You are on page 1of 4

Trang Giáo dục 1

TS Bùi Trân Phượng:

“Trước tham nhũng, mình phải hiểu


“phận” làm dân!”
Mai Lan

 Ở đâu có cơ chế xin –cho, ở đó phát sinh và phát triển tham nhũng.
 Nghiêm trọng, nguy hiểm hơn nữa khi xã hội coi những hành vi tham
nhũng trở nên bình thường. Rối loạn hết mọi thang giá trị. Rối loạn nhân
cách lớp trẻ tương lai.
 Người tử tế trong giáo dục còn nhiều lắm, nhưng hiện nay họ không có
được sự ủng hộ mà họ xứng đáng nhận được từ công luận cũng như Nhà
nước.
TS. Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen đã cùng Doanh
nhân Sài Gòn mổ xẻ vấn nạn tham nhũng trong giáo dục.

 Phóng viên: Thưa, bà có sẵn lòng cùng chúng tôi bàn luận về một vấn đề
khá nhạy cảm: “Tham nhũng trong giáo dục”?
 TS Bùi Trân Phượng: Tôi nghĩ, nếu đặt vấn đề trên tinh thần yêu nước, vì sự
phát triển tri thức của cả một thế hệ trẻ, có gì chúng ta phải ngại ngùng.

Vấn nạn đã đến mức nghiêm trọng!


 Vâng. Chúng tôi xin bắt đầu câu chuyện bằng một nghiên cứu về “ tham
nhũng trong giáo dục” của các nước thuộc nhóm Utstein (gồm Anh,
Canada, Đức, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển), đã gọi nạn chạy trường, chạy
lớp, học thêm, xin điểm, mua đề thi…là tham nhũng. Là người trong
ngành giáo dục, theo bà các “tội danh” trên của giáo dục VN ở mức độ
nào?

Tôi không đánh giá được mức độ theo nghĩa số tiền. Vì, vừa qua UB Phòng
chống Tham nhũng Trung ương, và một tổ chức của Thụy Điển đã mở một
cuộc điều tra trong phụ huynh học sinh, ai cũng thừa nhận là có tham gia ít
nhiều vào các “tội danh” trên, nhưng không ai chịu nói mức độ “cúng” là bao
nhiêu. Song, tôi thấy những vấn nạn trên là cực kỳ nghiêm trọng. Bởi lẽ, mức
độ phổ quát lớn, đa phần ai có con đi học đều dính líu; Các vấn nạn trên, có
vẻ trở nên bình thường trong xã hội, đến mức người ta không cảm nhận được
mình đang tham gia vào việc tham nhũng; Và cũng không ai dám nói sự thật.
Tôi nhấn mạnh: muốn chống tham những trong giáo dục, phải phi
thiêng liêng hóa GD.
 Bà có thể giải thích rõ hơn cụm từ “phi thiêng liêng hóa giáo dục” ?

Chúng ta hay nói ra rả về truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Bây giờ nên bớt
thiêng liêng hóa truyền thống này. Bởi, bây giờ người ta chỉ hay bày tỏ “tôn
sư” bằng hình thức quà cáp, chạy chọt, học thêm…, chứ không hiểu suy nghĩ
thật của học trò về thầy cô giáo của nó, kinh khủng lắm. Hàng ngày các em
đối diện với sự thật “tầm thường” trong quan hệ thầy-trò, các em sẽ bị rối
loạn trong nhận thức giữa cái hư ảo và thực tế. Gia đình tôi cũng 5,6 đời làm
giáo dục. Tôi hiểu, rất nhiều giáo viên đáng kính trọng, nhưng trong cái nhiễu
nhương hôm nay họ bị trộn lẫn, bị mờ khuất, đau lòng lắm. Việc thể hiện tình
nghĩa thầy trò, dù chỉ bằng một món quà dễ “ lập lờ đánh lận con đen” giữa
sự kính trọng, biết ơn thật với sự hối lộ. Thế giới không ai kính trọng thầy cô
giáo kiểu mình cả.

 Tức là, bà cho rằng tham nhũng trong GD VN là có thật , và nó ngày càng
trở nên tinh vi hơn?

