You are on page 1of 3

ĐỀ ÔN TẬP HSG

Câu 1. Oxit Y có công thức MO. Trong phân tử của Y phần trăm theo khối lượng của M là 42,86%. Phát biểu
đúng khi nói về Y là.
A. Khí Y không độc, không gây ô nhiễm không khí. B. Y tan nhiều trong nước.
C. Y là khí không màu hóa nâu trong không khí. D. axit axetic được điều chế trực tiếp từ Y.
Câu 2. Hòa tan hoàn toàn m gam Fe vào dung dịch HNO3 thu được 0,45 mol khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất của
N+5). Nhỏ tiếp dung dịch H2SO4 vừa đủ vào dung dịch sau phản ứng thu thêm được 0,05 mol khí NO (sản phẩm khử
duy nhất) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được khối lượng muối khan là.
A. 32,50 gam. B. 40,00 gam. C. 29,64 gam. D. 45,60 gam.
Câu 3. Trộn 10,8 gam bột Al với 23,2 gam hỗn hợp bột gồm Fe3O4, FeO và Fe2O3 có số mol bằng nhau, thu
được hỗn hợp rắn X. Nung X ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian phản ứng thu
được hỗn hợp rắn Y, ngâm Y vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung
dịch chứa 91,5 gam muối và V lít H2 (đktc). Giá trị của V là.
A. 9,52 lít. B. 11,20 lít. C. 10,08 lít. D. 13,44 lít.
Câu 4. Cho các dung dịch sau: 1) H2SO4. 2) CuSO4. 3) KNO3. 4) NaOH. 5) HCl.
Những dung dịch khi bị điện phân với điện cực trơ chỉ là sự điện phân nước.
A. 2, 3, 4. B. 1, 3, 4. C. 1, 3, 4, 5. D. 2, 3, 5
Câu 5. Hỗn hợp A gồm hai anđehit no mạch hở, hiđro hóa hoàn toàn m gam A thu được (m + 0,3) gam hỗn hợp hai
ancol. Mặt khác khi đốt cháy hoàn toàn m gam A thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 2,16 gam H2O. Cho m gam A phản
ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được a gam Ag. Giá trị của m và a lần lượt là.
A. 8,8 và 86,4. B. 4,44 và 51,84. C. 6,12 và 51,84. D. 4,44 và 43,2.
Câu 6. Cho 14,4 gam hỗn hợp chứa Mg và Fe vào dung dịch chứa 0,12 mol Fe(NO3)3 và 0,2 mol AgNO3. Kết
thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa 2 muối và rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl loãng dư thu được 4,48 lít
khí H2 (đktc). Dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng
không đổi thu được m gam rắn khan. Giá trị m gần nhất với
A. 14,0. B. 15,0. C. 16,0. D. 17,0.
Câu 7. Khi thủy phân hoàn toàn 0,05 mol peptit X mạch hở (tạo bởi từ các amino axit có một nhóm -NH2 và một
nhóm -COOH) bằng dung dịch NaOH (dư 25% so với lượng cần phản ứng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu
được hỗn hợp chất rắn có khối lượng nhiều hơn khối lượng của X là 39,1 gam. Số liên kết peptit trong một phân
tử X là.
A. 10. B. 16. C. 15. D. 9.
Câu 8. Tiến hành các thí nghiệm sau:
1) Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2. 2) Dẫn khí axetilen vào dung dịch AgNO3 trong NH3.
3) Dẫn khí H2S vào dung dịch FeCl2. 4) Dẫn khí etilen vào dung dịch KMnO4.
5) Dẫn khí CO2 tới dư vào dung dịch natri aluminat. 6) Trộn dung dịch FeCl2 với dung dịch AgNO3 dư.
Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.
Câu 9. Cho các nhận xét sau:
1). Có thể phân biệt đipeptit và tripeptit bằng Cu(OH)2.
2). Axit amino axetic có phản ứng với dung dịch HCl, NaOH và phản ứng trùng ngưng.
3). Glyxin, alanin, lysin, đều không làm đổi màu quỳ tím.
4). Chất béo là chất dễ tan trong nước và trong dung dịch kiềm.
5). Saccarozơ có phản ứng tráng bạc.
Số nhận xét không đúng là.
A. 3 B. 5 C. 2 D. 4
Câu 10. Cho các phát biểu sau:
(a). Có hai dung dịch làm quì tím hóa xanh trong số các dung dịch: Glyxin, alanin, valin, axit glutamic, lysin,
anilin.
(b). Có hai chất tham gia tráng gương trong dãy các chất: Glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.
c. Có hai polime được điều chế từ phản ứng trùng ngưng trong số các polime: tơ olon, tơ lapsan, P.E,tơ nilon-6,6.
d. Ancol thơm C8H10O có hai đồng phân tách nước tạo ra sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 11. Cho 27,6 gam hợp chất thơm có công thức C7H6O3 tác dụng với 800 ml dung dịch NaOH 1M, thu được
dung dịch Y. Để trung hòa NaOH dư trong dung dịch Y cần 100 ml dung dịch H2SO4 1M, thu được dung dịch Z.
