You are on page 1of 57

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG

NGHỆ TP.HCM KHOA CNSH –

TP – MP



BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: NUÔI CẤY LAN


̉
DENDROBIUM VÀCHUYÊN RA
VƯỜN ƯƠM

CBHD : KS. VũThi Nḥẫm

Sinh viên thực hiện : Nguyêñ Phương Uyên

Lớp : 13DSH01

MSSV : 1311100113
TP.HCM, tháng 10/2016
NHÂṬ KÝTHƯCC TÂP C
Thơi gian Nôịdung lam viêc C
̀̀ ̀̀
- Pha môi trương MS vơi dicḥ chiết chuối
̀̀ ̀́
Ngay 22/08/2016 - Ra vươn ươm chuẩn bi x ̣ ơ dưa va chuyển lan
̀̀ ̀̀ ̀̀ ̀
con ra vươn
̀̀
Ngay 23/08/2016 - Cấy chuyển lan con qua bınh môi trương mơi
̀̀ ̀̀ ̀́
̀̀ - Loaịbo nhưng bınh PLB va rưa chai
̀̉ ̀̃ ̀̀ ̀̀ ̀̉
- Loaịbo nhưng bınh chı co PLB va bınh mô bi
̀̉ ̀̃ ̀̀ ̀̉ ̀́ ̀̀ ̀̀
Ngay 24/08/2016 nhiêm,̃ rưa chai
̀̀ ̀̉
- Cấy chuyển lan con qua môi trương mơi
̀̀ ̀́
- Chuẩn bi ̣nut bông va nắp cao su cho bınh môi
̀́ ̀̀ ̀̀
Ngay 25/08/2016 trương
̀̀ ̀̀
- Kiểm tra mâu,̃ loaịbo mâũ nhiêm̃ va rưa chai
̀̉ ̀̀ ̀̉
- Tach va tươc xơ dưa, sau đo cắt sẵn thanh kıch
̀́ ̀̀ ̀́ ̀̀ ̀́ ̀̀ ̀́
Ngay 26/08/2016 cơ phu hơp ̣ vơi lan con
̀̀ ̀̃ ̀̀ ̀́
- Rưa dung ̣ cu c ̣ ấy va bınh mô cu
̀̉ ̀̀ ̀ ̀̃
- Chuẩn bi ̣bınh mô đểđưa ra vươn ươm, lấy cây
̀̀ ̀̀
Ngay 29/08/2016 con ra khoi bınh va rưa sacḥ
̀̉ ̀̀ ̀̀ ̀̉
̀̀ - Dung xơ dưa cốđinḥ lan con vao châụ va
̀̀ ̀̀ ̀̀ ̀̀
chuyển ra vươn
̀̀
Ngay 30/08/2016 - Cấy chuyển Dendrobium tım
̀̀ ̀́
Ngay 31/08/2016 - Cấy chuyển Dendrobium hồng soc ̣
̀̀
Ngay 01/09/2016 - Cấy chuyển Dendrobium hồng soc ̣
̀̀ - Bon phân cho lan con
̀́
- Cấy chuyển Dendrobium
Ngay 05/09/2016 - Ngâm xơ dưa, tach va cắt xơ dưa đểcốđinḥ lan
̀̀ ̀́ ̀̀ ̀̀
̀̀ con

i
Ngay 06/09/2016 - Tach va cắt xơ dưa, sau đo cốđinḥ lan con
̀̀
(chı lam buổi sang) ̀́ ̀̀ ̀̀ ̀́
̀̉ ̀ ̀́
Ngay 07/09/2016 - Cấy chuyển Dendrobium qua bınh môi trương
mơi ̀̀ ̀̀
̀̀
̀́
Ngay 09/09/2016 - Cốđinḥ lan con vao châụ
̀̀
(chı lam buổi sang) ̀̀
̀̉ ̀ ̀́
- Chuẩn bi ̣bınh mô, lấy lan con ra khoi bınh va
̀̀ ̀̉ ̀̀ ̀̀
Ngay 12/09/2016 rưa sacḥ
̀̀ ̀̉
- Chuẩn bi gịa thểxơ dưa đểcốđinḥ lan con
̀́ ̀̀
Ngay 14/09/2016 - Pha môi trương MS co bổsung dicḥ chiết khoai
̀̀ ̀́
̀̀ tây va hấp khư trung môi trương
̀̀ ̀̉ ̀̀ ̀̀
Ngay 16/09/2016 - Ra vươn ươm va cốđinḥ lan con vao châụ bằng
̀̀ ̀̀ ̀̀
̀̀ gia thểxơ dưa
̀́ ̀̀
Ngay 05/10/2016 - Kiểm tra mâũ đa cấy, loaịbo mâũ nhiêm̃ va rưa
̀̀ ̀̃ ̀̉ ̀̀ ̉
(chı lam buổi chiều) sacḥ bınh mô cu
̀̉ ̀ ̀̀ ̀̃
Ngay 07/10/2016 - Cấy chuyển lan Dendrobium qua bınh môi
̀̀ ̀̀
(chı lam buổi sang) trương mơi
̀̉ ̀ ̀́ ̀̀ ̀́
- Cấy chuyển lần cuối lan Dendrobium vao bınh
̀̀ ̀̀
Ngay 10/10/2016 môi trương co dicḥ chiết chuối trươc khi đem ra
̀̀ ̀́ ̀́
̀̀ vươn ươm
̀̀
- Chuẩn bi gịa thểxơ dưa
̀́ ̀̀
Ngay 12/10/2016 - Cấy chuyển lần cuối lan Dendrobium vao bınh
̀̀ ̀̀ ̀̀
(chı lam buổi chiều) môi trương co dicḥ chiết chuối
̀̉ ̀ ̀̀ ̀́
Ngay 13/10/2016 - Cấy chuyển lan Dendrobium qua bınh môi
̀̀
̀̀ trương co dicḥ chiết khoai tây
̀̀ ̀́
Ngay 14/10/2016 - Chuẩn bi gịa thểxơ dưa đểđưa lan con ra vươn
̀̀ ̀́ ̀̀ ̀̀
( chı lam buổi sang) ươm
̀̉ ̀ ̀́
Ngay 17/10/2016 - Lấy cây con ra khoi bınh mô, rưa sacḥ
̀̀ ̀̉ ̀̀ ̀̉

ii
- Cốđinḥ lan con vao châụ bằng gia thểxơ dưa
̀̀ ̀́ ̀̀
va chuyển ra vươn ươm
̀̀ ̀̀
Ngay 18/10/2016 - Cốđinḥ lan con vao châụ bằng gia thểxơ dưa
̀̀ ̀̀ ̀́ ̀̀
(chı lam buổi sang) va chuyển ra vươn ươm
̀̉ ̀ ̀́ ̀̀ ̀̀
Ngay 19/10/2016 - Cấy chuyển lan con qua bınh môi trương co dicḥ
̀̀ ̀̀ ̀̀ ̀́
(chı lam buổi chiều) chiết khoai tây
̀̉ ̀
- Tach va cắt xơ dưa, cốđinḥ lan con va chuyển
̀́ ̀̀ ̀̀ ̀̀
Ngay 20/10/2016 ra vươn
̀̀ ̀̀
- Cấy chuyển lan con qua bınh môi trương mơi
̀̀ ̀̀ ̀́
Ngay 21/10/2016 - Cấy chuyển lan con qua môi trương mơi
̀̀
(chı lam buổi sang) ̀̀ ̀́
̀̉ ̀ ̀́

iii
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Trịnh Thị Lan Anh đã giới thiệu
em thực tập tại Traṃ huấn luyêṇ vàthưc ̣ nghiêṃ nông nghiêp ̣ Văn Thánh và trang bị
cho em những kiến thức bổ ích, quý báu làm hành trang cho em trong suốt thời gian
thực tập. Em cũng xin chân thành biết ơn sự dạy dỗ tận tình của toàn thể quý thầy cô
trường Đại học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý thầy cô khoa
Công Nghệ Sinh Học – Thực phẩm – Môi trường.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc tới các cán bô ̣ trong Traṃ huấn
luyêṇ vàthưc ̣ nghiêṃ nông nghiêp ̣ Văn Thánh đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa
thực tập. Trong đó, em xin chân thành cảm ơn chúPhaṃ Đức Dũng - Trưởng traṃ
Thực nghiệm nông nghiêp ̣ Văn Thánh - Trung Tâm Khuyến Nông Thành Phố Hồ Chí
Minh và chi ṾũThi Nḥẫm - Phụ trách hướng dẫn trực tiếp, đã tận tình hướng dẫn và
tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt quá trình thực tập.

