You are on page 1of 3

Cholesterol xấu, cholesterol tốt

Khái quát về cholesteron

Hầu như,ai cũng đã từng nghe nói đến cholesterol và biết rằng sự dư thừa của nó trong cơ
thể có hại cho sức khỏe.Cholesteron thuộc loại lipid đơn giản, là một chất béo steroid, có ở
màng tế bào của tất cả các mô trong cơ thể, và được vận chuyển trong huyết tương của mọi
động vật. Hầu hết cholesterol không có nguồn gốc từ thức ăn mà nó được tổng hợp bên
trong cơ thể. Cholesterol hiện diện với nồng độ cao ở các mô tổng hợp nó hoặc có mật độ
màng dày đặc, như gan, tuỷ sống, não và mảng xơ vữa động mạch. Cholesterol đóng vai trò
trung tâm trong nhiều quá trình sinh hoá, nhưng lại được biết đến nhiều nhất do liên hệ đến
bệnh tim mạch gây ra bởi nồng độ cholesterol trong máu tăng.

Cấu tạo của cholesteron

II. Nguồn gốc cholesteron trong cơ thể:


Từ hai nguồn:
2.1. Ngoại sinh (chiếm 40%): từ thức ăn.
2.2. Nội sinh (chiếm 60%): cơ thể có thể sản xuất trực tiếp
• Tất cả các tế bào cơ thể đều có thể sản xuất cholesterol.
• Gan là nhà máy chính.
• Chuyển biến từ tiền chất của cholesterol: acid mevalonique.
- Cholesterol kết hợp với một acid béo để tạo thành 1 ester, được gọi là cholesterol ester
hóa. Trong cơ thể, cholesterol ester hóa lớn gấp 2 lần cholesterol không ester hóa.
- Cholesterol được đào thải tự nhiên một phần qua gan (dưới dạng sản xuất mật), một phần
qua phân.