Khối lượng rắn khan thu được khi cô cạn dung dịch Z là.
A. 31,1 gam. B. 58,6 gam. C. 56,9 gam. D. 62,2 gam.
Câu 12. Cho các phát biểu sau :
1) Dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ.
2) Trong môi trường kiềm, fructozơ có thể chuyển hóa thành glucozơ.
3) Thủy phân saccarozơ chỉ thu được glucozơ.
4) Glucozơ thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng tráng bạc.
5) Xenlulozơ có phản ứng thủy phân khi đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng.
Số phát biểu đúng là.
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Câu 13. Cho các phương trình hóa học sau:
1) NaHCO3 + HCl  NaCl + CO2 + H2O
2) K2CO3 + H2SO4  K2SO4 + CO2 + H2O
3) CaCO3 + 2HCl  CaCl2 + CO2 + H2O
4) Ba(HCO3)2 + H2SO4  BaSO4 + 2H2O + 2CO2
5) 3Na2CO3 + 2FeCl3 + 3H2O  2Fe(OH)3 + 3CO2 + 6NaCl
6) 3Li2CO3 + 2H3PO4  2Li3PO4 + 3CO2 + 3H2O
Số phương trình hóa học có phương trình ion rút gọn: CO32- + 2H+  CO2 + H2O là.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 14. Oxi hóa m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe (có tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 2) trong 3,92 lít hỗn hợp khí
Y (đktc) gồm O2 và Cl2, thu được hỗn hợp rắn Z gồm các oxit kim loại và muối clorua. Để hòa tan hoàn toàn
lượng hỗn hợp Z cần 150 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch T, thêm tiếp dung dịch AgNO3 dư vào dung
dịch T thì thu được 82,55 gam kết tủa. Giá trị của m là.
A. 12,16 gam. B. 7,6 gam. C. 15,2 gam. D. 18,24 gam.
Câu 15. Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa a mol NaCl và b mol CuSO4 (a < b) với điện cực trơ, màng ngăn xốp
đến khi toàn bộ lượng ion Cu2+ bị khử vừa hết thì ngừng điện phân, khối lượng dung dịch sau điện phân
A. giảm = 64b + 35,5a. B. tăng = 80b + 35,5a. C. giảm = 80b + 27,5a. D. tăng = 64b - 35,5a.
Câu 16. Hỗn hợp X gồm một anđehit, một axit cacboxylic và một este (trong đó axit và este là đồng phân của
nhau). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần 0,625 mol O2, thu được 0,525 mol CO2 và 0,525 mol H2O. Nếu đem
toàn bộ lượng anđehit trong X cho phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được m gam
Ag kết tủa. Giá trị của m là.
A. 32,4 gam. B. 16,2 gam. C. 21,6 gam. D. 64,8 gam.
Câu 17. Hòa tan hết 5,50 gam hỗn hợp X gồm Na, Ca, Na2O và CaO vào nước thu được 1,344 lít H2 (đktc) và
dung dịch kiềm Y chứa 4,00 gam NaOH. Hấp thụ hoàn toàn 4,032 lít CO2 (đktc) vào dung dịch Y thì thu được m
gam kết tủa. Giá trị của m là.
A. 5,00 gam. B. 4,00 gam. C. 3,55 gam. D. 6,00 gam.
Câu 18. Hợp chất hữu cơ X mạch hở chứa C, H và O; phân tử khối của X bằng 60. X tác dụng với H2 tạo hợp chất
Y. Biết Y phản ứng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam. Nhận xét nào sau đây về X, Y là đúng.
A. X là hợp chất đơn chức. B. X có phản ứng tráng bạc.
C. Y có mạch cacbon phân nhánh. D. Đốt cháy Y thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
Câu 19. Câu 14. Cho các thí nghiệm sau :
TN1: Thuỷ phân tinh bột thu được hợp chất A
TN2: Lên men giấm ancol etylic thu được hợp chất hữu cơ B
TN3: Hyđrat hoá etylen thu được hợp chất hữu cơ D
TN4: Hấp thụ C2H2 vào dung dịch HgSO4 ở 800C thu được hợp chất hữu cơ E .
Chọn sơ đồ phản ứng đúng biểu diễn mối liên hệ giữa các chất A, B, D, E (Biết mỗi mũi tên là một phương trình
phản ứng)
A. E  B  A  D. B. D  E  B  A. C. A  D  B  E. D. A  D  E  B.
Câu 20. Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Polime là những chất rắn, có nhiệt độ nóng chảy xác định.
