You are on page 1of 34

phần 1

công nghệ thi công lắp ghép

chương 7. lắp ghép kết cấu thép (2 tiết)


chương 7. lắp ghép kết cấu thép

7.1 Chuẩn bị móng cột thép


7.2 Lắp cột thép
7.3 Lắp dầm cầu chạy
7.4 Lắp dàn vì kèo và mái
7.5 Lắp xà gồ, thanh giằng và cửa trời
chương 7. lắp ghép kết cấu thép
7.1 chuẩn bị móng cột thép

o Cột thép gắn cứng vào móng bê


tông bằng các bu lông giằng và
chính những bu lông này xác định vị
trí của cột trên mặt bằng và lực ở
gối tựa.

o Vậy khi chôn các bu lông này cần


giác vị trí của chúng đối với các
đường tim cột thật chính xác, khi
đúc móng cột, thường dùng một
khuôn mẫu cứng có khoan các lỗ để
đeo bu lông giằng và đảm bảo các bu
lông đó đúng cự ly..
chương 7. lắp ghép kết cấu thép
7.1 chuẩn bị móng cột thép

Có ba phương pháp chuẩn bị móng cột thép:


a. Phương pháp I:
- Đặt cột lên mặt móng vào đúng cao trình thiết kế ngay,
không cần điều chỉnh độ cao thấp của cột và không phải rót
vữa xi măng lấp khe đáy cột (phương pháp đổ bê tông trước).
- Phương pháp này đòi hỏi:
+ Cột thép phải được gia công chính xác, đường tim dọc
thân cột phải thật vuông góc với mặt tấm đế cột.
+ Mặt móng bê tông phải thật nhẵn, thật bằng phẳng.
- Chuẩn bị móng bê tông như sau:
+ Đổ bê tông móng thấp dưới cao trình thiết kế một chút
(khoảng 5-8 cm).
+ Đặt lên trên đó hai đoạn thép hình sao cho mặt phẳng
trên của chúng trùng với cao trình thiết kế.
+ Sau đó đổ tiếp bê tông lên tới mặt trên các đoạn thép
hình và là phẳng mặt.
- Những loại móng này có thể điều chỉnh cột ngay vào vị trí
thiết kế mà không cần phải chỉnh dịch gì nữa.
chương 7. lắp ghép kết cấu thép
7.1 chuẩn bị móng cột thép

b. Phương pháp II:


- Đặt cột tỳ lên trên một sống tựa bằng thép
đã chôn sẵn sao cho cạnh trên của sống ở đúng
cao độ thiết kế mặt móng,
- Bê tông móng đổ thấp hơn cao trình của móng
một đoạn 4-5 cm.
- Điều chỉnh vị trí của nó trên mặt bằng sao cho
trùng hợp các đường tim ghi trên đế cột và
móng, điều chỉnh độ thẳng đứng của cột bằng
đóng chêm.
- Sau khi cố định chân cột bằng các bu lông
giằng thì rót vữa lấp khe hở dưới đế cột.
- Ưu điểm:
+ Không cần phải gia công kết cấu thật chính
xác như phải cắt phay đỉnh cột cho thật vuông
góc với đường trục cột
+ Việc điều chỉnh, dịch chuyển cột trên sống
dễ hơn nhiều.
chương 7. lắp ghép kết cấu thép
7.1 chuẩn bị móng cột thép

c. Phương pháp III:

- Lắp riêng rẽ tấm đế cột và thân cột. (Đây là biện


pháp chuẩn bị mặt tựa trên móng chính xác hơn
phương pháp thứ I).
- Đổ bê tông móng thấp hơn cao trình thiết kế độ
5 cm, rồi đặt tấm đế cột lên trên.
- Điều chỉnh các đường tim của tấm đế trùng với các
đường tim móng, điều chỉnh độ cao của tấm đế bằng
vặn các đinh vít, sau đó bơm vữa lấp khe đáy tấm đế.
- Những cột có đỉnh dưới thật vuông góc với trục
đứng của cột thì khi đặt lên những tấm đế này sẽ
rất thẳng đứng.
chương 7. lắp ghép kết cấu thép
7.1 chuẩn bị móng cột thép

- Muốn lắp cột và xê dịch chân cột dễ dàng,


không phải thay đổi vị trí các bu lông giằng
người ta còn làm loại chân đế cột có các lỗ
bu lông ở ngoài phạm vi tấm đế dưới.
chương 7. lắp ghép kết cấu thép
7.1 chuẩn bị móng cột thép

