You are on page 1of 14

Giáo trình hướng dẫn Revit Support Online - RSO

Chương 6
Chương 6: Hình chiếu của công trình
Trong Revit Architecture, bạn có thể nhìn thấy công trình qua các hình chiếu thẳng góc của mặt
bằng, mặt đứng và mặt cát, theo tiêu chuẩn cũng như hình phối cảnh đằng trắc và phối cảnh kỵ
mã. Trong chương này, bạn sẽ học cách nhân bản và quản lý các hình chiếu, điều khiển sự
xuất hiện của vật thể trong hình chiếu và tạo lập các hình chiếu mặt đứng, mặt cắt và 3D

Mục tiêu
Sau khi hoàn tất bài học này, bạn có thể :
 Khảo sát các hình chiếu khác nhau xuất hiện trong Project Browser và thay đổi các thuộc
tính của chúng.
 Sử dụng cách lọc và quy định về khả năng thấy được của vật thể để điều khiển sự thể hiện
của vật thể.
 Tạo lập các hình chiếu mặt đứng và mạt cắt.
 Tạo lập và hiệu chỉnh các hình 3D.

Tóm tắt chương 162


Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com
Giáo trình hướng dẫn Revit Support Club - RSC

Bài 6-1 : Quản lý các hình chiếu.


Tổng quan
Bài học này học về cách khảo sắt các hình chiếu khác nhau xuất hiện trong Project Browser và
thay đổi các thuộc tính của chúng. Bạn bắt đầu bài học bằng phần học về hình chiếu và các
bước để tạo lập và biên tập chúng. Kế tiếp, bạn học về các thuộc tính của hình chiếu và các
thao tác nên sử dụng để làm việc với hình chiếu. Bài học sẽ kết thúc bằng các bài tập có nội
dung khảo sát các hình chiếu trong Project Browser và hiệu chỉnh các thuộc tính của hình
chiếu.
Các hình chiếu là các thành phần chủ yếu của một đồ án. Chúng tập hợp tất cả mọi thông tin
liên quan đến một phần đặc biệt của công trình và trình bày chúng theo yêu cầu. Thay đổi
thuộc tính của một hình chiếu không thay đổi thuộc tính của hình chiếu khác. Tuy nhiên, nếu
bạn thay đổi nội dung của một hình chiếu nào đó, thì sự thay đổi này có thể thấy được ở nội
dung các hình chiếu liên quan.
Trong minh họa dưới đây, thuộc tính của hình chiếu mặt bằng đã chỉ rõ như tỷ lệ hình chiếu
(View Scale) được quy định là 1:100, Mức độ thể hiện chi tiết (Detail Level) là thô (Coarse), và
hình thức thể hiện đồ họa (Model Graphics Style) là Wireframe. Các thuộc tính của hình chiếu
mặt bằng không phản ánh lên hình chiếu 3D.

Hình chiếu mặt bằng Hình chiếu 3D

Mục tiêu
 Sau khi hoàn tất bài này bạn có thể:
 Hiểu được hình chiếu
 Tạo lập và biên tập các hình chiếu
 Hiểu được thuộc tính của hình chiếu.
 Hiểu được các hình chiếu mẫu.
 Xác định các thao tác nên dùng khi làm việc với hình chiếu.
 Khảo sát các hình chiếu khác nhau xuất hiện trong Project Browser và hiệu chỉnh các thuộc
tính của chúng.

Chương 6: Hình chiếu của công trình 163


Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com
Giáo trình hướng dẫn Revit Support Online - RSO

Khái quát về hình chiếu.


Project Browser chứa tất cả hình chiếu trong một đồ án. Bạn có thể truy nhập vào những hình
chiếu này để quan sát những trình bày khác nhau của một công trình. Khi bạn mở một hình
chiếu hay tạo lập một hình chiếu mới, các hình chiếu hay tạo lập một hình chiếu mới, các hình
chiếu đã được mở vẫn còn tồn tại và các quy định của chúng không thay đổi.

