You are on page 1of 1

Chào em!

Xin lỗi vì đã trả lời thư em trễ!


Phần hỏi của em sẽ có màu xanh, phần trả lời của cô sẽ có màu đỏ nhé!

Và trong sách có một bài ví dụ như sau: 23x-32y=1 (1)


Áp dụng thuật toán Euclide:
32=1*23+9
23=2*9+5
9=1*5+4
5=1*4+1
4=1*4+0
Chú ý đến phần dư trong phép chia là 9,5,4,1. Sử dụng lại:
1=5-1*4=5-1*(9-5)=2*5-9=2(23- 2*9)-9= 2*23- 5*9= 2*23- 5(32-
1*23)= 7*23- 5*32 (3)
>x=7 và y=5 là một nghiệm của pt
32 và 23 là hai số nguyên tố cùng nhau. Từ pt ta suy ra mọi ước chung
của 32 và 23 cũng nhất thiết phải là ước số của 1. Nhận xét này đưa
đến việc tìm được nghiệm tổng quát của (1). Nếu (x,y) là một nghiệm
bất kì của (1), từ (1) và (2) suy ra:
23(x-7)=32(y-5) (Tại sao? theo em nghĩ là 23(x-7)-32(y-5)=0 mới suy ra được
vậy)
Từ (1) và (3) ta có 23x - 32y = 1 = 23.7 - 32.5 . Sau khi chuyển vế ta được 23x -
23.7 = 32y - 32.5 hay 23(x-7) = 32(y-5).

Phần giải thích tiếp theo hình như em đánh máy nhầm 1 chút xíu
Do (23,32)=1, từ (3) suy ra 32 là ước số của x-7 , hay x-7=32k với k
là số nguyên, từ đó y-5=32k (y-5 = 23k chứ!). Vậy x=7+32k,
y=5+32k (tương tự y=5+23k), với k là số nguyên bất kì.
Còn phương pháp Ngốc của nhà toán học "Hoa La Canh " thì cô chưa đọc qua
(chỉ mới nghe nói thôi!)
Về Định Lý phần dư Trung Hoa em có thể đọc thêm trong cuốn "Số Học và
Thuật Toán" của GS Hà Huy Khoái. Sách này hình như có bán ở nhà sách
Nguyễn Văn Cừ hoặc bán ở Thư quán của trường ĐH KH Tự Nhiên
Em áp dụng lại thử coi có chỗ nào chưa ổn không nhé! nếu vẫn chưa áp dụng
được thì em mail cho cô tiếp nhé!
Chúc em luôn vui và học tốt!

You might also like