- Người ta còn áp dụng biện pháp trồng bu lông giằng


trong lỗ rộng, nghĩa là chỉ đổ bê tông chôn phần dưới
của bu lông, còn phần trên bu lông khi đổ bê tông
móng được để hở trong một lỗ rộng, biện pháp này cho
phép bẻ cong bu lông giằng về một phía nào đó và như
vậy chỉnh dịch được vị trí cột trong mặt bằng.
chương 7. lắp ghép kết cấu thép
7.2 lắp cột thép

o Cột thép vận chuyển đến nơi lắp ghép, được


đặt nằm trên các khúc gỗ kê, công son đỡ dầm
cầu chạy quay ngang ra bên.
oTrên thân cột và chân đế cột vạch sẵn những
đường tim và dấu cao trình để sau này kiểm tra
vị trí cột. Lắp sẵn thang và sàn công tác vào
cột, ở những chỗ liên kết cột với dầm cầu chạy,
dầm và dàn mái.
chương 7. lắp ghép kết cấu thép
7.2 lắp cột thép
Hai hách treo buộc cột:

+ Cách thứ nhất: treo buộc cột ở ngay dưới


công xôn đỡ dầm cầu chạy, chỗ buộc có
đệm gỗ hoặc đệm cao su để dây cáp không
bị uốn gẫy. Điểm buộc phải nằm trên trọng
tâm cột. Khi lắp phải dùng thêm dây kéo
ngang chân cột, lắp xong việc tháo dỡ các
dây tiến hành ngay dưới đất.
+ Cách thứ hai: treo buộc cột ở ngay trên
đầu cột, khi cẩu cột lên ở ngay tư thế
thẳng đứng nên dễ lồng vào các bu lông
neo và dễ gióng cột theo đúng các đường
1.Gỗ đệm; 2. Lỗ lắp ghép; 3. Quai treo; 4. Bulông;
tim, cách thức này áp dụng khi tay cần của 5. Dây rút chốt; 6. chốt; 7. Quai treo;
cần trục dài (như cần trục tháp). a. Buộc cột dưới công son; b. Treo cột ở đầu trên bằng
quai treo; c. Dụng cụ treo buộc cột có chốt
chương 7. lắp ghép kết cấu thép
7.2 lắp cột thép

Để dựng cột thép từ tư thế nằm lên tư thế thẳng


đứng, người ta áp dụng 2 phương pháp: phương pháp
kéo lê và phương pháp quay.

Phương pháp kéo lê:


- Khi bố trí cột trên mặt bằng, cần bố trí
điểm treo buộc cột và điểm đặt cột phải
nằm trong bán kính hoạt động của cần trục.
- Dựng cột theo phương pháp kéo lê là:
cần trục nâng đầu cột cao lên, trong khi
đó chân cột được kéo lê trên những thanh
ray trơn (có khi trên xe gòn, trên mặt
bằng) và tay cần của cần trục vẫn giữ
nguyên vị trí. Khi cột đứng thẳng thì cũng
đứng trên vị trí lắp.
chương 7. lắp ghép kết cấu thép
7.2 lắp cột thép
Phương pháp quay:
- Dùng lắp ghép những cột nặng.
- Khi bố trí cột trên mặt bằng, cần bố trí điểm treo buộc cột, gốc của cột và điểm đặt
cột phải nằm trên bán kính hoạt động của cần trục.
- Dựng cột theo phương pháp
quay là: khi nâng cột lên chân
cột vẫn không rời khỏi chỗ,
đầu cột được nâng lên cho
đến khi cột ở tư thế thẳng
đứng, cần trục vừa cuốn dây
cáp vừa nâng tay cần. Theo
cách này trước khi cột rời khỏi
mặt đất, ròng rọc chỉ chịu một
nửa trọng lượng cột, cần trục
thao tác nhẹ nhàng không bị
quá tải.
chương 7. lắp ghép kết cấu thép
7.2 lắp cột thép
chương 7. lắp ghép kết cấu thép
7.2 lắp cột thép
- Để bảo vệ ren của bu lông neo khỏi hư hỏng khi
lồng chân cột vào, người ta đội lên đầu mỗi bu lông
một mũ chóp làm bằng đoạn ống nước, chui lọt qua
lỗ chân đế cột.
- Kiểm tra độ thẳng đứng của cột bằng quả dọi, hoặc
bằng máy kinh vĩ theo các đường tim đã vạch sẵn trên
cột.

