You are on page 1of 22

Giáo trình hướng dẫn Revit Support Club - RSC

Bài tập: Thực hành tạo móng băng và móng đơn


Trong bài tập này, bạn sẽ bố trí thêm móng băng và móng đơn cho một thành phần của công
trình. Móng băng sẽ được bố trí cho tường của Ramp dốc và móng đơn được bồ trí cho cột
giằng tường của Ramp.
Bạn làm như sau:
 Bố trí các móng băng cho tường và móng đơn cho cột.
Bài tập hoàn tất (xem hình)

Yêu cầu bài tập


Để hoàn tất bài tập, theo các bước trong quyển sách này, bạn cần tải về hoặc mở
tập tin C4-1_Office Building exercise.rvt.

Bố trí móng băng cho tường và móng đơn


Tạo móng băng
1. Trong Thanh Ribbon, thẻ Structural, Panel Foundation > Chọn Wall Foundation.

Chương 4: Những thành phần cơ bản của một công trình 117
Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com
Giáo trình hướng dẫn Revit Support Online - RSO

2. Quan sát bảng Properties > Mục Type Selector > Chắc chắn rằng loại móng có tên
Bearing Footing - 900 x 300 được chọn.
Chú ý: Nếu chưa có tên móng như trên bạn cần phải load Family móng có tên
M_Footing-Rectangular từ thư mục mặc định của Revit: C:\ProgramData\Autodesk\RAC
2011\Metric Library\Structural\Foundations.

3. Trong cửa sổ của hình chiếu:


 Di chuyển con trỏ đến một trong các bức tường Ramp.
 Nhấn phím TAB để làm đổi màu (highlight) chọn bức tường liền kề. Bạn cũng có thể
nhấp chọn riêng để tạo móng băng cho từng tường.
 Nhấp để bố trí móng băng dưới các bức tường.

Tạo móng đơn


1. Trong Thanh Ribbon, thẻ Structural, Panel Foundation > Chọn Wall Isolated.
 Trong bảng Properties > Tại mục Type Selector > Chọn 1500 x 1600 x 750mm
(Thuộc Family M_Pile Cap-Triangular)
2. Tại thẻ Modify | Place Isolated Foundation > Nhấp chọn biểu tượng At Columns.

3. Trong cửa sổ hình chiếu, rê chuột vẽ một hình chữ nhất quanh khu vực phía trên để chọn
hai cột ở đầu Ramp (Hoặc có thể chọn nhiều cột mà bạn muốn tạo móng đơn).

Bài 4-1: Bố trí và hiệu chỉnh tường 118


Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com
Giáo trình hướng dẫn Revit Support Club - RSC

4. Tại thẻ Modify | Place Isolated Foundation > nhấp vào Finish.
Chú ý: Một cảnh báo sẽ xuất hiện để khẳng định các móng đơn đã được gắn kết với
chân cột. Đóng bảng cảnh báo.
5. Trên Thanh Ribbon, thẻ Structural, nhấp vào Modify.
6. Trong Thẻ View, nhấp vào 3D View để mở hình chiếu 3D.

7. Dùng công cụ Rotate để quay móng đơn vào vị trí theo như bài tập hoàn tất
8. Đóng tập tin lưu dự án với tên: C4-2_Office Building exercise.rvt

Chương 4: Những thành phần cơ bản của một công trình 119
Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com
Giáo trình hướng dẫn Revit Support Online - RSO

Bài 4-2: Làm việc với tường nhiều lớp và


tường trang trí
Tổng quan
Bài học này sẽ đề cập đến cách tạo lập tường nhiều lớp và tường trang trí. Bạn sẽ bắt đầu bài
học bằng phần tường nhiều lớp và cách hiệu chỉnh chúng. Bạn sẽ học các bước để thêm và hiệu
chỉnh các lớp vào một bức tường nhiều lớp. Kế tiếp bạn sẽ học tường trang trí và vài thao tác
nên dùng khi tạo lập chúng. Bài học sẽ kết thúc với bài tập về tường nhiều lớp và tường trang trí.
Bạn có thể tạo lập tường nhiều lớp và tường trang trí với các lớp cấu tạo khác nhau. Các lớp có
thể nhiều các sắp đặt khác nhau trong toàn bộ một bức tường. Tường trang trí nâng cao giá trị
thẩm mỹ cho công trình.
Hình dưới đây minh họa cho tường nhiều lớp và tường trang trí.

Mục tiêu
Sau khi hoàn thành bài học này, bạn có thể:
 Hiểu được tường nhiều lớp.
 Biết được cách hiệu chỉnh tường nhiều lớp.
 Thêm và hiệu chỉnh các lớp vào một bức tường nhiều lớp.
 Hiểu được cấu trúc của tường trang trí.
 Xác định các thao tác nên sử dụng để tạo lập một tường trang trí.
 Tạo lập tường nhiều lớp và tường trang trí.

Bài 4-2: Làm việc với tường nhiều lớp và tường trang trí 120
Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com
Giáo trình hướng dẫn Revit Support Club - RSC

Khái quát về tường nhiều lớp


Tường nhiều lớp được cấu thành từ các lớp chức năng như lớp chịu lực, lớp lót, lớp cách
nhiệt, lớp không khí, các lớp chống thấm và các lớp hoàn thiện bề mặt.

Định nghĩa về tường nhiều lớp.


