You are on page 1of 3

Khủng hoảng lương thực đang đe dọa Châu Á 1 of 3

Khủng hoảng lương thực đang đe doạ châu Á

02/06/2011
Nguồn: Michael Richardson, Japan Times Online
02/03/2011, http://bit.ly/hmC6EA
Diên Vỹ, x-cafe.org, chuyển ngữ

Liệu châu Á đang ở bờ vực của một cơn khủng hoảng lương thực mới, sẽ làm
lạm phát chất chồng, gây bất ổn cho an ninh và chính trị?

Một số diễn tiến mới nhất cho thấy đúng như thế. Nhiều quốc gia châu Á - bao
gồm những nền kinh tế lớn nhất vừa nổi lên như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia -
hiện đang chiến đấu để ngăn chặn giá cả đang tăng vọt của một số mặt hàng
lương thực.

Bộ Nông nghiệp Nhật, quốc gia nhập khẩu lúa mì lớn thứ nhì châu Á, vừa qua đã
đưa ra tín hiệu rằng sẽ dự định tăng giá cho những nhà máy bột mì ngay trong
tháng này. Quyết định này theo sau việc thời tiết tàn phá vụ mùa lúa mì tại Úc và
Bắc Mỹ, nguồn cung cấp chủ yếu bột mì cho Nhật, được dùng để làm bánh, mì
sợi, bánh bao và bánh qui.

Tại châu Á, thời tiết xấu, chất lượng đời sống nâng cao, nhu cầu ngày càng nhiều
đặc biệt là với thịt từ gia súc ăn hạt, và thiếu đầu tư vào nông nghiệp, đều góp
phần vào việc lạm phát giá cả thực phẩm. Tỉ giá tiền lãi thấp cũng có thể đang
góp phần vào việc này, khi các nhà đầu tư dùng tiền lãi thấp để trao đổi các mặt
hàng nông sản và năng lượng, khiến giá cả tăng cao hơn.

Nếu không ngăn chặn, điều này có thể gây ảnh hưởng đến thói quen của người
tiêu dùng châu Á, hiện đang dẫn đầu quá trình phục hồi kinh tế thế giới. Pháp,
hiện đang là chủ tịch năm nay của nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất, nói rằng ưu tiên
của nhóm là thảo ra một câu trả lời chung đối với "tính bất ổn quá mức" trong giá
cả lương thực và năng lượng.

Giá cả lương thực tăng cao đã tạo ra mối lo về sự lặp lại cơn hỗn loạn toàn cầu
trong giai đoạn 2007-2008, khi giá gạo và lúa mì, hai mặt hàng lương thực chủ
lực nhất của châu Á đã tăng vọt. Giá gạo đã tăng gấp ba trong sáu tháng cho đến
tháng Nam 2008, khiến một số quốc gia xuất khẩu đã giới hạn việc bán gạo ra
nước ngoài để bảo đảm đủ lương thực tiêu thụ trong nước.

Gạo là phong vũ biểu chính trị chủ chốt trong những nước đang phát triển, nơi
nó đang là loại lương thực chủ yếu của hơn 3 tỉ người, hơn phân nửa dân số toàn
cầu. Có khoảng 90% lượng lúa được trồng tại châu Á.

Khi giá gạo tăng gấp ba trong năm 2008, Ngân hàng Thế giới đã dự đoán rằng
đã có thêm 100 triệu người bị đẩy vào mức đói nghèo.

Những nước đông dân như Bangladesh và Indonesia hiện đang nhập khẩu một
lượng gạo lớn để dự trữ. Vừa qua Indonesia đã làm thị trường bất ngờ khi mua 820
nghìn tấn gạo từ Thái Lan, gấp bốn lần số lượng dự tính ban đầu trong việc chạy
đua nhằm đạt được tổng số 1,5 triệu tấn gạo mua vào cuối tháng tới.

Tình trạng nguồn lương thực có vẻ bấp bênh này đã khiến Tổ chức Lương thực
và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (FAO) phải kêu gọi các chính phủ vào ngày
26 tháng Giêng không nên lặp lại sai lầm trong quá khứ bằng cách có hành động
làm vấn đề thêm nghiêm trọng.

"Ví dụ như việc giới hạn xuất khẩu bởi những quốc gia thặng dư sản lượng lương
thực, đã làm trầm trọng thêm tình trạng thị trường lương thực thế giới trong

Khủng hoảng lương thực đang đe dọa Châu Á 1 of 3


Khủng hoảng lương thực đang đe dọa Châu Á 2 of 3

cuộc khủng hoảng 2007-2008," Richard China, giám đốc cơ quan Chính sách và
Chương trình Phát triển và Hỗ trợ của FAO nói.

Ông nói thêm rằng cơ quan của ông tham vấn mạnh mẽ chống lại những biện
pháp trên vì "chúng thường tác động thêm bất ổn và gián đoạn trên thị trường
thế giới và khiến giá cả trên toàn cầu tăng thêm, trong khi ép giá thị trường
trong nước, làm giảm việc khuyến khích sản xuất thêm lương thực."

