khả năng lên men rượu, trong đó mạnh nhất là có ý
nghĩa kinh tế nhất là nấm men Saccharomyces cerevisiae. Người ta thường ứng dụng
quá trình lên men rượu để sản xuất rượu, bia nước giải khát lên men. Khi sử dụng
nguồn tinh bột để chế tạo rượu thì người ta phải tiến hành 2 bước, bước 1 là quá trình
phân huỷ tinh bột thành đường thường dùng các loài nấm mốc phân huỷ tinh bột.
Bước 2 mới là quá trình lên men đường thành rượu thường sử dụng nấm men. Để rút
ngắn và đơn giản hoá quá trình, một số nhà nghiên cứu đang tiến hành ghép gen phân

133
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

huỷ tinh bột ở một loài nấm mốc có khả năng phân huỷ tinh bột vào Saccharomyces
serevisiae.
Quá trình lên men rượu còn được sử dụng trong công nghiệp làm bánh mỳ, CO2
sinh ra trong quá trình lên men có tác dụng làm nở bột mỳ. Các nấm men có khả năng
lên men rượu còn được dùng trong việc ủ men thức ăn. Thức ăn gia súc được ủ men có
hương vị thơm ngon kích thích tiêu hoá của gia súc.
2. Quá trình lên men Lactic
Quá trình phân giải glucoza thành axit lactic được gọi là quá trình lên men
lactic. Có 2 loại lên men lactic đồng hình và lên men lactic dị hình.
Ở sự lên men lactic đồng hình glucoza bị phân giải theo con đường Embden -
Mayerhof tạo thành axit pyruvic, axit pyruvic khử thành axit lactic.

2CH3COCOOH axit pyruvic

NAD.H

NAD+

C6H12O6 2CH3CHOHCOOH
Glucoza axit lactic

Quá trình lên men lactic đồng hình được thực hiện bởi nhóm vi khuẩn
Lactobacterium và Streptococcus.
Ở sự lên men lactic dị hình glucoza bị phân giải theo con đường
pentozophotphat. Sản phẩm của quá trình lên men ngoài axit lactic còn có
rượu etylic, axit axetic và glyxerin.
C6H12O6 → CH3CHOHCOOH + CH3COOH + CH3CH2OH
a. lactic a. axetic rượu etylic
+ CH2OHCHOHCH2OH + CO2 + Q
glyxerin
Vi khuẩn lactic thường đòi hỏi nhiều loại chất sinh trưởng, chúng khó có thể
phát triển trên môi trường tổng hợp mà chỉ có thể sống trên môi trường có các chất
134
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

hữu cơ như nước chiết nấm men, sữa, máu v.v... Chúng thường phân bố trên thực vật
hoặc xác thực vật, trong sữa, các sản phẩm của sữa, trong ruột người và động vật.
Quá trình lên men lactic được ứng dụng để chế tạo axit lactic, muối rau quả, chế
biến sữa chua v.v... Rau quả được muối, sữa biến thành sữa chua sau quá trình lên men
lactic đều có tác dụng tiêu hoá rất tốt. Việc ủ chua thức ăn gia súc cũng dựa trên sự lên
men lactic.
Trong quá trình muối dưa, áp suất thẩm thấu do muối tạo ra sẽ làm cho chất
dịch bên trong tế bào rau đi ra ngoài. Vi khuẩn lactic có sẵn trong không khí sử dụng
dịch tế bào đó để sống, lúc đầu cũng có cả những vi khuẩn hoại sinh khác, sau đó do
axit lactic sinh ra làm hạ pH, ức chế các vi khuẩn khác. Đến một pH nhất định vi
khuẩn lactic cũng bị ức chế, lúc đó sẽ xuất hiện váng dưa là một loại nấm men chịu pH
thấp. Nấm men này phân huỷ axit lactic thành CO2 và H2O làm cho dưa giảm độ chua,
các loại vi khuẩn hoại sinh do pH lên cao lại phát triển trở lại làm cho dưa bị khú.
Ngoài các quá trình lên men rượu, lên men lactic nói trên, trong thiên nhiên còn
có nhiều nhóm vi sinh vật tiến hành phân giải đường nhờ các quá trình lên men khác.
Ví dụ như sự lên men propionic, sản phẩm của quá trình là axit propionic, sự lên men
focmic, lên men butiric, lên men metan ... sản phẩm của quá trình là axit focmic, rượu
butiric, khí mêtan ... các nhóm vi khuẩn trên đều phân bố rộng rãi trong đất và tiến
hành phân giải đường đơn thành các sản phẩm khác nhau. Đó là sự phân giải đường
nhờ các quá trình lên men.
B. Sự phân giải đường nhờ các quá trình oxy hoá
Ngoài các quá trình lên men, trong thiên nhiên còn có các nhóm vi sinh vật có
khả năng phân giải đường bằng con đường oxy hoá.
Đó là các nhóm vi sinh vật háo khí có khả năng phân huỷ triệt để đường
glucoza thành CO2 và H2O qua chu trình Crebs (đọc giáo trình sinh hoá học). Sản
phẩm của các quá trình háo khí không phải là các chất hữu cơ như ở các quá trình lên
men mà là CO2 và H2O.
Như vậy nhờ các nhóm vi sinh vật khác nhau mà đường glucoza được sinh ra
trong sự phân giải xenluloza và tinh bột lại được phân giải tiếp tục. Các sản phẩm của
quá trình phân giải đường do lên men cũng được tiếp tục phân giải. Ví dụ như rượu
etylic là sản phẩm của quá trình lên men rượu sẽ được nhóm vi khuẩn axetic chuyển
hoá thành axit axetic, đó chính là cơ chế của quá trình sản xuất dấm ăn v.v...
Các hợp chất cacbon hữu cơ trong đất được các nhóm vi sinh vật khác nhau
phân huỷ cuối cùng thành CO2 và H2O. CO2 và H2O lại được nhóm vi khuẩn dinh
dưỡng quang năng và thực vật đồng hoá thành chất hữu cơ, khép kín vòng tuần hoàn
cacbon, nếu như không có sự hoạt động của các nhóm vi sinh vật trong đất thì vòng
tuần hoàn cacbon không thể khép kín, các chất hữu cơ không được phân huỷ và lúc đó
tai họa sinh thái sẽ xảy ra dẫn đến sự khủng hoảng sinh cầu, sự sống trên trái đất sẽ
không thể tiếp diễn.
3. Sự cố định CO2

135
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Là quá trình quang hợp của cây xanh và vi sinh vật tự dưỡng quang năng. Quá
trình này chuyển hoá CO2 thành chất hữu cơ - sản phẩm của quá trình quang hợp.
Tóm lại, các nhóm vi sinh vật tham gia trong quá trình chuyển hoá các hợp chất
cacbon đã góp phần khép kín vòng tuần hoàn vật chất, giữ mối cân bằng vật chất trong
thiên nhiên. Từ đó giữ được sự cân bằng sinh thái trong các môi trường tự nhiên. Sự
phân bố rộng rãi của các nhóm vi sinh vật chuyển hoá các hợp chất cacbon còn góp
phần làm sạch môi trường, khi môi trường bị ô nhiễm các hợp chất hữu cơ chứa
cacbon. Người ta sử dụng những nhóm vi sinh vật này trong việc xử lý chất thải có
chứa các hợp chất cacbon hữu cơ như xenluloza, tinh bột v.v...
4.2. KHẢ NĂNG CHUYỂN HOÁ CÁC HỢP CHẤT NITƠ TRONG MÔI
TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA VI SINH VẬT
4.2.1. Vòng tuần hoàn nitơ trong tự nhiên

136
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Hình 4.2.1. Nitrogen cycle Chu trình nitơ

137
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Nitrogen cycle chu trình nitơ sự tuần hoàn của nitơ giữa các sinh vật và môi
trường. Nitơ dạng khí trong khí quyển chỉ được sử dụng trực tiếp bởi một số vi sinh
vật (clostridium) và một số tảo lam (nostoc). Chúng biến đổi nitơ thành dạng amon,
nitrit và nitrat, những chất này sau đó được giải phóng vào đất bởi các quá trình bài tiết
và phân giải. Có một cách khác để niư tơ khí quyền được cố định là nhờ các tia lửa
điện của sấm sét. Phần lớn thực vật chỉ có thể sử dụng nitơ dưới dạng nitrat, trừ một số
thực vật cộng sinh với vi khuẩn nốt sần Rhizobium hoặc các sinh vật khác tạo nốt sẵn
của rễ. Khi thực vật và động vật chất thì nitơ hữu cơ trong chúng biến đổi trở lại thành
dạng nitrat trong quá trình gọi là nitrat hoá. Một phần nitrat này được thực vật hấp thụ,
còn một phần bị mất do quá trình khử nitrit và quá tình rửa trôi. Sự tăng cường sử
dụng phân bón trong nông nghiệp (nitrat amon) hiện nay trở thành một nhân tố quan
trọng trong chu trình nitơ .x.nitrogen fixation.
4.2.2. Vai trò của vi sinh vật trong vòng tuần hoàn Nitơ
Trong các môi trường tự nhiên, nitơ tồn tại ở các dạng khác nhau, từ nitơ phân
tử ở dạng khí cho đến các hợp chất hữu cơ phức tạp có trong cơ thể động, thực vật và
con người. Trong cơ thể sinh vật, nitơ tồn tại chủ yếu dưới dạng các hợp chất đạm hữu
cơ như protein, axit amin. Khi cơ thể sinh vật chết đi, lượng nitơ hữu cơ này tồn tại ở
trong đất. Dưới tác dụng của các nhóm vi sinh vật hoại sinh, protein được phân giải
thành các axit amin. Các axit amin lại được một nhóm vi sinh vật phân giải thành NH3
hoặc NH4+ gọi là nhóm vi khuẩn amôn hoá. Quá trình này còn gọi là sự khoáng hoá
chất hữu cơ vì qua đó nitơ hữu cơ được chuyển thành dạng nitơ khoáng. Dạng NH4+ sẽ
được chuyển hoá thành dạng NO3- nhờ nhóm vi khuẩn nitrat hoá. Các hợp chất nitrat
lại được chuyển hoá thành dạng nitơ phân tử, quá trình này gọi là sự phản nitrat hoá
được thực hiện bởi nhóm vi khuẩn phản nitrat. Khí nitơ sẽ được cố định lại trong tế
bào vi khuẩn và tế bào thực vật sau đó chuyển hoá thành dạng nitơ hữu cơ nhờ nhóm
vi khuẩn cố định nitơ. Như vậy, vòng tuần hoàn nitơ được khép kín. Trong hầu hết các
khâu chuyển hoá của vòng tuần hoàn đều có sự tham gia của các nhóm vi sinh vật
khác nhau. Nếu sự hoạt động của một nhóm nào đó ngừng lại, toàn bộ sự chuyển hoá
của vòng tuần hoàn cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

138
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Chất hữu cơ trong đất


Vi sinh vật

N2 → Thực vật → Động vật → NH3; NH4+

NO3-

Hình 4.2.2
4.2.3. Quá trình amôn hoá
Trong thiên nhiên tồn tại nhiều dạng hợp chất nitơ hữu cơ như protein, axit
amin, axit nucleic, urê ... Các hợp chất này đi vào đất từ nguồn xác động, thực vật, các
loại phân chuồng, phân xanh, rác rưởi. Thực vật không thể đồng hoá được dạng nitơ
hữu cơ phức tạp như trên, nó chỉ có thể sử dụng được sau quá trình amôn hoá. Qua quá
trình amôn hoá, các dạng nitơ hữu cơ được chuyển hoá thành dạng NH4+ hoặc NH3.
4.2.3.1. Sự amôn hoá urê
Urê có trong thành phần nước tiểu của người và động vật, chiếm khoảng 2,2%
nước tiểu. Urê chứa tới 46,6% nitơ, vì thế nó là một nguồn dinh dưỡng đạm tốt với cây
trồng. Tuy nhiên, thực vật không thể đồng hoá trực tiếp Urê mà phải qua quá trình
amôn hoá. Quá trình amiin hoá Urê chia ra làm 2 giai đoạn, giai đoạn đầu dưới tác
dụng của enzym ureaza tiết ra bởi các vi sinh vật Urê sẽ bị thuỷ phân tạo thành muối
cacbonat amoni, giai đoạn 2 cacbonat amoni chuyển hoá thành NH3, CO2 và H2O:
CO(NH2)2 + 2H2O → (NH4)2CO3
Urê
(NH4)2CO3 → 2NH3 + CO2 + H2O
Cacbonat amoni
Trong nước tiểu còn có axit uric, tồn tại trong đất một thời gian axit uric sẽ bị
phân giải thành urê và axit tactronic. Sau đó urê sẽ tiếp tục bị phân giải thành NH3.

139
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

NH CO

CO C NH
O + 4H2O → CO(NH2)2 + HOOC - CHOH - COOH
NH C NH
Axit uric urê axit tactronic
Nhóm vi sinh vật phân giải Urê và axit uric còn có khả năng amôn hoá
cyanamid canxi là một loại phân bón hoá học. Chất này sau khi đi vào đất cũng bị
chuyển hoá thành Urê rồi sau đó qua quá trình amôn hoá được chuyển thành NH3:
CN - Nca + 2H2O → CN - NH2 + Ca(OH)2
CN - NH2 + H2O → CO(NH2)2
Nhiều loài vi khuẩn có khả năng amôn hoá Urê, chúng đều tiết ra enzym
ureaza. Trong đó có một số loài có hoạt tính phân giải cao như Planosarcina ureae,
Micrococcus ureae, Bacillus amylovorum, Proteus vulgaris ...
Một số loài vi khuẩn có khả năng amôn hoá Urê. Đa số vi sinh vật phân giải
Urê thuộc nhóm háo khí hoặc kỵ khí không bắt buộc, chúng ưa pH trung tính hoặc hơi
kiềm. Bởi vậy khi sử dụng Urê làm phân bón người ta thường kết hợp với bón vôi
hoặc tro, đồng thời xới xáo làm thoáng đất.
4.2.3.2. Sự amôn hoá protein
Khác với lên men, cơ chất của quá trình thối rữa là protein. Protein là một trong
những thành phần quan trọng của xác động vật, thực vật và vi sinh vật. Protein thường
chứa khoảng 15,0 - 17,6% nitơ (tính theo chất khô). Nếu như tổng lượng cacbon trong
cơ thể các sinh vật sống trên mặt đất là vào khoảng 700 tỉ tấn thì tổng lượng nitơ ít ra
cũng tới 10 - 25 tỉ tấn. Trong lớp đất sâu 30 cm bao quanh Trái Đất người ta còn thấy
thường xuyên có khoảng 3 - 7,5 tỉ tấn nitơ mà phần lớn là tồn tại trong các hợp chất
hữu cơ chứa nitơ. Sự phân giải các hợp chất hữu cơ chứa nitơ có ý nghĩa rất lớn đối
với nông nghiệp và đối với vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Người ta còn gọi là
quá trình phân giải này là quá trình amôn hoá.
Muốn phân giải protein, cũng giống như đối với các hợp chất cao phân tử khác,
đầu tiên vi sinh vật phải tiết ra các enzym phân giải protein ngoại bào và làm chuyển
hoá protein thành các hợp chất có phân tử nhỏ hơn (các polipeptit và các oligopeptit).
140
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Các chất này hoặc tiếp xúc được phân huỷ thành axit amin nhờ các peptidaza ngoại
bào, hoặc được xâm nhập ngay vào tế bào vi sinh vật sau đó mới chuyển hoá thành
axit amin. Một phần các axit amin này được vi sinh vật sử dụng trong quá trình tổng
hợp protein của chúng, một phần khác được tiếp tục phân giải theo những con đường
khác nhau để sinh NH3, CO2 và nhiều sản phẩm trung gian khác.
Những vi sinh vật không có khả năng sinh ra các enzym phân giải protein ngoại
bào rõ ràng là không có khả năng đồng hoá được các loại protein thiên nhiên. Chúng
chỉ có thể sử dụng được các sản phẩm thuỷ phân của protein (polipeptit, oligopeptit,
axit amin)

Enzim phân giải peptidaza


Protein Polipeptit Axit amin
protein ngoại bào
Oligopeptit

Các axit amin nội bào

Khử amin và phân giải Khử amin Chuyển amin vàTrực tiếp sử dụng
mạch cacbon trong quá trình
phân giải cacbon
sinh tổng hợp protein
+ Một số axit amin bị deamin hoá bởi VSV nhờ enzym deaminaza, 1 số phản
ứng, một trong những sản phẩm cuối cùng là amôn, ví dụ:

Ala-deaminoza
Alamin + O2 Pipreva + NH3
Đối với các axit amin có vòng như Triptophan, khi phân giải sẽ tạo thành các hợp chất
có mùi thối như Indo vàScaton. Khi phân giải các axit amin chứa S như Metionin, Xistin, vi
sinh vật giải phóng ra H2S, chất này độc đối với cây trồng. Một số hợp chất amin sinh ra trong
quá trình amôn hoá có tác dụng độc đối với người và động vật. Ví dụ như histamin, acmatin
... đó chính là nguyên nhân bị nhiễm độc khi ăn thịt cá thiu thối hoặc thịt hộp để quá lâu (ô
nhiễm thực phẩm).
Tỷ lệ C : N trong đất rất quan trọng đối với nhóm vi sinh vật phân huỷ protein. Nếu
như tỷ lệ này quá cao, trong đất quá ít đạm vi sinh vật sẽ tranh chấp thức ăn đạm đối với cây
trồng, chúng phân huỷ được bao nhiêu là hấp thụ hết vào tế bào.
Nếu tỷ lệ C : N quá thấp, đạm dư thừa, quá trình phaâ huỷ sẽ chậm lại, cây trồng không
có đạm khoáng mà hấp thụ. Nhiều công trình nghiên cứu đã rút ra tỷ lệ C:N bằng 20 là thích
hợp nhất cho quá trình amôn hoá protein, có lợi nhất đối với cây trồng.
Nhiều vi sinh vật có khả năng amôn hoá protein. Trong nhóm vi khuẩn có Bacillus
mycoides, Bacillus mesentericus, B. subtilis, Pseudomonas fluorescens, Clostridium
sporogenes ... Xạ khuẩn có Streptomyces rimosus, Stretomyces griseus ... Vi nấm có
Aspergillus oryzae, A. flavour, A. niger, Penicilium camemberti v.v....
141
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Ngoài protein và ure, nhiều loài vi sinh vật có khả naăg amôn hoá kitin là một hợp
chất cacbon chứa gốc amin. Kitin là thành phần của vỏ nhiều loại côn trùng, giáp xác. Hàng
năm kitin được tích luỹ lại trong đất với một lượng không nhỏ. Nhóm vi sinh vật phân huỷ
kitin có khả năng tiết enzym kitinaza và kitobiaza phân huỷ phân tử kitin thành các gốc đơn
phân tử, sau đó gốc amin được amôn hoá tạo thành NH3.

Hình 4.2.3 Nhóm vi khuẩn amôn hoá prôtit

142
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Bảng 4.1: Vi sinh vật gây thối


Kiểu gây thối
Nhóm vi sinh vật Dạng phân huỷ
Kị khí (Yếm khí) Hiếu khí
Nhóm các vi sinh Phân huỷ protein Bacillus putrificus Bacillus
vật có enzym đơn Bacillus histolytics pyocyaneum
Bacillus coligenes Bacillus
mensentericus
Phân huỷ peptit Bacillus
Ventriculosus
Bacillus orbiculus
Phân huỷ axit amin Bacillus faccalis
Algaligenes
Proteus zenkirii
Nhóm vi sinh vật Phân huỷ protein B. perfrigenes Streptococus
có enzym hỗn hợp B. sporogenes Straphylococcus
Proteus vulgaris
Phân huỷ peptit B. bifidus
B. acidophilus
B. butyricus
Phân huỷ axit amin B. lactic aerogen
B. aminophilus
B. coligenes
4.2.4. Quá trình nitrat hoá
Sau quá trình amôn hoá, NH3 được hình thành một phần được cây trồng hấp
thụ, một phần phản ứng với các anion trong đất tạo thành các muối amôn. Một phần
các muối amôn cũng được cây trồng và vi sinh vật hấp thụ. Phần còn lại được oxy hoá
thành dạng nitrat gọi là quá trình nitrat hoá. Trước kia người ta cho rằng quá trình
nitrat hoá là một quá trình hoá học thuần tuý. Sau này người ta mới tìm ra bản chất vi
sinh vật học của nó. Nhóm vi sinh vật tiến hành quá trình này gọi chung là nhóm vi
khuẩn nitrat hoá bao gồm hai nhóm tiến hành 2 giai đoạn của quá trình. Giai đoạn oxy

143
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

hoá NH4+ thành NO2- gọi là giai đoạn nitrat hoá, giai đoạn oxy hoá NO2- thành NO3-
gọi là giai đoạn nitrat hoá.
4.2.4.1. Giai đoạn nitrit hoá
Quá trình oxy hoá NH4+ tạo thành NO2+ được tiến hành bởi nhóm vi khuẩn
nitrit hoá. Chúng thuộc nhóm vi sinh vật tự dưỡng hoá năng có khả năng oxy hoá
NH4+ bằng oxy không khí và tạo ra năng lượng:
NH4+ + 3/2 O2 → NO2+ + H2O + 2H + Năng lượng
Năng lượng này dùng để đồng hoá CO2 → Cacbon hữu cơ
Enzym xúc tác cho quá trình này là các enzym của quá trình hô hấp háo khí.
Nhóm vi khuẩn nitrit hoá bao gồm 4 chi khác nhau: Nitrozomonas, Nitrozocystis,
Nitrozolobus và Nitrosospira chúng đều thuộc loại tự dưỡng bắt buộc, không có khả
năng sống trên môi trường thạch. Bởi vậy phân lập chúng rất khó, phải dùng silicagen
thay cho thạch.
4.2.4.2. Giai đoạn nitrat hóa
Quá trình oxy hoá NO2- thành NO3- được thực hiện bởi nhóm vi khuẩn nitrat.
Chúng cũng là những vi sinh vật tự dưỡng hoá năng có khả năng oxy hoá NO2- tạo
thành năng lượng. Năng lượng này được dùng để đồng hoá CO2 tạo thành đường.
NO2- + 1/2 O2 → NO3- + Năng lượng
Nhóm vi khuẩn tiến hành oxy hoá NO2- thành NO3- bao gồm 3 chi khác nhau;
Niitrobacter, Nitrospira và Nitrococcus.
Ngoài nhóm vi khuẩn tự dưỡng hoá năng nói trên, trong đất còn có một số loài
vi sinh vật dị dưỡng cũng tiến hành quá trình nitrat hoá. Đó là các loài vi khuẩn và xạ
khuẩn thuộc các chi Pseudomonas, Corynebacterium, Streptomyces ...
Quá trình nitrat hoá là một khâu quan trọng trong vòng tuần hoàn nitơ, nhưng
đối với nông nghiệp nó có nhiều điều bất lợi: Dạng đạm nitrat thường dễ bị rửa trôi
xuống các tầng sâu, dễ bị đi vào quá trình phản nitrat hoá tạo thành khí nitơ làm cho
đất mất đạm. Anion NO3- thường kết hợp với ion H+ trong đất tạo thành HNO3 làm
cho pH đất giảm xuống rất bất lợi đối với cây trồng. Hơn nữa, lượng NO3 dư thừa
trong đất được cây trồng hấp thu nhiều làm cho hàm lượng nitrat trong sản phẩm
lương thực, thực phẩm cao gây độc cho người. Bởi vậy ngày nay người ta thường hạn
chế việc bón phân đạm hoá học có gốc nitrat.

144
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

4.2.5. Quá trình phản nitrat hóa


Các hợp chất đạm dạng nitrat ở trong đất rất dễ bị khử biến thành nitơ phân tử.
Quá trình này gọi là quá trình phản nitrat hoá. Nó khác với quá trình oxy hoá nitrat tạo
thành NH4+ còn gọi là quá trình amôn hoá. Có thể phân biệt hai quá trình trên qua sơ
đồ sau:
Quá trình amôn hoá nitrat do một số vi khuẩn dị dưỡng tiến hành trong điều
kiện hiếu khí có chức năng cung cấp NH4+ cho tế bào vi khuẩn để tổng hợp axit amin.
Amôn hoá Nitrat
NH2OH NH3
Hydroxylamin
NO3 → NO2 → NO
N2O N2
Peroxyt Nitơ
Phản nitrat hoá
Phản ứng khử NO3 → N2 chỉ xảy ra trong điều kiện kỵ khí. NO3- là chất nhận
điện tử cuối cùng trong chuỗi hô hấp kỵ khí, năng lượng tạo ra được dùng để tổng hợp
nên ATP.
Nhóm vi sinh vật thực hiện quá trình phản nitrat hoá phân bố rộng rãi trong đất.
Thuộc nhóm tự dưỡng hoá năng có Thibacillus denitrificans, Hydrogenomonas agilis
... Thuộc nhóm dị dưỡng có Pseudomonas denitrificant, Micrococcus denitrificanas ...
sống trong điều kiện kỵ khí (ngập nước).
Đối với nông nghiệp quá trình phản nitrat hoá là một quá trình bất lợi vì nó là
cho đất mất đạm. Quá trình này xảy ra mạnh trong điều kiện kỵ khí. Oxy có tác dụng
ức chế các enzym xúc tác cho quá trình khử nitrat, đó là các enzym nitrat reductaza và
nitrit reductaza. Ở các ruộng lúa nước người ta thường làm cỏ xục bùn để hạn chế quá
trình này, đồng thời bón đạm amôn chứ không bón đạm nitrat.
Trong các môi trường tự nhiên ngoài quá trình phản nitrat sinh học nói trên còn
có quá trình phản nitrat hoá học thường xảy ra ở pH < 5,5. Các quá trình này không có
sự tham gia của vi sinh vật:

NH4Cl + HNO2 → N2 + HCl + H2O


145
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

R - NH2 + HNO2 → N2 + R - OH + H2O


R - CH(NH2)COOH + HNO2 → R - CHOHCOOH + N2 + H2O
R - CO - NH2 + HNO2 → R - COOH + N2 + H2O
4.2.6. Quá trình cố định Nitơ phân tử
Khí nitơ chiếm khoảng 76% bầu không khí bao quanh chúng ta, trên mỗi hecta
đất trọng lượng của nó nặng tới 80.000 tấn. Khí nitơ thường xuyên được hình thành và
bổ sung vào không khí do quá trình phản nitrat hoá. Con người, động vật, thực vật đều
cần đạm, song sống giữa bầu không khí mênh mông đạm như vậy tuyệt đại đa số sinh
vật đều không sử dụng trực tiếp khí nitơ. Chỉ có nhóm sinh vật cố định nitơ là có khả
năng này. Hàng năm nhu cầu của cây trồng trên toàn thế giới đối với nitơ là hàng trăm
triệu tấn. Tuy nhiên, phân bón hoá học chỉ đáp ứng được khoảng 30%. Lượng còn lại
là do quá trình cố định nitơ phân tử cung cấp.
4.2.6.1. Cơ chế của quá trình cố định nitơ phân tử
Nitơ phân tử được cấu tạo từ 2 nguyên tử nitơ nối với nhau bằng 3 dây nối N ≡
N. Để phá vỡ được 3 dây nối này bằng phương pháp hoá học cần phải tiến hành ở
nhiệt độ và áp suất rất cao. Ví dụ như muốn tạo thành xianamit canxi là một loại phân
đạm hoá học người ta phải tiến hành phản ứng giữa nitơ phân tử và cacbit canxi ở
nhiệt độ 1000 - 11000C.
0
CaC2 + N2 1000 C CaCN2 + C
Nếu muốn liên kết nitơ với hydro để tạo thành amoniac thì phản ứng phải được
tiến hành ở nhiệt độ 6000C và áp suất 1000at với những chất xúc tác đắt tiền. Trong
khi đó nhóm vi khuẩn cố định nitơ có thể biến khí nitơ thành hợp chất đạm ở các điều
kiện bình thường về nhiệt độ và áp suất. Vậy cơ chế cố định của nó là như thế nào? Đó
là điều các nhà khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực này hết sức quan tâm. Từ trước tới
nay có rất nhiều giả thiết về cơ chế của quá trình cố định đạm sinh học.
Đa số nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng: Quá trình cố định nitơ sinh học
là một quá trình khử N2 thành NH3 dưới tác dụng của men nitrogenaza sinh ra bởi vi
sinh vật.

Nitrogenaza
146
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

N2 + 6e + 12ATP + 12 H2O → 2NH4+ + 12 ADP + 12P + 4 H+


Nitrogenaza đã được chiết xuất ra từ Azotobacter vinelandii - 1loài vi khuẩn cố
định nitơ sống tự do trong đất. Nitrogenaza bao gồm hai thành phần khác nhau, 1
thành phần gồm protein và Fe, 1 thành phần gồm protein, Fe, Mo. Electron của các
chất khử sẽ đi vào thành phần thứ 1 của nitrogenza (phần có chứa protein và sắt) sau
đó được chuyển sang thành phần thứ 2, qua đó electron được hoạt hoá có thể phản ứng
với N2. N2 cũng đi qua 2 thành phần của nitrogeneza và được hoạt hoá. Hydro được
hoạt hoá nhờ các enzymcủa hệ thống hydrogenaza. Năng lượng dùng trong quá trình
này là ATP của tế bào. Cuối cùng NH3 được hình thành. Có thể tóm tắt trong sơ đồ
sau:
N2
Feredoxin dạng
oxy hoá ADP

Electron ATP
Feredoxin ATP
dạng khử NH3

Enzym nitrogenaza ngoài tác dụng khử N2 thành NH3 còn có khả năng xúc tác
cho việc khử một số chất khác. Ví dụ như nó có thể khử axetylen thành etylen. Phản
ứng khử axetylen ngày nay được dùng để xác định hoạt tính nitrogenaza.
Azotobater là loại vi khuẩn hiếu khí, song quá trình cố định nitơ lại là một quá
trình khử ở điều kiện không có oxy. Hai điều kiện trái ngược nhau được thoả mãn dối
với một tế bào là do Azotobacter có nhiều màng lipoporotein. Bên ngoài màng là
những men hô hấp hoạt động, sử dụng oxy để hình thành ATP và làm cho oxy không
thấm vào phía trong màng, nơi đó có nitrogenaza tiến hành cố định nitơ ở điều kiện kỵ
khí.
NH3 được hình thành đến một mức độ nào đó sẽ kìm hãm sự hoạt động của
nitrogenaza, nó chính là yếu tố điều hoà hoạt tính của enzym.
Ở vi khuẩn cố định nitơ sống cộng sinh với cây bộ đậu, cơ chế cố định nitơ có
phần nào phức tạp hơn vì nó có liên quan đến thực vật. Vai trò của thực vật ở đây
chính là sự hình thành Leghemoglobin, chất này đóng vai trò chuỗi chuyển điện tử từ
quá trình quang hợp của cây vào nitrogenaza của vi khuẩn. Enzym nitrogenaza của vi

147
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

khuẩn nốt sần sống cộng sinh với cây đậu cũng có cấu trúc giống như nitrogenaza của
vi khuẩn cố định nitơ sống tự do trong đất.
Mối quan hệ giữa thực vật và vi khuẩn trong quá trình cố định nitơ cộng sinh có
thể biểu diễn bởi sơ đồ sau:
N2

e e ATP
Quá trình Nitrogenaza Quá trình sinh năng
quang hợp của cây Leghemoglobin
của vi khuẩn lượng của vi khuẩn

NH3

Tuy nhiên gần đây có một số tác giả cho rằng, quá trình cố định nitơ phân tử
xảy ra ở tế bào thực vật chứ không xảy ra ở tế bào vi khuẩn. Những tác giả này dựa
vào kết quả thí nghiệm dùng nguyên tố phóng xạ N15 thấy nó xuất hiện chủ yếu ở
màng tế bào thực vật trong khi xuất hiện rất ít ở tế bào vi khuẩn.
4.2.6.2. Vi sinh vật cố định nitơ
Nhiều loài vi sinh vật có khả năng cố định nitơ phân tử. Chúng bao gồm 3
nhóm chính: Nhóm vi khuẩn cố định nitơ cộng sinh, nhóm vi khuẩn cố định nitơ sống
tự do và nhóm vi tảo cố định nitơ. Ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu kỹ 2 nhóm đầu.
1. Vi khuẩn cố định nitơ cộng sinh với cây bộ đậu
+ Đặc điểm chung
Vi khuẩn cố dịnh nitơ cộng sinh với cây bộ đậu còn gọi là vi khuẩn nốt sần.
Chúng hình thành những nốt sần ở rễ cây, đôi khi ở cả thân cây phần gần với đất và cư
trú trong đó. Tại nốt sần, vi khuẩn tiến hành quá trình cố định nitơ, sản phẩm cố định
được một phần sử dụng cho vi khuẩn và một phần sử dụng cho cây. Những sản phẩm
quang hợp của cây cũng một phần được cung cấp cho vi khuẩn. Chính vì thế mà quan
hệ giữa vi khuẩn và cây là quan hệ cộng sinh hai bên cùng có lợi.
Từ năm 1886 Hellrigel và Wilfarth đã phát hiện ra khả năng cố định nitơ của
cây đậu Hoà Lan bằng thí nghiệm trồng trên cát cây kiều mạch và cây đậu Hoà Lan.
Sau khi kết thúc thí nghiệm người ta tiến hành định lượng đạm tổng số ở 2 chậu cát và
nhận thấy: chậu cát trồng cây đậu Hoà Lan có hàm lượng nitơ tăng lên so với ban đầu
còn chậu cát trồng kiều mạch thì lượng nitơ giảm đi. Nghiên cứu sâu hơn nữa người ta
thấy lượng đạm chỉ tăng lên khi đất trồng cây đậu không khử trùng và nốt sần được
hình thành trên rễ cây đậu. Từ đó người ta đã kết luận rằng: cây đậu Hoà Lan khi cộng
sinh với một loài vi khuẩn sống trong nốt sần thì sẽ có khả năng cố dịnh nitơ không
khí. Đến năm 1888 Beijerinck đã phân lập được vi khuẩn nốt sần, năm 1889 vi khuẩn
nốt sần được đặt tên là Rhizobium. Lúc đầu người ta dựa vào cây đậu mà vi khuẩn

148
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

cộng sinh để đặt tên loài cho chúng. Ví dụ như loài Rhizobium leguminosarum cộng
sinh với cây đậu Hoà Lan, loài Rhizobium trifolii cộng sinh với cây cỏ ba lá. Gần đây
người ta chia vi khuẩn nốt sần thành hai nhóm, nhóm sinh trưởng nhanh và nhóm sinh
trưởng chậm dựa vào thời gian xuất hiện khuẩn lạc trên môi trường nuôi cấy. Nhóm
sinh trưởng nhanh khuẩn lạc xuất hiện sau 3 - 5 ngày, có đường kính 2 - 4mm thuộc
chi Rhizobium. Nhóm sinh trưởng chậm khuẩn lạc xuất hiện sau 5 - 7 ngày nuôi cấy,
có đường kính không quá 1mm thuộc chi Bradirhizobium.
Trong quá trình phát triển vi khuẩn nốt sần thường có sự thay đổi hình thái. Lúc
còn non, đa số các loài có hình que, có khả năng di động bằng đơn mao, chùm mao
hoặc chu mao tuỳ từng loài. Sau đó trở thành dạng giả khuẩn để có hình que phân
nhánh, mất khả năng di động. Ở dạng này, vi khuẩn nốt sần có khả năng cố định nitơ.
Khi già dạng hình que phân nhánh phân cắt tạo thành dạng hình cầu nhỏ.
Vi khuẩn nốt sần thuộc loại háo khí, ưa pH trung tính hoặc hơi kiềm, thích hợp
với nhiệt độ 28 - 300C, độ ẩm 60 - 80%. Chúng có khả năng đồng hoá các nguồn
cacbon khác nhau như các loại đường đơn, đường kép, axit hữu cơ, glyxerin v.v... Đối
với nguồn nitơ, khi cộng sinh với cây đậu, vi khuẩn nốt sần có khả năng sử dụng nitơ
không khí. Khi sống tiềm sinh trong đất hoặc được nuôi cấy trên môi trường, chúng
mất khả năng cố định nitơ. Lúc đó chúng đồng hoá các nguồn nitơ sẵn có, nhất là các
nguồn amôn và nitrat. Chúng có thể đồng hoá tốt các loại axit amin, một số có thể
đồng hoá peptôn. Ngoài nguồn dinh dưỡng cacbon và nitơ, vi khuẩn nốt sần còn cần
các loại chất khoáng, trong đó quan trọng nhất là photpho. Khi nuôi vi khuẩn nốt sần ở
môi trường có sẵn nguồn đạm lâu ngày, chúng sẽ mất khả năng xâm nhiễm và hình
thành nốt sần. Đó là điều cần chú ý trong việc giữ giống vi khuẩn nốt sần.
+ Sự hình thành nốt sần và quan hệ cộng sinh của vi khuẩn nốt sần với cây bộ
đậu.
Quan hệ cộng sinh giữa vi khuẩn nốt sần và cây đậu tạo thành một thể sinh lý
hoàn chỉnh. Chỉ trong quan hệ cộng sinh này, chúng mới có khả năng sử dụng nitơ của
không khí. Khi tách ra, cả cây đậu và vi khuẩn đều không thể sử dụng nitơ tự do,
không phải tất cả các cây thuộc bộ đậu đều có khả năng cộng sinh với vi khuẩn nốt sần
mà chỉ khoảng 9% trong chúng.
Khả năng hình thành nốt sần ở cây đậu không những phụ thuộc vào vi khuẩn có
trong đất mà còn phụ thuộc vào các điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Về độ ẩm, đa số
cây đậu có thể hình thành nốt sần trong phạm vi độ ẩm từ 40 - 80%, trong đó độ ẩm tối
thích là 60 - 70%. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ, ví dụ như cây điền
thanh có thể hình thành nốt sần trong điều kiện đất ngập nước.
Độ thoáng khí của đất cũng ảnh hưởng đến sự hình thành và chất lượng nốt sần.
Thường nốt sần chỉ hình thành ở phần rễ nông, phần rễ sâu rất ít nốt sần. Nguyên nhân
là do tính háo khí của vi khuẩn nốt sần, thiếu Oxy sẽ làm giảm cường độ trao đổi năng
lượng và khả năng xâm nhập vào rễ cây. Đối với cây, thiếu Oxy cũng làm giảm sự
hình thành sắc tố Leghemoglobin. Những nốt sần hữu hiệu có màu hồng chính là màu
của sắc tố này.

149
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Nhiệt độ thích hợp nhất với hoạt động của vi khuẩn nốt sần là 240C, dưới 100C
nốt sần vẫn có thể hình thành nhưng hiệu quả cố định nitơ giảm. Ở nhiệt độ 360C cây
đậu phát triển tốt nhưng cường độ cố định nitơ lại kém.
pH môi trường cũng ảnh hưởng đến sự hình thành và chất lượng nốt sần. Có
loại chỉ hình thành nốt sần ở pH từ 6,8 đến 7,4 có loại có khả năng hình thành nốt sần
ở pH rộng hơn từ 4,6 đến 7,5.
Tính đặc hiệu là một đặc điểm quan trọng trong quan hệ cộng sinh giữa vi
khuẩn nốt sần và cây đậu. Một loài vi khuẩn nốt sần chỉ có khả năng cộng sinh với một
hoặc vài loài đậu. Cũng có một số loài vi khuẩn có khả năng hình thành nốt sần ở cây
đậu không đặc hiệu với nó nhưng số lượng nốt sần ít và khả năng cố định nitơ kém.
Tuy nhiên đặc tính này giúp cho vi khuẩn nốt sần có thể tồn tại ở những nơi không có
cây đậu đặc hiệu đối với nó. Tính đặc hiệu giữa vi khuẩn và cây đậu được quyết định
bởi hệ gen của chúng. Bởi vậy người ta có thể cải biến tính đặc hiệu bằng các tác nhân
đột biến hoặc có thể dùng kỹ nghệ di truyền để cải biến hệ gen quy định đặc hiệu cộng
sinh.
Quá trình hình thành nốt sần được bắt đầu từ sự xâm nhập của vi khuẩn vào rễ
cây. Vi khuẩn thường xâm nhập vào rễ cây qua các lông hút hoặc vết thương ở vỏ rễ.
Cây đậu thường tiết ra những chất kích thích sinh trưởng của vi khuẩn nốt sần tương
ứng, đó là các hợp chất gluxit, các axit amin v.v... Muốn xâm nhiễm tốt, mật độ của vi
khuẩn trong vùng rễ phải đạt tới 104 tế bào trong 1 gram đất. Nếu xử lý với hạt đậu thì
mỗi hạt đậu loại nhỏ cần 500 - 1000 tế bào vi khuẩn, hạt đậu loại to cần khoảng 70.000
tế bào.
Khi mật độ vi khuẩn phát triển tới một mức độ nhất định nó sẽ kích thích cây
đậu tiết ra enzym poligalactorunaza có tác dụng phân giải thành lông hút để vi khuẩn
qua đó xâm nhập vào. Đường vi khuẩn xâm nhập được tạo thành do tốc độ phát triển
của vi khuẩn (sinh trưởng đến đâu, xâm nhập đến đấy) hình thành một "dây xâm nhập"
được bao quanh bởi một lớp nhày do các chất của vi khuẩn tiết ra trong quá trình phát
triển. Ở giai đoạn này phản ứng của cây đối với vi khuẩn tương tư như đối với vật ký
sinh, bởi vậy tốc độ tiến sâu vào nhu mô của dây xâm nhập rất chậm do phản ứng của
cây - chỉ khoảng 5 - 8 µm/h. Không phải tất cả các dây xâm nhập đều tiến tới nhu mô
rễ mà chỉ một số trong chúng. Chính vì thế để hình thành nốt sần cần mật độ vi khuẩn
lớn.
Khi tới lớp nhu mô, vi khuẩn kích thích tế bào nhu mô phát triển thành vùng mô
phân sinh. Từ vùng mô phân sinh tế bào phân chia rất mạnh và hình thành 3 loại tế bào
chuyên hoá: Vỏ nốt sần là lớp tế bào nằm dưới lớp vỏ rễ bao bọc quanh nốt sần; Mô
chứa vi khuẩn gồm những tế bào bị nhiễm vi khuẩn nằm xen kẽ với các tế bào không
nhiễm vi khuẩn. Những tế bào chứa vi khuẩn có kích thước lớn hơn tế bào không chứa
vi khuẩn tới 8 lần, có những mô chứa vi khuẩn toàn bộ các tế bào đều bị nhiễm vi
khuẩn. Loại tế bào chuyên hoá thứ 3 là các mạch dẫn từ hệ rễ vào nốt sần. Đây chính
là con đường dẫn truyền các sản phẩm của quá trình cố định nitơ cho cây và các sản
phẩm quang hợp của cây cho nốt sần.
Tại các tế bào chứa vi khuẩn, vi khuẩn nốt sần xâm nhập vào tế bào chất tại đấy
chúng phân cắt rất nhanh. Từ dạng hình que sẽ chuyển sang dạng hình que phân nhánh
150
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

gọi là dạng giả khuẩn thể. Chính ở dạng giả khuẩn thể nàym vi khuẩn bắt đầu tiến
hành quá trình cố định nitơ. Thời kỳ cây ra hoa là thời kỳ nốt sần hình thành nhiều
nhất và có hiệu quả cố định nitơ mạnh nhất. Hiệu quả cố định nitơ thường thể hiện ở
những nốt sần có kích thước lớn và có màu hồng của Leghemoglobin. Ở những cây
đậu có đời sống ngắn từ 1 năm trở xuống, đến giai đoạn cuối cùng của thời kỳ phát
triển, màu hồng của sắc tố Leghemoglobin chuyển thành màu lục. Lúc đó kết thúc quá
trình cố định nitơ, dạng giả khuẩn thể phân cắt thành những tế bào hình cầu. Khi cây
đậu chết, vi khuẩn nốt sần sống tiềm sinh trong đất chờ đến vụ đậu năm sau. Tuy
nhiên, có một vài cây họ đậu như cây điền thanh hạt tròn không thấy xuất hiện dạng
giả khuẩn.
Ở những cây đậu 1 năm và những cây đậu lâu năm (thân gỗ) cũng có sự khác
nhau về tính chất nốt sần. Ở caâ lạc, cây đậu tương, nốt sần hữu hiệu (có khả năng cố
định nitơ) thường có màu hồng, kích thước lớn, thường nằm trên rễ chính trong khi nốt
sần vô hiệu có màu lục, kích thước nhỏ, thường nằm trên rễ phụ. Tuy nhiên ở một số
cây đậu lâu năm lại không theo quy luật đó. Ví dụ như cây keo tai tượng dùng để trồng
rừng, nốt sần hữu hiệu có cả ở rễ phụ và không có màu hồng.
- Ứng dụng của vi khuẩn nốt sần
Từ lâu người ta đã biết sử dụng vi khuẩn nốt sần để sản xuất chế phẩm. Nitragin
bón cho cây đậu. Nitragin là một loại phân vi sinh vật có hiệu quả khá rõ rệt so với các
loại phân vi sinh vật khác. Nitragin được sản xuất bằng cách nhân giống vi khuẩn nốt
sần trong môi trường thích hợp. Khi đạt được một số lượng nhất định thì cho hấp thụ
vào chất mang. Chất mang có thể là đất hoặc than bùn, trong 1 gram chất mang cần
chứa khoảng > 109 tế bào vi khuẩn. Việc bảo quản chế phẩm tương đối khó vì vi
khuẩn nốt sần không có khả năng hình thành bào tử, nó sẽ bị chết dần. Để nâng cao
chất lượng của chế phẩm người ta thường bổ sung vào chất mang một số chất dinh
dưỡng như đường Saccaroza v.v...
Khi sử dụng Nitragin bón cho cây đậu cần chú ý đến điều kiện môi trường để
đảm nảo cho vi khuẩn nốt sần sau khi vào đất sẽ phát huy được tác dụng. Hàm lượng
nitơ trong đất rất quan trọng, nhất là nitơ dễ tiêu. Khi lượng nitơ dễ tiêu đạt đến một
mức độ nhất định sẽ kìm hãm quá trình cố định nitơ của vi khuẩn nốt sần. Bởi thế
người ta chỉ bón một ít phân đạm trong giai đoạn đầu để kích thích cây đậu phát triển.
Hàm lượng P và K dễ tiêu trong đất cũng rất quan trọng đối với hoạt động của vi
khuẩn nốt sần, thiếu P và K vi khuẩn nốt sần phát triển yếu. Các nguyên tố vi lượng
như Mo, B, Cu, Co cũng rất cần thiết cho quá trình cố định nitơ. Ngoài ra còn cần chú
ý đến độ ẩm, độ thoáng khí, nhiệt độ và pH của đất khi sử dụng Nitragin.
Mối quan hệ lẫn nhau giữa các nhóm vi sinh vật trong đất cũng rất quan trọng
đối với vi khuẩn nốt sần. Trong đất có những nhóm vi sinh vật sống hỗ sinh với vi
khuẩn nốt sần. Nhưng cũng có nhóm đối kháng, ví dụ như xạ khuẩn và virus. Một số
xạ khuẩn sinh kháng thể có thể ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn nốt sần. Một số virus có
khả năng xâm nhiễm và phá vỡ tế bào vi khuẩn. Bởi vì khi sử dụng Nitragin cần phải
chú ý đến các điều kiện ngoại cảnh. Đặc biệt không nên phun thuốc trừ sâu cùng một
lúc với bón Nitragin cũng như các loại phân vi sinh khác.

151
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

2. Vi khuẩn cố định nitơ sống tự do trong đất


Ngoài vi khuẩn nốt sần là loại cố dịnh nitơ cộng sinh, trong đất còn có nhóm vi
sinh vật nitơ sống tự do, không cộng sinh với thực vật. Trong số này chúng ta nghiên
cứu mấy nhóm chính sau đây:
+ Azotobacter
Azotobacter được phát hiện từ năm 1901 do Beijerinck - là một loại vi khuẩn
hiếu khí, không sinh bào tử, có khả năng cố định nitơ phân tử, sống tự do trong đất.
Khi nuôi cấy Azotobacter trong môi trường nhân tạo chúng biểu hiện đặc tính
đa hình: khi còn non chúng có dạng trực khuẩn hình que, có tiên mao, có khả năng di
động. Khi già Azotobacter mất khả năng di động, tế bào chuyển thành dạng hình cầu,
xung quanh được bao bọc bởi một lớp vỏ nhày. Một số loài Azotobacter có khả năng
hình thành nang xác và sống tiềm sinh trong đó, khi gặp điều kiện thuận lợi nang xác
vỡ, tế bào lại sinh trưởng phát triển. Nang xác là một hình thức tồn tại của Azotobacter
nó không phải là bào tử. Một nang xác có thể bao bọc một số tế bào bên trong. Khuẩn
lạc của Azotobacter lúc non có màu trắng đục. Khi già chuyển thành màu vàng lục
hoặc màu nâu.
Trong đất, nhất là đất lúa, thường có phổ biến những loài Azotobacter sau:
- Azotobacter chroococcum: có khả năng di động lúc còn non, khi già có khả
năng hình thành nang xác. Khuẩn lạc lúc già có sắc tố màu nâu hoặc màu đen không
khuếch tán vào môi trường.
-Azotobater beijerinckii: không có khả năng di động, có khả năng hình thành
nang xác. Khuẩn lạc lúc già có màu vàng hoặc nâu sáng, sắc tố không khuếch tán vào
môi trường.
- Azotobacter vinelandii: có khả năng di động và hình thành nang xác. Khuẩn
lạc màu lục huỳnh quang, sắc tố khuếch tán vào môi trường.
- Azotobacter agilis: có khả năng di động, không tạo thành nang xác, khuẩn lạc
màu vàng lục huỳnh quang, sắc tố khuếch tán vào môi trường.
Azotobacter có khả năng đồng hoá nhiều loại đường khác nhau, nhất là các sản
phẩm phân giải của xenluloz. Bởi vậy, đất có bón phân xanh, rơm rạ, rác rưởi rất tốt
cho sự phát triển của Azotobacter. Sự phát triển và khả năng cố định nitơ của
Azotobacter phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng photpho dễ tiêu trong môi trường.
Ngoài ra, canxi và các nguyên tố vi lượng như B, Mo, Fe, Mn cũng rất cần thiết đối
với Azotobacter. Một vài nguyên tố phóng xạ có tác dụng kích thích sinh trưởng đối
với Azotobacter.
Azotobacter thích hợp nhất với pH = 7,2 - 8,2 song chúng có thể phát triển
được ở pH từ 4,5 - 9,0. Chúng thích hợp với nhiệt độ từ 25 đến 300C.
Azotobacter dã được nghiên cứu để chế tạo phân vi sinh vật bón cho lúa, ở một
số nơi chúng có thể hiện hiệu quả tốt nhưng không phổ biến bằng phân vi khuẩn nốt
sần Nitragin. Chế phẩm chế tạo từ Azotobacter được gọi là Azotobacterin.

152
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

+ Clostridium
Clostridium đươc phát hiện từ năm 1893, là một loại vi khuẩn kị khí sống tự do
trong đất. Khác với Azotobacter nó có khả năng hình thành bào tử. Loài phổ biến nhất
trong đất là Clostridium pasteurianum có hình que ngắn, khi còn non có khả năng di
động bởi tiên mao. Khi già mất khả năng di động.
Khi hình thành bào tử thường có hình con thoi do bào tử hình thành lớn hơn
kích thước tế bào.
Clostridium có khả năng đồng hoá nhiều nguồn cacbon khác nhau như các loại
đườn, rượu, tinh bột ... Nó thuộc loại kị khí nên các sản phẩm trao đổi chất của nó
thường là các loại axit hữu cơ, butanol, etanol, axeton v.v.... Đó là các sản phẩm chưa
được oxy hoá hoàn toàn.
P và K và 2 nguyên tố rất cần thiết cho sự phát triển và cố định nitơ của
Clostridium. Ngoài ra các nguyên tố vi lượng như Mo, Co, Cu, Mn cũng rất cần thiết
đối với Clostridium.
Clostridium có khả năng phát triển ở pH = 4,7 - 8,5. Bào tử của chúng có thể
chịu được nhiệt độ cao, có thể sống được 1 giờ ở nhiệt độ 800C. Một số loài còn có thể
chịu được nhiệt độ 1000C trong 30 phút.
Ngoài 2 nhóm vi khuẩn cố định nitơ sống cộng sinh với thực vật và sống tự do
trong đất như đã nói ở trên, còn có một số vi khuẩn có khả năng cố định nitơ sống trên
bề mặt rễ và ăn sâu vào lớp tổ chức bề mặt rễ của một số loại cây hoà thảo như lúa,
ngô, mía ... Đó là một loại vi khuẩn có dạng xoắn được phát hiện từ năm 1974 thuộc
chi Azospirillum. Từ 1974 đến nay Azospirillum đã được nghiên cứu nhiều trên thế
giới. Ở Việt Nam cũng có những nghiên cứu bước đầu và ứng dụng chế phẩm
Azospirillum nhằm mục đích nâng cao sản lượng của các cây hoà thảo nói trên.
Ngoài các nhóm vi khuẩn cố định nitơ nói trên ra, còn có một số loài tảo đơn
bào cũng có khả năng cố định nitơ. Ví dụ như tảo lam sống tự do và tảo lam sống cộng
sinh trong bèo hoa dâu. Các loài này cũng đóng góp không nhỏ vào quá trình cố định
nitơ không khí.

153
Vi khuẩn nốt sần tụ tập ở đầu lông hút của rễ Lông hút ở rễ
cây cong lại
Dây xâm nhập
Lê Xuân Phương

Sự xâm nhập của vi khuẩn nốt sần qua vào rễ cây bộ Đậu
Sự tạo thành nốt sần ở rễ cây bộ Đậu

Vi khuẩn kích thích tế bào vùng này phân


cắt và tạo ra nốt sần
VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

154
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Bèo hoa dâu (Azolla)

Vi khuẩn lam Anabaena

155
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Nốt sần ở rễ cây bộ Dậu Nốt sần ở thân cây Điền thanh
(Sesbania nostrata)

Sự hình thành nốt sần ở cây bộ Đậu

156
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Vi khuẩn Azotobacter

Chu trình phát triển của Clostridium Pasteurrlamum

157
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

a. Nốt sần ở cây Alnus glutinosa tạo thành do sự cộng sinh với Frankia
b. Bên phải : các tế bào Frankia ở trong nốt sần cây Comptonia peregrina

a. Vi khuẩn lam Anabacna. Tế bào dị hình (lớn hơn)


là nơi thực hiện quá trình cố định nitơ
Các vi khuẩn sống cộng sinh
158
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

4.3. KHẢ NĂNG CHUYỂN HOÁ CÁC HỢP CHẤT PHOTPHO TRONG MÔI
TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA VI SINH VẬT
4.3.1. Vòng tuần hoàn photpho trong tự nhiên
Trong tự nhiên, P nằm trong nhiều dạng hợp chất khác nhau. P hữu cơ có trong
cơ thể động vật và thực vật, được tích luỹ trong đất khi động vật và thực vật chết đi.
Những hợp chất photpho hữu cơ này được vi sinh vật phân giải tạo thành các hợp chất
photpho vô cơ khó tan, một số ít được tạo thành dạng dễ tan. Các hợp chất photpho vô
cơ khí tan còn có nguồn gốc từ những quặng thiên nhiên như apatit, photphorit,
photpho sắt, photphat nhôm ... Những hợp chất này rất khó hoà tan và cây trồng không
thể hấp thụ trực tiếp được. Cây trồng chỉ có thể hấp thu được khi chúng được chuyển
hoá thành dạng dễ tan. Quá trình này được thực hiện một phần quan trọng là nhờ nhóm
vi sinh vật phân hủy lân vô cơ. Các muối của axit photphoric dạng dễ tan được cây
trồng hấp phụ và chuyển thành các hợp chất photpho hữu cơ trong cơ thể thực vật.
Động vật và người sử dụng các sản phẩm thực vật làm thức ăn lại biến photpho hữu cơ
của thực vật thành P hữu cơ của động vật và người. Người, động vật và thực vật chết
đi để lại P hữu cơ trong đất. Vòng tuần hoàn của các dạng hợp chất photpho trong tự
nhiên cứ thế diễn ra. Vi sinh vật đóng một vai trò quan trọng trong vòng tuần hoàn đó.
Nếu như thiếu sự hoạt động của một nhóm vi sinh vật nào đó thì sự chuyển hoá của
vòng tuần hoàn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vòng tuần hoàn của các dạng photpho
trong tự nhiên được biểu diễn trong sơ đồ sau:

P vô cơ dễ tan

P vô cơ P vô cơ
khó tan trong đất

Phân P P hữu cơ
(Chất bài tiết) Thực vật

P hữu cơ động vật

159
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

4.3.2. Sự phân giải lân hữu cơ do vi sinh vật


Các hợp chất lân hữu cơ trong đất có nguồn gốc từ xác động vật, thực vật, phân
xanh, phân chuồng ... Hợp chất lân hữu cơ quan trọng nhất được phân giải ra từ tế bào
sinh vật là Nucleoproteit.
Nucleoproteit có trong thành phần nhân tế bào. Nhờ tác động của các nhóm vi
sinh vật hoại sinh trong đất, chất này tách ra khỏi thành phần tế bào và được phân giải
thành 2 phần: Protein và nuclein. Protein sẽ đi vào vòng chuyển hoá các hợp chất nitơ,
Nuclein sẽ đi vào vòng chuyển hoá các hợp chất photpho.

Nucleoproteit

Nuclein Protein

Axit Nucleic

Adenin Guamin Timin Xytozin C5H10O5 H3PO4

Sự chuyển hoá các hợp chất photpho hữu cơ thành muối của H3PO4 được thực
hiện bởi nhóm vi sinh vật phân huỷ photpho hữu cơ. Những vi sinh vật này có khả
năng tiết ra enzym photphataza để xúc tác cho quá trình phân giải. Nhóm vi sinh vật
phân giải photpho hữu cơ được phát hiện từ năm 1911 do J. Stoklasa, ông đã phân lập
đuợc 3 loài vi khuẩn có khả năng phân huỷ photpho hữu cơ đều thuộc giống Bacillus.
Sau đó ông nuôi cấy những vi khuẩn này trong môi trường chỉ có axit nucleic làm
nguồn P và N duy nhất và nhận thấy lượng lân được phân giải từ 15 đến 23%. Nếu bổ
sung vào môi trường một ít (NH4)2SO4 thì lượng lân được phân giải tăng lên. Năm
1952 Menkina đã phân lập được vi khuẩn Bacillus megatherium var. photphaticum có
khả năng phân huỷ lân hữu cơ cao. Sau đó, người ta đã tìm ra nhiều loài vi sinh vật
khác có khả năng phân huỷ lân hữu cơ theo sơ đồ tổng quát sau:
Nucleoproteit → Nuclein → a. nucleic → H3PO4
Lơxitin → Glyxerophotphat → H3PO4

160
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

H3PO4 thường phản ứng với các kim loại trong đất tạo thành các muối photphat
khó tan như Ca3(PO4)2, FePO4, AlPO4 ...

Vi sinh vật phân giải lâu hữu cơ chủ yếu thuộc 2 chi: Bacillus và Pseudomonas.
Các loài có khả năng phân giải mạnh là B. megatherium, B. mycoides và
Pseudomonas sp.

Ngày nay, người ta đã phát hiện thấy một số xạ khuẩn và vi nấm cũng có khả
năng phân giải photpho hữu cơ.

4.3.2. Sự phân giải lân vô cơ do vi sinh vật

Các hợp chất lân vô cơ được hình thành do quá trình phân giải lân hữu cơ (còn
gọi là quá trình khoáng hoá lân hữu cơ) phần lớn là các muối photphat khó tan. Cây
trồng không thể hấp thu được những dạng khó tan này. Các hợp chất lân khó tan còn
nằm trong các chất khoáng thiên nhiên như các mỏ Apatit, photphoric ... Nếu không có
quá trình phân giải các hợp chất photpho khó tan biến thành dạng dễ tan thì hàm lượng
photpho tổng số trong đất dẫu có nhiều cũng trở thành vô dụng.

Về cơ chế của quá trình phân giải photpho vô cơ do vi sinh vật cho đến nay vẫn
còn nhiều tranh cãi. Nhưng đại đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng: sự sản sinh axit
trong qúa trình sống của một số nhóm vi sinh vật đã làm cho nó có khả năng chuyển
các hợp chất photpho từ dạng khó tan sang dạng có thể hoà tan. Đa số các vi sinh vật
có khả năng phân giải lân vô cơ đều sinh CO2 trong quá trình sống, CO2 sẽ phản ứng
với H2O có trong môi trường tạo thành H2CO3. H2CO3 sẽ phản ứng với photphat khó
tan tạo thành photphat dễ tan theo phương trình sau:

Ca(PO4)2 + 4H2CO3 + H2O > Ca(H2PO4)2 + H2O + 2 Ca(HCO3)2

Dạng khó tan Dạng dễ tan Dạng dễ tan

Các vi khuẩn nitrat hoá sống trong đất cũng có khả năng phân giải lân vô cơ do
nó có khả năng chuyển NH3 thành NO2- rồi NO3. NO3 sẽ phản ứng với photphat khó
tan tạo thành dạng dễ tan:

Ca3(PO4)2 + 4 HNO3 → Ca(H2PO4)2 + 2 Ca(NO3)2

161
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Các vi khuẩn sulfat hoá cũng có khả năng phân giải photphat khó tan do sự tạo
thành H2SO4 trong quá trình sống.

