You are on page 1of 4

Chương 1.

Tổng quan về Kết cấu Công trình

1. Lựa chọn giải pháp kết cấu


1.1. Hệ kết cấu chịu lực chính
Hệ kết cấu chịu lực chính cho nhà cao tầng bao gồm các dạng cấu kiện chịu lực như
sau:
 Cấu kiện dạng thanh: dầm, cột, thanh giằng, thanh chống…
 Cấu kiện dạng tấm: tường, vách, sàn…
 Cấu kiện không gian: lõi cứng (nhiều vách có cạnh hở hoặc khép kín, tạo
thành các khối hộp), các dãy cột bố trí theo chu vi nhà với khoảng cách
nhỏ…
Các dạng cấu kiện chịu lực kể trên, với mỗi yêu cầu cấu tạo và giải pháp kiến trúc –
kết cấu khác nhau, sẽ kết hợp với nhau và tạo nên nhiều hệ kết cấu chịu lực khác
nhau như sau:
 Các hệ kết cấu chỉ bao gồm một loại cấu kiện chịu lực: kết cấu khung, kết
cấu tường chịu lực, kết cấu vách, kết cấu lõi cứng hay kết cấu ống.
 Các hệ kết cấu được tổ hợp từ 2 đến 3 loại cấu kiện chịu lực trở lên: kết cấu
khung – giằng, kết cấu khung – vách, kết cấu ống – lõi, kết cấu khung – vách
– lõi…
 Các hệ kết cấu đặc biệt: kết cấu có tầng cứng, có dầm truyền hoặc hệ giằng
liên tầng hay khung ghép…
Trong các hệ kết cấu chịu lực kể trên, hệ kết cấu tường chịu lực (hay còn gọi là
vách cứng) là một hệ thống tường vừa làm nhiệm vụ chịu tải trọng đứng, vừa chịu
tải trọng ngang. Ưu điểm nổi bật của hệ kết cấu này là không cần sử dụng hệ thống
dầm nên kết hợp tối ưu với phương án sàn phẳng không dầm; điều này giúp tối ưu
không gian trống trong công trình, không bị hệ dầm cản trở, từ đó giảm bớt chiều
cao cho công trình. Ngoài ra, hệ kết cấu tường chịu lực kết hợp với hệ sàn phẳng tạo
thành một hệ hộp nhiều ngăn có độ cứng không gian lớn, tính liền khối cao, khả
năng chịu động đất tốt. Đối với công trình M-Building với 10 tầng và chiều cao hơn
40m, không cần thiết phải sử dụng các hệ kết cấu đặc biệt, thì giải pháp hệ kết cấu
vách cứng là giải pháp phù hợp được lựa chọn để thiết kế.
1.2. Hệ kết cấu sàn
Trong công trình, hệ kết cấu sàn là một bộ phận quan trọng và mang lại nhiều ảnh
hưởng đến sự làm việc trong không gian của kết cấu. Do đó để lựa chọn phương án
kết cấu sàn phù hợp với công trình, cần phải phân tích các ưu – nhược điểm từ một
số phương án khác nhau.
Một số phương án phổ biến được xét đến như sau:
a. Hệ kết cấu sàn sườn truyền thống
Hệ kết cấu này có cấu tạo bao gồm bản sàn và hệ dầm.
 Ưu điểm
Tính toán đơn giản.
Tính phổ biến cao, công nghệ thi công phong phú.
 Nhược điểm
Chiều cao dầm và độ võng bản sàn rất lớn khi vượt nhịp lớn, dẫn đến chiều cao tầng
của công trình lớn, gây bất lợi khi chịu tải trọng ngang, làm giảm không gian sử
dụng và tăng chi phí vật liệu.
b. Hệ kết cấu sàn ô cờ
Hệ kết cấu này có cấu tạo bao gồm hệ dầm vuông góc với nhau theo hai phương,
khoảng cách các dầm cùng phường không quá 2m, chia bản sàn thành các ô bản kê
bốn cạnh có nhịp bé.
 Ưu điểm
Giảm số lượng cột, không làm giảm không gian sử dụng.
 Nhược điểm
Không tiết kiệm chi phí vật liệu, công nghệ thi công phức tạp.
Nếu mặt bằng sàn quá rộng thì cần phải bố trí thêm các dầm chính có chiều cao lớn.
c. Hệ kết cấu sàn phẳng (không mũ cột)
Hệ kết cấu này có cấu tạo bao gồm các bản kê trực tiếp lên cột.
 Ưu điểm
Chiều cao của các cấu kiện nhỏ, giảm được chiều cao công trình, không làm giảm
không gian sử dụng, dễ bố trí hệ thống kỹ thuật điện – nước, thi công nhanh và đơn
giản, giảm tải trọng ngang tác dụng vào công trình.
 Nhược điểm
Độ cứng theo phương ngang nhỏ do các cột không được liên kết với nhau thành
khung.
Chiều dày bản sàn lớn để đảm bảo khả năng chịu uốn và chống thủng, tăng khối
lượng bản sàn.
d. Hệ kết cấu sàn không dầm dự ứng lực
Hệ kết cấu này có cấu tạo gần giống phương án sàn phẳng không dầm, riêng phần
bản sàn có sử dụng cáp dự ứng lực.
 Ưu điểm
Ngoài một số ưu điểm giống với phương án sàn phẳng không dầm, phương án này
giúp giảm chiều dày bản sàn, giảm khối lượng sàn, giảm tải trọng ngang và đứng.
Tăng độ cứng của sàn.
Thép dự ứng lực trong bản sàn được đặt phù hợp với biểu đồ moment, giúp tiết
kiệm chi phí cốt thép.
 Nhược điểm
Thiết kế và thi công phức tạp.
Giá thành thiết bị cao.
1.3. Kết luận
Công trình M-Building là công trình có số tầng không cao (10 tầng), khoảng cách
giữa các nhịp không quá lớn (nhỏ hơn 12m) nên giải pháp kết cấu chính cho công
trình được lựa chọn như sau:
 Hệ kết cấu tường chịu lực (vách cứng), các vách cứng được ngàm vào hệ đài.
 Hệ kết cấu sàn phẳng có bản đầu cột.