Giá cả lương thực trên thế giới đã tăng 25% trong năm ngoái và đạt ở mức kỷ
lục vào tháng Mười hai, qua giá cả cao của đường, ngũ cốc và dầu hạt. Tuy nhiên,
viễn cảnh nguồn cung cấp của gạo và lúa mì hiện nay ở châu Á đặc biệt có vẻ tốt
hơn hơn so với cơn khủng hoảng lương thực trước đây, ít nhất là trong thời gian
ngắn.

Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giói, đã cam kết giữ luợng xuất khẩu
trong năm 2011 lên đến 9,5 triệu tấn, sau khi đã xuất khẩu 9 triệu tấn vào năm
2009. Philippines, nước nhập khẩu gạo lớn nhất trên thế giới vào năm ngoái, nói
rằng họ sẽ cắt lượng gạo nhập khẩu còn một nửa so với lượng mua kỷ lục vào
năm 2010, làm giảm bớt thêm những lo ngại về một thị trường gạo thắt chặt
trong năm nay.

Sản xuất gạo và các kho dự trữ đệm của các quốc gia tại châu Á tăng cao hơn so
với ba năm trước. Vừa qua FAO báo cáo rằng lượng gạo thu hoạch trong năm
2010 được tiên đoán sẽ đạt mức kỷ lục với 627 triệu tấn, tăng 2,1% so với năm
2009. Tiến triển này chủ yếu là do việc thu hoạch tốt hơn tại Ấn Độ và
Philippines.

FAO nói rằng dự đoán sớm về thu hoạch lúa mì trong năm 2011 cho thấy sản
lượng sẽ bằng năm 2010, vốn chiếm đến 224 triệu tấn. Đây cũng là một kỷ lục
mặc dù cơn hạn kéo dài ở vành đai ngũ cốc của Trung Quốc có thể làm giảm sản
lượng lúa mì ở châu Á.

Lũ lụt tàn phá vụ mùa lúa mì ở Úc và một dự đoán cắt giảm xuất khẩu ngũ cốc
sang châu Á đang góp phần làm tăng thêm lo ngại về an ninh lương thực.
Indonesia là một thị trường chính của lúa mì Úc.

Hơn nữa, tỉ lệ tăng cường sản xuất gạo lẫn lúa mì ở châu Á đã không theo kịp tỉ
lệ tăng trưởng dân số. Kế quả là giá cả tăng cao so với bình thường. Trong hai
tuần đầu của tháng Giêng, giá xuất khẩu chuẩn trung bình của Thái Lan là 546 đô
la một tấn, thấp hơn 9% so với năm trước và 43% so với đỉnh điểm của giữa năm
2008.

Với giá trung bình la 330 đô la một tấn trong nửa đầu tháng Giêng, giá chuẩn
lúa mì của Hoa Kỳ tăng khoảng 50% so với một năm trước, mặc dù vẫn dưới mức
cao kỷ lục của tháng Tám 2008 31%.

Học viện Nghiên cứu Gạo Quốc tế (IRRI) đặt tại Philippines nói rằng cần phải
giảm giá gạo xuống khoảng 300 đô la một tấn, một mức độ cho phép 200 triệu
nông trường lúa của châu Á có thể thu được lợi nhuận mà vẫn giữ giá gạo có thể
xoay trở được đối với giới tiêu thụ nghèo.

IRRI nói rằng để đạt được mục tiêu này, cần phải sản xuất thêm từ 8 đến 10
triệu tấn gạo hàng năm trong mỗi năm của giai đoạn dài 20 năm.

Đây là một thách thức lớn. Nó có thể đạt được bằng hai cách, bằng việc tăng
cường sản lượng của các quốc gia sản xuất gạo và bằng việc mở rộng vòng tròn
nhỏ bé của giới xuất khẩu gạo.

Khủng hoảng lương thực đang đe dọa Châu Á 2 of 3


Khủng hoảng lương thực đang đe dọa Châu Á 3 of 3

Tăng cường sản xuất ở địa phương liên quan đến việc phát triển năng xuất, xây
dựng những công trình thuỷ lợi để biến vùng đất canh tác lúa dựa vào lượng mưa
vốn chỉ sản xuất một vụ mỗi năm trở thành hệ thống hai hoặc ba vụ mùa mỗi
năm, và biến đất hiện đang dùng để cho những hoạt động nông nghiệp khác
thành đất canh tác lúa.

Hiện tại, chỉ có bốn quốc gia châu Á - Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ và Pakistan -
chiếm khoản 70% lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới. Hoa Kỳ chiếm thêm 12%.

Ở châu Á, chỉ có Camboida và Miến Điện dường như có đủ đất thích hợp để trở
thành những nhà xuất khẩu gạo thặng dư. Bên ngoài châu Á, tiềm năng chủ yếu
để sản xuất thêm gạo là Nam Phi và châu Phi.

Dù việc tăng cường sản lượng gạo được đạt bằng cách nào đi nữa, nó cũng sẽ
góp phần quan trọng vào tình trạng an ninh lương thực ở châu Á.

Khủng hoảng lương thực đang đe dọa Châu Á 3 of 3

You might also like