Tường nhiều lớp được cấu thành từ các lớp vật liệu khác nhau phủ chồng lên nhau theo mặt
đứng như ván ép, thạch cao, khung sườn, cách nhiệt, khoảng hở, gạch, lớp lót.

Lớp trong tường nhiều lớp


Mỗi lớp trong tường nhiều lớp có một chức năng khác nhau. Ví dụ, một vài lớp giữ chức năng
chịu lực trong khi vài lớp khác giữ chức năng chống nóng. Mỗi lớp trong tường loại này có các
thuộc tính riêng như vật liệu, chiều dày, chức năng. Các lớp của tường nhiều lớp được thể hiện
trên mặt bằng hay mặt cắt nếu như mức độ thể hiện được xác định là Medium hay Fine. Các
lớp tường sẽ không được thể hiện nếu mức độ thể hiện được xác định là Coarse. Các lớp này
được nhìn thấy ở cả bốn cách thể hiện: Hidden Line, Wireframe, Shading, and Shading with
Edges.

Các lớp đấu nối với nhau của tường nhiều lớp
Khi hai lớp được nối với nhau, mối nối sẽ được làm sạch (cleaned up - các đường thừa sẽ bị
biến mất) nếu chúng có cùng vật liệu. Ví dụ, lớp bề mặt không dùng vữa của một loại tường sẽ
tự động nối với lớp bề mặt không dùng vữa của loại tường khác. Nếu hai lớp khác vật liệu
nhau, chúng không thể tự làm sạch (clean up) và một nét liên tục sẽ xuất hiện giữa chúng.
Hình dưới đây minh họa hai bức tường nhiều lớp cùng loại giao nhau với các lớp của mỗi
tường như lớp không khí, lớp gạch xây và lớp cách nhiệt.

Vật liệu được sử dụng trong tường nhiều lớp


Bạn có thể gán một loại vật liệu cho mỗi lớp của tường nhiều lớp. Để phân biệt các lớp với
nhau, bạn gán cho mỗi loại vật liệu một ký hiệu phù hợp với tiêu chuẩn. Ký hiệu được gán cho
mặt cắt lẫn các hình chiếu khác. Tường được cắt cả ở mặt bằng và mặt cắt. Tường được chiếu
lên mặt đứng qua sự thể hiện của các mặt và các cạnh. Tường nhiều lớp thể hiện ký hiệu vật
liệu ở mức độ chi tiết Medium và Fine, gần giống như thật hay như các hình chi tiết. Bạn quy
định riêng kiểu ký hiệu ở mức độ chi tiết Coarse (thô) để phân biệt giữa hai loại tường khác
nhau hay thuộc các phân đợt xây dựng khác nhau. Mức độ thể hiện chi tiết thô (coarse),
thường chỉ có hai nét.
Hình dưới đây minh họa một mặt cắt của tường nhiều lớp với các lớp thạch cao và khung kim

Chương 4: Những thành phần cơ bản của một công trình 121
Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com
Giáo trình hướng dẫn Revit Support Online - RSO

Chức năng của các lớp thuộc một bức tường


Bạn có thể gán một chức năng riêng biệt cho mỗi lớp của tường nhiều lớp để chắc chắn rằng
mỗi lớp được kết nối phù hợp với chức năng của lớp tương tự khi hai tường được đấu nối với
nhau, lớp có ưu tiên 1 của tường thứ nhất sẽ kết nối với lớp có ưu tiên 1 của tường thứ hai.
Lớp có ưu tiên 1 là mức độ ưu tiên cao nhất có thể đi xuyên qua các lớp khác trước khi kết nối.
Một lớp có độ ưu tiên thấp không thể xuyên qua một lớp có mức độ ưu tiên tương đương hay
cao hơn.
Bảng dưới đây sẽ giới thiệu các lớp khác nhau với thứ tự ưu tiên của chúng
Chức năng/Ưu tiên Mô tả
Structure (priority 1) Duy trì sự bền vững của tường, sàn và mái
Substrate (priority 2) Gồm những loại vật liệu như ván ép hay thạch cao, có
thức năng như phần đế cho các lớp làm bằng vật liệu
tương tự.
Thermal/Air Layer (priority 3) Cách nhiệt và chống rò rỉ khí.
Membrane Layer Chống thấm nước. Độ dày (thickness) của lớp
Membrane nên bằng 0
Finish 1 (priority 4) Thường được dùng cho lớp nằm ở phía mặt ngoài
công trình
Finish 2 (priority 5) Thường được dùng cho lớp nằm ở phía mặt trong
công trình.
Hình dưới đây minh họa hình thức liên kết của một tường nhiều lớp dựa trên thứ tự ưu tiên.

Lớp bao phủ trong tường nhiều lớp


Ở cuối tường hay những lỗ cửa như cửa đi hay cửa sổ của một tường nhiều lớp có thể được
bao phủ bằng một hay nhiều lớp. Lớp bao phủ có thể áp dụng cho các tường mà hình dáng
không phải là hình chữ nhật.

Bài 4-2: Làm việc với tường nhiều lớp và tường trang trí 122
Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com
Giáo trình hướng dẫn Revit Support Club - RSC

Bạn chỉ có thể nhìn thấy lớp bao phủ này trên mặt bằng. Bạn cũng có thể hiệu chỉnh các đặc
tính hay điều chỉnh cấu tạo của lớp bao phủ trong hộp thoại Type Properties.
Hình dưới đây minh họa các kiểu bao phủ khác nhau trong một bức tường nhiều lớp.