Em xin gửi lời cảm ơn đến chi C Nguyêñ Thi C Tuyết Nhung, chi C ĐỗThuỵ Phương
Thảo cùng cô Phan Thi C Thao vàcác anh chị kỹ sư khác trong thời gian qua luôn
quan tâm, hướng dẫn và giúp đỡ em nhiệt tình.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể gia đình, người thân, bạn bè, những
người đã luôn bên cạnh, cổ vũ, động viên em trong suốt thời gian qua.

Trong quá trình thực tập, cũng như trong quá trình viết bài báo cáo, khó tránh khỏi
những sai sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô để em tích
lũy thêm kinh nghiệm và hoàn thiện tốt hơn.
TPHCM, ngày 24 tháng 05 năm 2017
Sinh viên thưc C hiên

Nguyêñ Phương Uyên

iv
MUCC LUCC
NHÂṬ KÝTHỰC TÂP ̣ ............................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ iv

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TP.HCM -

TRẠM HUẤN LUYỆN VÀ THỰC NGHIỆM NÔNG NGHIỆP VĂN THÁNH ..... 1
1 - TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TP.HCM ......................................................... 2

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................................ 2

1.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ ................................................................................... 2

1.2.1 Vị trí, chức năng: ................................................................................................ 2

1.2.2 Nhiệm vụ: ........................................................................................................... 2

1.3 Cơ cấu tổ chức, bộ máy ......................................................................................... 5

1.3.1 Các Phòng, Ban chuyên môn, nghiệp vụ: .......................................................... 7

1.3.2 Các Trạm trực thuộc: ......................................................................................... 7

1.4 Nhiệm vụ của trạm Khuyến nông: ........................................................................ 7

1.5 Tổ chức khuyến nông cơ sở phường, xã ............................................................... 8

1.6 Nhiệm vụ của nhân viên khuyến nông: ................................................................. 9

1.7 Kết quả thi đua đã đạt được .................................................................................. 9

2 - TRẠM HUẤN LUYỆN VÀ THỰC NGHIỆM NÔNG NGHIỆP VĂN THÁNH


................................................................................................................................... 11

2.1 Cây giống.............................................................................................................................................11

2.2 Cơ sở vật chất và trang thiết bị...................................................................................................17

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH THỰC TẬP......................................................................................20

1. NÔỊ QUY...............................................................................................................................................21

1.1 Nôịquy phòng pha môi trường....................................................................................................21

v
1.2 Nôịquy phòng nuôi mô...................................................................................................................22

1.3 Nôịquy phòng cấy............................................................................................................................22

1.4 Nôịquy phòng hấp............................................................................................................................22

2. CÁCH PHA CÁC DUNG DICḤ ME ̣......................................................................................23

2.1 Stock đa lương ̣ MS...........................................................................................................................23

2.2 Stock đa lương ̣ MS...........................................................................................................................23

2.3 Stock sắt MS.......................................................................................................................................23

2.4 Stock vi lương ̣ MS...........................................................................................................................24

2.5 SKOOG VI..........................................................................................................................................24

2.6 SKOOG V............................................................................................................................................25

2.7 Thành phần các chất điều hòa sinh trưởng thực vật..........................................................25

3. QUY TRÌNH PHA MÔI TRƯỜNG...........................................................................................26

4. QUY TRÌNH SỬ DỤNG NỒI HẤP KHỬ TRÙNG...........................................................27

4.1 Quy trình sử dụng.............................................................................................................................27

4.2 Quy trình vệ sinh nồi hấp:............................................................................................................28

5. QUY TRÌNH THAO TÁC CẤY..................................................................................................29

5.1 Các bước chuẩn bị:...........................................................................................................................30

5.2 Thao tác cấy chuyền:.......................................................................................................................32

5.3 Các bước sau khi cấy:.....................................................................................................................33

6. VƯỜN ƯƠM........................................................................................................................................36

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................46

1. KẾT LUẬN............................................................................................................................................47

2. KIẾN NGHỊ...........................................................................................................................................48

TÀI LIÊỤ THAM KHẢO....................................................................................................................49

vi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM KHUYẾN
NÔNG TP.HCM - TRẠM HUẤN LUYỆN VÀ THỰC
NGHIỆM NÔNG NGHIỆP VĂN THÁNH

1
1 - TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TP.HCM

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển


- Trung tâm Khuyến nông TP.HCM khi thành lập có tên gọi là Trung tâm Nghiên
cứu KHKT và Khuyến nông TP.HCM, trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, được
thành lập theo Quyết định số 2621/QĐ-UB ngày 2/11/1992 của Ủy ban nhân dân
TPHCM trên cơ sở hợp nhất 2 đơn vị: Trung tâm Ứng dụng KHKT Lâm nghiệp và
Trung tâm Ứng dụng KHKT Nông nghiệp.
- Sau đó được UBND thành phố ký Quyết định số 2772/QĐ-UBND, ngày 16/6/2006
đổi tên Trung tâm Nghiên cứu KHKT và Khuyến nông thành Trung tâm Khuyến
nông thành phố Hồ Chí Minh.

1.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ


1.2.1 Vị trí, chức năng:
1. Trung tâm Khuyến nông là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn, chịu sự lãnh đạo toàn diện của Sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn; có chức năng thực hiện các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngư, khuyến công, khuyến diêm (sau đây gọi tắt là khuyến nông) khuyến
khích phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn thành phố nhằm hướng dẫn, trợ
giúp nông dân phát triển nông nghiệp, nông thôn.
2. Trung tâm Khuyến nông có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được hỗ trợ một
phần kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách Nhà nước và được mở tài khoản tại Kho
bạc Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước để hoạt động theo quy định của Pháp luật.

1.2.2 Nhiệm vụ:


1. Tham mưu, đề xuất Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trình thành phố ban
hành chính sách, phê duyệt chương trình, dự án khuyến nông nhằm hỗ trợ nông dân
trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

2
2. Triển khai thực hiện các văn bản chuyên môn nghiệp vụ, định mức kinh tế kỹ
thuật chuyên ngành để hướng dẫn hệ thống khuyến nông thực hiện các quy định kỹ
thuật của Bộ, ngành.
3. Thông tin, tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách phát triển nông nghiệp,
nông thôn của Đảng và Nhà nước, tiến bộ khoa học và công nghệ, thông tin thị
trường giá cả, phổ biến điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh, phát triển
nông nghiệp và nông thôn, tổ chức và tham gia hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ
triển lãm liên quan đến hoạt động khuyến nông.
4. Thực hiện công tác nghiên cứu thực nghiệm những tiến bộ khoa học, công nghệ
đưa vào ứng dụng xây dựng mô hình trình diễn nông, lâm, thủy sản bền vững, phù
hợp với từng vùng sinh thái trên địa bàn thành phố.