- Nếu chân đế cột rộng thì bốn bu lông neo xiết chặt bằng êcu đủ
bảo đảm giữ cột đứng ổn định một mình. Nếu cột cao trên 10m thì
phải được giằng thêm bằng các dây neo dọc hàng cột.
- Nếu chân đế cột hẹp, hoặc chân cột liên kết với móng là khớp
thì phải đặt các dây giằng ngang và dọc hàng cột.
chương 7. lắp ghép kết cấu thép
7.2 lắp cột thép

- Các dây giằng cố định cột vào móng bên


cạnh và chỉ được tháo dỡ sau khi cột đã được
liên kết chắc chắn vào các kết cấu khác.
- Lắp những cột đầu tiên bắt đầu từ những
gian có những giằng dọc giữa các cột. Nếu lắp
cột đồng thời với những kết cấu khác của nhà
trong trường hợp chưa lắp kết cấu mái ngay thì
phải lắp từng hàng cột một và cố định các cột
đó bằng các thanh giằng dọc, dầm cầu chạy và
giằng sườn.
chương 7. lắp ghép kết cấu thép
7.3 lắp dầm cầu chạy

 Dầm cầu chạy thép thường từ 6-36m, trong phân xưởng đúc thép đến
100T.
 Các cách treo buộc:
chương 7. lắp ghép kết cấu thép
7.3 lắp dầm cầu chạy

 Các cách treo buộc:


chương 7. lắp ghép kết cấu thép
7.3 lắp dầm cầu chạy

 Các cách treo buộc:


chương 7. lắp ghép kết cấu thép
7.3 lắp dầm cầu chạy

 Các biện pháp cẩu lắp DCC hạng nặng (20-100T):


- Dùng 2 cần trục tự hành cẩu nguyên dầm lên
- Dùng 2 cần trục tự hành để cẩu từng nửa dầm và đặt lên gối tựa trung gian.
chương 7. lắp ghép kết cấu thép
7.3 lắp dầm cầu chạy

 Các biện pháp cẩu lắp DCC hạng nặng (20-100T):


- Dùng 2 cột tó
- Dùng 2 ròng rọc treo ở đầu các cột đã lắp xong.
chương 7. lắp ghép kết cấu thép
7.3 lắp dầm cầu chạy

 Cố định tạm đ/v dầm cao ( h/b >=4/1):


chương 7. lắp ghép kết cấu thép
7.3 lắp dầm cầu chạy

 Kiểm tra sau khi lắp:


- Cao trình mặt DCC: máy thủy bình
- Tim dầm: máy kinh vĩ và những quả dọi
- Khoảng cách tim 2 hang DCC: thước
dây
- Điều chỉnh DCC theo 2 phương bằng
cách thêm bớt các miếng đệm 2 và 3
chương 7. lắp ghép kết cấu thép
7.4 lắp dàn vì kèo và mái

- Dàn vì kèo thép là kết cấu mảnh, trước khi cẩu lắp phải xem xét có cần gia cường không vì
khi treo cẩu thường các thanh trong dàn chịu lực sẽ khác với khi dàn nằm ở vị trí thiết kế
công trình.
- Những dàn vì kèo nhỏ, thường không phải gia
cường, những dàn lớn phải tính toán kiểm tra ổn
định để gia cường.
- Có hai loại gia cường dàn vì kèo khi cẩu lắp:
+ Loại gia cường thứ nhất: gia cường khi dựng
dàn từ tư thế nằm lên tư thế thẳng đứng, nhằm
giữ cho dàn khỏi cong oằn khi dựng dàn.
+ Loại gia cường thứ hai: nhằm ngăn ngừa dàn
bị uốn cong vênh khỏi mặt phẳng của mình khi
treo cẩu.
chương 7. lắp ghép kết cấu thép
7.4 lắp dàn vì kèo và mái
chương 7. lắp ghép kết cấu thép
7.4 lắp dàn vì kèo và mái

- Sau khi cố định


dàn mái bằng
thanh xà gồ (hoặc
thanh giằng tạm)
và hệ giằng, mới
được tháo dỡ các
thanh gia cường
ra khỏi dàn.
chương 7. lắp ghép kết cấu thép
7.4 lắp dàn vì kèo và mái
chương 7. lắp ghép kết cấu thép
7.4 lắp dàn vì kèo và mái

 Người ta còn giăng một sợi


dây thép 12mm dọc theo thanh
cánh hạ và cao hơn 1,2m để làm
chổ vịn cho công nhân đi lại
trên thanh cánh hạ.

 Sau khi dàn vì kèo đã được gia cường


(loại hai), buộc dây cẩu và treo ở tư thế
thẳng đứng dưới thấp, thì cho gắn vào dàn
các bộ phận của sàn công tác, làm chổ
đứng để sau này liên kết các thanh giằng
giũa các vì kèo.
chương 7. lắp ghép kết cấu thép
7.4 lắp dàn vì kèo và mái