Ca3(PO4)2 + 2 H2SO4 → Ca(H2PO4)2 + 2 CaSO4

Ngoài ra các nhóm vi sinh vật có khả năng tạo thành các axit hữu cơ trong quá
trình sống cũng có thể làm cho dạng photphat khó tan chuyển thành dạng dễ tan.

Tuyệt đại đa số các vi sinh vật phân huỷ lân vô cơ trong quá trình sống đều làm
giảm pH của môi trường. Tuy nhiên, gần đây có một vài tác giả đã công bố tìm ra một
vài chủng vi khuẩn phân giải lân mà trong quá trình nuôi cấy không làm giảm pH môi
trường.

Rất nhiều vi sinh vật có khả năng phân giải lân vô cơ, trong đó nhóm vi khuẩn
được nghiên cứu nhiều hơn cả. Các loài có khả năng phân giải mạnh là Bacillus
megatherium, B. butyricus, B. mycoides, Pseudomonas radiobacter, P. gracilis ...
Trong nhóm vi nấm thì Aspergillus niger có khả năng phân giải mạnh nhất. Ngoài ra
một số xạ khuẩn cũng có khả năng phân giải lân vô cơ.

4.4. KHẢ NĂNG CHUYỂN HOÁ CÁC HỢP CHẤT LƯU HUỲNH TRONG
MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA VI SINH VẬT

4.4.1. Vòng tuần hoàn lưu huỳnh trong tự nhiên

Cũng như photpho, lưu huỳnh là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng
của cây trồng. Trong đất nó thường ở dạng các hợp chất muối vô cơ như CaSO4,
Na2SO4, FeS2, Na2S ... một số ở dạng hữu cơ. Trong cơ thể sinh vật, S nằm trong thành
phần của các axit amin chứa lưu huỳnh như metionin, xystein và trong nhiều loại
enzym quan trọng. Thực vật hút các hợp chất S vô cơ trong đất chủ yếu dưới dạng
SO42- và chuyển sang dạng S hữu cơ của tế bào. Động vật và người sử dụng thực vật
làm thức ăn và cũng biến S của thực vật thành S của động vật và người. Khi động thực
vật chết đi để lại một lượng lưu huỳnh hữu cơ trong đất. Nhờ sự phân giải của vi sinh
vật, S hữu cơ sẽ được chuyển hoá thành H2S. H2S và các hợp chất vô cơ khác có trong
đất sẽ được oxy hoá bởi các nhóm vi khuẩn tự dưỡng thành S và SO42-, một phần được
tạo thành S hữu cơ của tế bào sinh vật. SO42- lại được thực vật hấp thụ, cứ thế vòng
chuyển hoá các hợp chất lưu huỳnh diễn ra liên tục. Trong đó các nhóm vi sinh vật
đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu được.
162
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

SO42-

S hữu cơ thực vật


S

S hữu cơ động vật

H2S
4.4.2. Sự oxy hóa các hợp chất lưu huỳnh
4.4.2.1. Sự oxy hoá các hợp chất lưu huỳnh do vi khuẩn tự dưỡng hoá năng
Trong nhóm vi khuẩn tự dưỡng hoá năng có một số loài có khả năng oxy hoá
các hợp chất lưu huỳnh vô cơ như Thiosulfat, khí sulfua hydro và lưu huỳnh nguyên
chất thành dạng SO42- theo các phương trình sau:
2H2S + O2 → 2 H2O + 2S + Q
2S + 3O2 + 2H2O → 2H2SO4 + Q
5Na2S2O3 + H2O + 4O2 → 5Na2SO4 + 2S2 + H2SO4 + Q
H2SO4 sinh ra làm pH đất hạ xuống (diệt trừ được bệnh thối do Streptomyces
gây ra và bệnh ghẻ khoai tây do pH thấp vi khuẩn không sống được).
Năng lượng sinh ra trong quá trình oxy hoá trên được vi sinh vật sử dụng để
đồng hoá CO2 tạo thành đường. Đồng thời một số ít hợp chất dạng S cũng được đồng
hoá tạo thành S hữu cơ của tế bào vi khuẩn. Các loài vi khuẩn có khả năng oxy hoá các
hợp chất lưu huỳnh theo phương thức trên là Thiobacillus thioparus và Thiobacillus
thioxidans. Cả 2 loài này đều sống được ở pH thấp, thường là pH = 3, đôi khi ở pH = 1
- 1,5 hai loài này vẫn có thể phát triển. Nhờ đặc điểm này mà người ta dùng 2 loài vi
khuẩn trên để làm tăng độ hoà tan của apatit.
Ngoài 2 loài vi khuẩn trên còn có 2 loài vi khuẩn khác có khả năng oxy hoá các
hợp chất S vô cơ, đó là Thiobacillus denitrificans và Begiatra minima. Thiobacillus
denitrificans có khả năng vừa khử nitrat vừa oxy hoá S theo các phương trình sau:
5S + 6KNO3 + 2CaCO3 → 3K2SO4 + 2CaSO4 + 2CO2 + 2N2 + Q

163
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Vi khuẩn Begiatra minima có thể oxy hoá H2S hoặc S. Trong điều kiện có nhiều
H2S nó sẽ oxy hoá H2S tạo thành S tích lũy trong tế bào. Trong điều kiện thiếu H2S các
hạt S sẽ được oxy hoá đến khi S dự trữ hết thì vi khuẩn chết hoặc ở trạng thái tiềm
sinh.
4.4.2.2. Sự oxy hoá các hợp chất S do vi khuẩn tự dưỡng quang năng
Một số nhóm vi khuẩn tự dưỡng quang năng có khả năng oxy hoá H2S tạo
thành SO42-. H2S đóng vai trò chất cho điện tử trong quá trình quang hợp của vi khuẩn.
Các vi khuẩn thuộc họ Thiodaceae chlorobacteriae thường oxy hoá H2S tạo C6H12O6,
H2SO4 và S.
Ở nhóm vi khuẩn trên, S được hình thành không tích luỹ trong cơ thể mà ở
ngoài môi trường.
4.4.3. Sự khử các hợp chất S vô cơ do vi sinh vật
Ngoài quá trình oxy hoá, trong đất còn có quá trình khử các hợp chất S vô cơ
thành H2S. Quá trình này còn gọi là quá trình phản sulfat hoá. Quá trình này được tiến
hành ở điều kiện kị khí, ở những tầng nước sâu. Nhóm vi sinh vật tiến hành quá trình
này gọi là nhóm vi khuẩn phản sulfat hoá:
C6H12O6 + 3H2SO4 → 6CO2 + 6H2O + 3H2S + Q
Ở đây chất hữu cơ đóng vai trò cung cấp hydro trong quá trình khử SO4 có thể
là đường hoặc các axit hữu cơ hoặc các hợp chất hữu cơ khác. H2SO4 sẽ bị khử dần tới
H2S theo sơ đồ sau:
+ 2H + 2H + 2H + 2H
H2SO4 → H2SO3 → H2SO2 → H2SO → H2S
Quá trình phản sulfat hoá dẫn đến việc tích luỹ H2S trong môi trường làm ô
nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của thực vật và động vật trong môi trường
đó. Lúa mọc trong điều kiện yếm khí có quá trình phản sulfat hoá mạnh sẽ bị đen rễ và
ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển.

164
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG V
Ô NHIỄM VI SINH VẬT

5.1. NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ Ô NHIỄM VI SINH


Vi sinh vật ngoài những nhóm tham gia vào các chu trình chuyển hoá vật chất
có lợi cho môi trường sinh thái còn có những nhóm gây bệnh cho con người, động vật,
thực vật. Những nhóm vi sinh vật gây bệnh đặc biệt là nhóm gây bệnh cho con người
khi tồn tại quá nhiều trong môi trường sống sẽ là nguồn lây bệnh nguy hiểm. Môi
trường có tồn tại nhiều vi sinh vật gây bệnh gọi là môi trường bị ô nhiễm vi sinh. Con
người sống trong môi trường ô nhiễm vi sinh sẽ có khả năng bị các bệnh truyền nhiễm
như các bệnh đường hô hấp (lao, viêm phế quản ...), các bệnh đường ruột (tả, lỵ,
thương hàn ...) Nguyên nhân của sự ô nhiễm vi sinh phải kể đến 2 nguồn gây ô nhiễm
quan trọng. Đó là chất thải của các bệnh viện và chất thải sinh hoạt.
5.1.1. Vấn đề chất thải của các bệnh viện
Bệnh viện là nơi tập trung các loại vi sinh vật gây bệnh do các bệnh nhân mang
vào. Trong quá trình điều trị, những vi sinh vật gây bệnh này không chỉ nằm trong cơ
thể bệnh nhân mà còn được nhân lên trong các phòng xét nghiệm vi trùng. Sau mỗi
lần xét nghiệm vi trùng tuy có tiến hành khử trùng toàn bộ dụng cụ thí nghiệm song
việc tồn tại các vi sinh vật gây bệnh trong chất thải bệnh viện là không thể tránh khỏi.
Những chất thải này được đưa ra môi trường và đó là một trong những nguồn ô nhiễm
vi sinh cho môi trường xung quanh. Kết quả thí nghiệm về việc xác định thành phần vi
sinh vật trong môi trường xung quanh các bệnh viện có xử lý chất thải và không xử lý
chất thải có sự khác nhau rõ rệt. Ở những bệnh viện chất thải được đưa thẳng ra môi
trường không qua xử lý vi sinh vật gây bệnh chiếm một tỷ lệ cao. Tuy một số vi sinh
vật gây bệnh cho cơ thể con người không thể tồn tại lâu trong môi trường ngoài cơ thể
nhưng sự thải liên tục vào môi trường khiến cho môi trường xung quanh bệnh viện lúc
nào cũng phát hiện thấy những nhóm vi sinh vật đó. Bên cạnh đó có những nhóm vi
khuẩn có bào tử như vi khuẩn lao có thể tồn tại rất lâu trong môi trường nước khi
nhiễm vào cơ thể con người.

5.1.2. Vấn đề chất thải sinh hoạt và vệ sinh đô thị


161
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Chất thải sinh hoạt bao gồm rác rưởi hàng ngày con người thải ra trong những
hoạt động sống như thức ăn thừa, giấy vụn, bao bì đựng thức ăn ... Bên cạnh đó còn
một nguồn chất thải sinh hoạt quan trọng nữa là phân và nước tiểu.
Khu hệ sinh vật đường ruột của con người vô cùng phong phú, trong đó có rất
nhiều vi sinh vật gây bệnh. Toàn bộ những vi sinh vật đó được thải ra ngoài theo phân.
Phân và nước tiểu trước khi đưa vào nguồn nước thải chung của thành phố chỉ được xử
lý bằng phương pháp cơ học tức là lọc qua các bể lọc chứa sỏi và cát. Bởi vậy trong
nguồn nước thải sinh hoạt chứa rất nhiều vi sinh vật gây bệnh. Đó chính là nguồn gây
ô nhiễm vi sinh cho môi trường sống.
Bên cạnh đó rác sinh hoạt hàng ngày do con người thải ra như thức ăn thừa,
giấy vụn, bao bì chứa thức ăn, phân chó, mèo, chuột chết ... Bản thân nó vừa là nguồn
vi sinh vật gây bệnh vừa là nguồn dinh dưỡng cho vi sinh vật từ không khí và các môi
trường khác rơi vào sinh sống, phát triển, trong đó có những vi sinh vật gây bệnh. Đặc
biệt những đống rác tồn tại thường xuyên tại các điểm dân cư hoặc các chợ không
được thu dọn hết là những ổ ô nhiễm vi sinh nghiêm trọng. Các thí nghiệm nghiên cứu
thành phần vi sinh vật trong những đống rác đã phát hiện thấy có mặt rất nhiều các
nhóm gây bệnh cho người và động vật.
5.2. NHIỄM TRÙNG VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG ĐỠ CỦA CƠ THỂ
Vi sinh vật gây bệnh có trong các môi trường bị ô nhiễm vi sinh là nguồn nhiễm
bệnh cho con người sống trong môi trường đó. Rất nhiều bệnh có khả năng lây lan từ
người này sang người khác gọi là bệnh truyền nhiễm. Những người không phải sống
trong môi trường bị ô nhiễm vi sinh nhưng tiếp xúc với người bệnh cũng sẽ bị nhiễm
bệnh. Vi sinh vật từ những người bị bệnh phát tán ra môi trường xung quanh lại tiếp
tục gây ô nhiễm môi trường. Bởi vậy vấn đề vệ sinh môi trường là vô cùng quan trọng,
nó có tác dụng giảm bớt tác dụng của những ổ bệnh tồn tại trong môi trường.
5.2.1. Sự nhiễm trùng và khả năng gây bệnh của vi sinh vật
Nhiễm trùng là hiện tượng vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể con người,
động vật, thực vật hoặc vi sinh vật (virus xâm nhập vào vi khuẩn và các vi sinh vật
khác). Ở đây chỉ nói về hiện tượng nhiễm trùng ở người. Nhiễm trùng có thể làm cho
con người bị nhiễm nhẹ, bị bệnh nặng hoặc không thể hiện bệnh tuỳ thuộc vào phản
ứng của cơ thể hay còn gọi là khả năng miễn dịch của cơ thể.

162
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Vi sinh vật gây bệnh cho con người thuộc nhóm sống ký sinh. Chúng sống ký
sinh trong các cơ quan nội tạng hoặc trên bề mặt cơ thể con người. Khi sống trong các
cơ quan nội tạng chúng có khả năng gây bệnh cho các cơ quan đó. Ví dụ như bệnh
gan, bệnh dạ dày, bệnh phổi ... Khi sống trên bề mặt cơ thể chúng gây nên những bệnh
ngoài da. Có những nhóm sống ký sinh bắt buộc có nghĩa là chỉ có thể sống ở cơ quan
mà nó ký sinh, không có khả năng sống ngoài môi trường. Có nhóm ký sinh không bắt
buộc còn gọi là ký sinh tuỳ nghi, chúng có khả năng sống một thời gian nhất định ở
ngoài cơ thể, trong môi trường đất hoặc nước khi có điều kiện lại vào cơ thể. Khi vi
sinh vật gây bệnh nhiễm vào cơ thể con người, nó có thể dẫn đến gây bệnh, cũng có
thể tồn tại trong cơ thể mà không gây bệnh. Khả năng gây bệnh phụ thuộc vào 3 yếu tố
chính: độc lực của vi sinh vật, số lượng xâm nhập và đường xâm nhập của chúng.
1. Độc lực
Độc lực của vi sinh vật gây bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó 2 yếu tố
quan trọng nhất là tính chất của độc tố tiết ra trong quá trình sống của vi sinh vật và
khả năng sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật trong cơ thể chủ.
+ Độc tố: là những chất độc sinh ra trong quá trình sống của vi sinh vật gây
bệnh. Chúng có thể tiết ra môi trường xung quanh gọi là ngoại độc tố. Những chất độc
không tiết ra môi trường xung quanh mà chỉ được giải phóng khi tế bào vi sinh vật bị
tan rã gọi là nội độc tố.
- Ngoại độc tố nói chung rất độc, chỉ cần một liều lượng rất nhỏ cũng có thể gây
chết. Ngoại độc tố của vi khuẩn gây độc thịt có tính độc cao nhất. Những vi khuẩn
khác có ngoại độc tố là vi khuẩn bạch hầu, uốn ván, lỵ, liên cầu khuẩn ... Vi khuẩn sau
khi xâm nhập vào cơ thể thường khu trú ở một cơ quan nhất định, sau đó trong quá
trình sống chúng tiết ra ngoại độc tố lan ra khắp cơ thể và làm tổn thương các cơ quan
nội tạng. Ví dụ độc tố của vi khuẩn uốn ván và vi khuẩn độc thịt gây rối loạn thần
kinh, độc tố của vi khuẩn bạch hầu làm cản trở cơ quan hô hấp ...
Đối với những vi khuẩn sinh ra ngoại độc tố, để nghiên cứu độc tố người ta
nuôi vi khuẩn trong môi trường thích hợp cho chúng phát triển mạnh rồi dùng phương
pháp lọc để tách riêng tế bào và ngoại độc tố. Người ta thường làm mất tính độc của
ngoại độc tố để sản xuất vacxin phòng bệnh. Có thể làm mất tính độc của ngoại độc tố
bằng formol 3 -5% ở nhiệt độ 38 - 400C trong thời gian 1 tháng, chất này gọi là giải
độc tố. Giải độc tố không độc nhưng vẫn có tính kháng nguyên nên có thể dùng làm
163
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

vacxin phòng bệnh. Ngoại độc tố thường có bản chất là protein và hầu hết các nhóm vi
khuẩn sinh ngoại độc tố đều thuộc nhóm gram dương.
- Nội độc tố gây độc yếu hơn ngoại độc tố. Tính gây độc của nội độc tố không
có đặc trưng riêng biệt như ngoại độc tố.
Hầu hết chúng đều gây ra những biểu hiện chung giống nhau như sốt
cao, rối loạn tim mạch, giảm số lượng bạch cầu, rối loạn tiêu hoá ... Các vi sinh vật
sinh ra nội độc tố thường thuộc nhóm vi khuẩn gram âm, ví dụ như nhóm trực khuẩn
đường ruột. Khác với ngoại độc tố, nội độc tố có thành phần phức tạp hơn, thường là
một phức hợp của Gluxit - Lipit - Protein, chịu được nhiệt độ cao (1000C trong 30 - 60
phút) trong khi ngoại độc tố thường mất hoạt tính ở nhiệt độ cao. Nội độc tố không thể
chế được thành giải độc tố. Nội độc tố chỉ được giải phóng ra khỏi tế bào vi khuẩn khi
tế bào chết, bị phân hủy. Bởi vậy những bệnh nhân bị bệnh do vi khuẩn sinh nội độc tố
dễ bị choáng gây chết đột ngột khi nội độc tố được giải phóng ồ ạt vào lúc vi khuẩn
chết hàng loạt. Để tránh trường hợp này, trong điều trị đối với những bệnh do vi khuẩn
gram âm gây ra, các bác sĩ thường rất cẩn thận khi dùng kháng sinh liều cao.
Để đánh giá độc lực của các chủng vi sinh gây bệnh, người ta quy định một số
đơn vị đo độc lực, có 2 đơn vị thường được dùng là liều gây chết tối thiểu và liều gây
chết 50%.
Liều gây chết tối thiểu (MLD) là liều lượng nhỏ nhất của độc tố hoặc vi sinh vật
gây ra độc tố đó làm chết động vật thí nghiệm trong một thời gian nhất định. Trong
thực nghiệm y học, còn có những quy định cụ thể hơn đối với liều gây chết tối thiểu.
Ví dụ như trọng lượng của con vật thí nghiệm, đường nhiễm vi khuẩn gây bệnh ...
Liều gây chết 50% (LD50) là liều lượng nhỏ nhất của độc tố hoặc vi sinh vật
sinh ra độc tố đó làm chết 50% động vật thí nghiệm trong một thời gian nhất định.
Người ta có thể làm tăng hoặc làm giảm độc lực của vi sinh vật gây bệnh trong
những trường hợp cần thiết. Ví dụ như khi chế vacxin phòng bệnh cần thiết phải làm
giảm độc lực hoặc mất độc lực để tạo ra một chủng vi sinh vật không còn khả năng
gây bệnh nhưng vẫn còn tính kháng nguyên. Người ta thường làm giảm độc lực bằng
cách cấy truyền vi sinh vật nhiều lần vào những môi trường nghèo chất dinh dưỡng,
pH, nhiệt độ ... không thích hợp với nó. Ngược lại muốn làm tăng độc lực cần cấy
truyền liên tục vào động vật mà vi sinh vật sống ký sinh. Muốn cố định độc lực, nghĩa
là giữ nguyên tính độc cần nuôi vi sinh vật trong những môi trường đặc biệt và giữ ở
164
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

nhiệt độ thấp, tốt nhất là giữ trong nitơ lỏng. Ở nhiệt độ thấp, vi sinh vật sẽ giữ nguyên
tính trạng, không sinh trưởng, phát triển, bộ máy di truyền hầu như không biến đổi.
Bởi vậy mà tính độc được giữ nguyên.
2. Số lượng vi sinh vật
Khả năng gây bệnh của vi sinh vật không những chỉ phụ thuộc vào độc lực của
nó mà còn phụ thuộc vào số lượng vi sinh vật thâm nhập vào cơ thể. Chỉ khi có một số
lượng lớn vi sinh vật mới có thể vượt qua được sự chống đỡ của hệ miễn dịch cơ thể
chủ. Nếu số lượng ít, vi sinh vật sẽ nhanh chóng bị bạch cầu của cơ thể chủ tiêu diệt.
Số lượng tối thiểu đủ để vi sinh vật gây bệnh cho cơ thể chủ phụ thuộc vào độc lực.
Nếu độc lực cao chỉ cần một số ít vi sinh vật cũng gây được bệnh, nếu độc lực thấp
cần số lượng nhiều.
3. Đường thâm nhập vào cơ thể
Khả năng gây bệnh của vi sinh vật không những chỉ phụ thuộc vào độc lực, số
lượng vi sinh vật, mà còn phụ thuộc vào đường xâm nhập của chúng vào cơ thể chủ.
Mỗi một loại vi sinh vật gây bệnh có một đường xâm nhập thích hợp và thường chỉ khi
xâm nhập theo đường đó chúng mới có khả năng gây bệnh. Ví dụ như vi khuẩn lao chỉ
gây bệnh khi xâm nhập qua đường hô hấp. Vi khuẩn tả, lỵ, chỉ gây bệnh khi qua đường
tiêu hoá. Virus HIV chỉ gây bệnh khi xâm nhập qua đường máu ... Tuy nhiên cũng có
một số vi sinh vật gây bệnh ngoài con đường xâm nhập chính chúng cũng có thể gây
bệnh khi xâm nhập qua con đường khác. Ví dụ như vi khuẩn dịch hạch gây bệnh chủ
yếu khi xâm nhập qua đường máu do bọ chét truyền. Nhưng trong một số trường hợp
chúng cũng có thể gây bệnh được khi xâm nhập qua đường hô hấp. Những nhóm vi
sinh vật gây bệnh có khả năng gây bệnh qua nhiều đường xâm nhập là những nhóm vô
cùng nguy hiểm.
5.2.2. Khả năng chống đỡ của cơ thể
Như trên là các yếu tố quan trọng tạo nên khả năng nhiễm bệnh của vi sinh vật
gây bệnh. Những vi sinh vật gây bệnh hội đủ những yếu tố trên khi xâm nhập vào cơ
thể con người sẽ có khả năng gây bệnh. Song con người có bị bệnh hay không lại còn
phụ thuộc vào khả năng chống đỡ của cơ thể. Cùng bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh
nhưng có người bị bệnh nặng, có người bị bệnh nhẹ, có người không bị bệnh. Trường
hợp những người bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh nhưng không bị bệnh, vi sinh vật sẽ

165
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

tồn tại trong cơ thể. Khi sức chống đỡ của cơ thể yếu đi chúng lại tiếp tục tấn công và
gây bệnh.
Sức chống đỡ của cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng miễn dịch,
trạng thái sức khoẻ, trạng thái tinh thần, tuổi, hoàn cảnh tự nhiên, hoàn cảnh xã hội ...
5.2.2.1. Khả năng miễn dịch của cơ thể
Khả năng miễn dịch là khả năng bảo vệ sự toàn vẹn của cơ thể chống lại sự xâm
nhập của các vật thể lạ.
* Kháng nguyên: Những vật thể lạ khi xâm nhập vào cơ thể nếu có khả năng
kích thích cơ thể để cơ thể đáp ứng miễn dịch đồng thời có khả năng kết hợp đặc hiệu
với kháng thể tương ứng được gọi là kháng nguyên. Kháng nguyên có thể là các vi
sinh vật như vi khuẩn, virus, có thể là các polypeptit tổng hợp, cũng có thể là các tổ
chức tế bào (trong trường hợp ghép mô).
* Kháng thể: Được sinh ra trong quá trình đáp ứng miễn dịch, khi có kháng
nguyên xâm nhập vào cơ thể. Kháng thể có khả năng kết hợp đặc hiệu với kháng
nguyên làm vô hiệu hoá kháng nguyên. Có 2 loại kháng thể: kháng thể dịch thể là
những kháng thể hoà tan có thể lưu hành trong các dịch nội môi của cơ thể; kháng thể
tế bào là những kháng thể không hoà tan mà chỉ nằm trên màng tế bào.
Hệ thống đáp ứng miễn dịch của cơ thể gồm có miễn dịch tự nhiên và miễn
dịch đặc hiệu.
- Miễn dịch tự nhiên còn gọi là miễn dịch không đặc hiệu là một hệ thống bảo
vệ cơ thể có từ khi sinh ra. Nó bao gồm hàng rào vật lý như da và niêm mạc có nhiệm
vụ bao bọc bên ngoài, bảo vệ cơ thể; Hàng rào hoá học như mồ hôi, nước mắt và các
chất tiết khác có tác dụng tiệt trùng; hàng rào tế bào là hệ thống quan trọng và phức tạp
nhất trong hệ thống miễn dịch tự nhiên. Nó bao gồm các đại thực bào, tiểu thực bào có
khả năng bắt giữ và làm tiêu tan các tế bào và vật lạ. Ngoài ra đặc tính di truyền của
từng cá thể cũng làm cho nó có thể mẫn cảm với loài vi sinh vật gây bệnh này mà
không mẫn cảm với loài khác.
- Miễn dịch đặc hiệu là hệ thống đáp ứng đặc hiệu của cơ thể khi có vật lạ mang
tính kháng nguyên xâm nhập. Kết quả của quá trình đáp ứng đặc hiệu này là hình
thành nên những chất chống lại kháng nguyên gọi là kháng thể. Nếu kháng thể sinh ra
là kháng thể dịch thể thì quá trình miễn dịch được gọi là miễn dịch dịch thể. Nếu

166
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

kháng thể sinh ra là kháng thể tế bào thì quá trình miễn dịch gọi là miễn dịch tế bào.
Sự kết hợp kháng nguyên - kháng thể là đặc trưng của miễn dịch đặc hiệu, mục đích
cuối cùng là loại kháng nguyên ra khỏi cơ thể qua con đường đại thực bào. Phức hợp
kháng nguyên - kháng thể sẽ làm cho đại thực bào dễ tiếp cận và tiến hành quá trình
thực bào (nuốt). Đây cũng là mối liên quan mật thiết giữa hai quá trình miễn dịch đặc
hiệu và miễn dịch tự nhiên. Khi kháng nguyên xâm nhập cơ thể, các đại thực bào
không những chỉ bắt giữ, làm tiêu tan, mà còn trình diện nó với các tế bào nhận diện
kháng nguyên thuộc hệ thống miễn dịch đặc hiệu. Sau khi hệ thống miễn dịch đặc hiệu
sinh ra kháng thể để kết hợp với kháng nguyên, đại thực bào thuộc hệ thống miễn dịch
tự nhiên tiếp tục nuốt các phức hợp kháng nguyên - kháng thể.
5.2.2.2. Trạng thái của cơ thể
Sức chống đỡ của cơ thể đối với sự nhiễm trùng không những chỉ phụ thuộc
vào khả năng miễn dịch của cơ thể mà còn phụ thuộc vào trạng thái cơ thể. Cơ thể
hoàn toàn khoẻ mạnh sẽ có hệ thống miễn dịch tốt, vi sinh vật nhiễm vào không thể
gây bệnh. Khi cơ thể suy yếu, đặc biệt là do thiếu dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng không
cân bằn (chỉ ăn thịt, không ăn rau ...) hệ thống miễn dịch suy yếu rất dễ bị bệnh. Đặc
biệt là những vi sinh vật đã nhiễm vào cơ thể trong thời gian khoẻ mạnh gây tác hại
được gặp dịp cơ thể yếu sẽ sinh sôi nảy nở và gây thành bệnh. Trạng thái tinh thần
cũng vô cùng quan trọng. Tinh thần khoẻ mạnh, lạc quan, yêu đời khó bị nhiễm bệnh
hơn so với tinh thần chán nản, buồn rầu. Tuổi cũng liên quan đến sự nhiễm bệnh và
phát bệnh do vi sinh vật, mỗi tuổi mẫn cảm với một số bệnh nhất định. Ví dụ như trẻ
con dễ bị bệnh đường tiêu hoá, người già dễ bị viêm phổi v.v...
5.2.2.3. Môi trường sống
Môi trường sống cũng rất ảnh hưởng đến sức chống đỡ của cơ thể đối với vi
sinh vật gây bệnh. Môi trường tự nhiên bao gồm những yếu tố thuộc về khí hậu như
nhiệt độ, độ ẩm; yếu tố địa lý như nơi ở là đồng bằng hay miền núi, thành phố hay
nông thôn ...; yếu tố vệ sinh môi trường như môi trường trong sạch hay ô nhiễm v.v...
Ví dụ vào mùa đông, sức chống đỡ của cơ thể đối với bệnh cúm yếu hơn mùa hè.
Ngược lại vào mùa hè sẽ dễ bị nhiễm những bệnh đường ruột như tả, lỵ, thương hàn
v.v...
Môi trường xã hội cũng vô cùng quan trọng, trong một xã hội tốt đẹp, cuộc
sống tinh thần và vật chất được chăm lo, con người được sống trong tình thương yêu
167
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

của gia đình và xã hội sẽ có sức chống đỡ với bệnh tật tốt. Ngược lại nếu sống trong
môi trường xã hội xấu, sức chống đỡ của con người đối với bệnh tật cũng kém hơn.
5.3. MỘT SỐ VI SINH VẬT GÂY BỆNH CHÍNH
Vi sinh vật gây bệnh cho người phân bố rộng rãi trong thiên nhiên. Trong đất,
trong nước, trong không khí đều phát hiện thấy những nhóm vi sinh vật gây bệnh, đặc
biệt là những môi trường bị ô nhiễm vi sinh, những nơi rác rưởi tồn đọng, những khu
vực xung quanh bệnh viện ... Hầu hết những vi sinh vật gây bệnh không tồn tại được
lâu ở môi trường ngoài cơ thể vì chúng thuộc nhóm ký sinh. Tuy nhiên các nguồn vi
sinh vật gây bệnh thường xuyên phát tán ra môi trường xung quanh, nhất là những nơi
vệ sinh môi trường không tốt và nguồn gây bệnh không được xử lý trước khi thải ra
môi trường. Đặc biệt là những nhóm vi sinh vật có khả năng hình thành bào tử, chúng
có thể sống tiềm sinh trong bào tử một thời gian rất lâu trước khi xâm nhập vào cơ thể.
Dưới đây giới thiệu một số nhóm vi sinh vật gây bệnh chính thường thấy xuất hiện
trong những môi trường bị ô nhiễm vi sinh.
5.3.1. Nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột
Nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột hầu hết có dạng hình que nên còn gọi là
trực khuẩn đường ruột, thuộc họ Enterobacteriaceae, có một số đặc điểm chung như
sau:
- Không có khả năng hình thành bào tử.
- Nhuộm gram âm.
- Có khả năng khử natri thành nitrit.
- Sử dụng glucoza và một số đường khác theo cơ chế lên men.
- Thường sống ở ruột người và một số động vật, khi sống trong ruột chúng có
thể ở trạng thái gây bệnh hoặc không gây bệnh.
Có nhiều giống khác nhau song quan trọng nhất là 3 giống: Escherichia,
Salmonella và Shigella.

5.3.1.1. Trực khuẩn đại tràng Escherichia coli


Escherichia coli là một loại trực khuẩn sống thường xuyên trong ruột người và
một số động vật được Eschrich phát hiện ra từ năm 1885. Chúng chiếm tới 80% vi
khuẩn hiếu khí sống ở ruột. Bình thường chúng không gây bệnh, khi cơ thể suy yếu

168
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

một số chủng có khả năng gây bệnh. Ở trong ruột chúng sống đối kháng với một số vi
khuẩn khác như Salmonella và Shigella (thương hàn và lỵ) nhờ có khả năng tạo ra một
loại chất ức chế có tên là Colixin. Chúng còn có khả năng tổng hợp một số vitamin
thuộc nhóm B, E và K. Vì thế khi không gây bệnh chúng có lợi cho đường ruột nhờ
hạn chế được một số vi khuẩn gây bệnh khác, giữ thế cân bằng sinh thái trong ruột và
sinh tổng hợp một số vitamin. E. coli được thải ra môi trường theo phân, do chiếm tới
80% vi khuẩn hiếu khí trong ruột và luôn giữ thế cân bằng sinh thái nên E. coli được
chọn làm vi sinh vật chỉ thị ô nhiễm. Có nghĩa là ở đâu có E. coli chứng tỏ có ô nhiễm
phân và có ô nhiễm các loại vi sinh vật gây bệnh khác. Nếu phân không được xử lý tốt,
môi trường xung quanh như đất, nước, thực phẩm sẽ bị ô nhiễm. Để đánh giá mức độ
ô nhiễm vi sinh người ta tiến hành kiểm nghiệm các mẫu đất, nước, thực phẩm ... Căn
cứ vào kết quả của chỉ số coli, tức là số lượng E. coli trong 1 lít nước hay 1 gram chất
rắn để đánh giá mức độ ô nhiễm. Theo tiêu chuẩn quốc tế thì nước được gọi là nước
sạch, không ô nhiễm khi chỉ cố coli là 0 - 5.
1. Đặc điểm sinh học của E.coli
- Đặc điểm hình thái và cấu tạo:
E. coli có hình que, hai đầu tròn, kích
thước dài ngắn khác nhau, thường từ 2 - 3
micromet x 0,5 micromet. Thường đứng riêng
rẽ từng tế bào, cũng có khi ghép từng đôi một,
có khi kết với nhau thành từng đám hoặc 1
chuỗi ngắn. Thường có tiêm mao mọc khắp
bề mặt, có khả năng di động. Không có khả
năng hình thành bào tử, có khả năng hình Hình 5.1. E. Coli (ảnh chụp
qua kính hiển vi điện tử)
thành giáp mạc (vỏ nhày) khi gặp môi trường
dinh dưỡng tốt. Nhuộm gram âm.

- Tính chất nuôi cấy:


Dễ nuôi cấy, có thể mọc được trên môi trường hiếu khí cũng như kỵ khí. Mọc
được ở nhiệt độ từ 5 - 400C, thích hợp nhất ở 370C. Có thể sống được ở pH 5,5 - 8,0,
thích hợp nhất ở pH 7 - 7,2. Trên môi trường thạch thường có khuẩn lạc dạng S (nhắn
bóng, bờ đều). Đôi khi hình thành khuẩn lạc dạng R (nhăn nheo) hoặc dạng M (nhày).
169
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Khuẩn lạc có màu xám, đục. Trong môi trường lỏng, sau 1 - 2 ngày nuôi cấy thường
làm đục môi trường, có váng trên bề mặt hoặc dính quanh thành ống, tạo thành cặn
lắng xuống đáy. Có khả năng lên men đường lactoza khác với một số nhóm gây bệnh
đường ruột khác thường không có khả năng lên men đường Lactoza. Ngoài ra còn có
khả năng lên men một số đường khác như Glucoza, Galactoza v.v... Khi lên men có
sinh khí làm sủi bọt môi trường.
Người ta thường dùng phản ứng đỏ metyl để phát hiện E. Coli: Nuôi cấy trong
môi trường có đường Glucoza ở nhiệt độ 370C. Sau 48 giờ nuôi cấy nhỏ vài giọt dung
dịch đỏ Metyl 1% pha trong cồn 600. Nếu môi trường trở thành màu đỏ là phản ứng
dương tính, nếu môi trường trở thành màu vàng là âm tính. E. Coli có phản ứng đỏ
metyl dương tính. E. Coli còn có khả năng sinh Indol (Phản ứng Indol dương tính),
không có khả năng sử dụng Xitral (Phản ứng Xitral âm tính).
- Sức đề kháng:
E. Coli dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát trùng thông thường, sức đề kháng yếu
E.coli thường bị tiêu diệt ở nhiệt độ 600C trong 30 phút. Dễ bị tiêu diệt bởi các thuốt
sát trùng thông thường.
2. Khả năng gây bệnh
Bình thường E. Coli sống trong ruột người không gây bệnh. Khi cơ thể suy yếu
một số chủng trở nên gây bệnh. E.Coli không những chỉ gây bệnh đường ruột như ỉa
chảy, kiết lỵ mà còn có thể gây một số bệnh khác như viêm đường tiết niệu, viêm gan,
viêm phế quản, viêm màng phổi v.v...
Độc tố của E. Coli thuộc loại nội độc tố, có khả năng chịu nhiệt. Đặc biệt có
một số chủng đột biến có khả năng sinh ngoại độc tố, có khả năng tác động lên tế bào
thần kinh.
Muốn phòng bệnh do E.Coli gây ra cần giữ vệ sinh ăn uống, đặc biệt cần các
biện pháp xử lý phân để tránh ô nhiễm ra môi trường.
5.3.1.2. Trực khuẩn lỵ (Shigella)
Shigella là một nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột được phát hiện do
Grigoriep năm 1891 bao gồm rất nhiều loài khác nhau. Shigella sống trong đường ruột
của người và một số động vật. Số lượng của chúng ít hơn E. Coli rất nhiều và thường
xuyên bị ức chế bởi E.Coli. Nếu cân bằng sinh thái trong ruột được giữ vững với thành

170
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

phần Shigella chiếm tỷ lệ thấp thì cơ thể vô hại. Nhưng ở một điều kiện nào đó thì cân
bằng sinh thái bị phá vỡ, số lượng Shigella trở nên nhiều thì cơ thể sẽ bị bệnh do
Shigella gây ra.
1. Đặc điểm sinh học của Shigella
- Đặc điểm hình thái và cấu tạo:
Shigella có hình que ngắn, 2 đầu tròn, kích thước thường từ 1 - 3µm x 0,5µm.
Shigella không có khả năng hình thành bào tử cũng như giáp mạc, không có tiêm mao
và tiên mao bởi thế không có khả năng di động. Nhuộm gram âm.
- Tính chất nuôi cấy:
Dễ nuôi cấy, mọc được trên các môi
trường thông thường, vừa hiếu khí, vừa kị khí.
Trên môi trường thạch, khuẩn lạc có dạng S
(nhăn bóng, bờ đều) hơi lồi. Khuẩn lạc trong
và nhỏ hơn khuẩn lạc của Salmonella. Có thể
mọc được ở nhiệt độ 80C - 400C nhưng thích
hợp nhất ở nhiệt độ 370C. Mọc được ở pH 6,5 - Hình 5.2 S.sonnel (ảnh chụp
qua kính hiển vi điện tử
8,8, thích hợp nhất ở pH 7 - 8.
Có khả năng lên men đường glucoza nhưng không tạo thành bọt khí. Đa số
không có khả năng lên men đường Lactoza, mantoza, Saccharoza. Shigella không có
men phân giải Urê, không làm lỏng Gelatin, không sinh H2S, tuỳ từng loài có phản
ứng Indol dương tính hoặc âm tính.
- Sức đề kháng:
Shigella có sức đề kháng yếu, bị tiêu diệt dưới ánh sáng mặt trời trong vòng 30
phút, nhiệt độ 60% trong 10 - 30 phút. Bị chết ngay ở nồng độ Phenol 5%.
Shigella dễ bị tiêu diệt do cạnh tranh với các vi sinh vật khác trong môi trường
tự nhiên, tuy nhiên có thể sống được trong nước không có nhiều tạp khuẩn khoảng 6
tháng, chịu được nhiệt độ thấp. Ở quần áo người bệnh, vi khuẩn lỵ sống được khoảng
1 tuần, trong sứa sống được khá lâu, Bởi vậy khi uống sứa tươi không khử trùng rất dễ
bị nhiễm Shigella.
- Khả năng biến dị di truyền:

171
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Khi gặp những tác nhân gây đột biến hoặc điều kiện môi trường không thuận
lợi, vi khuẩn Shigella dễ bị biến đổi dạng khuẩn lạc từ dạng S sang dạng R tức là mất
khả năng hình thành giáp mạc (lớp vỏ nhày bao quanh vi khuẩn). Do đó cũng không
còn khả năng gây bệnh nữa vì khi vi khuẩn mất lớp vỏ nhày bao bọc xung quanh, sẽ dễ
bị bạch cầu nuốt chửng khi xâm nhập vào cơ thể chủ. Ngược lại, từ dạng R không gây
bệnh nếu gặp điều kiện môi trường thích hợp có thể biến thành dạng S.
2. Khả năng gây bệnh
Shigella là nguyên nhân gây bệnh lỵ trực khuẩn ở người (khác với bệnh lỵ
Amip do Amip gây ra) thường gây thành dịch vào mùa hè do ăn uống mất vệ sinh. Vi
khuẩn từ phân người bệnh xâm nhập vào môi trường, gặp điều kiện nhiệt độ và độ ẩm
thích hợp của mùa hè sẽ có khả năng tồn tại lâu và xâm nhập vào người khoẻ qua
đường tiêu hoá. Vi khuẩn thường khu trú ở niêm mạc đại tràng kích thích đại tràng,
gây ra bệnh lỵ. Ngoài ra một số loài còn có khả năng gây bệnh viêm dạ dày và ruột ở
trẻ em. Bệnh lỵ do Shigella gây ra rất dễ bị tái phát và có thể trở thành bệnh mãn tính.
Độc tố của Shigella hầu hết là nội độc tố, chỉ có một số loài có khả năng sinh
ngoại độc tố. Nội độc tố của Shigella thuộc loại mạnh, chịu được nhiệt độ bền vững ở
nhiệt độ 1000C. Ngoại độc tố cũng thuộc loại mạnh, có khả năng tác dụng đến hệ thần
kinh nhưng không chịu được nhiệt độ.
Muốn phòng bệnh do vi khuẩn lỵ Shigella gây ra cần giữ vệ sinh môi trường và
vệ sinh thực phẩm. Không để phân của người bị bệnh xâm nhập vào môi trường xung
quanh, từ đó sẽ nhiễm vào thực phẩm và đi vào người lành qua đường tiêu hoá. Cần
cách ly người bệnh kịp thời.
5.3.1.3. Trực khuẩn thương hàn Salmonella
Salmonella thuộc nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột được phát hiện từ năm
1885 do Salmon tại Mỹ. Salmonella thường xuyên sinh sống trong đường ruột của
người và một số động vật. Chúng bị cạnh tranh bởi E.coli và thường bị E.coli tiêu diệt.
Bởi vậy khi trong ruột có nhiều E.coli sẽ hạn chế tác dụng gây bệnh của Salmonella. Ở
một điều kiện nào đó, thế cân bằng sinh thái trong ruột bị phá vỡ, số lượng E.coli suy
giảm, lúc đó Salmonella sẽ phát triển và gây bệnh.

172
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Hình 5.3. Salmonella (ảnh chụp qua kính hiển vi điện tử)
1. Đặc tính sinh học
- Đặc điểm hình thái và cấu tạo:
Salmonella là vi khuẩn có hình que ngắn, kích thước trung bình khoảng 1 - 3 x
0,5 micromet, không có khả năng hình thành bào tử và giáp mạc. Có nhiều tiêm mao
bao quanh tế bào, có khả năng di động. Nhuộm gram âm, thường bắt màu thuốc
nhuộm ở 2 đầu.
- Tính chất nuôi cấy:
Thuộc loại dễ nuôi cấy, mọc tốt ở các môi trường thông thường, mọc được ở
điều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí. Phát triển tốt ở nhiệt độ 370C và pH trung tính. Trên
môi trường thạch thường tạo thành khuẩn lạc dạng S đôi khi có dạng R, kích thước
khuẩn lạc thường lớn (2 - 4mm) trừ một vài chủng cho khuẩn lạc nhỏ. Khuẩn lạc
thường có màu trắng đục. Khi nuôi cấy trong môi trường lỏng, ở trường hợp khuẩn lạc
dạng S nó làm cho môi trường đục đều, ở trường hợp khuẩn lạc dạng R nó tạo thành
dạng hạt đọng ở đáy ống ở bên trong.
Có khả năng lên men Glucoza có sinh bọt khí (trừ một vài chủng đặc biệt không
có khả năng này). Không có khả năng lên men Lactoza, Sachoraza.
Có khả năng sinh H2S, không sinh Indol, không làm lỏng Gelatin. Có khả năng
khử Nitrat thành Nitrit, mọc được ở môi trường có nguồn cacbon duy nhất là xitrat
natri.

- Sức đề kháng:
Salmonella có sức đề kháng tốt, có thể sống ở môi trường ngoài cơ thể trong
thời gian lâu. Trong đất hoặc nước có thể sống được 2 - 3 tuần, trong nước đá tồn tại
được 2 - 3 tháng. Có thể tồn tại được ở nhiệt độ 1000C trong 5 phút mới bị tiêu diệt, ở
600C sống được 10 - 20 phút. Bị diệt bởi Phenol 5%, Cloramin 1% và Clorua thuỷ
173
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

ngân 0,2% trong 5 phút. Ở trong ruột, Samonella cũng bị ức chế bởi E.Coli nên số
lượng luôn luôn chiếm tỷ lệ thấp. Tuy nhiên chúng lại có khả năng đề kháng với một
số chất ở nồng độ mà E.Coli đã bị tiêu diệt. Ví dụ như xanh Briang, xanh Malachit ...
Người ta thường dùng những chất này để kìm hãm vi khuẩn E.Coli khi cần phân lập
Salmonella.
- Khả năng biến dị di truyền:
Giống như Shigella, vi khuẩn Salmonella
cũng có khả năng biến dị khuẩn lạc từ dạng S
sang dạng R và ngược lại. Bởi vậy, chúng có thể
biến đổi từ dạng gây bệnh sang dạng không gây
bệnh nhất là khi nuôi cấy lâu ngày trong ống
giống. Hình 5.4 Vibrio (ảnh chụp
qua kính hiển vi điện tử
2. Khả năng gây bệnh
Salmonella là nguyên nhân gây bệnh thương hàn, phó thương hàn và bệnh
nhiễm độc do ăn uống. Có những chủng chỉ gây bệnh ở người, có những chủng gây
bệnh ở động vật, có một số chủng có khả năng gây bệnh cả ở người và động vật.
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hoá, khi vào đến ruột non nó
chui qua niêm mạc ruột tới các hạch bạch huyết thì tụ lại và phát triển ở đó. Khi phát
triển tới một số lượng nhất định, tế bào vi khuẩn bị dung giải và giải phóng hàng loạt
nội độc tố. Nội độc tố theo máu tới não gây ra trạng thái sốt li bì, sau đó gây ra hiện
tượng trụy tim mạch. Nội độc tố còn tác dụng vào dây thần kinh giao cảm bụng gây ra
đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần. Đó là những tác hại của bệnh thương hàn và
phó thương hàn. Salmonella còn có khả năng gây bệnh ỉa chảy do nhiễm độc ăn uống,
ở bệnh này vi khuẩn thường không vào máu. Ngoài ra Salmonella còn có khả năng gây
bệnh viêm dạ dày và ruột, viêm màng não, viêm xương.
Muốn phòng bệnh do Salmonella gây ra cần giữ vệ sinh ăn uống, giữ vệ sinh
môi trường, xử lý phân, không để ô nhiễm phân, nhất là phân của người bệnh. Giữ gìn
vệ sinh thực phẩm, không giết mổ súc vật bị bệnh để làm thực phẩm.
Trên đây chỉ mô tả 3 nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột thường gặp. Ngoài 3
nhóm trên, còn rất nhiều nhóm khác nữa thuộc vi khuẩn đường ruột có thể gây những
bệnh hiểm nghèo. Ví dụ như bệnh tả do vi khuẩn Vibrio chlerae gây ra có thể làm chết
người hàng loạt khi xảy ra dịch tả. Để phòng chống các loại bệnh đường ruột cần phải
174
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm, không để môi trường và thực phẩm bị
ô nhiễm. Những nguồn gây ô nhiễm cần phải được xử lý tốt trước khi thải ra môi
trường. Về phía con người, muốn tránh bệnh đường ruột phải giữ gìn vệ sinh ăn uống,
giữ gìn sức khoẻ, sao cho hệ sinh thái vi sinh vật trong đường ruột được cân bằng.
Trong đường ruột của người khoẻ mạnh, nhóm vi sinh vật có ích chiếm ưu thế. Đó là
những nhóm có khả năng sinh các loại vitamin, các loại enzym giúp cho quá trình tiêu
hoá, đồng thời sinh ra các chất ức chế các nhóm vi sinh vật gây bệnh. Khi sự cân bằng
sinh thái trong ruột bị phá vỡ, nhóm có ích suy giảm, nhóm gây bệnh tăng lên, cơ thể
sẽ bị nhiễm bệnh. Nên nhớ rằng hệ sinh thái đường ruột không những chỉ bao gồm các
nhóm vi sinh vật mà còn có cả các nhóm động vật không xương và nguyên sinh động
vật như các loại giun, sáp, amip ... Các nhóm ký sinh này làm cho cơ thể suy yếu càng
dễ bị nhiễm bệnh do vi sinh vật gây ra.
5.3.2. Nhóm vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp
Nhóm vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp là nguyên nhân của các bệnh thuộc
đường hô hấp như lao phổi, viêm phế quản, viêm họng, áp xe phổi ... Nhóm vi khuẩn
nàu có hình dáng khác nhau như hình que, hình cầu ... Khác với nhóm vi khuẩn đường
ruột, đa số vi khuẩn đường hô hấp có tính chất bắt màu gram dương. Nhóm này sống
ký sinh trong đường hô hấp của người và động vật, truyền bệnh qua đường hô hấp. Có
khả năng tồn tại trong không khí và các môi trường khác một thời gian nhất định trước
khi xâm nhập vào đường hô hấp của cơ thể chủ. Những môi trường bị ô nhiễm vi
khuẩn đường hô hấp thường nằm xung quanh các bệnh viện chuyên khoa như bệnh
viện lao. Vi khuẩn đường hô hấp còn theo người bệnh phát tán đi khắp nơi và có thể
tồn tại khá lâu trong môi trường.
Nhóm vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp bao gồm nhiều giống, loài. Ở đây chỉ
nói đến 3 loài thường gặp là Mycbacterium tuberculosis (trực khuẩn lao), Diplococcus
pneumoniae (cầu khuẩn phổi) và Corynebacterium diphteriae (trực khuẩn bạch hầu).
5.3.2.1. Trực khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis)
Trực khuẩn lao do Robert Koch tìm ra nằm 1882, là nguyên nhân gây ra bệnh
lao phổi ở người và các bệnh lao khác như lao hạch, lao xương, lao thận v.v... trong đó
quan trọng và phổ biến nhất là lao phổi. Bệnh lao phổi trước đây rất khó chữa. Sau khi
tìm ra những loại thuốc chữa trị đặc hiệu bệnh lao đã bị đẩy lùi. Song, thời gian gần
đây, bệnh lao có nguy cơ quay trở lại tàn phá sức khoẻ con người. Nhất là khi bệnh lao
175
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

nhiễm vào cơ thể của người đã mắc bệnh AIDS thì phát huy tác dụng, rất nhanh chóng
dẫn đến tử vong.
1. Đặc điểm sinh học
- Hình thái và cấu tạo:
Vi khuẩn lao có hình que mảnh, vì thế gọi là trực khuẩn lao. Kích thước trung
bình 1 - 4 x 0,3 - 0,6 micromet. Đôi khi có dạng hình cầu và kích thước rất nhỏ bé có
thể chui qua màng lọc vi khuẩn. Các tế bào vi khuẩn thường dính vào nhau thành hình
chữ V, Y, N, cũng có khi đứng riêng lẻ từng tế bào. Vi khiẩn lao thường không có lông
(tiêm mao và tiên mao) nên không có khả năng di động, không có khả năng hình thành
bào tử và giáp mạc.
Bắt đầu Gram dương, nhưng rất khó thấy rõ.
- Tính chất nuôi cấy:
Vi khuẩn lao thuộc loại hiếu khí bắt buộc, không thể sống được ở môi trường kị
khí. Sống được ở nhiệt độ 240C - 420C, thích hợp nhất ở 370C và pH 6,7 - 7,0. Vi
khuẩn lao mọc chậm, khó nuôi cấy, không mọc được ở những môi trường nuôi cấy
thông thường. Muốn mọc tốt cần phải bổ sung vào môi trường lòng đỏ trứng, sữa,
Asparagin ... Khi nuôi cấy trên môi trường thạch khuẩn lạc có dạng R (xù xì, có nếp
nhăn), nếu chuyển sang dạng S thì không còn tính độc. Khi nuôi cấy trên môi trường
lỏng, vi khuẩn lao mọc thành váng răn reo trên bề mặt môi trường.
- Sức đề kháng:
Trực khuẩn lao có sức đề kháng cao đối với hoá chất như các chất sát trùng,
cồn, axit kiềm ... cần phải có thời gian lâu và nồng độ cao mới tiêu diệt được. Ngược
lại đối với nhiệt độ và tia tử ngoại vi khuẩn lao dễ bị tiêu diệt. Dưới ánh sáng mặt trời
chiếu thẳng vi khuẩn lao sống được 50 phút. Ở môi trường ngoài cơ thể chúng sống
được rất lâu nếu đủ độ ẩm. Ví dụ như trong rác ẩm có thể sống tời 4 tháng, trong đờm
của người bệnh có thể sống được 2 tháng, trong quần áo hoặc sách vở của người bệnh
có thể sống được tới 3 tháng.
Vi khuẩn lao có thể tồn tại hàng tháng, hàng năm trong nước nếu không có ánh
sáng mặt trời chiếu vào.
- Khả năng biến dị di truyền:

176
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Vi khuẩn lao có khả năng biến dị khuẩn lạc từ dạng R sang dạng S và ngược lại.
Ở dạng R nó có tính độc, còn ở dạng S mất tính độc cũng như nhiều vi khuẩn gây bệnh
khác, vi khuẩn lao cũng có những đột biến kháng thuốc làm cho nó quen với những
thuốc chữa trị còn gọi là nhờn thuốc. Khi gặp phải những chủng nhờn thuốc này sẽ rất
khó chữa trị.
2. Khả năng gây bệnh:
Vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể có thể khu trú và gây bệnh ở rất nhiều cơ
quan nội tạng như phổi, ruột, bàng quang, màng não, xương khớp v.v... Song, phổ biến
nhất là gây bệnh ở phổi. Những túi phổi có vi khuẩn lao cư trú và phát triển sẽ bị hoại
tử. Khi chiếu X Quang những vết hoại tử này hiện lên rất rõ. Xung quanh nơi khu trú
của vi khuẩn thường có hàng rào bạch cầu của cơ thể có nhiệm vụ ngăn cản không cho
vi khuẩn lan tràn ra ngoài. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vi khuẩn vẫn chui qua hàng
rào bạch cầu xâm nhập vào máu và các cơ quan nội tạng khác.
Độc tố của vi khuẩn lao thuộc loại nội độc tố, trong thành phần cấu tạo có axit
mycoilic là chất có tác dụng chống lại bạch cầu của cơ thể chủ. Ngoài ra còn có tác
dụng gây độc cho cơ thể. Vi khuẩn lao còn có khả năng sinh ra chất Tubeculin. Chất
này khi tiêm dưới da ở những người đã nhiễm khuẩn lao sẽ có phản ứng sưng đỏ gọi là
phản ứng Măng-tu thường dùng để phát hiện người có bị nhiễm vi khuẩn lao hay
không.
Bệnh lao lây lan chủ yếu qua đường hô hấp. Khi người bị bệnh lao ho, khạc
đờm. Vi khuẩn phát tán vào không khí, người lành hít phải sẽ bị nhiễm khuẩn. Bệnh
lao cũng có thể truyền qua đường tiêu hoá, khi ăn uống chung bát, đĩa với người bị
bệnh cũng dễ bị nhiễm lao. Người khoẻ mạnh nhiễm vi khuẩn lao có thể không bị
bệnh hoặc bị bệnh nhẹ gọi là sơ nhiễm. Khi cơ thể suy yếu bệnh lao dễ phát triển, nhất
là ở những người bị suy giảm miễn dịch do mắc bệnh AIDS. Bệnh lao sau một thời
gian bị đẩy lùi nay có nguy cơ quay trở lại. Số người bị bệnh lao ngày càng nhiều
trong thời gian gần đây. Nguyên nhân là những chủng vi khuẩn có đột biến kháng
thuốc ngày càng phổ biến. Những chủng này đã quen với những thuốc chữa trị thông
thường khiến cho những thuốc này không còn tác dụng nữa.
Muốn phòng chống bệnh lao cần phải giữ gìn vệ sinh môi trường. Những người
bệnh phải có ý thức vệ sinh, không truyền bệnh cho những người xung quanh. Để

177
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

chống hiện tượng quen thuốc phải uống thuốc đủ liều lượng. Cần giữ cho cơ thể khoẻ
mạnh, hệ miễn dịch tốt sẽ phòng chống được bệnh lao.
5.3.2.2. Cầu khuẩn phổi (Diplococcus pneumoniae)
Cầu khuẩn phổi là nhóm vi khuẩn gây ra các bệnh viêm phổi, viêm phế quản,
viêm họng. Ngoài ra còn có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan khác như viêm tai giữa,
viêm amidan, viêm khớp, viêm não, viêm xoang mũi v.v....
1. Đặc điểm sinh học
- Đặc điểm hình thái và cấu tạo
Cầu khuẩn phổi có hình cầu không đều, một đầu tròn, một đầu thường kéo dài
như hình ngọn nến. Thường ghép từng đôi một, hai đầu tròn dính nhau, gọi là song cầu
khuẩn. Cũng có khi đứng riêng rẽ hoặc xếp thành chuỗi ngắn. Cầu khuẩn phổi không
có khả năng hình thành bào tử có khả năng hình thành giáp mạc, không có khả năng di
động, bắt đầu Gram dương.
- Tính chất nuôi cấy:
Khó nuôi cấy trên môi trường thông thường, mọc tốt trên môi trường có bổ
sung huyết thanh máu, dịch mô. Phát triển tốt ở nhiệt độ 370C và pH 7,5 - 7,8. Có khả
năng mọc trên môi trường hiếu khí và kỵ khí.
Có khả năng lên men đường Glucoza, Lactoza, Sacharoza, Mantoza ... Khi nuôi
cấy trên môi trường có các loại đường trên, cầu khuẩn phổi mọc rất nhanh, giải phóng
nhiều axit hữu cơ do quá trình lên men đường, các axit hữu cơ do quá trình lên men
đường, các axit hữu cơ làm pH môi trường giảm khiến vi khuẩn bị chết. Bởi vậy khi
nuôi cấy cần hạn chế tỷ lệ đường trong môi trường.
Trên môi trường thạch, cầu khuẩn phổi mọc thành khuẩn lạc dạng S, tròn, nhỏ,
trong như giọt sương.
- Sức đề kháng:
Cầu khuẩn phổi có sức đề kháng yếu, không chịu được, nhiệt độ cao, bị tiêu
diệt ở nhiệt độ 600C trong vòng 30 phút và các chất sát trùng thông thường. Tuy nhiên
cầu khuẩn phổi chịu được nhiệt độ thấp, có thể tồn tại vài tháng ngoài môi trường, nhất
là trong đờm, mủ của người bệnh.
- Khả năng biến dị di truyền:

178
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Có khả năng biến dị khuẩn lạc từ dạng S sang dạng R và ngược lại, ở dạng R
mất khả năng gây bệnh. Có khả năng sinh ra những đột biến kháng thuốc.
2. Khả năng gây bệnh
Cầu khuẩn phổi khi nhiễm vào đường hô hấp thường gây ra những bệnh ngay
tại đó gọi là nhiễm bệnh cục bộ. Ví dụ như bệnh viêm phổi, phế quản, họng v.v...
Ngoài ra từ đường hô hấp vi khuẩn có thể xâm nhập vào đường máu, lan truyền khắp
các cơ quan nội tạng như não, tim, thận, khớp, xoang mũi, tai giữa, mắt ... và gây bệnh
tại các cơ quan đó. Độc tố của cầu khuẩn phổi thuộc loại nội độc tố yếu.
Cầu khuẩn phổi còn có khả năng gây ra nhiễm trùng thứ phát, tức là gây nhiễm
trùng sau một số bệnh như cúm, sởi, ho gà ở trẻ em.
Muốn phòng chống bệnh do cầu khuẩn phổi gây ra cần giữ vệ sinh môi trường,
giữ cho cơ thể khoẻ mạnh, chống bị nhiễm lạnh vào mùa đông. Ngoài ra cũng như một
số bệnh nhiễm trùng khác, cần uống vacxin phòng bệnh.
5.3.2.3. Trực khuẩn bạch hầu (Corinebacterium diphteriae)
Vi khuẩn bạch hầu do Klebs phát hiện năm 1883, là nguyên nhân gây bệnh
bạch hầu chủ yếu ở trẻ em. Nó tạo thành màng trắng bao bọc yết hầu và khí quản gây
khó thở đôi khi tắc thở dẫn đến tử vong.
1. Đặc điểm sinh học
- Hình thái và cấu tạo
Vi khuẩn bạch hầu có hình que thẳng hoặc hơi cong, hai đầu phình to giống
hình quả tạ. Kích thước dài ngắn khác nhau, trung bình 1 - 6 x 0,3 - 0,8 micromet. Vi
khuẩn bạch hầu không có khả năng di động, không sinh bào tử và giáp mạc, bắt màu
gram dương. Thường sắp xếp dính nhau thành hình chữ V, L, Y hoặc gắn song song
tai 2 đầu như hàng rào. Ngoài dạng hai đầu tròn còn có những biến hìnhnhư quả lê,
hình chuỳ, vợt ...
- Tính chất nuôi cấy:
Vi khuẩn bạch hầu thuộc loại hiếu khí, dễ nuôi, mọc tốt ở môi trường có huyết
thanh hoặc máu. Phát triển tốt ở nhiệt độ 34 - 370C và pH 7,8 - 8,4.
Khi nuôi cấy trên môi trường mọc rất nhanh so với những vi khuẩn gây bệnh
khác. Trên môi trường thạch mọc thành khuẩn lạc màu xám nhạt, khuẩn lạc nhỏ, tròn,
lồi, bờ nhẵn đều.