5. Phối hợp, liên kết tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ
khuyến nông, nhân viên khuyến nông. Bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng ứng dụng kỹ thuật
mới, giống mới, kiến thức quản lý kinh tế và kỹ năng tiếp thị cho bà con nông dân.
6. Tổ chức cho người hoạt động khuyến nông tham quan, khảo sát, học tập và trao
đổi kinh nghiệm giữa các vùng, miền trong nước và nước ngoài.
7. Xây dựng các loại mô hình trình diễn về ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ
trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản phù hợp với từng vùng sinh thái, từng địa phương
theo chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố.
8. Xây dựng các loại mô hình khuyến nông đa dạng, công nghệ cao thích hợp với
sản xuất nông nghiệp đô thị cho hộ nông dân, hộ trang trại, tổ sản xuất, hợp tác xã,
chủ doanh nghiệp nông-lâm-thủy sản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu
quả sản xuất nông nghiệp.
9. Tổ chức sơ kết, tổng kết các mô hình tốt trong thực tiễn sản xuất, chế biến, lưu
thông, tiếp thị, những kinh nghiệm điển hình sản xuất giỏi, đạt hiệu quả kinh tế cao
để tuyên truyền, phổ biến chuyển giao nhân ra diện rộng.
10. Theo dõi, đánh giá, tổng hợp, báo cáo kết quả các chương trình, dự án khuyến
nông trong quá trình thực hiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

3
11. Tổ chức các hoạt động tư vấn, dịch vụ khuyến nông về tập huấn, đào tạo, chuyển
giao kỹ thuật, công nghệ, xây dựng dự án, cung cấp giống, vật tư thiết bị và các hoạt
động khác có liên quan đến lĩnh vực nông-lâm-thủy sản theo quy định của pháp luật.
12. Thực hiện các văn bản hướng dẫn của Trung ương, Bộ quản lý ngành và thực
hiện một số nhiệm vụ khác do ủy ban nhân dân thành phố và Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn giao.

4
1.3 Cơ cấu tổ chức, bộ máy

Trung tâm Khuyến nông thành phố do một Giám đốc phụ trách và có từ hai đến ba
Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc theo từng lĩnh vực công tác của Trung tâm theo
sự phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được
phân công.

Giám đốc và Phó Giám đốc của Trung tâm do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm

5
6
1.3.1 Các Phòng, Ban chuyên môn, nghiệp vụ:
a. Phòng Tố chức - Hành chính
b. Phòng Kế hoạch - Tài chính
c. Phòng Kỹ thuật
d. Phòng Thông tin Quảng bá – XTTM
e. Phòng Dịch vụ Khuyến nông

1.3.2 Các Trạm trực thuộc:


a. Trạm Huấn luyện- Thực nghiệm Nông nghiệp Văn Thánh
b. Trạm Thực nghiệm Nông nghiệp Nhị Xuân c. Trạm
Khuyến nông Củ Chi
d. Trạm Khuyến nông Hóc Môn
e. Trạm Khuyến nông Quận 12- Gò Vấp
f. Trạm Khuyến nông Quận 9-2-Thủ Đức
g. Trạm Khuyến nông Bình Chánh-Bình Tân-Quận 8
h. Trạm Khuyến nông Nhà Bè - Quận 7
i. Trạm Khuyến nông Cần Giờ.
- Việc sắp xếp tổ chức bộ máy do Giám đốc Trung tâm quyết định sau khi được chấp
thuận của Giám đốc Sở; việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ lãnh đạo các phòng,
trạm trực thuộc do Giám đốc Trung tâm quyết định trên cơ sở phù hợp chức năng,
nhiệm vụ và yêu cầu thục tế.
- Biên chế của Trung tâm được xác định theo nguyên tắc tinh gọn, đảm bảo đủ năng
lực chuyên môn để thực hiện chức năng, nhiệm vụ có hiệu quả và do Ủy ban nhân
dân thành phố giao trong tổng biên chế của Sở.

1.4 Nhiệm vụ của trạm Khuyến nông:

7
- Tổ chức các hoạt động khuyến nông nhằm phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội, môi trường tại địa phương; đưa tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản
xuất theo kế hoạch của Trung tâm và của địa phương.
- Phối hợp với các đơn vị chuyên môn, các hội, đoàn ở địa phương như: trạm Bảo vệ
thực vật, trạm Thú y, phòng Kinh tế, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên
Cộng sản thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở địa phương.
- Xây dựng các mô hình trình diễn khuyến nông, hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức cho
nông dân tham quan, khảo sát, học tập các mô hình sản xuất tiên tiến, đạt hiệu quả
cao trong và ngoài thành phố.
- Chủ động nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, phối
hợp tổ chức sản xuất, chuyển giao công nghệ cho nông dân tạo mối liên kết giữa
doanh nghiệp với nông dân trong việc tiêu thụ nông sản.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác tháng, quý năm, hướng
dẫn nghiệp vụ, phân công nhiệm vụ, quản lý, theo dõi, đôn đốc nhân viên khuyến
nông phường, xã.
- Xây dựng, hỗ trợ Câu lạc bộ khuyến nông, Hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất hoạt
động có hiệu quả.
- Thông tin, báo cáo kịp thời tình hình thực hiện kế hoạch khuyến nông, tình hình sản
xuất và nguyện vọng của nông dân cho Trung tâm và Ủy ban nhân dân quận, huyện.

1.5 Tổ chức khuyến nông cơ sở phường, xã


- Mỗi xã, phường, thị trấn sản xuất nông nghiệp có ít nhất 01 nhân viên khuyến
nông. Những phường đô thị hóa, sản xuất nông nghiệp thu hẹp thì có thể bố trí 01
nhân viên khuyến nông phụ trách 02 hoặc 03 phường liền kề.

- Nhân viên khuyến nông có trình độ từ tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên, hoặc
là nông dân có kinh nghiệm sản xuất, có uy tín và khả năng khuyến nông; làm việc

8
theo hợp đồng ký kết với Trung tâm, được hưởng phụ cấp hằng tháng bằng mức
lương tối thiểu của Nhà nước.

1.6 Nhiệm vụ của nhân viên khuyến nông:


- Nắm vững tình hình địa phương nơi công tác. Thường xuyên tiếp xúc với nông
dân, với chính quyền và các hội, đoàn địa phương để thu thập các dữ kiện, thông tin
về tình hình sản xuất nông nghiệp, tình hình tiêu thụ nông sản,.. và nguyện vọng của
nông dân để báo cáo, phản ảnh với trạm Khuyến nông.
- Tuyên truyền, phổ biến về chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, về
những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới về nông, lâm, ngư nghiệp; vận động nông
dân, hội, đoàn ở địa phương tham dự các lớp tập huấn, tham quan, hội thảo theo kế
hoạch của trạm Khuyến nông.
- Tham gia xây dựng, theo dõi các mô hình trình diễn; tuyên truyền, vận động hướng
dẫn bà con nông dân thực hiện theo những mô hình khuyến nông, những kinh nghiệm
sản xuất có hiệu quả để nhân rộng. Tham gia xây dựng và sinh hoạt Câu lạc bộ khuyến
nông, tổ sản xuất ở phường, xã, thôn. Dự các lớp bồi dưỡng kiến thức kinh tế, kỹ thuật
nông nghiệp cần thiết do trạm Khuyến nông hoặc Trung tâm Khuyến nông tổ chức.