Định nghĩa về hình chiếu


Hình chiếu cung cấp một hình ảnh độc nhất về công trình. Bạn sử dụng hình chiếu để trình diễn
công trình với các hướng nhìn khác nhau. Bạn có thể tạo lập nhiều góc chiếu như mặt bằng,
mặt đứng, mặt cắt và 3D cho một công trình. Bạn cũng có thể trình bày một hình chiếu mặt
bằng nằm dưới một hình chiếu mặt bằng khác để nhấn mạnh mối liên hệ giữa các thành phần
ở các tầng khác nhau.
Khi bạn bắt đầu một đồ án, một vài hình chiếu đã được tạo lập mặc định tùy vào tập tin dự án
mẫu mà bạn chọn. Bạn có thể biên tập những thuộc tính của hình chiếu hay tạo lập hình chiếu
mới tùy theo nhu cầu. Bạn có thể đi đến bất cứ nơi nào trong một hình chiếu bằng cách dùng
con lăn của chuột.
Chỉ có một hình chiếu hoạt động trong một thời điểm. Tuy nhiên, bạn có thể chuyển đổi qua lại
các hình chiếu khác nhau trong quá trình hoạt động. Ví dụ, bạn có thể chọn một sàn nhà trong
hình chiếu 3D để biên tập trong hình chiếu mặt bằng. bạn cũng có thể nhân bản hình chiếu mặt
bằng và 3D hiện hữu thành những hình chiếu mới.

Liên hệ hai chiều (Bidirectional Associativity)


Liên hệ hai chiều bảo đảm sự thay đổi xảy ra trong một hình chiếu sẽ tự động kéo theo sự thay
đổi ở hình chiếu liên hệ. Điều này được áp dụng cho tất cả các thành phần, hình chiếu và ghi
chú của một công trình. Ví dụ, một thay đổi xảy ra cho kích thước của một cửa sổ trên mặt
bằng sẽ được phản ánh trong tất cả các hình chiếu có liên hệ khác, ví dụ như hình chiếu 3D.

Qua lại (Navigating) giữa các hình chiếu của công trình.
Bạn có thể sử dụng Project Browser để qua lại (navigate) giữa các hình chiếu của một công
trình. Project Browser trình bày các hình chiếu theo cấu trúc dạng cây.
Khi bạn bố trí thêm một tầng vào công trình, tự động một hình chiếu thẳng góc của mặt bằng
sàn mới và một hình chiếu thẳng góc của mặt bằng trần mới được tạo lập theo mặc định. Tuy
nhiên bạn có thể bỏ qua bước tạo lập này nếu có yêu cầu.

Các hình chiếu của một công trình trong Project Browser

Bài 6-1 : Quản lý các hình chiếu. 164


Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com
Giáo trình hướng dẫn Revit Support Club - RSC

Các lựa chọn cho việc nhân bản hình chiếu.


Khi nhân bản hình chiếu bạn được sử dụng những quy định khác nhau cho hình chiếu đó để
thể hiện những phần tương tự của một mô hình cấu tạo. Ví dụ, bạn có thể nhân bản một hình
chiếu mặt bằng, bạn quy định cho hình chiếu nguyên thủy thể hiện mô hình thực, và những quy
định cho hình chiếu nhân bản để thể hiện thành mô hình phân tích.
Dưới đây là ba lựa chọn mà bạn có thể sử dụng khi nhân bản hình chiếu.
Lựa chọn Mô tả
Duplicate (Nhân bản) Tạo lập hình chiếu sao chép hình chiếu ban đầu. Một hình
chiếu nhân bản sẽ thể hiện tất cả những thành phần công trình
nhưng không có những ghi chú như hình chiếu ban đầu.
Duplicate with Detailing Tạo lập hình chiếu thừa hưởng mọi chi tiết của hình chiếu ban
(Nhân bản có chi tiết) đầu. Một bản sao với lựa chọn này sẽ thể hiện cả các thành
phần lẫn các ghi chú từ hình chiếu gốc.
Duplicate as a Dependent Tạo lập một hình chiếu thừa hưởng các thuộc tính về hình
(Nhân bản phụ thuộc) chiếu và những hình chiếu đặc biệt của các thành phần từ
hình chiếu ban đầu. Trong một hình chiếu phụ thuộc
(dependent view), bạn chỉ thấy một vùng nào đó của hình
chiếu. Bạn có thể đưa vào đường khới nối (matchlines) để chỉ
ra vị trí mà hình chiếu bị tách ra, và hình chiếu tham chiếu cho
việc khớp nối. Lựa chọn này giúp tạo lập những hình chiếu
một bộ phận trên mặt bằng của một hình chiếu bằng quá lớn,
không đủ bố trí lên tờ giấy của bản vẽ.