179
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Có khả năng lên men không sinh khí đường Glucoza, Mantoza, Galactoza,
Mantoza, Dextrin. Không lên men Lactoza, Sacaroza và Manit. Có khả năng khử
nitrat, không sinh H2S, không làm lỏng Gelatin.
- Sức đề kháng
Vi khuẩn bạch hầu có sức đề kháng mạnh so với những vi khuẩn không sinh
bào tử khác. Chịu được nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp, bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt trời
chậm hơn nhiều loại khác. Chịu được nhiệt độ 95 - 1000C trong 15 phút. Khó bị tiêu
diệt bởi các thuốt sát trùng thông thường. Có khả năng tồn tại ngoài môi trường, trong
quần áo bệnh nhân tới 5 - 6 tháng.
2. Khả năng gây bệnh
Vi khuẩn bạch hầu xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, vào tới yết hầu thì
khu trú lại và gây bệnh ở đó. Thường là trẻ em dễ mắc bệnh. Tại nơi cư trú vi khuẩn
làm loét thành hầu và thanh quản, tạo thành màng bao phủ khắp niêm mạc, che kínkhí
quản gây khó thở. Đồng thời tiết độc tố lan tràn theo máu tới hệ thần kinh làm liệt các
dây thần kính sọ não và làm xung huyết tuyến thượng thận.
Độc tố của vi khuẩn bạch hầu thuộc loại ngoại độc tố mạnh, 1mg chứa tới 1000
DML (liều gây chết tối thiểu) đối với chuột lang.
Muốn phòng chống bệnh bạch hầu cho trẻ em phải tiêm vacxin phòng bệnh.
5.4. MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY BỆNH KHÁC:
5.4.1. Cầu khuẩn màng não (Neiseria meningitidis)
1. Đặc điểm sinh học
- Hình thái và cấu tạo:
Cầu khuẩn màng não có hình cầu dẹt 1 phía, thường xếp từng đôi một, đầu dẹt
dính vào nhau. Không có khả năng di động, không có khả năng hình thành bào tử và
giáp mạc, bắt đầu gram âm. Khi nuôi cấy lâu ngày thường khó bắt màu, hình dạng
biến đổi.
- Tính chất nuôi cấy:
Cầu khuẩn màng não thuộc loại khó nuôi cấy, không mọc được ở môi trường
thông thường. Muốn mọc tốt cần bổ sung vào môi trường một số axit amin, huyết
thanh hoặc máu. Cầu khuẩn màng não thuộc loại hiếu khí bắt buộc, không thể sống ở
môi trường không có oxy. Nhiệt độ thích hợp là 36 - 370C, pH thích hợp là 7,2.

180
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Trên môi trường thạch cầu khuẩn màng não mọc thành khuẩn lạc hình tròn,
nhỏ, bờ đều, màu xanh xẫm. Trên môi trường dịch thể làm đục môi trường.
Có khả năng lên men đường Glucoza, Mantoza, không lên men các đường
Arabinoza, Ramnoza, Manit ....
- Sức đề kháng:
Vi khuẩn màng não có sức đề kháng yếu. Dễ bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt trời,
nhiệt độ 550C trong 30 phút là bị chết. Dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát trùng thông
thường. Sau khi ra khỏi cơ thể chỉ tồn tại được 3 - 4 giờ trong bệnh phẩm/
2. Khả năng gây bệnh
Cầu khuẩn màng não là nguyên nhân gây bệnh viêm màng não thường gặp ở trẻ
em, thường gây thành dịch, lây lan qua đường hô hấp. Ngoài bệnh viêm màng não, cầu
khuẩn màng não còn có khả năng gây bệnh viêm màng phổi có mủ, viêm màng tim,
viêm khớp có mủ, viêm mũi họng cấp ...
Độc tố của cầu khuẩn màng não thuộc loại độc tố, chỉ giải phóng khi tế bào bị
dung giải. Muốn phòng tránh bệnh do cầu khuẩn màng não gây ra cần giữ gìn vệ sinh
môi trường, cách ly người bệnh, tiêm phòng vacxin.
5.4.2. Trực khuẩn dịch hạch (Pasteurella pestic hoặc Yersinia pestic)
Trực khuẩn dịch hạch được phân lập từ người bị bệnh dịch hạch vào năm 1894
do Yersin và Kitasato. Nó là nguyên nhân gây bệnh dịch hạch truyền nhiễm cho loài
gặm nhấm như chuột. Bệnh có thể truyền từ chuột sang người qua bọ chét của chuột,
là một loài côn trùng hút máu. Bệnh dịch hạch là một loại bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm, có thể gây chết người hàng loạt.
1. Đặc điểm sinh học
- Đặc điểm hình thái và cấu tạo:
Vi khuẩn dịch hạch có hình dạng trực khuẩn 2 đầu tròn. Cũng có khi có hình
bầu dục hoặc hình cầu. Không có khả năng di động, không hình thành bào tử. Có khả
năng hình thành giáp mạc khi môi trường giàu dinh dưỡng, bắt màu gram âm, rõ nhất
ở 2 đầu tế bào. Thường đứng riêng rẽ hoặc xếp thành chuỗi ngắn.
- Tính chất nuôi cấy:
Trực khuẩn dịch hạch thuộc loại vừa hiếu khí vừa kỵ khí. Có thể mọc được ở
biên độ nhiệt độ rộng, từ 5 - 370C, thích hợp nhất là 280C, pH thích hợp từ 6,9 - 7,2.

181
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Khi nuôi cấy trực khuẩn dịch hạch cần bổ sung chất kích thích như Natri sunfit,
dịch máu v.v...
Trực khuẩn dịch hạch có khả năng lên men không sinh khí các loại đường
Glucoza, Galactoa, Anabinoa ... Một số chủng có khả năng khử Nitrat thành Nitrit.
Trên môi trường thạch, trực khuẩn dịch hạch mọc thành khuẩn lạc dạng R, bờ
khuẩn lạc nhăn nheo, ở giữa có màu đen sẫm, xung quanh sáng hơn. Trong môi trường
dịch thể vi khuẩn mọc thành váng, có sợi rủ xuống phía dưới váng, đáy môi trường tạo
thành một lớp cặn xốp như bông.
- Sức đề kháng:
Trực khuẩn dịch hạch có sức đề kháng yếu, bị tiêu diệt ở nhiệt độ 700C sau 10
phút, không chịu được ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Bị tiêu diệt bởi các chất sát
trùng thông thường như Cloramin 5%, Creson 5%, Axit phenic 5% ... có thể tồn tại 8 -
10 ngày ở môi trường ngoài cơ thể, ở 00C có thể sống được 6 tháng.
2. Khả năng gây bệnh
Vi khuẩn dịch hạch thuộc loại truyền nhiễm nguy hiểm. Thường gây thành dịch
ở loài gặm nhấm. Từ loài gặm nhấm như chuột dễ dàng truyền sang người qua đường
máu do bọ chét đốt. Khi chuột chết, bọ chét của chuột liền nhảy sang người và đốt làm
người bị lây bệnh. Độc tố của vi khuẩn dịch hạch gồm cả 2 loại ngoại độc tố và nội
độc tố, cả 2 loại đều có độc lực rất cao, có khả năng xuyên qua da lành của người khoẻ
mạnh.
Độc tố của vi khuẩn dịch hạch có thể gây ra 3 thể bệnh khác nhau: thể hạch, thể
phổi và thể máu.
- Thể hạch: là thể thường gặp nhất, bệnh nhân bị nổi hạch ở bẹn, nách, hàm.
Sau một thời gian hạch bị loét, hoại tử, tỷ lệ chết từ 70 - 90%.
- Thể phổi: Vi khuẩn khu trú ở phổi gây ra bệnh ho ra đờm và máu, sốt cao, nếu
không điều trị kịp thời tỷ lệ tử vong tới 100%. Khi ở thể này, vi khuẩn sẽ lan truyền
qua đường hô hấp sang người lành.
- Thể máu: Là hậu quả của thể hạch và thể phổi, vi khuẩn sau khi khu trú ở
hạch ở phổi sẽ đi vào máu gây nên nhiễm trùng máu, bệnh nhân có thể chết sau vài
ngày bị nhiễm trùng máu.

182
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Muốn phòng chống bệnh do trực khuẩn dịch hạch gây ra cần phải diệt chuột,
diệt bọ chét. Khi phát hiện chuột chết nhiều phải báo ngay cho cơ quan phòng dịch.
Cần tiêm vacxin phòng bệnh.
Muốn tiêu diệt chuột cần phải giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ các loài thù địch
của chuột như mèo, rắn, cú mèo ... Ở nơi nào cân bằng sinh thái bị phá vỡ do mèo, rắn
bị ăn thịt thì chuột sẽ phát triển, không những gây dịch bệnh mà còn phá hoại mùa
màng, kho tàng v.v...
Khi cần phải chủ động diệt chuột thì không nên dùng chất độc hoá học làm bả
chuột vì những chất đó sẽ gây ô nhiễm môi trường. Chuột bị chết do bả nếu chó, mèo
ăn phải cũng bị chết. Chỉ nên dùng thuốc sinh học làm bả chuột và dùng những
phương pháp thủ công như hun khói, đặt bẫy v.v...
5.4.3. Trực khuẩn độc thịt (Clostridium botulinum)
Trực khuẩn độc thịt là một loại vi khuẩn
hoại sinh thường sống trong thực phẩm thịt tươi
sống hoặc đồ hộp để lâu ngày, gây ngộ độc cho
người. Vi khuẩn độc thịt được phân lập từ năm
1896 do Van Ermenghem.
1. Đặc điểm sinh học
- Đặc điểm hình thái và cấu tạo
Vi khuẩn độc thịt có hình dạng trực khuẩn Hình 1.3 C.botulinum
2 đầu tròn, kích thước trung bình 0,9 - 1,2 x 4 - 8 (ảnh chụp qua kính hiển
vi điện tử)
micromet. Có lông bao quanh tế bào nhưng ít di
động.
Không có khả năng hình thành giáp mạc, có khả năng hình thành bào tử, bào tử
thường có hình bầu dục. Nhuộm màu gram dương. Thường đứng riêng lẻ hoặc sắp xếp
từng đôi một, đôi khi đính thành chuỗi ngắn.
- Tính chất nuôi cấy:
Vi khuẩn độc thịt thuộc loại kỵ khí bắt buộc không sống được khi có oxy. Nhiệt
độ thích hợp là 34 - 350C, pH thích hợp: 7,4 - 7,6. Có khả năng lên men sinh khí các
loại đường Glucoza, Fructoza, Ramnoza Manit, có khả năng sinh H2S.

183
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Trên môi trường đặc mọc thành khuẩn lạc to, màu xám nhạt, ở cả 2 dạng S và
R. Trong môi trường dịch thể làm đục đều môi trường, tạo thành cặn dưới đáy môi
trường.
- Sức đề kháng
Khi ở thể dinh dưỡng (không hình thành bào tử) có sức đề kháng yếu, bị tiêu
diệt bởi các chất sát trùng thông thường, chết ở nhiệt độ 600C trong 30 phút.
Ở thể bào tử thì có sức đề kháng rất cao, sống được nhiều năm trong môi
trường. Ở nhiệt độ 1000C vẫn sống được 1 - 2 giờ, ở 1200C sống được 20 - 30 phút.
Dung dịch Formalin 20% chịu đựng được 24 giờ, HCl 10% bị tiêu diệt sau 1 giờ.
2. Khả năng gây bệnh
Vi khuẩn độc thịt khi sống trong thức ăn sẽ sản sinh ra ngoại độc tố có độc lực
mạnh nhất trong các loại độc tố của vi khuẩn. Nó cũng là chất độc sinh học mạnh nhất,
không bị phá huỷ bởi dịch tiêu hoá, trong đồ hộp có thể tồn tại từ 6 - 8 tháng.
Khi người ăn phải thực phẩm có ngoại độc tố của vi khuẩn độc thịt sẽ bị nhiễm
bệnh, ngoại độc tố có tác động lên hệ thần kinh trung ương gây ra liệt hô hấp, liệt tim
rồi chết trong vòng 36 - 48 giờ.
Muốn phòng chống vi khuẩn độc thịt cần giữ vệ sinh thực phẩm. Trong quá
trình sản xuất đồ hộp phải khử trùng kỹ, không sử dụng đồ hộp đã quá hạn quy định,
khi ăn phải đun kỹ ...
Trên đây giới thiệu một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp, có mặt ở hầu hết
những môi trường bị ô nhiễm vi sinh. Chúng là nguyên nhân gây ra các bệnh truyền
nhiễm ở người và một số động vật, đôi khi gây thành dịch phát triển ở diện rộng. Đặc
biệt là ở những nơi vệ sinh môi trường không được chú ý. Đặc biệt nguy hiểm là
những chủng vi khuẩn đã quen với thuốc kháng sinh do có những đột biến kháng thuốc
xảy ra trong bộ máy di truyền. Những chủng này có khả năng kháng một hoặc nhiều
loại kháng sinh cùng một lúc khiến cho sự điều trị vô cùng khó khăn phức tạp. Những
vi khuẩn gây bệnh phần lớn đều có khả năng tồn tại một thời gian ở môi trường ngoài
cơ thể. Bởi vậy phương pháp phòng bệnh tốt nhất là giữ vệ sinh môi trường, xử lý tốt
các nguồn chất thải có ô nhiễm vi sinh, đặc biệt là chất thải bệnh viện.
5.4.3.1. Nhóm virus gây bệnh ở người

184
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Virus là một tác nhân gây bệnh vô cùng nguy hiểm. Khác với vi khuẩn chúng
chưa có cấu tạo tế bào và chỉ có khả năng sống ký sinh trong tế bào sống. Tuy nhiên
chúng vẫn có thể tồn tại ở môi trường ngoài cơ thể dưới dạng hạt virion. Khi gặp điều
kiện thuận lợi, chúng lại xâm nhập vào tế bào chủ và sinh sôi phát triển, gây ra những
căn bệnh hiểm nghèo.
Dựa trên cấu tạo của bộ máy di truyền, người ta chia ra 2 nhóm: Adeno virus là
nhóm virus có bộ máy di truyền là 1 phân tử AND. Ví dụ như virus đậu mùa, thuỷ đậu,
virus zona và một số virus gây bệnh đường hô hấp khác. Nhóm thứ 2 Myxo virus là
nhóm virus gây bệnh có bộ máy di truyền là 1 phân tử ARN. Ví dụ như virus HIV,
virus bại liệt, virus dại ... Dưới đây giới thiệu một số virus gây bệnh nguy hiểm đại
diện cho 2 nhóm trên.
5.4.3.2 Virus HIV (Human immune deficienney virus)
Virus HIV là nguyên nhân gây bệnh AIDS được phát hiện từ năm 1983. Tuy
nhiên theo tổ chức Y tế thế giới thì bệnh này đã phát thành dịch lần đầu tiên vào năm
1970, và khả năng xuất hiện bệnh còn có thể sớm hơn nữa tại một số địa điểm thuộc
Châu Phi. Bệnh AIDS là một loại bệnh làm suy giảm khả năng miễn dịch tế bào từ đó
có thể dễ mắc bệnh bởi các loại bệnh nhiễm trùng khác gọi là nhiễm trùng cơ hội. Khi
cơ thể đã bị bệnh AIDS thì không còn khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng thông
thường và có khả năng tử vong vì những bệnh nhiễm trùng cơ hội đó.
1. Đặc điểm sinh học
Virus HIV có hình cầu hoặc đa diện, bộ máy di truyền là một phân tử ARN. Bởi
vậy quá trình di truyền của nó có giai đoạn phiên mã ngược từ ARN → AND sau khi
thâm nhập vào tế bào chủ gọi là AND tiền virus. Quá trình này được thực hiện nhờ
enzym đặc hiệu - Reverse - transcriptase. Sau đó AND tiền virus tiếp tục các quá trình
phá hoại tế bào chủ giống như những virus có bộ máy di truyền là AND. Cũng có
trường hợp AND tiền virus hội nhập với bộ máy di truyền của tế bào chủ ở trạng thái
tiềm sinh không phá vỡ tế bào (trạng thái lyzogen). Hiện nay người ta mới phát hiện
được 3 nhóm chính của bộ máy di truyền như virus HIV: GAG, ENL, POL và một số
gen khác như S, G, F ...
GAG : nhóm gen quyết định tính kháng nguyên của virus HIV
ENL : nhóm gen quyết định sự hình thành vỏ protein của virus.

185
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

S : nhóm gen quyết định khả năng sao chép, nhân lên của virus
Q : nhóm gen quyết định sự ức chế quá trình sao chép
F : chưa rõ chức năng
5.4.3.3. Virus dại
Virus dại là nguyên nhân gây ra bệnh dại ở người và một số động vật, chủ yếu
là chó. Dịch chó dại thường xảy ra vào mùa hè. Đó là một loại bệnh viên não nguy
hiểm mà khi đã phát bệnh thì tỷ lệ tử vong rất cao. Ở nước ta, bệnh dại khá phổ biến
thường lây từ chó sang người qua vết cắn.
1. Đặc điểm sinh học
Virus dại có hình bầu dục, kích thước trung bình khoảng 60 x 150 nanomet. Bộ
máy di truyền là một phân tử ARN, bởi vậy trong quá trình di truyền cũng có giai đoạn
sao chép ngược từ ARN → ADN giống như virus HIV.
Virus dại có tính đề kháng cao, ở dạng Virion (dạng tồn tại ngoài tế bào, không
có khả năng phát triển) nếu là nhiệt độ phòng chúng có thể tồn tại 1 - 2 tuần. Bởi vậy
những đồ dùng hoặc môi trường có dính nước bọt của chó dại hoặc người bệnh dại
chính là nguồn lây bệnh nguy hiểm. Ở nhiệt độ 40C (nhiệt độ thông thường trong tủ
lạnh) nó có thể sống được vài tháng. Ở 600C sống được 5 phút, 1000C chết sau 1 - 2
phút. Bị tiêu diệt nhanh bởi tia cực tím và các chất sát trùng thông thường như
Cloramin 3 - 5%, Formalin 1% v.v...
2. Khả năng gây bệnh
Virus dại xâm nhập vào người qua vết cắn của chó bị bệnh dại. Từ da virus đi
theo đường dây thần kinh lên đến não. Chúng phát triển ở một số khu thần kinh như
hành tuỷ và gây ra viêm não, tại đó các tế bào thần kinh bị huỷ hoại gây ra sự co thắt
cơ ở hầu khi nuốt. Bởi vậy bệnh nhân dại rất sợ nước, khi uống nước các cơ co thắt
gây ra đau đớn. Sau đó virus lan truyền trong hệ thống thần kinh làm liệt trung tâm hô
hấp, tim mạch, cuối cùng là liệt toàn thân. Bệnh nhân thường chết ở giai đoạn liệt cơ
quan hô hấp.
3. Khả năng gây bệnh
Virus HIV khi nhiễm vào cơ thể sẽ xâm nhập vào hệ thống miễn dịch tế bào của
cơ thể chủ, đó là các tế bào Lymphô T. Ở cơ thể khoẻ mạnh, các tế bào Lymphô T
thuộc hệ thống miễn dịch có khả năng sinh ra kháng thể để chống lại các vật lạ xâm

186
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

nhập vào cơ thể (kháng nguyên). Khi cơ thể bị nhiễm virus HIV, virus sẽ tấn công vào
tế bào lymphô T khiến nó không thể sản sinh ra kháng thể được nữa. Cụ thể là chúng
bám vào các điểm thụ cảm đặc hiệu (Receptor đặc hiệu) trên bề mặt tế bào lymphô T,
đó chính là các phân tử CD4, rồi tiến hành quá trình phá huỷ tế bào làm cho hệ thống
miễn dịch bị suy giảm. Khi khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, cơ thể không
còn khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng khác (gọi là nhiễm trùng cơ hội). Trong
các bệnh nhiễm trùng cơ hội đặc biệt nguy hiểm là bệnh lao. Bệnh lao khi kết hợp với
HIV sẽ tiến triển cực kỳ nhanh chóng, nhất là những chủng vi khuẩn lao kháng thuốc.
Thời gian ủ bệnh của bệnh nhân bị nhiễm HIV khá lâu, trung bình 5 năm, nhiều
trường hợp quá 5 năm vẫn chưa thể hiện bệnh. Nguyên nhân có thể là do virus HIV
sau khi xâm nhập vào cơ thể ở trạng thái tiềm sinh trong tế bào (Lyzogen). Khi trạng
thái Lyzogen bị phá vỡ, virus mới bắt đầu phát triển và gây bệnh.
Virus HIV lan truyền chủ yếu qua đường máu, đường tình dục, đường lây từ mẹ
sang bào thai. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, virus HIV còn có thể lây qua các
đường khác nữa.
Muốn phòng chống bệnh AIDS cần sống lành mạnh, không tiêm chích ma tuý,
không dùng chung kim tiêm với người bệnh. Trong hoạt động y tế có liên quan đến
vấn đề truyền bệnh qua máu như chữa răng, tiêm chích v.v... cần khử trùng dụng cụ
triệt để. Tốt nhất là sử dụng loại dụng cụ chỉ dùng 1 lần. Nếu người mẹ đã nhiễm HIV
không nên sinh con.
Thời gian từ khi virus xâm nhập cơ thể đến khi phát lệnh thay đổi từ 15 ngày
đến 3 tháng, có trường hợp lâu hơn phụ thuộc vào số lượng virus là vị trí vết cắn có
gần trung ương thần kinh hay không. Virus từ trung ương thần kinh phát triển theo dây
thần kinh đến tuyến nước bọt. Bởi vậy trong nước bọt của chó dại và người bị bệnh dại
có rất nhiều virus, đó chính là nguồn ô nhiễm nguy hiểm.
Muốn phòng chống bệnh dại cần tiêm phòng vacxin dại cho chó, nhất là vào
mùa hè. Khi bị chó cắn phải đến ngay cơ sở y tế để tiêm phòng. Nếu có chó dại chết,
phải làm sạch vệ sinh môi trường, khử trùng các ổ lây nhiễm, không để cho virus dại
lan truyền.
5.4.3.4. Virus cúm
Virus cúm là nguyên nhân gây ra bệnh cúm thực sự, khác với những bệnh có
triệu chứng tương tự như cúm do các virus khác gây ra. Bệnh cúm là một bệnh tuy ít
187
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

khi dẫn đến tử vong nhưng nó là hại đến sức khoẻ và khả năng lao động. Nhất là
những khi nó phát thành dịch làm cho một tỷ lệ lớn người lao động phải nghỉ ốm, ảnh
hưởng lớn đến sản xuất và các công việc khác. Triệu chứng của bệnh điển hình là sốt
cao, sổ mũi, nhức đầu, đau xương, mệt mỏi toàn thân.
Trên thế giới đã xảy ra một số dịch cúm phát triển trên diện rộng có tính chất
xuyên quốc gia. Ví dụ như dịch cúm Tây Ban Nha, xuất phát từ Tây Ban Nha lan ra
khắp Châu Âu và Châu Á làm cho 500 triệu người mắc bệnh vào những năm 1918 -
1919. Dịch cúm Hồng Kông xảy ra năm 1968 - 1970 lan ra toàn thế giới, đến nước ta
vào đầu năm 1970 làm cho 1,6 triệu người mắc bệnh, tính riêng trên các tính miền Bắc
- Việt Nam.
1. Đặc tính sinh học
Virus cúm có hình cầu, đường kính trung bình vào khoảng 80 - 100 nanomet,
thường đứng riêng rẽ, đôi khi dính vào nhau thành hình sợi chỉ. Bộ máy di truyền là
một phân tử ARN giống như virus HIV và virus dại. Bởi vậy trong quá trình sao chép
nhân lên cũng có giai đoạn sao chép ngược ARN → ADN.
Virus cúm có nhiều chủng khác nhau, còn gọi là các tuyp khác nhau như Tuyp
A, B, C ... Sự hình thành các typ khác nhau do khả năng biến dị của virus từ 1 typ ban
đầu. Virus cúm typ A thường gây nên dịch cúm diện rộng, trong typ A lại có các phân
typ (A1, A2, A3 ...) do quá trình biến dị tạo thành. Thường các typ và phân typ khác
nhau ở cấu tạo vỏ protein, ít khi khác nhau ở phần lõi ARN.
Virus cúm có sức đề kháng kém ở môi trường ngoài cơ thể với nhiệt độ trong
phòng 200C virus chỉ sống được vài giờ. Virus cúm dễ bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt
trời và các thuốc sát trùng thông thường. Ở 40C sống được 2 - 3 tuần, ở 00C sống được
vài tháng.
2. Khả năng gây bệnh
Virus cúm xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Người bị bệnh cúm ho và
hắt hơi khiến virus phát tán vào không khí, người lành hít phải không khí ô nhiễm bởi
virus cúm sẽ bị nhiễm virus. Virus vào đường hô hấp, khu trú ở niêm mạc, phát triển
mạnh làm các tế bào niêm mạc đường hô hấp bị huỷ hoại và bong ra gây ho, hắt hơi.
Sự phát triển của virus, các chất độc do chúng đào thải và các sản phẩm của tế bào
niêm mạc bị huỷ hoại làm cho toàn thân bị rối loạn sinh ra mệt mỏi, sốt cao, nhức đầu
... Một số trường hợp virus không chỉ khu trú ở niêm mạc đường hô hấp mà lan vào
188
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

phổi gây viêm phổi. Virus làm cho cơ thể suy yếu, hệ thống miễn dịch yếu dễ bị nhiễm
trùng các bệnh khác như viêm xoang, viêm phế quản ...
Thời gian từ khi cơ thể bị nhiễm virus cúm đến khi phát bệnh rất nhanh, chỉ
trong vòng 48 giờ. Bệnh kéo dài thường từ 5 - 7 ngày, đôi khi hàng tuần làm cho cơ
thể mệt mỏi, kém sức lao động.
Muốn phòng chống bệnh cúm di virus cúm gây ra cần uống vacxin phòng bệnh.
Khi có dịch cúm cần cách ly người bệnh, làm sạch vệ sinh môi trường nhất là môi
trường khí, không để cho virus cúm tồn tại lâu trong không khí dễ bị nhiễm vào người
lành.
Virus cúm có khả năng biến dị mạnh, tạo thành nhiều typ khác nhau, bởi vậy
vacxin phòng cúm thường bị vô hiệu hoá khi xuất hiện 1 typ mới. Người ta khắc phục
nhược điểm này bằng cách chế tạo Interferon là một loại protein được sinh ra khi tế
bào bị nhiễm virus. Interferon có tác dụng ức chế nhiều loại virus khác nhau khác với
kháng thể đặc hiệu chỉ ức chế được một loài tương ứng. Interferon có tác động gián
tiếp lên virus gây bệnh - Nó kích thích tế bào sinh ra một protein khác gọi là Protein
kháng virus. Protein này có khả năng ức chế quá trình tạo thành ARN và protein của
virus (do ức chế quá trình phiên dịch mã). Bởi vậy sử dụng Interferon có thể chống lại
nhiều typ virus cúm biến chủng khác nhau mà vacxin không có khả năng đó. Tuy
nhiên Interferon chỉ có tác dụng đối với tế bào thuộc loài đã sản sinh ra nó (Interferon
sản sinh ra bởi tế bào của người chỉ có tác dụng ở người, không tác dụng ở thỏ, gà ...
và ngược lại). Khả năng sản sinh Interferon thường được tăng lên khi có mặt Vitamin
C. Bởi vậy khi bị cúm hoặc bị các bệnh nhiễm virus nói chung ngoài việc điều trị bằng
các loại thuốc đặc hiệu nên uống kèm vitamin C.
5.4.3.5. Virus đậu mùa
Virus đậu mùa là nguyên nhân gây ra bệnh đậu mùa rất nguy hiểm vì tỷ lệ tử
vong của bệnh này rất cao. Hơn nữa bệnh đậu mùa thường để lại di chứng trên da -
những vết sẹo làm giảm thẩm mỹ, gây chấn thương tinh thần cho những người bị bệnh.
Bệnh đậu mùa ở nước ta hiện nay coi như đã được thanh toán, rất ít xuất hiện. Tuy
nhiên bất kỳ lúc nào nó cũng có thể xuất hiện trở lại hoặc lây lan từ các nước khác
sang.
1. Đặc điểm sinh học

189
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Virus đậu mùa có hình viên gạch, mép tù, không có góc, cạnh. Kích thước vào
loại lớn hơn nhiều so với các virus khác - trung bình khoảng 100 x 230 nanomet. Có
thể quan sát dưới kính hiển vi thường khi nhuộm bằng thuốc nhuộm đặc hiệu.
Khác với các loại virus được mô tả ở phần trên, virus đậu mùa có cấu tạo bộ
máy di truyền là một phân tử ADN. Bởi vậy trong quá trình di truyền không có giai
đoạn phiên mã ngược.
Virus đậu mùa có sức đề kháng cao, ở nhiệt độ trong phòng (20 - 250C) nó có
thể tồn tại được 3 - 4 tháng, nhất là ở trong các vẩy mụn đặc khô. Đó chính là nguồn
lây nhiễm rất nguy hiểm. Ở 600C virus sống được 15 phút, 500C sống được 2 giờ. Ở
00C sống được nhiều năm. Có thể chịu được Ete. Bị tiêu diệt bởi tia cực tím và một số
thuốc sát trùng như Cloraminm, axit phenic ...
2. Khả năng gây bệnh
Virus thuỷ đậu xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp bắt đầu nhân lên ở đó.
Sau đó vào máu và phát triển manh ở hệ thống tuần hoàn, nhất là các hạch lymphô gây
sốt cao. Sau đó virus lan truyền đến da, niêm mạc, não, tạo thành những nốt đậu ở da
và niêm mạc. Nốt đậu sau một thời gian phát triển khô đi và bong vảy để lại nhiều vết
sẹo trên da. Người bệnh thường chết trong giai đoạn cuối của mụn đậu.
Virus từ người bệnh lan truyền ra môi trường xung quanh qua đường hô hấp và
các chất thải như nước tiểu, phân, đờm, vẩy mụn đậu ... Virus có thể tồn tại trong môi
trường một thời gian và lây lan vào người lành. Bệnh đậu mùa có tính miễn dịch suốt
đời, nghĩa là sau khi bị bệnh một lần thường không bị lại.
Muốn phòng tránh bệnh thuỷ đậu cần tiêm vacxin phòng bệnh, giữ gìn vệ sinh
môi trường. Đặc biệt là khi có người bị bệnh cần cách ly, xử lý tốt các chất thải của
người bệnh để tiêu diệt nguồn ô nhiễm.
5.4.3.6. Virus thuỷ đậu và bệnh Zona
Virus thuỷ đậu là nguyên nhân gây ra bệnh thuỷ đậu ở trẻ em và bệnh zona ở
người lớn. Đây là loại bệnh lành, không để lại di chứng, ít dẫn đến tử vong như bệnh
đậu mùa. Tuy nhiên, bệnh zona ở người lớn thường gây nên viêm sừng sau tuỷ sống,
và các nhánh thần kinh cảm giác gây ra đau đớn khó chịu.
1. Đặc điểm sinh học

190
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Virus thuỷ đậu có hình cầu, kích thước lớn tương đương với virus đậu mùa. Bộ
máy di truyền cũng là một phân tử ADN như virus đậu mùa.
Virus đậu mùa có sức đề kháng yếu, bị tiêu diệt nhanh chóng bởi ánh sáng mặt
trời và tia cực tím. Dễ dàng bị tiêu diệt bởi nhiệt độ, ở nhiệt độ thấp cũng rất khó bảo
quản. Ống giống vi khuẩn để trong tủ lạnh ở nhiệt độ đóng băng nếu đưa ra cấy truyền
ở nhiệt độ phòng rồi đưa trở lại nhiệt độ lạnh rất dễ bị chết.
2. Khả năng gây bệnh
Virus thuỷ đậu xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, từ đường hô hấp đi vào
máu tới da và niêm mạc khu trú tại đó gây nên những nốt đậu có dạng mụn nước trong
nên gọi là thuỷ đậu. Sau 1 tuần thể mụn khô dần và bong vảy không để lại sẹo. Bệnh
thuỷ đậu cũng có tính miễn dịch lâu dài như bệnh đậu mùa.
Ở người lớn, virus thuỷ đậu gây ra bệnh zona, thường xuất hiện thành mụn pử
da vùng dây thần kinh liên sườn gây cảm giác đau, khó chịu. Bệnh lây qua đường hô
hấp và đường tiếp xúc qua da.
Muốn phòng chống bệnh thuỷ đậu cần tiêm phòng vacxin, không cho trẻ em
tiếp xúc với người bị bệnh zona.
Trên đây là một số virus gây bệnh thường gặp, đại diện cho 2 nhóm chính:
nhóm bộ máy di truyền là ADN và nhóm có bộ máy di truyền là ARN. Trong thiên
nhiên còn rất nhiều các virus gây bệnh khác nữa, gây ra rất nhiều bệnh cho người,
động vật và thực vật. Tất cả chúng đề sống ký sinh trong các tế bào từ vi khuẩn đến
động vật, thực vật và người. Ở môi trường ngoài tế bào, chúng tồn tại dưới dạng virion
- là những hạt tiềm sinh không phát triển. Những hạt này khi nhiễm vào cơ thể lại xâm
nhập vào tế bào và gây bệnh. Bởi vậy muốn phòng chống những bệnh do virus gây
cũng như vi khuẩn gây ra cần giữ gìn vệ sinh môi trường. Xử lý tốt chất thải của người
bệnh không để nguồn bệnh xâm nhập vào môi trường gây ô nhiễm môi trường xung
quanh. Đặc biệt là chất thải bệnh viện phải được xử lý thật tốt. Tuyệt nhiên không
dùng biện pháp chôn lấp đối với loại chất thải đặc biệt nguy hiểm này. Bởi vì khi chôn
lấp, các vi sinh vật sẽ đi vào môi trường đất, từ đất sẽ đi vào nước ngầm làm ô nhiễm
nguồn nước ngầm mà từ trước vẫn được coi là nguồn nước sạch người dân thường
dùng không qua xử lý (đào giếng lấy nước ăn, uống, tắm rửa ...)
5.5. VI SINH VẬT CHỈ THỊ Ô NHIỄM

191
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Như trên đã nói, những nhóm vi sinh vật có khả năng gây bệnh từ ít nguy hiểm
như thuỷ đậu đến đặc biệt nguy hiểm như AIDS thuộc các chủng, loài, nhóm ... rất
khác nhau. Từ các virus chưa có cấu tạo tế bào đến vi khuẩn đã có cấu tạo tế bào
nhưng chưa điển hình, đến các vi nấm đã có cấu tạo tế bào điển hình đều có thể là
nguyên nhân của các bệnh tật. Tất cả những vi sinh vật gây bệnh này đều là nguồn ô
nhiễm vi sinh cho các môi trường như đất, nước, không khí và thực phẩm. Tuy nhiên,
khi muốn xác định một môi trường nào đó có bị ô nhiễm vi sinh hay không, người ta
không thể khảo sát sự tồn tại của tất cả các nhóm vi sinh vật gây bệnh mà chỉ khảo sát
một vài đại diện nào đó. Những đại diện đó gọi là vi sinh vật chỉ thị ô nhiễm.
Trong những điều kiện thông thường, để xác định chỉ tiêu ô nhiễm vi sinh
người ta khảo sát sự có mặt của các nhóm sau:
5.5.1. Escherichia coli
E. Coli còn gọi là trực khuẩn đại tràng, sống trong ruột người và một số động
vật. Bình thường không gây bệnh nhưng ở một số điều kiện nhất định có khả năng gây
nhiều loại bệnh khác nhau. E. Coli chiếm tới 80% tổng số vi sinh vật sống trong ruột
người và luôn giữ thế cân bằng sinh thái trong ruột. Bởi vậy ở đâu có mặt E.Coli với
một số lượng quá mức cho phép chứng tỏ môi trường đó đã bị ô nhiễm, vì sự tồn tại
của E. Coli cũng nói lên khả năng tồn tại của các nhóm vi sinh vật gây bệnh khác có
trong đường ruột. Số lượng vi khuẩn E.Coli có trong 1 lít nước được gọi là chỉ số coli.
Nước được gọi là nước sạch khi có chỉ số coli từ 0 - 5 (tiêu chuẩn quốc tế). Ngoài ra
người ta còn xác định một số chỉ tiêu khác có liên quan đến chỉ số coli để xác định
mức độ ô nhiễm vi sinh:
- Total coliform (tổng số vi khuẩn dạng coli)

Chỉ tiêu Total coliform nói lên số lượng vi khuẩn dạng coli có chung một số
tính chất về nuôi cấy như hiếu khí, khả năng lên men đường lactoza ...

- Fecal coliform: chỉ số này nói lên số lượng vi khuẩn dạng coli có trong phân
người và một số động vật. Khi một môi trường có số lượng Fecal coliform vượt quá
mức cho phép chứng tỏ môi trường đó đã bị ô nhiễm phân.

5.5.2. Streptococcus

192
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Để xác định mức độ ô nhiễm vi sinh ngoài việc xác định các chỉ tiêu có liên
quan đến E. Coli người ta còn tiến hành xác định số lượng Streptococcus. Đó là các
loại liên cầu khuẩn bao gồm nhiều loài khác nhau có khả năng gây nhiều loại bệnh ở
người như các bệnh viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, viêm khớp gây mủ các vết
thương v.v...

Streptococcus thường có nhiều trong phân. Bởi vậy sự có mặt của nhóm này ở
một số lượng quá mức quy định ngoài việc nói lên sự ô nhiễm vi sinh nói chung, còn
nói lên khả năng bị ô nhiễm phân của môi trường. Đặc biệt khi muốn xác định mức độ
ô nhiễm phân, người ta xác định số lượng nhóm fecal Streptococcus (Liên cầu khuẩn
có trong phân).

5.5.3. Clostridium

Clostridium là một nhóm vi khuẩn kỵ khí có trong phân người và một số động
vật. Bởi vậy nó cũng được dùng làm một chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm phân. Tuy
nhiên nhóm này ít gây bệnh.

Trong 3 nhóm vi sinh vật chỉ thị ô nhiễm trên, quan trọng nhất là Escherichia
coli thường được dùng để đánh mức độ ô nhiễm mô trường. Tuy nhiên, chỉ tiêu này
chỉ nói lên mức độ ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh nói chung, cần thiết phải xác định một
số nhóm vi sinh vật gây bệnh khác. Đặc biệt là môi trường xung quanh bệnh viện và
chất thải bệnh viện.

Như trên là nói về các vi sinh vật chỉ thị ô nhiễm. Để đánh giá mức độ ô nhiễm
môi trường nói chung, ngoài chỉ tiêu vi sinh vật còn có các chỉ tiêu về tảo, động vật
không xương sống, côn trùng, cá v.v....

Riêng về mặt vi sinh vật học, các chỉ tiêu nói trên là để đánh giá mức độ ô
nhiễm môi trường do vi sinh vật gây bệnh.

193
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

PHẦN II
VSV VÀ CÁC QUÁ TRÌNH SINH HỌC
TRONG CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG VI
CƠ SỞ SINH HỌC CỦA QUÁ TRÌNH XỬ LÝ
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

6.1 TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY


6.1.1 Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt
Nước ta có nền kinh tế chưa phát triển, hạ tầng cơ sở còn chưa được phát triển
theo một quy hoạch khoa học, hệ thống tự làm sạch của kênh rạch, sông ngòi bị huỷ
hoại nên nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm nghiêm trọng. Chỉ riêng thành phố Hồ Chí
Minh với khoảng 3,95 triệu dân nội thành hàng ngày thải ra môi trường khoảng
350.000 m3 nước thải sinh hoạt. Nước thải sinyh hoạt này có thành phần gây ô
nhiễm cao hơn tiêu chuẩn rất nhiều. Theo kết quả phân tích, ta có một số liệu trung
bình như sau :
PH : 6,5 - 7,2
BOD : 98 - 260 mg/l
COD : 146 - 447 mg/l
Cặn lơ lửng > 100 mg/l
Nước thải phần lớn chưa được xử lý trước khi đổ vào kênh. Phân tích mẫu nước
tại kênh Tân Hoá cho thấy :
PH : 4,7 - 6,8
BOD : 140 - 204 mg/l
COD : 129 - 4241 mg/l
SS : 91 - 662 mg/l
E.coli : 6 - 14.000 tb/l
6.1.2 Ô nhiễm do nước thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp có chứa nhiều kim loại nặng, các chất màu dầu mỡ, các
chất hữu cơ. Sự gây ra nhiễm bẩn môi trường do nước thải công nghiệp phức tạp hơn
nước thải sinh hoạt rất nhiều. Vì thế việc xử lý chúng gặp không ít khó khăn. Phần lớn
các nhà máy xí nghiệp không qua xử lý sơ bộ mà thải nước thải trực tiếp xuống các

195
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

kênh rạch gây nên tình trạng hôi thối, làm biến màu nước, làm chết các thuỷ sản, làm
khả năng tự làm sạch của kênh rạch giảm rõ rệt, có nơi không thể tự làm sạch được ...
6.1.3 Ô nhiễm do rác thải :
Môi trường không chỉ bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt và nước thải công
nghiệp, môi trường còn bị ô nhiễm bởi nhiều nguồn khác. Trong đó đáng quan tâm
nhất là rác sinh hoạt. Phần lớn các thành phố ở Việt Nam chưua có một công nghệ
hoàn chỉnh để xử lý rác thải sinh hoạt. Do đó việc ô nhiễm do rác thải càng ngày càng
trở nên trầm trọng. Chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày thải ra môi trường
3.500 tấn rác, số rác này luôn là nguồn gây ra bao nhiêu phiền toái cho cuộc sống. Rác
sinh hoạt của chúng ta chiếm > 60% là rác hữu cơ. Vì thế sinh vật gây bệnh phát triển
rất mạnh.
6.2 NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CÁC QUÁ TRÌNH
6.2.1 Xử lý sinh học nước thải
Nếu không bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các chất độc hại trong nước thải, các
kênh rạch ao, hồ có khả năng tạ làm sạch nhờ hoạt động sống của vi sinh vật. Các quá
trình cơ bản xảy ra theo phản ứng sau :
Vi sinh vật
Chất hữu cơ + O2 + NH3 → Sinh khối + CO2 + H2O

Phân huỷ
Vinh sinh vật Năng lượng tự do

Chất hữu cơ + O2
Đồng hoá
Hiện nay có hai phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học : hiếu khí
và yếm khí
6.2.2 Xử lý nước thải trong điều kiện hiếu khí
Quá trình phân giải các chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí có thể tóm tắt như sau:
Vi khuẩn
Chất hữu cơ + O2 → CO2 + H2O + Sinh khối vi khuẩn
Các chất dinh dưỡng
Hoặc là :
Vi khuẩn Các sản phẩm Các sản
Chất hữu cơ + O2 ôxy hoá + phẩm tổng
Các chất hợp
dinh dưỡng

196
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Theo Eckenfekler W.W và Connon D.J thì quá trình phân huỷ các chất hữu cơ
trong điều kiện hiếu khí được thực hiện bởi phản ứng sau :
1. Ôxy hoá các chất hữu cơ
Enzym
CxHyOz + O2 → CO2 + H2O + AH
2. Tổng hợp để xây dựng tế bào
Enzym
CxHyOz + O2 → Sinh khối vi khuẩn + CO2 + H2O +
C5H7NO2 - ∆H
3. Ôxy hoá chất liệu tế bào (tự ôxy hoá)
Tế bào vi khuẩn

Enzym
C5H7NO2 → CO2 + H2O + NH3 ± ∆H
∆H năng lượng được thải ra hoặc hấp thụ vào
Điều kiện để thực hiện quá trình xử lý sinh học:
ƒ Đảm bảo liên tục cung cấp ôxy
ƒ Lượng các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh hoá xảy ra trong
quá trình lên men.
ƒ Nồng độ các chất hữu cơ cho phép quá trình lên men.
ƒ Nồng độ cho phép của các chất độc hại
ƒ pH thích hợp
ƒ Nhiệt độ nước thải trong khoảng hoạt động của vi sinh vật.
Tham gia trong quá trình phân giải các chất hữu cơ trong nước thải gồm 3 nhóm
vi sinh vật.
- Nhóm vi sinh vật phân huỷ các hợp chất mạch hở, rượu, aldehyt axeton, các axit.
- Nhóm vi sinh vật tham gia phân huỷ các hợp chất thơm: benzen, Phêol, Toluen,
Xilen.
- Nhóm các vi sinh vật ôxy hoá dãy polimetyl (hydrocacbon dầu lửa) paralin.
Ngoài lượng vi sinh vật có sẵn trong các nguồn nước thải, người ta còn cung cấp
thêm các loài vi sinh vật đã được chọn lọc kỹ theo các dạng giống sau:
* Bùn hoạt tính. Loại bùn đã tham gia xử lý tự nhiên ở các kênh rạch, ao, hồ.
Loại bùn này đã được hoạt hoá vi sinh vật trước khi đưa vào sử dụng.
* Nhân giống vi sinh vật riêng ở dạng lỏng và cho thêm vào thiết bị xử lý hoặc
hồ xử lý theo một tỷ lệ nhất định.
* Nhân giống vi sinh vật riêng dạng bột khô và cho thêm vào thiết bị xử lý hoặc
hồ xử lý theo một tỷ lệ nhất định.

197
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

* Gắn vi sinh vật trên một chất mang nào đó (Phương pháp cố định tế bào) và xử
lý liên tục.
6.2.3 Xử lý trong điều kiện yếm khí
Trong điều kiện yếm khí vi sinh vật phân giải các hợp chất hữu cơ qua 2 giai
đoạn:
* Giai đoạn thuỷ phân các chất hữu cơ sẽ bị thuỷ phần dưới tác dụng của các
enzym vi sinh vật. Sản phẩm cuối cùng của quá trình sẽ là các chất khí chủ yếu là CO2
và CH4. Giai đoạn này người ta gọi là giai đoạn tạo khí.
Theo Eckenfelder quá trình lên men yếm khí chất thải được chia làm 3 giai đoạn.
* Giai đoạn lên men axit. Những hydrat cacbon (đường, tinh bột, chất xơ) dễ bị
phân huỷ và tạo thành các axit hữu cơ (axit axetic, axit butyric propionic) pH giảm
xuống < 5 có kèm mùi thối.
* Giai đoạn chấm dứt lên men axit các chất hữu cơ tiếp tục được phân giải tạo
thành các chất khí khác nhau như CO2, N2, CH4, H2 ... pH của môi trường dần dần tăng
lên. Mùi thải ra rất khó chịu do thành phần của H2S, indol, scatol, và mecaptan. Bùn có
màu đen, nhớt, và tạo bởi nổi lên trên bề mặt.
* Giai đoạn lên men kiềm Hay giai đoạn lên men metan. Các sản phẩm trung
gian, chủ yếu là xelluloza, axit báo, các hợp chất chứa nitơ tiếp tục bị phân huỷ và tạo
rất nhiều khí CO2, CH4, pH môi trường tiếp tục tăng lên và chuyển sang dạng kiềm.
6.2.4 Xử lý rác sinh hoạt:
Rác sinh hoạt chứa trên 60% là rác hữu cơ. Độ ẩm rác về mùa nắng là 45 - 60%,
mùa mưa có thể trên 80%. Độ ẩm cao làm phát sinh nhiều vi sinh vật. Rác sau khi
được loại bỏ các thành phần không hữu cơ sẽ được lên men. Hiện nay có ba phương
pháp xử lý rác bằng vi sinh vật.
- Phương pháp chôn rác: Rác được thu gom lại rồi đem chôn xuống đất. Để tránh
ruồi, muỗi, côn trùng người ta phủ lên rác một lớp dày 30 - 50 cm dất, hoặc than bùn
hoặc cát. Thường dùng than bùn có hiệu quả tốt hơn vì than bùn có khả năng hấp thụ
mùi. Quá trình ủ này (composting) kéo dài hàng năm trời. Dưới tác dụng của vi sinh vật
các chất xenluloza, lingin, hemixelluloza bị phân huỷ tạo thành mùn. Nhiệt độ khối ủ
tăng dần có khi đạt tới 75%. Sau thời gian đó người ta lấy ra sàng làm phân bón.
- Phương pháp ủ có đảo trộn: Phương pháp này dựa trên sự hoạt động mạnh của
các loài vi sinh vật hiếu khí. Thường người ta cho rác vào các thùng quay. Thùng quay
này gọi là các thùng sinh hoá. Có sự xáo trộn thường xuyên của hệ thống quay và thổi
không khí liên tục vào. Thời gian phân huỷ rác rất nhanh. Nhiệt độ trong thùng quay
thường cao hơn 65oC. Sau một htời gian khoảng 24 giờ = 48 giờ quay liên tục, rác
được phân huỷ chưa hoàn toàn. Sau đó rác được đêm ra phân loại và ủ thành từng
đống ngoài trời, lên men tự nhiên cho đến mục hết và đem làm phân bón. Ưu điểm của
phương pháp này là nhanh, dễ tự động và cơ giới hoá.
- Phương pháp ủ thủ công có đảo trộn: Phương pháp này được cải tiến trên cơ sở
phương pháp cổ truyền của dân. Trong phương pháp này có cung cấp giống vi sinh vật
giống làm rác chóng phân huỷ hơn. Các giống vi sinh vật thường sử dụng là các loài
198
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

nấm mốc, Bacillus và xạ khuẩn. Ưu điểm của phương pháp này là dễ thực hiện và có
thể phổ biến cho nông dân thực hiện đại trà được.
6.3 MỘT SỐ LOẠI VI SINH VẬT SỬ DỤNG TRONG XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG
Hiện nay, ở Việt Nam trong công tác xử lý chất thải đã tồn tại và được sử dụng
phổ biến một số chủng loại vi sinh vật hữu hiệu như : vi sinh vật phân giải xenluloza,
protein, lignin, tinh bột ... Cụ thể có các loại chính là :
1. Vi sinh vật hữu hiệu EM : có nguồn gốc từ Nhật Bản do Trung tâm chuyển
giao Công nghệ Việt - Nhật, Bộ Khoa học, Công nghệ đưa vào thử nghiệm ở Việt
Nam.
2. Vi sinh vật Emuni và vi sinh vật xenluloza: là chế phẩm của Trung tâm Ứng
dụng Vi sinh vật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Vi sinh vật Micromic 3: là chủng loại vi sinh vật của Viện Công nghệ Sinh
học, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia.
4. Chủng loại vi sinh vật của Trung tâm Ứng dụng Vi sinh vật thuộc Trường Đại
học Quốc gia Hà Nội.
6.3.1 Chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM :
6.3.1.1 Đặc tính kỹ thuật của EM:
Em sơ cấp (EM gốc) là dung dịch có màu nâu với mùi dễ chịu, có vị ngọt chua,
pH của EM đạt ở mức dưới 3,5. Nếu có mùi nặng hoặc thối thì độ pH > 4, khi đó EM
gốc đã bị hỏng không sử dụng được. EM gốc là vi sinh vật không hoạt động. Vì vậy,
EM gốc cần hoạt động bằng cách cung cấp nước và thức ăn, bằng cách thêm nước và
rỉ đường. Sử dụng dung dịch EM pha loãng gọi là EMtc, để xử lý môi trường, phun cho
cây trồng, vật nuôi.
Bokashi là một dạng của EM ở trạng thái bột, đây là chất hữu cơ lên men và
tương tự như phân trộn compost. Nhưng nó được chuẩn bị bằng cách lên men chất hữu
cơ EM. Nó có thể sử dụng được từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 14. Sau khi lên men
Bokashi có thể dùng cho sản xuất, cây trồng, thậm chí cho cả chất hữu cơ chưa bị phân
huỷ trong thành phần phân trộn. Khi Bokashi bón vào đất, chất hữu cơ có thể sử dụng
như là thức ăn cho vi sinh vật và có tác dụng làm tăng lượng vi sinh vật hữu hiệu trong
đất cũng như nuôi dưỡng cây trồng. Bokashi được phân nhóm thành Bokashi ưa khí và
kỵ khí theo các quy ítình sản xuất.
6.3.1.2 Các vi sinh vật chính trong EM
a. Vi khuẩn quang hợp
b. Vi khuẩn axit lactic
c. Các men.
d. Xạ khuẩn
e. Nấm men

199
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Mỗi loài vi sinh vật trên có chức năng quan trọng riêng. Tuy nhiên, vi khuẩn
quang hợp là xương sống hoạt động của EM và nó hỗ trợ hoạt động của các vi sinh vật
khác.
6.3.1.3 Cách sử dụng :
Ta có thể sử dụng EM bằng bốn cách (EM1, EM Bokashi, dung dịch EM5 và dịch
chiết cây lên men).
a. Dung dịch EM1 có thể sử dụng bằng cách:
- Tưới vào trong đất, phun lên lá.
b. EM Bokashi: là chất hữu cơ lên men, nó được điều chế bằng cách lên men các
chất hữu cơ (cám gạo, bánh dầu, bột cá...) với EM Bokashi được điều chế ở dạng bột
và là chất bổ sung quan trọng để tăng vi sinh vật hữu hiệu trong đất.
c. EM5 là hỗn hợp lên men của giấm, rượu (cồn), rỉ đường và EM1. Nó được sử
dụng để phun lên cây nhằm ngăn chặn gây bệnh và chống sâu hại xâm nhập.
d. Dịch cấy lên men EM: Chiết xuất cây lên men là hỗn hợp của cỏ tươi được lên
men với rỉ đường và EM1. Nó cung cấp dinh dưỡng về định lượng cho cây trồng và
ngăn chặn sâu bệnh phá hoại.
* EM1
Cách sử dụng EM1 : EM1 (gốc) là vi sinh vật không hoạt động. Vì vậy, EM1 cần
được hoạt động bằng cách cung cấp nước và rỉ đường (là thức ăn của EM). Dung dịch
EM pha loãng 0,1% dùng để phun cho cây trồng:
- 1000 ml nước.
- 1 ml của EM1
- 1 ml rỉ đường hoặc 1g đường bất kỳ
Dung dịch này để trong vòng 24 giờ rồi phun cho cây, đất hoặc chất hữu cơ.
* Bokashi :
- Bokashi có nhiều dạng, nó phụ thuộc vào chất hữu cơ sử dụng. Bao gồm: Cám
gạo : 100 lít, Bánh dầu : 25 lít (hoặc vỏ trấu), Bột cá (phân gà) : 25 lít, EM1 : 150 ml,
Ri đường : 150 ml, Nước : 15 lít
- Độ ẩm Bokashi cần đạt 30 - 40%. Quá trình lên men từ 3 - 4 ngày (mùa hè) và
từ 7 - 8 ngày (mùa đông) với nhiệt độ trung bình 35 - 45oC.
Cách sử dụng Bokashi: 200 gam Bokashi cho 1m2 trên bề mặt của đất (rác) khi
có đủ chất hữu cơ. Có thể sử dụng tối đa 1kg/1 m2 khi đất nghèo và có ít chất hữu cơ.
* EM5 : Là chất xua đuổi côn trùng, không độc hại và nó có tác dụng để chống
bệnh sâu hại cây trồng. Thông thường nó được phun lên cây với nồng độ 1/500 -
1/1000 trong nước.
6.3.1.4 Ứng dụng EM
1. Ứng dụng trong xử lý phế thải

200
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

- Tưới dung dịch Emtc pha loãng 1/1000 phun vào rác chưa phân loại.
- Rác sau khi phân loại đủ lượng vào bể 150 m3 tiếp tục phun EM đảo trộn để
đảm bảo độ ẩm 40 - 50%.
- Đưa vào bể ủ háo khí thổi gió ở chế độ 2h/ngày (8%)
2. Ứng dụng trong nông nghiệp
Khả năng sử dụng EM trong nông nghiệp chủ yếu là cây trồng.
Sử dụng EM1 + EM5 cho cây trồng như bảng 6.3.1
Bảng 6.3.1
Loại cây Cách sử dụng cụ thể
Vải thiều đang kết trái Phun 1/2 cây còn lại đang đối chứng
Cam, quýt, bưởi Quả đang non phun lên một số cây
Nho Phun 1/2 cây dàn trên các chùm quả xanh
Đu đủ Phun lên 2 cây trong số 3 cây
Roi Phun lên một số chùm quả
Hồng Thạch Thất Phun lên 1/2 cây
Rau ngót, rau tươi Phun lên 1/2 diện tích
Rau muống Phun 50m2
Ray đay Phun 10 m2

Thời gian theo dõi chưa dài song theo báo cáo của những người trực tiếp tiến
hành thử nghiệm đã có một vài nhận xét sau :
- Vải thiều lá cây màu xanh đậm, quả chín sóm hơn, vỏ bóng đẹp hơn so với đối chứng.
- Cam, quýt, bưởi: lá phát triển tốt hơn, quả lớn nhanh hơn.
- Đu đủ: lá xanh đậm, quả phát triển nhanh hơn đối chứng.
- Nho, roi : quả chín đều và sớm hơn, năng suất tăng 10%
- Các loại rau : lá có màu xanh đậm hơn, dày, to lớn và cho thu hoạch sớm hơn từ
3 - 4 ngày, năng suất tăng khoản từ 15 - 20%.
Rắc Bokashi để xử lý chuồng lợi, chuồng gà, giếng nước bị thối. Kết quả các
chuồng trại hết mùi sau 3 lần rắc Bokashi với lượng rắc 100g/m2. Một ống cống bị thối
được xử lý bằng Bokashi nay đã sạch mùi.
Bokashi trong chăn nuôi : mấy ngày đầu chưa quen, sau đó ăn mạnh và chóng lớn.
6.3.2 Chế phẩm emuni, chế phẩm phân giải xenluloza
Các chủng loại vi sinh vật của Trung tâm Ứng dụng Vi sinh vật thuộc Đại học
Quốc gia Hà Nội.

