You are on page 1of 2

Nhật ký thi công xây dựng công trình là tài liệu gốc về thi công công trình (hay

hạng
mục công trình) nhằm trao đổi thông tin nội bộ của nhà thầu thi công xây dựng; trao
đổi thông tin giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng
công trình. Theo quy định, sổ nhật ký thi công xây dựng công trình phải được đánh số
trang và đóng dấu giáp lai.
Nhà thầu thi công xây dựng có nhiệm vụ lập sổ nhật ký thi công xây dựng công trình
theo quy định tại khoản 10 Điều 25 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013
và thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1, 2 Điều 18 Thông tư 10/2013/TT-BXD ngày
25/07/2013
Với kinh nghiệm sau nhiều năm tham gia thi công các Công trình ĐTXD (bên nhà
thầu), ngoài các nội dung quy định tại các văn bản trên, tác giả xin được nêu bổ sung
một số điểm để cần lưu ý về cách ghi nhật ký thi công giúp cho cán bộ giám sát của
chủ đầu tư tham khảo và áp dụng cho phù hợp với nhiệm vụ giám sát của mình. Cụ
thể, nhật ký thi công xây dựng công trình cần ghi chép đầy đủ các nội dung như sau:
+ Số lượng CB kỹ thuật, số lượng công nhân trực tiếp thi công;
+ Máy móc, thiết bị, dụng cụ thi công chính;
+ Khái quát vị trí thi công;
+ Biện pháp thi công, ghi rõ cự ly vận chuyển và phương pháp vận chuyển (bằng thủ
công, hoặc máy);
+ Khối lượng thi công (ước tính) sau khi kết thúc 01 ngày thi công;
+ Nhận xét của bộ phận quản lý chất lượng tại hiện trường về chất lượng thi công xây
dựng (đúng hay có sai lệch so với bản TK KTTC được duyệt);
+ Nhật ký được ghi rõ ràng, liên tục không tẩy xóa, trong trường hợp còn phần trống
thì phải ghạch chéo (rồi mới ký, ghi rõ họ tên);
+ Trong trường hợp viết sai ghạch chéo bỏ, ghi chép lại cho đúng rồi thực hiện như
bước trên (nghiêm cấm việc tẩy xóa rồi thực hiện ghi chồng nên);
+ Ghi rõ các ngày nghiệm thu trong nhật ký, đặc biệt là các công tác chính
(Đúc móng, dựng cột, kéo dải dây, nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu kết thúc giai
đoạn kỹ thuật để chuyển bước thi công, nghiệm thu bước 1, bước 2, nghiệm…)
+ Khi kết thúc Công trình, hạng mục công trình đưa vào sử dụng ghi rõ ngày
tháng bàn giao, ghi rõ nhật ký có tổng số trang, số trang ghạch bỏ (nếu có)
Dưới đây là một ví dụ về cách ghi Nhật ký thi công xây dựng công trình của một ngày
thi công (tham khảo):
Ngày 10 tháng 09 năm 2014
– Sáng (7h00): trời có nắng, nhiệt độ đầu ngày khoảng 30 độ C
+ Số lượng CBKT: 02; Công nhân: 10 người (chia 02 tổ)

+ Máy trộn bê tông 250L, đầm bê tông và một số dụng cụ thiết bị cầm tay khác;

+ Vị trị chuẩn bị thi công: TBA Nhân Dục…, VT móng 01…

+ Tổ thi công số 01: Thực hiện đúc móng tại VT TBA Nhân Dục bằng biện pháp thủ công, khoảng cách vận chuyển thủ công từ
vị trí máy trộn đến VT đổ móng khoảng 200m;

+ Tổ thi công số 02: Thực hiện đào móng bằng thu công tại VT móng 01.

– Chiều (14h00): trời có nắng, nhiệt độ khoảng 35 độ C


+ Số lượng CBKT: 02; Công nhân: 10 người (chia 02 tổ)

+ Tổ thi công số 01: Thực hiện đào móng bằng thu công tại VT móng 03, và các vị trí tiếp theo (từ VT 06);

+ Tổ thi công số 02: Thực hiện đào móng bằng thu công tại VT móng 04, 05;

+ Nghiệm lắp đặt thiết bị TBA Hồng Nam (CBKT: Nguyễn Văn A giám sát tổ thi công, CBKT: Lê Văn B tham gia nghiệm thu)

Kết thức ngày làm việc vào lúc: 18h00

+ Khối lượng thi công trong ngày: Phần đúc móng: khoảng 04m3 bê tông M200, đào đất hố móng 05 vị trí (VT01-VT05):
khoảng 15m3;

+ Phát sinh: không.

– Phần ý kiến của CB giám sát:

+ ĐVTC thi công theo đúng biện pháp thi công được duyệt, tuân thủ các quy trình, quy phạm trong thi công;

+ Đề nghị đơn vị thi công bổ sung nhân lực đẩy nhanh tiến độ thi công đào đúc móng đảm bảo xong trước ngày 20/09/2014.

CB GIÁM SÁT CHỦ ĐẦU TƯ CHỈ HUY TRƯỞNG CÔNG TRƯỜNG


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

You might also like