Underlay (nằm dưới)


Bạn sử dụng thuộc tính underlay của một hình chiếu mặt bằng để thể hiện một hình chiếu mặt
bằng khác của công trình nằm phía dưới của hình chiếu bằng hiện hữu. Underlay có thể là phía
trên hay phía dưới tầng hiện hữu, và được thể hiện với màu nhạt hơn. Bạn sử dụng underlay
để hiểu được mối quan hệ giữa các thành phần thuộc các tầng khác nhau. Bạn có thể chọn và
hiệu chỉnh các thành phần thuộc Underlay.
Trong hình minh họa dưới đây, những đường màu nhạt là hình chiếu bằng của một tầng thấp
hơn có vai trò như là một underlay đối với hình chiếu bằng hiện hữu.

Chương 6: Hình chiếu của công trình 165


Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com
Giáo trình hướng dẫn Revit Support Online - RSO

Ví dụ về hình chiếu
Hình dưới đây minh hoạt các hình chiếu của một công trình.

1. Hình chiếu bằng 3. Hình chiếu mặt cắt


2. Hình chiếu mặt đứng hướng bắc 4. Hình chiếu 3D

Tạo lập và biên tập hình chiếu


Khi bạn tạo lập một công trình, bạn cần phải làm việc với nhiều hình chiếu khác nhau như mặt
bằng sàn và mặt bằng trần. Bạn sử dụng Project Browser, thẻ View trên Thanh Ribbon, hay
View trên thanh menu để tạo lập một hình chiếu mới và để nhân bản một hình chiếu hiện hữu.
Bạn sử dụng thanh cuộn ngang và đứng của cửa sổ hình chiếu để dịch chuyển ngang và đứng.
Bạn có thể sử dụng lựa chọn SteeringWheels trên View toolbar để cuộn hay thu phóng trong
một hình chiếu phẳng, và xoay một hình chiếu 3D. Bạn sử dụng View Cube trong hình chiếu 3D
để quay mô hình hay định lại góc nhìn của hình chiếu. Bạn có thể dùng bánh xe trên con chuột
để thu phóng hay dịch chuyển bất kỳ hình.
Bạn có thể cùng lúc xem các hình chiếu đã được mở bằng cách sử dụng các lựa chọn Tile or
the Cascade trên Window của thanh menu. Bạn cũng có thể xác định phần tách của một hình
chiếu bằng cách thêm vào một matchline, để việc định vị các thành phần nhỏ của một hình
chiếu lên các bản vẽ nhỏ được chính xác. Bạn có thể quy định cho sự thể hiện của Matchline
dễ nhìn bằng cách biên tập độ dày, màu, loại của nét vẽ.

Quy trình: Tạo lập một góc nhìn mới


Những bước sau đây sẽ mô tả cách tạo lập một hình chiếu mới.
1. Trên Thanh Ribbon, Thẻ View, chọn loại hình chiếu mà bạn muốn tạo lập, ví dụ như Floor
Plan (hình chiếu mặt bằng sàn).
Bài 6-1 : Quản lý các hình chiếu. 166
Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com
Giáo trình hướng dẫn Revit Support Club - RSC

Chú ý: Bạn cũng có thể nhấp vào View menu > New.
2. Trong hộp thoại New Plan:
 Chọn cao trình mà bạn muốn tạo lập hình chiếu
 Xóa ô chọn Do Not Duplicate Existing Views để tạo lập một hình chiếu nhân bản.
3. Trên Thanh Ribbon, View tab, chọn Elevation. Quy định dấu ký hiệu mặt đứng ở vị trí yêu
cầu để tạo lập một hình chiếu mặt đứng mới.
4. Trên Thanh Ribbon, View tab, chọn Section để tạo lập một mặt cắt trên cơ sở mặt bằng
hay mặt đứng. Chọn hai điểm để vẽ một mặt cắt mới.

5. Trên Thanh Ribbon, View tab, nhấp vào Schedule/Quantities để mở hộp thoại New
Schedule.
6. Trong hộp thoại New Schedule, chọn thành phần cần phải thống kê

7. Trong hộp thoại Schedule Properties, thêm các tham biến mà bạn muốn tạo lập trong hình
chiếu.

Chương 6: Hình chiếu của công trình 167


Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com
Giáo trình hướng dẫn Revit Support Online - RSO

Quy trình: Thêm một Matchline


Những bước sau đây sẽ mô tả cách bố trí thêm một matchline vào một hình chiếu.
1. Mở hình chiếu gốc là nơi bạn lập hình chiếu nhân bản hay hình chiếu để phân tách.
2. Trên View Contral Bar, nhấp vào Crop View để thể hiện khu vực muốn trích xuất.
3. Trên Thanh Ribbon, Thẻ Drafting > chọn Matchline.
4. Trong cửa sổ hình chiếu vẽ matchline có độ dài tùy theo yêu cầu.