1.7 Kết quả thi đua đã đạt được


- Tập thể cán bộ công chức nhân viên Trung Tâm đã được khen thưởng: Bằng khen
của Thủ tướng Chính phủ năm 2001 và 2004; 2 Cờ thi đua của Chính phủ tặng năm
2002, 2003; 2 Cờ thi đua của Bộ Thuỷ sản tặng năm 2000, 2003; 10 Bằng khen của
Ủy ban nhân dân thành phố; 4 Bằng khen của Bộ Nông nghiệp và PTNT; 1 Bằng
khen kèm Giải thưởng cúp vàng về bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi
trường; 2 Giải thưởng Bông lúa vàng của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Huân chương
lao động hạng III năm 2005.

9
- Các đơn vị trực thuộc Trung Tâm nhận được 11 Bằng khen của Ủy ban nhân dân
thành phố, 5 Bằng khen của Bộ Nông nghiệp và PTNT, 6 Bằng khen của Bộ Thuỷ
sản, 27 Giấy khen của Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố.
- Các cá nhân nhận được: 1 Huân chương lao động hạng ba, 6 chiến sỹ thi đua cấp
thành phố, 70 lượt chiến sỹ thi đua cơ sở, 1 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 19
Bằng khen của Ủy ban nhân dân thành phố, 8 Bằng khen của Bộ Nông nghiệp và
PTNT, 16 Bằng khen của Bộ Thuỷ sản, 65 Giấy khen của Sở Nông nghiệp và PTNT
thành phố, cùng nhiều Huy chương vì sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
và giai cấp công nhân.

10
2 - TRẠM HUẤN LUYỆN VÀ THỰC NGHIỆM NÔNG NGHIỆP VĂN THÁNH
- Trạm Huấn luyện và Thực nghiệm Nông nghiệp Văn Thánh thuộc Trung tâm
Khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc tại địa chỉ 70/12 Điện Biên Phủ, F.22,
Q. Bình Thạnh, TP. HCM do trưởng trạm ông: Phạm Đức Dũng chịu trách nhiệm
phụ trách.
- Trạm có 1 phó trạm, 1 cán bộ chuyên trách huấn luyện, 2 cán bộ chuyên trách kỹ
thuật, 1 kỹ thuật viên và 2 bảo vệ đang làm việc tại trạm. Ngoài ra, còn có hơn chục
sinh viên tiến hành nghiên cứu luận văn thạc sĩ, đồ án tốt nghiệp và thực tập tốt nghiệp
được gửi từ các trường đại học trong thành phố đang học tập và làm việc tại trạm.
- Điện thoại liên hệ: 08. 38994905

- Ngoài nhiệm vụ huấn luyện các lớp về cây trồng, vật nuôi, trạm còn đựơc trang bị
1 phòng cấy mô phục vụ công tác nghiên cứu, sản xuất cây lan con cấy mô cung cấp
cây giống tốt cho bà con nông dân. Thời gian qua, Trạm đã sưu tập khoảng 200 loại
lan nhập nội và lan rừng Việt Nam, thực hiện lai tạo và chọn lọc cấy mô tế bào các
loại lan phù hợp thị hiếu và có chất lượng cao. Mục tiêu của trạm là đến tháng
9/2014 có thể cung cấp cây giống 5.000 cây/loại với giá 1.500 đồng/cây cho người
trồng lan. Tổng số cây con trên dự tính là khoảng 20.000.000 cây

2.1 Cây giống


Đối tượng nghiên cứu của trạm: là các giống lan đã được lai tạo, chọn lọc phù hợp
nhu cầu thị trường và có chất lượng tốt nhất. Hiện nay đối tượng chủ yếu của trạm là
lan Dendrobium do:
- Có sự đa dạng về chủng loại: là một loài lớn với hơn 1,200 giống, đứng thứ hai
trong gia đình hoa lan về số lượng giống và cũng đứng thứ hai trong các loài lan
được nuôi trồng nhiều nhất chỉ sau Cattleya
- Dễ tiến hành nhân giống, lai tạo và nuôi trồng
- Dendrobium là giống rất phong phú về màu sắc, hình dạng hoa và và một chi tiết
không thể quên được chính là hương thơm

11
- Điều kiện sinh thái rất đa dạng: có loài hoa chỉ mọc ở vùng lạnh, có loài lại chỉ sống
ở vùng có không khí nóng, cũng có loài chỉ chịu được nhiệt độ vừa phải, nhưng có
một số loài lại rất dễ chịu là điều kiện khí hậu nào cũng sống được nên rất phù hợp
để phát triển ở vùng có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam
- Là loại lan đa thân với nhiều giả hành, các giả hành thường mang một thân với
nhiều lá mọc xen kẽ, trên thân có rất nhiều mắt ngủ. Tại những mắt ngủ này sẽ đâm
chồi và cho ra một cây con mới. Đối với Dendrobium thì hoa của loài này có thể
mọc từ thân thành từng chùm hay chỉ mọc một hoa duy nhất
- Đặc biệt hơn các giống lan khác, các chồi hoa của lan Dendrobium không những
mọc trên các giả hành mới, tại các giả hành cũ cũng có thể mọc hoa, vì thế một cây
Dendrobium có thể cho ra nhiều cành hoa, tạo số lượng cành hoa nhiều hơn, kinh tế
hơn.
- Hoa của loài Dendrobium này thường rất lâu tàn, thường là từ 2 đến hơn 3 tháng, có
loài hoa có thể nở suốt quanh năm như Dendrobium Caesar Alba, Dendrobium Caesar
La tin...

Sau đây là 1 số giống lan Dendrobium đang có mặt tại trạm:

12
Hınh̀ 2.1.1 Dendrobium D.1

13
Hınh̀ 2.1.2 Dendrobium D.2

Hınh̀ 2.1.3 Dendrobium D.38

14
Hınh̀ 2.1.4 Hoàng thảo Long tu - Dendrobium primulinum

15
Hınh̀ 2.1.5 Dendrobium-chrysotoxum

16
2.2 Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Trạm huấn luyện và thực nghiệm nông nghiệp Văn Thánh bao gồm: 1 phòng chuẩn
bị môi trường, 1 phòng hấp khử trùng, 1 phòng cấy, 2 phòng nuôi mô và vườn ươm
cây con.

Hınh̀ 2.2.1 Phòng cấy

Hınh̀ 2.2.2 Tủ cấy.

17
Hınh̀ 2.2.3 Phòng hấp khử trùng.

Hınh̀ 2.2.4 Phòng nuôi mô

18
Hınh̀ 2.2.5 Vườn ươm.

19
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

20
1. NÔỊ QUY
1.1 Nôịquy phòng pha môi trường
1. Để dụng cụ và các vật dụng gọn gàng, ngăn nắp, đúng nơi quy định.
2. Khi sử dụng đồ đạc, vật dụng xong cần rửa sạch và làm khô (nếu cần) rồi cất đúng
nơi quy định.
3. Đối với bọc kiếng và giấy tái sử dụng cần loại bỏ thun cũ trước khi cho vào bao.
4. Khi thấy hóa chất và những vật dụng cần thiết khác sắp hết cần phải thông
báo sớm cho cán bộ phụ trách.
5. Sau khi cất nước xong, dời thùng nước cất lại vị trí cũ. Không để thùng nước cất
gần giỏ rác.
6. Khi đổ bỏ môi trường phải đổ trực tiếp vào bao rác hoặc dùng rổ nhỏ lược qua
(nếu môi trường có nước). Không được đổ bỏ trực tiếp xuống bồn.
7. Thay túi rác mới và bỏ túi rác cũ vào cuối mỗi ngày.
8. Sử dụng tiết kiệm nước rửa chén, nước javen…
9. Thường xuyên vệ sinh phòng.
10. Đối với các bạn cấy buổi chiều, không được để chai, lọ, khay… có chứa môi
trường hay mẫu cấy qua ngày hôm sau. Phải súc rửa sơ cho sạch nếu không thể
vệ sinh sạch sẽ.
11. Nếu có chai, lọ, erlen… bị vỡ (bể) không dc bỏ vào giỏ rác mà phải bỏ vào
bọc nylon khác hoặc dùng giấy báo gói lại cho kỹ và CÓ GHI CẢNH BÁO trước
trước khi mang đi bỏ.