Tường nhiều lớp không có lớp bao phủ ở cuối Mặt ngoài của tường bao phủ cho cuối tường

Các lớp được sử dụng như là thành phần để tham chiếu


Bạn có thể sử dụng một lớp của tường để làm tham chiếu để ghi kích thước hay dóng hàng, để
bố trí các thành phần công trình khác như cửa sổ và cửa đi. Theo mặc định, mỗi loại tường
nhiều lớp luôn luôn có hai lớp gọi là Core Boundary. Lớp core boundary không có chiều dày,
nhưng có thể sử dụng để làm tham chiếu. Bạn không thể hiệu chỉnh lớp Core Boundary.

Khái quát về hiệu chỉnh tường nhiều lớp


Bạn có nhiều cách để hiệu chỉnh tường nhiều lớp và các thuộc tính của chúng trước hay sau
khi bố trí chúng vào công trình. Ví dụ, bạn có thể hiệu chỉnh một tường nhiều lớp đã bố trí hay
hiệu chỉnh loại tường nhiều lớp và áp dụng sự hiệu chỉnh này cho tất cả các tường cùng loại.

Định nghĩa về hiệu chỉnh tường nhiều lớp


Bạn hiệu chỉnh một tường nhiều lớp để xác định những thay đổi trong quá trình thiết kế. Ví dụ,
theo yêu cầu của dự án, bạn có thể thay đổi từ tường bằng gạch sang tường bằng gỗ. Bạn có
thể hiệu chỉnh loại, cách thể hiện và các thuộc tính khác của tường nhiều lớp. Bạn cũng có thể
thay đổi phương hay hình thức ký hiệu vật liệu của tường nhiều lớp.

Hiệu chỉnh loại tường (Wall Type)


Bạn có thể hiệu chỉnh loại tường bằng cách chọn một loại tường mới trong danh sách của Type
Selector nằm trên thanh lựa chọn (Option Bar). Ví dụ, để tạo lập một Curtain Wall, bạn có thể
chọn một tường thường gặp để đổi nó thành loại Curtain Wall.

Hiệu chỉnh thuộc tính của tường


Mỗi một tường đều có một nhóm thuộc tính để quy định cách thể hiện, cấu tạo và kích cỡ. Các
thuộc tính chỉ có ảnh hưởng đến được chọn gọi là instance parameters (tham biến vật chọn.
Nếu bạn thay đổi tham biến vật chọn (instance parameter), chỉ có tường được chọn bị ảnh
hưởng.
Bạn cũng có thể hiệu chỉnh tham biến chủng loại (Family Type Parameter). Nếu bạn hiệu chỉnh
tham biến này, sự thay đổi sẽ xảy đến cho toàn bộ loại đó. Ví dụ, nếu bạn thay đổi chiều dày
lớp gạch bê tông của loại tường Exterior - Brick on CMU, tất cả các tường tương tự trong dự
án cũng được hiệu chỉnh.

Hiệu chỉnh ký hiệu vật liệu của lớp


Vật liệu của lớp được thể hiện bằng ký hiệu. Bạn quy định kiểu ký hiệu và màu sắc của một lớp
cấu tạo tùy theo yêu cầu của dự án. Bạn có thể thể hiện các ký hiệu này ở mức độ Coarse
(thô), Medium (trung bình) hay Fine (chi tiết). Để thể hiện mức độ thể hiện của các ký hiệu vật
liệu, bạn sẽ thay đổi mức độ thể hiện của hình chiếu.

Chương 4: Những thành phần cơ bản của một công trình 123
Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com
Giáo trình hướng dẫn Revit Support Online - RSO

Để hiệu chỉnh nhiều thuộc tính của tường, bạn tạo lập một loại tường mới.
Sau đó bạn tiến hành những hiệu chỉnh cần thiết và áp dụng loại tường này
cho những bức tường cần thay đổi. Điều này giúp cho bạn không phải thực
hiện những hiệu chỉnh không cần thiết cho các tường cùng loại

Thay đổi chiều của tường


Trên mặt bằng, khi bạn chọn một tường nhiều lớp, cặp mũi tên điều khiển sẽ xuất hiện. Nếu
bạn nhấp vào mũi tên này, các lớp của tường sẽ đảo nghịch vị trí. Bạn cũng có thể thay đổi
chiều của tường nhiều lớp trong mặt bằng bằng cách nhấn phím SPACEBAR.
Hình dưới đây minh họa việc đổi chiều tường.

Nếu bạn không đảm bảo chiều của tường, chúng sẽ không tạo ra những kết
nối đúng và trên các hình chiếu mặt đứng cũng sẽ không xuất hiện ký hiệu
vật liệu chính xác

Ví dụ về hiệu chỉnh tường nhiều lớp


Những hình dưới đây sẽ minh họa những hiệu chỉnh khác nhau của tường nhiều lớp.

Trước và sau khi đổi chiều

Trước và sau khi thay đổi loại tường

Bài 4-2: Làm việc với tường nhiều lớp và tường trang trí 124
Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com
Giáo trình hướng dẫn Revit Support Club - RSC

Thêm và hiệu chỉnh các lớp


Có thể thêm nhiều lớp vào một tường nhiều lớp tùy theo yêu cầu của bạn. Bạn có thể quy định
thuộc tính cho từng lớp. Sử dụng hộp thoại Type Properties và Edit Assembly bạn cũng có thể
quy định lớp bao phủ để xác định cách bao phủ tại các lỗ cửa như cửa đi và cửa sổ.