5. Chọn Finish Sketch để chấm dứt việc vẽ matchline.


6. Khoanh một phần của hình chiếu matchline từ một hướng.
7. Nhấp vào thẻ View > Create Panel > Nhấp vào Dplicate View > Chọn Duplicate as
Dependent. Hoặc nhấp phải chuột tại view name, và nhấp Duplicate View > Duplicate as a
Dependent.
8. Khoanh vùng hình chiếu liên hệ với Matchline ở hướng còn lại. Khi cả hai hình chiếu được
bố trí lên giắt vẽ, matchline sẽ chỉ định nơi chúng gặp nhau.
Chú ý: Matchlines là các vật thể 3D trong các hình chiếu bằng. Bạn có thể quy định chiều
cao của chúng để chúng chỉ có xuất hiện trên một cao trình nào đó.

Thuộc tính hình chiếu


Bạn sử dụng các thuộc tính để quy định và hiệu chỉnh những tham biến khác nhau liên quan
đến hình chiếu đang hoạt động, như tỷ lệ, cách thể hiện, và những phần nằm dưới (underlay).
Vài thuộc tính vật chọn của hình chiếu có thể xuất hiện trên View Control Bar nằm ở đáy cửa
sổ hình chiếu. Bạn có thể hiệu chỉnh các thuộc tính của hình chiếu bằng hộp thoại Properties.

Bài 6-1 : Quản lý các hình chiếu. 168


Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com
Giáo trình hướng dẫn Revit Support Club - RSC

Các tham biến thuộc tính của hình chiếu.


Tham biến thuộc tính của hình chiếu ảnh hưởng đến cách thức thể hiện của công trình trong
cửa sổ hình chiếu.
Hình sau đây minh họa các tham biến thuộc tính của một hình chiếu trong hộp thoại Element
Properties.

Bảng dưới đây sẽ mô tả các tham biến thuộc tính hình chiếu chủ yếu có thể thấy trong hộp
thoại Element Properties.
Tham biến Mô tả
View Scale (Tỷ lệ hình chiếu) Thay đổi tỷ lệ của hình chiếu khi chúng xuất hiện trên bản
vẽ để in ra.
Scale Value (Giá trị của tỷ lệ) Các định tỷ lệ cần thiết. Giá trị tỷ lệ chỉ hoạt động khi
Custom được chọn trong phần View Scale.
Crop Region and Crop Quy định một đường biên quanh một công trình. Bạn có thể
Region Visible chọn đường biên và định lại kích cỡ với các ký hiệu điều
khiển. Sự xuất hiện của công trình thay đổi khi bạn định lại
kích cỡ của đường biên. Để tắt quy định của khoanh vùng,
xóa hộp kiếm của Crop Region. Để tắt đường biên và duy
trì khoanh vùng, xóa hộp kiểm Crop Region Visible.
Display Model Dấu thành phần của công trình trong hình chiếu chi tiết.
Display Model có ba quy định. Quy định Normal làm xuất
hiện các thành phần bình thường. Nó được dùng cho các
hình chiếu không cần chi tiết. Quy định Do Not Display làm
Chương 6: Hình chiếu của công trình 169
Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com
Giáo trình hướng dẫn Revit Support Online - RSO