III. Tính chất


Theo cơ chế hoạt động, cholesteron và các loại chất béo khác không thể hoà ta trong máu.
Do đó, chúng được vận chuyển đến các tế bào bằng phương pháp đặc biệt nhờ "lipoprotein".
Hầu hết, cholesteron vào ruột thông qua thức ăn, đến gan sẽ sản xuất ra mật. Trong thời
gian tiêu hoá thức ăn, một nửa trong số đó sẽ hấp thụ vào ruột, tiến thẳng vào máu. Một
phấn nhỏ khác không đáng kể sẽ định vị và hấp thụ ở ruột. Theo thời gian cholesteron dần
hấp thụ bên trong thành động mạch làm chậm quá trình đưa máu về tim, lão. Về mặt hóa
học, cholesteron trông giống như mỡ, được tìm thấy trong máu và các tế bào trong cơ thể.
Chúng giữ một vai trò quan trọng của sưc khoẻ, vì đựoc dùng để tạo ra các màng tế bào và
nhiều loại hormon khác nhau. Tuy nhiên, nếu trong máu có quá nhiều cholesteron có hại sẽ
dễ dẫn đến hiện tượng đột quỵ, đồng thời chúng cũng là thủ phạm gây ra các chứng xơ vữa
động mạch, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tai biến mạch máu lão.
Thật ra bản thân cholesteron không phải là kẻ thù gây nguy hiểm đối với cơ thể chúng ta.
Chỉ khi nào lượng cholesteron có hại trong máu tăng cao quá mức bình thường thì chúng sẽ
gây hại cho cơ thể. Ngược lại cholesteron có lợi còn có tác dụng tốt trong việc vận chuyển
bớt các cholesteron từ máu về gan, nên có thể chống xơ vỡ.
Cholesterol kém tan trong nước, nó không thể hòa tan và di chuyển ở dạng tự do trong
máu. Thay vào đó, nó được vận chuyển trong máu bởi các lipoprotein; đó là các "va-li phân
tử" tan trong nước và bên trong mang theo cholesterol và mỡ. Các protein tham gia cấu tạo
bề mặt của mỗi loại hạt lipoprotein quyết định cholesterol sẽ được lấy khỏi tế bào nào và sẽ
được cung cấp cho nơi đâu?
Lipoprotein lớn nhất, chủ yếu vận chuyển mỡ từ niêm mạc ruột đến gan, được gọi là
chylomicron. Chylomicron có thành phần giàu triglyceride. Chúng chuyên chở triglyceride và
cholesterol (từ thức ăn và đặc biệt là cholesterol được tiết từ gan vào mật) đến các mô như
gan, mỡ và cơ vân. Tại các nơi đó, lipoprotein lipase (LPL) thuỷ phân triglyceride trong
chylomicron thành acid béo tự do; các acid béo này được dùng để tổng hợp lipoprotein tỉ
trọng rất thấp (VLDL) ở gan hoặc được oxi hoá sinh năng lượng ở cơ hoặc được dự trữ ở mô
mỡ. Chylomicron sau khi mất triglyceride trở thành các hạt còn lại (chylomicron remnant)
và được vận chuyển đến gan để được xử lí tiếp.
VLDL là lipoprotein tương tự như chylomicron, có thành phần triglyceride cao. VLDL được
tổng hợp từ acid béo tự do có nguồn gốc từ chuyển hoá chylomicron ở gan hoặc nội sinh.
Triglyceride của VLDL bị thuỷ phân bởi lipoprotein lipase mao mạch để cung cấp acid béo
cho mô mỡ và cơ. Phần lipid còn lại gọi là lipoprotein tỉ trọng trung gian (IDL). Sau đó IDL
chuyển thành lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL) bởi tác dụng của lipase gan hoặc được gan bắt
giữ qua thụ thể LDL.
Các hạt LDL chuyên chở phần lớn lượng cholesterol có trong máu, cung cấp cholesterol cho
tế bào. Thụ thể LDL ở tế bào ngoại biên hoặc gan bắt giữ LDL và lấy nó ra khỏi máu. Tế bào
ngoại biên dùng cholesterol trong LDL cho cấu trúc màng cũng như để sản xuất hormone.
LDL là lipoprotein tạo xơ vữa động mạch; nồng độ LDL cao liên hệ với tăng nguy cơ bệnh
tim mạch. Các hạt LDL đặc, nhỏ chứa nhiều cholesterol ester (phenotype B) được cho là có
tính sinh xơ vữa động mạch cao hơn do nhạy cảm với các thay đổi oxy hoá và vì vậy có độc
tính cho nội mạch so với các hạt LDL lớn, rộng (phenotype A). Ở người khoẻ mạnh, các hạt
LDL có kích thước lớn và số lượng ít. Ngược lại, nếu có nhiều các hạt LDL nhỏ sẽ dẫn đến
nguy cơ xơ vữa động mạch.
Các hạt lipoprotein tỉ trọng cao (HDL) được tổng hợp và chuyển hoá ở gan và ruột. HDL sơ
khai lấy cholesterol từ mô ngoại biên; quá trình này được hỗ trợ bởi men lecithin:cholesterol
acyltransferase (LCAT) trong hệ tuần hoàn qua phản ứng ester hoá cholesterol tự do. Khi
cholesterol được ester hoá, nó tạo gradient nồng độ và hút cholesterol từ mô ngoại biên và
từ các lipoprotein khác và trở nên ít đặc hơn. Đồng thời, protein di chuyển cholesterol ester
(cholesterol ester transfer protein) lại mang cholesterol ester từ HDL sang VLDL, LDL và một
phần nhỏ hơn sang chylomicron, làm giảm gradient nồng độ và cho phép triglyceride di
chuyển theo chiều ngược lại, từ đó làm giảm ức chế LCAT do sản phẩm. Vì vậy, phần lớn
cholesterol ester được tạo bởi LCAT sẽ được vận chuyển về gan qua phần còn lại của VLDL
(IDL) và LDL. Đồng thời, HDL giàu triglyceride sẽ giải phóng triglyceride ở gan khi bị bắt giữ
hoặc khi triglyceride được thuỷ phân bởi lipase gan nhạy cảm heparin (heparin-releasable
hepatic lipase). Số lượng các hạt HDL to càng nhiều thì hệ quả sức khoẻ càng tốt; và ngược
lại, số lượng này càng ít thì càng có nguy cơ xơ vữa động mạch. (Các xét nghiệm lipid
truyền thống không cho biết được kích thước và số lượng của các hạt LDL và HDL.)
Tómϖ lại, cholesteron tồn tại ở 2 dạng: Cholesteron “xấu” và cholesteron “tốt”
¬ Cholesteron “xấu” là cholesteron có tỷ trọng thấp (LDL-c: Low Density Lypoprotein-
cholesteron) Vì LDL có vai trò chuyên chở cholesterol từ gan đi khắp cơ thể mà các tiểu thể
LDL-c lại dễ dàng bị oxy hóa.Các gốc tự do được sinh ra trong quá trình oxy hóa này sẽ:
• Tăng ngưng tụ tiểu cầu.
• Kích thích tăng sinh cơ chơn thành mạch.
• Các LDL-c bị oxy hóa bị các đại thực bào bắt giữ, tạo nên các tế bào bọt, tích tụ thành
mảng đeo bám vào thành động mạch…góp phần gây chật hẹp lòng mạch,mất tính đàn hồi.
Và khi có quá nhiều LDL-c trong máu nó có thể tích tụ từ từ ở trong thành các động mạch
nuôi tim và não. Nếu các tế bào của cơ thể không thu nhận thì cholesteron thừa trong máu
sẽ tích tụ và tạo thành xơ vữa trong lòng động mạch.nếu cục huyết khối tạo ra và làm tắc
nghẽn một động mạch đã bị hẹp sẵn, có thể gây ra một cơn đau tim,tai biến mạch máu lão
hay đột quỵ.
Cholesteron “tốt” là cholesteron có tỷ trọng cao (HDL-c: High¬ Density Lipoprotin-
cholesteron). Vì HDL được tổng hợp tư gan và ruột non, có nhiệm vụ thu dọn, chuyên chở
cholesteron dư thừ không cần thiết từ các mô trở về gan để phần lớn biến đổi thành acid
mật bài tiết theo mật ra khỏi cơ thể.Như vậy HDL sẽ giúp làm giảm nguy cơ đau tim và
giảm nguy cơ gây xơ vữa động mạch.Nhưng nếu nồng độ HDL thấp (dưới 40 mg/dL) cũng
làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch.
Chính vì thế khi tỷ lệ LDL/HDL lớn → nguy cơ tích tụ cholesterol nhiều ở thành mạch gây xơ
vữa động mạch do thiếu HDL không vận chuyển được cholesterol về gan.
Nếu LDL càng lớn → nguy cơ bị xơ vữa động mạch càng lớn. Ngược lại nếu HDL càng lớn thì
xơ vữa động mạch càng thấp. Khi tỷ lệ LDL/HDL > 5 thì nguy cơ bệnh mạch vành càng
tăng.
Trong cơ thể, hầu hết cholesterol huyết thanh là LDL-C, do đó khi cholesterol toàn phần
tăng thì cũng là biểu hiện nguy cơ của bệnh mạch vành