2. Lựa chọn vật liệu


Một số tiêu chí lựa chọn vật liệu cho công trình như sau:
 Vật liệu xây có cường độ cao, trọng lượng nhẹ, chống cháy tốt.
 Vật liệu có tính dẻo cao.
 Vật liệu có độ từ biến thấp, phù hợp khi chịu tải trọng có tính lặp (tải trọng
động đất, tải trọng gió bão).
 Vật liệu có tính liền khối cao.
 Vật liệu có giá thành hợp lý.

3. Các tiêu chuẩn và quy phạm được sử dụng trong tính toán
Bộ tiêu chuẩn EN - Eurocode được sử dụng trong việc thiết kế và tính toán lại công
trình M-Building.
 EN 1990 Eurocode 0: Những quy định cơ bản trong thiết kế kết cấu
 EN 1991 Eurocode 1: Tải trọng tác dụng lên công trình
 EN 1992 Eurocode 2: Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép
 EN 1997 Eurocode 7: Thiết kế địa kỹ thuật
 EN 1998 Eurocode 8 : Thiết kế kết cấu kháng chấn
4. Lựa chọn kích thước sơ bộ của các cấu kiện

5. Lựa chọn phương pháp tính toán


5.1. Sơ đồ tính
5.2. Các giả thuyết dùng trong tính toán
5.3. Các phương pháp xác định nội lực

6. Lựa chọn công cụ phần mềm tính toán


6.1. Phần mềm ETABS 9.7.4
6.2. Phần mềm SAFE v12

7. Số liệu tính toán


7.1. Các thông số vật liệu

7.2. Tải trọng

You might also like