Quy trình: Xác định lớp bao phủ trong hộp thoại Type Properties.
Các bước sau đây sẽ hướng dẫn cách quy định lớp bao phủ trong hộp thoại Type Properties
1. Chọn một bức tường
2. Trên Options Bar, nhấp vào Element Properties.
3. Trong hộp thoại Element Properties, nhấp vào Edit/New.
4. Trong hộp thoại Type Properties, dưới phần Construction, chọn Exterior hay Interior từ
danh sách của Wrapping At Ends list.

Quy trình: Xác định lớp bao phủ trong hộp thoại Edit Assembly
Các bước sau đây sẽ hướng dẫn cách quy định lớp bao phủ trong hộp thoại Edit Assembly.
5. Chọn một bức tường.
6. Trên Options Bar, nhấp vào Element Properties.
7. Trong hộp thoại Element Properties, nhấp vào Edit/New.
8. Trong hộp thoại Type Properties, phần Structure, nhấp vào Edit.
9. Trong hộp thoại Eidt Assembly, dưới phần Layers, chọn Wraps trong ô vuông trong cột
Wraps để xác định lớp bao phủ cho từng lớp.
Chú ý: Cửa sổ và cửa đi có một thuộc tính gọi là Wall Closure. Thuộc tính này sẽ lấn át
những quy định về bao phủ mà bạn đã xác định trong hộp thoại Edit Assembly.

Khái quát về tường trang trí


Bạn có thể tạo lập tường trang trí gồm nhiều loại vật liệu khác nhau theo chiều cao. Ví dụ, bạn
có thể tạo lập một bức tường mà mặt đứng có vật liệu bề mặt bằng đá ở phía dưới và bằng
gạch ở phía trên.

Định nghĩa của tường trang trí.


Một bức tường có cấu tạo vật liệu không thống nhất theo chiều cao được gọi là tường trang trí.
Bạn có thể phân chia các lớp tường trang trí thành những dải ngang. Mỗi phần có thể là mỗi
vật liệu khác nhau. Bạn có thể xác định cấu tạo của tường trang trí bằng cách sử dụng các lớp
khác hay chia vùng một lớp có sẵn.
Bạn cũng có thể tạo lập tường trang trí bằng công cụ Sweeps hay Reveals. Một sweep là một
tiết diện được gắn vào một lớp của tường với cao độ nào đó, như một dải gạch nhô ra khoải bề
mặt của tường. Một reveal sẽ khoét lõm một rãnh trên một lớp, như một hàng gạch thụt sâu
vào so với bề mặt của một bức tường.

Cấu tạo
Bạn có thể có những cấu tạo đặc trưng cho tường trang trí. Bạn cũng có thể quy định cụ thể vị
trí của Sweeps, Reveals và Split trong các lớp của tường bao như lớp hoàn thiện, các lớp
chống thấm và cách nhiệt, các lớp chịu lực và lớp lót.

Chương 4: Những thành phần cơ bản của một công trình 125
Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com
Giáo trình hướng dẫn Revit Support Online - RSO

Hình dưới đây minh họa một tường trang trí với một sweep và nhiều reveals. Tường này là một
tường bao kết hợp hai chức năng chịu lực và trang trí. Mặt ngoài được phân ra làm nhiều lớp
với chức năng khác nhau. Lớp 1 bằng gạch được quy định trong hàng thứ nhất của bảng thống
kê các lớp cấu tạo. Lớp 2 bằng bê tông, hàng thứ hai của bảng.

Hàng
Một hàng là một dãy ô nằm ngang trong bảng thống kê Layers của hộp thoại Edit Assembly.
Bạn gán chức năng, vật liệu và chiều dày cho mỗi hàng. Bạn cũng có thể quy định lớp bao phủ
cho mỗi hàng. Bạn chọn một hàng để quy định chức năng và vật liệu. Sau đó bạn gán chức
năng này cho mỗi vùng mà bạn đã tạo ra khi bạn tách một lớp thành nhiều phần theo chiều
cao.

Lớp
Một lớp là một phần của tường có dạng hình chữ nhật với kích thước một cạnh bằng một chiều
dày cụ thể và cạnh còn lại bằng chiều cao của tường. Thông thường chúng không chiếm hết
toàn bộ chiều dày của tường. Bạn có thể thay đổi chiều dày của lớp đã được gán cho hàng đại
diện của lớp đó. Hình dưới đây minh họa một tường trang trí với sweep (chỉ tường) và các lớp.

Bài 4-2: Làm việc với tường nhiều lớp và tường trang trí 126
Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com
Giáo trình hướng dẫn Revit Support Club - RSC

Region (vùng)
Một vùng là bất cứ một hình dạng nào không xuyên thủng bức tường. Chiều dày của vùng có
thể có giá trị cụ thể hay là một biến số, và trong trường hợp này chúng có thể bằng số hay biến
số, lần lượt được gán vào trong hàng. Bạn không thể thay đổi chiều dày của một vùng trong
hàng đại diện cho nó. Giá trị của chiều dày này được thể hiện trong ô tô sậm và không thể hiệu
chỉnh. Bạn chỉ có thể thay đổi chiều dày hay chiều cao của một vùng trực tiếp trên hình thấy
trước (Preview Pane).

Ví dụ về tường trang trí


Hình dưới đây minh họa tường trang trí với gạch đất nung và gạch bê tông trên mặt ngoài. Các
bức tường có một chỉ tường nằm trên lớp gạch bê tông, ba hàng gạch gán sâu vào so với mặt
của tường, một hàng gạch xếp đứng, và một mũ tường. Những điều này đều đã được quy định
trong loại tường.