201
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

6.3.2.1 Chế phẩm vi sinh vật Emuni


- Các vi sinh vật có khả năng phân giải Xenluloza như vi khuẩn Bacillus SP,
Cellulomonas sp, xạ khuẩn Streptomyces, Nấm sợi Aspergillus japonicus. A.oryzae.
- Các vi sinh vật có khả năng phân giải tinh bột, protein như nấm men
Saccharomyces cerevisiae.
- Vi khuẩn Azotobacter sp có khả năng cố định nitơ khí quyển, vi khuẩn sinh
chất kích thích cho sự tăng trưởng của thực vật.
- Vi khuẩn Pseudomonas SP có khả năng chuyển hoá lân khó tan thành dễ tan, vi
khuẩn sinh chất kháng sinh Bacterioxin.
Tác dụng :
- Xử lý phế thải nông nghiệp làm phân hữu cơ vi sinh.
- Phân giải nhanh rác thải, phân bắc, phân chuồng, giảm thiểu tối đa mùi hôi thối,
hạn chế ruồi muỗi, diệt nhiều mầm bệnh và trứng giun.
- Chống ách tắc bể phốt.
- Bón phân hữu cơ sản xuất từ chế phểm Emuni sẽ làm cho đất tơi xốp, tăng độ
phì nhiêu, giữ nước, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, nâng cao năng suất và chất
lượng sản phẩm cây trồng.
Cách sử dụng :
- Dùng khử mùi hố xí, chuồng trại chăn nuôi, gia súc, gia cầm : 100 g chế phẩm
cho vào 40 lít nước, phun tưới đều chuồng trại (1 lần trong một tuần).
- Dùng xử lý môi trường từ rác thải : 100g chế phẩm hoà vào 100 lít nước phun
vào rác, ủ đống.
- Dùng xử lý hố xí bể phân, bể phốt: 100 g phế phẩm trộn đều với 2 lít nước
phun vào hố xí cuối ngày (từ 1 - 1,5m3) dùng hai tháng một lần.
- Dùng để ủ phân hữu cơ : 100 g chế phẩm cho 1 tấn phân rác có độ ẩm 45%, có
thể bổ sung thêm phân gia súc hoặc than bùn, che đậy kỹ để tránh mất nhiệt. Sau một
đến hai tuần có thể đảo trộn, khoảng 20 ngày phân hoai là có thể dùng được.
6.3.2.2 Chế phẩm vi sinh vật xenluloza
Chế phẩm này được phân lập từ các mẫu đất ở các tỉnh phía Bắc. Các chủng vi
sinh vật được nuôi cấy trên các nguồn xenluloza tự nhiên như bã mía, cám trấu, mùn
cưa, vỏ lạc, rơm, vỏ cà phê với độ ẩm 50%, nó có hoạt tính mạng trên vỏ cà phê với độ
ẩm 50%, nó có hoạt tính mạnh trên vỏ lạc, rơm, cám trấu, yếu nhất ở phế thải từ nguồn
cà phê.
Cách sử dụng :
- Dùng khử hố xí, chuồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm : 100g chế phẩm cho
vào 40 lít nước phun tưới đều lên chuồng trại (1 lần trong một tuần).
- Dùng xử lý môi trường từ rác thải: 100 g chế phẩm hoà vào 100 lít nước phun
vào rác (đống ủ).
202
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

- Dùng xử lý hố xí, bể phân, bể phốt 100g chế phẩm trộn đều với 2 lít nước phun
vào hố xí cuối ngày (với dung tích bể từ 1 - 1,5 m3) dùng 2 tháng một lần.
- Dùng để ủ phân hữu cơ : 100g chế phẩm cho 1 tấn rác với độ ẩm từ 45% có bổ
sung thêm phân của gia súc hoặc than bùn (sau đó che đậy kín) tránh mất nhiệt. Sau từ
một đến hai tuần ta đảo trộn, khoảng 20 ngày sau phân loại có thể dùng đươợ.
Sản phẩm cuối cùng của quá trình xử lý phế thải hữu cơ chứa xenluloza là phân
hữu cơ. Phân hữu cơ được xác định thành phần hoá học.
Bảng 6.3.2 Các thành phần hoá học trong các loại phân
Loại phân Mức N,% P2O5,% K2O,%
Tối đa 0,358 0,250 1,60
Trâu Tối thiểu 0,246 0,115 1,129
Trung bình 0,306 0,171 1,360
Tối đa 0,380 0,294 0,902
Bò Tối thiểu 0,302 0,164 0,924
Trung bình 0,341 0,227 0,958
Tối đa 0,861 1,958 1,412
Lợn Tối thiểu 0,537 0,932 0,954
Trung bình 0,669 1,253 1,194
Tối đa 0,973 0,800 0,612
Phân rác Tối thiểu 0,450 0,450 0,350
Trung bình 0,740 0,625 0,481
Tối đa 0,550 0,614 0,350
Phân than bùn
Tối thiểu 0,250 0,350 0,150
và bã bùn
Trung bình 0,450 0,482 0,250

Trong thành phần hoá học phân hữu cơ chế biến từ phế thải hữu cơ thấy có đủ
các yếu tố vi lượng. Số lượng nguyên tố vi lượng được trình bày ở bảng 6.3.2
6.3.3 Vi sinh vật micromix 3
Là tập hợp các chủng vi vật hiếu khí và ưa nhiệt có khả năng phân giải xenluloza
mạch để bổ sung vào bể xử lý rác thải, nhằm phân huỷ nhanh chất thải hữu cơ, rút
ngắn thời gian phân huỷ và nâng cao hiệu suất sử dụng bể xử lý. Vi sinh vật được
nghiên cứu và đưa ra quy trình sản xuâất chế phẩm tại phòng Nghiên cứu các Chất
hoạt tính Sinh học từ Vi sinh vật do Viện Công nghệ Sinh học, Trung tâm Khoa học tự
nhiên và Công nghệ Quốc gia nghiên cứu.
6.3.3.1 Thành phần của vi sinh vật Micromix 3
Các
AI Si Mg Ca Sr Fe V Mn Ba Ti
nguyên tố
Các thành
10 >10 0,5 10 0,01 5 0,002 0,05 0,01 0,5
phần, %
Các
Ni Cr Mo Sn Cu Pb Ga Zn Na Ag
nguyên tố

203
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Các thành
0,01 0,01 0,0005 0,02 0,02 0,02 0,01 0,02 0,5 0,0001
phần %

1. Tuyển chọn các chủng ưa nhiệt tổng hợp xenlulaza


Số lượng chủng có hoạt tính xenlulaza của các nhóm vi sinh vật cao phân lập
được từ bể ủ rác cao; vi khuẩn 40%, xạ khuẩn 90% và nấm mốc 36,37%.
Các chủng xạ khuẩn phân lập đươợ phân theo nhóm màu cho thấy nhóm xám
(GY) là cao nhất chiếm 67,5%, sau dó là nhóm đỏ ® - 23,75% và nhóm trắng (W) -
8,75%. Không thấy xuất hiện các chủng thuộc nhóm lục (Gn), xanh da trời (B) và tín
(V).
Khả năng phân giải CMC - Na và bột thấy của các chủng vi sinh vật cũng khác
nhau (bảng 6.4).
Bảng 6.4 Tỷ lệ các chủng vi sinh vật có hoạt tính xenlulaza (nuôi ở 45oC)
Tổng số chủng Hoạt tính Cx(%) Hoạt tính C1,(%)
có hoạt tính
xenlulaza Yếu Mạnh Yếu Mạnh
140 43,02 56,98 66,1 33,9
Ghi chú : yếu : (D-d) < 20 mm; mạnh (D - d) > 20 mm
Để tuyển chọn các vi sinh vật ưa nhiệt có khả năng sinh tổng hợp xenlulaza
mạnh, các chủng đã thuẩn khiết được nuôi trên môi trường có bột xenlulaza và CMD ở
50oC. Trong số 40 chủng có hoạt tính xenlulaza đã chọn dược 12 chủng xạ khuẩn (ký
uhiệu C1, C3, CD30, CD31, CD6,2, CD6,9 , CD6,10, N24, N43, CD99, CD108, CD5,12) và tám
chủng vi khuẩn (ký hiệu CD-1, CD-2, CD-3, CD-4, CD-14, CD45 và C5) có hoạt tính
xenlulaza (cả C1 và Cx) mạnh để tiếp tục nghiên cứu.
2. Đặc điểm sinh học và đặc điểm phân loại của các chủng vi sinh vật đã
tuyển chọn
a. Vi khuẩn :
Kết quả phân loại : Từ kết quả thử nghiệm các chủng vi sinh vật với bộ KIT API
50 CHB đối với vi khuẩn Gram dương, các đặc điểm hình thái tế bào, tính chất nuôi
cây so sánh với đăặ điểm phân loại các chủng Bergey cho thấy : các chủng : CD-1, CD-
3, và CD-14 giống loài Bacillus stearothermophylus, Donk (1920) 373 A1 → ATCC
12980 : CD-2, CD4, CD-9 giống loài Bacillus polymyxa, Prazmowski (1880), Macé
(1889), 588 A1 → ATCC 842. Như vậy, tất cả các chủng vi khuẩn Gram dương tuyển
chọn được đều thuộc chi Bacillus riêng chủng C5 thuộc nhóm vi khuẩn Gram âm.
Chủng C5 thuộc nhóm vi khuẩn Gram âm. Chủng này có các đặc điểm phaâ loại
giôốngchi pseudomonas, nhưng chưa định tên loài.
b. Xạ khuẩn:
Kết quả phân loại: Các chủng xạ khuẩn tuyển chọn được đều thuộc chi
Streptomyces (Waksman và Henryci, 1943). Dựa vào khoá phân loại xạ khuẩn của
Nônmura và so sáh với các phần mô tả đặc điểm phân loại giống các loại sau :
204
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

- Các chủng C3, C69, và N43 giống loài Streptomyces thermoflavus (Kudrima và
Makximova) Pridham 1970 → ISP 5252.
- Chủng CD-30 giống loài S.flavoviridis krasilnikov, 1941 → ISP 5153
- Củng CD-31 giống loài S.pulcher Rao, Renn và Marsh 1967 → ISP 5566
- Chủng CD-62 giống loài S,tendae, Ettlinger et al, 1958 → ISP 5101
- Chủng CD-512 giống loài S.seleroliolus thirumalchar → ISP 5269
- Chủng CD-108 giống loài S.flarovirens, Pridham 1958 → ISP 5152
- Chủng N24 giống loài S.gedanensis, Waksman 1953 → ISP 5518
- Chuíng CD-99 có hình dạng, cấu trúc cuốn sinh bào tử dạng chùm không giống
loài nào đã được mô tả, vì hầu hết các loài tuộc nhóm này nếu cuống sinh bào tử xoắn
chùm thì bào tử của chúng có cấu trúc nhẵn. Do vậy, tạm để tên chủng này là
Streptoverticillium SP. CD-99.
6.3.3.2 Nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm Micromix 3
Từ các kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học, các yếu tố ảnh hưởng lên sinh
trưởng và sinh học tổng hợp xenlulaza và khả năng phân giải xenlulaza của hỗn hợp
các chủng vi khuẩn và xạ khuẩn cho thấy: có thể sử dụng các chủng tuyển chọn để
nhân giống sản xuất chế phẩm vi sinh vật ưa nhiệt bổ sung vào bể xử lý rác thải hiếu
khí. Chế phẩm Micromix 3 được sản xuất từ hỗn hợp các chủng:
Vi khuẩn : CD4, CD-2, CD-3, CD-4, CD-9, CD14 và CD45.
Xạ khuẩn : C1, C3, CD30, CD-62, CD69, CD-99, CD-108, CD-512, CD-610, N24 và N43
Chủng C5 là chủng vi khuẩn Gram âm chưa phân loại được đến loài cho nên
chúng tôi không dùng để sản sản xuất chế phẩm Micromix 3.
Ưu điểm của các chủng trên có nhiệt độ sinh trưởng và sinh tổng hợp xenlulaza
tốt từ 45 - 55oC, phù hợp với nhiệt độ của các bể xử lý rác thải của các xí nghiệp chế
biến rác hiếu khí ở nước ta to = 50 ± 2oC. pH ban đầu thích hợp cho sinh trưởng và
sinh tổng hợp enzym từ 6 - 10. Chúng sinh trưởng dễ dàng trên các nguồn cơ chất rẻ
tiền như xenluloza, tinh bột, rỉ đường và bột đậu tương. Nghiên cứu các điều kiện lên
men, nhằm đưa ra quy trình nhân giống sản xuất chế phẩm Micromix 3 phù hợp với
điều kiện hiện nay ở nước ta.
1. Nhân giống trong bình tam giác:
Các chủng giống trước khi cấy vào bình tam giác được cấy lại trên các ống thạch
nghiêng cho phát triển tốt sau đó mới cấy vào bình tam giác và lắc trên máy lắc 220
vòng trên phút từ 24 - 36 giờ ở 45oC.
2. Nhân giống trong bình lên men 10 lít (giống cấp 2)
Sau khi nhân giống các chủng vi khuẩn và xạ khuẩn trong các bình tam giác đã
mọc tốt được bổ sung từ 5 - 10% hỗn hợp các chủng vi khuẩn và xạ khuẩn vào hai
bình lên men có sục khí và nuôi ở nhiệt độ từ 40 - 45oC. Kết quả phân tích số lượng
của từng vi khuẩn lớn nhất từ 24 - 36h, còn các chủng xạ khuẩn từ 48 - 60h. Vì vậy,
205
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

thời gian làm giống cấp hai của hỗn hợp các chủng vi khuẩn trong bình lên men tốt
nhất ở 24 - 36h, còn các chủng xạ khuẩn ở 48 - 60h. Đây là thời gian các chủng vi sinh
vật đang sinh trưởng tốt để bổ sung vào môi trường nhân giống xốp.
Bảng 6.5 Sự sinh trưởng của hỗn hợp vi khuẩn và xạ khuẩn trong bình lên men
10 lít
Mật độ tế bào vi khuẩn
Thời gian, h Sinh khối xạ khuẩn, mg/ml
(OD, λ = 560 mm)
0 0,147 0,12
12 0,767 0,20
24 1,95 2,31
36 2,23 4,78
48 1,98 6,85
60 1,73 7,43
72 1,52 7,25

3. Nhân giống trên môi trường xốp


Môi trường xốp phải đảm bảo độ ẩm 50 - 55%, được đắp thành đống cao 0,5m,
hàng ngày có đảo trộn, nhiệt độ 40 - 50oC. Kết quả phân tích số lượng các nhóm vi
sinh vật trên môi trường xenluloza được trình bày ở bảng 5.6.
Bảng 6.6 Sự phát triển của các nhóm vi sinh vật trong quy trình sản xuất
phế phẩm Micromix 3 (CFUg-4, nuôi kiểm tra ở 45oC)
Thời gian lên men
Môi
Nhóm vi
trường 1 3 6 9 12
sinh vật
kiểm tra
Số lượng vi sinh vật (CFU/g)
Vi khuẩn Xenluloza 3,2.105 2.7.109 7,5.1012 8,5.1013 8,9.1012
Xạ khuẩn Xenluloza 3,5.105 2.5.105 8,2.108 7,4.109 8,2.109+
Nấm men Xenluloza 1,1.101 2.7.102 2,1.102 3,5.102 2,7.102

Thời gian lên men sản xuất chế phẩm Micromix 3 trên môi trường xốp thường
kéo dài từ 10 - 12 ngày. Mặc dù không bổ sung nhưng nấm mốc vẫn phát triển trên bề
mặt của đống ủ với số lượng không nhiều.
6.3.3.3 Thời gian bảo quản chế phẩm Micromix 3:

206
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Kết quả nghiên cứu thành phần và số lượng của nhóm vi sinh vật trong chế phẩm
Micromix 3 được bảo quản trong túi polime hàn kín ở nơi thoáng mát, chế phẩm
Micromix 3 có thể bảo quản ở nhiệt độ bình thường trong thời gian hai tháng.
Từ các kết quả nghiên cứu trên có thể đưa ra quy trình nhân giống sản xuất chế
phẩm Micromix 3.
Qua nhiều lần thí nghiệm có thể nhận thấy để phế phẩm Micromix 3 đảm bảo
chất lượng tốt, không sử dụng chế phẩm làm giống lên men sản xuất chế phẩm tiếp,
nếu sử dụng như vậy thì hiệu suất xử lý rác thải sẽ giảm.

207
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Chủng vi khuẩn Chủng xạ khuẩn gốc

Môi trường thạch


Hoạt hoá Hoạt hoá
nghiên cứu

Chủng đã hoạt hoá Chủng đã hoạt hoá

Nhân giống lắc Môi trường Nhân giống lắc


40-50oC, 18 - 24h nhân giống I 40-50oC, 30 - 36h

Giống cấp I Giống cấp II

Nhân giống sục Môi trường nhân Nhân giống sục


40 - 45oC, 24h giống II 40 - 45oC, 36 h

Giống cấp II Hỗn hợp giống Giống cấp II

Lên men ủ
Môi trường lên Bao gói
men xốp (10 ngày, có đảo trộn)

Kiểm tra vi sinh vật


Bảo quản
Sử dụng Micromix 3
(nơi khô mát)

Hình 6.1 Sơ đồ quy trình sản xuất chế phẩm Micromix 3

Ứng dụng của chế phẩm Micromix 3 trong phân huỷ rác thải giàu xenluloza

208
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

1. Khả năng phân huỷ rác thải ở quy mô xí nghiệp


Thí nghiệm được thực hiện tại Xí nghiệp Chế biến Phế thải Cầu Diễn Hà Nội,
dung tích bể ủ 150 m3. Bể thí nghiệm được bổ sung 30kg chế phẩm Micromix 3 và bể
đối chứng bổ sung chế phẩm của Xí nghiệp. Quy trình thí nghiệm được tiến hành theo
quy trình của Xí nghiệp. Nhiệt độ của bể ủ được khống chế không quá 50oC ± 2oC
bằng quạt thổi khí hoàn toàn tự động.
Sự biến động của các nhóm vi sinh vật trong phân huỷ rác thải có sử dụng chế
phẩm Micromix 3
Kết quả nghiên cứu sự biến động của các nhóm vi sinh vật cho thấy vi khuẩn và
xạ khuẩn ưa nhiệt có khả năng phân giải xenluloza trong bể thí nghiệm sinh trưởng
nhanh hơn và nhiều hơn trong bể đối chứng. Trong quá trình phân giải các chất hữu cơ
bằng phương pháp ủ hiếu khí, nhiệt lượng trong đống ủ toả ra nhiều hơn đồng nghĩa
với tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật trong bể ủ mạnh hơn.
Số lần quạt hoạt động trung bình trong một ngày của bể thí nghiệm cao hơn hai
lần bể đối chứng. Điều đó chứng tỏ rằng, trong thời gian gần đây vi sinh vật phân giải
các chất hữu cơ trong bể thí nghiệm phát triển tốt hơn, nhiệt lượng toả ra nhiều hơn
nên quạt phải hoạt động nhiều hơn.
Việc bổ sung chế phẩm Micromix 3 vào bể xử lý rác thải đã rút ngắn được thời
gian xử lý có thổi khí từ 47 ngày xuống còn 32 ngày.
2. Chất lượng mùn sau khi ủ:
Lượng mùn ở bể bổ sung chế phẩm Micromix 3 nhiều hơn bể đối chứng: với 150
3
m rác ủ, bể đối chứng chỉ thu được bình quân 45 m3 mùn, trong khi đó bể thí nghiệm
thu được 55,5 m3 mùn tăng từ 20 - 25%.
Bảng thành phần mùn rác của bể ủ rác thải sinh hoạt
Axit
N phân
Bể ủ Mùn, % ΣC, % ΣN, % ΣP,% ΣK,% humic,
huỷ, %
%
Đối
30,72 2,52 0,08 0,01 0,52 0,95 0,47
chứng 1
Đối
37,64 3,78 0,09 0,12 0,67 1,05 0,52
chứng 2
Đối
122,52 150 112,5 120 128,85 110,53 110,64
chứng 3

Kết quả đánh giá chất lượng mùn rác sau khi ủ (bảng 5.7) cho thấy các chỉ tiêu
phân tích ở bể thí nghiệm đều cao hơn bể đối chứng trên 10%, trong đó lượng mùn cao
hơn 22,52%, hàm lượng nitơ dễ tiêu - 20%, axit humic tăng 10%.

209
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

3.2 Ảnh hưởng của chế phẩm Micromix 3 và mùn rác lên sự sinh trưởng của
cây:
Một chế phẩm muốn được áp dụng trong nông - lâm nghiệp, ngoài việc chế phẩm
đó có hoạt tính sinh học kích thích sự sinh trưởng của cây, không gây độc cho cây,
không ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt và quá trình phát triển của cây. Do
đó, chế phẩm phải được kiểm tra độc tính và chất lượng trước khi bón cho cây.
Ảnh hưởng lên bèo tấm (Lamna acquinotialis welwitsch T93): Bèo tấm lemna là
một loại thực vật phát triển rộng rãi và rất mẫm cảm với tác động của môi trường. Các
nhà khoa học Thuỵ Điển và Mỹ đã lựa chọn chủng bèo tấm Lemna acquinotialis làm
biotest và đưa ra quy trình để đánh giá chất lượng nước thải và các chất có độc tính
bằng cách xác định nồng độ ức chế sinh trưởng 50% (EC 50).
- EC 50 của chế phẩm Micromix 3 : 198 g/l
- EC 50 của mùn rác thí nghiệm tại Viện Công nghệ Sinh học : 292 g/l
- EC 50 của mùn rác Xí nghiệp Chế biến Phế thải Cầu Diễn : 293 g/l
Như vậy chế phẩm Micromix 3 và mùn rác được xử lý bằng chế phẩm này đều
không gây độc cho cây, vì đối với bèo tấm Lemna acquinotialis T93 những chất được
xem là gây độc có EC 50 dưới 100 g/l.

210
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG VII:
TÁC NHÂN VI SINH VẬT TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÝ
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC

7.1. VI SINH VẬT GÂY BỆNH VÀ CHỈ TIÊU VỆ SINH VỀ VI SINH VẬT
TRONG NƯỚC CẤP SINH HOẠT:
7.1.1. Các vi sinh vật gây bệnh:
Một số vi sinh vật có thể gây bệnh cho người, động vật và thực vật.
Những vi sinh vật gây ra bệnh là do chúng thực hiện các phản ứng trao đổi trong vật
chủ. Đa số vi sinh vật gây bệnh là loại sống ký sinh và lấy thức ăn từ vật chủ. Còn
dạng khác của vi sinh vật gây bệnh là chúng sản ra các độc tố đối với vật chủ. Có rất
nhiều loại bệnh truyền nhiễm liên quan đến nước. Vì vậy toàn bộ các công trình kỹ
thuật về vệ sinh phải có khả năng tiêu diệt được những vi sinh vật có mặt trong nước.
Đó cũng chính là trách nhiệm to lớn của những người làm công tác xử lý nước.
7.1.1.1. Khái niệm về dịch tễ học và các đường truyền nhiễm:
Có nhiều loại bệnh khác nhau, đó là: Bệnh đơn phát, bệnh dịch diễn ra trong một
thời kỳ hoặc trong từng địa phương hay trong một vùng rộng lớn, thậm chí trong nhiều
nước trên thế giới. Bệnh đơn phát không có tính lan truyền. Những bệnh dịch lan
truyền thường qua ban khâu là : nguồn gây bệnh → đường truyền bệnh → người, vật
bị nhiễm bệnh.
Nguồn gây bệnh có thể là người, vật ốm đã bị mắc bệnh hoặc người, vật khoẻ
nhưng có mang vi khuẩn gây bệnh. Đường truyền bệnh có thể :
- Qua nước: Do ăn, uống nước, tắm rửa, giặt giũ, rửa thức ăn, rau cỏ, bát đĩa...
- Qua thức ăn hay thực phẩm nói chung. Vì trong nhiều loại thực phẩm có thể
chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.
- Qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp giữa người bệnh với người khỏe. Tiếp xúc
trực tiếp là do bắt tay, hôn .... Tiếp xúc gián tiếp là do cùng chung quần áo, bát đĩa, đồ
dùng sách vở ...
- Qua không khí : Là do hít thở không khí chứa hơi nước, bụi, vi sinh vật gây
bệnh; kể cả đờm, nước bọt của người bệnh.
- Qua côn trùng : ruồi muỗi, bọ nhặng ....
Những người làm công tác vệ sinh phải tạo điều kiện sống để sao cho vi sinh vật
gây bệnh không thể xâm nhập vào nước, thức ăn, không khí ... Ở những nơi chúng có
thể xâm nhập được thì phải có biện pháp tẩy trùng môi trường. Khi vi sinh vật gây
bệnh xâm nhập được vào người. động vật chủ thì tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố mà vật
chủ có thể bị hoặc không bị mắc bệnh. Đa số vi sinh vật gây bệnh là loại sống ký sinh
và phụ thuộc vào vật chủ, phụ thuộc vị trí xâm nhập vào vật chủ. (Ví dụ không thể gây
bệnh được khi vi khuẩn lỵ (Disenterie) xâm nhập vào vết thương) tuỳ thuộc số lượng

211
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

vi sinh vật ban đầu xâm nhập vào, điều kiện môi trường, biện pháp tiêm chủng phòng
bệnh.
Những loại vi khuẩn gây bệnh có khả năng tạo ra độc tố ngoại hoặc độc tố nội.
Độc tố ngoại là độc tố do vi sinh vật tạo ra và tiết ra môi trường qua quá trình sống -
hoạt động của chúng. Độc tố nội là những độc tố sản ra trong tế bào vi sinh vật - tức là
nằm trong thành phần của tế bào., Chúng chỉ thải ra môi trường sau khi vi sinh vật
chết. Thông thường thì độc tố ngoại nguy hiểm hơn độc tố nội.
Khi xâm nhập vào vật chủ, các độc tố của vi khuẩn sẽ gây tác động và làm hại
các chức năng của cơ thể vật chủ. Đa số các độc tố của vi khuẩn có tác dụng đặc hiệu:
có loại làm thương tổn màng não, có loại làm hại các cơ quan trong cơ thể như thận,
gan, phổi ...
Không nhất thiết bệnh phát ra mãnh liệt ngay từ đầu. Nhiều bệnh như lao... diễn
ra rất nhiều năm và thậm chí cả một đời người bệnh.
Nói chung không bệnh nào phát ra ngay sau khi người bệnh bị nhiễm bệnh mà
thường phải qua một thời gian để các loại vi khuẩn kịp phát triển. Thời gian kể từ lúc
nhiễm bệnh đến lúc phát bệnh ốm - gọi là thời kỳ ủ bệnh.
Để tiêu diệt bệnh, người ta phải triệt một trong những khâu truyền bệnh. Những
người làm công tác cấp thoát nước liên quan nhiều nhất và trực tiếp đến đường bệnh
qua nước và có trách nhiệm diệt trùng gây bệnh trên đường truyền bệnh này.
7.1.1.2. Các bệnh truyền nhiễm qua nước:
Trong số những bệnh truyền nhiễm qua nước thì những bệnh đường ruột chiếm
nhiều nhất. Đa số các loài vi khuẩn gây bệnh đường ruột đều giống nhau về hình thái,
sinh lý và thuộc họ Enterobacteriaceae. Chúng là loại trực khuẩn kích thước 1 - 3 x 0,5
- 0,6 µ, gram âm, không tạo ra bào tử và không có giáp mạc. Các loài vi khuẩn của
từng bệnh khác nhau về hoạt tính men, khả năng vận động.
a. Vi khuẩn gây bệnh đường ruột cho người, gia súc, gia cầm là: Trực khuẩn
đường ruột (Escherichia), vi khuẩn bệnh thương hàn và phó thương hàn - typhor và
paratyphos (Saimonella), vi khuẩn bệnh lỵ Disenterie (Shigella), vi khuẩn bệnh tả
(Vibrio cholerae).

Vi khuẩn Escherichia coli

212
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Vi khuẩn E.coli

Salmonella

213
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Shygella

Vibrio cholerae
- Vi khuẩn Escherichia coli: Là trực khuẩn đường ruột gây bệnh Colenterit ở trẻ
em và bệnh lỵ Disenterie ở người lớn. Trực khuẩn đường ruột thường là loại vi khuẩn
loại đối kháng với vi khuẩn thối rữa. Có khả năng sinh chất kháng sinh như Colicin
làm chết các vi khuẩn gây bệnh khác. Khi dùng chất kháng sinh để diệt trực khuẩn
đường ruột thì sẽ kích thích vi khuẩn thối rữa và những vi khuẩn gây bệnh khác.
Nhóm trực khuẩn đường ruột đặt biệt rất nguy hiểm ở chỗ chúng rất dễ thích nghi
với cơ thể người. Chúng bền vững cả với dịch vị của người. Trong điều kiện tự nhiên
như nước, đất, kể cả thực phẩm, ở da, chúng có thể tồn tại hàng tuần thậm chí hàng
mấy tháng. Tuy nhiên khi đun sôi có thể diệt chết ngay được. Các dung dịch chất
kháng sinh 3-5% (như dung dịch Chioramin, phênon, formalin) trong vòng 10-15 phút
có thể tiêu diệt được chúng.
- Vi khuẩn Salmonella: Là loại gây bệnh thương hàn typhos và paratyphos.
Trong số các vi khuẩn này, có loại chỉ gây bệnh đối với người (typhos), có loại gây
bệnh cả đối với người lẫn động vật (paratyphos). Salamonella rất phổ biến trong thiên
nhiên, tồn tại trong các động vật có sừng, chó, mèo, chim, chuột, cá v.v...

214
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Khi bị bệnh typhos hoặc paratyphos thì ruột non bị thương tổn, đồng thời toàn cơ
thể bị nhiễm độc do độc tố nội (tức là sau khi trực khuẩn typhos bị phân huỷ). Toàn bộ
hệ thần kinh trung ương bị tác động - thương tổn - người bất tỉnh.
Salmonella không sinh sản ở môi trường bên ngoài nhưng có thể tự bảo tồn ở
nước sông trong 6 tháng, ở nước băng giá suốt mùa đông, ở nước giếng khơi trong 4
tháng, ở nước cấp thành phố dưới 3 tháng.
Trong nước thải vì có sự cạnh tranh với các loài vi khuẩn khác nên Salmonella
chỉ sống được khoảng 40 ngày, Chúng có thể sống trong thực phẩm, rau quả ... cho tới
khi rau quả bị thối rữa, sống trong bia được 2-4 ngày.
Salmonella bền vững cả đối với những kháng sinh hoặc điều kiện khô ráo. Dung
dịch thuỷ ngân 10/00 và dung dịch axit cacbonic 5% phải sau nửa giờ mới tiêu diệt
được chúng. Tất nhiên khi clorua hoá nước cấp sẽ tiêu diệt được Salmonella.
- Vi khuẩn Shigella: Xâm nhập vào cơ thể qua miệng rồi phát triển ở niêm mạc,
đại tràng. Khi tế bào vi khuẩn chết, giải phóng độc tố nội. Độc tố ngấm vào thần kinh
và phản ứng lại gây tổn thương ruột.
Khi bệnh phát ra thì thường bị ỉa chảy có máu lẫn mũi. So với lỵ amibs thì số lần
đi ngoài nhiều hơn.
Nguồn bệnh là người đã mắc bệnh. Trực khuẩn lỵ Shigella có thể truyền do tiếp
xúc trực tiếp, qua thức ăn nước uống, đặc biệt là do ruồi nhặng.
So với Salmonella thì Shigella không bền vững bằng. Nhưng nó có thể chịu đựng
được ở nhiệt độ thấp tới hàng tháng. Chúng có thể tồn tại ở nước sông tới 3 tháng, ở
nước cấp thành phố 1 tháng, ở nước thải 1 tuần.
Đối với dung dịch sát trùng axit cacbonic 1%, sau nửa giờ thì chúng bị tiêu diệt.
Khử trùng nước cấp đô thị bằng clorua hoá có thể tiêu diệt hoàn toàn trực khuẩn lỵ.
- Vi khuẩn Vibrion gây bệnh tả Cholera: Đây là điển hình của bệnh truyền nhiễm
qua nước. Dịch tả là bệnh rất khủng khiếp, lan truyền nhanh và có tỷ lệ tử vong cao.
Vi khuẩn Vibrion là loại phẩy khuẩn 1,5 - 2µ, đôi khi dai giống trực khuẩn hoặc
có khi ngắn giống cầu khuẩn. Nó bắt màu tốt, gram âm, không giáp mạc, không tạo
nha bào, nếu soi tươi thì rất di động. Là loại hiếu khí, dễ dàng nuôi cấy trên các môi
trường kiềm yếu; không bền vững đối với môi trường axit. Khi độ axit của dạ dày yếu
đi thì rất dễ mắc bệnh này. Vi khuẩn vibrion xâm nhập vào cơ thể bằng thực đạo, phát
triển ở niêm mạc tiểu tràng, giải phóng nội độc tố gây ra một loạt triệu chứng điển
hình: lượng nước ngưng tụ rất lớn (tới 30lít/ngày đêm), nôn mửa và đi ngoài lỏng. Cơ
thể bị mất nước nghiêm trọng, cường độ các quá trình gây oxy hoá giảm và các sản
phẩm chưa kịp cháy hết (CO2) sẽ đọng lại ở các mô ... Tỷ lệ tử vong rất cao.
Phẩy khuẩn tả Vibrion rất nhậy với nhiệt độ cao. Đun nóng tới 52oC sau 30 phút
là chết, ngược lại rất thích nghi với nhiệt độ thấp. Ở nước sông, nước giếng chúng bảo
tồn được 3 tháng, nước cấp sinh hoạt 1 tháng. Nước thải là môi trường tốt nhất đối với
chúng nên chúng có thể tồn tại được tới 7 tháng. Ở nước biển phẩy khuẩn tả còn có thể
sống lâu hơn, có thể sinh sản với tốc độ cao hơn ở nước ngọt

215
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Phẩy khuẩn tả bị tiêu diệt ở dung dịch axit cacbonic 1% trong 5 phút, ở dung dịch
thuỷ ngân 0,1 % thì chết ngay trong nước không có chất hữu cơ hoặc với nồng độ Clo
0,01% thì chúng cũng chết trong vòng 15 phút. Để đề phòng bệnh tả nên rửa hoa quả
bằng dung dịch axit axêtic loãng vì khuẩy khuẩn tả không chịu nổi môi trường axit. Các
vi khuẩn gây bệnh đường ruột, trong đó có vibrion, đều bị chết khi đun sôi nước.
b. Các bệnh khác lây truyền qua nước:
Ngoài các bệnh đường ruột còn có các bệnh khác có thể lây truyền qua nước như:
- Bệnh do Leptospira là bệnh điển hình truyền qua nước. Nhiễm bệnh này là do
dùng nước bị nhiễm khuẩn do tắm. Nước bị nhiễm khuẩn là do chuột đưa vào. Người
ta phân biệt hai dạng bệnh do leptospira là : Veilia (sốt da vàng) và sốt rét nước.
Leptospira là loại vi khuẩn hiếu khí nhưng chúng chịu đựng được ở môi trường ít oxy,
rất di động thích nghi nhiệt độ thấp, tồn tại được 5 tháng ở nước sông, 2 tháng ở nước
giếng.
+ Bệnh sốt da vàng là bệnh truyền nhiễm. Triệu chứng ban đầu là sốt cao đột
ngột, đau các cơ và đau đầu. Vi khuẩn xâm nhập và làm huỷ hoại gan, thận hoặc chảy
máu ruột.
+ Bệnh sốt rét nước khác ở chỗ vi khuẩn thường xâm nhập qua các chỗ xầy da
do tắm và người bệnh không vàng da - mặt đỏ.
Để đề phòng bệnh do Leptospira người ta phải có biện pháp bảo vệ nguồn nước,
diệt chuột, tiêm chủng vacxin. Đối với hệ thống cấp nước đô thị, phải tiến hành khử
trùng bằng clo hoặc các chất diệt trùng khác.
- Bệnh lỵ amit (amebs) - trong thời gian ấm cũng diễn ra như bệnh lỵ thường.
Amip lỵ thường gặp trong nước, đất và trong cơ thể người. Amip gây bệnh lỵ có tên là
Eltamoeba histolytica.
- Bệnh bại liệt - Polyomealit - thường xảy ra ở trẻ em. Bệnh do virut xâm nhập
vào các cơ quan hệ tiêu hoá. Loại virut này rất bền vững. Nó chịu đựng được điều kiện
khô ráo, nhiệt độ thấp, đun sôi tới 600C là chết trong vòng 15 đến 20 phút. Các chất sát
trùng ở nồng độ thường dùng đều tiêu diệt được virut bại liệt.
- Bệnh Tularê : Bệnh này biểu hiện bề ngoài có điểm giống bệnh dịch hạch. Tuy
nhiên đó chỉ là bề ngoài mà thôi. Bệnh này truyền bằng nhiều đường nhưng phần lớn
truyền qua nước là chính. Đặc trưng của bệnh này là huỷ hoại tuyến bạch huyết. Tuyến
này sưng lên. Vi khuẩn gây bệnh là loại hiếu khí nhưng không tạo bào tử, lúc non ở
dạng trực khuẩn, khi già ở dạng cậu khuẩn bất động. Nhiệt độ thích hợp nhất đối với
chúng là khoảng 37oC. Với nhiệt độ cao 56 -58oC trong vòng 10 phút là chúng bị chết.
Chúng chịu đựng được ở nhiệt độ thấp. Ở nước sông chúng bảo tồn được 1 tháng, ở
nước giếng 2 tháng, ở nước cấp đô thị 3 tháng. Ở dung dịch thủy ngân 1% chỉ trong 3
giây là chúng chết hết. Khử trùng bằng Clo cũng tiêu diệt chúng.
Nguồn truyền bệnh là chuột cống, chuột đồng và chuột nhà. Đề phòng và chống
bệnh Tularê người ta diệt chuột và dùng vacin.
- Bệnh viêm kết mạc: Trong các đô thị có nhiều bể tắm thì những người tắm ở bể
đó hay bị bệnh viêm kết mạc.

216
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

c. Các bệnh truyền nhiễm do virus:


Ngoài những bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn còn có nhiều bệnh khác truyền qua
nước do virut. Điển hình nhất là bệnh poliomielit. - Bệnh bại liệt trẻ em hay còn gọi là
bệnh viêm tuỷ xám. Bệnh do loại virut. Đó là loại virut rất bền vững. Nó chịu đựng
được cả nhiệt độ sấy nóng và nhiệt độ thấp. Tuy nhiên nếu tăng nhiệt độ tới 600C thì
hoạt tính của chúng giảm và trong vòng 15 + 20 phút là chúng bị tiêu diệt. Loại virut
này có rất nhiều trong nước thải. Nhưng khi xử lý nước thải trong bể aêrôten hoặc xử
lý cặn trong bể mêtan thì chúng đều bị tiêu diệt.
Các công trình xử lý nước cấp khử được hầu hết các loại virut này bằng cách khử
trùng nước cấp bằng Clo với nồng độ dư 0,2 - 0,5 mg/l.
Sau đây là hình ảnh về một số vi sinh vật gây bệnh:

Candida albicans (dạng lưỡng hình)


Gây bệnh “nhiễm nấm men” ở người

Bacillus cerens
Gây bệnh “ngộ độc thực phẩm” ở người

217
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Pseudomonas acruginosa gây “bệnh cơ hội” trên người

Staphylococcus aurens gây bệnh “ngộ độc thực phẩm”

Chostridium perfringens gây bệnh “ngộ độc thực phẩm”

218
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

7.1.2. Các chỉ tiêu vệ sinh về vi sinh vật


7.1.2.1. Các khái niệm chung về những vi sinh vật chỉ thị vệ sinh
Mục đích của việc kiểm tra vệ sinh trong nước là xác định mức độ an toàn của
nước đối với sức khoẻ con người. Về mặt vi trùng học, ta phải tìm những loại vi sinh
vật gây bệnh truyền nhiễm cho người. Tuy nhiên có rất nhiều loại vi sinh vật gây bệnh
có thể tồn tại trong nước do đó phân lập chúng trong nước là một việc làm rất khó,
không thể thực hiện được. Mặt khác để có thể có được kết quả phân tích ít nhất cũng
phải mất 2 -3 tuần lễ - (tức là khi dân chúng đã uống nước nhiễm trùng rồi). Vì vậy từ
lâu (cuối thế kỷ 19) người ta đã cố gắng tìm ra một loại vi khuẩn điển hình nào dù đó
dù gây bệnh hay không gây bệnh nhưng có trong phân người và đại diện cho tất cả các
loại vi sinh vật gây bệnh trong nước. Nói cách khác, sự có mặt của những vi sinh vật
đại diện trong nước cũng nói lên sự có mặt của những vi sinh vật gây bệnh khác trong
nước, tức là nước bị nhiễm bẩn bởi phân người. Cuối cùng người ta cũng đã thành
công. Trong phân người thường xuyên có mặt ba loại vi sinh vật :
- Trực khuẩn đường ruột Escherichia coli
- Cầu khuẩn: Streptococcus
- Vi khuẩn yếm khí tạo nha bào Clostridium theo Huston và Klein trong 1ml
nước thải sinh hoạt chứa từ 100.000 - 800.000 trực khuẩn đường ruột; từ 1000 - 60.000
cầu khuẩn và từ 100 đến 2000 vi khuẩn yếm khí tạo nha bào. Như vậy trong nước thải
sinh hoạt lượng trực khuẩn đường ruột chiếm nhiều nhất. Tuy nhiên đây không phài là
vấn đề chúng nhiều về số lượng, là giá trị chủ yếu của vi sinh vật chỉ thị về sự nhiễm
phân là tốc độ chết của chúng phải xấp xỉ với tốc độ chết của đa số vi sinh vật khác.
Chỉ có loại vi sinh vật nào thường xuyên có trong phân người và tuân theo điều kiện
trên mới có thể dùng làm chỉ tiêu về sự nhiễm bẩn do phân được.
Xét 3 loại vi khuẩn có trong phân ta thấy: Vi khuẩn nhóm Clostridium bảo tồn
trong nước lâu hơn những vi sinh vật gây bệnh. Cầu khuẩn lại chóng chết hơn. Còn
trực khuẩn đường ruột có thời gian bảo tồn trong nước gần giống những vi sinh vật
gây bệnh khác. Do đó trực khuẩn đường ruột là chỉ tiêu vệ sinh chủ yếu về sự nhiễm
bẩn nước.
Ngoài ra người ta còn kiến nghị hai loại nữa là vi sinh vật ưa nóng và thực khuẩn
thể (bacteriophage) làm hai chỉ tiêu phụ. Tuy nhiên tất cả các chỉ tiêu vệ sinh trên đều
gọi là chỉ tiêu gián tiếp vì chúng cho biết một cách gián tiếp về sự nhiễm nước bởi vi
sinh vật gây bệnh. Nếu khi có bệnh dịch xảy ra, các nhà vi sinh vật phải xác định chính
xác loại vi khuẩn nào gây ra bệnh dịch. Khi đó gọi là chỉ tiêu vệ sinh trực tiếp về sự
nhiễm bẩn nước.
7.1.2.2. Ý nghĩa của chỉ tiêu vệ sinh về trực khuẩn đường ruột
Trực khuẩn đường ruột là nguồn gốc đầu tiên gây ra các bệnh thương hàn, phó
thương hàn và lỵ. Trong quá trình tiến hoá của mình nó có khả năng ký sinh vào vật
thể sống đồng thời mất dần khả năng sử dụng trực tiếp các chất hoá học khác làm thức
ăn. Từ đó hình thành các loại trực khuẩn gây ra các bệnh trên đây. Nhóm trực khuẩn
đường ruột Escherichia Coli có rất nhiều trong ruột già của người: từ 100 triệu đến 1 tỷ
219
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

con trong 1 gam phân người. Con người sau khi sinh ra được 20 giờ trong ruột già đứa
trẻ có chứa nhiều vi khuẩn, nhưng vẫn chưa có trực khuẩn đường ruột. Qua hàng tuần,
hàng tháng khi đứa trẻ bắt đầu được nuôi bằng thức ăn tạp thì E. Coli mới theo vào
ruột và cư trú ở ruột già của trẻ, từ đó chúng tồn tại trong người mãi mãi cho đến lúc
người chết. Trong quá trình sống - hoạt động sinh lý của người. E.Coli theo phân thải
ra môi trường. E.Coli có trong phân tất cả các loài súc vật, chim muông hoang dại
(những loài không tiếp xúc với người). Như vậy E.Coli là chỉ tiêu vệ sinh rõ ràng, hiển
nhiên về sự nhiễm bẩn môi trường do hoạt động của con người.
Để đánh gía mức độ nhiễm bẩn của nước về vi sinh vật, người ta dùng hai chỉ
tiêu là côli titre và Coli chỉ số.
Chuẩn độ coli (coli titre) là thể tích nhỏ nhất của nước (tính bằng ml) trong đó 1
tế bào chứa 1 Coli. Chẳng hạn khi nói Côli titre là 333, nghĩa là cứ 333ml nước có
chứa 1 trực khuẩn đường ruột.
Chỉ số coli: là số Coli chứa trong một lít nước. Thí dụ: Coli chỉ số là 3, tức là có
3 Coli trong một lít nước.
Mối quan hệ giữa Coli chỉ số và Coli titre là số nghịch đảo của nhau :
1000
Coli chỉ số
Coli titre
7.1.2.3. Ý nghĩa của chỉ tiêu vệ sinh về vi sinh vật ưa nóng
Để tăng sản lượng thu hoạch nông nghiệp, người ta thường dùng phân người, súc
vật, nước thải để bón ruộng. Nhưng vì những chất bón trên đều chứa rất nhiều trực
khuẩn đường ruột và đều có thể dẫn đến nhiễm bẩn nguồn nước, nhất là nguồn nước
ngầm. Khi có dịch xảy ra, người ta phải tìm nguyên nhân và cần biết rõ bệnh dịch xảy
ra do bón ruộng bằng phân người hay súc vật. Muốn vậy, ngoài chỉ tiêu về E.Coli
người ta phải phân tích xác định lượng vi khuẩn ưa nóng. Phân người và nước thải
chứa rất ít vi khuẩn ưa nóng, nhưng phân súc vật - phân chuồng thì lại chứa rất nhiều.
Như thế người ta sẽ xác định được nguyên nhân của sự nhiễm bẩn đất và nước thải là
do bón loại phân nào.
7.1.2.4. Ý nghĩa chỉ tiêu vệ sinh về Thực khuẩn thể: (phage)
Thực khuẩn thể (phage) sống ký sinh vào vi khuẩn. Khi vắng mặt vi khuẩn tương
ứng của thực khuẩn thể thì thực khuẩn thể vẫn tồn tại được khá lâu trong nước. Chúng
chỉ chết khi không nhận được thức ăn mà thôi. Vì vậy nếu phát hiện thấy thực khuẩn
thể (ứng với loại vi sinh vật gây bệnh) trong nước thì chắc chắn cũng có vi sinh vật
gây bệnh đã hay đang tồn tại.
7.1.2.5. Ý nghĩa chỉ tiêu vệ sinh an toàn về giun
Có hai loại giun sán là : giun sán địa chất và giun sán sinh học. Giun sán địa chất
là loại giun sán mà trong quá trình phát triển không cần nhờ vật chủ trung gian. Giun
sán sinh học là loại phải sống nhờ vào hai hoặc ba vật chủ trung gian.
Giun địa chất gồm: Giun đũa, giun kim, giun tóc... Giun sinh học gồm giun búi,
sán chỉ, sán xơ mít, giun xoắn ...

220
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Môi trường bên ngoài (đất, nước) bị nhiễm bẩn bởi giun sán là do nhiễm phân
chứa giun sán.
Con người bị nhiễm giun sán là do ăn phải trứng giun hoặc bọ ở trong nước, trái
cây, thức ăn, ... tươi sống.
Trong nước thải sinh hoạt và do đó nước sông hồ bị nhiễm bẩn bởi nước thải nên
cũng chứa nhiều loại giun như giun đũa , giun kim, .... Trong ruột người, động vật
chứa rất nhiều trứng giun, trứng giun này theo phân ra môi trường bên ngoài - lẫn vào
đất, nước, trái cây, rau tươi... Từ đó chúng lại xâm nhập vào người, động vật và gây ra
không ít những bệnh hiểm nghèo.
7.1.2.6. Đánh giá nước dùng để ăn uống:
Đáp ứng yêu cầu về chất lượng chất lượng thức ăn uống là một vấn đề khó và
phức tạp. Nước dùng để ăn phải đáp ứng được những yêu cầu sau :
- Không nguy hại đối với cơ thể người, phải hợp khẩu vị.
- Tiện cho việc nấu thức ăn.
- Tiện cho việc rửa, giặt rũ quần áo ...
Ở đây chủ yếu chỉ xét yêu cầu đầu tiên : - Nước dùng để ăn uống phải được đánh
giá theo các mặt: vi trùng học, sinh học, lý hoá học, giác quan vệ sinh, địa hình ...
1. Đánh giá về vi trùng học
Nước dùng để ăn uống không được chứa bất kỳ loại vi khuẩn gây bệnh nào.
Nhưng đồng thời có rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, nên không thể xác định sự có
mặt của từng loại trong một mẫu nước, tức là không thể phân tích chỉ tiêu trực tiếp. Vì
vậy chỉ tiêu vệ sinh về vi trùng học được đánh giá một cách gián tiếp, bằng trực khuẩn
đường ruột, và tổng số vi khuẩn (MNP - Most Probable Number).
2. Đánh giá về sinh học
Trong nước để ăn uống không được chứa trứng giun sán, động thực vật phù du.
Những loại động thực vật phù du tuy không độc hại nhưng nếu có trong nước cũng
làm người dùng nước nhìn thấy ghê sợ, và chắc chắn cũng mang theo vi khuẩn.
Trong các nguồn nước mặt, nhất là hồ đầm thường có hiện tượng “phú dưỡng nở
hoa” (Eutrofication). Do đó trong nước sẽ chứa các sản phẩm trao đổi hoặc các sản
phẩm phân huỷ tế bào tảo rêu và làm nước có mùi vị khác thường: tanh, hôi,thối ...
3. Đánh giá về vật lý
Nước dùng để ăn uống phải trong sạch, không màu, mùi, vị, pH và nhiệt độ phải
nằm trong giới hạn quy định theo quy phạm.
4. Đánh giá về hoá học
Trong thành phần nước tự nhiên chứa nhiều tạp chất hoá học khác nhau kể cả các
chất phóng xạ. - Các chất khoáng chứa rất nhiều trong nước thiên nhiên, trong đó có
nhiều hợp chất cần cho cơ thể con người. Tuy nhiên, những chất đó (amino, cation)
được bổ sung chủ yếu từ thức ăn chứ không phải từ nước (trừ iod và fluor). Như vậy
sự có mặt của những ion đó sẽ làm cho nước có cảm giác phù hợp là chính.
221
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

- Iod cần thiết cho sự hoạt động bình thường của tuyến giáp (mỗi ngày cơ thể
người cần 300µg iod). Nếu thiếu thì tuyến giáp họng bị kém phát triển, bề ngoài gọi là
bệnh bứu cổ, khả năng tư duy kém - con người sinh đần độn mất thông minh. Nguồn
chính để bổ sung iod cho cơ thể người là nước, nhất là nước biển. Từ nước biển, iod
theo hơi nước bay vào khí quyền rồi theo mưa vào đất liền - sông - hồ - đất. Càng ở
những vùng cao và xa biển lượng iod trong khí quyền càng ít. Do đó nước ở những
vùng cao nguyên chứa ít iod và bệnh bướu cổ phát sinh nhiều. Để chống bệnh bướu cổ
người ta phải ioduor hoá nước, bổ sung muối iod vào thức ăn.
- Fluor cũng là một trong những nguyên tố phổ biến trong thiên nhiên. Nước mặt
chứa ít Fluor hơn so với nước ngầm. Nếu nồng độ Fluor trong thức ăn uống quá thấp
(dưới 5,5 - 0,7 mg/l) sẽ làm mục xương răng (bị rụng răng). Nếu nồng độ Fluor quá
cao (trên 1,5mg/l) sẽ làm người ta nhiễm độc Fluor. Do vậy nồng độ Fluor tối thích
trong nước uống là 0,7 - 1mg/l. Nếu nguồn nước không đủ Fluor người ta phải cho
thêm vào.
- Chất phóng xạ cũng có trong nước thiên nhiên và trong không khí xung quanh
ta với một lượng rất ít. Tổng lượng các chất phóng xạ trong cơ thể người không đáng
kể. Sự có mặt của các chất phóng xạ với một lượng đáng kể trong cơ thể người sẽ dẫn
đến hậu quả là cơ thể thường bị tác động của các atia α, β, χ.
Sự phát triển của công nghiệp hiện đại sẽ làm cho nước thải chứa nhiều chất
phóng xạ và do đó cả nước thiên nhiên, ngay cả động thực vật, thức ăn của người,
cũng chứa nhiều chất phóng xạ.
- Nitrat: Đó là muối của axit nitric, chứa nhiều trong nước mặt và nước ngầm. Có
nitrat trong nước chứng tỏ có các loại muối hoà tan và chứng tỏ có các muối hoà tan
và chứng tỏ có quá trình khoáng hoá các chất bẩn hữu cơ diễn ra.
Nitrat quá nhiều trong nước uống (trên 10 mg/l) gây nguy hiểm đối với trẻ sơ
sinh 2-3 tháng, vì nó gây ra bệnh thiếu máu methemoglobine.
- Chất hữu cơ: Trong nước thiên nhiên, theo nguồn gốc, những tạp chất hữu cơ
có thể chia ra:
+ Các chất hữu cơ sống.
+ Các chất hữu cơ chết (cặn bã hữu cơ)
+ Sản phẩm trao đổi của các vi sinh vật sống lẫn vào nước.
+ Các chất hữu cơ cùng với nước thải sinh hoạt, công nghiệp xả vào nguồn nước.
Theo mức độ phân huỷ, người ta chia ra: các chất dễ phân huỷ, khó phân huỷ và
những chất độc.
Chỉ tiêu COD (oxy hoá) định lượng tổng cộng tất cả các chất hữu cơ trong nước
nhưng không xác định được lượng các chất dễ hoặc khó phân huỷ. Khi đó tốt nhất là
xác định chỉ tiêu NOS (BOD) - tức là đại lượng phản ánh lượng các chất hữu cơ dễ
phân huỷ. Nước nguồn dùng để cấp nước sinh hoạt có NOS = 2 - 3 mg/l, đôi khi hơn
một chút nhưng không được quá 4mg/l.
222
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

5. Đánh giá theo giác quan


Đối với nước dùng để ăn uống, khi nồng độ các tạp chất rất thấp, đôi khi các
phương pháp phân tích hoá học không đủ chính xác thì người ta dùng giác quan để
thử. Có thể dùng 3 trong 5 giác quan của người (vị, khứu, thị giác) để đánh giá chất
lượng nước uống. Tất nhiên khi nước đục, có màu, mùi, vị khác thường thì con người
sẽ cảm thấy được. Đó là phản xạ tự vệ tự nhiên của người.
- Màu: Nếu nước trong sạch thì nước không màu. Nếu có màu, chứng tỏ nước
thiên nhiên chứa tạp chất như hutnic, tanin, muối sắt ...
- Mùi: Nước dùng để ăn uống, không được có mùi. Nếu có mùi chứng tỏ nước bị
nhiễm bẩn và nguyên nhân có thể là : do tạo thành H2S, sản phẩm của sự phân huỷ các
chất hữu cơ có chứa S hoặc do có FeS2, chất này tác dụng với axit cacbonic rồi tạo
thành H2S. Có thể do các sản phẩm thối rửa hay do các vi sinh vật phù du phát triển
trong nước.
- Vị: Nước dùng để uống có vị "ngon" đặc biệt. Tất nhiên ở đây có thể sai lệch do
cảm giác chủ quan của từng người, của dân từng địa phương. Thường nếu nước có
chứa CO2 thì làm cho nước có vị tươi mát. Nếu nước có chứa các loại muối khoáng
người ta cũng dễ thấy: như muối NaCl thấy mặn, các loại muối khác có thể chát, axit
hữu cơ thấy chua...
6. Đánh giá theo trạng thái vệ sinh địa hình
Tất cả các phương pháp đánh giá trong phòng thí nghiệm trên chỉ đặc trưng cho
một dung tích nhỏ của mẫu nước phân tích (1-2lít). Trong khi đó như ta biết :các loại
vi khuẩn, các chất hữu cơ phân bố không đều ở toàn khối nguồn nước. Do đó cần phải
đánh giá về trạng thái vệ sinh địa hình. Nội dung công việc bao gồm:
a) Nghiên cứu bản đồ địa lý, địa chất khu vực xung quanh nguồn nước: Ở đây ta
sẽ xác định được những hồ, nhánh sông chảy tới bổ cấp, những vùng dân cư, công
nghiệp có khả năng gây nhiễm bẩn nguồn nước... Và mặt cắt địa chất, tính chất của hai
bờ, đáy sông, hồ.
b) Quan sát nguồn cấp nước, các điểm gây nhiễm bẩn nguồn nước : nước thải
sinh hoạt, công nghiệp, nhà tắm, giặt công cộng, lược sử tình hình dịch bệnh vùng dân
cư... Nếu nguồn cấp nước là nguồn nước ngầm thì song song với mặt cắt địa chất phải
xét trữ lượng nước, vị trí và biện pháp khai thác nước, tình trạng mạng lưới thoát nước
vùng dân cư lân cận.

7.2. SỰ NHIỄM BẨN NGUỒN NƯỚC, QUÁ TRÌNH TỰ LÀM SẠCH CỦA
NƯỚC NGUỒN (SÔNG, HỒ)
Nhìn chung những quá trình sinh hóa diễn ra khi xử lý nước thiên nhiên không
phức tạp như khi xử lý nước thải, vì các chất hữu cơ trong nước thiên nhiên, nước cấp

223
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

ít hơn cả về lượng cũng như loại các chất. Chúng ta hãy xét các loại nguồn nước, sự
nhiễm bẩn và quá trình tự làm sạch của nước nguồn, đặt biệt là nguồn nước mặt để tạo
cơ sở cho quá trình làm sạch nước trong công nghệ xử lý nước.
7.2.1. Các loại nguồn nước:
Tất cả các loại nước trong thiên nhiên đều qua dạng nước mưa. Nước bay hơi từ
đại dương, ngưng tụ lại thành những đám mây rồi lại rơi xuống lục địa thành mưa,
tuyết. Sau đó nước tập trung vào sông hồ rồ lại chảy ra biển, đại dương. Chu trình thủy
văn gồm 3 nguồn nước: Nước mưa, nước mặt, nước ngầm.

Hình 7.2 Sơ đồ chu trình thuỷ văn

- Nước mưa: Về mặt vệ sinh, vi trùng học và hóa học, thì nước mưa sạch nhất,
chỉ có nhược điểm là nồng độ muối trong đó quá ít.
Nước ngầm: Về mặt vệ sinh thì nước ngầm kém nước mưa, nhưng sạch hơn nước
mặt. Nhiều khi không phải xử lý mà vẫn sử dụng được. Thực chất nước ngầm là do
nước mặt thấm xuống đất. Thành phần hóa lý của nước ngầm tùy thuộc cấu tạo địa
chất và thành phần nước mặt.
Đối với nước ngầm, sự nhiễm bẩn về vi khuẩn rất đa dạng. Thông thường nước
ngầm mạch nông bị nhiễm bẩn nhiều hơn so với nước ngầm mạch sâu. Càng thấm sâu
xuống lòng đất, vi khuẩn càng ít đi bởi vì những lớp đất trên cũng có khả năng giữ lại
hầu hết vi khuẩn. Nhiều số liệu cho thấy ở dưới các hố phân, vi khuẩn không thể thâm
nhập xuống chiều sâu 30-40cm cách mặt đất. Tuy nhiên có khi ở độ sâu 1.5m và hơn
nữa cũng phát hiện thấy vi khuẩn và làm nước ngầm bị nhiễm khuẩn.

224
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Các chất hóa học thấm xuống lòng đất sâu hơn. Nhưng trong quá trình thẩm thấu
cùng với nước xuống đất, các chất đó có thể bị thay đổi thành phần. Chẳng hạn cách
mặt đất 0.5m nhiều chất hữu cơ đã bị phân hủy hoặc oxy hóa. Người ta đã nghiên cứu,
phân tích và cho thấy ở độ sâu 30.5cm NOS không vượt quá 5ml/l, thậm chí khi NOS
ban đầu trên mặt đất là 100mg/l, ở độ sâu đó không còn thấy phosphat nữa.
Vi khuẩn và hóa chất không chỉ thẩm thấu theo chiều sâu mà còn khuyếch tán
theo chiều ngang. Thí nghiệm cho thấy cùng với nước ngầm, các hóa chất khuyếch tán
xa hơn vi khuẩn (xem bảng sau).

Khoảng cách giới hạn khuyếch tán (m)


Tác giả
Vi khuẩn Hóa chất
Stibes, Croburst (Buthor 1954) 20 34
Stibes, Croburst (Buthor 1954) 70 135
Caldwell (Buthor 1954) 15 90
Muscat (1941) Hàng chục 150
Kipichnicoy (1946) 6 40

Khoảng cách khuyếch tán tùy thuộc lượng bẩn ban đầu, tính chất đất, kích thước
hạt. Tuy nhiên, có thể coi rằng vi sinh không thể thấm vào giếng nước cách xa nguồn
bẩn 20m đối với đất á sét, 200m đối với đất cát (Jucốp & Ampolski 1951).
- Nước mặt: Khi nước mưa rơi xuống đất, chảy vào các sông hồ gọi là nước mặt.
Nước mặt bẩn nhất cả về vi sinh vật, chất hữu cơ, vô cơ. Nước mặt rất giàu các chất
dinh dưỡng – môi trường tốt cho nhiều vi sinh vật phát triển, kể cả nấm và động vật hạ
đẳng.
7.2.2. Sự nhiễm bẩn nguồn nước mặt:
Sự nhiễm bẩn nguồn nước có thể do tự nhiên hoặc nhân tạo. Các chất bẩn có thể
ở dạng chất lơ lửng, keo, tan, chất độc, vi sinh vật, sinh vật… Sự nhiễm bẩn tự nhiên
là do mưa rơi xuống mặt đất, kéo theo các chất bẩn xuống sông hồ hoặc do các sản
phẩm sống, hoạt động phát triển của sinh vật, vi sinh vật - kể cả xác chết của chúng.
Sự nhiễm bẩn nhân tạo chủ yếu do nước thải vùng dân cư đô thị, công nghiệp cũng
như tàu thuyền xả ra.
- Nhiễm bẩn tự nhiên:
Nước mưa hay tuyết là nguồn bổ cập cho nguồn nước mặt, nước ngầm. Thành
phần nước mưa biến đổi theo thời gian, không gian và tùy thuộc lượng các tạp chất
bẩn trong không khí, trên mặt đất. Nếu ở trong những khu vực nghiên cứu hạt nhân thì
nước mưa chứa cả những chất phóng xạ. Ngay cả lượng mưa cũng ảnh hưởng tới
thành phần nước sông hồ. nếu tính rằng với thời gian 20’, thì lượng nước mưa ở Hà
Nội hay các thành phố ở Việt Nam sẽ là bao nhiêu và tập trung vào sông hồ chứa bao
nhiêu chất bẩn từ các mặt phủ, mặt đất ở các vùng?