xuất hiện chỉ các thành phần có hình chiếu chi tiết. Các
thành phần này bao gồm đường, vùng, kích thước, chữ và
ký hiệu. Quy định As Underlay các thành phần của một hình
chiếu chi tiết khi các thành phần công trình xuất hiện bị mờ
đi
Detail Level Áp dụng các quy định mức độ thể hiện chi tiết Coarse (thô),
Medium (trung bình), hay Fine (chi tiết) cho tỷ lệ hình chiếu.
Quy định này phủ nhận quy định về mức độ chi tiết được
quy định tự động cho hình chiếu.
Visibility/Graphics Override Điều khiển sự thể hiện của vật thể. Bạn có thể quy định
những thể hiện riêng biệt bằng cách sử dụng hộp thoại
Visibility/Graphics Overrides.
Model Graphics Style Xác lập kiểu thể hiện khác nhau cho hình chiếu. Các kiểu
thể hiện bao gồm Hidden Line, Wireframe, Shading và
Shading with Edges.
Advanced Model Graphics Điều khiển bóng nắng và các đường silhouette trong hình
chiếu.
Discipline Xác định các bộ môn trong hình chiếu dự án và điều khiển
sự thể hiện của các vật thể công trình. Bạn có thể lựa chọn
các bộ môn Architectural, Structural, Mechanical, Electrical
và Coordination cho dự án.
View Name Trình bày tên của hình chiếu đang được kích hoạt. Tên của
hình chiếu cũng xuất hiện trong Project Browser và trong
thanh tiêu đề của hình chiếu.
Title on Sheet Chỉ tên của các hình chiếu xuất hiện trên giấy vẽ; tên này
khác với tên trong thuộc tính View Name. Tham biến này
không nằm sẵn trong các hình chiếu của tờ giấy.
View Range Điều khiển các thể hiện hình học đặc biệt của mặt bằng xác
lập đường biên của hình chiếu bắng. Bạn cần có thể xác
lập đường biên này bằng cách quy định chiều cao của Cut
Plane, Top Clip Plane và Bottom Clip Plane.
Crop Region Cho phép đường giới hạn của vùng quanh một công trình.
Bạn có thể chọn đường bao này và định lại kích cỡ bằng
cách sử dụng các nút điều khiển. Khi bạn định lại kích cỡ
của một đường biên, thể hiện của công trình sẽ thay đổi.
Để tắt các đường biên nhưng vẫn duy trì vùng nhìn thấy,
xóa hộp kiểm của Crop Region Visible.
Phase Filter Áp dụng bộ lọc về các phân đợt xây dựng cho hình chiếu
Phase Xuất hiện một đợt xây dựng đặc biệt nào đó cho một hình
chiếu. Phase quyết định thành phần công trình (phase-
wise) nào được xuất hiện trong hình chiếu và cách chúng
thể hiện qua hình học.

Khoảng giới hạn độ sâu của hình chiếu (View Range)


Tất cả các hình chiếu mặt bằng sàn bằng và mặt bằng trần đều có một thuộc tính gọi là khoảng
giới hạn độ sâu của hình chiếu (view range). Khoảng giới hạn độ sâu của hình chiếu (view
range) là một nhóm các mặt phẳng nằm ngang có ảnh hưởng đến việc có thể thấy được vật
thể trong hình chiếu hay không.

Bài 6-1 : Quản lý các hình chiếu. 170


Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com
Giáo trình hướng dẫn Revit Support Club - RSC

View Range có bốn mặt phẳng nằm ngang gồm: Top Clip plane (mặt cắt ngang phía trên), Cut
plane (mặt cắt ngang ngay tại lát cắt), Bottom Clip plane (mặt cắt ngang nằm dưới) và View
Depth plane (mặt nằm ở chiều sâu của hình chiếu). Các mặt Top Clip và Bottom Clip mô tả cho
phía trên và phía dưới của một hình chiếu. Cut Plane xác định nơi các vật thể được cắt ngang
trong hình chiếu. Những thành phần nằm phía trên Cut Plane sẽ không được thể hiện. Khi mặt
phẳng View Depth được quy định nằm dưới mặt phẳng Bottom clip, hình chiếu sẽ thể hiện
những thành phần nằm trong khoảng phía dưới mặt phẳng Bottom Clip và mặt phẳng View
Depth.

Thanh điều khiển hình chiếu (View Control Bar)


Thanh View Control giúp bạn nhanh chóng truy nhập để tìm một thuộc tính của hình chiếu có
ảnh hưởng đến cách thể hiện công trình trong hình chiếu đó. Thanh View Control được bố trí
phía dưới cửa sổ hình chiếu. Bạn truy nhập vào các thuộc tính của hình chiếu bằng cách sử
dụng các nút trên thanh View Control : Scale (tỷ lệ), Detail Level (mức độ chi tiết), Model
Graphics Style (kiểu thể hiện), Shadow (Bóng bản thân), Crop/Do Not Crop View, Show/Hide
Crop Region, Temporary Hide/Isolate (tạm thời dấu/cô lập) và Reveal Hidden Elements.