Chú thích:
1. Mũ Tường
2. Hai đường chỉ nỗi
(Sweep)
3. Ba đường chỉ chìm
(Reveal)

Chương 4: Những thành phần cơ bản của một công trình 127
Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com
Giáo trình hướng dẫn Revit Support Online - RSO

Bài: Sử dụng các lệnh biên tập


Tổng quan
Bài học này sẽ mô tả cách sử dụng các lệnh biên tập để bố trí thêm các thành phần vào một
công trình. Bạn bắt đầu bài học bằng cách học vài công cụ khác nhau trên thanh Edit và Tools.
Kế tiếp, bạn sẽ học các thao tác nên dùng để sử dụng các công cụ biên tập. Bài học kết thúc
với một bài tập về cách sử dụng các công cụ biên tập để bố trí thêm và hiệu chỉnh tường.
Trong thiết kế công trình thường có sự lập lại các diện tích tương đương hay các mặt cắt. Bạn
có thể tăng tốc quá trình làm việc và bố trí chính xác các thành phần công trình bằng cách dùng
các lệnh biên tập dựa trên tính chất đối xứng và lập lại trong thiết kế.
Hình dưới đây minh họa việc sao chép một bức tường thành sáu bức tường với khoảng cách 8'
6" bằng cách sử dụng lệnh Array.

Mục tiêu
Sau khi hoàn thành bài học này, bạn có thể:
 Hiểu rõ thanh công cụ Edit.
 Hiểu rõ thanh công cụ Tools.
 Xác định các thao tác nên dùng khi sử dụng công cụ biên tập.
 Bố trí thêm và hiệu chỉnh tường bằng cách sử dụng các lệnh biên tập.

Bài 4-2: Làm việc với tường nhiều lớp và tường trang trí 128
Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com
Giáo trình hướng dẫn Revit Support Club - RSC

Thanh công cụ biên tập (Modify)


Thanh công cụ biên tập (Edit Toolbar) gồm nhiều công cụ khác nhau nhằm giúp bạn bố trí các
thành phần trong thiết kế. Các công cụ trên thanh công cụ (Edit Toolbar) gồm Move, Copy,
Rotate, Array, Mirror, Resize, Group, Pin, và Create Similar. Bạn có thể sử dụng các công cụ
này vào những giai đoạn khác nhau của quá trình thiết kế.

Move (di chuyển)


Công cụ Move (di chuyển) cho phép bạn thay đổi vị trí của một vật thể đã được chọn. Bạn có
thể khóa kết sự di chuyển của vật thể, tách các khóa kết và sao chép chúng. Để di chuyển vật
thể đầu tiên bạn phải chọn một điểm tham chiếu và xác định một điểm khác để tạo lập khoảng
cách và hướng di chuyển. Bạn có thể biên tập giá trị khoảng cách trực tiếp từ bàn phím.

Copy (Sao chép)


Bạn sử dụng Copy (sao chép) để tạo lập nhiều phiên bản từ một vật thể được chọn. Copy là
một hoạt động gồm hai cú nhấp. Bạn chọn một vật thể trên màn hình, chọn Copy, và chọn hai
điểm trên màn hình để tạo lập khoảng cách và hướng.

Rotate (Xoay)
Công cụ Rotate (xoay) cho phép bạn xoay một vật thể quanh một điểm trung tâm. Điểm trung
tâm thể hiện bằng ký hiệu và bạn có thể chọn dời nó đến một điểm khác. Rotate (xoay) là một
hoạt động gồm hai cú nhấp. Nhấp đầu tiên để bạn xác định vector quay đầu tiên, rồi di chuyển
để tạo góc xoay của vector. Bạn có thể nhập trực tiếp giá trị góc xoay từ bàn phím.
Hình minh họa dưới đây mô tả những bước khác nhau của Rotate.

Tâm xoay xuất hiện ngay giữa tập hợp Định vị lại tâm xoay
các vật cần xoay

Chương 4: Những thành phần cơ bản của một công trình 129
Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com
Giáo trình hướng dẫn Revit Support Online - RSO

Mirror (đối xứng qua gương)


Mirror cho phép bạn tái bố trí hay sao chép một vật thể qua một trục đối xứng. Mặc định cho sự
lựa chọn trục đối xứng để thực hiện công cụ Mirror là Pick (chọn). Bạn sử dụng tùy chọn Pick
để tìm tường, cạnh, đường và mặt phẳng tham chiếu. Sử dụng tùy chọn Draw, bạn chọn hai
điểm để làm trục đối xứng, trục này có phương bất kỳ. hình sau đây minh họa một vật thể được
tạo lập bằng công cụ Mirror qua một trục được vẽ (Draw) mà đường này không xuất hiện.