225
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Nước mưa cũng rất bẩn và ảnh hưởng nhiều tới chế độ dòng chảy của sông hồ và
chất lượng nước trong đó.
- Nhiễm bẩn nhân tạo:
- Nước thải đô thị: Đó là nước thải sinh hoạt và công nghiệp trong phạm vi đô
thị.
Trong nước thải đô thị chứa rất nhiều vi sinh vật, giun sán, cả vi sinh vật gây
bệnh, nhất là vi sinh vật gây bệnh đường ruột. Chúng chiếm một khối lượng đáng kể
trong các chất hữu cơ trong nước thải.
Về thành phần cơ lý, chất bẩn trong nước thải bao gồm các chất lơ lửng không
tan (huyền phù), keo và tan. Theo Heukelekian và Balmat, trong nước thải sinh hoạt
các chất dạng huyền phù chứa 80% là hữu cơ, keo, các chất tan chủ yếu là các chất
khoáng. Các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt chủ yếu là các chất béo, đạm (chứa
nitơ), đường (chứa carbon) như xenlulo, hemixenlulo, pectin, tinh bột… Ngoài ra
trong nước thải còn chứa cation Na+, K+…
- Nước thải sản xuất – công nghiệp: Nhiều lĩnh vực công nghiệp tiêu thụ và thải
ra một lượng nước khổng lồ như công nghiệp luyện kim đen, hóa học, chế biến lọc hóa
dầu, dệt nhuộm, thực phẩm… Thành phần tính chất nước thải công nghiệp rất đa dạng.
Ngoài các chất bẩn thông thường, trong nước thải công nghiệp còn chứa các chất độc
hại. Khi lẫn với nước nguồn, chúng sẽ tiêu diệt các loài thủy sinh vật. Khi nền công
nghiệp càng phát triển, các chất bẩn mới xuất hiện càng nhiều, mức độ độc của chúng
đối với sinh vật lại chưa rõ. Vì vậy phải xác định độ độc của chúng cũng như nồng độ
giới hạn cho phép đối với các loài sinh vật, phải xác định mức độ cần thiết làm sạch,
các phương pháp xử lý nước thải.
Trong các xí nghiệp công nghiệp còn có cả các loại nước thải quy ước sạch. Đó
là các loại nước làm nguội thiết bị, sản phẩm, nhất là ở các nhà máy nhiệt điện. Tuy
nước này không bẩn, nhưng có thể ngẫu nhiên do sự cố thiết bị nên cũng có thể làm
nhiễm bẩn nguồn nước. Các loại nước này có thể làm nhiệt độ nước nguồn tăng lên,
làm ngèo oxy trong đó hoặc làm sinh vật bị tiêu diệt.
- Nước tưới tiêu, thủy lợi: Trong nông nghiệp sử dụng nhiều nước để tưới ruộng.
Hệ thống nước tiêu của thủy lợi là sản phẩm quan trọng trong cách mạng xanh. Nước
tưới ruộng, phần lớn thấm xuống đất và bay hơi, một phần quay lại hồ. Phần nước này
mang theo chất lơ lửng xói mòn từ đất, nhiều loại chất độc, thuốc trừ sâu… Vì khối
lượng nước này quá nhiều, không thể thực hiện xử lý làm sạch được. Kết quả một mặt
gây ô nhiễm nguồn nước, mặt khác làm giảm độ phì của đất. Một điều nguy hiểm đối
với các vùng khô, bay hơi mạnh: những kênh mương tươi rất nông cạn, nên lượng
nước mất đi do bay hơi rất lớn. Kết quả làm tăng hàm lượng muối trong nước tưới và
đất trồng, làm thay đổi thành phần nước ngầm.
- Sự nhiễm bẩn do vận tải đường thủy: Vận tải thủy là dạng vận tải kinh tế nhất.
Tuy chậm nhưng ngày nay hình thức này rất phổ biến. Có thể nói ở các nước, từ 50-
90% hàng hóa được vận tải bằng đường thủy. Trong công nghiệp lọc hóa dầu, bất kỳ
loại dầu nào cũng đều chứa nước. Khi vận chuyển, nước tích lại dươúi đáy tàu. Sau khi
bơm dầu đi, để tránh ô nhiễm sông biển, người ta cấm xả nước này gần bờ biển nếu

226
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

hàm lượng dầu vượt quá 50mg/l. Cho dù xả bằng cách nào cũng làm biển bị ô nhiễm
và tiêu diệt sinh vật biển - nhất là thực vật - nguồn cung cấp oxy cho khí quyển ở đất
liền.
Ngoài các sản phẩm dầu, các tàu thuyền còn làm nhiễm bẩn sông biển do xả
nước thải sinh hoạt. Vì vậy phải có thiết bị riêng trên tàu thuyền để xử lý hoặc chứa rồi
xả ra những vùng quy định.
7.2.3. Quá trình tự làm sạch của nguồn nước mặt:
Sông hồ là những công trình thiên nhiên hoặc nhân tạo, là những nguồn cung cấp
nước mặt, đồng thời là nơi tiếp nhận nước mưa, nước thải sinh hoạt, công nghiệp…
Tất cả các dòng nước chảy về sông hồ đều mang theo các chất bẩn hữu cơ, vô cơ. Ở
những điều kiện bình thường thích hợp thì những chất đó kích thích sự phát triển của
sinh vật. Ở những vùng sông, suối vùng núi cao thì sự sống của sinh vật đơn điệu,
nghèo nàn hơn, vì ít chất dinh dưỡng hơn. Nhưng những con sông chảy qua những
vùng đồng bằng phì nhiêu màu mỡ, dân cư đông đúc, trù phú thì hoạt động sống của
sinh vật rất phong phú vì đầy đủ chất hữu cơ, chất dinh dưỡng. Nếu các chất bẩn (theo
lượng từng chất và số loại chất) vừa đủ phù hợp với khả năng đồng hóa của sinh vật
thì các quá trình sinh hóa sẽ diễn ra trong điều kiện hiếu khí và có lợi cho con người.
Nếu các chất bẩn quá nhiều, vượt quá khả năng đồng hóa của sinh vật thì các dạng
sinh vật thượng đẳng sẽ phải bỏ đi, chỉ còn lại vi khuẩn phát triển, tạo điều kiện yếm
khí, gây tổn thất cho con người. Khi đó, nguồn nước sông hồ bị nhiễm bẩn. Ngày nay,
do sự phát triển đô thị, công nghiệp và nền kinh tế xã hội nói chung, các dòng sông sẽ
bị nhiễm bẩn quá mức, và là mối lo ngại lớn cho con người.
7.2.3.1. Quá trình tự làm sạch:
Quá trình tự làm sạch của nguồn nước có thể chia làm 2 giai đoạn:
- Quá trình xáo trộn, pha loãng giữa các dòng chất bẩn với khối lượng nước
nguồn. Đó là quá trình vật lý thuần túy.
- Quá trình tự làm sạch với nghĩa riêng của nó. Đó là quá trình khoáng hóa các
chất bẩn hữu cơ – hay rộng hơn, đó là quá trình chuyển hóa, phân hủy các chất bẩn
hữu cơ nhờ các thủy sinh vật, vi sinh vật. Ở mức độ nhất định, dù ít dù nhiều, tất cả
những cơ thể sống đó đều tham gia vào quá trình, đồng thời chúng sinh trưởng, sinh
sản (kể cả chết) và phát triển. Sinh khối của chúng tăng lên.
Trong các dòng sông chảy, các dòng chất bẩn sẽ pha loãng với nước sông trên
một khoảng nhất định. Trong suốt khoảng chiều dài đó, có thể phân biệt các vùng sau
đây:
• Vùng xả chất bẩn;
• Vùng xáo trộn hoàn toàn;
• Vùng bẩn nhất, ở đó hàm lượng oxy hòa tan ít nhất;
• Vùng phục hồi, ở đó kết thúc quá trình tự làm sạch.

227
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

ng - hoạt động
Hình 7.3 Ảnh hưởng của chất bẩn đối với sự sống - hoạt động
của sinh vật trong nước sông.

Cường độ quá trình tự làm sạch tùy thuộc nhiều yếu tố: dung lượng nước sông,
tốc độ dòng chảy, điều kiện làm thoáng hòa tan oxy theo bề mặt, chiều sâu dòng chảy,
nhiệt độ, thành phần hóa lý của nước, tính chất các chất bẩn…
Trước hết, xét một số khái niệm cơ bản:
a- Tổng sản phẩm sơ cấp trong nước nguồn:
Theo phương thức dinh dưỡng, tất cả các cơ thể sống trên trái đất được chia
thành 2 loại: sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ. Sinh vật sản xuất là các loại tự
dưỡng, tạo chất hữu cơ bằng cách cố định CO2. Sinh vật tiêu thụ là các sinh vật dị
dưỡng, chỉ sử dụng chất hữu cơ có sẵn. Sinh vật sản xuất bao gồm tất cả các thực vật,
vi khuẩn tự dưỡng (trừ nấm). Sinh vật tiêu thụ gồm tất cả những loài sinh vật còn lại.
Chất hữu cơ tạo ra trong quá trình quang hóa hợp được gọi là sản phẩm sơ cấp.
Khối lượng chủ yếu của sản phẩm sơ cấp được tổng hợp nhờ thực vật. vai trò của vi
khuẩn trong quá trình này không lớn lắm.
Việc tổng hợp sản phẩm sơ cấp là cơ sở sự sống trên trái đất. Việc tái tạo các chất
hữu cơ liên quan mật thiết với quang hóa, tức là tùy thuộc điều kiện chiếu sáng. Tuy
nhiên, lượng sản phẩm sơ cấp không chỉ phụ thuộc cường độ quang hóa mà còn tùy
thuộc lượng thực vật. Dù quang hợp có mạnh nhưng lượng thực vật trong sông hồ ít
thì lượng sản phẩm sơ cấp cũng ít. Ngược lại dù quang hợp có hơi yếu nhưng trong
sông hồ nhiều thực vật phù du và thực vật thượng đẳng thì lượng sản phẩm sơ cấp sẽ
rất lớn. Độ sâu nguồn nước càng tăng thì độ chiếu sáng càng giảm và lượng sản phẩm

228
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

sơ cấp sẽ tùy thuộc nhiều vào sự phân bố thực vật theo chiều dày lớp nước. Thực vật
nằm ở lớp sâu, ít được chiếu sáng thì sản lượng sơ cấp sẽ giảm.
Giai đoạn quang hợp ngoài ánh sáng thường ngắn hơn giai đoạn quang hợp trong
bóng tối, nên tảo có thể sống, tồn tại ở ngoài vùng chiếu sáng tốt. Khi nổi lên mặt
nước, chúng nhận một lượng bức xạ mặt trời cần thiết, khi chìm xuống sâu chúng sẽ
thực hiện quang hợp tối. Khi khí hậu ôn hòa, tảo phân bố trong sông, hồ không đều,
lớp trên nhiều tảo hơn lớp dưới. Như vậy phần tảo bị đói ánh sáng bao giờ cũng ít hơn
so với khi chúng phân bố đều theo chiều dày lớp nước.
Thành phần của nước, cụ thể là lượng nitơ, phospho cũng ảnh hưởng tới lượng
sản phẩm sơ cấp. Nhu cầu các nguyên tố dinh dưỡng đối với các loài thực vật không
giống nhau.
- Lượng sản phẩm sơ cấp được biểu thị bằng khối lượng (hoặc đơn vị năng lượng
tương đương), được tổng hợp trong một đơn vị thời gian. Sản phẩm có thể tính theo
đơn vị dung tích, diện tích hoặc toàn bộ nguồn nước.
Khi quang hợp, các quá trình tái tạo sinh khối mới của thực vật phù du, việc tạo
oxy và năng lượng liên quan với nhau.
Cần chú ý rằng không phải lúc nào sự tăng sinh khối của tảo cũng đồng nhất với
lượng sản phẩm sơ cấp.
b- Chuyển hóa và phân hủy chất hữu cơ:
- Sinh khối của các sinh vật tự dưỡng: Tảo, thực vật nước bậc cao, vi khuẩn là
nguồn thức ăn cho các loài dị dưỡng – vi khuẩn, nấm, động vật phù du, Necton. Trong
số này có nhóm sinh vật đặc biệt gọi là sinh vật hoại sinh, khoáng hóa chất hữu cơ
chết, chúng cung cấp các nguyên tố khoáng cho cho loại tự dưỡng.
- Vi khuẩn và nấm phân hủy các loài tảo chết nhờ hệ men ngoại bào. Một phần
chất hữu cơ sẽ bị khoáng hóa, phần còn lại chuyển thành các chất đơn giản hơn mà
chúng có thể sử dụng được. Trong tế bào các vi sinh vật đó, các chất đơn giản này
được chuyển hóa và nằm trong thành phần của tế bào ở dạng protein và các chất dinh
dưỡng dự trữ. Như vậy, những vi sinh vật hoại sinh tham gia vào việc phân hủy chất
hữu cơ của loại tự dưỡng và tổng hợp chất hữu cơ cho tế bào của mình. Chúng là loại
dị sinh bậc 1. Những loại dị sinh bậc 1 còn bao gồm cả loại động vật sử dụng thực vật,
kể cả cá hoa. Những chất hữu cơ tạo nên loại động vật ăn thực vật (phytophage) – là
loài dị sinh bậc 2. Cứ như vậy, tạo nên chất hữu cơ- sản phẩm bậc 3…
Để đặc trưng cho trình tự chuyển hóa các chất hữu cơ, người ta dùng khái niệm
“mức dinh dưỡng”. Các loại sử dụng phytophage - bậc 3… Việc chuyển hóa chất hữu
cơ (và cả năng lượng trong đó) từ mức dinh dưỡng này sang mức khác, số loài và sinh
khối của chúng thường giảm dần và tạo ra nhiều tháp sinh khối. Những loài nhỏ nhưng
tốc độ sinh sản nhanh với cùng một sinh khối thường tạo ra nhiều chất hữu cơ hơn các
loài to lớn. Tuy nhiên cũng có khi, sinh khối của loài thuộc mức dinh dưỡng sau lớn
hơn sinh khối của loài thuộc mức dinh dưỡng trước. Sinh khối là tổng khối lượng của
tất cả các sinh vật thuộc một mức dinh dưỡng nào đó, còn sản phẩm là sinh khối tạo ra
ở một mức dinh dưỡng nào đó trong một khoảng thời gian nhất định (trong đó kể cả
khối lượng đã tiêu thụ, chết hoặc tách khỏi hệ thống).
229
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Khác với sinh khối, năng lượng của một chất hữu cơ nào đó khi chuyển từ mức
dinh dưỡng này sang mức dinh dưỡng khác thì luôn luôn giảm.
Trong bất kỳ “mức dinh dưỡng nào”, thức ăn do những vi sinh vật sử dụng đều
không hấp thụ được hết và bao giờ cũng còn lại một ít. Ở lượng đã hấp thụ được, một
phần tiêu hao cho việc tăng sinh khối, một phần bị oxy hóa để sinh năng lượng. Năng
lượng này lại có thể sử dụng cho mức dinh dưỡng tiếp theo. Phần năng lượng tiêu thụ
trong các quá trình sống, hoạt động của sinh vật, được tản vào không gian và bị loại
khỏi quá trình chuyển hóa chất hữu cơ. Tuy nhiên khi tản năng lượng, cũng diễn ra quá
trình khoáng hóa chất hữu cơ. Đồng thời với việc giải phóng năng lượng cũng giải
phóng CO2 và các nguyên tố dinh dưỡng vào nước. CO2 và các nguyên tố dinh dưỡng
lại tạo ra sản phẩm sơ cấp - tức là lại tích lũy năng lượng.
Tổng năng lượng, bao gồm tích lũy khi tăng sinh khối (S), tiêu hao trong các quá
trình trao đổi chất (T) và còn lại phần thức ăn chưa hấp thụ được (C) bao giờ cũng
bằng năng lượng chứa trong thức ăn ban đầu (A):
A = S + T + C (Đơn vị năng lượng hoặc lượng oxy)
Hiệu suất sử dụng thức ăn được đặc trưng bằng các hệ số không thứ nguyên:
S
K1 = Hệ số sử dụng thức ăn tiêu thụ cho sinh trưởng
A
S S
K2 = = Hệ số sử dụng phần thức ăn đã hấp thụ tiêu thụ cho sinh
A−C S +T
trưởng
K1 và K2 càng cao thì hiệu quả sử dụng thức ăn cho việc tăng sinh khối càng cao.
Số mức năng lượng của loại pelagian (sinh vật phù du) thường là 3-4, của sinh
vật đáy là 2-3.
VD: Mức dinh dưỡng 1: Vi khuẩn
Mức dinh dưỡng 2: Trích trùng ăn vi khuẩn
Mức dinh dưỡng 3: Động vật phù du ăn trích trùng
Mức dinh dưỡng 4: Cá bé ăn động vật phù du
Mức dinh dưỡng 5: Cá lớn

Hình 7.4 Chu trình sinh hoá tự nhiên trong sông hồ


Có thể nói vi khuẩn là nhân tố chính của quá trình sinh hóa bình thường trong
nguồn nước thiên nhiên. Chúng biến các chất hữu cơ hòa tan thành tế bào của mình và
230
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

các chất vô cơ. Những chất vô cơ lại được tảo sử dụng để xây dựng tế bào. Những vi
khuẩn và tảo lại là thức ăn cho các sinh vật hạ đẳng sử dụng. Động vật hạ đẳng, tảo, vi
khuẩn lại là thức ăn cho cá bé rồi các loại cá lại là thức ăn cho con người. Chu trình cứ
thế tiếp diễn. Cần chú ý rằng sinh khối của cá chiếm phần rất nhỏ trong sản phẩm sơ
cấp. Nếu trong nước chỉ có loài cá ăn cỏ - tức là loài thuộc mức dinh dưỡng thứ 2 thì
sinh khối cuối cùng sẽ nhiều hơn đáng kể.
7.2.3.2. Vai trò của các loài thủy sinh trong quá trình tự làm sạch nguồn
nước:
Vai trò của các loài thủy sinh vật trong quá trình phân hủy chất bẩn hữu cơ trong
nước nguồn có thể tóm tắt như sau:
- Thực vật phù du làm giàu oxy trong nước. Oxy thì cần cho quá trình phân hủy
chất hữu cơ, làm giảm các nguyên tố dinh dưỡng trong nước. Thực vật phù du là
nguồn thức ăn cho các loài sinh vật ăn thực vật. Tuy nhiên nếu thực vật phù du phát
triển quá mạnh thì lại làm nguồn nước bị nhiễm bẩn lần thứ hai.
- Những loài thực vật lớn cũng làm giàu oxy trong nước và làm giảm lượng các
chất dinh dưỡng, tham gia tích cực vào việc khử các sản phẩm dầu, các chất độc, dễ
tách khỏi bùn nước. Ở những sông hồ ít nước, chúng dễ biến thành đầm lầy.
- Vi khuẩn đóng vai trò chính trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ, chúng có
khả năng phân hủy bất kỳ loại hợp chất hữu cơ nào trong thiên nhiên, là nguồn thức ăn
cho các sinh vật ở mức tiếp theo.
- Động vật phù du ăn thực vật và vi khuẩn, đồng thời cũng tham gia quá trình
phân hủy các chất hữu cơ. Có thể tách các chất lơ lửng và làm cho nước trong. Chúng
làm giảm hàm lượng oxy trong nước do hô hấp cũng như do chúng ăn thực vật phù du.
Chúng làm xáo trộn nước và hấp thụ các sinh vật gây bệnh, có thể khử trùng trong
nước.
- Các loại động vật phù du lớn ăn thực vật phù du, tham gia quá trình phân hủy
chất hữu cơ - ở mức độ nào đó cũng ảnh hưởng tới chế độ oxy trong nước. Cá là tột
đỉnh của các mức dinh dưỡng. Những loài cá ăn thực vật sẽ làm cản trở hiện tượng “nở
hoa” trong nguồn nước và gây ảnh hưởng đối với thành phần tất cả các loài thủy sinh
vật ở các mức dinh dưỡng khác nhau.
Mối quan hệ về thức ăn giữa các loài thủy sinh vật rất phức tạp , nên gặp nhiều
khó khăn trong nghiên cứu. Việc tính toán các sản phẩm của các mức dinh dưỡng rất
cần thiết, do một mặt ta hình dung nguồn thức ăn của con người và cá, mặt khác để
xác định sự phân hủy chất hữu cơ trong nguồn nước diễn ra tới mức độ nào. Trong
nguồn nước số mức dinh dưỡng càng nhiều thì phần sản phẩm sơ cấp nằm trong sản
phẩm cuối cùng càng ít.
7.2.3.3. Ảnh hưởng của các chất bẩn đối với nước nguồn:
Tùy thuộc số lượng, thành phần tính chất của mình mà các chất bẩn có thể gây ra
những hậu quả khác nhau đối với nước nguồn:
- Làm thay đổi tính chất hóa lý, độ trong, màu, mùi, vị, pH, hàm lượng các chất
hữu cơ, vô cơ, xuất hiện các chất độc, chất nổi, chất dễ lắng cặn...

231
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

- Làm giảm hàm lượng oxy hòa tan do phải tiêu hao cho các quá trình oxy hóa
sinh hóa các chất bẩn hữu cơ.
- Làm thay đổi số lượng và các chủng loại vi sinh vật, sinh vật, xuất hiện các loại
vi sinh vật gây bệnh, làm cá chết... Kết quả không thể sử dụng làm nguồn cung cấp
nước được.
Nhình chung tất cả những thay đổi đó có liên quan mật thiết với nhau. Đặc biệt
các chất bẩn trong nước thải sản xuất là những chất độc hại đối với thủy sinh vật.
Nồng độ các chất hữu cơ quá cao sẽ tạo điều kiện yếm khí trong nước, các chất sulfure
sẽ làm giảm khả năng oxy hóa khử của nước. Nếu hàm lượng các chất dinh dưỡng
trong nước nguồn tăng lên sẽ dẫn đến hiện tượng ”nở hoa” - phát triển rêu tảo...
- Ảnh hưởng độc hại: Các chất bẩn độc hại có thể gây tác động khác nhau đối với
thủy sinh vật, tùy thuộc bản chất, nồng độ của chúng. Một chất độc nào đó có thể phá
hoại chế độ trao đổi chất hoặc nhịp độ sinh trưởng, phát triển của thủy sinh vật, tới một
giá trị nồng độ nào đó, chúng sẽ bị tiêu diệt. Đối với nhiều loại sinh vật, có thể chưa
thấy ngay tác động độc hại, mà mới chỉ làm hỏng cơ quan sinh sản, hoặc gây ảnh
hưởng tới nhiều thế hệ sau. Kết quả là số lượng cá thể sinh vật, số loài sẽ bị giảm
dần...
Các loài sinh vật có khả năng chịu đựng khác nhau đối với từng loại chất độc.
VD: As có thể làm tôm, Daphnia, Xiclop chết ở nồng độ 0.25-2.5mg/l; đối với cá: 10-
2mg/l.
Trong thực tế bảo vệ vệ sinh nguồn nước, người ta đã xác định nồng độ giới hạn
cho phép của từng chất độc đối với vi sinh vật và sinh vật. Nồng độ giới hạn cho phép
làgiá trị nồng độ cao nhất, với giá trị đó, các quá trình khoáng hóa các chất hữu cơ
không bị phá hủy, không làm xấu giá trị “thực phẩm” của nước, không gây độc hại đối
với quá trình sống, hoạt động của thủy sinh vật - những tác nhân quan trọng trong quá
trình chuyển hóa chất hữu cơ. Như vậy nồng độ giới hạn cho phép sẽ đảm bảo cho quá
trình sinh hóa diễn ra bình thường, đảm bảo cho chất lượng nước được tốt, đồng thời
không làm giảm giá trị hàng hóa của các sinh vật.
- Sự thay đổi chế độ hòa tan của oxy trong nước nguồn; lượng vi khuẩn và
nấm trong nước tùy thuộc nhiều yếu tố. Trong nguồn nước sạch thường không đủ
chất hữu cơ (chất dinh dưỡng) cho các loại hoại sinh. Khi các chất hữu cơ lẫn vào
nước nguồn thì các vi sinh vật phát triển nhảy vọt. Trong quá trình sinh trưởng phát
triển, các vi sinh vật tiêu thụ càng nhiều oxy. Kết quả nồng độ oxy trong nước giảm,
thậm chí bị tiêu thụ hoàn toàn, làm thay đổi thế năng oxy hóa khử của môi trường;
các phản ứng khử diễn ra chủ yếu: khử nitrat, khử sulfat, hình thành các chất sulfure
và tạo điều kiện yếm khí trong môi trường. Sự thay đổi chế độ khí oxy hòa tan sẽ
kéo theo sự thay đổi quần thể sinh vật. Các loài thích nghi với nước sạch trước đây
thì bây giờ khi thiếu oxy sẽ bị chết (đầu tiên là cá rồi tiếp là những động vật thượng
đẳng), đồng thời các loài quần thể thích nghi với điều kiện thiếu khí sẽ phát triển, độ
oxy hóa các chất hữu cơ giảm và trong nước nguồn sẽ tích lũy sản phẩm không bị
oxy hóa hoàn toàn.

232
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

- Nồng độ oxy trong nước sông bẩn rất thấp, ở 20oC chỉ khoảng 8mg/l (Hình
7-5). Khi nhiệt độ tăng lên, độ hòa tan oxy lại giảm. Trong khi đó cường độ các quá
trình oxy hóa và tốc độ tiêu thụ oxy lại tăng lên và ngược lại.
- Trong các dòng sông chảy xiết, do dòng chảy rối nên các lớp nước trên
cùng gần biên giới nước – không khí sẽ hòa tan được nhiều oxy. Khi khuấy trộn với
các lớp dưới ít oxy thì việc cung cấp oxy cho vi sinh vật sẽ được đầy đủ (Hình 7-6).

Hình 7.5 Mối quan hệ giữa nồng độ trung hoà tan và số vi khuẩn
ở các vùng khác nhau

Hình 7.6 Độ hoà tan oxy trong nước ở các vùng


nhiệt độ khác nhau

233
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Hình 7.7 Sự hoà tan oxy trong dòng chảy

Ở các dòng sông chảy chậm hoặc ở các hồ, các lớp nước trên cùng có oxy hòa
tan, nhưng oxy chỉ khuếch tán xuống các lớp dưới với lượng ít nên nói chung ở các lớp
nước dưới thường tạo thành điều kiện yếm khí.

Hình 7.8 Sự hoà tan oxy trong dòng chảy chậm

- Nồng độ các chất dinh dưỡng: Sự tiêu thụ oxy là kết quả trực tiếp của các
quá trình trao đổi hiếu khí của vi sinh vật. Thông thường, cường độ quá trình trao
đổi chất còn bị giới hạn bởi thiếu chất dinh dưỡng trong nước nguồn. Nồng độ chất
hữu cơ thấp thì chỉ cho phép một ít vi khuẩn và nấm phát triển. Do đó hạn chế sự
phát triển động vật trong nguồn.
Khi xả nước thải với chất hữu cơ vào nguồn, tốc độ phát triển của vi khuẩn, nấm
cũng tăng lên. Kết quả lại tỷ lệ nghịch với nồng độ oxy. Nếu chất hữu cơ quá nhiều,
nguồn oxy không đủ, sẽ tạo điều kiện yếm khí. Như vậy tốc độ trao đổi chất của vi
khuẩn phải luôn luôn thấp hơn tốc độ hòa tan oxy với nồng độ giới hạn của các chất
dinh dưỡng. Với điều kiện hiếu khí, protozoa kéo theo cả các động vật thượng đẳng
cùng phát triển. Như vậy nồng độ oxy càng cao thì càng nhiều động vật có thể tồn tại
234
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

và càng được cung cấp nhiều thức ăn. Cuối cùng, điều kiện sinh hóa tốt nhất nên duy
trì ở sông là cung cấp vừa đủ, có giới hạn chất dinh dưỡng và ít loài vi sinh vật..
Trong nước thải đô thị thường chứa nhiều lượng nguyên tố dinh dưỡng (N, P).
Những chất này kích thích tảo phát triển rất mạnh, sông hồ không dùng làm nguồn cấp
nước được. Tảo phát triển làm nước có màu, tảo xanh Aphanizomenon blos-aquae,
Anabaena, microcystic v.v... làm nước có màu xanh lam; tảo xanh Oscilatoria
rubecens làm nước ngả màu hồng; Aphanocapsa pulchre tạo một lớp váng đen trên
mặt nước. Tảo lục làm nước có màu lục, khuê tảo (Melosira, Navicula) làm nước có
màu vàng nâu; Chrisophit làm nước có màu vàng vàng.
Tảo phát triển còn làm cho nước có mùi vị khó chịu, như mùi cỏ, mùi mỡ khét,
thối… Ngoài ra còn gây ứ tắc cơ học ở các lưới chắn của công trình thu nước, các bể
lọc của nhà máy nước. Hiện tượng trên còn gọi là hiện tượng “nở hoa”
(Eutrofication).Khi tảo chết sẽ gây thối rữa trong nước, vi sinh vật oxy hóa các chất
hữu cơ và tiêu thụ oxy làm oxy hòa tan bị nghèo đi. Theo tính toán của D.Ulman, để
oxy hóa lượng chất bẩn hữu cơ do 1 người thải ra, cần 80g oxy trong một ngày, còn để
oxy hóa chất hữu cơ của tảo (tảo phát triển do phospho trong nước thải tính theo 1
người) đòi hỏi tới 320g O2. Vì vậy người ta phải khử N, P trước khi xả nước thải ra
nguồn và phải tìm biện pháp chống “nở hoa” trong nước nguồn.
Ảnh hưởng của các chất lắng cặn và các chất nổi: Nước mưa, nước thải sinh hoạt,
công nghiệp, nước tiêu từ các hệ thống thủy lợi, chứa rất nhiều chất lơ lửng và lá cây.
Khi ra tới sông hồ, tốc độ dòng chảy giảm. Kết quả gây lắng cặn ở đáy sông hồ, làm
thay đổi hình dạng dòng sông. Những chất hữu cơ lắng cặn là đối tượng hoạt động
phát triển vi sinh vật . Kết quả cũng làm giảm lượng oxy hòa tan, gây thối rữa… tiêu
diệt thủy sinh vật. Các chất nổi như dầu mỡ chứa nhiều trong nước thải sinh hoạt, công
nghiệp cũng làm hạn chế oxy hòa tan.
7.2.4. Phân loại nguồn nước theo mức độ nhiễm bẩn:
Chất lượng nước nguồn được đánh giá trên cơ sở các số liệu phân tích hóa lý, vi
sinh vật. Mỗi dạng phân tích đều có ưu nhược điểm nhất định và không thay thế nhau
được. Để đánh giá tốt nhất thì nên có cả 3 dạng phân tích trên.
Các chỉ tiêu phân tích hóa học cho phép đánh giá về lượng và đặc tính các chất
bẩn, ảnh hưởng của chúng đối với sự thay đổi chất lượng nước nguồn. Các chỉ tiêu
phân tích vi sinh vật cho phép xác định sác xuất tồn tại trong nước của các loài vi sinh
vật gây bệnh. Phân tích sinh vật giúp xác định mức độ bẩn của nước trên toàn cục
diện, nhiều khi cũng cho phép xác định hậu quả của sự nhiễm bẩn đột xuất mà các
phương pháp nghiên cứu hóa lý, vi sinh vật chưa thể thực hiện kịp thời ngay được.
Phân tích sinh vật là dựa trên sự thích ứng của một số sinh vật đối với nước có
chất lượng nhất định.
Do khả năng tự làm sạch của nguồn nước, các chất bẩn lẫn vào sẽ được pha
loãng và bị phân hủy. Sự phân hủy chất bẩn diễn ra dần dần và do vậy các điều kiện
bình thường của nguồn nước cũng dần dần được phục hồi trở lại như trước khi có chất
bẩn (nước thải) xả vào. Quá trình này là một quá trình lâu dài và vùng nhiễm bẩn của
sông có thể kéo dài hàng chục, hàng trăm cây số. Quy mô của vùng này tùy thuộc vào

235
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

tỷ lệ giữa lượng nước thải và nước sông , nồng độ & tính chất các chất bẩn, tốc độ
dòng chảy và nhiều yếu tố khác.
Tùy thuộc độ bẩn của nước mà người ta chia các sông, hồ và các đoạn sông thành
các vùng sau đây (xem bảng 7-2):
Bảng 7-2: Phân loại các đoạn sông theo độ nhiễm bẩn (theo R.Kolvints,
M.Marson, G.Lipman)
Vùng hoại sinh Mức độ sạch
(Theo R.Kolvints và M.Marson) (Theo G.Lipman)
- Polixaprophit, ký hiệu IV
:P III
- Alpha-Mezoxaprophit, ký hiệu : α- II
m
I
- Beta-Mezoxaprophit, ký hiệu :
β-m
- Oligoxaprophit, ký hiệu :O

Khi nguồn nước bị nhiễm bẩn thì điều kiện hóa lý của nó bị thay đổi, một số loài
thủy sinh vật phát triển, một số loài bị tiêu diệt - tức là các quần thể bị thay đổi. Nhiều
sinh vật chỉ thích ứng với các điều kiện chất lượng nhất định, tức là chỉ sống ở những
vùng nhiễm bẩn nhất định.
- Vùng P: Hàm lượng các chất hữu cơ không bền vững khá cao, nhiều sản phẩm
phân hủy yếm khí. Trong nước nhiều chất đạm – protein. NOS tới hàng chục mg/l.
Không có quang hợp. Oxy chỉ có thể hòatan trong nước qua mặt thoáng và tiêu thụ
ngay cho việc oxy hóa ở các lớp nước trên mặt cho nên thực tế trong nước không có
oxy. Nước chứa CH4 và H2S. Ở vùng này chứa rất nhiều vi sinh vật hoại sinh, tới hàng
trăm ngàn hoặc hàng triệu tế bào trong 1ml. Ở cặn đáy không có oxy, chứa nhiều
detrit, diễn ra các quá trình khử sắt ở dạng FeS: bùn có màu đen, mùi tanh H2S. Ở
vùng này phát triển nhiều sinh thực vật dạng dị dưỡng: các loài vi khuẩn (kể cả vi
khuẩn dạng chỉ Sphaerotilus), vi khuẩn lưu huỳnh (Beggiatoathiopthrix), vi khuẩn
dạng nhầy (Zoogleea ramigera), các loại vi khuẩn hạ đẳng trích trùng – tiên mao.
- Vùng α-m: Ở vùng này bắt đầu diễn ra sự phân hủy hiếu khí các các chất hữu cơ
& tạo ra amoniac, chứa nhiều CO2 tự do, một ít oxy, không có metan và H2S. Lượng
chất bẩn theo NOS vẫn còn cao tới hàng chục mg/l. Lượng vi khuẩn hoại sinh tới hàng
chục, hàng trăm ngàn tế bào trong 1ml.
Trong nước và cặn lắng ở đáy diễn ra các quá trình oxy hóa khử. Sắt ở dạng oxyt
và dioxyt (Fe2+ và Fe3+), bùn xám màu đen. Ở vùng α-m có các loài vi sinh vật chịu
được điều kiện thiếu oxy và nhiều CO2. Có các loài thực vật dị dưỡng và xạ khuẩn.
Phát triển nhiều loại vi khuẩn dạng nhầy, dạng chỉ, nấm; có các loại tảo: Oscilatori
stigeochlonium.

236
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Trong số các động vật, phát triển nhiều là loại trích trùng (Carchesium), có loài
luân trùng Rotatoria brachionus và nhiều loại có tiên mao - giả túc. Trong bùn nhiều
turbiphycid và bọ Chironomid.
- Vùng β-m: Là những vùng hầu như không có chất hữu cơ, tức là đã phân hủy
(khoáng hóa) hoàn toàn. Lượng vi khuẩn hoại sinh tới hàng ngàn tế bào trong 1ml và
tăng nhanh vào thời kỳ thực vật nước bị chết. Nồng độ oxy rất cao và CO2 dao động
mạnh trong suốt ngày đêm. Ban ngày lượng oxy rất cao và có thể tới bão hòa, CO2
hoàn toàn không có, về đêm lại thấy thiếu hụt oxy. Trong bùn có nhiều detrit và quá
trình oxy hóa diễn ra rất mạnh. Bùn màu vàng. Ở vùng này có nhiều động thực vật
khác nhau. Các loài thực vật tự dinh phát triển mạnh. Hiện tượng nở hoa - thực vật phù
sinh xuất hiện, phát triển: các loài tảo xanh dạng chỉ, khuê tảo apirit. Trong bùn có
giun, bọ, chironomit, nhuyễn thể.
- Vùng O: Là vùng nước sạch, lượng chất hữu cơ không đáng kể và lượng các sản
phẩm khoáng hóa cũng ít. Hàm lượng CO2 và oxy ổn định, ít dao động cả ban ngày lẫn
ban đêm. Không thấy xuất hiện hiện tượng nở hoa. Cặn lắng dưới đáy cũng chứa ít
detrit, các vi sinh vật tự dinh và động vật đáy (giun, bọ chironomid và nhuyễn thể).
Dấu hiệu chứng tỏ nước rất sạch và có 1 ít tảo hồng (thoria, Batrachospermum) và bọ
nước (Mchi).
Các loài sinh vật chỉ thị riêng biệt không đủ đánh giá độ nhiễm bẩn của nước.
Chẳng hạn khi phân hủy protit của nước thải sinh hoạt sẽ tạo ra nhiều sulfure, nên ở đó
có nhiều vi khuẩn lưu huỳnh loại Beggiatoa và thiothrix. Trong khi đó những vi khuẩn
này cũng có thể sống ở những nguồn nước khoáng có lưu huỳnh mà không chứa các
chất bẩn hữu cơ. Vi khuẩn lưu huỳnh là chỉ thị có lưu huỳnh trong nước nhưng không
cho biết xuất xứ của lưu huỳnh - hữu cơ hay vô cơ. Vì vậy khi đánh giá mức độ bẩn
của nguồn nước, chỉ có thể căn cứ theo các quần thể đặc trưng đối với từng vùng hoại
sinh chứ không phải theo từng loài riêng biệt.
Ngày nay có nhiều kiểu phân loại nguồn nước theo độ bẩn. VD: người ta phân ra
6 nhóm nguồn nước theo bảng 7-3:
Bảng 7-3: Chỉ tiêu hóa học và vi trùng học về mức độ nhiễm bẩn của các
loại nguồn nước.
Chỉ tiêu hóa học, mg/l Chỉ tiêu vi trùng học
Mức độ Oxy hòa Đếm
bẩn tan Lơ Độ oxy Nitơ Số vi trực
NOS5 Coli titre, ml
lửng hóa amôn khuẩn tiếp số
Hè Đông v.k
Rất sạch 9 14-13 1-3 0.5-1 1 0.05 10-100 a.101 105
Sạch 8 12-11 4-10 1.1-1.9 2 0.1 10-1 a.102 106
Hơi bẩn 7-6 10-9 11-19 2-2.9 3 0.2-0.3 1-0.05 a.103 106
Bẩn vừa 5-4 5-4 20-50 3-3.9 4 0.4-1 0.05-0.005 a.104 107
Bẩn 3-2 5-1-0 51-100 4-10 5-15 1.1-3 0.005-0.001 a.105 107
Rất bẩn 0 0 >100 >10 >15 >3 0.001 a.10P

237
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Ở những nguồn nước rất sạch thì hoàn toàn không thấy dấu vết tác động của con
người. Ở đó, độ bão hòa oxy tới 95%, NOS5 không quá 1mg/l, chất lơ lửng 3mg/l.
Nguồn này dùng cho tất cả các đối tượng cấp nước.
Những nguồn nước sạch về các chỉ tiêu hóa học không khác lắm so với những
nguồn nước rất sạch nhưng đã thấy dấu vết hoạt động của con người - cụ thể là lượng
vi khuẩn hoại sinh tăng lên. Nguồn này cũng dùng cho các đối tượng cấp nước. Để
khử trùng chỉ cần chlore hóa là đủ.
Nguồn nước hơi bẩn, hàm lượng chất hữu cơ đã tăng lên, có ion chlore và amon.
Đó là dấu hiệu nhiễm bẩn bởi nước mưa trên mặt đất, nước thải sinh hoạt chảy xuống.
Nước hơi bẩn phải được xử lý thích đáng mới được dùng để cấp nước sinh hoạt dân
dụng. Nước này có thể dùng để nuôi cá hoặc các mục tiêu khác.
Loại nguồn nước bẩn vừa là những sông hồ đã bị thay đổi tính chất tự nhiên do
có nước thải chảy vào. Mùa đông có thể tạo điều kiện yếm khí trong hồ ở những vùng
xứ lạnh, vì bị bao phủ bởi lớp băng đá trên mặt. Nước này không dùng để cấp nước
sinh hoạt được, cũng không dùng cho mục đích văn hóa thể thao, nuôi cá. Phạm vi sử
dụng nguồn nước này rất bị hạn chế, chỉ dùng cho 1 số quá trình sản xuất hoặc tưới
tiêu, giao thông đường thủy.
Nguồn nước bẩn và rất bẩn: đã hoàn toàn mất tính chất tự nhiên. Mùa hè xông
mùi khó chịu. Trong nước chứa nhiều CO2, các hợp chất sulfure, chứng tỏ do hoạt
động của tàu bè, cảng. Do vậy nguồn nước này chỉ dùng cho giao thông tàu bè. Còn
việc dùng để tưới ruộng cũng bị hạn chế vì không thích hợp với nhiều loại cây trồng.
Khi đánh giá độ bẩn của nguồn nước, trước khi phân tích hóa học, nhiều khi các
chỉ tiêu: màu, mùi, độ trong, đục cũng là các dấu hiệu quan trọng chứng tỏ sự có mặt
của nhiều chất bẩn. VD: mùi các chất độc xả vào như phenon, dichloretan, orezon,
dầu… Dầu lẫn vào chẳng những có mùi mà còn có váng nổi lên.

7.3. CÁC QUÁ TRÌNH VI SINH VẬT TRONG CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ
NƯỚC THIÊN NHIÊN
Các quá trình vi sinh hóa diễn ra khi xử lý nước thiên nhiên không phức tạp như
khi xử lý nước thải vì các chất hữu cơ trong nước thiên nhiên ít hơn nhiều cả về lượng
từng chất cũng như cả về số loại chất. Nước ngầm chứa ít chất bẩn và vi sinh vật hơn
so với nước mặt. Nước mặt chứa các chất bẩn như chất lơ lửng, màu, chất hữu cơ, vô
cơ, vi khuẩn và nhiều loại vi sinh vật khác. Những chất bẩn đó phải được loại trừ trước
khi đưa đến người sử dụng. Các loại công trình xử lý tùy thuộc đặc tính nước thô.
Chẳng hạn nước chứa các chất không tan dễ lắng thì có thể cho lắng ở các bể lắng để
loại các chất đó; nước có màu và chứa các chất keo, phải xử lý bằng cách cho keo tụ
rồi lắng và lọc sau đó. Nước cứng phải được làm mềm; nước chứa muối thì phải khử
muối; nước chứa sắt thì phải khử sắt. Nếu nước chứa nhiều loại chất bẩn và vi
khuẩn… thì phải xử lý rất phức tạp. Nhìn chung khi xử lý nước thiên nhiên, vi sinh vật
tham gia chủ yếu vào các quá trình lắng và lọc.

238
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

7.3.1. Lắng:
Một trong những phương pháp đơn giản nhất để xử lý nước thiên nhiên là lắng.
Khi lắng, những hạt lơ lửng nặng sẽ lắng xuống. Vi khuẩn hấp phụ và dính vào các hạt
đó cũng dính và lắng theo. Kết quả nồng độ các chất lơ lửng, lượng nitơ amôn, vi
khuẩn giảm đi rất nhiều, thậm chí trong một số trường hợp giảm được cả màu.
Có thể thực hiện việc lắng nước trong các hồ lớn - gọi là hồ sơ lắng. Với thời
gian, nước lưu lại trong đó 5-7 ngày thì lượng vi khuẩn đường ruột giảm tới 90%. Tuy
nhiên còn 10% chúng vẫn có thể tồn tại được mấy tuần hoặc hàng tháng. Khoảng thời
gian này tùy thuộc mức độ trong sạch của nước. Nước càng bẩn thì vi khuẩn gây bệnh
càng chóng chết, vì sẽ có sự đối kháng cạnh tranh giữa những loài vi sinh vật.
Khi sơ lắng trong mấy ngày đầu sẽ diễn ra quá trình tự làm sạch. Tuy nhiên, thời
gian sơ lắng càng kéo dài thì sẽ diễn ra quá trình ngược lại, chất lượng của nước sẽ
kém đi, vì sẽ phát hiện và phát triển tảo rêu, năng lượng của ánh sáng mặt trời sẽ biến
thành sinh khối của chúng và khi chúng chết sẽ làm nồng độ chất hữu cơ tăng lên, xuất
hiện vi sinh vật thối rửa, nước sẽ có mùi vị xấu, giảm lượng oxy hòa tan, thế năng oxy
hóa bị giảm. Kết quả sẽ gây khó khăn cho việc xử lý tiếp theo. Để chống sự phát triển
tảo (nở hoa) trong các hồ lắng, người ta dùng các biện pháp như: thả cá, che tối bể,
dùng các alhycide.
Trong thực tế, người ta thường lợi dụng địa hình tự nhiên, chẳng hạn các vịnh
cạnh bờ sông làm hồ sơ lắng thì sẽ rất kinh tế. Trong công nghệ xử lý nước thiên nhiên
người ta xây dựng nhiều loại bể lắng khác nhau với thời gian lắng khác nhau tùy thuộc
chất lượng nước, các yêu cầu kinh tế - kỹ thuật và công nghệ. Ở tất cả các loại hồ, bể
lắng, thường thấy nhiều loại thực vật phù du và nhiều tảo xanh lam, khuê tảo tạo thành
màng mỏng gọi là rêu. Trên các màng mỏng, rêu lại có cả các loài động vật phù du.
Ngoài ra cần phải thấy rằng ở các bể lắng còn diễn ra những quá trình sinh hóa liên
quan đến việc phân giải các chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí.
7.3.2. Lọc nước:
Bể lọc chậm: Trong số các công trình xử lý nước thiên nhiên thì bể lọc chậm là
công trình liên quan nhiều nhất tới vi sinh vật. Ngay từ đầu khi sáng tạo ra loại công
trình này, người ta muốn tái tạo các quá trình sinh hóa tự nhiên giống như khi cho
nước thấm lọc qua đất. Nhưng không những chỉ đơn thuần tái tạo những điều kiện tự
nhiên đó, mà người ta còn xây dựng những công trình nhằm cải thiện điều kiện tự
nhiên theo hướng có lợi hơn nữa.
Lớp trên cùng của vật liệu lọc là lớp cát hạt nhỏ. Ở đó sẽ giữ lại các hạt chất bẩn
và hình thành những quần lạc sinh vật, diễn ra các quá trình sinh học và làm sạch
nước. Những quần lạc bao gồm nhiều nhất là những vi sinh vật khoáng hóa (oxy hóa
nitơ của muối amôn thành nitrit, rồi nitrat, H2S thành muối sulfat…) và một ít động
thực vật phù du. Tất cả những quần lạc sinh vật sẽ tạo nên màng sinh vật dày đặc. Tuy
nhiên chiều dày của lớp cát có màng sinh vật này chỉ vài cm mà thôi vì những vi sinh
vật này chủ yếu là loại hiếu khí nên sống trên bề mặt bể lọc. Những yếu tố ảnh hưởng
tới hiệu quả công tác của bể là: nhiệt độ, vận tốc, kích thước hạt. Nếu hạt cát quá nhỏ
thì bể nhanh chóng bị ứ tắc; nếu hạt quá lớn thì không giữ được các chất lơ lửng ở
màng sinh vật mà đi theo nước lọc.
239
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Kích thước hạt ở lớp lọc thường 0.2 – 0.4mm. Vì hạt rất nhỏ nên lớp trên cũng
chóng bị vít tắc và khoảng từ 2-10 tuần phải xúc lớp đó để rửa hoặc thay mới. Tốc độ
lọc tùy thuộc chất lượng nước và thường chọn 0.1-0.3m/h.
Nhiệt độ là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới quá trình làm sạch nước vì tác nhân
hoạt động chủ yếu ở đây là quần lạc sinh vật. Hiệu quả làm sạch nước của bể lọc rất
tốt, hơn 99.99% vi khuẩn bị giữ lại. Tốc độ chậm đòi hỏi diện tích bể lọc rất lớn nên
ngày nay người ta thường ít dùng bể này. Ngoài ra về mùa hè, nước sông, hồ chứa
thường có tảo và làm lớp cát lọc chóng bị ứ tắc.
Bể lọc nhanh: Ở đây chủ yếu diễn ra quá trình vật lý, hóa và hóa lý. Đôi khi chỉ
gặp một vài hiện tượng sinh hóa mà thôi. Chẳng hạn khi thời tiết ấm, nitơ amôn bị
khử, trong nước lọc, lượng nitrit, nitrat tăng lên.
Khử các chất phóng xạ bằng cách lọc nước: Vi sinh vật nước nói chung và quần
lạc sinh vật ở bể lọc nói riêng là tác nhân có thể hấp phụ các chất phóng xạ. Do đó
hiệu suất khử các chất phóng xạ của bể lọc rất tốt. Tùy thuộc từng loại chất và nồng độ
của các chất trong nước, hiệu suất khử các chất phóng xạ có thể đạt từ 50-96%.
7.3.3. Xử lý nước bằng hóa chất:
Keo tụ bằng phèn nhôm hoặc sắt là một trong những phương pháp phổ biến để
xử lý nước. Trong nước thiên nhiên chứa nhiều loại hạt keo dạng vi khuẩn, đất sét
hoặc hữu cơ. Những ion nhôm có điện tích dương mạnh, còn đa số các hạt keo có điện
tích âm. Với giá trị pH thích hợp chúng sẽ hấp phụ rồi keo tụ với nhau và tạo thành
bông cặn kết tủa. Ở những điều kiện tĩnh, bông cặn sẽ lắng và kéo theo cả những vi
khuẩn. hiệu suất khử vi khuẩn khi keo tụ tùy thuộc loại bể phản ứng và bể lắng, có thể
đạt 90-99%.
7.3.4. Khử trùng nước:
Giai đoạn kết thúc của việc xử lý nước thiên nhiên là khử trùng. Như ta biết, để
tăng hiệu suất khử trùng, trước đó người ta phải loại trừ các chất bẩn hữu cơ, vô cơ
trong nước (chỉ trừ một số loại nước ngầm rất sạch, không cần xử lý mới thực hiện
khử trùng trực tiếp mà thôi). Vì vậy người ta thường khử trùng sau khi nước ra khỏi bể
lọc, trước khi vào bể chứa. Trong bể chứa nước sạch, chlore sẽ gây phản ứng giết chết
vi khuẩn.
Những biện pháp khử trùng thông thường chỉ nhằm diệt các loại vi khuẩn không
tạo nha bào vì các loại vi khuẩn liên quan đến đường truyền bệnh qua nước đều là
những loại không tạo nha bào.
Người ta phân biệt các biện pháp khử trùng cá thể và tập trung. Các biện pháp cá
thể như: đun sôi, dùng thuốc viên sát trùng, dùng nước bạc (ion bạc). Các biện pháp
tập trung: khử trùng bằng chlore và các biện pháp khác.
Theo Chick, khi dùng một tác nhân vật lý hay hóa học nào đó để khử trùng thì tỷ
lệ % giữa lượng vi khuẩn còn sống sót với số vi khuẩn ban đầu là một đại lượng không
đổi và được biểu thị bằng công thức:
1 N
K = lg 1 (X-I)
t N2

240
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

K - tốc độ chết của vi khuẩn;


t - thời gian tác động của tác nhân diệt trùng;
N1 - Nồng độ vi khuẩn ban đầu;
N2 - Nồng độ vi khuẩn còn sống sót;
Ý nghĩa thực tiễn của định luật Chick là ở chỗ: Kết quả khử trùng luôn luôn tùy
thuộc mức độ nhiễm khuẩn của nước. Chẳng hạn, cũng là 99% vi khuẩn bị tiêu diệt,
nhưng nếu lượng vi khuẩn ban đầu là 100 thì còn sống 1 vi khuẩn, nếu lượng vi khuẩn
ban đầu là 10,000 thì còn sống 100 cá thể. Như vậy, nếu nói hiệu suất diệt trùng đều
tốt như trường hợp sau thì còn xa mới an toàn.
7.3.4.1. Khử trùng nước bằng chlore:
a. Cơ chế diệt trùng của chlore trong nước :
- Khi chlore hóa, do tăng thế năng oxy hóa, làm nguyên sinh chất của tế bào bị
oxy hóa.
- Tác dụng oxy hóa bởi oxy tạo ra: Khi chlore hóa, chlore tác dụng với nướctạo
thành hypoclorơ (HClO). Acid này không bền vững nên tạo ra oxy nguyên tử và oxy
hóa tế bào của vi khuẩn. Phản ứng diễn ra như sau:
Cl2 + H2O ↔ 2HClO (X-2)
HClO ↔ HCl + Ö (X-3)
- Acid hypoclorơ cũng có thể phân ly:
HClO Æ H+ + ClO- (X-4)
Ion ClO- cũng có khả năng gây oxy hóa tế bào chất.
Nhưng theo Rose E.Mackiney thì dạng không phân ly HClO có hoạt tính mạnh
hơn nhiều so với dạng phân ly. Thực nghiệm cho thấy hiệu suất khử trùng ở pH = 7
cao hơn ở giá trị pH = 9. Điều đó, theo R. E.Mackiney là do khi pH tăng lên thì dạng
phân ly sẽ tăng và hiệu suất khử trùng giảm.
- Tác dụng trực tiếp của chlore: Bản thân chlore cũng tác dụng trực tiếp với tế
bào vi khuẩn, vì chlore liên kết với các chất trong thành phần tế bào và làm vi khuẩn
chết.
- Tác động bởi tia cực tím: Do có phản ứng hóa học xảy ra giữa chlore và các
chất hữu cơ trong nước nên xuất hiện các tia tử ngoại và giết chết vi khuẩn.
Nói chung, khử trùng bằng chlore rất hiệu quả vì nó tạo ra gốc oxy hóa làm giảm
hệ thống men ngăn cản quá trình hô hấp bình thường của vi khuẩn.
b. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả khử trùng của chlore:
- Trong nước thiên nhiên thường chứa các chất dễ bị oxy hóa. Do đó khi cho
chlore - một chất oxy hóa mạnh vào nước thì nó sẽ tác dụng mạnh với các chất trong
nước. Các chất dễ bị oxy hóa trong nước có thể là chất hữu cơ (như humus tan trong
nước, các sản phẩm phân hủy protein, mỡ, đường, nitrat, muối sắt hóa trị 2, H2S…).

241
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Lượng các chất này trong nước cành nhiều thì lượng chlore tiêu thụ để oxy hóa các
chất đó cũng càng nhiều. Ta gọi đó là mức độ hấp thụ chlore của nước.
Lượng chlore tiêu thụ cho tổ hợp tất cả các phản ứng phụ thuộc nhiều yếu tố: liều
lượng chlore cho vào ban đầu, thời gian tiếp xúc, thế năng oxy hóa, nồng độ ion hydro,
nhiệt độ…
Ở những điều kiện nhất định thì hiệu suất khử trùng của chlore phụ thuộc liều
lượng chlore cho vào nước, thời gian chlore tự do tồn tại trong nước, pH, nhiệt độ,
lượng vi khuẩn…
Liều lượng chlore cần thiết để khử trùng bao gồm: lượng chlore tiêu thụ và lượng
chlore đủ để giết chết vi khuẩn. Trong thực tế có thể coi rằng: để đạt được hiệu quả
khử trùng, nồng độ chlore dư còn lại trong nước sau 1/2h tiếp xúc phải không dưới
0.1-0.33mg/l.
- Ảnh hưởng của liều lượng chlore: Lượng chlore dư tồn tại trong nước tùy thuộc
lượng chlore cho vào lúc đầu. Mặt khác liều lượng chlore ban đầu càng cao thì tốc độ
giết chết vi khuẩn cũng càng mạnh.
- Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc: Nếu thời gian tiếp xúc càng lâu, tức là bể
chứa càng lớn thì liều lượng chlore cần thiết để diệt trùng có thể giảm rất nhiều so với
bể chứa nhỏ. Nhưng cần thấy rằng thời gian tiếp xúc càng lâu thì lượng chlore dư càng
giảm.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng tới tất cả các phản ứng hóa học và
cả đến quá trình khử trùng bằng chlore. Ở nhiệt độ thấp 0oC thì tốc độ phản ứng rất
chậm. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ diệt khuẩn tăng rất nhanh. Cứ mỗi lần tăng 100C thì
tốc độ diệt khuẩn tăng lên 2 lần. Tuy nhiên nếu nhiệt độ tăng lên thì lượng chlore dư
cũng nhanh chóng bị mất đi.
- Ảnh hưởng của amoniac: Khi cho amoniac vào nước thì sẽ giảm được lượng
chlore tiêu thụ trong quá trình khử trùng. Vì khi cho amoniac vào nước thì hiện tượng
phân hủy chlore do quang hóa sẽ chấm dứt ngay. Tuy nhiên một số nhà nghiên cứu
cho rằng khi đó sẽ tạo thành chlore-amin. Chất này có thế năng oxy hóa rất thấp và
làm hoạt tính của chlore bị giảm. Một số ý kiến khác lại cho rằng amoniac sẽ tác dụng
với các chất hữu cơ, vô cơ trong nước và những chất này sẽ không bị oxy hóa bởi
chlore nữa.
c. Tác dụng của việc khử trùng bằng chlore:
- Khử trùng bằng chlore không độc: Chlore là một chất độc. Sau khi khử trùng,
trong nước vẫn còn một lượng chlore nhất định. Nhưng Trerkinski và nhiều người
khác đã cho thấy: nồng độ chlore tự do trong nước là 0.3-0.5mg/l thì hoàn toàn không
độc với cơ thể người. Với nồng độ đó, người ta lại thấy ngon và thơm mát hơn.
- Dùng chlore để khử mùi vị của nước: Chlore là chất oxy hóa mạnh, do đó đôi
khi người ta dùng nó để khử mùi (nhất là mùi H2S) và vị của nước. Trong những
trường hợp này, trong nước thường còn lại một lượng chlore khá lớn và người ta lại
phải khử lượng chlore này. Muốn vậy người ta phải cho một lượng chất nào đó vào
nước để liên kết với chlore nhưng không tạo thành chất độc đối với cơ thể. Những chất

242
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

thường dùng để khử chlore: hyposulfit, sulfat natri, khí sulfure, chlore sắt, than hoạt
tính.
- Khử trùng trên mạng lưới cấp nước: Trước khi sử dụng đường ống dẫn nước
hoặc khi ống dẫn nước bị nhiễm trùng gây bệnh thì người ta phải tiến hành khử trùng ở
đài nước và ống dẫn với liều lượng chlore cao. Liều lượng chlore cần thiết là 30-50
mg/l theo chlore tự do với thời gian chlore hóa là 24h hoặc 80-100 mg/l chlore tự do
với thời gian 8h.
Để tránh độc bởi chlore cho người dùng, trước khi khử trùng phải báo trước để
họ mở khóa xả nước đó đi, không sử dụng nữa.
7.3.4.2. Khử trùng bằng các phương pháp khác:
a. Phương pháp vật lý: Có những ưu điểm là: không cho thêm hoá chất nào vào
nước tức là không làm nước có mùi vị gì khác; không cần duy trì một lượng dư của
chất khử trùng nên không hại cho cơ thể người; không cần những thiết bị phức tạp để
định lượng nên không cần thí nghiệm kiểm tra; không cần bể tiếp xúc vì các tác nhân
vật lý có thể diệt trùng ngay tức khắc; không phải chuyên chở hóa chất, không cần kho
nên trạm xử lý rất nhỏ. Các phương pháp vật lý bao gồm:
- Sóng siêu âm: Khi sóng siêu âm tác độnh vào chất lỏng thì sẽ diễn ra hiện
tượng ép mạnh và cắt nước. Lực tác động của các sóng rất mạnh đến nỗi tạo ra hiện
tượng khí thực trong nước và tạo ra áp suất rất lớn tới hàng ngàn átmốtphe, tức khắc tế
bào vi khuẩn bị nổ tung. Vi khuẩn càng gần các bọt khí thực, càng bị va đập mạnh.
Tác dụng khử trùng sẽ bị giảm tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách từ vi khuẩn
tới bọt khí. Khi cường độ siêu âm của máy phát sóng là 0,3 – 0,5 w/cm2 thì sẽ tạo ra
hiện tượng khí thực. Tất nhiên trong nước càng tạo nhiều bọt khí thì hiệu suất khử
trùng càng cao. Mặt khác độ nhớt của nước càng cao thì càng khó tạo thành khí thực
và hiệu suất khử trùng càng thấp. Hình dạng vi khuẩn trong nước sẽ ảnh hưởng tới
hiệu suất khử trùng.Cầu khuẩn bền vững nhất và trực khuẩn chóng bị tiêu diệt nhất.
Nhưng khi tăng cường độ sóng siêu âm thì cả cầu khuẩn lẫn trực khuẩn đều chết, cả vi
khuẩn tạo và không tạo nha bào cũng chết. Sóng siêu âm diệt được trùng cả trong nước
đục, nước chứa bùn.
- Tia tử ngoại: Tia tử ngoại nằm trong khoảng sóng từ 136 – 4000 Ao. Khi chiếu
tia tử ngoại qua nước sẽ làm vi khuẩn chết ngay vì tia tử ngoại có tác dụng quang hóa;
thành phần của nước hoàn toàn không thay đổi. Nhưng giá trị pH thay đổi rất nhiều và
nhiệt độ nước cũng tăng, ảnh hưởng tới hiệu suất khử trùng. Tia tử ngoại chỉ có thể
xuyên qua nước trong, không màu. Khi độ đục và độ màu tăng lên thì hiệu suất diệt
trùng của tia tử ngoại cũng kém đi.
Tia tử ngoại có thể tiêu diệt được cả vi khuẩn không tạo nha bào và tạo nha
bào. Ngày nay phương hướng này được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.
b. Phương pháp hoá học:
- Khử trùng bằng ion bạc: Như ta đã biết, ion bạc và nhiều kim loại khác có tác
dụng diiệt trùng. Hiệu suất khử trùng tuỳ thuộc đầu tiên vào nồng độ ion bạc trong
nước. Vì vậy, những người kỹ thuật thường hướng tới việc tăng nồng độ iôn bạc bằng
cách tăng diện tích bề mặt tiếp xúc. Chẳng hạn như người ta đã dùng than bạc đổ
243
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

xuống đầm nước để lấy nước dùng. Sau này người ta thay than bạc bằng tấm bạc và
chế tạo thành thiết bị có dung tích 100 lít nước để sử dụng. Nhược điểm chủ yếu của
phương pháp này là phần lớn ion bạc tập trung ở gần tấm kim loại và rất lâu mới phân
tán vào toàn khối nước. Để tăng cường quá trình người ta cho dòng điện đi qua tấm
bạc thì các ion bạc đã phân bổ rất nhanh vào nước, hiệu quả diệt trùng tăng lên.
Tuy nhiên phương pháp khử trùng bằng ion bạc không dùng được với nước chứa
muối chlorure (tạo AgCl kết tủa) và nước đục chứa các keo hữu cơ. Ngoài ra ion bạc
không diệt được vi khuẩn nha bào.
- Phương pháp ôzôn hóa: Khi đo dòng điện cao thế phóng qua không khí sẽ
biến O2 của không khí thành ôzôn (O3). Sau đó cho không khí chứa ôzôn vào nước và
gọi là ôzôn hoá. Thực chất tác dụng diệt trùng của ôzôn là: ôzôn không bền và dễ tách
ra ôxy nguyên tử - một chất ôxy hóa mạnh có khả năng ôxy hóa tất cả các chất hữu cơ
trong đó có vi khuẩn.
Ưu việt của phương pháp này là tiêu diệt được cả tảo, rêu; khử được mùi, vị của
nước; cho quá liều lượng ôzôn cũng không nguy hiểm vì ôzôn nhanh chóng trở thành
ôxy phân tử (O2), nên trong nước không thừa ôzôn. Do đó không cần thận trọng khi
định liều lượng. Mặt khác ôzôn có thể điều chế tại chỗ, không phải mất công vận
chuyển, kho tàng. Khác chlore, ôzôn không tạo mùi vị khó chịu. Nhược điểm của ôzôn
là không tiêu diệt được vi khuẩn tạo nha bào ở điều kiện bình thường.
- Ngoài ra còn dùng những phương pháp khử trùng khác như: iôdua hóa, biôxit
clo, tia phóng xạ β.