21
1.2 Nôịquy phòng nuôi mô
1. Không mang balo, vật dụng không cần thiết vào phòng.
2. Không ăn, uống trong phòng.
3. Đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch trước khi vào phòng.
4. Nếu phát hiện mẫu nhiễm phải lấy ra ngoài ngay.
5. Bật đèn + máy lạnh đúng giờ.
6. Giữ gìn vệ sinh, thường xuyên quét và lau phòng bằng nước javel.
7. Đóng cửa mỗi lần ra vào.

1.3 Nôịquy phòng cấy


1. Thực hiện đúng và đầy đủ quy trình thao tác.
2. Phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết trước khi ủ tủ.
3. Vệ sinh tủ cấy và phòng cấy thật kỹ trước và sau mỗi buổi cấy. Cuối ngày, phải
lau lại phòng bằng nước javen.
4. Thường xuyên kiểm tra cồn và khi nhận thấy cồn gần hết cần phải báo ngay cho
cán bộ.
5. Mỗi lần ra vào phòng cấy phải đóng kín cửa.
6. Tắt máy lạnh sau khi cấy xong.
7. Khi bị bệnh không nên vào phòng cấy.

1.4 Nôịquy phòng hấp


1. Để vật dụng gọn gàng, ngăn nắp.
2. Sử dụng máy hấp đúng qui trình.
3. Đậy nắp nồi hấp sau khi đã hấp xong.
4. Bỏ tất cả chai, lọ cần hấp bỏ vào đúng nơi quy định. (Nếu bồn đã đầy có thể bỏ ở
trên sàn nhưng phải để ngay ngắn và để ở góc khuất (góc ít qua lại) để tránh đổ vỡ).
5. Vệ sinh nồi hấp cuối mỗi tuần.
6. Vệ sinh phòng thường xuyên.

22
7. Nếu khi hấp có bình nhiễm + bình môi trường mới + dụng cụ cấy thì phải để các
bình nhiễm nằm phía dưới.

2. CÁCH PHA CÁC DUNG DICḤ ME C


2.1 Stock đa lương C MS
* Stock đa lượng MS : SKOOG I (x100)
(Pha thành 1Lvới nồng độ sử dụng khi pha 1L môi trường MS là 10ml/L)
Thành phần Khối lượng
NH4 NO3 165000 mg (165g)
KNO3 190000 mg (190g)
KH2 PO4 170000 mg (170g)
MgSO4 .7H2O 37000 mg (37g)

Cân và dùng nước cất hoà tan lần lượt từng chất trong bécher cho tan hoàn toàn.
Dùng ống đong 1L điều chỉnh cho đủ 1 lít.

2.2 Stock đa lương C MS


* Stock đa lượng MS : SKOOGII (x100)
(Pha thành 1Lvới nồng độ sử dụng khi pha 1L môi trường MS là 10ml/L)
CaCl2 .2H2O 44000 mg(44g)

2.3 Stock sắt MS


* Stock sắt MS: SKOOG III
(Pha thành 1L với nồng độ sử dụng khi pha 1lít môi trường MS là 10ml/l)
Thành phần Khối lượng
Na2 EDTA 3730 mg (3,73g)
FeSO4 .7H2O 2780 mg (2,78g)

23
Cân từng chất cho vào bécher và hòa tan bằng nước cất đã gia nhiệt, khuấy đều cho
tan hết. Để nguội rồi thêm nước cất cho đủ 1L, cho vào bình tối bảo quản trong tủ
lạnh.

2.4 Stock vi lương C MS


* Stock vi lượng MS: SKOOG VI
Trước tiên cần chuẩn bị các stock con
Thành phần Khối lượng Thể tích dd
KI 8300mg 100ml
Na2MoO4 .2H2O 2500mg 100ml
CuSO4 .5H2O 250mg 100ml
CoCl2 .6H2O 250 mg 100ml

2.5 SKOOG VI
Pha thành 500ml với nồng độ sử dụng khi pha 1lít môi trường MS là 5ml/l
Thành phần Khối lượng
MnSO4 .4H2O 2230 mg (2,23g)
H3BO3 620 mg (0,62g)
ZnSO4 .7H2O 860 mg (0,86g)
KI 83 mg/1 ml
Na2MoO4 .2H2O 25 mg/1 ml
CuSO4.5H2O 2,5 mg/1 ml
CoCl2 .6H2O 2,5 mg/1 ml
Cân 3 chất đầu tiên và hoà tan với nước cất trong từng becher riêng.Cho từng dung
dịch theo thứ tự vào ống đong 500ml. Sau đó hút 1ml dung dịch trong stock con của
4 chất tiếp theo cho vào ống đong, vừa cho vừa khuấy đều và thêm nước cất cho đủ
500ml.
Thành phần vitamin:

24
Pha các stock Biotin (H)
Cân 0,05g Biotin (H) pha bằng NaOH 1N thành 100ml, hút 2,5ml dd này cho vào
Stock Vitamin sau

2.6 SKOOG V
Pha thành 500ml với nồng độ sử dụng khi pha 1lít môi trường MS là 2ml/l
Bảng thành phần vitamin
Thành phần Khối lượng
Meso-inosito 25 g
Pirydoxine (B6) 0,25g
Nicotinic acid(P.P) 0,25g
Thiamin –HCl(B1) 0,25g
Pantotate Calci 0,25g
Glycine 0,5g
Biotin (H) 2,5 ml

Cân 25g meso-inositol rồi hòa tan với nước cất. Cho thứ tự từng chất vào, vừa cho
vừa khuấy đều và thêm nước cho đủ 500ml.

2.7 Thành phần các chất điều hòa sinh trưởng thực vật
Dung dịch BAP (1mg/ml): Cân 100 mg Benzylaminopurine (BAP) hoà tan trong
NaOH 1N. Cho thêm nước cất cho đủ 100 ml. Mỗi ml dung dịch có chứa 1mg BAP.

Dung dịch NAA (1mg/ml): Cân 100mg Naphthaleneacetic acid (NAA) hòa tan trong

NaOH 1N. Cho thêm nước cất cho đủ 100ml. Mỗi ml dung dịch có chứa 1mg NAA.