Array (dàn đều)


Công cụ Array (dàn đều) xếp đặt các phiên bản thành một tuyến thẳng (linear) hay một tuyến
cung (Radial). Để tạo lập dàn đều dạng tuyến thẳng (linear array), bạn phải xác định số lượng
của phiên bản và tùy chọn Move To (khoảng cách giữa các phiên bản). Move to (khoảng cách)
2nd có nghĩa rằng khoảng cách hay góc giữa hai phiên bản kế tiếp nhau. Move to Last có
nghĩa rằng khoảng cách giữa phiên bản đầu và phiên bản cuối.
Để tạo lập dàn đều dạng tuyến hình cung (radial array), bạn chọn một điểm làm tâm (như khi
sử dụng công cụ Rotate), số lượng, và góc. Tùy chọn Move To hoạt động tương tự như linear
array. Bạn có thể chọn giá trị cụ thể cho góc bằng ô vuông trên Options Bar.
Chú ý: Theo mặc định, số lượng phiên bản sau khi Array là một tham biến. Sau khi đã Array,
bạn vẫn có thể hiệu chỉnh số lượng của phiên bản bởi tham biến này. Xóa dấu chọn trong hình
vuông sau Group and Associate nếu bạn muốn các phiên bản có thể được biên tập độc lập với
nhau.

Bài 4-2: Làm việc với tường nhiều lớp và tường trang trí 130
Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com
Giáo trình hướng dẫn Revit Support Club - RSC

Resize (định lại kích cỡ)


Công cụ Resize hoạt động với các vật thể như tường và đường, để thay đổi kích cỡ theo một
tỷ lệ nào đó. Các tùy chọn của Resize gồm hình thể hiện, bạn nhấp hai điểm để xác định tỷ lệ
kích cỡ liên quan, hay một số cụ thể (Numerical), để quy định kích cỡ. Ví dụ, để tăng gấp đôi
chiều dài của ở cả hai đầu tính từ tim của một bức tường, chọn bức wall, chọn Resize, kiểm tra
Numerical, và nhập vào. Chiều dài bức tường tăng gấp đôi.

Group (hợp nhóm)


Bạn dùng Group để tập hợp một nhóm vật thể thành một nhóm mới với một tên riêng. Nhóm có
thể bao gồm cả hình lẫn chữ. Nhóm có một điểm tâm để làm điểm tham chiếu khi bạn cần bố
trí các phiên bản trong biên tập. Các nhóm xuất hiện trong Project Browser.
Nhóm giúp bạn thực hiện nhiều phiên bản của một tập hợp. Nếu bạn biên tập một nhóm đang
hiện hữu, các nhóm cùng tên sẽ cập nhật. Bạn có thể Ungroup (tách nhóm) để hiệu chỉnh độc
lập.

Pin/ Unpin (chốt/ mở chốt)


Công cụ Pin giúp bạn chốt lại vị trí của một vật thể để tránh nguy cơ di chuyển ngoài ý muốn.
Ví dụ, một khi mặt bằng sàn đã được đồng ý, bạn chốt vị trí của các tường để có thể thử
nghiệm các phương án bố trí đồ đạc mà không sợ các tường sẽ thay đổi vị trí, dù rất ít, do bất
cẩn của mình.

Create Similar (Tạo thành phần giống nhau)


Công cụ Create Similar giúp bạn bố trí một vật thể như cách mà bạn đã bố trí một vật thể đang
hiện diện. Bạn có thể sử dụng công cụ này để bố trí tường, cửa đi, cửa sổ và các thành phần
khác mà không cần phải biết loại vật thể mà bạn đã đặt trước đó.

Align (dóng hàng)


Công cụ Align (dóng hàng) là một hoạt động hai nhấp để dóng thẳng hàng các vật thể như
tường. Để dóng một vật thể với vật thể khác hay với một đường hay với một mặt phẳng tham
chiếu (reference plan), đầu tiên bạn chọn vật thể giữ nhiệm vụ định vị. Kế tiếp, chọn vật thể cần
phải di chuyển để cạnh của nó thẳng hàng với cạnh của vật thể chọn ban đầu. Khi bạn dóng
hàng hai vật thể, một ký hiệu hình ổ khóa xuất hiện để bạn có thể khóa để duy trì mối liên hệ
thẳng hàng này.

Split (tách)
Công cụ Split (tách) để bạn tách một tường hay một đường thẳng tại một vị trí đặc biệt. Bạn
tách một tường để quy định mỗi phần có thuộc tính khác nhau. Ví dụ, bạn có thể quy định riêng
biệt về loại, chiều cao, hay cao độ chân tường cho từng phần tường. Tùy chọn Delete Inner
Segment trong hộp kiểm tra nên Options Bar sẽ bỏ đoạn nằm giữa hai điểm tách.

Chương 4: Những thành phần cơ bản của một công trình 131
Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com
Giáo trình hướng dẫn Revit Support Online - RSO

Trim (đấu nối)


Công cụ Trim hoạt động đối với tường hay đường. Bạn có thể cắt bỏ hay làm dài thêm để hình
thành một góc, một đầu nối hình chữ T (T-junction), hay một đường với nhiều đường khác đầu
nối hình chữ T với nó. Revit Architecture sẽ thể hiện nhiều đường để báo trước các giao điểm
mới sẽ như thế nào. Trong toàn bộ hoạt động Trim/Extend, đoạn tường hay đường mà bạn
chọn sẽ còn tồn tại sau khi lệnh đã hoạt động xong.

Offset (copy một khoảng)


Công cụ Offset sẽ di chuyển hay sao chép tường hay đường thẳng đến một vị trí mới có
khoảng cách do bạn quy định bằng con số cụ thể hay trên hình vẽ. Revit hiện hình một đường
dạng nét khuất tại vị trí mới. Công cụ này hoạt động liên tục cho đến khi bạn nhấp vào Modify
trên Thanh Ribbon.