7.4. CÁC HIỆN TƯỢNG BẤT LỢI DO SỰ PHÁT TRIỂN VI SINH VẬT, SINH
VẬT TRONG ỐNG DẪN, CÔNG TRÌNH VÀ THIẾT BỊ CẤP NƯỚC,
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
7.4.1. Các hiện tượng sinh vật, vi sinh vật:
Các quá trình sinh hóa diễn ra trong nguồn nước và hệ thống cấp nước đều ảnh
hưởng xấu đến chất lượng nước cấp. Các sinh vật từ ngoài lọt vào ống dẫn nước – môi
trường không thích nghi với sự sống - hoạt động bình thường của chúng, được gọi là
sinh vật ngoại lai. Những sinh vật “nguyên địa“ cùng với dòng nước và lọt vào hệ
thống cấp nước khác với loại ngoại lai ở chỗ, chúng chịu đựng được với môi trường
trong hệ thống cấp nước, chúng có thể sinh sản phát triển được. Loại sinh vật ngoại lai
chủ yếu tạo ra hiện tượng bất lợi đối với bể lọc. Còn sinh vật nguyên địa thì bất lợi đối
với toàn hệ thống cấp nước.
7.4.1.1. Các hiện tượng do sinh vật ngoại lai: Những sinh vật ngoại lai bao
gồm: vi khuẩn dạng chỉ, nấm, tảo, các động vật phù du. Trong số vi khuẩn dạng chỉ,
đặc biệt chú ý là Sphaerotilus natans. Trong số các loại nấm nguy hiểm nhất là
Leptomitus lacteus.
- Leptomitus lacteus sống quanh năm ở sông hồ nhưng phát triển mạnh nhất về
mùa đông. Điều kiện thường xuyên phải có để Leptomitus lacteus phát triển là sự có
mặt của các chất hữu cơ. Sự phát triển của Leptomitus lacteus phát triển thành từng
khối nhầy cùng với Sph. Natans trong 1,5 – 2 giờ có thể hoàn toàn vít lưới, làm lưới

244
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

chắn của công trình thu bị hỏng. Ở các bể lọc chúng cùng với các sợi nấm nhầy tạo
một mảng chắc ngăn nước – không cho nước đi qua bể lọc.
- Tảo cũng gây nhiều hiện tượng bất lợi trong các công trình cấp nước gồm khuê
tảo, lục tảo, tảo xanh lam.
Khuê tảo có khung silic cứng. Chúng tạo nên các màng chắc trên mặt vật liệu lọc,
không cho nước qua bể lọc, làm giảm năng suất bể.
Khuê tảo Melosira islandica thường phát triển về hai mùa xuân và thu, có khi tới
600 – 700 và thậm chí tới 1000 – 2000 tế bào/ml nước. Mùa hè: Không đáng kể chỉ
không quá 20. Ngoài ra còn có các loại khuê tảo khác như Melisira italicxa,
Atcrionella formosa, synedra v.v…
Sự phát triển mạnh mẽ của khuê tảo còn do có nhiếu sắt trong nước. Khả năng
ôxy hóa của sắt sẽ cao khi pH và nhiệt độ nước thấp.
7.4.1.2. Các hiện tượng do sinh vật nguyên địa: Sinh vật nguyên địa lọt vào hệ
thống cấp nước ngay từ các nguồn nước, qua các công trình thu nước. Chúng có thể
tồn tại, sinh sản bình thường trong ống dẫn. Nhiều loại phát triển mạnh trong ống –
kênh dẫn nước, thậm chí phát triển mạnh hơn so với trong nguồn nước vì không có đối
thủ tự nhiên. Những sinh vật nguyên địa bao gồm: vi khuẩn, nấm, nhuyễn thể, đài tiểu
động vật, … các động vật hạ đẳng và động vật bậc thấp. Tảo không thuộc sinh vật
nguyên địa vì ở đó không có ánh sáng nên chúng không sống - hoạt động được.
Nhiều loại sinh vật nguyên địa có thể bám chắc vào thành tường, thành ống và
không bị dòng chảy lôi đi. Sự phát triển sinh vật trong ống thường bền chắc và ở
những chỗ khó nhìn thấy. Vì vậy việc chống các hiện tượng này thường khó hơn so
với các hiện tượng do sinh vật ngoại lai. Cũng vì vậy, những tồn tại do chúng gây ra
cũng rất lớn.
Mầm mống của những hiện tưọng bất lợi là vi khuẩn. Trong đó có loại tạo giáp
mạc dầy cứng liên kết với nhau. Trong nước bẩn chứa các chất hữu cơ, phát triển các
loài zoogloea ramigera và Sphacrotilus natans. Trong nước sạch và trong các ống dẫn
nước cấp phát triển rất nhiều vi khuẩn sắt, vi khuẩn khử sulfat nấm...
Sự phát triển sinh vật còn do loài xiclop, bọ và côn trùng.
Nhuyễn thể cũng thường gặp trong các ống dẫn nước. Đặc biệt nguy hiểm là loài
Dreissena polymorpha. Nhiều khi chúng làm tắc ống, lưới chắn rác, phai chắn hoặc
bám phủ trên bề mặt các công trình thuỷ. Nếu chúng chết nhiều sẽ làm giảm mùi vị,
chất lượng của nước.
Các loài sinh vật nguyên địa thường phát triển ở các công trình nhà máy nước. Ở
các lớp vật liệu trên cùng của các bể lọc thường có các quần thể vi khuẩn, thảo trùng,
trích trùng, nhuyễn thể. Ở các bể chứa có giun, tôm, nhuyễn thể. Khi thực hiện chlore
hóa thì các loại động vật đó không thể xuất hiện được. Thành phần của các lớp sinh
vật phát triển, tùy thuộc chất lượng nước, vật liệu ống, công trình, tốc độ, nhiệt độ
nước… Chúng cũng thay đổi theo mùa, theo chế độ vận hành quản lý. Sự hình thành
các quần thể sinh vật bắt đầu từ khi diễn ra hiện tượng lắng bùn trên mặt thành ống
nhẵn, rồi từ đó vi khuẩn phát triển. Ở đây các quá trình hấp phụ, diện tích của các tế
bào và hạt cặn đóng vai trò rất quan trọng.
245
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Chẳng hạn khi dùng nước thô từ nguồn nước sạch, tốc độ phát sinh phát triển
sinh vật trong ống của hệ ngưng của tuốc bin hơi là 0.03-0.6g chất khô/m2.100h. Nếu
dùng chất bẩn thì tốc độ phát triển vi khuẩn dạng chỉ là 47-48g chất khô/m2.100h.
7.4.2. Ảnh hưởng của hiện tượng phát sinh phát triển sinh vật đối với chất
lượng nước và vật liệu ống:
Các loại sinh vật phát triển ở mạng lưới cấp nước chủ yếu là loại hiếu khí. Chúng
tiêu thụ oxy và thải ra Co2. Khi tăng nồng độ CO2 trong nước sẽ làm nước bị acid hóa
và tăng khả năng ăn mòn ống bêtông và kim loại.
Sự phát triển sinh vật trên thành ống, kênh mương nhiều khi tạo thành lớp bền
chắc, chứa các sản phẩm hoạt động của vi sinh vật, tăng nồng độ CO2 trong nước. Vì
vậy người ta cho rằng, nếu thực vật phát triển thì bêtông được bảo vệ, còn động vật
phát triển thì bêtông bị phá hủy.
Khi các loài sinh vật đó chết hàng loạt (do các điều kiện sống thay đổi hoặc đổi
mùa) thì xảy ra hiện tượng phân hủy và tạo ra H2S. Do đó nước có mùi thối H2S, màu
nâu đen, nhất là do sulfure sắt. Việc tạo H2S còn do trong điều kiện yếm khí và có các
vi khuẩn sulfat. Chúng oxy hóa các hợp chất hữu cơ bằng oxy của sulfat. Sulfure (S) bị
khử thành H2S. Vì vậy rất có cơ sở cho rằng, do ảnh hưởng của H2S, sẽ tạo điều kiện
cho ăn mòn điện hóa các loại thiết bị bằng sắt, gang, thép. Vi khuẩn sắt phát triển
trong các ống dẫn nước sẽ hấp thụ oxyt sắt tan và oxy hóa thành dioxit sắt ít tan. Vi
khuẩn sắt phát triển mạnh làm nước có màu hồng nâu, mùi vị tanh của kim loại. Dạng
vi khuẩn sắt phát triển trong ống còn phụ thuộc hàm lượng chất hữu cơ trong nước.
Khi trong ống phát triển các loại nhuyễn thể: sò hến co vỏ vôi thì có khi cũng
thấy cặn cacbonat trên thành ống. Trong tinh thể canxi cũng nhiều vi sinh vật.
Như vậy do sinh vật phát triển làm chất lượng nước kém đi, lưới chắn rác, các
công trình thu nước, ống dẫn nước bị tắt. Đường kính, tiết diện ống bị giảm, độ nhám
ống tăng lên và giảm khả năng vận chuyển của ống.Trong các thiết bị máy móc sản
xuất do phát triển sinh vật nên điều kiện truyền – trao đổi nhiệt sẽ kém đi; vật liệu ống
bị ăn mòn sinh hóa, chất lượng nước xấu đi. Do đó phải có các hiện tượng ngăn ngừa
hiện tượng phát triển sinh vật trong hệ thống cấp nước.
7.4.3. Các biện pháp chống hiện tượng phát sinh phát triển sinh vật:
Biện pháp chống sự phát sinh phát triển sinh vật ngoại lai là tiến hành chlore hóa
hoặc keo tụ sơ bộ trước khi lắng hoặc lọc nước. Chlore sẽ làm tảo chết và lắng xuống
đáy.
Chất keo tụ thường dùng là sulfat nhôm. Liều lượng chlore tùy thuộc số lượng
tảo trong nước. Theo E.S.Velmina, khi số lượng tế bào trong 1ml là 1000-2000 thì
chọn liều lượng chất keo tụ là 40-60 mg/l.
2000-4000 thì chọn 50-70 mg/l
4000-6000 thì chọn 80 mg/l
Với liều lượng như vậy, sau lắng lượng tế bào chỉ còn 100-400/ml. Chống sinh
vật nguyên địa khó hơn. Tùy thuộc từng loại sinh vật và điều kiện sống của chúng.
Điều kiện môi trường đối với chúng rất khác nhau. Do đó không thể có biện pháp
246
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

chuẩn được. Nếu là nguồn nước ngầm, chứa sắt hoặc H2S với hàm lượng cao, để
chống vi khuẩn sắt hoặc vi khuẩn lưu huỳnh, có thể xử lý sơ bộ để hàm lượng sắt còn
lại không quá 0.1 mg/l và không còn H2S.
Để chống hiện tượng phát triển sinh vật ở các tàu biển hoặc công trình thủy,
người ta thường dùng sơn, trong đó chứa các hợp chất đồng, thủy ngân, asen và các
chất độc khác. Với nước biển, sơn có tác dụng 1 năm, với nước ngọt có thể tới 3 năm,
hoặc hơn nữa. Với ống dẫn, người ta ít dùng mặt phủ bằng sơn vì khó làm hơn. Để tiêu
diệt sự phát sinh phát triể sinh vật, người ta phải dùng các biện pháp hóa lý, như chlore
hóa. Liều lượng và thời gian chlore hóa tùy từng trường hợp và phải đảm bảo lượng
chlore dư ở các điểm phân phối nước là 0.1-1 mg/l.
Đối với các loài động vật, đài tiểu động vật, giun, tôm, nhuyễn thể… thì chế độ
chlore hóa và liều lượng chlore phải cao hơn.
Phương pháp điện (lọc điện và cathod) cũng là biện pháp tốt để chống phát sinh
phát triển sinh vật. Dùng phương pháp lọc điện khi lưu lượng nước ít. Bọ Dreissera bị
tiêu diệt khi dùng dòng điện xoay chiều tần số công nghiệp với mật độ 25mA/cm2.
Phương pháp cathod bao gồm: cực âm của nguồn điện một chiều nối với công trình,
điện cực dương đặt trong công trình. Phương pháp này cho hiệu suất cao hơn và kinh
tế hơn 2 phương pháp trên. Ngày nay người ta nghiên cứu dùng siêu âm để bảo vệ
công trình. Cường độ siêu âm: 1-2W/cm2, trong vài phút sẽ diệt được các loài nhuyễn
thể. Ngoài ra người ta còn dùng các phương pháp tẩy rửa - cọ rửa cơ học như nạo vét
đáy, ờ kênh, nhặt cỏ…

7.5. VI SINH VẬT VỚI QUÁ TRÌNH XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của sản
xuất và tiêu dùng của khoảng 6 tỉ người dân trên hành tinh hàng năm đã tạo ra một
lượng chất thải khổng lồ, từ đó đã gây ra ô nhiễm trầm trọng môi trường sống : ô
nhiễm nguồn nước, mặt đất và không khí. Trước thực trạng này con người đã và đang
tích cực khắc phục tình trạng ô nhiễm, cố gắng trả lại cho hành tinh sự trong sạch ban
đầu của nó. Hiện nay, việc xử lý ô nhiễm môi trường được đặt ra một cách khẩn cấp và
có ý rất lớn. Nó vừa liên quan đến việc bảo vệ môi trường, tạo cân bằng sinh thái,
đồng thời lại giúp tiết kiệm lương thực, nguyên liệu và tạo ra nguồn năng lượng mới.
Trong phần này, đề cập chủ yếu đến vấn đề xử lý ô nhiễm nguồn nước thải mà cụ
thể là quan tâm đến vi sinh vật và quá trình xử lý nước thải.
7.5.1. Các loại nước thải:
Có rất nhiều loại nước thải khác nhau, thông thường người ta phân làm 2 loại
chính:
a. Nước thải sinh hoạt:
Là nước thải từ các khu tập trung dân cư. Nước thải này được sinh ra từ sinh hoạt
như ăn uống, tắm giặt cũng như phân, nước tiểu con người hàng ngày thải ra được xả
vào hệ thống cống rãnh của thành phố. Trong nước thải loại này có chứa nhiều phân,
rác, các hợp chất hữu cơ và muối hoà tan, đặc biệt là chứa nhiều loại vi sinh vật gây
bệnh , các loại trứng giun, sán ... Đây là loại nước thải phổ biến và có số lượng nhiều
247
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

nhất. Mức độ ô nhiễm của loại nước thải này phụ thuộc vào nếp sống văn minh, trình
độ dân trí của từng đô thị, của từng quốc gia.
b. Nước thải công nghiệp:
Là loại nước thải của một nhà máy hay khu công nghiệp tập trung với các loại
hình sản xuất khác nhau :
- Các nhà máy chế biến thực phẩm như đường, rượu bia, đồ hộp, sữa, giết mổ gia
súc...
- Các nhà máy sản xuất nguyên vật liệu như giấy, xà phòng, công nghiệp dệt,
công nghiệp hoá dầu, sản xuất các loại hoá chất ...
Ở nước thải công nghiệp, ngoài việc chứa hàm lượng cao các hợp chất hữu cơ
như protein, các dạng carbohydrate, dầu mỡ (từ công nghệ chế biến thực phẩm),
hemicellulose, liginin (công nghiệp sản xuất giấy), còn có các hợp chất hoá học khó
phân huỷ như các hợp chất vòng thơm có N, các alkyl benzensufonate (công nghiệp
sản xuất bột giặt), các loại dung môi, các kim loại nặng như chì, thuỷ ngân ...
Nói chung, so với nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp có các chỉ số BOD
(nhu cầu oxygen sinh hoá) và COD (nhu cầu oxygen hoá học) cao hơn nhiều. Nước
thải công nghiệp có độ ô nhiễm cao hơn so với nước thải sinh hoạt.
Theo các quy phạm, luật về bảo vệ môi trường, mỗi nhà máy phải có công trình
xử lý nước thải của mình trước khi thải ra hệ thống thoát nước của thành phố. Nhưng
thực tế cho thấy hiện nay quy định nói trên ít được quan tâm thực hiện nghiêm túc.
Nhiều nhà máy còn tuỳ tiện xả trực tiếp nước thải qua xử lý ra hệ thống cống thoát
nước của thành phố. Thậm chí có nơi, có lúc còn xả trực tiếp ra đồng ruộng hay khu
vực dân cư, sông, rạch gần đó. Kết quả là hiện nay ở các đô thị, tình trạng ô nhiễm
sông, rạch, kênh, hồ trở nên phổ biến và nhiều nơi đang ở mức báo động.
7.5.2. Khu hệ vi sinh vật và các tác nhân gây bệnh trong nước thải:
7.5.2.1. Khu hệ vi sinh vật trong nước thải:
Trong nhiều trường hợp, mỗi loại nước thải có một khu hệ vi sinh vật đặc trưng.
Nước thải sinh hoạt chứa phân, nước rửa, tắm giặt, thức ăn thừa ... chứa rất nhiều vi
khuẩn , trung bình từ vài triệu đến vài chục triệu cá thể trong 1ml. Trong đó chủ yếu
là:
- Vi khuẩn gây thối như Pseudomonas fluorescens, P. aeruginosa, Proteur
vulgaris, Bac.cereur, Bac.subtilis, Enterobacter cloacae ...
- Đại diện của các nhóm khác như vi khuẩn phân giải đường, tinh bột, cellulose,
urea...
Các vi khuẩn thuộc nhóm Corliform, là vi sinh vật chỉ thị cho mức độ ô nhiễm
phân trong nước ở mức độ cao, có thể dao động từ vài nghìn đến vài trăm nghìn cá thể
trong 1ml nước thải.
Trong nước thải giàu chất hữu cơ, các vi khuẩn có dạng hình ống giữ vai trò rất
quan trọng, trước hết phải kẻ đến một đại diện là vi khuẩn Sphaerotilus natans, thường
hay bị nhầm là "nấm nước thải". Nó phủ lên mặt đáy của vùng nước cực bẩn một lớp
248
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

khối tế bào dày đặc, bằng mắt thường cũng có thể quan sát được. Trên sông nó tạo
thành các sợi và các búi. Khi bị đứt ra sẽ trôi nổi đầy trên mặt nước. Bọn này thường
phát triển mạnh ở vùng nước có đủ oxygen. Ngoài việc xuất hiện ở nước thải sinh
hoạt, Sphaerotilus natans thường được thấy có trong nước thải của các nhà máy
cellulose và thực phẩm. Do sự phát triển mạnh của Sphaerotilus, oxygen bị tiêu thụ
nhiều. Khi một lượng lớn Sphaerotilus natans tích tụ ở những vùng nước lặn sẽ xuất
hiện tình trạng báo động về oxygen. Nó sẽ nhanh chónh làm cho oxygen trong nước
biến mất hoàn toàn. Cuối cùng rồi cả khối Sphaerotilus natans cũng chết vì bị thối rửa,
H2S sẽ xuất hiện cùng một lúc với một số chất khác.Trong môi trường lúc này khí H2S
được tạo thành còn do quá trình phản ứng sulfate hoá của vi khuẩn phản sulfate như
Desufovibri desufuricans.
Bên cạnh vi khuẩn, trong nước thải giàu chất hữu cơ cũng có chứa nhiều loại
nấm men. Có thể dao động từ vài ngàn đến vài chục ngàn tế bào nấm men trong 1ml.
Phổ biến nhất là đại diện của Saccharomyces, kế là Candida, Cryptococcus,
Rhodotorula.
Trong nước thải sinh hoạt cũng chứa nhiều bào tử cà sợi nấm mốc. Nấm mốc tiêu
biểu là Leptomitus lacteus, Fusarium aquaeducteum. Giống như Sphaerotilus natans,
ở những nơi ô nhiễm mạnh (như nhiễm dịch kiềm fulite của công nghiệp chế biến gỗ),
cácc giống nấm này phát triển rộ lên và tạo thành những đám nấm đáng sợ.
Một số nước thải cũng phát hiện nhiều vi khuẩn phản nitrat hoá như Thiobacillus
denitrificans, Micrococcus denitrificans; vi khuẩn sinh methane (CH4) ...
Trong nước thải chứa dầu, người ta cũng tìm thấy các vi khuẩn phân giải
hydrocarbon như Pseudomonas, Nocardia ...
Trong nước thải có thể còn có một tập hợp khá đông đúc các loài tảo (Alage),
gồm khoảng 15.000 loài. Chúng thuộc Tảo silic (Bacillariophyta), Tảo lục
(Chlorophyta), Tảo giáp (Pyrrophyta)...
7.5.2.2. Các tác nhân gây bệnh trong nước thải:
Ngoài những nhóm sinh lý khác nhau của vi sinh vật có trong nước thải đã nói
trên, người ta còn đặc biệt quan tâm đến sự có mặt của các vi sinh vật gây bệnh , đặc
biệt là ở những địa phương còn tệ nạn phóng uế bừa bãi trên sông rạch hoặc hệ thống
nhà vệ sinh chưa hợp lý.
Các vi sinh vật gây bệnh thường không sống lâu trong nước thải vì đây không
phải là môi trường thích hợp, nhưng chúng cũng có thể tồn tại trong một thời gian nào
đó tuỳ từng loại vi khuẩn. Trong thời gian này nếu gặp điều kiện thuận lợi, tiếp xúc
với người, gia súc, chúng sẽ gây các bệnh truyền nhiễm. Trong số các đối tượng gây
bệnh sống trong nước, phải kể đến một số đại diện gây các bệnh rất nguy hiểm và rất
phổ biến là:
- Vi khuẩn gây bệnh thương hàn (Salmonella dysenteria) : Vi khuẩn này sống
được trong nước tuỳ thuộc vào chất dinh dưỡng và nhiệt độ của nguồn nước. Thông
thường sống được trong vòng 20 ngày vào mùa hè và 60 ngày vào mùa đông.
- Vi khuẩn gây bệnh kiết lỵ (Shigella) : Sống tối đa 12 ngày ở 200C trong nước
cống, và nhiệt độ càng thấp chúng càng sống lâu hơn.
249
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

- Xoắn khuẩn (Leptospira) : Gây nên các chứng sưng gan, sưng thận và tê liệt hệ
thần kinh trung ương. Chúng có thể sống tối đa 33 ngày ở 250C.
- Trực trùng đường ruột (E. Coli): Có thể sống tối đa trong nước thải từ 9 đến 14
ngày ở 200C.
- Vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) : Cũng sống tối đa được 3 tuần
trong nước thải.
- Phẩy khuẩn tả (Vibrio cholcra) : Sống tối đa 13 ngày trong nước thải.
- Các virus (Adenovirus, Echo, Coxsackie ...) cũng có chu kỳ sống ngắn như các
vi khuẩn.
Các vi khuẩn gây bệnh nói trên phân tán tương đối chậm trong đất khô, trong đó
nước phân tán theo chiều ngang cũng ít (khoảng 1m), trong khi đó ảnh hưởng theo
chiều sâu khá nhiều (khoảng 3m).
7.5.2.3. Vai trò của vi sinh vật trong sự tự làm sạch của các nguồn nước
Trước khi đề cập đến các biện pháp tích cực của con người nhằm xử lý ô nhiễm
môi trường nước, chúng ta cần xem xét một hiện tượng rất đáng được quan tâm trong
tự nhiên. Đó là quá trình tự làm sạch các nguồn nước do các yếu tố sinh học mà trong
đó vi sinh vật đóng một vai trò rất quan trọng.
Các ao hồ, dòng sông cũng như một số vùng bờ biển luôn bị làm bẩn với các
mức độ khác nhau do rác và nước thải của con người. Việc làm sạch các nguồn nước
này có một ý nghĩa rất to lớn. Nhờ các quá trình này, các chất bẩn thường xuyên loại
khỏi môi trường nước. Ta sẽ xem xét quá trình tự làm sạch các nguồn nước xảy ra như
thế nào.
Ở đây các quá trình vật lý, hoá học như các hiện tượng sa lắng và oxy hoá giữ
một vai trò quan trọng, song đóng vai trò quyết định vẫn là các quá trình sinh học.
Tham gia vào các quá trình tự làm sạch này có rất nhiều loại sinh vật, từ các loại cá,
chim đến nguyên sinh động vật và vi sinh vật.
Ở chỗ nước thải đổ ra, nước còn đục, có rất nhiều rác cặn bẩn của thức ăn,
thường tụ tập nhiều loài chim khác nhau và cả cá nữa. Chúng sẽ nhặt nhạn các mẫu
thức ăn lớn và rác thải. Tuy vệy, chúng chỉ có thể sử dụng một phần rất nhỏ của các
chất bẩn làm thức ăn. Các động vật bậc thấp mà trước hết là các ấu trùng củau côn
trùng, giun và nguyên sinh động vật có vai trò lớn hơn một chút, chúng có thể sử dụng
các hạt nhỏ avà cực nhỏ của thức ăn. Song vi khuẩn và nấm giữ vai trò quyết định hơn
cả. Chúng có thể sử dụng các hợp chất hữu cơ tồn tại ở thể rắn cũng như hoà tan trong
dung dịch nước, và phân giải chúng đến muối vô cơ, CO2 và H2O trong những trường
hợp thuận lợi nhất của môi trường. Nói cách khác, trong những điều kiện thuận lợi của
môi trường vi sinh vật có khả năng khoáng hoá một cách hoàn toàn nhiều chất bẩn hữu
cơ.
Bên cạnh vai trò tích cực của các nhóm vi khuẩn, nấm mốc, trong nước thải còn
có các loại tảo cũng đóng góp một phần quan trọng trong quá trình chuyển hoá các
chất gây ô nhiễm môi trường khác. Trong nước thải, thông qua hoạt động sống của
mình tảo cung cấp oxygen cho môi trường. Chúng còn tiết vào môi trường các chất

250
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

kháng sinh, những chất này là vũ khí lợi hại diệt các mầm bệnh trong nước thải (đặc
biệt là khu hệ vi sinh vật gây bệnh đường ruột). Đối với các vi sinh vật gây bệnh, tảo
còn gây cản trở sự phát triển của chúng bằng cách gây kiềm hoá môi trường sống của
một số vi khuẩn, cạnh tranh nguồn thức ăn đối với các nhóm vi khuẩn này. Ngoài ra
tảo còn tiết một số chất có hoạt tính sinh học, giúp kích thích sự phát triển của một số
vi sinh vật có lợi trong môi trường nước thải. Một đóng góp không thể không nhắc tới
của tảo là một số trong chúng có khả năng hấp thụ mạnh các kim loại nặng (chì,
cadimi ...) và các tia phóng xạ.
Thông thường, protein, đường và tinh bột được phân giải nhanh nhất. Cellulose,
lignin, mở, sáp bị phân giải chậm hơn nhiều, và sự phân giải xảy ra không hoàn toàn.
Do vậy quần thể vi sinh vật cũng thay đổi tuỳ theo tiến độ của sự tự làm sạch và thành
phần của chất thải có trong nước thải.
Trong thực tế cho thấy lực tự làm sạch các nguồn nước luôn thay đổi và phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố sau làm ví dụ :
- Lực tự làm sạch đạt trị số cực đại ở những vùng nước có sự chuyển động
mạnh, tạo dòng chảy, làm chia đều nước thải và giúp trao đổi khí giữa nước và không
khí xảy ra mạnh. Người ta nhận thấy sự phân giải mạnh các chất bẩn chỉ xảy ra khi có
mặt của oxygen. Khi có dòng chảy của nước, oxygen hoà tan được cung cấp nhiều
hơn. Ngược lại ở những thuỷ vực thiếu sự chuyển động của nước như ao tù, nơi nước
đọng, nước thải đổ vào sẽ bị ứ đọng, thiếu oxygen, sự phân giải các chất bẩn kém. Quá
trình tự làm sạch bị cản trở.
- Lực tự làm sạch cũng thay đổi theo mùa. Ở những nước có mùa hè, đông cách
biệt về nhiệt độ rõ rệt thì lực tự làm sạch ở mùa hè lớn hơn ở mùa đông. Điều này xảy
ra do hai nguyên nhân: vào mùa hè, nhiệt độ cao, có ánh nắng chiếu nhiều sẽ kích
thích vi khuẩn phát triển nhanh và các thực vật nổi sẽ cung cấp thêm nhiều oxygen cho
nước.
Khi nói đến ảnh hưởng của yếu tố khí hậu, người ta cũng nhận thấy ở vùng nhiệt
đới quá trình tự làm sạch xảy ra nhanh hơn nhiều so với vùng ôn đới ...
Quá trình tự làm sạch nguồn nước một cách tự nhiên nói trên chỉ xảy ra ở những
địa điểm mà thành phần và số lượng các chất bẩn phù hợp với lực tự làm sạch của các
thuỷ vực. Thực tế hiện nay, các thuỷ vực bị chứa quá nhiều nước thải và rác so với khả
năng tự làm sạch của nó, ngay cả ở những điều kiện môi trường thuận lợi nhất.
Tóm lại, quá trình tự làm sạch các nguồn nước gây ra do các tác nhân sinh học là
một hiện tượng rất quý trong tự nhiên. Hiểu và nắm được quy luật hoạt động của nó,
con người đã lợi dụng nó để làm sạch các nguồn nước thải có độ ô nhiễm vừa phải
hoặc nước thải qua xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo.
7.5.3. Xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học:
Trong nhiều biện pháp xử lý ô nhiễm, biện pháp sinh học được mọi người đặc
biệt quan tâm sử dụng. So với các biện pháp vật lý, hoá học, biện pháp sinh học chiếm
vai trò quan trọng về quy mô cũng như giá thành đâu tư, do chi phí năng lượng cho
một đơn vị khối lượng chất khử là ít nhất. Đặc biệt xử lý bằng biện pháp sinh học sẽ
không gây tái ô nhiễm môi trường - một nhược điểm mà biện pháp hoá học hay mắc
251
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

phải. Biện pháp sinh học sử dụng một đặc điểm rất quý của vi sinh vật , đặc điểm đã
thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu và các nhà sản xuất là khả năng đồng hoá
được rất nhiều nguồn cơ chất khác nhau của vi sinh vật, từ tinh bột, cellulose, cả
nguồn dầu mỏ và dẫn xuất của nó đến các hợp chất cao phân tử khác như protein,
lipid, cùng các kim loại nặng như chì, thuỷ ngân ... Thực chất của phương pháp này là
nhờ hoạt động sống của vi sinh vật (sử dụng các hợp chất hữu cơ và một số chất
khoáng có trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng và năng lượng) để biến đổi các hợp
chất hữu cơ cao phân tử có trong nước thải thành các hợp chất đơn giản hơn. Trong
quá trình dinh dưỡng này vi sinh vật sẽ nhận được các chất làm vật liệu để xây dựng tế
bào, sinh trưởng và sinh sản, nên sinh khối được tăng lên.
Biện pháp sinh học để xử lý nước thải có thể làm sạch hoàn toàn các loại nước
thải công nghiệp chứa các loại chất bẩn hoà tan hoặc phân tán nhỏ. Do vậy biện pháp
này thường dùng sau khi loại bỏ các tạp chất phân tán thô ra khỏi chất thải.
Đối với nước thải chứa các tạp chất vô cơ thì biện pháp này dùng để khử các
muối sulfate, muối ammonium, muối nitrate, tức là những chất chưa bị oxy hoá hoàn
toàn.
Xử lý sinh học làm sạch nguồn nước cũng là một vấn đề không kém phần quan
trọng so với làm sạch không khí, tuy nhiên nó có lịch sử lâu đời hơn nhiều trong việc
áp dụng vào thực tiễn. Theo quan điểm của giải pháp kỹ thuật, nó cần vốn đầu tư ít
hơn so với làm sạch không khí. Thiết bị làm sạch chỉ là các bể nước chảy, trong đó có
sự tham gia của nấm và vi khuẩn (cả hiếu khí và kỵ khí) để phân rã các chất hữu cơ.
Trong rất nhiều trường hợp dòng nước thải có chứa các kim loại nặng hoặc các chất
hữu cơ khó phân hủy. Mục đích làm sạch nước thải là giải phóng các chất khoáng ở
thể rắn hoặc lỏng và chất hữu cơ khỏi nước, trước khi nó chảy vào sông hoặc suối và
tạo điều kiện để phân huỷ các chất hữu cơ bằng cách biến đổi chúng bằng enzyme
thành các chất tan không độc với môi trường xung quanh.
Hàm lượng các chất hữu cơ được phân rã bởi vi sinh vật được đánh giá theo chỉ
số "tiêu thụ sinh học oxy" BOD. Đấy là số lượng oxy cần cho vi sinh vật để oxy-hoá
vật liệu hữu cơ trong quá trình hô hấp. Thí dụ BOD5 có nghĩa là số lượng oxy (mg)
cần cho vi sinh vật trong quá trình phân rã các chất hữu cơ thời gian 5 ngày. Chỉ số
"tiêu thụ hóa học oxy" (COD) biểu thị số lượng oxy cần trong quá trình oxy hóa hóa
học hoàn toàn các chất nói trên đến CO2 và H2O.
Để làm sạch nước thải trong các hệ thống làm sạch người ta sử dụng các kỹ thuật
xử lý khác nhau, tuy nhiên chúng đều hoạt động theo các giai đoạn sau:
1) Loại bỏ các hạt dễ lắng trong bể lắng cát ở hồ nước thứ nhất.

2) Oxy hóa bằng vi sinh vật các chất hữu cơ hòa tan với việc sử dụng bùn hoạt
tính và biofilter.
3) Ủ phần cặn được loại bỏ từ hồ nước thứ nhất và thứ hai ở điều kiện yếm khí
trong phần hầm biogas, kết quả nhận được khí methane và cặn. Từ cặn này sau khi loại
nước ta sẽ nhận được compost và sử dụng nó để đốt hoặc làm phân.

252
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Sau đó nước trong đã được làm sạch sẽ được đổ trực tiếp vào sông hoặc thông
qua hồ chứa nước. Nước được sử lý chứa các sản phẩm của các quá trình khoáng hóa
như các ion phosphate, nitrate và ammonia v.v... Khả năng gây nhiễm bẩn các hồ chứa
nước có thể loại bỏ được, nếu nước thải được sử dụng để tưới ruộng hoặc làm phân
bón cho đất trồng rừng. Nói chung các giải pháp kỹ thuật của vấn đề làm sạch nước
thải có rất nhiều phương án.
BẢNG 7.4 : Nồng độ giới hạn cho phép của các chất trong nước thải (CCP)
đưa vào các công trình làm sạch bằng biện pháp sinh học.
TÊN CHẤT CCP TÊN CHẤT CCP*
(g/m3 nước thải) (g/m3 nước thải)
Acid acrylic 100 Mỡ bôi trơn 100
Rượ amylic 3 Acid butyric 500
Aniline 100 Đồng (ion) 0,4
Acetalđehye 750 Metacrylamide 300
Acid benzoic 150 Rượu metylic 200
Benzene 100 Acid monochloacetic 100
Vanadium (ion) 5 Arsen (ion) 0,2
Vinyl acetate 250 Nickel (ion) 1
Vinilinden chlorua 1000 Sản phẩm của dâu 100
Hydroquinol 15 Pyridine 400
Acid dichloacetic 100 Tributylphosphate 100
Dichlocyclohexane 12 Triethylamine 85
Diethylamine 100 Trinitrotoluene 12
Diethyleneglycol 300 Triphenylphosphate 10
Caprolactan 100 Phenol 1000
Rezorcin 100 Formaldehyde 160
Amon rodanua 500 Chlobenzene 10
Chì (ion) 1 Toluen 200
Acid stearic 300 Sulphanole 10
Sulfur (theo H2S) 20 Antimon (ion) 0,2
Kerosene (dầu lửa) 500 Crezol 100
Lactonitryl 160
(*) : Ghi chú: CCP là nồng độgiới hạn cho phép của các chất (g/m3 nước thải)
Ngoài ra, các điều kiện của môi trường như hàm lượng O2, pH, nhiệt độ của nước
thải ... cũng phải nằm trong một giới hạn nhất định để bảo đảm sự sinh trưởng, phát
triển bình thường của các vi sinh vật tham gia vào quá trình xử lý.

7.5.3.1. Thành phần và cấu trúc các tác nhân sinh học tham gia xử lý nước thải
Yếu tố quan trọng nhất của biện pháp sinh học để xử lý nước thải là sử dụng bùn
hoạt tính (activated sludge) hoặc màng sinh vật.
- Bùn hoạt tính cũng như màng sinh vật là tập hợp tất cả các loại vi sinh vật khác
nhàu.
253
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

- Bùn hoạt tính là bông màu vàng nâu dễ lắng, có kích thước 3 -150 µm. bao gồm
các vi sinh vật sống và cơ chất rắn (40%). Những vi sinh vật sống bao gòm vi khuẩn,
nấm men, nấm mốc, một số nguyên sinh động vật, dòi, giun.
Màng sinh vật phát triển ở bề mặt các vật liệu lọc có dạng nhầy, dày từ 1-3mm
hoặc hơn. Màu của nó thay đổi theo thành phần của nước thải, từ vàng xám đến nâu
tối. Màng sinh vật cũng bao gồm vi khuẩn , nấm men, nấm mốc và một số động vật
nguyên sinh khác. Trong quá trình xử lý, nước thải sau khi qua bể lọc sinh vật có
mang theo các hạt của màng sinh vật với các hình dạng khác nhau, kích thước từ 15 -
30µm, có màu vàng xám và nâu.
Muốn đưa bùn hoạt tính vào các thiết bị xử lý, cần thức hiện một quá trình gọi là
"khởi động" tức là quá trình để cho các loại bùn gốc ban đầu (thường kém về khả năng
lắng và hoạt tính) được nuôi dưỡng để trở thành loại bùn có hoạt tính cao và tính kết
lắng tốt. Có thể gọi đó là quá trình "hoạt hoá" bùn hoạt tính. Cuối thời kỳ "khởi động"
bùn sẽ có dạng hạt. Các hạt này có độ bền cơ học khác nhau, có mức độ vỡ ra khác
nhau khi chịu tác động khuấy trộn. Sự tạo hạt của bùn ở dạng này hay dạng khác phụ
thuộc vào tính chất và nồng độ cùa bùn gốc, chất lượng môi trường cho thêm vào để
hoạt hoá bùn, phương thức hoạt hoá và cuối cùng là thành phần các chất có trong nước
thải.
Loại bùn gốc tốt nhất lấy từ bùn ở các thiết bị xử lý nước thải đang hoạt động.
Nếu không có loại này thì có thể lấy loại bùn chưa thích nghi như bùn lấy từ các bể xử
lý theo kiểu tự hoại, bùn cống rãnh, kênh vạch ô nhiễm nhiều, bùn phân heo, phân bò
đã phân huỷ ... Các vi sinh vật chứa trong bùn này nghèo về số lượng nhưng đa dạng
về chủng loại.
7.5.3.2. Xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên
Cơ sở khoa học của phương pháp này là dựa vào khả năng tự làm sạch của đất và
nước dưới tác động của các tác nhân sinh học có trong tự nhiên, nghĩa là thông qua
hoạt động tổng hợp của các tác nhân từ động vật, thực vật đến vi sinh vật để làm biến
đổi nguồn nước thải bị nhiễm bẩn bởi các hợp chất hữu cơ và vô cơ, và từ đó tiến tới
giảm đước các chỉ số COD và BOD của nước thải xuống tới mức cho phép khiến các
nguồn nước này có thể sử dungh tưới cho cây trồng hay dùng để nuôi các loại thuỷ
sản.
Biện pháp xử lý này thường áp dụng đối với các loại nước thải công nghiệp có độ
nhiễm bẩn không cao hoặc nước thải sinh hoạt
Việc xử lý nước thải này được thực hiện bằng các cánh đồng tưới, bãi lọc hoặc hồ
sinh học.
Diễn biến của quá trình xử lý như sau: Người ta cho nước thải chảy qua các khu
ruộng đang canh tác hoặc những cánh đồng trống không canh tác được ngăn bờ tạo
thành những ô thửa, hoặc cho nước thải chảy vào các ao, hồ có sẵn. Nước thải ở trong
các thuỷ vực này sẽ thấm qua các lớp đất bề mặt, cặn sẽ được giữ lại ở đáy. Trong quá
trình tồn lưu nước ở đây, dưới tác động của vi sinh vật cùng cac loại tảo, thực vật sẽ
xảy ra quá trình oxy hoá sinhh học, chuyển hoá các hợp chất hữu cơ phực tạp thành
các chất đơn giản hơn, thậm chí có thể bị khoáng hoá hoàn toàn. Như vậy, sự có mặt

254
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

của oxygen không khí trong các mao quản của đất hoặc oxygen được thải ra do hoạt
động quang hợp của tảo và thực vật sẽ là yếu tố quan trọng, cần cho quá trình oxy hoá
nguồn nước thải. Càng xuống lớp đất ở dưới sâu lượng oxygen càng ít đi, vì vậy sẽ ảnh
hưởng đến quá trình oxy hoá, làm quá trình này giảm dần. Cuối cùng đến một độ sâu
nhất định chỉ còn lại hoạt động của vi khuẩn gây quá trình khử nitrat.
Quá trình xử lý này cho thấy ngoài việc làm sạch nguồn nước thải, con người còn
sử dụng chính nguồn nước đã được xử lý này để phục vụ tưới cho cây trồng trên đồng
ruộng hay để nuôi các loại thuỷ sản.
Tùy theo phương pháp xử lý mà nguồn nước sau xử lý sẽ được ứng dụng khác
nhau:
- Ở phương pháp xử lý bằng cánh đồng tưới và bãi lọc chức năng xử lý nước thải
là chủ yếu, còn tác dụng phục vụ nông nghiệp (nước tưới cho cây trồng) là thứ yếu.
- Ở biện pháp hồ sinh học thì ngoài nhiệm vụ xử lý bằng nước thải, biện pháp
này còn phục vụ cho việc nuôi trồng thuỷ sản, cung cấp nguồn nước tưới cho cây trồng
và giúp điều hoà dòng chảy của nước mưa trong hệ thống nước thải của các đô thị.
Ở các đô thị của Việt Nam có rất nhiều ao hồ, sông rạch, do vậy việc xử lý nước
thải sinh hoạt thành phố bằng biện pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên là khá thích
hợp. Biện pháp này ít tốn kém vốn đầu tư, việc bảo trì, vận hành khồn đòi hỏi có người
quản lý thường xuyên. Ngoài ra, các hình thức xử lý này ít nhiều cũng quen thuộc với
người dân Việt Nam qua việc trước nay thường sử dụng ao hồ để thả bèo, nuôi tôm cá.
7.5.3.3. Xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học trong điều kiện nhân tạo:
1 Xử lý hiếu khí nước thải :
a. Nguyên lý chung của quá trình oxy hoá sinh học trong điều kiện hiếu khí :
Khi nước thải tiếp xúc với bùn hoạt tính, các chất thải có trong môi trường như
các chất hữu cơ hoà tan, các chất keovà phân tán nhỏ sé được chuyển hoá bằng cách
hấp phụ và keo tụ sinh học trên bề mặt các tế bào vi sinh vật. Tiếp sau đó là giai đoạn
khuếch tán và hấp thụ các chất bẩn từ mặt ngoài của tế bào vào trong tế bào quan
màng bán thấm (tức màng nguyên sinh). Các chất vào trong tế bào dưới tác động của
hệ enzym nội bào sẽ được phân huỷ. Quá trình phân giải các chất bẩn hữu cơ xảy ra
trong tế bào chất của tế bào sống là các phản ứng oxy hoá khử, có thể biển diễn ở dạng
tổng quát như sau :

Vi sinh vật Sản phẩm đã


Sản phẩm quá trinh
Các chất được tổng hợp (tế
+ O2 oxy hoá (đường, +
bẩn hữu cơ Các chất dinh dưỡng bào vi sinh vật +
rượu ... CO2 + H2O)
sản phẩm khác)

Sự oxy hóa các chất hữu cơ và một số chất khoáng trong tế bào vi sinh vật nhờ
vào quá trình hô hấp. Nhờ năng lượng do vi sinh vật khai thác được trong quá trình hô
hấp mà chúng có thể tổng hợp các chất để phục vụ cho quá trình sinh trưởng, sinh
sản... Kết quả là số lượng tế bào vi sinh vật không ngừng được tăng lên.
Các quá trình trên liên tục xảy ra, nồng độ các chất ở xung quanh tế bào sẽ giảm
dần. Các thành phần thức ăn mới từ môi trường bên ngoài (nước thải) lại khuếch tán
và bổ sung thay thế vào. Thông thường quá trình khuếch tán các chất trong môi trường
255
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

xảy ra chậm hơn quá trình hấp thụ qua màng tế bào, do vậy nồng độ các chất dinh
dưỡng xung quanh tế bào bao giờ cũng thấp hơn nơi xa tế bào. Đối với sản phẩm của
tế bào tiết ra thì ngược lại, nhiều hơn so với nơi xa tế bào.
b. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến môi trường xử lý
Để bảo đảm quá trình xử lý bằng biện pháp sinh học trong điều kiện hiếu khí
được tiến hành tốt, người ta theo dõi và điều chỉnh các yếu tố môi trường sau đây:
- Oxygen (O2) : Trong các công trình xử lý hiếu khí, O2 là một thành phần cực kỳ
quan trọng của môi trường. Công trình phải bảo đảm cung cấp đầy đủ lượng O2 một
cách liên tục và hàm lượng O2 hoà tan trong nước ra khỏi bể lắng đợt hai không nhỏ
hơn 2mg/l.
- Nồng độ các chất bẩn hữu cơ phải thấp hơn ngưỡng cho phép. Có nhiều chất
bẩn hữu cơ nếu nồng độ quá cao, vượt quá mức cho phép sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt
động sống của vi sinh vật tham gia xử lý, cần kiểm tra các chỉ số BOD và COD của
nước thải. Cụ thể: hỗn hợp nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt chảy vào
công trình xử lý là bể lọc sinh học phải có BOD toàn phần (BODtp) ≤ 500mg/l, nếu
dùng bể aeroten, thì BODtp không được quá 1000mg/l. Nếu nước thải có chỉ số
BODtp vượt quá giới hạn nói trên, cần thiết phải dùng nước thải đã qua xử lý hay nước
sông đã pha loãng.
- Nồng độ các chất dinh dưỡng cho vi sinh vật : Để vi sinh vật tham gia thực hiện
các quá trình oxy hoá nước thải một cách có hiệu quả, cần thiết phải cung cấp cho
chúng đầy đủ các chất dinh dưỡng trong môi trường sống. Lượng các chất dinh dưỡng
cần thiết để các quá trình sinh sản xảy ra bình thường không được thấp hơn giá trị nêu
ở bảng 7.5.
BẢNG 7.5 : Nồng độ các chất dinh dưỡng cần thiết
(Theo M.X. Moxitrep, 1982)
Nồng độ nitrogen Nồng độ phosphor
BODtp của nước
trong muối ammonium
thải (mg/l) trong P2O5 (mg/l)
(mg/l)
< 500 15 36
500 - 1000 25 8

Ngoài nguồn nitrogen, phosphor có nhu cầu như đã nêu ở bảng 7.5, các yếu tố
dinh dưỡng khoáng khác như K, Ca, S ... trong nước thải thường cũng đủ cung cấp cho
nhu cầu của vi sinh vật, ta không cần phải cho thêm vào nữa.
Các chất dinh dưỡng nói trên rất cần cho hoạt động sống của vi sinh vật tham gia
sử lý nước thải, nếu thiếu sẽ kìm hãm và ngăn cản các quá trình oxy hoá sinh học. Nếu
thiếu nitrogen một cách lâu dài, ngoài việc cản trở các quá trình sinh hoá, còn làm cho
bùn hoạt tính khó lắng và dễ trôi theo nước ra khỏi bể lắng.
Để xác định sơ bộ lượng các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết đối với nhiều loại
nước thải công nghiệp, có thể chọn tỉ lệ sau :
BODtp : N : P = 100 : 5 : 1
256
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Ngoài ra các yếu tố khác của môi trường như pH, t0 cũng có ảnh hưởng đáng kể
đến quá trình hoạt động của vi sinh vật trong các thiết bị xử lý. Qua thực nghiệm cho
thấy, thường giá trị pH tối ưu cho hoạt động phân giải của các vi sinh vật trong bể xử
lý hiếu khí là 6,5 - 8,5 và nhiệt độ của nước thải trong các công trình nằm trong
khoảng 60C - 370C.
c. Các dạng công trình xử lý hiếu khí nước thải:
* Để xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện hiếu khí,
thường sử dụng hai loại công trình là bể lọc sinh học (biofilter) và bể sục khí (aeroten).
- Bể lọc sinh học (biofilter) :
Là thiết bị xử lý nước thải dựa theo nguyên tắc lọc với sự tham gia của vi sinh
vật. Thiết bị này làm bằng bêtông có dạng hình tròn hay hình chữ nhật có hai đáy
(hình 7.8). Đáy trên gọi là đáy dẫn lưu, được cấu tạo bằng bêtông cốt thép có thủng lỗ
với tổng diện tích các lỗ thủng không nhỏ hơn 5 - 8% diện tích của đáy. Đáy dưới
được xây kín, có độ dốc nhất định (để nước dễ dàng chảy về một phía) và thông với bể
lắng thứ cấp, là nơi nước thải sau khi xử lý xong đổ ra. Ở bể này nước được lưu lại
một thời gian ngắn để được lắng cặn trước khi đổ ra ngoài hoà vào hệ thống thoát
nước của thành phố. Chiều cao của bể lọc (hay chiều cao của cột nguyên liệu) sẽ phụ
thuộc vào thành phần của nước thải cũng như khả năng oxy hoá của màng sinh vật.

257
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Nước thải
Nước thải đi vào sau xử lý
đi ra

Bể lắng
thứ cấp

Đáy dẫn lưu : đáy trên


Đáy dưới có độ dốc

Không khí vào bể

Hình 7.10: Bể lọc sinh học

258
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Để tạo điều kiện hiếu khí cho quá trình xử lý, từ phía dưới của đáy dẫn lưu,
người ta cho không khí đi lên qua vật liệu lọc hoặc tấm mang bằng thông khí tự nhiên
(do chênh lệch nhiệt độ trong bể lọc) hay thổi khí bằng quạt.
Vật liệu dùng trong bể lọc là các loại đá cuội, đá dăm và xỉ than đá (theo phương
pháp cổ điển). Hiện nay để tăng diện tích tiếp xúc giữa vi sinh vật và hệ thống nước
lọc sinh học, người ta thay các vật liệu lọc bằng những tấm mang làm bằng vật liệu
nhẹ, xốp có cấu tạo dạng ống hoặc dạng miếng, được thiết kế sao cho có nhiều nếp gấp
khúc (để tăng diện tích bề mặt).
Nước thải có chứa vi sinh vật tham gia xử lý được tưới từ trên xuống lớp vật liệu
lọc hay tấm mang theo nguyên tắc chênh lệch thế năng. Khi dòng nước thải chảy qua
vật liệu lọc hay tấm mang, vi sinh vật sẽ phát triển tạo thành màng sinh vật bám vàp
khắp bề mặt của nguyên liệu lọc và tấm mang, và khu trú ở đây. Như vậy, khi dòng
nước thải chảy liên tục với một vận tốc nhất định từ trên bề mặt của bể lọc xuống sẽ
tiếp xúc trực tiếp với màng sinh vật. Và lúc đó sẽ xảy ra quá trình oxy hoá các chất bẩn
có trong nước thải, để cuối cùng khi đến bể lắng thứ cấp, nước thải sẽ có chỉ số BOD5
giảm đi rất nhiều so với nước thải chưa xử lý.
Trong quá trình vận hành của bể lọc sinh học, sự sinh trường và chết đi của màng
sinh vật xảy ra không ngừng. Màng sinh vật bị chết sẽ bị tách ra khỏi nơi bám và bị
cuốn theo dòng chảy, chảy ra khỏi bể lọc, cuối cùng sẽ được lắng lại ở bể lắng thứ cấp
vùng nơi cặn bùn.
Hiệu quả làm sạch nước thải của bể lọc sinh học khá cao. Nếu hệ thống bể lọc
hoạt động tốt có thể xử lý làm giảm 90% chỉ số BOD5 của nước thải.
- Bể sục khí (Aeroten):
Ngoài việc dùng bể lọc sinh học, trong xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học ở
điều kiện hiếu khí, người ta có thể sử dụng bể sục khí (aeroten).

259
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Hình 7.11 Bể sục khí (Aeroten)


a. Mặt cắt dọc ; b. Mặt cắt ngang
260
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Bể sục khí (hình 7.11) là hệ thống bể oxy hoá (1) có dạng hình chữ nhật được
ngăn ra làm nhiều buồng (3 đến 4 buồng) nối với bể lắng (2). Giống như ở bể lọc sinh
học, quá trình xử lý nước thải ở bể sục khí được tiến hành nhờ hoạt động của hệ vi
sinhvật ở bùn hoạt tính. Nhưng quá trình này được thực hiện trong điều kiện có thông
khí mạnh nhờ hệ thống sục khí từ dưới đáy bể lên (3). Cường độ thông khí:
5m3/m2/giờ, bảo đảm oxygen tối đa cho quá trình oxy hoá. Ở bể oxy hoá, bùn hoạt tính
lấy từ bùn gốc sau khi qua giai đoạn khởi động hay sử dụng bùn lắng lấy từ bể lắng
cặn (2) chuyển vào. Ở đây bùn hoạt tính gặp oxygen của không khí được bơm vào bể
sẽ tiến hành quá trình oxy hoá và khoáng hoá các chất bẩn trong nước thải một cách
khá triệt để. Sau khi chảy suốt qua các buồng của bể oxy hoá, nước thải sẽ chảy vào bể
lắng. Ở đây cũng sẽ xảy ra quá trình lắng cặn xuống đáy bể, phần nước ở trên là nước
đã được xử lý sẽ được dẫn ra ngoài.
Trong quá trình vận hành, ở bể oxy hoá, theo thời gian lượng bùn hoạt tính sẽ
tăng lên, đồng thời cũng tích lũy nhiều tế bào vi sinh vật già cỗi khiến hoạt tính của
bùn sẽ giảm. Người ta nói bùn bị già. Vì vậy khi cho bùn thu ở bể lắng trở lại bể oxy
hoá, không nhất thiết cho toàn bộ số bùn có trong bể lắng, mà chỉ cho một phần, để
bảo đảm nồng độ bùn hoạt tính là 2 - 4g/l.
Xử lý nước thải bằng bể aeroten phức tạp và đòi hỏi nhiều công sức hơn so với
bể lọc sinh học. Người ta phải theo dõi liên tục và kịp thời điều chỉnh các chỉ số sau:
+ Nồng độ bùn hoạt tính
+ Chế độ thông khí
+ Nồng độ các chất bẩn trong nước thải
+ Nồng độ các chất dinh dưỡng cho vi sinh vật.
2. Xử lý kị khí nước thải
Quy trình xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học trong điều kiện kỵ khí là quy
trình sinh học phân huỷ một cách yếm khí các chất hữu cơ chứa trong nước thải để tạo
thành khí CH4, các sản phẩm vô cơ kể cả CO2 và NH3.
Quy trình này có những ưu điểm sau:
- Nhu cầu về năng lượng không nhiều.
- Ngoài vai trò xử lý nước thải, bảo vệ môi trường, quy trình còn tạo được nguồn
năng lượng mới là khí sinh học, trong đó CH4 chiếm tỷ lệ 70 - 75%.
- Cũng như xử lý sinh học hiếu khí, ở quy trình này, bùn hoạt tính cũng được sử
dụng làm tác nhân gây biến đổi thành phần của nước thải. Bùn hoạt tính được sử dụng
ở đây có lượng bùn dư thấp, có tính ổn định khá cao, để duy trì hoạt động của bùn
không đòi hỏi cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, bùn có thể tồn trữ trong thời gian dài.
- Về mặt thiết bị: Công trình cấu tạo khá đơn giản, có thể làm bằng vật liệu tại
chỗ với giá thành không cao.

261
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Bên cạnh những ưu việt nêu trên, cho đến nay quy trình xử lý sinh học kị khí
cũng còn có nhưng hạn chế sau :
- Quy trình này nhạy cảm với các chất độc hại, với sự thay đổi bất thường về tải
trọng của công trình. Do vậy, khi sử dụng cần có sự theo dõi sát sao các yếu tố của
môi trường.
- Xử lý nước thải chưa triệt để, cần phải xử lý hiếu khí sau đó.
Thấy được những ưu điểm của loại quy trình này nên các nhà khoa học đã cố
gắng đầu tư nghiên cứu từ quy mô pilot với các mô hình có khối tích nhỏ: 6m3, 30 m3,
200 m3... đến quy mô lớn. Đến nay đã có trên dưới vài chục nhà máy xử lý sinh học kỵ
khí nước thải ở các nước như Hà Lan, Hoà Kỳ, Thuỵ Sĩ, Cộng hoà Liên bang Đức ....
a. Các quá trình chuyển hoá chủ yếu trong phân huỷ kỵ khí:
- Quá trình thuỷ phân (Hydrolysis):
Muốn hấp thụ được các chất hữu cơ có trong nước thải, vi sinh vật phải thực hiện
các công đoạn chuyển hoá các chất này. Việc đầu tiên là phải thuỷ phân các chất có
phân tử lượng cao thành các polymer có phân tử lượng thấp và monomer. Vì chỉ khi
đó các chất này mới có khả năng được hấp thụ qua màng tế bào vi sinh vật. Để thực
hiện quá trình thuỷ phân, các vi sinh vật này phải có hệ enzyme các loại như
proteinase, lipase, cellulase ... Sau thuỷ phân, các sản phẩm đố sẽ được tạo thành như
các amino acid, đường, rượu, các acid béo mạch dài ...
Quá trình thuỷ phân xảy ra khá chậm, phụ thuộc vào nhiều yếu tố của môi trường
như nhiệt độ, pH, cấu trúc của các chất hữu cơ cần phân giải.
- Quá trình acid hoá (Acidogenesis) :
Các sản phẩm của quá trình thuỷ phân sẽ được tiếp tục phân giải dưới tác động
của các vi sinh vật lên men acid béo dễ bay hơi như acid acetic, acid formic, acid
propionic. Ngoài ra còn có một số dạng như rượu methanol, ethanol, aceton, NH3,
CO2. H2 ...
- Quá trình acetate hoá (Acetogenesis) :
Các acid là sản phẩm của quá trình trên lại được tiếp tục thuỷ phân để tạo lượng
acid acetic cao hơn. Sản phẩm của quá trình này phụ thuộc vào áp suất riêng phần của
H2 trong môi trường. Áp suất riêng phần của H2 được giữ < 10-3 atm để vi sinh vật có
thể thực hiện biến đổi H2 thành CH4 theo phản ứng sau:
4H2 + CO2 → CH4 + 2H2O
Thực tế cho thấy khi áp suất riêng phần của H2 lớn thì sản phẩm của quá trình
này chứa nhiều acid béo trung gian như acid propionic (C3). acid butyric (C4) ... Do
vậy, làm chậm quá trình tạo methane.