25
3. QUY TRÌNH PHA MÔI TRƯỜNG:
1. Tính toán trước thể tích môi trường cần pha, tính toán lượng hóa chất, nước dừa,
khoai tây, agar, đường… cần thiết.
2. Chuẩn bị trước chai lọ, giấy kiếng, giấy báo, thun.
3. Cân agar (6,2g/l), đường (20g/l), than hoạt tính (0,5g/l).
4. Chuẩn bị nước dừa (150 – 200 ml/l); cân khoai tây (50g/l) sau đó gọt vỏ, cắt nhỏ
và xay nhuyễn.
5. Cho lượng nước cất vừa đủ vào bercher => hòa tan đường => dùng pipet hút
lượng hóa chất cần dùng vào bercher và khuấy đều.
6. Đong dung dịch hóa chất vừa hòa tan + nước dừa + nước khoai tây + nước cất vào
nồi cho đủ lượng thể tích cần.
7. Đo pH trong khoảng 5.7 – 5.8.
8. Cho agar và than hoạt tính vào nồi, đun nóng và liên tục khuấy đều cho tan agar.
9. Đong vào chai. Đóng nắp và phủ một lớp nilon lên nắp, cột thun. Lau sạch chai
bằng cồn.
o
10. Hấp khử trùng ở 121 C, 1 atm, 15 phút.
+ Lưu ý:
- Khi đong môi trường vào chai cần khuấy thật đều để môi trường đồng nhất.
- Nếu pha nhiều mẻ, trong đó có erlen thì nên pha song song chai và erlen để tiết
kiệm diện tích khi hấp. Khi hấp xếp 1 lớp chai rồi đến erlen.
- Kiểm tra mực nước trong nồi trước khi hấp.
- Hấp thêm khay, kẹp khi còn chỗ dư.
- Môi trường sau khi được hấp khử trùng sẽ đc đưa vào phòng cấy để bảo quản và sử
dụng

26
4. QUY TRÌNH SỬ DỤNG NỒI HẤP KHỬ TRÙNG
4.1 Quy trình sử dụng
1. Kiểm tra mức nước trong bình chứa phải đủ trong giới hạn cho phép (mức nước
nằm giữa 2 vạch LOW – HIGH).
2. Bật công tắc nguồn. Mở cửa (kéo tay gạt sang phải).
3. Kiểm tra mực nước trong buồng, nếu thấp thì phải châm thêm bằng nước sạch.
4. Cho các bình môi trường vào trong lồng hấp.
5. Dùng tay hạ cửa xuống, ấn lên phía trước cửa và đồng thời kéo gạt sang trái để
khóa cửa.
6. Nhấn nút START.

27
7. Khi máy hấp xong, phải quan sát đồng hồ áp suất. Khi nào nhận thấy đồng hồ áp
suất về số 0 thì mới được mở nắp lấy môi trường.

4.2 Quy trình vệ sinh nồi hấp:


Thông thường ta sẽ vệ sinh nồi hấp sau khi hấp môi trường nhiễm nấm hoặc nhiễm
khuẩn, vệ sinh đinh kỳ nồi hấp 1 tuần/lần
1. Lấy bình nước ra. Chú ý đặt bình đứng để nước không chảy ra ngoài.
2. Chuẩn bị thau, cho ống xả vào thau rồi mở van để xả nước.
3. Mở nắp nồi, dùng kẹp lấy đế lót mang đi rửa sạch.
4. Khi nước đã xả hết, cho nước sạch vào nồi trong lúc vẫn để van nước mở. Lặp lại
bước này 2 – 3 lần để vệ sinh đáy nồi cho thật sạch.
5. Sau khi nước đã thoát hết, đặt ống nằm trên sàn đã có khăn lót xung quanh để nước
được xả hết hoàn toàn.
6. Đặt đế lót đã vệ sinh trở lại nồi hấp.
7. Đóng van nước và đặt bình nước vào vị trí cũ.
8. Cho nước sạch vào nồi.
9. Đóng nắp nồi.
10. Lau dọn sạch khu vực nồi hấp.

28
5. QUY TRÌNH THAO TÁC CẤY:

Pha môi trường

Hấp

Cấy

Nuôi mô

Vườn ươm

Hınh̀ 5: Quy trınh̀ cấy chuyền vàchuyển


cây con ra vườn ươm

29
5.1 Các bước chuẩn bị:
Chọn lựa mẫu cấy
Mẫu cấy được chọn để cấy chuyền có thể là:
- Mẫu cấy là giống cây mới lai tạo từ hạt của cây giống ở trạm trong các đĩa petri
nhằm kiểm tra khả năng sinh trưởng, các đặc điểm sinh lý, màu hoa, kích cỡ hoa
cũng như năng suất kinh tế mà cây lai mang lại

Hınh̀ 5.1.1 Đıã petri giống lan


- Mẫu cấy có sẵn do mua từ viện sinh học nhiệt đới nhằm nhân giống với số lượng
nhanh phục vụ cho sản xuất

30
Hınh̀ 5.1.2 Bınh̀ mô sau khi nuôi cấy

- Lựa chọn những chai, erlen, đĩa petri có mật độ cây dầy đặc, gần cạn kiệt về điều
kiện dinh dưỡng để ưu tiên cấy chuyền trước
b. Chuẩn bị tủ cấy
1. Trước khi vào phòng cấy phải rửa tay thật sạch với xà phòng, mặc áo Blouse,
mang khẩu trang.
o
2. Vào phòng, sát trùng tay với cồn 70 .
o
3. Mở cửa tủ cấy, lau tủ cấy bằng cồn 70 .
4. Chuẩn bị môi trường, đèn cồn và chai erlen chứa cồn để đốt que cấy.
5. Chuẩn bị khay, kẹp và các vật dụng cần thiết khác (thun, bọc kiếng,…).
6. Đóng cửa tủ, bật UV.
7. Sau khi xử lí UV, mở một cánh tủ trước đồng thời bật quạt thổi và mở cánh tủ còn
lại để tránh không khí từ bên ngoài tràn vào tủ. Sau 3 phút đèn trong tủ cấy tự động
bật sáng là làm việc được, trong thời gian chờ 3 phút thì chuẩn bị mẫu cấy và đốt
đèn cồn.

31
5.2 Thao tác cấy chuyền:
o
1. Lau sạch tay bằng cồn 70 .
2. Đốt khử trùng khay đựng mẫu.
3. Đốt khử trùng khu vực xung quanh cổ chai đựng mẫu trước khi mở nắp chai
(xoay đều chai để tránh nứt chai).
4. Mở nắp chai mẫu, đốt khử trùng lần 2 khu vực quanh miệng chai (xoay đều chai
để tránh nứt chai) và đặt nắp chai nằm ngửa ở vị trí thuận tiện đồng thời đảm bảo vô
trùng.
5. Đốt khử trùng que cấy và làm nguội que cấy bằng môi trường trong chai mẫu
hoặc hơi nước đọng trong chai mẫu.
6. Lấy cẩn thận mẫu cấy ra khỏi chai và đặt lên khay đựng mẫu.
7. Tách mẫu hoặc cắt rễ (nếu có).
8. Đốt khử trùng khu vực xung quanh cổ chai môi trường mới thật kỹ trước khi mở
nắp chai.
9. Mở nắp, đốt khử trùng lần 2 khu vực quanh miệng chai (xoay đều chai để tránh
nứt chai) và đặt nắp chai nằm ngửa ở vị trí thuận tiện đồng thời đảm bảo vô trùng.
10. Đốt khử trùng que cấy và làm nguội bằng môi trường nuôi cấy.
11. Cấy mẫu vào môi trường mới. Sau khi cấy đủ mẫu cho 1 chai, để que cấy trở lại
vào chai Erlen cồn và đốt khử trùng miệng chai, nắp chai, rồi đậy nắp lại hoặc quấn
màng bọc.
12. Ghi lại đầy đủ ký hiệu, ngày tháng và tên người cấy.
Lưu ý:
Khi đốt khay, tránh chạm tay vào mép khay và không để khay chạm vào bất kỳ vật
nào, nếu chạm phải đốt lại thật kỹ.
Trong quá trình lấy mẫu cấy ra khỏi chai để đặt lên khay đựng mẫu hoặc thao tác
cấy, nếu que cấy hay dao cắt mẫu chạm vào phía ngoài chai hoặc bất cứ vật dụng
nào khác thì phải đốt khử trùng lại.

