You are on page 1of 8

Lời nói đầu

Để đo bề dày của các vật liệu 1 hiện nay có rất nhiều cách khách nhau.
Như bằng thước
Hồng ngoại
Bằng sóng siêu âm
Nhưng đa phần các cách sẽ gặp khó khăn trong trường hợp đo những khoảng cách
nhò và chính xác hoặc khi vật liệu bị bẻ cong hoặc lớp vật liệu bị biến không được
phẳng như ban đầu. xuất hiện lồi nõm.. rát khó đo dc chính xác bằng các phương
pháp này!
Vì vậy, trong báo cáo này em sẽ tìm hiểu về đề tài “Xây dựng hệ đo bề dày bằng
bức xạ hạt nhân”

Để hoàn thành báo cáo này, em xin trân trọng cảm ơn chân thành và sâu sắc
đến Ths. Bùi Ngọc Hà – Giảng viên trường Đại học Bách Khoa HÀ Nội đã tận tình
hướng dẫn em trong thời gian thực tập.

Sơ lược về đề tài “xây dựng hệ đo bề dày bằng bức xạ hạt nhân”. Em sẽ nghiên
cứu về hệ đo sử dụng với đầu dò nhấp nháy. Cao áp Blocking, lập trình trên nền
tảng arduino.

Cảm ơn các thầy cô trong Viện Kỹ thuật Hạt nhân & Vật lý môi trường đã dìu
dắt em trong suốt thời gian học tập tại trường.

Do trình độ và thời gian còn hạn chế, nên trong báo cáo của em không tránh khỏi
những thiếu sót. Trong thời gian tới, em rất mong được sự quan tâm của thầy cô để
có thể phát triển và hoàn thành đồ án tốt nghiệp tốt hơn.

Hà Nội, ngày15 tháng 05 năm 2018

Sinh viên

Phạm Duy Báo


Suy giảm bức xạ theo bề dầy vật chất

Tổng quan về đầu dò nhấp nháy

Khối khuếch đại thuật toán

Cao áp cho đầu dò nhấp nháy

Xây dựng hề đo và hiển thị bằng arduino


Giới thiệu về bức xạ gamma
Tia gamma lần đầu tiên được quan sát vào năm 1900 bởi nhà hóa học người
Pháp Paul Villard khi ông đang nghiên cứu bức xạ phát ra từ radium, theo tư liệu
NASA. Vài năm sau đó, nhà hóa học và vật lí học gốc New Zealand, Ernest
Rutherford, đề xuất tên gọi “tia gamma”, theo thứ tự tia alpha và tia beta – tên gọi
chỉ những hạt khác đã được quan sát thấy từ bức xạ hạt nhân – và tên gọi tia
gamma có từ đó.
Tia gamma là một dạng bức xạ điện từ, giống như sóng vô tuyến, bức xạ
hồng ngoại, bức xạ tử ngoại, tia X và vi sóng. Tia gamma có thể được dùng để điều
trị ung thư, còn các vụ nổ tia gamma thì được nghiên cứu bởi các nhà thiên văn
học.
Bức xạ điện từ lan truyền dưới dạng sóng hoặc hạt ở những bước sóng và tần
số khác nhau. Vùng rộng bước sóng này được gọi là phổ điện từ. Phổ điện từ
thường được phân chia thành bảy vùng theo trật tự giảm dần bước sóng và tăng
dần năng lượng và tần số. Các vùng đó là sóng vô tuyến, vi sóng, hồng ngoại, ánh
sáng nhìn thấy, tử ngoại, tia X, và tia gamma.
Tia gamma rơi vào vùng phổ điện từ phía trên tia X mềm. Tia gamma có tần
số lớn hơn khoảng 1018 Hz, và bước sóng nhỏ hơn 100 pico-mét (pm). (Một pico-
mét là một phần nghìn tỉ của một mét.) Chúng chiếm giữ chung vùng phổ điện từ
với tia X cứng. Khác biệt duy nhất giữa chúng là nguồn phát: tia X được tạo ra bởi
các electron đang gia tốc, còn tia gamma được tạo ra bởi các hạt nhân nguyên tử.
Tia gamma chủ yếu được tạo ra bởi bốn phản ứng hạt nhân khác nhau: nhiệt
hạch, phân hạch, phân rã alpha và phân rã gamma. Nhiệt hạch là phản ứng cấp
năng lượng cho mặt trời và các ngôi sao. Nó xảy ra trong một quá trình nhiều bước
trong đó bốn proton, hay hạt nhân hydrogen, bị nén dưới nhiệt độ và áp suất cực
cao để hợp nhất thành một hạt nhân helium gồm hai proton và hai neutron.
Bức xạ điện từ (Photon) có khả năng đâm xuyên rất lớn. Bức xạ gamma
được phát ra khi hạt nhân chuyển từ trạng thái kích thích về trạng thái cơ bản trong
những quá trình hạt nhân khác nhau. Các nhân phóng xạ xác định phát ra bức xạ
gamma có năng lượng cao nhất có thể từ 8-10 Mev.
Khi đi qua vật chất, bức xạ gamma bị mất năng lượng theo 3 quá trình chính
là hiệu ứng quang điện, hiệu ứng Compton và hiệu ứng tạo cặp.
Sự suy giảm bức xạ gamma khi đi qua vật chất
Bức xạ gamma có bản chất là sóng điện từ, đó là các photon năng lượng
năng lượng E cao từ hàng chục kev đến hàng chục MeV. Khi đó bước sóng của bức
xạ gamma:
hc 1,1
λ=
E