Tham nhũng có trong hầu hết các ngành, tại sao giáo dục lại miễn nhiễm?
Nguyên nhân cơ bản, bắt nguồn từ cơ chế xin –cho. Nếu nói quyền đi học là
quyền trẻ em, song thực tế không phải vậy. Chúng ta phải cung ứng cho các
em các trường có chất lượng đồng đều – tôi nhấn mạnh - ở mọi địa phương.
Chí ít, phải phấn đấu để chất lượng giáo dục (và chi phí, nếu có) ở các trường
phổ thông công lập là tương đối đồng đều nhất có thể; nền giáo dục lành
mạnh nào cũng phải nhằm tạo tối đa công bằng cơ hội học tập cho dân, vì lợi
ích của cả cộng đồng. Song, giáo dục phổ thông đã sai lầm, nhất là ỏ TP
HCM, cố tình có trường hay trường dở, cố tình có lớp chọn lớp chuyên, trách
gì phụ huynh không phải chạy trường. Chính cơ chế tạo ra tham nhũng. Khi
con tôi bắt đầu vô cấp một trường công, giáo viên đưa một biểu mẫu hỏi thăm
dò hoàn cảnh phụ huynh, nào là con thứ mấy…. Tôi vui lắm, vì ngỡ nhà
trường quan tâm đến từng học sinh. Cuối biểu mẫu là câu hỏi: Phụ huynh có
thể đóng góp gì cho trường? Tôi hớn hở ghi vào: hứa tham gia cùng trường
dạy con học tốt. Con nộp cho cô, cô nói tôi ghi sai ý, thiếu ý rồi. Đóng góp
này là …vật chất mà. Tôi chống lại xu thế này không hề dễ chịu chút nào, con
tôi đã phải chịu áp lực lớn. Ngay trong trường ĐH Hoa Sen này, tôi bảo đảm
sự trung thực, ai sai sẽ bị xử lý, nhưng tôi cũng biết giữ được kỷ luật này là
cực khó, khi xã hội tràn lan điều tệ hại.

Đâu có cơ chế xin-cho, đó có tham nhũng!

 Trong những năm gần đây, học phí các trường liên tục tăng, thế nhưng có
vẻ sự chuyển biến không rõ nét. Cụ thể Bộ GD-ĐT vùa kiểm định chất
lượng 20 trường ĐH top đầu VN và “không có ĐH nào đạt chất lượng”.
Theo nghiên cứu của các nước Utstein, “ Nếu ngân sách GD tăng, mà xã
hội, trước hết là học sinh- giáo viên không được hưởng trực tiếp thì sẽ là
thất thoát, tham nhũng”. Có mối liên hệ nào giữa thực trạng VN và nhận
định trên?
Tôi hiểu cảm nhận đó của xã hội. Tôi cũng không đồng ý với chất lượng giáo
dục hiện nay. Nhưng, tôi không hoàn toàn đồng ý đánh giá: tiền tăng, chất
lượng không tăng. Cơ sở vật chất trường lớp những năm sau này khá hơn chứ.
Điều đó, cách nào đó cũng giúp phần nào cho chất lượng dạy học. Còn, Nhà
nước, nhân dân đầu tư bao nhiêu cho cho giáo dục, ai đó có “ăn” không, mức
độ nào, tôi không biết được.

 Một câu hỏi tế nhị: Vừa qua, hàng loạt ĐH tư mở ra, với những “nhếch
nhác” về cơ sở vật chất cũng như chất lượng giảng dạy. Dư luận xã hội đặt
ra nhiều nghi vấn: có hay không “nạn đút lót” để mở trường. Bà nghĩ sao?

Tôi trả lời không cần dè dặt: ở đâu có cơ chế xin –cho, ở đó phát sinh và phát
triển tham nhũng. Chừng mực nào đó, xã hội kinh hoàng với nghi vấn “ anh
mở trường chắc phải đút lót”. Ủa, ngành nào mà không phải đút lót? Xin chỗ
học cho con, còn phải hối lộ, huống chi… Công luận chỉ cần quan sát thì khắc
hiểu tại sao có những nghịch lý như “ba không” (không trường, không thầy,
và cả… không trò, vì một số trường được cấp chỉ tiêu mà có tuyển sinh được
đâu!) vẫn được cấp phép. Mình phải hiểu “phận” làm dân! Muốn chống tham
những phải sửa từ cơ chế, đi tra gạn người dân thì có giải quyết được gì.