Bài 4-2: Làm việc với tường nhiều lớp và tường trang trí 132
Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com
Giáo trình hướng dẫn Revit Support Club - RSC

Hướng dẫn sử dụng công cụ biên tập


Bạn có thể sử dụng các công cụ biên tập khác nhau để bố trí các vật thể vào thiết kế công
trình. Các thao tác nên dùng sau đây sẽ giúp bạn sử dụng các công cụ biên tập có hiệu quả.
 Các công cụ Modify (biên tập điều chỉnh) có thể làm quá trình làm đầy bản vẽ chính xác
hơn việc định vị từng thành phần riêng biệt bằng con trỏ. Xác định trước nơi nào trên mặt
bằng bạn có thể lợi dụng tính chất đối xứng và lập lại sẽ làm cho việc biên tập hiệu quả
hơn.
 Khi sử dụng công cụ Array (dàn đều), kiểm tra lại tình trạng Group and Associate trong ô
vuông lựa chọn. Nếu bạn muốn biên tập hay tái định vị các phiên bản sau khi Array, thì
phải chắc chắn rằng ô vuông Group and Associate không có dấu chọn. nếu bạn muốn thay
đổi vị trí các phiên bản, nhưng vẫn giữ tính chất bằng nhau về khoảng cách của lệnh Array,
sau khi Array chắc chắn rằng ô vuông này có dấu chọn. Điều này sẽ tạo nên một nhóm
(group) và bạn có thể biên tập chỉ bởi một nhấp. Các kiểm này khi sử dụng công cụ Array
giúp tiết kiệm thời gian để bố trí các vật thể trong một thiết kế.
 Công cụ Trim/Extend tạo lập các góc hay mối nối tường sẽ nhanh và hiệu quả hơn là chọn
từng tường rồi di chuyển các điểm cuối của tường để đầu nối. Ví dụ, bạn có thể sử dụng
công cụ này, đặc biệt với Split, để tạo lập các không gian chức năng cạnh hành lang.
 Công cụ Group giúp bố trí modun mặt bằng, như khu vệ sinh hay mặt bằng nhóm các đồ
đạc cho văn phòng, sẽ nhanh và chính xác. Định vị điểm tham chiếu của nhóm sẽ làm cho
việc bố trí các nhóm trở nên dễ dàng.
 Công cụ Offset giúp cho việc bố trí các bức tường thẳng trở nên nhanh chóng. Bạn có thể
thay đổi khoảng cách thường xuyên, tùy theo yêu cầu, trong quá trình sử dụng lệnh Offset.
Công cụ này sẽ tiết kiệm nhiều công sức khi bố trí vật thể.
 Công cụ Align sẽ đưa tất cả các tường trong bản vẽ đến vị trí chính xác cuối cùng như yêu
cầu. Bạn không cần phải biết khoảng cách khi sử dụng công cụ này. Bạn sẽ thấy chúng
nhanh hơn khi bố trí tường vào một vị trí tạm thời rồi di chuyển chúng đến vị trí chính xác
sau khi bố trí.

Chương 4: Những thành phần cơ bản của một công trình 133
Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com
Giáo trình hướng dẫn Revit Support Online - RSO

Bài 4-3: Làm việc với cửa đi


Tổng quan
Bài này sẽ mô tả các bố trí và hiệu chỉnh cửa đi trong công trình. Bạn bắt đầu bài học bằng
phần học về cửa đi, tiến trình bố trí thêm và hiệu chỉnh cửa đi. Kế tiếp, bạn học các bước để
tạo lập loại cửa đi mới, sau đó là các thao tác nên dùng để làm việc với cửa đi. Bài học sẽ
chấm dứt bằng bài tập với nội dung làm bố trí thêm cửa đi cho một công trình.
Cửa đi là một thành phần cần phải có tường làm chủ (wall-hosted component elements), nghĩa
là bạn chỉ có thể bố trí cửa vào bất kỳ loại tường nào ngay cả tường cong. Bạn có thể bố trí
cửa đi trong hình chiếu mặt bằng, mặt đứng hay 3D

Hai cửa được bố trí trong một bức tường

Mục tiêu
Sau khi hoàn thành bài học này bạn có thể :
 Hiểu về cửa đi.
 Xác định các bước cần thiết trong quá trình bố trí thêm và hiệu chỉnh cửa đi.
 Tạo lập loại cửa đi mới.
 Xác định những thao tác nên dùng khi làm việc với cửa đi.
 Bố trí thêm cửa đi vào một công trình.

Bài 4-3: Làm việc với cửa đi 134


Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com
Giáo trình hướng dẫn Revit Support Club - RSC

Khái quát về cửa đi


Bạn tạo lập cửa đi trong một dự án bằng cách bố trí những chủng loại đã có sẵn. bạn có thể
hiệu chỉnh các tham biến cũng như bố trí ở các hình chiếu khác nhau. Bạn có thể hiệu chỉnh
hướng mở cửa bằng các mũi tên điều khiển.

Định nghĩa về cửa đi


Cửa đi là thành phần phụ thuộc vào tường; bạn chỉ có thể bố trí cửa đi vào một bức tường hiện
hữu. Khi bạn bố trí thêm cửa đi vào tường ở hình chiếu mặt bằng, mặt đứng hay phối cảnh,
phần mềm tự động cắt một lỗ trên tường và cửa đi tự động được bố trí vào lỗ đó.

Cửa đi được xem như là một thành phần tổ hợp


Cửa đi là các thành phần tổ hợp. Do đó, bạn có thể tạo lập một chủng loại (Family) cửa mới và
lưu lại như là một tập tin của Revit Family (RFA). Bạn có thể sử dụng chủng loại (Family) cửa
đi này vào những dự án khác.