Nhỏ hơn nhiều so với kích thước nguyên tử, cỡ 10-10 m.


Cũng giống như các hạt tích điện, bức xạ gamma bị vật chất hấp thụ do
tương tác điện từ. Tuy nhiên cơ chế của quá trình của bức xạ gamma khác với các
hạt tích điện. Đó là do hai nguyên nhân. Thứ nhất, lượng tử gamma không có điện
tích nên không chịu ảnh hưởng của lực Coulomb tác dụng xa. Tương tác của lượng
tử gamma với electron xảy ra trong, miền bán kính cỡ 10 -13 m, tức là 3 bậc nhỏ hơn
bán kính nguyên tử. Vì vậy khi đi qua vật chất lượng tử gamma rất ít khi va chạm
với electron và hạt nhân, do đó rất ít khi bị lệch khỏi phương bay ban đầu của
mình. Thứ hai, đặc điểm của lượng tử gamma là khối lượng nghỉ bằng không nên
có vận tốc gần bằng với vận tốc ánh sáng. Điều này có nghĩa là lượng tử gamma
không bị làm chậm trong môi trường vật chất. Nó hoặc bị hấp thụ, tán xạ hoặc thay
đổi phương bay.
Sự suy giảm tia gamma khi đi qua môi trường khác với sự suy giảm của các
hạt tích điện. Các hạt tích điện có tính chất điện nên chúng có quãng chạy hữu hạn
trong môi trường vật chất, nghĩa là chúng có thể bị hấp thụ hoàn toàn, trong lúc đó
tia gamma chỉ bị suy giảm về cường độ khi tăng bề dày lớp vật chất mà
không bị hấp thụ hoàn toàn. Do đó với lượng tử gamma không có khái niệm quãng
chạy. Cho một chùm tia gamma hẹp đi qua bảng vật chất và đo cường độ của tia
sau khi đi qua trên đồ thị bán logarit, ta được đường thẳng giảm khi tăng bề dày.
Trên hình (1.1) hai đường thẳng ứng với nhôm và chì để giảm tuyến tính khi tang
bề dày vật liệu, do đó cường độ tia giảm theo hàm số mũ.
Hình 1.1 Chùm tia gamma chiếu xuyên qua vật chất.
Thật vậy, ta xét một chùm tia hẹp gamma đơn năng với cường độ ban đầu I0.
Sự thay đổi cường độ khi đi qua một lớp vật liệu mỏng dx bằng:
dI =−μIdx 1,2

Trong đó µ là hệ số suy giảm tuyến tính. Đại lượng này có thứ nguyên (độ
dày) và thường tính theo cm-1. Từ phương trình trên ta suy ra:
-1

dI
=−μ dx 1,3
I

Ta lấy tích phân phương trình này từ 0 tới x ta được:


I =I 0 e−μx 1,4

Công thức số (1.4) mô tả sự suy giảm theo hàm mũ của cường độ chùm
gamma nhẹ và đơn năng như đã nhận được bằng thực nghiệm trên hình (1.2).
Hình 1.2 Sự suy giảm chùm tia hẹp gamma theo bề dày vật liệu.
Các đường liền: chùm gamma đơn năng có năng lượng 0,661 MeV.
Đường gạch nối: chùm gamma đa năng lượng
Hệ số suy giảm tuyến tính µ phụ thuộc vào năng lượng của tia gamma và mật
độ vật liệu môi trường. Bảng (1.1) và bảng (1.2) trình bày hệ số µ của một số vật
liệu che chắn thông dụng đối với các giá trị năng lượng gamma từ 0.1 đến 10 MeV.
Bảng 1.1 Hệ số suy giảm tuyến tính µ, cm-1 .

Bảng 1.2 Hệ số suy giảm tuyến tính µ, cm-1 .


Đo thực tế nguồn Am-Be và xây dựng hàm suy giảm:

You might also like