 Tham nhũng trong giáo dục sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy: dân nghèo bỏ học,
chất lượng giảng dạy thấp, làm sâu thêm bất bình đẳng giàu-nghèo, một xã
hội không còn dựa trên cơ sở tài năng…. Những nội dung này, tùy mức độ
đều có tại VN, phải không thưa bà?

Đúng. Và nghiêm trọng, nguy hiểm hơn nữa khi xã hội coi những hành vi
tham nhũng trở nên bình thường. Rối loạn hết mọi thang giá trị. Rối loạn nhân
cách lớp trẻ tương lai.

Người làm giáo dục tử tế còn nhiều lắm


 Nguyên nhân của vấn nạn tham nhũng trong giáo dục?

Như tôi nói ở trên, do cơ chế xin- cho, do chính sách sai lầm trong giáo dục.
GD phổ thông phải đem lại tri thức đồng đều cho mọi học sinh, nhưng chúng
ta đã kéo dài thời gian quá lâu tình trạng chất lượng trường này hơn trường
kia, với lập luận : nhu cầu của phụ huynh học sinh và sự đóng góp của họ.
 Nghiên cứu của nhóm nước Utstein đã chỉ ra rằng: nguyên nhân đưa tới
tham nhũng trong GD thuộc về sự thiếu năng lực (bất tài) của các tác nhân
chủ chốt (lãnh đạo) và sự không thích họp của hệ thống GD. Bà nghĩ sao
về nhận định này?

Tôi đồng ý.

 Cuối cùng, chúng tôi xin kết thúc câu chuyện cũng bằng một câu hỏi tế
nhị: Vừa qua, trên VietNamNet nhà văn Dạ Ngân có đề cập tới hiện tượng
“tị nạn giáo dục” của một bộ phận SV-HS Việt Nam. Nhà văn đã gay gắt:
“Đừng có mà đùa dai với truyền thống hiếu học của người Việt. Sẽ còn đi
nhiều, di trống rỗng, đi bằng hết, nếu những người cầm trịch của chúng ta
không giật mình, thì sẽ không cứu vãn được làn sóng tị nạn này đâu”. Là
nhà giáo, nghe điều này, bà có bức xúc, có buồn không?

Tôi nghĩ rằng, chị Dạ Ngân nói về hiện tượng “tị nạn giáo dục” là có thật. Nó
do sự mâu thuẫn giữa: một bên là hiện trạng giáo dục còn bất cập, một bên là
khát vọng tri thức của phụ huynh và học sinh. Với một xã hội mở bây giờ,
phụ huynh có đủ thông tin để làm điều đó. Họ cũng xót lòng lắm khi phải đẩy
con mình ra nước ngoài học ở độ tuổi phổ thông “ăn chưa no, lo chưa tới”,
nhưng họ nghĩ đó là lựa chọn tốt cho con họ. Tuy nhiên, tôi nghĩ với tư cách
của một người làm giáo dục: người tử tế trong giáo dục còn nhiều lắm, nhưng
hiện nay họ không có được sự ủng hộ mà họ xứng đáng nhận được từ công
luận cũng như Nhà nước.
 Xin cám ơn bà.

BOX
Một khảo sát mới đây của Thanh tra chính phủ tại 3 thành phố lớn Hà Nội , Đà
Nẵng, TPHCM, cho thấy:
 71% phụ huynh cho rằng bỏ tiền để xin con em vào trường tốt học trái tuyến
là bình thường.
 Trên 40% số hộ gia đình chi từ 10% trở lên trong tổng thu nhập cho học thêm
của 1 trẻ.
 Hơn 80% phụ huynh cho rằng việc nhà trường và các thầy cô giáo tổ chức
dạy thêm là "bình thường".
 Đối với vấn đề tuyển sinh đầu cấp, 20% tỷ lệ học sinh học trái tuyến, tỷ lệ
học sinh học trái tuyến trong lớp chiếm 19%, cá biệt có lớp là 83%. Có tới
67% phụ huynh cho rằng việc phải bỏ tiền để xin cho con vào trường tốt là
bình thường. Thậm chí, có trên 61% phụ huynh chấp nhận bỏ thêm chi phí để
xin cho con vào trường tốt, kể cả trường đúng tuyến.

You might also like