Giới hạn chuẩn và giới hạn được cho là tốt củaϖ cholesterol máu:
Giới hạn chuẩn (mmol/I) Giới hạn tốt (mmol/I)
Cholesterol toàn phần 3,5 – 7,8 < 5,2
LDL – cholesterol 2,3 – 6,1 < 4,0
HDL – cholesterol 0,8 – 1,7 > 1,15

Hoặc:
Xếp loại cholesterol toàn phần, HDL-C, LDL-C (mg/dl):

LDL-cholesterol (mg/dl) Xếp loại


< 100 Thích hợp
100 – 129 Vừa phải
130 – 159 Hơi cao
160 – 189 Cao
≥ 190 Rất cao
Cholesterol toàn phần (mg/dI)
< 200 Thích hợp
200 – 239 Hơi cao
≥ 240 Cao
HDL-cholesterol (mg/dI)
< 40 Thấp
40 – 60 Thích hợp
≥ 60 Cao
IV. Kêt luận:
Mặc dù mang tiếng xấu nhưng cholesteron là phân tử rất cần thiết cho sự sống, nó là thành
phần quan trọng của màng tế bào, nó giúp tính lỏng của màng ổn định trong khoảng dao
động nhiệt độ rộng hơn. Nó xây dựng bộ khung tế bào, can thiệp vào sự sản xuất mật.
Nhóm hydroxyl trên phân tử tương tác với đầu phosphate của màng còn gốc steroid và
chuỗi hydrocarbon gắn sâu vào màng. Nó là tiền chất chính để tổng hợp vitamin D, nhiều
loại hormone steroid, bao gồm cortisol, cortisone, và aldosterone ở tuyến thượng thận, và
các hormone sinh dục progesterone, estrogen, và testosterone. Các nghiên cứu gần đây cho
thấy cholesterol có vai trò quan trọng đối với các synapse ở não cũng như hệ miễn dịch, bao
gồm việc chống ung thư.

You might also like