You are on page 1of 5

CHƯƠNG 5

TÍNH CÁC CƠ CẤU CHÍNH

2.1. CHỌN PHƯƠNG ÁN VÀ TÍNH TOÁN CƠ CẤU NÂNG


2.1.1. Chọn phương án cho cơ cấu nâng
Theo yêu cầu công nghệ, cơ cấu nâng là một bộ phận của cầu
trục. Việc chọn phương án cho cơ cấu nâng để thiết kế cần phải
đảm bảo các thông làm việc như công suất, tốc độ, đặc tính động
lực học, phương pháp điều khiển, môi trường sinh thái, khả năng
quá tải, khả năng tiêu chuẩn hóa, khả năng lắp đặt, vận hành, an
toàn. Các chỉ tiêu kinh tế như giá thành, chi phí sản xuất, khấu hao,
chi phí bảo dưỡng sửa chữa v.v..
Đối với cầu trục thiết kế phương án bố trí cho cơ cấu nâng
được chọn có sơ đồ như hình 2.1. Với phương án này cơ cấu có
kích thước tương đối gọn nhẹ cho phép chế tạo từng cụm cơ cấu
riêng biệt nên thuận tiện cho việc lắp đặt và đơn giản trong việc
chế tạo.

3
1 2

1. Động cơ điện.
2. Khớp nối vòng đàn hồi.
3. Phanh.
4. Hộp giảm tốc.
5. Khớp nối.
6. Tang.

6 5

Hình 2.1. Sơ đồ
cơ cấu nâng.
Đây là loại cơ cấu nâng dây mềm, có một tang, truyền động
của cơ cấu là truyền động riêng, năng lượng sử dụng là năng lượng
điện. Kết cấu cơ bản gồm động cơ điện 1, khớp nối vòng đàn hồi 2,
phanh 3, hộp giảm tốc 4, khớp nối 5, tang cuốn cáp 6, ngoài ra còn
có các bộ phạn khác như dây cáp, cặp lệch tâm và ròng rọc đỡ cáp
(hình 2.2).
Các thông số ban đầu:
- Tải trọng nâng: Q = 1T = 10000N.
- Chiều cao nâng: H = 5 m.
- Tốc độ nâng vật: Vn =10 m/ph.
- Chế độ làm việc của cơ cấu: Nhẹ.
- Trọng lượng bộ phận mang vật: Cặp lệch tâm và palăng
thuận, cặp lệch tâm và palăng thuận được chọn theo tiêu chuẩn của
Liên Xô, (atlat) có khối lượng:
Qm  0,25%Q  25 kg = 250 N
2.1.2. Tính cơ cấu nâng
2.1.2.1. Chọn loại dây
Cơ cấu nâng làm việc với động cơ điện, vận tốc cao, nên ta
chọn cáp để làm dây cho cơ cấu, vì cáp là loại dây có nhiều ưu
điểm hơn so với các loại dây khác như xích hàn, xích tấm và là loại
dây thông dụng nhất trong ngành máy trục hiện nay.
Trong các kiểu kết cấu của dây cáp thì kết cấu kiểu  K-3 theo
tiêu chuẩn của Liên Xô có tiếp xúc đường giữa các sợi thép ở các
lớp kề nhau, làm việc lâu hỏng và được sử dụng rộng rãi. Vật liệu
chế tạo là các sợi thép có giới hạn bền 1200  2100 N/ mm 2 . Vậy ta
chọn cáp  K-3 kết cấu 6 x 25 (1+6; 6+12) + 1 lõi, giới hạn bền
các sợi thép trong khoảng 1500  1700 N/ mm 2 , để dễ dàng trong
việc thay cáp sau này khi bị mòn, đứt.
2.1.2.2. palăng giảm lực
Trên các cầu lăn dây cáp được cuốn trực tiếp lên tang; cầu lăn
phục vụ trong phân xưởng khi cần nâng hạ vật theo chiều thẳng
đứng, để tiện lợi trong khi làm việc; do đó ta chọn palăng đơn có
một nhánh dây chạy lên tang. Tương ứng với tải trọng cầu trục,
theo bảng 2-6, [2- tr.25].
Chọn bội suất palăng a = 2. Palăng gồm một ròng rọc di
chuyển, sơ đồ (hình 2.2)
Lực căng lớn nhất xuất hiện ở nhánh dây cáp cuốn lên tang khi
nâng vật được xác định theo công thức [2- tr.24].
Q0
S max  k
m.a p

Trong đó:
a = 2 – bội suất palăng.
m = 1 – số nhánh cáp cuốn lên tang.
k = 1,5 – hệ số tải trọng động.
Q0  Q  Qm  10000 + 250 = 10250 N
p- hiệu suất palăng.

p 
(1  a ).t

 
1  0,98 2 .0,98
 0,98
a(1   ) 21  0,98

Với: t – Số ròng rọc đổi hướng, t = 0


= 0,98 – hiệu suất của ròng rọc đặt
trên ổ lăn bôi trơn bình thường. Hình 2.2.
sơ đồ palăng.
10250
 S max  .1,5  7844 N
1.2.0,98

2.1.2.3. Kích thước dây


Kích thước dây cáp dược chọn dựa vào công thức (2-10) –
[tr.18]
S đ  S max .k  7844.5  39220 N

Trong đó:
Sđ - lực kéo đứt cáp.
k = 5 - hệ số an toàn bền của cáp, lấy theo bảng (2-
2) – [tr.19] ứng với chế độ làm việc nhẹ.
Xuất phát từ điều kiện bền theo công thức (2-10), với loại dây
đã chọn trên, với giới hạn bền của sợi  b  1600 N/ mm 2 =160 kg/ mm 2 .
Theo tiêu chuẩn của Liên Xô, chọn đường kính cáp d c  8,1 mm có
sức kéo đứt S đ  40350 N xấp xỉ với lực đứt cáp yêu cầu.
Trọng lượng 100 m cáp = 23,40 kg = 234 N.

You might also like