 Trên cột đã hàn sẵn các gối tựa làm chỗ đặt dàn, tạo điều kiện cho việc liên
kết dàn vào cột. Nếu dàn tựa lên tường gạch hoặc đầu cột beton cốt thép,
thì phải chuẩn bị trước gối tựa và các bulông neo, kiểm tra lại vị trí và cao
trình của chúng.
 Khi lắp ghép các dàn vì kèo mái cần đặc biệt chú ý độ ổn định của từng chiếc
dàn và của phần công trình vừa lắp xong.
 Mỗi dàn vì kèo sau khi lắp lên đã được cố định sơ bộ vào gối tựa của nó bằng
ít nhất 50% số lượng buông thiết kế.
 Tuy được cố định vào gối tựa như vậy dàn vẫn chưa đảm bảo độ ổn định, vẫn dễ
bị cong vênh khỏi mặt phẳng của mình. Vậy trước khi tháo dỡ các dây cẩu dàn,
cần phải cố định thêm nó vào phần kết cấu đã lắp xong bằng ít nhất ba thanh
xà gồ, hoặc bằng các thanh giằng tạm.
chương 7. lắp ghép kết cấu thép
7.4 lắp dàn vì kèo và mái
Phương pháp lắp
- Lắp dàn có thể liên kết
luôn cả cửa trời vào dàn
dưới mặt đất. Bắt đầu lắp
dàn vì kèo từ dàn có hệ
giằng.
- Dàn đầu tiên, sau khi đặt
vào vị trí thiết kế, được cố
định tạm bằng 2, 4 hoặc 6
dây neo (tùy theo khẩu độ).
Các dây neo này một đầu
buộc vào thanh cánh thượng
của dàn, một đầu buộc vào
móng cột, hoặc các cọc
neo.
chương 7. lắp ghép kết cấu thép
7.4 lắp dàn vì kèo và mái
- Sau đó lắp tiếp dàn thứ hai. Trước khi tháo dỡ dây cẩu (giải phóng cần trục) phải
tiến hành liên kết dàn đó vào dàn lắp đầu tiên, bằng các thanh xà gồ, tiếp theo là
các thanh giằng đứng, các thanh chống ngang và các khung giằng nằm ngang tại
thanh cánh thượng và thanh cánh hạ của dàn này.

- Sau khi kiểm tra toàn bộ kích thước


của ô gian có hệ giằng đó thì tiến hành
cố định hẳn các bộ phận còn lại (hàn,
tán rivê hoặc bắt bu lông).
- Sau đó mới được phép tháo dỡ các
dây neo của dàn đầu tiên. Các dàn tiếp
theo cho đến ô gian có hệ giằng thứ
hai, chỉ cần liên kết vào phần đã lắp
trước bằng các thanh xà gồ, giằng tạm
hay panen.
chương 7. lắp ghép kết cấu thép
7.4 lắp dàn vì kèo và mái
- Hiện nay trong lắp ghép người ta
liên kết hai dàn vì kèo với nhau ở dưới
mặt đất cùng với đầy đủ các thanh xà
gồ và các thanh giằng, có khi có dàn
cửa trời nữa thành một khối không
gian cứng rồi mới cẩu lắp lên vị trí
thiết kế bằng một hoặc hai cần trục
lắp ghép có sức trục lớn. Phương
pháp lắp ghép đôi vì kèo này có:
+ Ưu điểm:
* Khối lượng công tác trên cao giảm đi rất nhiều
* Các dàn dù mảnh thế nào cũng bảo đảm ổn định khi cẩu lắp, không cần phải gia cường, neo
giằng phức tạp.
+ Nhược điểm:
* Cần trục lắp ghép phải có sức trục lớn
* Độ với và chiều cao nâng móc cần cẩu lớn
* Khi đặt lên các gối tựa khó khăn hơn lắp từng dàn riêng lẽ.
* Ngoài ra trong lúc khuếch đại, phải thêm cần trục phục vụ công tác này.
chương 7. lắp ghép kết cấu thép
7.4 lắp dàn vì kèo và mái
 Panel mái lắp đồng thời với dàn vì kèo. Cố định xong vì kèo là lắp tấm mái ngay.
 Đặt tấm nào thì hàn ngay vào dàn vì kèo ngay.
 Trình từ lắp:
o Mái không cửa trời: lắp đối xứng từ hai bên từ dưới lên đỉnh mái;
o Mái có cửa trời: lắp đối xứng các tấm mái trên thanh cánh thượng rồ mới lắp trên
khung cửa trơi.
chương 7. lắp ghép kết cấu thép
7..5 lắp xà gồ, thanh giằng và cửa trời

Các biện pháp lắp xà gồ, thanh giằng:


 Dùng cần trục lắp ghép chính để lắp xà
gồ.
 Dùng cần trục mái.
 Dùng giá cẩu nhẹ
chương 7. lắp ghép kết cấu thép
7..5 lắp xà gồ, thanh giằng và cửa trời

Các biện pháp lắp xà gồ, thanh giằng:


 Cần trục nhẹ lắp trên cầu chạy (sữa chữa mái)

Lắp cửa trời:


 Lắp cùng lúc với dàn vì kèo
 Lắp riêng lẻ hoặc khuếch đại chung với vì kèo tùy vào khả năng cẩu lắp

You might also like