Scale (tỷ lệ)


Bạn có thể thay đổi giá trị của tỷ lệ hình chiếu bằng cách sử dụng tùy chọn Scale trong thanh
View Control. Tỷ lệ hình chiếu sẽ quyết định hình chiếu có vừa với kích thước bản vẽ hay
không. Bạn có thể chọn một tỷ lệ trong các tỷ lệ đã được định sẵn, hay là một tỷ lệ của riêng
mình cho bản vẽ. Các ghi chú sẽ tự điều chỉnh kích cỡ khi tỷ lệ hình chiếu thay đổi.
Hình dưới đây minh họa các tỷ lệ hình chiếu theo hệ Anh có thể tìm thấy trên View Control Bar.

Detail Level (mức độ thể hiện chi tiết)


Bạn sử dụng Detail Level (mức độ thể hiện chi tiết) để xác định mức độ chi tiết mà bạn muốn
thể hiện trong hình chiếu. Detail level ảnh hưởng đến mức độ thể hiện hình học của các thành
phần và liên quan đến tỷ lệ hình chiếu. Bạn có thể thay đổi detail level của một hình chiếu
thành Coarse (thô), Medium (trung bình), và Fine (chi tiết).

Mức độ thể hiện Coarse của một tường nhiều lớp Mức độ thể hiện Medium và Fine cũng của
tường này

Model Graphics Style (kiểu thể hiện công trình)

Chương 6: Hình chiếu của công trình 171


Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com
Giáo trình hướng dẫn Revit Support Online - RSO

Bạn sử dụng Model Graphics Style để chọn cách thể hiện cho một công trình, như là Wireframe
(không che khuất), Hidden Line (che khuất), Shading (có bóng bản thân và Shading with Edges
(bóng bản thân có thể hiện các giao tuyến).

Shadows (bóng do nắng chiều)


Bạn sử dụng tham biến Shadows để thể hiện có hay không bóng do nắng chiếu lên một công
trình. Một vài quy định của luật phát có thể yêu cầu việc đổ bóng nhằm các mục đích thấy được
công trình như là một phần của quy hoạch và quá trình xét duyệt. tham biến Shadow rất ích lợi
trong một những trường hợp như vậy.

Crop Region (khu vực nhìn thấy của hình chiếu)


Bạn sử dụng Crop Region để thể hiện hay hiệu chỉnh đường ranh giới của một hình chiếu. Bạn
có thể dấu hay thể hiện ra Crop Region của một hình chiếu. Khi thấy một khung hình chiếu, bạn
có thể điều chỉnh kích cỡ của hình chiếu bằng cách rê các ký hiệu điều khiển Move Clip Plane.
Bạn tạo lập một phiên bản cho một khu vực nhỏ hơn từ khung hình chiếu lớn để làm việc với
nó hay việc thể hiện một phần của hình chiếu gốc trở nên dễ dàng hơn.

Hình chiếu mặt bằng không có khung hình chiếu Hình chiếu mặt bằng với khung hình chiếu

Dấu/Cô lập (Hide/Isolate) tạm thời


Bạn sử dụng tùy chọn Temporary Hide/Isolate để tạm thời giấu (không còn thấy) một thành
phần được chọn trong một hình chiếu. Tùy chọn này hữu ích khi bạn muốn thấy hay biên tập
các thành phần thuộc một thư mục nào đó trong hình chiếu vì những tùy chọn cho một thành
phần chỉ có thể có được khi nó được lựa chọn trong hình chiếu. Bạn có thể giấu một thành
phần đặc biệt nào đó với Hide, và bạn có thể cô lập một thành phần bằng cách giấu tất cả các
thành phần khác trong hình chiếu với Isolate. Hide/Isolate không ảnh hưởng việc in ấn vật thể.
Hình dưới đây minh họa thư mục tường được chọn, cô lập, và giấu đi.