32
5.3 Các bước sau khi cấy:
1. Sắp xếp vệ sinh tủ cấy.
o
2. Châm thêm cồn 90 vào đèn cồn và erlen rồi đậy nắp lại.
o
3. Lau tủ bằng cồn 70 .
4. Bổ sung môi trường mới vào tủ.
5. Bật UV.
+ Lưu ý:
Khi lau tủ lau cả mặt kiếng bên trong và ngoài tủ.
Từ bước 1 – 4 luôn để chế độ quạt thổi còn hoạt động. Khi muốn tắt quạt thổi để xử
lý UV thì cần đóng một cánh tủ trước. Cánh tủ thứ 2 đóng đồng thời với lúc tắt quạt
thổi.
Chai sau khi cấy xong được chuyển vào phòng nuôi mô để nuôi dưỡng thồng thời
tiến hành kiểm tra theo dõi để loại bỏ kịp thời những mẫu cấy chuyền bị nhiễm
khuẩn cũng như quan sát khả năng phát triển của cây trong môi trường, ghi nhận
những mẫu cây có kiểu hình đặc biệt để nghiên cứu

33
Hınh̀ 5.3.1 Chuyển bınh̀ đãcấy chuyền vào phòng mô

34
Hınh̀ 5.3.2 và5.3.3: Loại bỏ các mẫu nhiễm

Hınh̀ 5.3.4 Cây có kiểu hình đặc biệt

35
6. VƯỜN ƯƠM
Sau 1 thời gian quan sát, ta tiên hành lựa chọn nhưng bình mẫu có cây con khỏe
mạnh, lá dài, rộng, xanh tươi, rễ nhiều để tiến hành đưa ra vườn ươm
Để tăng khả năng thích nghi cũng như sống sót của cây con khi đưa ra môi trường,
ta tiến hành các thay đổi về nhiệt độ cho cây như sau:
- Chuyển các chai mẫu từ phòng nuôi mô sang phòng nuôi mô khác có nhiệt độ bằng
nhiệt độ phòng khoảng 2 – 3 ngày

Hınh̀ 6.1 Phòng mô đểbınh̀ mô làm quen

- Sau đó đem các chai mẫu ra để ngoài vườn ươm trong 3 ngày- 1 tuần rồi mới bắt
đầu lấy cây ra khỏi chai.

36
Hınh̀ 6.2 Bınh̀ mô đươc C lấy ra đểlàm quen với nhiêṭđô Cbên ngoài

- Sau khi lấy cây ra khỏi chai, cây sẽ được ngâm thuốc nấm để sát khuẩn, chống nhiễm

Hınh̀ 6.3 Lấy cây ra khỏi bınh̀ mô, chuẩn bi đeṃ ra vườn

- Tiến hành đem cây ra vườn ươm cho công đọan tiếp theo.
Thông thường cây con sẽ được trồng xuống giá thể bằng vụn xơ dừa đã được xử lý
bằng nước vôi 1 thời gian sau đó tiến hành bó cố định bằng xơ dừa đã ngâm nước để
tạo độ mục và độ ẩm nhất định, tiến hành phun nước bằng hệ thống phun sương 3
lần/ngày để duy trì độ ẩm nhất định.

37
38
Hınh̀ 6.4 Cốđinḥ lan con vào giáthểxơ dừa

Nhưng hiện nay trạm đang tiến hành thử nghiệm 1 số phương pháp khác để tăng khả
năng sống sót của cây con như:
- Xếp cây thành các hàng ngang sao cho rễ cây tiếp xúc với mặt giá thể, sau khoảng
1 tuần tiến hành bó bằng xơ dừa miếng đã qua xử lý
- Xếp cây thành các hàng ngang sao cho rễ cây tiếp xúc với mặt giá thể, khoảng 1
tuần sau tiến hành trồng cây vào giá thể là vụn xơ dừa bó bằng xơ dừa miếng đã qua
xử lý sau đó tiến hành bó bằng xơ dừa miếng
- Chứa cây trong các thùng xốp có lót vụn xơ dừa hoặc cuốn bằng xơ dừa sau
khoảng 15 ngày- 1 tháng tiến hành bó bằng xơ dừa miếng

39
Hınh̀ 6.5: Lan con đươc C chứa vào thùng xốp

- Sau khi bó bằng xơ dừa miếng từ 1-2 tháng cây con sẽ đc chuyển vào chậu nuôi
lớn để bán cho bà con nông dân

40
Hınh̀ 6.6 Cây con sau vài tuần ra vườn

41
6.1 PHƯƠNG PHÁP RA CÂY VÀ CHĂM SÓC LAN HẬU CẤY MÔ
6.1.1 Thiết kế vườn lan trồng cây lan con cấy mô
Cây con trong phòng thí nghiệm được nuôi trong điều kiện đủ dinh dưỡng, nhiệt độ
mát mẻ, cường độ ánh sáng nhẹ, ẩm độ cao. Do vậy, khi chuyển cây lan từ chai mô
ra vườn ươm cần chú ý tạo tạo các điều kiện cho cây lan con phù hợp. Cụ thể:

- Vườn ươm phải thông thoáng, cao ráo và sạch sẽ chiều cao vườn 3 - 3.5m.
- Vườn phải có lưới che ánh sáng đạt 30 - 50% ánh sáng tự nhiên.
- Có mái che để ngăn ngừa mưa lớn vào mùa mưa.
- Có hệ thống tưới phun sương.

6.1.2 Dụng cụ
- Thau dùng chứa nước rửa cây lan con sạch môi trường nuôi cấy.
- Giấy báo + khay (rỗ) để trữ cây.
- Bình phun sương.
- Giá thể trồng là xơ dừa, dớn đen hoặc dớn trắng chuẩn bị tuỳ theo
loại cây lan (lan con Dendro, Mokara, Cattleya, Ren,… sử dụng giá thể
là xơ dừa; riêng lan con Hồ Điệp sử dụng giá thể là dớn trắng).
- Thuốc phòng trừ nấm bệnh như Mancozeb, Dithan…
- Vĩ bằng xốp hoặc vĩ nhựa có lỗ để trồng cây.

6.1.3 Cây giống


Cây lan cấy mô được nuôi dưỡng trong các chai cấy, hộp nhựa. Sau khi cây lan con
đã phát triển hoàn chỉnh, cao khoảng 3 – 4 cm, có bộ rễ cân đối với lá, có thể chuẩn
bị để mang ra trồng.

6.1.4 Các phương pháp tiến hành


+ Phương pháp xử lý giá thể:
* Giá thể xơ dừa:

42
- Vỏ dừa phải được ngâm nước trong vòng 1 tuần để loại bỏ bớt chất tanin.
- Cắt vỏ dừa thành từng miếng dài khoảng 5cm vừa đủ để bó cây lan con, đập
tơi miếng xơ dừa đã được cắt và tiếp tục xả nước 2 - 3 lần.
- Ngâm xơ dừa trong thuốc nấm ở nồng độ 1‰. (có thể sử dụng xơ dừa
trong vòng 3 - 4 giờ sau khi ngâm thuốc nấm).
* Lưu ý: Xơ dừa sử dụng là từ vỏ dừa khô.