Hiệu chỉnh những tham biến của cửa đi


Sau khi bạn tạo lập một cửa đi, bạn có thể hiệu chỉnh cả tham biến loại (type parameters) lẫn
tham biến vật chọn (instance parameters). Tham biến loại (Type parameters) gồm kích thước
và vật liệu, và tham biến vật chọn (instance parameters) gồm hướng và cạnh mở cửa, vật liệu
và cao trình. Những thay đổi về type parameters (tham biến loại) sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ
các cửa đang hiện diện trong dự án. Tuy nhiên, những thay đổi của tham biến vật chọn
(Instance Parameter) chỉ ảnh hưởng đến vật thể được chọn.

Lắp đặt một cửa đi


Bạn có thể bố trí cửa đi vào loại tường cơ bản (basic wall type) ở hình chiếu mặt bằng, mặt
đứng hay 3D. Khi bố trí cửa đi trong hình chiếu bằng, hướng mở cửa được quy định với mặt
tường mà bạn chạm con trỏ vào. Khi cửa đi đã lắp đặt xong, bạn có thể thay đổi hướng mở
cũng như vị trí của bản lề với các mũi tên điều khiển mà không cần phải thoát khỏi lệnh Door.

Ví dụ về cửa đi
Hình dưới đây minh họa một cửa đi với góc nhìn 3D.

Chương 4: Những thành phần cơ bản của một công trình 135
Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com
Giáo trình hướng dẫn Revit Support Online - RSO

Tiến trình bố trí thêm và hiệu chỉnh cửa đi


Sau khi bạn đã bố trí cửa đi cho tường, bạn có thể hiệu chỉnh hướng mở cửa và vị trí bản lề.
Bạn sử dụng hộp thoại Element Properties để hiệu chỉnh các thuộc tính khác của cửa đi.

Tiến trình bố trí thêm và hiệu chỉnh cửa đi


Hình sau đây minh họa tiến trình bố trí thêm và hiệu chỉnh cửa đi

Add door Bố trí thêm cửa đi

Modify instance parameters of door Hiệu chỉnh tham biến vật chọn của cửa

Modify type parameters of door Hiệu chỉnh tham biến loại của cửa

Các bước sau đây mô tả tiến trình bố trí thêm và hiệu chỉnh cửa đi.
1. Bố trí thêm cửa đi
Bạn bố trí một cửa đi vào trong một tường cơ bản bằng cách chọn công cụ Door, chọn loại
cửa từ danh sách của Type Selector và chọn một bức tường mà bạn muốn bố trí cửa đi.
2. Hiệu chỉnh tham biến vật chọn (instance parameters) của cửa đi.
Bạn có thể hiệu chỉnh các tham biến vật chọn (instance parameters), như tầng cao, chiều
cao ngưỡng cửa và phân đợt xây dựng của một cửa đi đã được chọn.
3. Hiệu chỉnh tham biến loại (type parameters) của cửa đi
Bạn có thể hiệu chỉnh các tham biến loại (type parameters), như vật liệu, chiều dày, chiều
cao của một cửa được chọn.

Tạo lập một loại cửa mới


Bạn có thể tạo lập một loại cửa mới bằng cách hiệu chỉnh một cửa đi đang có sẵn cho phù hợp
với yêu cầu. Bạn sử dụng lựa chọn Edit/New và Duplicate trong các hộp thoại Elements
Properties và Type Properties để tạo một loại cửa mới trong một chủng loại.

Quy trình: Tạo lập một loại cửa mới


Những bước sau đây mô tả các tạo lập một loại cửa mới.
1. Trên Thanh Ribbon > thẻ Home > Panel Building > nhấp vào Door.

2. Chọn một loại cửa trong danh sách của Type Selector.

Bài 4-3: Làm việc với cửa đi 136


Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com
Giáo trình hướng dẫn Revit Support Club - RSC

3. Trong Properties, nhấp vào Edit Type để mở hộp thoại Type Properties
4. Trong hộp thoại Type Properties, nhấp vào Duplicate
5. Trong hộp thoại Name, nhập tên của loại cửa mới.

6. Nhập các giá trị cho các tham biến loại trong mục type Parameters mà bạn muốn gán cho
loại cửa mới.

Các tham biến thông dụng cửa đi


1. Contruction (Xây dựng cửa đi)
a. Function (Chức năng cửa thuộc bên trong hoặc bên ngoài nhà)
b. Wall Closure (Tùy chọn kết thúc đầu tường tại vị trí cửa)
c. Construction type (Tên kiểu cửa được xây dựng)
Chương 4: Những thành phần cơ bản của một công trình 137
Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com
Giáo trình hướng dẫn Revit Support Online - RSO

2. Materials and Finishes (Vật liệu và hoàn thiện)


a. Door Material (Vật liệu cửa đi)
b. Frame Material (Vật liệu khung bao)
3. Dimensions (Kích thước)
a. Thickness (Chiều dày cửa)
b. Height (Chiều cao cửa)
c. Trim Projection Ext (Chiều dày nẹp cửa bên ngoài)
d. Trim Projection Int (Chiều dày nẹp cửa bên trong)
e. Trim Width (Chiều rộng nẹp cửa)
f. Width (Chiều rộng cửa)

Bài 4-3: Làm việc với cửa đi 138


Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com

You might also like