B. Sợi bông và tơ tằm có chung nguồn gốc từ xenlulozơ.
C. Tơ lapsan và tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
D. Nhựa novolac (PPF) chứa nhóm - NH-CO- trong phân tử.
Câu 21. Cho m gam hỗn hợp X gồm Na và K (tỉ lệ mol 1: 1) vào 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm Al2(SO4)3
0,5M và H2SO4 1M sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với 1,5
lít dung dịch HCl 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 23,4 gam kết tủa. Giá trị nhỏ nhất của m là
A. 130,2 gam. B. 27,9 gam. C. 105,4 gam. D. 74,4 gam.
Câu 22. Cho các phát biểu sau:
(1) Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch Na2CO3 có kết tủa trắng và khí bay lên.
(2) Khi cho Al tác dụng với dung dịch kiềm, chất oxi hoá là ion OH-.
(3) Sục khí CO2 vào dung dịch BaCl2 có kết tủa trắng sau đó tan hoàn toàn.
(4) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch FeCl3 thu được kết tủa màu đỏ nâu.
(5) Nhỏ dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2 có kết tủa trắng và khí bay lên.
(6) Tơ nilon-6,6 và nilon-6 đều là các polipeptit.
(7) Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3 thu được kết tủa sau đó kết tủa tan hoàn toàn.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 6.
Câu 23. Cho các thí nghiệm sau :
TN1: Thuỷ phân tinh bột thu được hợp chất A
TN2: Lên men giấm ancol etylic thu được hợp chất hữu cơ B
TN3: Hyđrat hoá etylen thu được hợp chất hữu cơ D
TN4: Hấp thụ C2H2 vào dung dịch HgSO4 ở 800C thu được hợp chất hữu cơ E .
Chọn sơ đồ phản ứng đúng biểu diễn mối liên hệ giữa các chất A, B, D, E (Biết mỗi mũi tên là một phương trình
phản ứng)
A. E  B  A  D. B. D  E  B  A. C. A  D  B  E. D. A  D  E  B.
Câu 24. Xà phòng hoá hoàn toàn 0,1 mol một este no đơn chức bằng 26 gam dung dịch MOH 28% ( M là kim
loại kiềm) rồi tiến hành chưng cất sản phẩm thu được 26,12 gam chất lỏng X và 12,88 gam chất rắn khan Y. Đốt
cháy hoàn toàn chất rắn Y thu được V lít CO2(đktc), H2O và 8,97 gam một muối duy nhất. Giá trị của V là.
A. 5,264 lít. B. 14,224 lít. C. 6,160 lít. D. 5,600 lít.
Câu 25. Hòa tan hoàn toàn m gam kim loại Al cần vừa đủ 200 gam dung dịch HNO3 23,31% thu được 0,896 lít
hỗn hợp khí X ở đktc gồm N2O, N2 có tỉ khối của X so với Hiđro là 18 và dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận toàn bộ
dung dịch Y thu được a gam muối khan. Giá trị của m và a lần lượt là:
A. 5,4 gam và 43,45 gam. B. 8,1 gam và 45 gam. C. 4,5 gam và 44,4 gam. D. 5,4 gam và 45 gam.
Câu 26. Cho 12,4 gam một chất hữu cơ A có công thức phân tử C3H12O3N2 tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH
1M. Sau phản ứng cô cạn dụng dịch thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 10,6 gam. B. 14,6 gam. C. 4,0 gam. D. 16,5 gam.
Câu 27. Hòa tan hỗn hợp Na2CO3, KHCO3, Ba(HCO3)2 (trong đó số mol Na2CO3 và KHCO3 bằng nhau) vào
nước lọc thu được dung dịch X và m gam kết tủa Y. Chia toàn bộ dung dịch X thành hai phần bằng nhau. Phần 1
phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,08 mol NaOH. Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào phần 2 đến khi lượng khí
thoát ra là lớn nhất thì tốn hết 0,12 mol HCl. Giá trị m là
A. 4,925 gam. B. 1,970 gam. C. 3,940 gam. D. 7,880 gam.
Câu 28. Cho các monome sau: stiren, toluen, metylaxetat, etilenoxit, vinylaxetat, caprolactam, metylmetacrylat,
metylacrylat, propilen, benzen, axít etanoic, axít ε-aminocaproic, acrilonitrin. Số monome tham gia phản ứng
trùng hợp là
A. 8. B. 7. C. 6. D. 9.
Câu 29. Dẫn một luồng khí CO qua ống sứ chứa hỗn hợp bột X gồm 0,1 mol Al2O3 và 0,2 mol FeO nung nóng sau
một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Dẫn toàn bộ Z qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 8 gam kết tủa.
Cho toàn bộ chất rắn Y vào dung dịch AgNO3 dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn T. Giá
trị của m là
A. 44,76 gam. B. 36,12 gam. C. 25,92 gam. D. 108,00 gam.
Câu 31. Cho 38,55 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,725
mol H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 96,55 gam muối sunfat
trung hòa và 3,92 lít (đktc) khí Z gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so
với H2 là 9. Phần trăm số mol của Mg trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 25. B. 15. C. 40. D. 31.

You might also like