262
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

- Quá trình methane hoá (Methanogenesis) :


Đó là giai đoạn cuối cùng của quá trình phân hủy các sản phẩm hữu cơ đơn giản
của những giai đoạn trước để tạo thành CH4 và CO2 nhờ các vi khuẩn lên men
methane. Chúng có hai nhóm sau :
+ Nhóm biến đổi acetate: Nhóm này có tốc độ phát triển chậm và đây là nguyên
nhân đòi hỏi công trình xử lý kỵ khí phải có thời gian lưu các chất thải ở công trình
lâu.
+ Nhóm biến đổi hydrogen : Nhóm này có tốc độ phát triển nhanh hơn nhiều, do
đó có khả năng giữ áp suất riêng phần của H2 thấp, tạo điều kiện tốt cho quá trình biến
đổi acetate từ các acid béo.
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân huỷ kị khí :
- Oxygen : Trong xử lý kị khí nước thải, oxygen được coi là độc tố đối với các vi
sinh vật. Do đó lý tưởng nhất là tạo được điều kiện kị khí tuyệt đối trong bể xử lý.
- Chất dinh dưỡng : Chất dinh dưỡng có ảnh hưởng đến sự trưởng thành và phát
triển của vi sinh vật, liên quan mật thiết đến các quá trình phân huỷ các chất hữu cơ
chứa trong chất thải. Do đó việc cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng cho vi sinh vật trong
quá trình phân hủy nói trên là rất cần thiết. Cũng như các vi sinh vật khác, vi sinh vật
phân giải kị khí đòi hỏi các chất dinh dưỡng chính yếu bao gồm các hợp chất chứa
carbon, nitrogen, phosphor và một số các nguyên tố vi lượng với một tỷ lệ thích hợp.
nếu không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến các quá trình phân
giải các chất trong nước thải. Chẳng hạn, nếu không đủ nitrogen sẽ ảnh hưởng đến sự
hình thành các enzyme thực hiện quá trình phân giải. Nhưng nếu cung cấp quá nhiều
nitrogen sẽ làm hạn chế sự phát triển của vi sinh vật có trong nước thải. Việc cung cấp
đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ tạo cho bùn có tính lắng tốt và hoạt tính cao,
hoạt động tốt trong quá trình xử lý.
- Nhiệt độ:
Nhóm các vi sinh vật kị khí có 3 vùng nhiệt độ thích hợp cho sự phân huỷ các
hợp chất hữu cơ, và ở mỗi vùng nhiệt độ sẽ thích hợp với mỗi nhóm vi sinh vật kị khí
khác nhau.
+ Vùng nhiệt độ cao: 450C - 65 0C (thermophilic).
+ Vùng nhiệt độ trung bình : 200C - 450C (mesophilic)
+ Vùng nhiệt độ thấp : dưới 200C (psychrophilic).
Hai vùng nhiệt độ đầu thích hợp cho hoạt động của nhóm các vi sinh vật lên men
methane, ở vùng nhiệt độ này lượng khí methane tạo thành cao. Đối với vùng nhiệt độ
cao (450C - 650C), để duy trì nhiệt độ này cần thiết phải cung cấp thêm lượng nhiệt,
điều này sẽ gây tốn kém cho công trình, tính kinh tế của công trình xử lý sẽ bị hạn chế.
Ở nước ta, nhiệt độ trung bình từ 200C - 320C, sẽ thích hợp cho nhóm vi sinh vật
ở vùng nhiệt độ trung bình phát triển.

263
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

- pH :
Trong quy trình xử lý kị khí, pH của môi trường có ảnh hưởng lớn đến tốc độ
phân huỷ các chất hữu cơ, cụ thể là ảnh hưởng đến 4 quá trình chuyển hoá của sự phân
huỷ kị khí. Ở các quá trình xử lý, người ta nhận thấy các quá trình cơ bản chịu ảnh
hưởng trực tiếp lẫn nhau, khi một trong các quá trình này bị cản trở hoặc thúc đẩy sẽ
ảnh hưởng tới quá trình xảy ra tiếp theo, do đó sẽ làm tốc độ phân huỷ các chất chậm
lại hoặc nhanh hơn. Ví dụ : Khi nhiệt độ thay đổi hoặc khi thành phần nước thải thay
đổi (do nạp mới vào công trình) thì nhóm vi sinh vật acid hoá thích nghi hơn so với
nhóm vi sinh vật sinh methane. Khi pH giảm mạnh (ví dụ: pH < 6) sẽ làm giảm quá
trình sinh khí CH4. Hơn nữa khi pH giảm, các acid trung gian tích luỹ nhiều, làm các
phản ứng phân hủy khó thực hiện và dẫn đến dừng quá trình acetate hoá...
pH tối ưu trong quá trình phân huỷ kị khí là 6,5 - 8,5.
- Các độc tố:
Qua tìm hiểu đặc điểm sinh lý các vi sinh vật tham gia xử lý nước thải bằng
phương pháp kị khí, người ta nhận thấy:
+ Một số các hợp chất như CCl4, CHCl3, CH2Cl2... và các ion tự do của các kim
loại nặng có nồng độ 1mg/l sẽ thể hiện tính độc đối với các vi sinh vật kị khí.
+ Các hợp chất như formadehyde, SO2, H2S với nồng độ 50 - 400mg/l sẽ gây độc
hại với các vi sinh vật kị khí trong công trình xử lý.
+ S2- được coi là tác nhân gây ức chế quá trình tạo methane. Sở dĩ có lập luận này
là do nhiều nguyên nhân khác nhau: S2- làm kết tủa các nguyên tố vi lượng như Fe, Ni,
Co, Mo ... do đó hạn chế sự phát triển của vi sinh vật, đồng thời, các electron giải
phóng ra từ quá trình oxy hoá các chất hữu cơ sử dụng cho quá trình sulfate hoá và
làm giảm quá trình sinh methane.
+ Các hợp chất NH4+ ở nồng độ1,5 - 2mg/l gây ức chế quá trình lên men kị khí.
c. Các dạng công trình xử lý kị khí nước thải:
Các công trình xử lý kị khí đã được ứng dụng từ rất lâu đời và có quá trình phát
triển từ đơn giản đến phức tạp, ngày một hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu xử lý nước
thải.

264
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Hình 7.12 Các dạng bể xử lý kị khí


1. Bể tự hoại ; 2 Bể lắng hai vỏ ; 3,4 Bể methane cổ điển

265
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Vào nửa đầu thế kỷ XX, Công nghệ sinh học kị khí đã được ứng dụng để xử lý
cặn, chất thải đậm đặc ... được thể hiện qua một số công trình quen biết cổ điển như:
- Bể tự hoại: Đây là công trình xử lý nước thải loại nhỏ dùng cho từng hộ gia
đình. Loại công trình này thực hiện hai chức năng: lắng và chuyển hoá cặn lắng của
nước thải (chủ yếu là nước thải từ các nhà vệ sinh) bằng quá trình phân giải sinh học
kị khí.
- Bể lắng hai vỏ: Có nguyên tắc hoạt động và thực hiện hai chức năng tương tự
như bể tự hoại, nhưng ở quy mô lớn hơn, xử lý nước thải với công suất lớn hơn.
Từ những năm của thập niên 70 trở về sau, công trình xử lý nước thải áp dụng
biện pháp sinh học kị khí đã phát triển thêm một bước mới hoàn thiện hơn. Thời gian
này xuất hiện hàng loạt các công trình nghiên cứu đã được đưa vào ứng dụng thực tế
để xử lý nước thải sinh hoạt và cả một số loại nước thải công nghiệp giàu chất hữu cơ.
Trong số đó, đáng lưu ý có các dạng công trình sau :
- Bể methan cổ điển: Được ứng dụng để xử lý cặn lắng (từ bể lắng) và bùn hoạt
tính dư của trạm xử lý nước thải. Hầu hết các trạm xử lý nước thải của thành phố đều
xử dụng loại công trình này.
- Bể lọc kị khí AF (Anaerobic Filter) : Ở công trình này quá trình xử lý thực hiện
qua vật liệu lọc để vi sinh vật kị khí dính bám vào và thực hiện quá trình chuyển hoá
sinh hoá các chất hữu cơ chứa trong nước thải và đồng thời tránh sự rửa trôi của màng
vi sinh vật.
- Bể xử lý sinh học kị khí với dòng chảy ngược qua bông bùn hoạt tính UASB
(Upflow Anaerobic Sludge Blanket): Loại công trình này không có vật liệu đỡ (vật
liệu học) như ở bể lọc kị khí AF. Ở đây các vi sinh vật kị khí liên kết và tập hợp lại
thành đám lớn dạng hạt và có vai trò chủ yếu để chuyển hoá các hợp chất hữu cơ.
Chúng đủ nặng để tránh hiện tượng rửa trôi ra khỏi công trình. Bể UASB có cấu tạo
gồm hai ngăn: ngăn lắng và ngăn phân hủy. Bằng biện pháp thiết kế khá đặc biệt của
ngăn lắng cùng với tính lắng tốt của bùn kị khí sử dụng trong công trình, người ta
giải quyết được vấn đề lưu lại nồng độ sinh khối bùn cao trong bể và giảm được thời
gian lưu nước.
- Ngoài các kiểu công trình trên, trong thực tế người ta còn nghiên cứu hình
thành các dạng công trình kết hợp giữa công trình UASB và AF hoặc công trình bùn
lỏng (Fluidized sludge bed).

266
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Hình 7.13 Các dạng bể xử lí kị khí (tiếp theo)


5. Bể lọc kị khí AF ; 6. Bể UASB;
7. Bể hỗn hợp UASB + AF ; 8. Bể bùn bông;

Ngoài các sơ đồ thể hiện cách xử lý nước thải đã nêu trên, ta


có thể quan sát hiện trạng xây dựng các công trình xử lí qua các
hình chụp.

267
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Hình 7.14 Hệ thống xử lí nước thải

a. Hình chụp hệ thống xử lí nước thải bằng phương pháp hiếu khí. Bể ở gần có
thể nhìn rõ là bể lắng. Bể ở xa là bể lọc với những tia nước thải được tưới xuống các
lớp vật liệu lọc (đá, cát...)
b. Hình chụp hệ thống xử lí nước thải bằng phương pháp kị khí. Hệ thống các bể
chứa nước thải và bùn hoạt tính. Phần lớn của bể nằm chìm dưới đất.

268
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG VIII
TÁC NHÂN VI SINH VẬT TRONG XỬ LÝ CHẤT THẢI

8.1 KHÁI NIỆM VỀ CHẤT THẢI:


Chất thải là sản phẩm được phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con người, sản
xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông, sinh hoạt tại các gia
dình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra còn phát sinh ra trong
giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện giao thông đờng bộ, đường thuỷ...
Chất thải là kim loại, hoá chất và từ các loại vật liệu khác.
Phế thải của sản xuất công nghiệp có thể là nguyên liệu phục vụ cho các ngành
công nghiệp khác như hoá dầu phục vụ làm đường giao thông, làm ra các sản phẩm
tiêu dùng.
Phế thải nông thôn sinh ra trong quá trình chăn nuôi, trồng trọt.
Phế thải sinh ra trong quá trình sản xuất thực phẩm được dùng làm nguyên liệu
cho một số ngành khác như phế thải nhà máy bia, rượu dùng cho chăn nuôi. Tóm lại,
các chất thải sinh ra có loại phải loại bỏ để tránh làm ảnh hưởng môi trường, có chất
thải được dùng cho các ngành công nghệ khác (phải thông qua quá trình tái chế các
sản phẩm cho xã hội theo hướng phát triển bền vững).
Ví dụ :
Con bò (trong quá trình phát triển) có phế thải (phân)
Con bò khi mổ

Da (công nghiệp
thuộc da) Thịt (thức ăn) Xương (mỹ nghệ)

- Quá trình sinh trưởng thải ra phân (cung cấp phân bón phục vụ trồng, làm khí
gas sinh hoạt).
- Da (nguyên liệu thuộc da dùng trong đời sống sinh hoạt).
- Thịt (làm thức ăn, nguyên liệu công nghiệp thực phẩm).
- Xương, sừng (nguyên liệu cho mỹ nghệ, thức ăn gia súc).
Do đó, trong quá trình xử lý chất thải nắm vững việc phân loại chất thải để đưa ra
các giải pháp công nghệ xử lý chất thải làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác.
Xử lý triệt để và kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm xử lý để không gây ảnh hưởng môi
trường (chất thải bệnh viện, hoá dầu ....

269
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

8.2 PHÂN LOẠI CHẤT THẢI


8.2.1 Phân loại chất thải theo nguồn gốc phát sinh
- Chất thải sinh hoạt : phát sinh hàng ngày ở các đô thị, làng mạc, khu du lịch,
nhà ga, trường học, công viên...
- Chất thải công nghiệp: phát sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp nặng,
công nghiệp nhẹ (nhiều thành phần phức tạp, đa dạng trong đó chủ yếu các dạng rắn,
lỏng, khí).
- Chất thải nông nghiệp: sinh ra trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi, chế biến
nông sản trước và sau thu hoạch...
8.2.2 Phân loại theo trạng thái chất thải:
- Chất thải trạng thái rắn: bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải nhà máy chế tạo
máy, xây dựng (kim loại, da, hóa chất sơn, nhựa, thuỷ tinh, vật liệu xây dựng ...)
- Chất thải trạng thái lỏng: phân bùn bể phốt, nước thải từ nhà máy lọc dầu, rượu
bia, nước ở nhà máy sản xuất giấy và vệ sinh công nghiệp ...
- Chất thải trạng thái khí: bao gồm khí thải các dộng cơ đôốttrong máy động lực,
giao thông: ôtô, máy kéo, tàu hoả, nhà máy nhiệt điện, sản xuất vật liệu ...
8.2.3 Phân loại theo tính chất nguy hại
- Vật phẩm nguy hại sinh ra tại các bệnh viện trong quá trình điều trị người bệnh
(CÁc loại vật phẩm gây bệnh thông thường được xử lý ở chế độ nhiệt cao, từ 1.150oC
trở lên; cá biệt có loại vi sinh vật gây bệnh bị tiêu diệt khi nhiệt độ xử lý lên tới
3.000oC ...).
- Kim loại nặng: các chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp có
thành phần As (asen), Pb (chì). Hg (thuỷ ngân), Cd (cadimi) ... là mầm mống gây bệnh
ung thư cho con người.
- Các chất phóng xạ: các phế thải có chất phóng xạ sinh ra quá trình xử lý giống
caâ trồng, bảo quản thực phẩm, khai khoáng, năng lượng ...
8.3 KHÁI NIỆM VỀ XỬ LÝ CHẤT THẢI
Xử lý chất thải là dùng các biện pháp kỹ thuật để xử lý các chất thải và không
làm ảnh hưởng đến môi trường; tái tạo lại các sản phẩm có lợi cho xã hội nhằm phát
huy hiệu qủa kinh tế. Xử lý chất thải là một công tác quyết định đến chất bảo vệ môi
trường. Hiện nay, ô nhiễm môi trường và suy thoái về môi trường là một nỗi lo của
nhân loại: môi trường đất bị huỷ hoại, môi trường nước bị ô nhiễm, đặc biệt môi
trường không khí bị ô nhiễm nặng, nhất là những thành phố lớn tập trung đông dân cư,
tài nguyên môi trường cạn kiệt.
8.3.1 Các phương pháp xử lý chất thải rắn đô thị
8.3.1.1 Phương pháp chôn lấp.
Phương pháp truyền thông đơn giản nhất là chôn lấp rác. Phương pháp này chi
phí thấp và được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển.

270
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách dùng xe chuyên dùng chở rác tới các bãi
đã xây dựng trước. Sau khi rác được đổ xuống, xe ủi sẽ san bằng, đầm nén trên bề mặt
và đổ lên một lớp đất. Hàng ngày phun thuốc diệt ruồi và rắc vôi bột ... Theo thời gian,
sự phaâ huỷ vi sinh vâậ làm cho rác trở nên tơi xốp và thể tích của bãi rác giảm
xuống. Việc đổ rác lại tiếp tục cho đến khi bãi đầy thì chuyển sang bãi mới. Hiện nay,
việc chôn lấp rác thải sinh hoạt và rác thải hữu cơ vẫn được sử dụng ở các nước đang
phát triển nhưng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường một cách nghiêm
ngặt. Việc chôn lấp chất thải có xu hướng giảm dần, tiến tới chấm dứt ở các nước đang
phát triển. Các bãi chôn lấp rác phải cách xa khu dân cư, không gần nguồn nước mặt
và nước ngầm. Đáy của bãi rác nằm trên tầng đất sét hoăặ được phủ các lớp chống
thấm bằng màng địa chất, ở các bãi chôn lấp rác cần phải thiết kế khu thu gom và xử
lý nước rác trước khi thải ra môi trường. Việc thu phí gas để biến đổi thành năng
lượng là một trong những khả năng vì một phần kinh phí đầu tư cho bãi rác có thể thu
hồi lại.
Ưu điểm của phương pháp này:
- Công nghệ đơn giản, rẻ và phù hợp với nhiều loại rác thải
- Chi phí cho các bãi chôn lấp thấp
Nhược điểm của phương pháp này:
- Chiếm diện tích đất tương đối lớn.
- Không được sự đồng tình của dân cư xung quanh.
- Tìm kiếm xây dựng bãi mới là việc làm rất khó khăn.
- Nguy cơ dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, khí, cháy, nổ.
8.3.1.2 Đốt rác sinh hoạt:
Xử lý rác bằng phương pháp đốt là làm giảm tới mức tối thiểu chất thải cho khâu
xử lý cuối cùng. Nếu sử dụng công nghệ tiên tiến còn có ý nghĩa cao để bảo vệ môi
trường thì đây là phương pháp xử lý rác tốn kém nhất so với phương pháp chôn lấp rác
hợp vệ sinh, chi phí để đốt một tấn rác cao hơn khoảng 10 lần.
Công nghệ đốt rác thường sử dụng ở các quốc gia phát triển vì phải có một nền
kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt rác sinh hoạt như là một dịch vụ phúc lợi
xã hội của toàn dân. Tuy nhiên, việc thu đốt rác sinh hoạt gồm nhiều chất thải khác
nhau sinh khói độc và dễ sinh ra khói độc dioxin nếu không giải quyết tốt việc xử lý
khói (xử lý khói là phần đất nhất trong công nghệ đốt rác).
Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc cho ngành
công nghiệp nhiệt và phát điện. Mỗi lò đốt phải được trang bị một hệ thống xử lý khí
thải tốn kém, nhằm khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt gây ra.
Hiện nay, tại các nước châu Âu có xu hướng giảm việc đốt rác thải vì hàng loạt
các vấn đề kinh tế cũng như môi trường cần phải giải quyết. Việc thu đốt rác thải
thường chỉ áp dụng cho việc xử lý rác thải độc hại như rác thải bệnh viện hoặc rác thải
công nghiệp vì các phương pháp xử lý khác không xử lý triệt để được.

271
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

8.3.1.3 Một số giải pháp khác :


1. Phương pháp xử lý rác bằng công nghệ Hydromex
Đây là một công nghệ mới, lần đầu tiên được áp dụng tại Mỹ. Công nghệ
Hydromex nhằm xử lý rác đô thị (kể cả rác độc hại) thành các sản phẩm phục vụ
ngành xây dựng, vật liệu, năng lượng và sản phẩm dùng trong nông nghiệp hữu ích.
Bản chất của công nghệ Hydromex là nghiền rác nhỏ sau đó polime hoá và sử
dụng áp lực lớn để ép nén, định hình các sản phẩm.
Rác thải của công nghệ Hydromex là nghiền rác nhỏ sau đó polime hoá và sử
dụng áp lực lớn để ép nén, định hình các sản phẩm.
Rác thải được thu gom (rác hỗn hợp, kể cả rác cồng kềnh) dược chuyển về nhà
máy, không cần phân loại và đưa vào máy cắt nghiền nhỏ, sau đó đưa đến các thiết bị
trộn bằng băng tải. Chất thải lỏng pha trộn trong bồn phản ứng, các phản ứng trung
hoà và khử độc thực hiện trong bồn. Sau đó, chất thải lỏng từ bồn phản ứng được bơm
vào các thiết bị trộn; chất lỏng và rác thải kết dính với nhau hơn sau khi cho thêm
thành phần polime hoá vào. Sản phẩm ở dạng bột ướt được chuyển đến máy ép khuôn
cho ra sản phẩm mới. Các sản phẩm này bền, an toàn về mặt môi trường.
2. Công nghệ ép kiện và cách ly rác
Phương pháp ép kiện được thực hiện trên cơ sở toàn bộ rác thải được tập trung
thu gom vào nhà máy. Rác được phân loại bằng thủ công trên băng tải, các chất trơ có
thể tận dụng tái chế: kim loại, ny lon, giấy, thuỷ tinh, plastic ... được thu hồi để tái chế.
Những chất còn lại được băng tải chuyền qua hệ thống ép nén rác bằng thuỷ lưự với
mục đích làm giảm tối đa thể tích rác.
8.3.1.4 Phương pháp xử lý ủ rác lên men sản xuất phân hữu cơ sinh học :
8.3.1.4.1. Nguyên lý ủ phân :
Ủ sinh học có thể được coi là quá trình ổn định sinh hoá các chất hữu cơ để thành
các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học, tạo môi truờng tối
ưu với quá trình sản xuất. Quá trình ủ được thực hiện theo hai phương pháp:
* Phương pháp ủ yếm khí.
* Phương pháp ủ hiếu khí (thổi khí cưỡng bức)
Quá trình ủ áp dụng đối với chất hữu cơ không độc hại, hai yếu tố nhiệt độ và độ
ẩm luôn được kiểm soát trong quá trình ủ, quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ sự oxi
hoá các chất thối rữa. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân huỷ là CO2, nước và các
chất hữu cơ bền vững như lignin, xenluloza, sợi ...
1. Nguyên lý ủ phân ở chế độ yếm khí
Thực chất của quá trình ủ yếm khí là sự phân giải phức tạp gluxit, lipit và protein
với sự tham gia của các vi sinh vật kỵ khí. Nguyên lý ủ phân ở chế độ yếm khí là sử
dụng chủ yếu các vi sinh vật có sẵn trong tự nhiên, sử dụng lượng O2 tối thiểu trong
quá trình phân huỷ. Đây là phương pháp đã được áp dụng từ lâu, các phế thải hữu cơ
đươợ bổ sung thêm phân bùn và một số chế phẩm vi sinh vật phân giải hữu cơ khác,

272
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

sau đó được đánh thành luống hoặc đống và phủ kín. Sau 3 - 4 tháng phủ kín cộng với
nhiệt độ, độ ẩm, độ xốp phế thải hữu cơ được phân huỷ thành phần hữu cơ :
Rác hữu cơ (bổ sung nhiệt độ, độ ẩm, vi sinh vật) → CH4 + H2S + H20 (N, P. K)
2. Nguyên lý ủ phân ở chế độ hiếu khí
Thực chất ủ phân ở chế độ hiếu khí là quá trình ủ sinh học quy mô công nghiệp. Rác
tươi được chuyển về nhà máy, sau đó được chuyển vào bộ phận náp rác và được loại lấy
phần rác hữu cơ. Phần rác hữu cơ này được trộn với phân người và chế phẩm EMTC, vi
sinh vật phân giải xenluloza (Emuni 6). Sau đó máy xúc đưa vật liệu này vào bể ủ lên
men, có chế độ thổi góp cưỡng bức nhờ hệ thống quạt gió. Thời gian ủ là 21 ngày.
Nguyên lý của phương pháp là chủ yếu sử dụng các chủng vi sinh vật có sẵn
trong tự nhiên, bổ sung thêm một số chế phẩm vi sinh vật phân giải mạnh xenluloza,
protein, lignin... Điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, oxi, độ thoáng khí, pH và các chất dinh
dưỡng có lợi nhất nhằm kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật có trong bể ủ phân
huỷ các chất hữu cơ tạo thành mùn.
Phế thải hữu cơ + nhiệt độ + độ ẩm + dộ thoáng khí + O2 + chất dinh dưỡng
(phân người) + EM + thời gian từ 1,5 - 2 tháng = phân hữu cơ.
Rác hữu cơ = O2 (nhiệt độ, độ ẩm, vi sinh vật) → H20 + CHNOS (humus)
CHNOS (humus) được gọi là compost là thành phần dinh dưỡng chế độ phân rác.
Tỷ lệ C/N của mùn không phản ánh tỷ lệ đó của đất hay của phân chuồng tuy
nhiên nó phản ánh sự trộn chất đạm nên có nó là một chỉ số hoạt tính sinh học.
Tỷ lệ C/N khi lớn hơn 1 là một chỉ số thơm.
Cặn nuớc có ít cácbon và nitơ hơn mùn trong đất.
8.3.1.4.2 Các phương pháp làm phân ủ
1. Phương pháp ủ thành đống lên men có đảo trộn
Đây là phương pháp cổ điển nhất: Rác được chất thành đống có chiều cao
khoảng 1,5 - 2,5 m, mỗi tuần đảo trộn 2 lần. Nhiệt độ trung bình là 55oC , độ ẩm duy
trì là 50 - 60%. Kết thúc quá trình ủ sau 4 tuần, 3 - 4 tuần tiếp theo không đảo trộn
nữa,lúc này hoạt động của vi sinh vật sẽ chuyển hoá các chất hửu cơ thành
mùn.Phương pháp này dễ thực hiện nhưng mất vệ sinh,gây ô nhiễm nguồn nước và
không khí.
2.Phương pháp ủ rác thành đống không đảo trộn,có thổi khí cưỡng bức
Rác được chất thành đống cao 2-2,5m.Phía dưới được lắp đặt hệ thống phân phối
khí.Nhờ quá trình thổi khí cưỡng bức mà các quá trình được tiến hành nhanh hơn,nhiệt độ
ổn định và ít ô nhiễm.Phương pháp này đòi hỏi trình độ công nghệ vừa phải,dễ áp dụng.
3. Phương pháp lên men trong các thiết bị chứa
Phương pháp này dựa trên cơ sở của các phương pháp trên,có thể kiểm soát chặt
chẽ lượng khí và nước thải sinh ra trong quá trình lên men.Người ta thường bổ sung
các vi sinh vật đã tuyển chọn để quá trình lên men xảy ra nhanh hơn,dễ kiểm soát hơn
và ít ô nhiễm hơn.
273
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

4. Phương pháp lên men trong lò quay


Rác sau khi thu gom được phân loại và đập nhỏ bằng búa rồi đưa vào lò quay
nghien với độ ẩm là 50%.Trong khi quay rác được đảo trộn do vậy không cần phải thổi
khí.Rác sau khi lên men được ủ chín trong vòng 20-30 ngày.
8.3.1.4.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ ủ và chất lượng sản phẩm :
1. Phân loại và nghiền
Việc phân loại cẩn thận các chất thải là rất quan trọng để có thể đạt được một quá
trình compost hoàn hảo.
Việc giảm đi kích thước của nguyên liệu (bằng cách băm nhỏ hoặc sàng phaâ
loại) như một hệ quả làm tăng nhanh tốc độ phân huỷ.
2. Nhiệt độ
Sự giải phóng CO2 tối đa xảy ra ở nhiệt độ 55oC. Nó bắt đầu tăng từ từ trong
khoảng từ 25 đến 400oC, sau đó tăng từ 45 - 55oC.
Mỗi vi sinh vật đều có nhiệt độ tối ưu để tăng trưởng.
Nhiệt độ tối ưu cho quá trình ổn định sinh hoá là 40 - 55oC
Nhiệt độ cao (ngưỡng treê) đối với đống ủ thì tốc độ, mức ủ sẽ nhanh.
Lưu ý cần ngăn ngừa quá khô, quá lạnh ở phần nào đó của đống ủ.
3. Độ ẩm
Độ ẩm tối ưu đối với quá trình ủ từ 50 - 52%.
Nếu vật liệu quá không đủ độ ẩm cho sự tồn tại của vi sinh vật hoặc nếu vật liệu
quá ẩm thì sẽ diễn ra quá trình lên men yếm khí, O2 không lọt vào được.
4. pH
pH giảm xuống 6,5 - 5,5 trong giai đoạn tiêu huỷ ưa mát và sau đó tăng nhanh ở
giai đoạn ưa ấm tới pH = 8 sau đó giảm nhẹ xuống 7,5 trong giai đoạn lạnh và trở nên
già cỗi.
Nếu dùng vôi để tăng pH ở giai đoạn đầu và pH sẽ tăng lên ngoài ngưỡng mong
muốn làm cho nitơ ở dạng muối sẽ mất đi.
5. Độ thoáng khí và phân phối O2:
Thông thường áp lưự tĩnh là 0,1 - 0,15 mm cột nước, cần tạo ra để đẩy không khí
qua chiều sâu từ 2 - 2,5 m vật liệu, áp lực đó chỉ cần quạt gió là đủ chứ không cần máy
nén. Các cửa cửa bể ủ sẽ đảm bảo cho làm thoáng, chỉ cần đảo cửa lò ủ mỗi ngày một
lần. Đối với các vật liệu nhỏ (kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 25mm) O2 có thể xuyên
thấm vào qua cửa saâ 0,15 - 0,2 m.
Sự phân phối O2 cho bể ủ là rất cần thiết bởi vi sinh vật hiếu khí cần O2, lượng
O2, tiêu thụ là 4,2 g O2/1 kg rác/ngày, nghĩa là khoảng 4m3O2/1 tấn rác/ngày. Nhu
cầu O2 tiêu thụ rất lớn trong những ngày đầu của quá trình compost và rồi giảm dần.
Sự sản sinh CO2 luôn tương đương với lượng CO2 tiêu thụ.

274
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Quá trình kỵ khí bắt đầu khi tỷ lệ O2 trong các bể ủ nhỏ hơn 10%, sau đó khí
metan CH4 xuất hiện. Quá trình kỵ khí đặc biệt quan trọng khi tỷ lệ O2 dưới 5%.
Cần có một quá trình sục khí mạnh để hỗ trợ cho vi sinh vật háo khí và sự phân
huỷ tối ưu. Tỷ lệ O2 tiêu thụ không ổn định, phụ thuộc vào nhiệt độ, sự thay đổi trong
thành phần và mức độ ủ chín của phân compost và kích thước nguyên liệu.
6. Tỷ lệ C/N, N/P:
Tương quang C/N bị làm nhỏ dần cho đến khi tỷ lệ nitơ cố định và nitơ khoáng
hoá như nhau. Sau một quá trình dài, tỷ lệ C/N của phần còn lại sẽ bằng với tỷ lệ của
vi sinh vật. Quá trình này cần có thời gian, nếu ngay từ đầu, tỷ lệ C/N thấp, sự khoáng
hoá nitơ thu được từ sự cố định. Tỷ lệ C/N cao có thể làm mất nitơ bởi amoniac NH3.
Tỷ lệ N/P trong một tế bào được đặt trong khoảng từ 5 đến 20. Nếu tỷ lệ N/P của
phần còn lại cao hơn tỷ lệ của những tế bào vi sinh vật thì cần bổ sung một lượng
photphat trên tỷ lệ 100 phần nguyên liệu hữu cơ. Ưu thế trong tỷ lệ N/P khiến cho sự
phân huỷ cao, giải phóng một lượng nhỏ O2 và một lượng lớn hơn được sản sinh.
7. Tổn thất nitơ trong quá trình ủ và sự bảo tồn nitơ:
Nghiên cứu phân tích nitơ trong tất cả các giai đoạn ủ, từ lúc đưa vật liệu thô vào
cho thấy rằng nitrat, nitrit có mặt ở tất cả các mẫu; mẫu rác tươi mới, có trong lớp
váng của bể phân huỷ thí nghiệm.
Nitrat, nitrit hoàn toàn không có trong các mẫu lấy ở dưới sau 70 giờ ở bể phân
huỷ thí nghiệm. Điều này chứng tỏ rằng nitrat, nitri bị sử dụng trong quá trình sinh hoá
với tốc độ lớn hơn là tốc độ hình thành chúng.
Sự bảo tồn nitơ có thể sử dụng các kỹ thuật mới về quản lý và lọc sinh học không
khí có thể thu được tới 95% mức thất thoát 50% nitơ dưới dạng khí trong quá trình ủ
compost, làm cho quy trình ủ compost có kiểm soát bằng lọc sinh học trở thành kỹ
thuật bảo tồn nitơ hiệu quả nhất. Phân compost trong bể lọc sinh học dùng làm chất
gom nitơ, tạo ra các kỹ thuật mới có sử dụng bộ lọc sinh học như một bộ phận của quy
trình xử lý làm phân compost.
8. Bảo vệ nước ngầm và nước mặt
Ủ compost có kiểm soát được đặc trưng bằng các phương thức quản lý sao cho
ngăn ngừa được nước rò rĩ bảo hoà dinh dưỡng trong dòng chảy thải ra từ cơ sở chế
biến, có thể gây ô nhiễm nước ngầm và nước mặt. Có thể sử dụng một số biện pháp để
ngăn ngừa nước rò rĩ.
Các toà nhà và mái che các luồng ủ thông gió (ủ chín)
Bề mặt nền đổ bê tông hay xi măng đất (tránh dùng nhựa đường vì khi gặp nhiệt
độ từ phân compost dễ bị chảy và đứt gãy).
Thu gom nước mưa và các bể lắng bên ngoài các luồng ủ chín.
Dùng vải che các đống ủ để không khí có thể thoát ra ngoài, ngăn được nước
mưa.
8.3.1.4.4. Cơ chế phân huỷ rác thành phân hữu cơ

275
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

1. Thành phần các vi sinh vật trong đống ủ


Quá trình compost là một quá trình oxi hoá hoá - sinh các chất hữu cơ do các loại
vi sinh vật khác nhau. Những vi sinh vật phát triển theo cấp số nhân, đầu tiên là chậm
và sau nhanh hơn.
Thành phần các vi sinh vật có trong đống ủ làm phân compost bao gồm các
chủng giống vi sinh vật phân huỷ, xenluloza, vi sinh vật phân giải protein, vi sinh vật
phân giải tinh bột, vi sinh vật phân giải phosphat.
a. Vi sinh vật phân giải xenluloza
Trong thiên nhiên có nhiều nhóm vi sinh vật có khả năng phân huỷ xenluloza
nhờ có hệ enzym xenluloza ngoại bào. Trong đó vi nấm là nhóm có khả năng phân giải
mạnh vì nó tiết ra môi trường một lượng lớn enzym có đầy đủ các thành phần. Nấm
mốc có hoạt tính phân giải xenluloza, đáng chú ý là Tricoderma. Hầu hết các loài
thuộc chi Tricoderma sống hoại sinh trong đất, rác và có khả năng phân huỷ xenluloza.
Trong nhóm vi nấm ngoài Tricoderma còn có rất nhiều giống khác có khả năng phân
giải xenluloza như Aspergillus, Fusarium, Mucor ...
Nhiều loài vi khuẩn cũng có khả năng phân huỷ xenluloza, tuy nhiên cường độ
không mạnh bằng vi nấm. Nguyên nhân là do số lượng enzym tiết ra môi trường của vi
khuẩn thường nhỏ hơn, thành phần các loại enzym không đầy đủ. Thường ở trong
đống ủ rác có ít loài vi khuẩn có khả năng tiết ra đầy đủ bốn loại enzym trong hệ
enzym xenluloza. Nhóm này tiết ra một loại enzym, nhóm khác tiết ra loại khác, chúng
phối hợp với nhau để phân giản cơ chất trong mối quan hệ hỗ sinh. Nhóm vi khuẩn
hiếu khí bao gồm: Clostridium và đặc biệt là nhóm vi khuẩn sống trong dạ cỏ của động
vật nhai lại. Chính nhờ nhóm vi khuẩn này mà trâu bò có thể sử dụng được xenluloza
trong cỏ, rơm rạ làm thức ăn. Đó là những cầu khuẩn thuộc chi Ruminococcus có khả
năng phân huỷ xenluloza thành đường và các axit hữu cơ.
Ngoài vi nấm và vi khuẩn, xạ khuẩn và niêm vi khuẩn cũng có khả năng phân
huỷ xenluloza. Người ta thường sử dụng xạ khuẩn, đặc biệt là chi Streptomyces trong
việc phân huỷ rác thải sinh hoạt. Những xạ khuẩn này thường thuộc nhóm ưa nóng,
sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 45 - 5000C rất thích hợp với quá trình ủ
rác thải.
b. Vi sinh vật phân giải protein
Trong môi trường rác ủ đống, nitơ tồn tại ở các dạng khác nhau, từ nitơ phân giải
ở dạng khí cho đến các hợp chất hữu cơ phức tạp có trong cơ thể động, thực vật và con
người. Trong cơ thể sinh vật, nitơ tồn tại chủ yếu dưới dạng các hợp chất đạm như
protein, axit amin. Khi cơ thể sinh vật chết đi, lượng nitơ này hữu cơ này tồn tại trong
đất (rác). Dưới tác dụng của các nhóm vi sinh vật hoại sinh, protein được phân giải
thành các axit amin. Các axit amin này lại được một nhóm vi sinh vật phân giải thành
NH3 hoặc NH4+ gọi là nhóm vi khuẩn amin hoá. Quá trình này gọi là sự khoáng hoá
chất hữu cơ vì qua đó, nitơ hữu cơ được chuyển thành dạng nitơ khoáng. Dạng NH4+
sẽ được chuyển hoá thành dạng NO3- nhờ nhóm vi khuẩn nitrat hoá.
Các hợp chất nitrat lại được chuyển hoá thành dạng N2 phân tử, quá trình này gọi
là sự nitrat hoá được thực hiện bởi nhóm phân tích nitrat. Khí N2 sẽ được cố định lại
276
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

trong tế bào vi khuẩn và tế bào thực vật, sau đó chuyển thành dạng N2 hữu cơ nhờ
nhóm vi khuẩn cố định N2. Do đó vòng tuần hoàn N2 khép kín. Trong hầu hết các khâu
chuyển hoá của vòng tuần hoàn đều có sự tham gia của các vi sinh vật khác nhau. Nếu
sự hoạt động của một nhóm nào đó ngừng lại thì toàn bộ sự chuyển hoá của vòng tuần
hoàn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trong quá trình compost, nhóm vi khuẩn chính phân giải protein là vi khuẩn
nitrat hoá, vi khuẩn cố định nitơ.
Nhóm vi sinh vật tiến hành nitrat hoá bao gồm hai nhóm tiến hành hai giai đoạn
của quá trình. Giai đoạn oxi hoá NH4+ thành NO2- gọi là nitrit hoá, giai đoạn oxi hoá
NO2- thành NO3- gọi là giai đoạn nitrat hoá.
Nhóm vi khuẩn nitrit hoá bao gồm bốn chi khác nhau: Nitrozomonas,
Nitrozocystic, Nitrozolobus và Nitrosospira, chúng đều thuộc loại tự dưỡng bắt buộc,
không có khả năng sống trên môi trường thạch, bởi vậy phân lập chúng rất khó, phải
dùng silicagen thay cho thạch. Nhóm vi khuẩn này 6 nhóm tự dưỡng hoá năng có khả
năng oxi hoá NH4+ bằng O2 không khí và tạo ra năng lượng:
NH4+ + 3/2O2 → NO2- + H2O + 2H+ + năng lượng
Nhóm vi khuẩn nitrat hoá tiến hành oxi hoá NO2- thành NO3- bao gồm ba chi
khác nhau: Nitrobacter, Nitrospira và Nitrococcus.
Quá trình oxi hoá NO2- thành NO3- được thực hiện bởi nhóm vi khuẩn nitrat hoá.
Chúng cũng là những vi sinh vật tự dưỡng hoá năng có khả năng oxi hoá NO2- tạo
thành năng lượng. Năng lượng này được dùng để đồng hoá CO2 tạo thành đường.
NO2- + O2 → NO3- + năng lượng
Nhóm vi khuẩn cố định nitơ có trong môi trường rác ủ là các nhóm: Azotobacter
- là một loại vi khuẩn hiếu khí, không sinh bào tử, có khả năng cố định nitơ phân tử,
sống tự do trong đất (rác).
Clostridium là một loại vi khuẩn kỵ khí sống tự do trong rác, có khả năng hình
thành bào tử, loại phổ biến nhất là Clostridium pastenisium có hình que ngắn, khi còn
non có khả naăg di động bởi tiên mao. Khi già mất khả năng di động. Khi hình thành
bào tử thường có hình con thoi do bào tử hình thành lớn hơn kích thước tế bào.
Clostridium có khả năng đồng hoá nhiều nguồn cacbon khác nhau như các loại đường,
rượu, tinh bột ... Nó thuộc loại kỵ khí nên các sản phẩm trao đổi chất của nó là các axit
hữu coe, butanol, etanol, axeton, đó là các sản phẩm chưa được oxi hoá hoàn toàn.
c. Vi sinh vật phân giải tinh bột
Trong rác bể ủ có nhiều loại vi sinh vật có khả năng phân giải tinh bột. Một số vi
sinh vật có khả năng tiết ra môi trường đầy đủ các loại enzym trong hệ enzym amilaza.
Ví dụ như một số vi nấm bao gồm một số loại trong các chi Aspergillus, Fusarium,
Rhizopus. Trong nhóm vi khuẩn có một số loài thuộc chi Bacillus, Cytophaza,
Pseudomonas ... Xạ khuẩn cũng có một số các chi Aspergillus, Fusarium, Rhizopus. ..
Trong nhóm vi khuẩn có một số loài thuộc chi Bacillus, Cytophaza, Pseudomonas...
Xạ khuẩn cũng có một số chi có khả năng phân huỷ tinh bột. Đa số các vi sinh vật
không có khả năng tiết đầy đủ hệ enzym amilaza phân huỷ tinh bột. Chúng chỉ có thể
277
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

tiết ra môi trường một hoặc một vài men trong hệ đó. Ví dụ như các loài Apergillus
candidus, Pasteurianum, Bacillus sublitis, B. Mesenterices, Clostridium, A. Oryzae ...
chỉ có khả năng tiết ra môi trường một loại enzym α - amilaza. Các loài Aspergillus
oryzae. Clostrinium acetobuliticum chỉ tiết ra môi trường α - amiolaza. Một số loài
khác chỉ có khả năng tiết ra môi trường enzym gluco amilaza. Các nhóm này cộng tác
với nhau trong quá trình phân huỷ tinh bột thành đường. Trong sản xuất người ta
thường sử dụng các nhóm vi sinh vật có khả năng phân huỷ tinh bột. Ví dụ trong chế
biến rác thải hữu cơ người ta cũng sử dụng những chủng vi sinh vật có khả năng phân
huỷ tinh bột để phân huỷ tinh bột có trong thành phần rác hữu cơ.
d. Vi sinh vật phân giải phosphat
Trong rác ủ, phospho tồn tại ở nhiều dạng hợp chất khác nhau. Phospho được
tích luỹ trong rác khi động thực vật chết đi, những hợp chất phospho hữu cơ này được
vi sinh vật phân giải tạo thành các hợp chất phospho vô cơ khó tan. Do đó phospho tồn
tại ở hai dạng: phospho hữu cơ và phospho vô cơ.
Vi sinh vật phân giải lân hữu cơ chủ yếu thuộc hai chi: Bacillus và Pseudomonas.
Các loài có khả năng phân giải mạnh là B. Megatherium, B. Mycoides và
Pseudomonas sp. Ngày nay người ta đã phát hiện ra một số xạ khuẩn và vi nấm cũng
có khả năng phân giải phospho hữu cơ.
Vi sinh vật phân giải lân vô cơ bao gồm các loại vi khuẩn có khả năng phân giải
mạnh là Bacillus megatherium, B.butyricus, B.mycoides. Pseudomonas radiobacter
P.gracilis ... Trong nhóm vi nấm thì Aspergillus niger có khả năng phân giải mạnh
nhất. Ngoài ra một số xạ khuẩn cũng có khả năng phân giải lân vô cơ.
2. Sự hoạt động của các vi sinh vật trong đống ủ
Các quá trình sinh hoá diễn ra trong đống ủ rác chủ yếu do hoạt động của các vi
sinh vật sử dụng các hợp chất hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng cho các hoạt động sống
của chúng. Các loại vi khuẩn và nấm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân giải
các hợp chất. Các loại vi sinh vật phát triển tốt trong các điều kiện môi trường được
xác định như bảng 8.1
Bảng 8.1. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến vi sinh vật
Yếu tố môi trường Khoảng xác định
0
Nhiệt độ, C 0 - 70
Nồng độ muối, % NaCl 0-3
pH 1,0 - 1,2
Nồng độ oxi, % 0 - 21
Áp suất, mPa 0 - 115
Ánh sáng Bóng tối, ánh sáng mạnh

Các vi sinh vật tham gia vào quá trình phân giải tại các đống ủ rác được chia
thành ba nhóm chủ yếu sau:
- Các vi sinh vật ưa lạnh: phát triển mạnh ở nhiệt độ 0 - 200C.
- Các vi sinh vật ưa ấm: phát triển mạnh ở nhiệt độ 20 - 400C.

278
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

- Các vi sinh vật ưa nóng: phát triển mạnh ở nhiệt độ 40 - 700C.


Sự phát triển của các loại vi sinh vật theo nhiệt độ được thể hiện theo đồ thị sau:
Thời kỳ đầu của quá trình ủ rác, quá trình hiếu khí được diễn ra, giai đoạn này các chất
hữu cơ dễ bị oxi hoá sinh hoá thành dạng đơn giản như protein, tinh bột, chất béo các
một lượng nhất định chất xenluloza. Trong quá trình này, các vi sinh vật tiếp nhận một
lượng năng lượng rất lớn và vì thế có tồn tại một lượng năng lượng đáng kể ở dạng
nhiệt. Lượng năng lượng nhiệt được tạo thành bên trong lòng đống ủ được tạo ra nhiều
hơn so với lượng nhiệt được thoát ra bên ngoài và do đó nhiệt độ bên trong các đống
bể ủ được tăng lên. Giá trị nhiệt độ tăng tới 60 - 700C, kéo dài trong thời gian khoảng
30 ngày. Ở khoảng nhiệt độ này, các phản ứng hoá học diễn ra sẽ trội hơn các phản
ứng vi sinh vật bởi vì hầu hết chủng vi sinh vật không phát triển được ở nhiệt độ 700C.
Trong quá trình phân huỷ hiếu khí, các polime ở dạng đa phân tử được vi sinh vật
chuyển hoá sang dạng đơn phân tử và tồn tại ở dạng tự do. Các polime đơn phân tử sau
đó lại được vi sinh vật hấp thụ, sử dụng trong việc tiếp nhận năng lượng để kiến tạo
nên tế bào mới. Khi O2 bị các vi sinh vật hiếu khí tiêu thụ dần thì các vi sinh vật yếm
khí bắt đầu xuất hiện và nhiều quá trình lên men khác được bắt đầu diễn ra trong đống
ủ. Các vi sinh vật tham gia vào quá trình lên men là nhóm vi sinh vật dị dưỡng trong
điều kiện cả yếm khí lẫn kỵ khí nghiêm ngặt. Các chất hữu cơ dạng đơn giản, các axit
amin, đường ... được chuyển hoá thành các axit béo dễ bay hơi, rượu, CO2 và N2. Các
axit béo dễ bay hơi, rượu sau đó lại được chuyển hoá tiếp tục với sự tham gia của các
vi sinh vật axeton và các vi sinh vật khử sunfat.
Các vi sinh vật axeton tạo ra các axit axetic, khí CO2 còn các vi khuẩn thì chỉ tạo
ra khí N2 và khí CO2. Các chất này là nguồn nguyên liệu ban đầu của quá trình metan
hoá. Các vi khuẩn tạo sunfat và vi khuẩn tạo metan là những vi khuẩn thuộc nhóm tạo
vi sinh vật kỵ khí bắt buộc. Có hai nhóm vi sinh vật chủ yếu tham gia vào quá trình tạo
metan, phần lớn là nhóm các vi sinh vật tạo metan từ khí N2 và khí CO2, phần nhỏ
(gồm 2 đến 3 chủng loài) là những vi sinh vật tạo metan từ axit axetic. Trong tổng
lượng khí metan tạo thành từ đống ủ thì có tới 70% được tạo thành từ axit axetic. Nếu
như có tồn tại nhiều sunfat trong các đống ủ thì các vi khuẩn khử sunfat sẽ mang tính
trội hơn vi khuẩn metan và như vậy sẽ không có khí metan tạo thành nếu sunfat vẫn
tồn tại. Trong quá trình chuyển hoá yếm khí và kỵ khí, nhiệt độ của các đống ủ giảm
xuống vì các chủng loại vi sinh vật ở giai đoạn này tạo ra ít nhiệt lượng hơn nhiều so
với quá trình chuyển hoá hiếu khí (chỉ bằng 7% so với quá trình hiếu khí). Nếu nồng
độ của các axit hữu cơ, axit béo dễ bay hơi tạo ra càng nhiều thì trong nước rác sẽ có
pH thấp (4 - 5) và có nồng độ COD, BOD5 cao.
Như vậy, rác hữu cơ tại các đống ủ được phân huỷ theo nhiều giai đoạn chuyển
hoá sinh học khác nhau để tạ ra sản phẩm cuối cùng là mùn hữu cơ để làm phân
compost.

3. Lựa chọn các chủng giống vi sinh vật xử lý rác thải làm phân
Tình trạng phổ biến hiện nay tại các cơ sở chế biến rác là ủ rác tự nhiên với các
vi sinh vật có sẵn trong rác. Điều này dẫn đến một số hạn chế nhất định trong quá trình
xử lý, thời gian ủ kéo dài, chất lượng phân thành phẩm không cao ... khi tạo được điều
kiện thuận lợi (nhiệt độ, độ ẩm, pH ...) thì không phải chỉ các vi sinh vật có lợi phát
279
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

triển mà cả các vi sinh vật có hại cũng phát triển, sinh độc tố làm hại cây trồng và ô
nhiễm đất. Chính vì vậy, việc tuyển chọn các vi sinh vật hữu hiệu để bổ sung vào đống
ủ thực sự cần thiết. Tuy nhiên để có thể tuyển chọn được chủng giống vi sinh vật hữu
hiệu cần phải dựa trên những nguyên tắc sau:
- Phải có hoạt tính sinh học cao như khả năng phân giải xenlulozavà các hợp chất
cao phân tử khác.
- Phải sinh trưởng mạnh trong điều kiện đống ủ lấn át các vi sinh vật khác.
- Các tác dụng cải tạo đất tốt, tức là phát huy các khả năng sau khi đã bón vào đất.
- Không độc hại cho người, vật nuôi, cây trồng và các vi sinh vật hữu ích trong
vùng rễ.
- Có khả năng sinh trưởng mạnh trên môi trường đơn giản, dễ kiếm, thuận lợi cho
quá trình sản xuất chế phẩm.
Các vi sinh vật có các đặc điểm trên đây khi được bổ sung vào rác ủ vẫn có thể
thực hiện chức năng, do đó có thể nâng cao sản lượng mùn mà không ảnh hưởng tới
môi trường sống.
Có thể bổ sung vào đống ủ một số nhóm vi sinh vật hữu hiệu sau:
* Xạ khuẩn
Các chủng xạ khuẩn có khả năng phân giải nhanh các hợp chất cao phân tử trong
rác. Trong đó hoạt tính phân giải các hợp chất ligno, xenluloza (là hợp chất rất khó bị
phân huỷ bởi đa số vi sinh vật) nổi bật hơn cả. Ngoài ra còn có khả năng sinh các chất
kích thích sinh trưởng thực vật (gibberellin, axit indolaxetic ...). Vì vậy, trong đất xạ
khuẩn có khả năng phát huy tác dụng với cây trồng. Nhờ khả năng chịu nhiệt độ cao
mà xạ khuẩn có thể sinh trưởng và hoạt động mạnh mẽ trong đóng ủ thực tế.
* Vi khuẩn
- Vi khuẩn phân giải xenluloza: có khả năng sinh trường ở nhiệt độ cao, bên cạnh
hoạt tính phân giải hợp chất ligno - xenluloza còn sinh nhiều enzym ngoại bào phân
huỷ các cao phân tử khác như protein, tinh bột. Ưu điểm của những vi khuẩn chịu
nhiệt này là sinh trưởng khá nhanh do đó có thể lấn át các nhóm vi sinh vật không hữu
ích khác.
- Vi khuẩn sinh chất kích thích sinh trưởng thực vật: gồm các vi sinh vật mà trong
quá trình trao đổi chất có khả năng tổng hợp các hormon thực vật như gibberelin, axit
indolaxetic, xifokinin. Các chủng vi khuẩn này thường được bổ sung vào giai đoạn
cuối của quá trình sản xuất sản phân ủ và phát huy tác dụng khi được bổ sung vào đất
trồng trọt.
- Vi khuẩn lactic: sản sinh axit axetic từ đường và một số hydrocacbon khác được
sinh ra nhờ hoạt động của một số vi sinh vật phân huỷ xenluloza, tinh bột. Ngược lại vi
khuẩn lactic lại có tác dụng tăng cường sự phân huỷ của các chất như lignin,
xenluloza, sự sinh trưởng của vi khuẩn lactic không gây trở ngại đến quá trình phân
huỷ các chất hữu cơ. Trong quá trình trao đổi chất, vi khuẩn có sản sinh ra axit lactic,
có khả năng ức chế các vi sinh vật gây hại.

280
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

* Vi nấm
- Các chủng vi nấm sử dụng trong chế phẩm có dải nhiệt độ cho sinh trưởng khá
rộng. Chủ yếu hoạt động của vi nấm diễn ra mạnh ở giai đoạn ủ hiếu khí.
- Vi nấm phân giải xenluloza: ngoài khả năng phân giải xenluloza còn có thể sinh ra
một số enzym ngoại bào khác như proteaza, amilaza. Hoạt động của chủng này phân
huỷ nhanh chóng các chất hữu cơ tạo ra các sản phẩm làm cơ chất cho các vi sinh vật
hữu ích khác phát triển.
- Vi nấm phân giải phosphat: rất cần trong quá trình biến đổi các phosphat khó tan
thành dạng cây dễ thụ, nâng cao chất lượng phân thành phẩm.
Thực tế cho thấy công nghệ mới có sử dụng các vi sinh vật hữu hiệu và tuyển chọn
cho năng suất và chất lượng cao hơn so với quá trình mà chương trình phát triển của
Liên hợp quốc khuyến cáo. Thời gian ủ từ 2 - 2,5 tháng giảm xuống còn 25 - 30 ngày.
Năng suất mùn rác của bể là 130m3 từ 25 tấn đến 30 - 35 tấn. Phân ủ bằng vi sinh vật
không có mùi hôi, không ủ rác, hạn chế tối đa ruồi muỗi.

281
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Hình 8.1 Sơ đồ công nghệ xử lí phân giải yếm khí phế thải

282
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

8.3.2. Xử lý sinh học phế thải sinh hoạt


Cho đến nay phế thải hoạt động sống của con người đều được xử lí một cách tự
nhiên nhờ vi sinh vật. Đại thể quá trình này gồm một số giai đoạn sau: 1) Loại bỏ phần
rắn, tủa và cặn; 2) Phân huỷ các chất hữu cơ tan trong nước nhờ vi khuẩn hiếu khí để
tạo ra bùn non (hay còn gọi là bùn hoạt tính). Bùn non sau đó bị loại bỏ hoặc đưa vào
bể phản ứng để tái sử dụng; 3) Tạo tủa và tách P và N (giai đoạn này đôi khi không
cần thiết); 4) Xử lý bùn tạo ra ở giai đoạn 1 và 2 bằng phân huỷ yếm khí. Quá trình
này làm giảm thể tích cặn, số lượng vi sinh vật gây bệnh, làm mất mùi khó chịu và tạo
ra còn gọi là biogas (hình 8.1)
8.3.2.1. Xử lí sinh học hiếu khí đối với phế thải:
Bản chất của nó là quá trình xử lý phân giải sinh học phế thải có sự hiện diện của
oxy. Quá trình này bao gồm một số công đoạn sau: 1) Hấp thụ chất xử lí lên bề mặt tế
bào; 2) Phân huỷ các chất trên bằng enzyme ngoại bào; 3) Hấp thụ các chất tan vào
bên trong tế bào ; 4)Giải phóng sản phẩm; 5) Xử lí tiếp bằng nhóm vi sinh vật khác.
Cụ thể trong vấn đề này có ba công nghệ xử lí sinh học vẫn thường được sử
dụng, đó là công nghệ xử lí qua màng lọc thẩm thấu, xử lí nhờ bùn hoạt tính (bùn non)
và xử lí bằng "lớp nén giả".
1) Xử lý nhờ màng lọc thẩm thấu: Công nghệ xử lí này đã được biết từ lâu và
hiện chiếm khoảng 70% số lượng các hệ thống xử lí làm sạch ở Châu Âu và Mĩ.
Ưu điểm: Là thiết kế đơn giản, không tốn kém, thời gian sử dụng lâu tới 30 - 50
năm.
Nhược điểm cơ bản là hệ thống xử lý cho phép quá nhiều vi sinh vật phát triển
trong đó, điều này làm giảm độ thông khí, cản dòng chảy, dẫn đến làm tắc và làm hỏng
bộ lọc.
Sau này người ta đã cải tiến đưa vào sử dụng bộ lọc hai lớp, cho phép thay phiên
nhau sử dụng theo chu kì thời gian. Kiểu lọc này rất phù hợp cho việc xử lý nước thải
công nghiệp.
Từ những năm 70 người ta bắt đầu thay thế bộ lọc thấm cấu tạo từ clinke, đá sỏi,
cát... bằng bộ lọc thấm bằng nhựa, cho phép xử lí nước thải công nghiệp có nồng độ
cao hơn. Ngoài ra, có thể thiết kế bộ lọc có chiều cao lớn hơn bằng nhựa dẻo, như vậy
tăng được công suất hoạt động của hệ thông xử lí lên khá nhiều.
Thay đổi lớn nhất được thực hiện vào năm 1973 cùng với việc đưa vào sử dụng
hệ thông xử lí quay (rotary reactor). Thiết bị này có hình dáng tổ ong bằng nhựa xoay
được. Điều này cho phép nó luôn thay đổi vị trí, lúc ngâm trong nước, lúc nằm trong
không khí. Nhờ vậy tăng được diện tích tiếp xúc với không khí, làm cho quá trình
thông khí xảy ra nhanh hơn nhiều.
Thường bộ lọc thấm chỉ gồm màng nước mỏng nằm phía bên trên lớp bùn non
dày chứa nhiều loại vi khuẩn (trong đó có Zoogloea) nấm và tảo. Trong số các loài tảo
thấy có mặt tảo lam Cyanophyceae và Chlorophyceae. Ngoài ra còn khá nhiều các đại
diện của nhóm động vật Metazoa (trong đó có giun đất, sâu bọ và giáp xác). Ruồi và
giun có tác dụng điều hoà sự tạo màng.
283
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

2) Xử lý bằng bùn hoạt tính (bùn non): Công nghệ xử lí phế thải bằng bùn hoạt
tính có công suất lớn hơn nhiều so với xử lí bằng bộ lọc thấm. Tuy nhiên nó cũng có
một số nhược điểm sau : do cường độ sử dụng lớn, nên mức tiêu thụ năng lượng để
khuấy trộn không khí cũng như số lượng sinh khối được tạo ra lớn hơn. Công nghệ
này rất thích hợp để xử lí phế thải cho các điểm dân cư đông đúc, vì nó chiếm it diện
tích hơn so với hệ thống xử lí theo công nghệ lọc thấm.

Bể chứa bùn non

Phế thải
Bộ khử
Bùn tái sử dụng hơi
chân
không
Bể cân bằng

Bọt nổi
Không khí
Nước sạch

Bơm nén

Bể lắng

Hình 8.2 Hệ thống xử lý phế thải sử dụng bùn non

Thực tế có khá nhiều kiểu hệ thống xử lí theo công nghệ này. Thiết kế của chúng
khác nhau tuỳ thuộc vào hệ số thông khí và cách thức cung cấp khí.. Bùn non trong hệ
thống xử lí này chứa nhiều nước hơn so với bùn non trong bộ lọc thấm, vì vậy chứa ít
chủng loại vi sinh vật hơn. Để tiện việc xử lí đạt kết quả, việc xác định thành phần và
nồng độ chất trong phế thải là vấn đề quan trọng bậc nhất nhằm tạo điều kiện cho việc
sử dụng nhóm vi sinh vật xử lí phù hợp. Trong thực tế có nhiều nhóm vi sinh vật tham
gia quá trình xử lí, quan trọng nhất là các nhóm vi khuẩn tự dưỡng chất hữu cơ như :
Achromobacter, Flavobacterium, Pseudomonas và Moraxella. Trong trường hợp
nước thải có hàm lượng chất vô cơ cao, thì người ta lại thấy có mặt các loại vi khuẩn
như: Thiobacillus, Nitrosomonas, Nitrobacter và Ferrobacillus, chịu trách nhiệm oxy
hoá S, NH3 và Fe.
Do bản chất của sự phân huỷ nói trên rất đa dạng, nên khái niệm phân huỷ sinh
học cũng bao gồm nhiều nội dụng và cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, bản chất của chúng
thể hiện trong ba nội dung sau: 1) Phân huỷ sơ cấp làm thay đổi bản chất hoá học của
các chất cần xử lí; 2) Phân huỷ sinh học sơ cấp tuy chỉ gây biến đổi không đáng kể,
nhưng nó lại làm thay đổi tính chất của chất cần xử lí; 3) Phân huỷ sinh học triệt để
biến phế thải hữu cơ cần xử lí, thành sản phẩm vô cơ.