Giá thể dớn trắng: Ngâm nước từ 1 - 2 ngày, sau đó ngâm thuốc nấm ở
nồng độ 1‰ là có thể sử dụng làm giá thể cho cây lan con hậu cấy mô.
Phương pháp chuyển cây lan con In-vitro ra vườn ươm:

Bước 1: Chai mô hoặc hộp mô lấy ra từ phòng thí nghiệm đặt vào kệ vườn ươm
cho thích nghi dần với điều kiện môi trường bên ngoài. (Có thể có hoặc không).
Bước 2:
Đối với chai mô: cho nước sạch vào chai lắc nhẹ để tách lớp thạch và cây.
Sau đó dốc ngược vào thau nước sạch cho thạch và cây tuột ra khỏi chai.

Đối với hộp mô: thao tác lấy cây lan con từ hộp mô cho vào thau nước sạch dễ
dàng hơn và không gây tổn thương cho cây lan con.
Bước 3: Rửa sạch môi trường bám trên cây lan con (đặc biệt là rễ lan) bằng
cách rửa 2 - 3 lần nước sạch. Loại bỏ rễ hay lá bị hư thối, thao tác nhẹ nhàng
tránh làm tổn thương đến rễ và lá, không nên để cây lan con ngâm quá lâu
trong môi trường nước vì rễ và lá bị thương sẽ dễ bị úng lá và thối rễ dẫn đến
cây lan chết sau khi chuyển ra vườn ươm.

Bước 4: Ngâm cây lan con vào thau nhựa chứa nước có pha thuốc nấm
Dithan nồng độ 1- 2‰ trong vòng 2 phút.
Bước 5:

Chuẩn bị rổnhựa: Trải giấy báo lên rổnhựa, dùng bình xịt làm ướt giấy báo.
Vớt cây lan con sau khi ngâm thuốc nấm ra rỗ nhựa, trãi đều các cây lan con
trên rỗ nhựa giúp các cây lan con thông thoáng.

43
Lưu ý: Không nên bó cây lan con ngay sau khi ra cây nên để sau 2 ngày
mới bó cây, điều này giúp hạn chế việc cây lan con bị úng rễ sau khi trồng vào
vĩ.
Bước 6: Cách trồng
Vắt khô miếng xơ dừa đã được xử lý thuốc nấm rồi quấn quanh rễ cây lan con

cho vừa tay. Sau đó cho vào vĩ trồng lan. Cho vĩ trồng ra vườn ươm.

6.1.5 Chăm sóc


Phương pháp tưới nước: Trong thời gian 2 tuần đầu tiên sau khi chuyển cây lan
con In-vitro ra vườn ươm không nên sử dụng phân bón chỉ tưới nước 2 lần/ngày
(chủ động điều chỉnh liều lượng nước tưới tùy theo mùa nắng hay mùa mưa).
* Lưu ý: Chỉ phun sương cho ướt lá và giá thể, không nên phun sau 4 giờ chiều.
Phương pháp sử dụng phân bón cho cây lan con:
Đối với phân bón nên phun phân vào buổi sáng và tùy vào từng giai đoạn của cây
lan có chế độ phân bón khác nhau.

Cây lan con sau khi chuyển từ hộp nuôi cấy mô chỉ phun nước ngày 2 lần trong
vòng 2 tuần đầu tiên.
Tuần lễ thứ 3 phun Vitamin B1 với nồng độ 1ml/lít nước (2 lần/tuần).
Các tuần thứ 4 trở đi có thể phun phân NPK 30-10-10 kết hợp phân hữu cơ sinh
học BiO-1 và Vitamin B1 phun luân phiên từ 1 - 2 lần/tuần. Nồng độ phân tưới cho
lan con như sau:
Phân NPK 30-10-10 dùng 0.5 – 1 g/lít nước.
Phân hữu cơ sinh học BiO-1 dùng 1 – 2 ml/lít nước.
Vitamin B1 dùng 0.5 - 1ml/lít nước.
Phòng trừ sâu bệnh: Thực hiện phun phòng định kỳ 15 ngày/lần. Sử dụng luân
phiên các loại thuốc khác nhau.
Thuốc trừ bệnh thường dùng: Rhidomil, Aliette, Score, Vicarben, Nativo…

44
Thuốc sâu: Confidor, Supracide, Decis, B thái lan…
* Sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh theo liều lượng thấp nhất so với khuyến cáo và
nên phun thuốc vào buổi chiều tối.

Sau 4 – 6 tháng, cây lan con tương đối lớn, ta có thể chuyển sang chậu lớn, cho
thêm than vào và treo lên giàn để tiếp tục chăm sóc.
Riêng lan con Mokara nên chuyển ra trồng trên mặt luống vỏ đậu phộng và tiếp
tục sử dụng chế độ phân bón như trên (áp dụng phương pháp trồng tương tự cây lan
Mokara lớn, với phương pháp này cây lan con Mokara tăng trưởng nhanh hơn và giá
thể ít bị rêu so với các phương pháp trồng khác).__

45
CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

46
1. KẾT LUẬN
Trạm Huấn luyện và Thực nghiệm Nông nghiệp Văn Thánh thuộc Trung tâm Khuyến
nông thành phố Hồ Chí Minh luôn nỗ lực nghiên cứu để cải thiện và nâng cao chất
lượng của các loại sản phẩm, xứng đáng là nơi cung cấp cây con giống lan chất lượng
cao, sạch bệnh, giá cả hợp lý cùng với chất lượng luôn được đảm bảo cho người dân.

Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Trạm có nhiều kinh nghiệm, có trách nhiệm,
luôn đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc và trong những hoạt động thi đua tạo
khối thống nhất, hoạt động vô cũng nhịp nhàng và hiệu quả .

Trạm luôn kiểm soát chặt chẽ từ đầu vào đến đầu ra, xây dựng quy trình sản xuất
đảm bảo vệ sinh, an toàn. Hệ thống, máy móc thiết bị của Trạm hiện đại, vận hành
tốt. Hệ thống vườn ươm được tự động, tiết kiệm thời gian và công sức.

Tuy thời gian thực tập chỉ là 1 tháng ngắn ngủi nhưng nhờ có được sự hướng dẫn
nhiệt tình của các Anh Chị và các bạn ở Trạm huấn luyện và thực nghiệm nông
nghiệp Văn Thánh, em đã học hỏi được rất nhiều thứ về quy trình nhân giống lan
Denrobium in vitro, từ đó khắc phục được những thiếu sót trong quá trình học tập và
làm việc, nâng cao kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng làm việc độc lập, đồng thời tiếp
thu thêm kiến thức về sự khác biệt giữa môi trường học tập nghiên cứu và môi
trường làm việc thực tế.

47
2. KIẾN NGHỊ
Sau thời gian thực tập, em có một số kiến nghị nhỏ:
- Sản xuất các giống cây khác
- Cải thiện, nâng cấp hệ thống vườn ươm
- Đầu tư thêm máy móc thiết bị hơn nữa để tăng năng suất
- Quảng bá rộng rãi chức năng, nhiệm vụ của trạm đến bà con nông dân
Trên đây là các góp ý của em, hy vọng sẽ giúp Trạm hoàn thiện hơn nữa. Cuối cùng,
em xin chúc Trạm ngày càng thành công trong công tác nghiên cứu khoa học, phát
triển công nghệ và đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế.

48
TÀI LIÊỤ THAM KHẢO
[1] S. Parthibhan, J. H. Franklin Benjamin, M. Muthukumar, N. Ahamed Sherif, T.
Senthil Kumar and M. V. Rao (2012), Influence of nutritional media and
photoperiods on in vitro asymbiotic seed germination and seedling development of
Dendrobium aqueum Lindley, 6(14), pp. 383-393.

49

You might also like