Bài 6-1 : Quản lý các hình chiếu. 172


Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com
Giáo trình hướng dẫn Revit Support Club - RSC

Chú thích
1. Bức tường trên được chọn
2. Chủng loại tường được Isolate
3. Chủng loại tường được Hide

Nét mảnh (Thin Lines)


Bạn sử dụng nét mảnh để thể hiện những độ dày của nét vẽ trong một công trình có được áp
dụng hay không. Revit thể hiện những nét vẽ với những độ dày đã mặc định để mỗi hình chiếu
có nét vẽ trong bản vẽ được in ra phù hợp với tiêu chuẩn thể hiện. Với Thin Lines được bật lên,
bạn có thể phân biệt được khoảng trống giữa hai đường rất gần nhau phục vụ cho nhu cầu làm
việc chi tiết trong một phần nào đó của hình chiếu. Tùy chọn Thin Lines có thể thấy trên thanh
View toolbar và trong thực đơn View. Nó có ảnh hưởng đến tất cả các nội dung của hình chiếu.
Trong hình dưới đây, khi thin lines được bật, bạn có thể thấy được chi tiết giao nhau giao điểm
ở đỉnh tường và khi thin lines bị tắt, mái dốc đã che đỉnh tường.

Think lines bị tắt Think lines được bật

Hình chiếu mẫu (View Templates)


View templates chứa các quy định tiêu chuẩn cho hình chiếu. Revit có View Templates mặc
định để bạn có thể áp dụng cho hình chiếu và bạn cũng có thể tạo lập nên hình chiếu mẫu cho
riêng mình với những yêu cầu đặc biệt về hình chiếu.
Hình dưới đây minh họa hộp thoại View Templates, được bạn kích hoạt từ tùy chọn View
Templates trên thực đơn Settings.

Chương 6: Hình chiếu của công trình 173


Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com
Giáo trình hướng dẫn Revit Support Online - RSO

Tùy chọn cho view templates


Sau khi bạn tạo dựng một hình chiếu, mặt bằng bố trí đồ đạc, mặt bằng thiết bị vệ sinh, hay
mặt bằng bố trí điện, để thể hiện công trình, bạn có thể tạo lập một mẫu với tên riêng để áp
dụng cho bất cứ hình chiếu nào của công trình. Để làm được điều này, bạn có thể sử dụng
thực sự đơn nhanh (Shortcut Menu) bằng cách truy nhập từ Project Browser.
Hình dưới đây minh họa cho các tùy chọn của View Templates.

Bài 6-1 : Quản lý các hình chiếu. 174


Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com
Giáo trình hướng dẫn Revit Support Club - RSC

Hướng dẫn làm việc với hình chiếu


Những thao tác nên dùng sau đây sẽ giúp bạn làm việc với hình chiếu có hiệu quả.
 Khi làm việc với những hình chiếu mà bạn có ý định khai triên sau này, bạn nên tạo một
crop region theo yêu cầu và nên chốt (pin) đường bao hình chiếu vào một vị trí. Điều này
sẽ ngăn ngừa việc bạn vô tình di chuyển đường bao của hình chiếu.
 Bạn nên tạo lập các hình chiếu chi tiết và bắt đầu vẽ các chi tiết này sau khi thiết kế của
bạn đã khai triển đến một mức độ nào đó, giúp bạn tránh việc phải vẽ lại không cần thiết.
 Bạn vẽ các thành phần khác vào hình chiếu chứ không vẽ vào bản vẽ (sheet). Khi bạn di
chuyển các hình chiếu trong bản vẽ, các thành phần nằm trong hình chiếu sẽ tự động di
chuyển với hình chiếu. Điều này sẽ tiết kiệm thời gian khi phải bố cục bản vẽ để in ra giấy.
 Bạn nên thường xuyên kiểm tra công việc bằng hình chiếu 3D. Quan sát hình 3D giúp bạn
phát hiện ra những lỗi vô ý, những lỗi không khớp hay những lỗi khác trong công trình.
 Hướng chiếu mặc định của 3D sẽ trở lại vị trí ban đầu khi bạn thoát khỏi Revit và khởi
động lại. bạn có thể tạo lập hình chiếu 3D cho một phần nào đó của công trình mà bạn cần
phải xem lại nhiều lần và lưu lại với tên riêng thích hợp. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời
gian khi cần phải kiểm tra một phần nào đó của công trình trong giai đoạn khai triển.
 Trong hình chiếu 3D, theo mặc định, chức năng quay góc nhìn (orbit) sử dụng tâm của
công trình như là tâm quay. Bạn có thể quay góc nhìn của một thành phần đặc biệt thì bạn
phải chọn thành phần đó trước và bắt đầu quay góc nhìn (orbit). Điều này sẽ giúp bạn duy
trì được góc nhìn trong quá trình quay.

Chương 6: Hình chiếu của công trình 175


Trung tâm đồ họa ứng dụng Đông Dương – Revit Club.com

You might also like