284
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

3) Xử lí phế thải bằng "lớp nén giả": Công nghệ sử dụng "lớp nén giả' để xử lí
phế thải bắt đầu được áp dụng từ những năm 80. Nó được coi như là sự kết hợp giữa
hai kiểu xử lí, xử lí bằng lớp lọc thấm và bằng bùn non. Trong thực tế có hai kiểu hệ
thống xử lí bằng "lớp nén giả".
a. Hệ thống bẫy Simore Hartley: Hệ thống này do Viện công nghệ thuộc Trường
tổng hợp Massachusetts (Mỹ) thiết kế. Trong thiết bị này, sinh khối được tích luỹ trên
tấm chắn bằng polyester xốp nằm bên trong thiết bị xử lí. Các tấm chắn này theo chu
kỳ sẽ lần lượt đẩy ra ngoài một lượng sinh khối khá lớn, tới khoảng 15kg/m3 chất
mang. Sau khi giải phóng sinh khối bằng cách nén ép chúng, các tấm chắn này lại
quay ngược trở lại vào bên trong thiết bị và bắt đầu công việc lại từ đầu.
b. Bể oxy hóa Dor Oliver: Trong thiết bị xử lí này người ta sử dụng chất lót bên
dưới là cát và theo chu kỳ nó được đưa ra ngoài được tẩy sạch và tái sử dụng.
8.3.2.2.Xử lý sinh học yếm khí đối với phế thải :
Trong quá trình xử lí phế thải yếm khí (lên men tạo khí methane). Có ba nhóm vi
khuẩn tham gia vào quá trình:
1) Nhóm vi khuẩn chịu trách nhiệm thủy giải và lên men;
2) Nhóm vi khuẩn tạo H2 và acetic acid;
3) Nhóm vi khuẩn tạo khí methane tự dưỡng sử dụng H2.
Để nâng cao năng suất của quá trình lên men, hiện người ta vẫn tiếp tục hoàn
thiện các loại giống, chủng, vi khuẩn lên men yếm khí bằng biện pháp chọn lọc tự
nhiên hoặc nhờ phương pháp công nghệ di truyền. Đặc biệt về mặt công nghệ người ta
cần phải chú ý khắc phục các yếu tố giới hạn tốc độ phân huỷ cơ chất có mặt trong phế
thải như cellulose, tinh bột ...., và tốc độ tạo khí methane. Cần lưu ý là một số sản
phẩm cuối của quá trình lên men như H2, CO2 và H2S, thường có tác động ức chế
ngược làm giảm hoạt tính hoạt động của vi khuẩn tạo khí methane.
1. Hệ thống xử lý yếm khí:
Trong thực tế có rất nhiều kiểu thiết bị lên men yếm khí. Từ những dạng cấu tạo
đơn giản hoàn toàn thủ công, cho đến các hệ thống xử lí có cấu tạo khá phức tạo hiện
đang hoạt động ở một số nước phát triển. ở Việt Nam các ứng dụng xử lí yếm khí tạo
biogas đã được bắt đầu từ những năm 80. Dưới đây là hai kiểu thiết bị lên men yếm
khí tương đối điển hình và đang được sử dụng khá rộng rãi .

285
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Hình 8.3: Thiết bị xử lý nước thải trại chăn nuôi A và nước thải thành phố B
2. Kiểm soát sinh học các hệ xử lý:
Điều kiện tiên quyết để ổn định quá trình phân huỷ yếm khí nước thải là sự theo
dõi thường xuyên các tác động có thể có của độc chất có mặt trong dòng nước thải đi
vào hệ thống xử lý. Điều này cần thiết nhằm mục đích sao cho thiết bị không bị quá
tải, dẫn đến làm giảm tuổi thọ của nó.
Thông thường người ta theo dõi theo nhu cầu sử dụng oxy, độ pH và hàm lượng
ATP của quần thể vi sinh vật và dựa vào các thông số này để kiểm soát và điều hòa
quá trình lên men yếm khí. Trong đó việc theo dõi biến thiên hàm lượng ATP là quan
trọng nhất. Thông thường để đánh giá khả năng hoạt động của hệ xử lý người ta tiến
hành xác định sự biến thiên của hàm lượng ATP nội bào. Đồ thị nhận được cho ta thấy
rằng, khi trong dòng dịch đi vào có mặt chất độc, thì hàm lượng của ATP, số lượng
bùn hoạt tính được tạo thành và số lượng hạt rắn trong huyền phù đều giảm mạnh. Sau
một khoảng thời gian nhất định, các tham số trên mới khôi phục trở lại trạng thái trước
khi xuất hiện độc chất.
3. Kiểm soát nguồn bệnh:
Một trong những ưu điểm của quá trình lên men yếm khí là nó giúp loại bỏ các
nguồn gây bệnh. Nguyên nhân chủ yếu là do sự có mặt của acid béo bão hòa được tạo
thành bởi phản ứng β-oxy hoá trong dịch lên men. Các acid này thường kết hợp với
H2, cũng được tạo thành trong quá trình trên, tạo ra octanic acid là chất kháng khuẩn
rất mạnh.
4. Thu nhận các chất hữu ích từ lên men yếm khí:
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của quá trình xử lí phế thải, là tái sử
dụng các chất hữu cơ có trong phế thải. Nội dung của vấn đề này bao gồm hai khía
cạnh: 1) Tách và cô đặc các chất hữu ích có trong phế thải; 2) Biến phế thải thành sản
phẩm có ích. Trong thực tế, hiện người ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề xử lý và tái sử
dụng nguồn nước, xử lý phế thải nói chung để sản xuất khí sinh học, đồng thời tạo ra
sản phẩm làm nguồn thức ăn gia súc hoặc phân bón hữu cơ.
a. Xử lý tái sử dụng nước thải:
Xu thế hiện nay là người ta tiến hành xử lý các dạng nước thải khác nhau và tái
sử dụng chúng để phục vụ cho các ngành công nghiệp nặng như ngành năng lượng,
286
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

sản xuất phân bón và khai thác than. Vì nói chung nước sử dụng trong các lĩnh vực nói
trên không đòi hỏi độ sạch như đối với nước dân dụng.
b. Xử lý tạo nguồn phân hữu cơ:
Cho đến nay quy mô sử dụng phân hữu cơ có nguồn gốc từ động vật và nước thải
của ngành chăn nuôi không lớn so với phân vô cơ. Tuy nhiên xu thế trên trong tương
lai sẽ thay đổi vì một số nguyên nhân sau:
1) Để sản xuất phân vô cơ cần phải tiêu tốn nhiều năng lượng, và tuy hàm lượng
NPK của nó cao, nhưng sử dụng lâu ngày sẽ làm hỏng đất;
2) Hiện nay đã xuất hiện một số công nghệ mới cho phép tạo được phân hữu cơ
có hàm lượng NPK cao;
3) Việc xử lí phế thải tạo phân hữu cơ bao giờ cũng tạo ra khí sinh học, là nguồn
cung cấp năng lượng đáng kể (bảng 8.1)
Bảng 8.1 Thành phần chất dinh dưỡng trong phân động vật:
Loài
Chất khô N P K Mg
động vật
Đại gia súc 4 - 23 2,4 - 6,5 0,4 - 1,8 2,0 - 5,8 0,2 - 0,6
Heo 4 - 25 1,6 - 6,8 0,6 - 2,1 1,7 - 3,6 0,3 - 0,7
Gà 23 - 68 9,6 - 23 2,4 - 12 3,8 - 11,6 1,2 - 2,2

c. Xử lý phế thải tạo thức ăn gia súc:


Hằng năm chỉ riêng ở Anh hoạt động sống của con người thải ra chừng 2,5.1010
kg phế thải, ngành chăn nuôi thải ra chừng 1,8.1011 kg. Từ lượng phế thải này, qua quá
trình xử lý sẽ tạo ra một số lượng bùn hoạt tính khổng lồ có hàm lượng protein chiếm
tới khoảng 30 - 40% sinh khối khô. Tiếp tục xử lý chúng sẽ tạo được một nguồn thức
ăn cho gia súc rất có giá trị (bảng 8.2)
Bảng 8.2 - Thành phần hóa học của bùn hoạt tính:
Thành phần % Trọng lượng khô
Nước 7,85
Protein tổng số (N x 6,25) 37,80
Protein thực sự 31,25
Mỡ 1,73
Tro 25,16
Trong không tan trong acid 12,33
Carbohydrate (theo glucose) 9,80
Xơ 10,30
Năng lượng tương đương (kcal/g) 16,20

Quy trình công nghệ thu nhận protein từ bùn hoạt tính không phức tạp và gồm
các công đoạn sau (hình 8.4)

287
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Bùn hoạt tính Bùn hoạt tính

Sấy, phơi Sấy, phơi

Khử trùng Xử lí kiểm

Sản phẩm Lọc

Xử lí acid
Thức ăn gia súc và cá

Lọc

Rửa

Sấy khô

Loại bỏ kim loại Thức ăn gia súc và cá

Hình 8.4 : Quy trình công nghệ thu nhận protein từ bùn hoạt tính.
Theo quy định của Anh (1981) về việc sử dụng protein từ bùn hoạt tính, thì vấn
đề kiểm soát sự hiện diện của mầm bệnh, đặc biệt là Salmonella, phải được tuân thủ
rất nghiêm ngặt.
8.3.3. Xử lý sinh học phế thải công nghiệp:
Trong thực tế người ta thường phân biệt phế thải công nghiệp thành hai nhóm: 1)
Phế thải của ngành công nghiệp có liên quan đến sinh học;
2) Phế thải của các ngành công nghiệp không liên quan đến sinh học như công
nghiệp hóa chất, cơ khí, công nghiệp nặng...
Vì phế thải của các ngành công nghiệp không liên quan đến sinh học rất đa dạng
và chứa nhiều thành phần khó bị phân hủy bằng xử lý sinh học, nên trước khi tiến
hành xử úy sinh học, cần phải xử lí sơ bộ phế thải bằng phương pháp hóa học hoặc vật

288
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

lý. Cho đến nay, việc sử dụng các chủng vi sinh vật đặc hiệu để phân hủy phế thải vấn
chưa phổ biến. Tuy nhiên, đây là một giải pháp rất có triển vọng để:
1) Phân hủy đặc hiệu tại chỗ một số loại phế thải riêng biệt;
2) Bổ sung tập đoàn các chủng vao hệ thống xử lí nhằm gia tăng hiệu quả của nó;
3) Phân huỷ dầu ô nhiễm hoặc để tách kim loại;
4) Làm sạch khí thải;
5) Thu nhận sinh khối có ích từ phế thải;
6) Lên men tạo khí methane (biogas) từ phế thải.
Về công nghệ cần đặc biệt lưu ý đến:
a) việc cung cấp đầy đủ oxy để quá trình phần hủy sinh học phế thải được thực
hiện triệt để. Trong thực tế để đạt được điều này người ta thường hoặc sử dụng hệ
thống xử lí tạo bong bóng khí, hoặc bổ sung trực tiếp oxy vào hệ thống.
b) Để xử lý phế thải chứa độc chất nên sử dụng hệ thống màng xử lý chứa vi sinh
vật (đơn giản nhất là màng thấm).
Dưới đây chúng ta sẽ xem xét một số biện pháp xử lý sinh học đối với một số
loại phế thải công nghiệp.
8.3.3.1. Xử lí sinh học đối với phế thải công nghiệp chế biến sữa:
Huyết thanh sữa là phế thải chủ yếu của ngành công nghiệp chế biến sữa. Thành
phần huyết thanh sữa phụ thuộc vào hình thức sử dụng sữa. Người ta thường cô đặc
huyết thanh sữa để sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên có điểm khiếm khuyết là
thành phần dinh dưỡng của nó không được cân bằng: Huyết thanh sữa chứa nhiều chất
khoáng và đường lactose. Do vậy, trong thực tế người ta thường trích ly protein từ
huyết thanh sữa bằng cách li tâm. Sau khi li tâm dịch lọc vẫn còn chứa khá nhiều
lactose (35-50 g/l), vitamine, khoáng chất và lactic acid. Do đó người ta sử dụng một
số công nghệ khác để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng huyết thanh sữa. Trong đó
chủ yếu là cho lên men bởi nấm men Lactobaccillus bulgaricus hoặc Candida krusei
và lên men bởi nấm men Kluyveromyces fragilis hoặc Candida intermedia. Sau quá
trình lên men người ta thu được sinh khối vi sinh vật và dịch còn lại có hàm lượng
protein khá cao.
Từ dịch huyết thanh sữa ngoài các sản phẩm giàu protein, người ta còn thu được
nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp hóa học như ethanol chẳng hạn. Hoặc bằng
phản ứng thủy giải hóa học đường lactose tạo ra glucose và galactose, là nguồn nguyên
liệu có giá trị. Bằng cách sử dụng nấm men đột biến không chứa enzyme β-
galactosidase, nhưng vẫn có khả năng thủy giải lactose và sử dụng glucose mới được
tạo ra làm nguồn cung cấp C. Kết quả là dịch lọc huyết thanh sữa trở nên ngọt hơn và
hiện được sử dụng khá rộng rãi trong một số ngành công nghiệp thực phẩm . Hiện nay
để làm "ngọt hóa" dịch phế thải chứa huyết thanh sữa, người ta không sử dụng các
chủng đột biến như đã đề cập ở trên, mà sử dụng trực tiếp enzyme β-galactosidase
được cố định trên vật liệu mang không tan trong công nghệ thủy giải lactore. Các bước
xử lý chủ yếu phế thải chứa huyết thanh sữa được mô tả trong hình 8.5.

289
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Chế biến sữa


Sữa nguyên liệu Phoma, kem sữa

Huyết thanh sữa


Protein

Dịch lọc chứa nhiều lactose


Dịch thuỷ phân protecin khoáng, vitamin và lactic acid

Thức ăn gia súc Lên men biến lactose Nấm men


thành lactic acid Kluyveromyces fragilis
và Candida internedia

Dịch giàu carbohydrate Dịch giầu protein

Nấm men Lactobacillus bul - Thức ăn gia súc


garicuss và Candida krusei

Sinh khối giầu protein

Thức ăn gia súc

Hình 8.5 Sơ đồ xử lí phế thải công nghiệp chế biến sữa


8.3.3.2 Xử lý phế thải công nghiệp sản xuất giấy:
Công nghệ xử lý phế thải công nghiệp sản xuất giấy phụ thuộc vào quy trình
công nghệ sản xuất bột giấy từ gỗ: Sản xuất bột giấy bằng cách xử lý kiềm hay acid.
Xử lý kiềm tạo ra phế thải ở dạng dịch màu đen chứa nhiều lignin khó phân giải
và các acid hữu cơ có trọng lượng phân tử thấp. Dịch này rất khó xử lý bằng con
đường sinh học. Do vậy, trong trường hợp này, tốt hơn cả là cho dịch bay hơi và đốt
cháy để lấy năng lượng. Còn xử lý acid tạo ra dịch phế thải chứa khoảng 60% lignin,
một số loại đường trong đó có mannose, galactose, glucose, xylose và arabinose.

290
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Chúng chiếm khoảng 30%, còn lại là acetic acid, methanol và furfural. Với thành phần
nêu trên, dịch phế thải này hoàn toàn thích hợp để lên men tạo sinh khối giàu protein
làm thức ăn cho gia súc.
Lignin và các dẫn xuất của nó có mặt khá nhiều trong nước phế thải của ngành
sản xuất giấy. Các hợp chất này rất khó bị phân hủy và do vậy cho đến nay chúng vẫn
là đối tượng nghiên cứu của các nhà công nghệ sinh học.
8.3.3.3. Xử lý nước phế thải công nghiệp chứa chất màu:
Nước phế thải của các nhà máy dệt, nhuộm và sản xuất màu thường chứa các
chất màu và các sắc tố. Ngoài ra nó còn chứa một số chất độc trong đó có những chất
gây bệnh ung thư cho người và động vật. Cho đến nay nước thải chứa chất màu nói
trên thường vẫn được xử lý bằng các biện pháp hóa học, vì khả năng phân giải chất
màu và sắc tố của vi sinh vật nói chung là yếu. Thí dụ, người ta có thể dùng bùn non
để loại bỏ chất màu ra khỏi nước thải, nhưng bùn non không xảy ra quá trình phân hủy
bản thân chất màu, mà chỉ xảy ra sự tách chúng ra khỏi nước thải nhờ quá trình hấp
phụ. Tuy nhiên cũng có một số nhóm thuốc nhuộm, trong đó có nhóm thuốc nhuộm là
azo-, là một trong những nhóm chất màu quan trọng nhất, lại dễ dàng bị phân hủy bởi
biện pháp xử lý sinh học cả ở điều kiện hiếu khí và yếm khí. Nguyên nhân chủ yếu là
vì ở điều kiện yếm khí, nhiều loại vi sinh vật có khả năng tổng hợp enzyme nói trên sẽ
bị phân rã tiếp bởi phản ứng oxy hóa được enzyme aeroreductase do vi sinh vật tạo ra
xúc tác.
8.3.4 Phân hủy sinh học các chất tổng hợp hữu cơ:
Quá trình phân hủy các chất tổng hợp hữu cơ trong tự nhiên phụ thuộc vào bản
chất của chúng như độ bền vững của chất, độ hòa tan trong nước. kích thước và diện
tích của phân tử, độ bay hơi..., các yếu tố bên ngoài như độ pH, khả năng oxy hóa bởi
ánh sáng, yếu tố sinh học. Trong đó yếu tố Phân huỷ sinh học thể hiện thông qua sự có
mặt của cộng đồng vi sinh vật là có ý nghĩa hơn cả. Chúng có những ưu thế sau:
a) Trong cộng đồng vi sinh vật, các loài vi sinh vật khác nhau thường bổ sung
cho nhau những thành phần thiết yếu cho sự tồn tại của riêng từng loài và như vậy
giúp duy trì sự tồn tại chung của cộng đồng. Đây là một quan hệ rất phức tạp và đóng
vai trò chủ đạo trong quá trình phân hủy. Ví dụ: cộng đồng vi khuẩn phân rã
cyclohexane gồm hai loài. Trong đó vi khuẩn Norcadia chịu trách nhiệm phân hủy
chính, vì nó có khả năng oxy hóa cyclohexane. Tuy nhiên nó không thể tồn tại riêng lẻ
và cần sự có mặt của Pseudomonas, vì vi khuẩn này cung cấp biotin là chất cần thiết
cho sự phát triển của Norcadia , mà bản thân nó không tự tổng hợp được. Do vậy, tốc
độ phân rã các chất tổng hợp hữu cơ chủ yếu phụ thuộc vào cộng đồng vi sinh vật, chứ
không phụ thuộc vào từng loại vi sinh vật riêng lẻ.
b) Các thành viên trong cộng đồng vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ tổng hợp
theo cơ chế bổ sung lẫn nhau. Có nghĩa là mỗi một thành viên trong cộng đồng chỉ
chịu trách nhiệm một công đoạn trong toàn bộ quá trình phân hủy.
c) Trong cộng đồng vi sinh vật bao giờ cũng xảy ra sự trao đổi thông tin di
truyền giữa các loài vi sinh vật. chủ yếu trao đổi thông tin quá plasmid. Thí dụ, người
ta biết có hai loài Pseudomonas, trong đó một loài có khả năng sống độc lập trên

291
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

chlorocatechol, còn loài kia chứa plasmid TOL mang gene chịu trách nhiệm tổng hợp
enzimye benzodioxygenase. Cả hai đều không thể sống độc lập trên cơ chất chứa 4-
cholorobenzoate. Tuy nhiên sau khi nuôi cấy chúng liên tục qua nhiều thế hệ cùng
nhau, người ta tạo ra được thể đột biến có khả năng sống trên 4-cholorobenzoate. Điều
này xảy ra là nhờ có sự trao đổi thông tin di truyền giữa hai loài nói trên.
8.3.4.1. Phân huỷ sinh học các dẫn xuất hữu cơ chứa chlore:
Các chất hữu cơ tổng hợp chứa chlore thường vẫn được sử dụng làm dung môi
hữu cơ, và do vậy chúng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Cho đến nay quá trình phân hủy các chất này bởi vi sinh vật hãy còn được biết rất ít.
Trong thực tế người ta đã phân lập được những chủng vi sinh vật cố khả năng phân
hủy dichloromethane, tuy cơ chế hoạt động của quá trình này vẫn chưa được lý giải
hoàn toàn. Có lẽ chủng nói trên tổng hợp được enzyme haloidhyrolase xúc tác phản
ứng tạo chloromethanol từ dichloromethane. Chất này sau đó sẽ tự phân rã và tạo ra
formalđehye. Còn các dẫn xuất nhân thơm chứa chlore bị phân hủy bởi enzyme
dioxygenase xúc tác phản ứng oxy hóa gắn O và nguyên tử C liên kết với Cl và làm
cho liên kết C-Cl bị yếu đi nhiều. Các sản phâm tạo thành sau đó là dẫn xuất catechol
chứa nhóm halogen thay thế. Đây là các chất trao đổi chủ yếu trong quá trình phân hủy
các hợp chất nhân thơm chứa Cl. Sau đó chúng sẽ bị phân hủy tiếp bởi enzyme
pyrocatechase, dẫn đến sự mở vòng nhân thơm.
8.3.4.2 Phân hủy sinh học các dẫn xuất nhân thơm chứa các nhóm thế đơn:
Nói chung các dẫn xuất nhân thơm chứa các nhóm thế đơn thường bị phân rã
trong quá trình khá giống nhau: trước hết là phản ứng gắn oxy vào nhân thơm, sau đó
là phản ứng loại bỏ nhóm thế (Ví dụ: SO3H) và cuối cùng là quá trình tái tạo lại nhân
thơm (hình 5.10).
Polichlorobiphenyl (PCB) là nhóm chất rất bền vững trong tự nhiên. Tuy nhiên
nếu xét riêng từng mặt thì bản thân gốc biphenyl nói chung cũng dễ dàng bị phân hủy
bởi vì sinh vật giống như các hợp chất chứa nhân thơm khác. Tuy nhiên khi mức độ
chloro hóa gia tăng, thì khả năng phân hủy của vi vật đối với chúng ta lại giảm mạnh.
Trong thực tế khi số gốc Cl được gắn lớn hơn 4, tức là lớn hơn số Cl trong phân tử
tetrachloro PCB, thì hâu như không xảy ra quá trình phân hủy vi sinh vật.
Benzopyrene là polyme đa vòng. Quá trình phân rã nó tạo ra các dẫn xuất chứa
nhóm -OH và epoxy có khả năng gây bệnh ung thư. Trong thực tế các chất này hầu
như không bị phân hủy trong hệ thống sử lý bùn hoạt tính. Tuy nhiên người ta cũng đã
ghi nhận được một số chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy benzopyrene và tạo ra
các phức chất có cấu tạo rất phức tạp.
Polystyrol cũng rất bền đối với phân huỷ vi sinh vật. Tuy nhiên cho đến nay cũng
đã xuất hiện những thông báo về sự phân hủy bột vỏ lốp xe hơi (chủ yếu là cao su
styrolbutadiene) bởi một số loài vi sinhvật, khi bổ sung thêm chất hoạt bề mặt vào môi
trường nuôi cấy chúng.
8.3.4.3 Xử lý sinh học ô nhiễm dầu mỏ:
Vấn đề ô nhiễm môi trường sống bởi dầu mỏ là một vấn đề lớn của loài người và
ở Việt Nam cũng đã bắt đầu xảy ra ở mức độ khá nghiêm trọng. Do vậy vấn đề xử lý ô
292
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

nhiễm dầu nói chung và xử lý ô nhiễm dầu bằng các biện pháp sinh học nói riêng ngày
càng được quan tâm. Thông thường người ta chia ô nhiễm dầu mỏ làm hai loại:
1) Nước thải bị ô nhiễm trong quá trình khai thác dầu khí,
2) Ô nhiễm dầu nói chung đối với môi trường sống.
Sau đây chúng ta sẽ xem xét một số trường hợp xử lý ô nhiễm dầu điển hình.
Nước ô nhiễm trong quá trình khai thác dầu khí thường được xử lý bằng biện
pháp sinh học sau khi đã loại bỏ phần lớn lượng dầu có mặt trong nước bằng các biện
pháp vật lý hoặc bằng hóa chất tạo nhũ. Hiện nay hệ thống xử lý ô nhiễm sử dụng bùn
hoạt tính kết hợp thổi oxy trong thiết bị dạng cột được coi là thích hợp nhất. Trong
thực tế những sự cố rò rỉ dầu mỏ lớn nhất thường xảy ra ở biển. Sau khi thoát ra dầu sẽ
chịu các tác động vật oy1 khác nhau (kể cả gió thổi). Trong quá trình đó khoảng 25-
40% lượng dầu mỏ dò rỉ bị phân hủy, đặc biệt là đối với alkanen có trong lượng phân
tử thấp. Mức độ phân hủy vi sinh vật đối với dầu dò rỉ bị phân tán như trên phụ thuộc
khá nhiều vào yếu tố như: hàm lượng tương đối của chất bão hòa, các chất nhân thơm
chứa N, S, và O, mức độ phân nhánh của các chất alkane cũng như hàm lượng của
phân đoạn nặng (như nhựa đường chẳng hạn) của dầu mỏ. Trong đó, thành phần chứa
alkene có độ phân nhánh cao hoặc các hợp chất nhân thơm chứa lưu huỳnh và phân
đoạn chứa nhựa đường, là những thành phần khó bị phân huỷ nhất của dầu mỏ. Ngoài
ra tốc độ phát triển của bản thân vi sinh vật phân hủy dầu con phụ thuộc vào sự có mặt
của các chất dinh dưỡng có sẵn trong tự nhiên (hoặc do bổ sung), đặc biệt là N và P.
Cũng cần lưu ý là các yếu tố vật lý như nhiệt độ, nồng độ oxy áp suất thuỷ lực và mức
độ tạo huyền phù của dầu ảnh hưởng nhiều lên tốc độ phân hủy của nó.
Sự ô nhiễm dầu đất và nguồn nước ngọt cũng là một vấn đề phải quan tâm. Thực
tế trong đất luôn có mặt rất nhiều loài vi sinh vật có khả năng phân hủy dầu. Tuy nhiên
hiệu quả phân hủy của chúng sẽ giảm đi nhiều, nếu dầu ô nhiễm ban đầu tạo ra các dẫn
xuất tan trong nước hoặc có hoạt tính bề mặt, làm do dầu lan truyền dễ dàng (điều này
cũng có liên quan đến sự lan truyền do gió, thủy triều lên xuống).
8.3.4.4 Phân huỷ sinh học thuốc trừ sâu:
Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường do ngành sản xuất thuốc trừ sâu hóa học,
cũng như do việc sử dụng nó trong nông nghiệp gây ra, đang là tâm điểm của nhiều
nước. Do vậy các biện pháp phòng trừ và khắc phục hậu quả do ô nhiễm thuốc trừ sâu
gây ra (đặc biệt là các biện pháp sinh học), đang được quan tâm chú ý.
Về nguyên tắc, dư thừa lượng thuốc trừ sâu trong đất bị phân hủy bởi cộng đồng
vi khuẩn và nấm khá nhanh. Thông thường độ độc của thuốc trừ sâu giảm mạnh sau
giai đoạn biến đổi đầu tiên của chúng. Điều này cho phép xây dựng công nghệ xử lý ô
nhiễm thuốc trừ sâu bằng vi sinh vật khá đơn giản. Quá trình phân rã thuốc trừ sâu
được xúc tác bởi một số enzyme thủy phân ngoại bào của vi sinh vật như esterase,
acylamidase và phosphoesterase. Ví dụ: enzyme parathiohydrolase do Pseudomonas
SP. tổng hợp có khả năng phân hủy tới 94-98% dư thuốc trừ sâu paraythion. Hoạt độ
của enzyme này phụ thuộc vào cấu trúc, độ ẩm và dung đệm của đất... Do vậy, trong
thực tế enzyme thể hiện hoạt độ phân ra parathion ở các điều kiện khác nhau thì khác
nhau. Ngoài ra, hiện nay đã xuất hiện khả năng sử dụng enzyme nói trên ở dạng cố

293
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

định trên các màng lọc để xử lý nước thải của các nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu hóa
học hoặc để làm sạch nguồn nước dân dụng.
8.3.4.5. Phân hủy sinh học các chất tẩy rửa:
Theo khả năng bị phân hủy sinh học, người ta chia đất tẩy rửa tổng hợp làm hai
loại: Loại cứng và loại mềm. Vào thời kỳ đầu, người ta sử dụng các chất tẩy rửa có độ
phân nhánh cao như alkylbenzosulphonate. Đó là các chất khá bền đối với quá trình
phân hủy sinh học. Để tránh tích lũy các chất alkyl mạch thẳng dễ bị phân hủy sinh
học. Trước hết chúng bị phân huỷ bởi phản ứng oxy hóa nhóm -CH3 đầu cuối. Mạch
thẳng còn lại sau đó sẽ bị oxy hóa tiếp và kết thúc bằng phản ứng oxy hóa nhân của
phân tử. Toàn bộ quá trình trên xảy ra ở điều kiện hiếu khí vì cần oxy cho phản ứng
oxy hóa. Alkyl mạch nhánh cũng bị phân hủy sinh học, nhưng chậm hơn và cơ chế
của quá trình vẫn chưa bị biết nhiều. Hiện chỉ biết là liên kết C-S của các chất tẩy rửa
nói chung là bền với tác động phân hủy sinh học. Liên kết này bị phá gãy và tạo ra gốc
sulphonate bởi enzyme hydroxylase và monooxygenase do vi sinh vật tổng hợp.
Hiện các chất tẩy rửa trung tính vẫn được sử dụng để tạo nhũ phục vụ cho các
mục đích sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp mỹ phẩm. Các chất này bị phân
hủy sinh học chủ yếu thông qua quá trình oxy hóa và thuỷ phân do enzyme xúc tác.
Các chất tẩy rửa ở dạng thương phẩm chỉ chứa khoảng 30% chất hoạt hóa bề
mặt, còn lại là các chất tẩy trắng, tạo bọt, enzyme và chủ yếu là các chất phụ gia. Ban
đầu người ta sử dụng trisodiumphosphate làm chất phụ gia, nhưng nó lại là nguồn
cung cấp P và do đó góp phần làm ô nhiễm nguồn nước rất mạnh. Nên sau này người
ta phải chuyển sang sử dụng các chất phụ gia không chứa P và N như CMS
(carboxymethyl succinate), ODA (oxydiacetate) và EGDA (ethylene glycol diacetate):
- HOOCCH2OCH(COOH)CH2COOH CMS
- HOOCCH2OCH2COOH ODA
- HOOCCH2OCH2CH2OCH2COOH EGDA
- N(CH2COOH)3 NTA
Các chất này bị phân hủy khá nhanh bởi enzyme liase do nhiều loại vi sinh vật
tổng hợp. Ngoài ra hiện nay người ta còn sử dụng rộng rãi NTA (nitriltriacetate), là
phụ gia tuy có chứa N, nhưng lại dễ dàng bị phân hủy sinh học ngay cả trong nước
sông ngòi ở điều kiện tự nhiên, hoặc bởi hệ thống xử lý bằng bùn hoạt tính.
8.3.4. Xử lý sinh học phế thải nông nghiệp:
Hàng năm, ngành nông nghiệp nói chung (kể cả trồng trọt và đặc biệt là chăn
nuôi) thải ra một số lượng lớn phế thải. Do đó vấn đề xử lý phế thải nông nghiệp (đặc
biệt là phế thải chăn nuôi) trở thành một vấn đề lớn cần giải quyết. Do vậy cần phải có
các quá trình công nghệ thích hợp để xử lý phế thải nông nghiệp thành những sản
phẩm có ích và góp phần bảo vệ môi trường sống.
8.3.4.1. Xử lý hiếu khí phế thải trong nông nghiệp:
Đặc điểm nổi bật của phương pháp xử lý hiếu khí phế thải là vi khuẩn tham gia
vào việc xử lý hiếu khí phế thải được cung cấp oxy đầy đủ. Do vậy sản phẩm xử lý

294
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

khá ổn định. Yêu cầu đối với các hệ xử lý hiếu khí hoạt động ổn định lâu dài, thao tác
đơn giản và dễ dàng tự động hóa. Hiện nay ở các nước phát triển đang hoạt động một
số hệ thống xử lý hiếu khí sau:
1) Hồ chứa để oxy hóa: Là mô hình xử lý đơn giản nhất, là nơi chứa nước thải
chăn nuôi thường không sâu quá 1,5m và yêu cầu phải có bề mặt rộng để quá trình
thông khí được dễ dàng. Trên bề mặt của hệ xử lý thường có nhiều loại tảo quang hợp,
chúng giúp tăng hiệu quả hoạt động của hệ xử lý. Đối với hệ xử lý này tốc độ nạp phế
thải không lớn. Hệ xử lý này có một nhược điểm sau: tốc độ xử lý chậm, yêu cầu diện
tích lớn, cặn bã tích lũy ở đáy hồ và bị phân giải ở điều kiện hiếu khí, tạo điều kiện cho
nhiều loại côn trùng không mong muốn phát triển. Nhưng hệ xử lý này có ưu điểm là
chi phí thấp và không cần phải trông coi. Trong thực tế người ta gia tăng hiệu quả hoạt
động của hệ thống xử lý này bằng cách gia tăng độ thông khí (bằng những biện pháp
thích hợp). Nhờ đó có thể giảm kích thước của hệ thống và thời gian xử lý.
2) Hệ thống xử lý bể bậc thang: Hệ thống này được sử dụng ở Anh. Khác với hồ
chứa để oxy hóa, phế thải được nạp vào hệ này một cách đều đặn và được lưu giữ
không lâu. Nhờ dòng chảy từ từ theo bậc thang, phế thải được oxy hóa khá mạnh và
cặn được giữ lại ở đáy bể. Nói chung quá trình xử lý phế thải trong hệ xử lý này mạnh
hơn so với hồ chứa để oxy hóa.
3) Xử lý trong rãnh Pasveer (Pasveer Dltch): Là hệ thống xử lý cải tiến có sử
dụng bùn hoạt tính (bùn non). Lớp dịch phế thải trong rãnh sâu khoảng 0,3-0,6m, được
khuấy trộn bằng động cơ do vậy tốc độ xử lý cao thông qua quá trình oxy hóa cưỡng
bức. Hiệu lực xử lý gia tăng nhờ có sự hiện diện của tập đoàn vi sinh vật trong lớp bùn
non.
8.3.4.2. Xử lý phế thải nông nghiệp ở điều kiện yếm khí:
Bản chất của xử lý này chính là quá trình lên men ở điều kiện yếm khí tạo ra khí
sinh học (biogas), chứa chủ yếu khí methane, CO2 và một số khí khác. Xử lý này một
mặt cung cấp một phân năng lượng cho các hoạt động nông nghiệp, mặt khác không
kém phần quan trọng là hạn chế phế thải nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Quá
trình lên men yếm khí được thực hiện chủ yếu bởi nhóm vi khuẩn kị khí sinh methane.

295
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG IX
TÁC NHÂN VI SINH VẬT TRONG XỬ LÝ KHÍ THẢI

9.1 NGUYÊN LÝ CỦA QUÁ TRÌNH XỬ LÝ SINH HỌC KHÍ THẢI:


Khí thải hoạt động sống của con người nói chung và khí thải công nghiệp nói
riêng có mùi khó chịu và chứa nhiều các dẫn xuất lưu huỳnh ở dạng khí như:
thiosulphate, H2S, methyl mercaptan và dimethyl sulphite.
Phân rã hiếu khí:
H2S + 2O2 → H2SO4
(CH3)2S + 5O2 → 2CO2 + H2SO4 + 2H2O
Phân rã yếm khí:
H2S + 8NaNO3 → 4Na2SO4 + H2SO4 + 4H2O + 4N2
(CH3)2S + 4NaNO3 → Na2SO4 + 2NaOH + 2H2O + 2N2 + 2CO2
Các chất này là nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của nhiều loài vi
sinh vật hiếu khí và yếm khí. Trong thực tế chúng bị phân huỷ như mô tả ở các
phương trình trên.
9. 2 CÁC HỆ THỐNG LÀM SẠCH KHÔNG KHÍ BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC:

Công nghệ sinh học đã được đưa vào áp dụng rộng rãi trong các biện pháp nhằm
bảo vệ môi trường sinh thái tránh khỏi các chất thải độc hại của các xí nghiệp công
nghiệp. Trước kia đó là nước thải công nghiệp, còn trong những năm gần đây đó là
loại khí thải công nghiệp. Trong cả hai trường hợp đó là những chất độc hại đối với
con người và các loại động vật máu nóng khác. Trong thiên nhiên có một sự phân bố
rộng rãi các vi sinh vật có vai trò to lớn trong vòng tuần hoàn của các chất hữu cơ nhờ
chúng có các hệ enzyme có khả năng thủy giải các chất độc tố rất khác nhau về mặt
cấu tạo hóa học và sau đó lại có khả năng đồng hóa các sản phẩm tạo ra trong quá trình
thủy giải, sử dụng các sản phẩm này như là cơ chất của sự trao đổi kết cấu và năng
lượng. Ngày nay người ta đã biết được phổ rất rộng các hợp chất hữu cơ thuộc các
nhóm chất khác nhau mà cơ thể vi sinh vật có khả năng phân giải. Trong thực tế người
ta đã sử dụng chủng vi sinh vật hay quần thể vi sinh vật để làm sạch môi trường xung
quanh khỏi các chất hữu cơ độc hại.

296
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Trong không khí của các thành phố công nghiệp lớn, người ta đã phát hiện tới
khoảng 150 chất hữu cơ thuộc về các chất đồng đẳng của benzol, hydrocarbons,
phenol...

Các xí nghiệp hóa học, chế tạo giấy cellulose, sản xuất sơn và công nghiệp thực
phẩm, các xí nghiệp chế biến nông sản và các tổ hợp chăn nuôi, các bể lắng nước thải
và các thiết bị xử lý chất thải đều là nguồn thải các chất độc hại có mùi hôi thối mà
thậm chí ở nồng độ không lớn đã gây ra cho con người cảm giác khó chịu làm hại sức
khỏe của cộng đồng xã hội.

Phương pháp vi sinh vật làm sạch không khí khác với các phương pháp làm sạch
hoá học và lý học bởi khả năng tiến hành của quá trình này ở nhiệt độ bình thường và
dưới áp suất khí quyển.

Có ba kiểu hệ thống làm sạch không khí bằng phương pháp sinh học:

1. Tấm lọc sinh học (Bio-filter);

2. Các thiết bị làm sạch sinh học (Bio-scrubber);

3. Các Biocreactor chứa các màng lọc polymer;

9.2.1 Tấm lọc sinh học Biofilter:

Thành phần chính của bio-filter là lớp lọc, trên đó xảy ra quá trình hấp thụ các
chất độc từ không khí bị nhiễm bẩn và sau đó phân hủy chúng bằng các vi sinh vật.
Không khí cần làm sạch được đưa vào bằng quạt gió. Người ta thường sử dụng phân ủ,
than bùn và các chất có nguồn gốc tự nhiên tương tự để làm vật liệu cho lớp lọc. Bản
thân các vật liệu nói trên có chứa những khoáng chất cần thiết để nuôi dưỡng vi
khuẩn. Thường người ta sử dụng quần thể vi sinh hỗn hợp thí dụ như “bùn hoạt tính”
chẳng hạn để làm sạch nước thải của các xí nghiệp hóa chất.

9.2.2 Các thiết bị làm sạch sinh học Bio - Scrubber:

Nguyên tắc hoạt động của các bio-scrubber khác với bio-filter ở chỗ là các chất
độc được hấp thụ bằng nước và bị phân hủy lần lượt bởi vi sinh vật nằm trong các thiết
bị khác nhau. Thành phần cấu tạo quan trọng nhất của bio-scrubber là thiết bị hấp thụ
(absorber) là nơi diễn ra sự trao đổi khối lượng chất giữa khí thải nhiễm bẩn và chất

297
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

hấp thụ. Khi thiết kế bất kỳ kiểu absorber nào người ta cũng phải đặc biệt chú ý đến
việc làm tăng diện tích bề mặt phân chia phase, là yếu tố quyết định hiệu quả của việc
hấp thụ. Bên trong absorber các chất độc và oxy di chuyển vào nước, do đó khí thoát
ra khỏi absorber sẽ ở dạng được làm sạch, còn nước thì ở trạng thái nhiễm bẩn. Sơ đồ
thiết bị lọc ở mô tả ở hình 9.1, bao gồm bộ phận thu góp (aerotank) nằm ở phần đáy
của absorber (1). Một đường ống được lắp vào bên trên aerotank để đưa khí nhiễm bẩn
vào (2). Không khí đã được làm sạch thoát ra ngoài qua lỗ số (3). Ở phần trên của bio-
scrubber lắp các màng lọc (4) và ống dẫn (5) nằm bên cạnh vòi phun (6). Nước tuần
hoàn trong hệ thống có chứa bùn hoạt tính nằm trong aerotank (1), luôn có độ pH được
duy trì ở mức cần thiết nhờ sự trợ giúp của thiết bị chuyên dụng. Hệ thống này cũng
sử dụng cả than hoạt tính, khoảng 4g/l, trộn lẫn với bùn hoạt tính. Khi thiết bị hoạt
động, không khí bẩn đi vào theo ống dẫn (2) qua các lớp màng lọc (4) tới lỗ thoát ra.
Đồng thời từ aerotank (1) bằng máy bơm theo đường ống (8) dịch lỏng tẩy rửa được
phun qua vòi phun. Khi xuất hiện dòng xoáy mạnh và đạt được các chỉ số trao đổi chất
cao, thì quá trình làm sạch khí khỏi các tạp chất độc hại sẽ được coi là đạt yêu cầu. Sự
có mặt của than hoạt tính sẽ làm tăng các chỉ số làm sạch, bởi vì một số chất độc có
mặt trong không khí sẽ hấp thụ trên lớp than và quá trình phân huỷ chúng sẽ diễn ra
trong aerotank. Các tế bào vi sinh vật tham gia vào thành phần của bùn hoạt tính và
những enzyme ngoại bào do chúng tiết ra cũng được giữ lại trên than hoat tính. Nước
sạch được cung cấp vào aerotank theo đường ống (9) đồng thời theo đường ống thoát
(10), một lượng tương ứng nước rửa cùng với bùn hoạt tính sẽ đổ vào bể lắng (12).
Khi cần thiết có thể đưa chất kết tủa từ bể lắng trở lại earotank theo (14), (15) hay đưa
ra khỏi hệ thống theo các đường (11), (13).

298
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Hình 9.1. Thiết bị làm sạch sinh học Bio - Scrubber


9.2.3. Bioreacter:
Những bioreactor có chứa các màng polymer gắn tế bào vi sinh vật (người ta còn
gọi chúng là bioreactor bọc lớp rửa) là những hệ thống làm sạch không khí tiên tiến
nhất. Việc làm sạch khỏi chất độc diễn ra cũng nhờ vào hoạt tính enzyme của các tế
bào vi sinh được cố định trên màng. Đôi khi thay thế vào chỗ các tế bào người ta cố
định enzyme lên các màng polymer nói trên. Tuy nhiên để thực hiện các quy trình
công nghệ người ta chủ yếu chỉ sử dụng các tế bào vi sinh vật cố định. Một trong
những nguyên nhân chủ yếu là do khả năng dễ dàng thâu nhận chúng với giá thành rẻ
hơn so với các chế phẩm enzyme. Ngoài ra, trong số các ưu thế về mặt công nghệ khác
phải kể tới mức độ ổn định cao của enzyme trong tế bào vi sinh vật so với enzyme
được tách ra từ tế bào, cũng như khả năng tái sinh tự nhiên cofactor của nó trong quá
trình hóa sinh xảy ra liên tục. Trong khi việc tái sinh cofactor trong trường hợp sử
dụng các chế phẩm enzyme tinh khiết trong các quy trình sản xuất lớn sẽ đòi hỏi chi
phí rất cao kèm theo các thiết bị công nghệ phức tạp.
Tuy nhiên việc sử dụng các tế bào cố định cũng có những nhược điểm cần phải
lưu ý. Có thể xảy ra những phản ứng phụ do sự có mặt trong tế bào một số lượng lớn
các enzyme khác nhau. So với chế phẩm enzyme không tan, hoạt động của enzyme
trong tế bào vi sinh vật tính trên đơn vị diện tích bề mặt của bioreactor sẽ thấp hơn.
299
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Protease có mặt trong tế bào có thể gây ra sự biến tính của enzyme, ngoài ra các tế bào
cố định cũng tạo ra sự cản trở khuếch tán bổ sung.

Dịch ngưng kết

Hình 9.2. Sơ đồ nguyên tắc hoạt động của Bioreactor


Hiện nay có một số giải pháp thiết kế đối với kiểu bioreactor đã nói ở trên, những
giải pháp này có tính đến các yếu tố có liên quan tới chế độ khai thác liên tục của các
xí nghiệp công nghiệp. Trên hình 9.2 là sơ đồ nguyên tắc mô tả phương pháp vi sinh
vật làm sạch không khí đầu tiên đã được đề nghị sử dụng. Trong quy trình công nghệ
này người ta sử dụng vi sinh vật đất, chúng được phân bố trên đất mang có chứa nước
và các muối khoáng cần thiết cho dinh dưỡng của vi sinh vật. Khi các chất hữu cơ đi
qua bioreactor, chúng bị đồng hoá bởi vi sinh vật và bị oxy hóa một phàn tới CO2 và
H2O . Hệ thống nói trên không yêu cầu tái sinh hay thay thế cho đến khi độ ẩm bên
trong hệ thống vẫn còn và việc cung cấp các chất dinh dưỡng hữu cơ cần thiết cho vi
sinh vật vẫn được duy trì. Như mô tả trên hình 9.2 hệ thống này là một kênh quạt gió,
trong đó trên bề mặt của chất mang (có thể là bọt xốp, bông thủy tinh hoặc bất kỳ vật
liệu nào có diện tích bề mặt riêng lớn) người ta cố định các cơ thể vi sinh vật. Chất
mang cùng với các vi sinh vật gắn trên đó được xếp trong container (1) có các lỗ để
khí đi qua. Container lại được xếp vào trong thiết bị chứa (4) có chứa muối khoáng.
Không khí bẩn đi qua container và sau đó đi qua thiết bị điều chỉnh không khí đến
thành phần cũng như nhiệt độ và độ ẩm cần thiết. Bộ phận chuẩn bị không khí (3)có
thể cải tiến để đốt nóng hoặc làm lạnh bằng cách cho đi qua thiết bị nhiệt ở dạng ống
xoắn (2). Cuối cùng khí sau khi được làm sạch và được đưa về các thông số cần thiết
sẽ đi vào hệ thống quạt để ra ngoài.
Trong các hệ thống hiện đại rất phổ biến các chất mang polymer ở dạng lỗ hoặc ở
dạng sợi có gắn các tế bào vi sinh vật và được sắp xếp một cách đặc biệt trong
container. Không loại trừ khả năng cố định các tế bào vi sinh vật trên chất mang vô cơ,
thí dụ trên silicagel cải biến, khi đó các tế bào vi sinh vật cố định sẽ tạo ra một lớp ép
không chặt.
Theo nguyên tắc, các tế bào vi sinh vật cố định trên chất mang được nhồi vào
thiết bị chứa container nhỏ có hình viên đạn, nước cùng muối khoáng cần thiết cho tế
bào vi sinh vật sẽ được đưa vào các containner này. Các chất cần phân huỷ có mặt
trong không khí bẩn khi đi qua lớp xúc tác sinh học sẽ phân bố giữa phase khí và màng

300
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

nước bọc các hạt xúc tác, chúng sẽ khuếch tán qua màng này và sau đó bị phân rã
trong lớp xúc tác sinh học.
Tốc độ làm sạch khí có thể bị giới hạn hoặc bởi sự khuếch tán của cơ chất từ
phase khí qua màng nước vào hạt xúc tác, hoặc bởi tốc độ phân rã của chúng do các tế
bào vi sinh vật gây ra. Tốc độ khuếch tán phụ thuộc vào bản chất và nồng độ của chất
khuếch tán ở ranh giới phía ngoài và phía trong màng nước. Còn tốc độ phân rã chúng
lại phụ thuộc vào hoạt độ của hệ enzyme ở tế bào vi sinh vật thực hiện quá trình này.
Nếu xảy ra sự phân rã toàn bộ các chất khuếch tán qua màng nước nhờ enzyme, thì
điều đó có nghĩa là quá trình này hoạt động ở chế độ khuếch tán. Điều này có thể xét
đoán theo ảnh hưởng của chất mang và nồng độ sinh khối lên khả năng phân hủy. Mức
độ biến đổi cơ chất phản ánh quá trình làm sạch khí, sẽ bị giảm khi tốc độ của dòng
khí gia tăng.
Bioreactor có lớp rửa như trên thường có chu kỳ hoạt động khoảng 5-10 ngày,
nếu như người ta bổ sung vào nước tưới lên reactor sinh học khoảng 5% bùn hoạt tính
lấy từ hồ đọng nước. Tuy nhiên việc sử dụng các vi sinh vật đã thích nghi với sự phát
triển trên các chất độc tố có trong không khí cần làm sạch, có thể làm thời hạn trên
giảm thậm chí còn vài giờ. Cùng với thời gian, độ cản khí động học của lớp xúc tác
sinh học sẽ gia tăng do sự gia tăng hàm lượng sinh khối bị giữ lại trong nó, vì thế cứ
vài tháng người ta lại phải làm sạch chất xúc tác sinh học nói trên.
Để phân huỷ với hiệu suất cao một chất hữu cơ cụ thể nào đó, thì cần phải sử
dụng bioreactor chứa các chủng chuyên biệt có hoạt tính phân hủy chất nói trên cao.
Thực tế cho thấy rằng, để thực hiện chức năng xúc tác phân hủy các hợp chất hữu
cơ cần phải có chế độ nuôi cấy riêng biệt các chủng vi sinh vật trước khi cố định
chúng. Cơ sở của chế độ nuôi cấy này là làm cho quần thể vi sinh vật thích nghi được
với một cơ chất cụ thể nào đó, điều này cần thiết bởi vì quần thể vi sinh vật trong
trường hợp này rất không đồng nhất. Có thể những khó khăn xuất hiện khi nuôi cấy vi
sinh vật trên cơ chất cụ thể, khi cơ chất là chất bay hơi không tan trong nước. Đối với
một số chất, có thể sử dụng các chất tương đồng về mặt cấu trúc để tạo ra sự thể hiện
của gen chịu trách nhiệm tổng hợp enzyme tương ứng, có nghĩa là gây ra sự cảm ứng
không đặc hiệu cho quá trình tổng hợp enzyme phân huỷ. Đồng thời phải nghiên cứu
đặc tính động học của quá trình phân huỷ trong một số trường hợp cần thiết, để chắc
chắn là không có các chất ức chế được tạo thành trong quá trình phân hủy chất nói
trên, cũng như xác định ngưỡng nồng độ hoạt động của hệ thống.
Trong vấn đề này cần thiết phải có thông tin về các tế bào bị chết không còn khả
năng tái tạo trong quá trình cố định, nếu quá trrình này tiến hành đồng thời với quá
trình polymer hóa các sợi mang. Cũng như cần phải biết được ảnh hưởng của các chất
hữu cơ tham gia vào quá trình polymer hóa lên khả năng sống sót của tế bào vi sinh
vật ở từng giai đoạn riêng biệt. Điều này cần bắt buộc khi vì lý do nào đó phải thay đổi
chế độ cố định tế bào hoặc chế độ nuôi cấy chúng.
Vì container chứa các tế bào cố định được chuẩn bị trước, cho nên phải tính đến
việc sấy khô, giữ hoạt độ của tế bào sau khi sấy, thời gian thích nghi của tế bào sau khi
đưa container vào hệ thống và sự thay đổi cho phép của số lượng tế bào còn khả năng
sống sót sau thời gian bảo quản ở các điều kiện quy định.

301
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

Phụ thuộc vào cơ chất, tế bào có thể thực hiện chức năng thủy giải, thí dụ như
esterase là enzyme cắt liên kết ester của các ester phức (như ethylacetate, butylacetate)
hoặc đồng hoá cơ chất và sử dụng chúng trong quá trình trao đổi cấu trúc hoặc năng
lượng. Cơ sở của quá trình làm sạch khí bằng phương pháp vi sinh vật dựa trên sự phát
triển của vi sinh vật khi được khuấy trộn mạnh mẽ, còn gọi là chemostate. Trong đó
người ta không quan tâm nhiều đến vấn đề là chất cần phân huỷ ở dạng dung dịch hay
dạng hơi trong phase khí có hòa tan hoặc khuếch tán vào phase nước của hệ thống khử
hay không. Khác với các bài toán cổ điển được giải quyết theo kiểu chemostate, trong
quá trình nói trên có cả các trường hợp có liên quan với nồng độ cơ chất thấp kèm theo
các yếu tố giới hạn thay đổi cũng như tốc độ phát triển thấp. Trong các tính toán và
chọn kiểu bioreactor có thể sử dụng phương trình không tuyến tính của Monod để tính
tốc độ sử dụng cơ chất.
Cơ sở lý thuyết của phương thức giải quyết nhiệm vụ đề ra là sự hiểu biết sinh
hóa và vi sinh vật về cơ chế đồng hóa các chất cần phân huỷ ở tế bào vi sinh vật. Vì
các chất này được sử dụng trong quá trình trao đổi cấu trúc và năng lượng. Do đó cần
phải biết được các thông số tính toán tối ưu cho biết phần nào của cơ chất bị oxy hóa
đến sản phẩm cuối cùng và phần nào sẽ tham gia vào trao đổi cấu trúc, có nghĩa là tạo
sinh khối. Cũng cần phải xác định bằng thực nghiệm giá trị ngưỡng của sinh khối mà
ở đó hãy còn diễn tiến quá trình diễn tiến quá trình xúc tác ở những nồng độ đã cho
của cơ chất. Hơn nữa phải chú ý là tác động xúc tác được thực hiện bởi các tế bào sống
trong quá trình hoạt động của hệ thống bioreactor. Do đó phải tính toán sao cho sự gia
tăng sinh khối luôn ở mức tối thiểu, bởi vì sự gia tăng sinh khối nói chung đều tạo nên
một sự cản trở bổ sung ở màng. Người ta đưa ra phương pháp phổ biến nhất làm
phương pháp khởi đầu để tối ưu hóa các thông số nói trên. Một trong hai phương pháp
đó là phương pháp tính theo hiệu quả kinh tế, có nghĩa là phải tính được tương quan
tối ưu giữa sự gia tăng sinh khối tối thiểu và sự tiêu tốn cao nhất cho trao đổi năng
lượng. Phương pháp thứ hai dựa trên cơ sở tính toán hệ số biến đổi cơ chất cao nhất
thành sản phẩm Ypmax theo lý thuyết oxy-hóa khử.
Những yêu cầu chủ yếu đối với các thiết bị sinh học làm sạch không khí là: đơn
giản trong vận hành, hiệu quả làm sạch, cũng như năng suất hoạt động riêng (là tỷ lệ
giữa không khí đi qua thiết bị trong một giờ và thể tích làm việc của hệ thống) cao và
độ can trở khí động học thấp.
Thiết bị làm sạch sinh học không khí phổ biến nhất là các biofilter có chi phí sản
xuất không đáng kể (vật liệu của lớp lọc rẻ và phổ biến, tiêu tốn nước, điện thấp).
Năng suất hoạt động của bioreactor cao hơn nhiều so với các thiết bị sinh học
làm sạch khí khác, vì nó có nồng độ sinh khí cao trong thể tích làm việc của reactor
nhờ sự cố định vi sinh vật trên các chất mang polymer và vô cơ. Ngoài vai trò tập
trung sinh khối, các chất mang này còn thực hiện một chức năng rất quan trọng khác là
đảm bảo diện tích bề mặt phân cách lớn giữa hai phase nước-khí. Bởi vì hiệu suất làm
sạch không khí của bioreactor ở thể tích và tốc độ dòng khí lớn sẽ bị giới hạn bởi tốc
độ khuếch tán của các chất cần loại bỏ qua màng nước bao bọc lớp sinh học, do vậy
nếu muốn gia tăng hơn nữa năng suất của bioreactor, thì có lẽ phải hoàn thiện hơn thiết
kế của bioreactor và tìm kiếm các vật liệu mới để cố định vi sinh vật nhằm tạo diện
tích bề mặt ngăn cách phase lớn.

302
Lê Xuân Phương VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Lân Dũng , Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty 2002. Vi sinh
vật học . NXB Giáo dục.
2. Nguyễn Lân Dũng VSV đất và sự chuyển hoá các hợp chất cacbon, nitơ
NXB KH và Kỹ thuật Hà Nội 1984
3. Nguyễn Đức Lượng - Công nghệ VSV tập I, II NXB Đa Quốc gia TP HCM
4. Nguyễn Đức Lượng - Công nghệ VSV tập I, II NXB Đa Quốc gia TP HCM
5. Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Quang Huy - Công nghệ xử lý nước thải và
chất thải rắn NXB KH & KT Hà Nội 2004
6. Trần Hiếu Khuê (Chủ biên) Trần Đức Hạ - Lê Hiếu Thảo - Giáo trình
các quá trình vi sinh trong các công trình cấp thoát nước. Trường Đại học Xây
dựng hà Nội 1994
7. Lê Xuân Phương - Vi sinh vật công nghiệp - NXB Xây dựng Hà Nội
8. Trần Thanh - Công nghệ vi sinh NXB Giáo dục Hà Nội 2000
9. Trịnh Thị Thanh - Độc học môi trường và sức khoẻ con người - NXB Đại
học Quốc gia Hà NỘi 2003
10. Trần Linh Thước, Phương pháp phân tích vi sinh vật học trong nước thực
phẩm và mỹ phẩm, 2002, NXB giáo dục
11. Trần Cẩm Vân - Giáo trình VSV học môi trường NXB ĐH Quốc gia Hà
Nội 2003
12. Trung tâm đào tạo ngành nước và môi trường Sổ tay xử lý nước Tập I,
II XNB Xây dựng Hà nội 1999

303
MỤC LỤC
PHẦN I : ĐẠI CƯƠNG VỀ VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG .........................1
CHƯƠNG 1 : HÌNH THÁI, CẤU TẠO VÀ CÁC ĐẶC TÍNH CƠ BẢN CỦA VSV
...................................................................................................................1
1.1 Đặc điểm chung của vi sinh vật .....................................................................2
1.2 Các nhóm vi sinh vật chính ...........................................................................5
CHƯƠNG 2 : SINH LÝ ĐẠI CƯƠNG VI SINH VẬT ...........................................59
2.1 Dinh dưỡng của vi sinh vật .........................................................................59
2.2 Trao đổi chất và trao đổi năng lượng của vi sinh vật ..................................90
2.3 Ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài đến hoạt động của vi sinh vật .................94
CHƯƠNG 3 : SỰ PHÂN BỐ CỦA VI SINH VẬT TRONG MÔI TRƯỜNG ...108
3.1 Môi trường đất và sự phân bổ của vi sinh vật trong đất ............................108
3.2 Môi trường nước và sự phân bổ của vi sinh vật trong nước .....................119
3.3 Môi trường không khí và sự phân bổ của vi sinh vật trong không khí .....122
CHƯƠNG 4 : KHẢ NĂNG CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT CỦA VI SINH VẬT
TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN .....................................126
4.1 Khả năng chuyển hoá các hợp chất cacbon trong môi trường tự nhiên ....126
4.2 Khả năng chuyển hoá các hợp chất nitơ trong môi trường tự nhiên của VSV
....................................................................................................135
4.3 K/năng chuyển hoá các hợp chất phốt pho trong môi trường tự nhiên của
VSV ............................................................................................155
4.4 K/năng chuyển hoá các hợp chất lưu huỳnh trong môi trường tự nhiên của
VSV ............................................................................................158
CHƯƠNG 5 : Ô NHIỄM VI SINH VẬT ................................................................161
5.1 Nguyên nhân của vấn đề ô nhiễm vi sinh ..................................................161
5.2 Nhiễm trùng và khả năng chống đỡ của cơ thể .........................................162
5.3 Một số vi sinh vật gây bệnh chính .............................................................168
5.4 Một số vi khuẩn gây bệnh khác..................................................................180
5.5 Vi sinh vật chỉ thị ô nhiễm ........................................................................192
PHẦN II : VSV VÀ CÁC CHẤT VỚI QUÁ TRÌNH SINH HỌC TRONG CÔNG
NGHỆ MÔI TRƯỜNG ......................................................................195
CHƯƠNG VI : CƠ SỞ SINH HỌC CỦA QUÁ TRÌNH XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG .............................................................................................195
6.1 Tình hình ô nhiễm môi trường hiện nay ....................................................195
6.2 Nguyên lý cơ bản của các quá trình ..........................................................196
6.3 Một số loại vi sinh vật sử dụng trong xử lý ô nhiễm môi trường ..............199
CHƯƠNG 7: TÁC NHÂN VI SINH VẬT TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÝ Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC .......................................................211
7.1 Vi sinh vật gây bệnh và chỉ tiêu vệ sinh về vi sinh vật trong nước cấp sinh
hoạt .............................................................................................211
7.2 Sự nhiễm bẩn nguồn nước, quá trình tự làm sạch của nước nguồn (sông, hồ)
....................................................................................................224
7.3 Các quá trình vi sinh vật trong các công trình xử lý nước thiên nhiên .....238
7.4 Các hiện tượng bất lợi do sự phát triển vi sinh vật, sinh vật trong ống dẫn,
công trình và thiết bị cấp nước, biện pháp khắc phục ...............244
7.5 Vi sinh vật với quá trình xử lý ô nhiễm môi trường nước ........................247
CHƯƠNG 8: TÁC NHÂN VI SINH VẬT TRONG XỬ LÝ CHẤT THẢI ........267
8.1 Khái niệm về chất thải ...............................................................................267
8.2 Phân loại chất thải .....................................................................................268
8.3 Khái niệm về xử lý chất thải .....................................................................268
CHƯƠNG 9: TÁC NHÂN VI SINH VẬT TRONG XỬ LÝ KHÍ THẢI ...........293
9.1 Nguyên lý của quá trình xử lý sinh học khí thải .......................................294
9.2 Các hệ thống làm sạch không khí bằng phương pháp sinh học ................293

You might also like